Michael Faraday

Chương 3

Docsach24.com

hư đã hẹn trước, hôm nay Mai-ca tim đến nhà người bạn mới, anh Ben-gia-men Áp-bốt, một thư ký hiệu buôn.

Áp-bốt vui vẻ dẫn Mai-ca vào trong phòng, vừa đi vừa nói:

- Tôi chờ cậu mãi! Hôm nay tôi muốn giới thiệu cậu với mấy người bạn thân.

Anh đưa Mai-ca tới trước hai chàng thanh niên đang ngồi uống trà quanh một chiếc bàn nhỏ và nói:

- Xin giới thiệu với các bạn, đây là cậu Mai-ca mà tôi đã có dịp nói chuyện với các bạn. Còn đây là anh Ghếc-xtê-bcm, sinh viên y khoa, và đây là Ma-gơ-ra, sinh viên triết học.

Anh thanh niên có tên là Ghèc-xtê-bơn vừa bắt tay Mai-ca vừa nói:

- Tôi biết anh từ lâu rồi đầy, Mai-ca ạ!

Thấy Mai-ca có vẻ ngạc nhiên, Ghèc-xtê-bcm mỉm cười giải thích:

- Ngày nào tôi chẳng gặp anh trên đường phố Phơ- lít. Anh thường vừa đi vừa cắm cúi xem sách như thế này và đã có lần đâm sầm cả vào cột đèn mà không biết!

Ghèc-xtê-bơn vừa nói vừa bắt chước điệu bộ của Mai-ca làm cho tất cả ba người đều cười ồ

Ma-gcr-ra nắm chặt lấy tay Mai-ca và nói:

- Được Áp-bốt cho biết anh rất ham đọc sách, tôi muốn làm quen với anh từ lâu. Mong rằng sau này anh sẽ đến nhà tôi chơi.

Mai-ca chưa kịp trả lời thì Áp-bốt đã nói:

- Xin giới thiệu với cậu Mai-ca, anh Ma-gơ-ra cũng là một “con mọt sách” như cậu. Cậu có thể tìm được đủ loại sách cần cho việc học của mình ở tủ sách của Ma-gơ-ra!

Ghếc-xtê-bơn lại pha trò:

- Hai con mọt cùng đục thì còn gì là sách!

Mọi người cùng cười vui vẻ. Mai-ca hỏi hai chàng sinh viên:

- Các anh có dự buổi diễn giảng nào của ông Ta-tum không nhỉ?

Ma-gơ-ra gật đầu:

- Chúng tôi dự khá đều đặn. Nói chung, các bài diễn giảng đó đều rất dễ hiểu và súc tích. Tôi thích nhất là ông Ta-tum thường hay nhấn mạnh tới những vấn đề thời sự khoa học.

Ghèc-xtê-bcm cũng tán thành ý kiến đó:

- Đúng thế! Như cuộc tranh luận về điện giữa hai nhà bác học Ý Gan-va-ni và Vôn-ta chẳng hạn. Theo tôi, đó là một vấn đề lý thú.

Áp-bốt cười, hỏi:

- Thế nhà y học Ghèc-xtê-bơn tán thành quan điểm của ai?

- Lý thuyết điện sinh vật của Gan-va-ni rất có cơ sở. Lẽ nào chúng ta có thể bác bỏ được sự thực hiển nhiên về những con cá có điện, những thứ cây có điện?

Ma-gơ-ra liền hỏi lại:

- Đã đành rằng thế, nhưng anh nói sao về chiếc pin Vôn-ta mà hoàng đế Pháp Na-pố-lê-ống đã phải gọi là một kỳ quan của thế kỷ XIX.

Ghềc-xtê-bơn thùng thằng trả lời:

- Cả anh và tôi đều chưa được nhìn thấy tận mắt cái kỳ quan đó của Bô-na-pác!

Áp-bốt sợ hai người tranh luận hăng quá có thể đi đến chỗ bất hòa, nên quay sang phía Mai-ca và hỏi:

- Ý kiến của cậu về vấn đề này ra sao?

Mai-ca rụt rè đáp:

- Tôi hiểu còn ít, khó lòng có thể tham gia vào cuộc tranh luận lớn này. Nhưng sau khi nghe ông Ta-tum trình bày, tôi có về nhà chế tạo thử một... Chiếc pin Vồn-ta.

Cả ba người bạn cùng thốt lên hỏi:

- Thật vậy chứ?

- Đúng như vậy! Tôi cũng tự tay làm lại một số thí nghiệm về điện với chiếc pin đó, và đã nghiệm lại hầu hết những kết luận mà những nhà khoa học đã phát hiện ra. Đối với tôi, như thế có lẽ bổ ích hơn là chỉ tham gia tranh luận mà không làm thực nghiệm.

Ma-gơ-ra gật gù, tỏ ý tán thành ý kiến đó. Anh lại hỏi:

- Anh dùng nguyên vật liệu nào để chế ra chiếc pin Vôn-ta đó?

- Cũng chẳng có gì khó khăn lắm - Mai-ca cười, trả lời - Vành đống, tôi góp dần số xu để dành lại. Chị Bét-xi cho tôi những mảnh kẽm lá nhỏ. Còn a-xít thì mua. Cái pin của tôi thô sơ lắm. Nhưng chẳng hề gì, vì nó vẫn giúp tôi học tập được.

Áp-bốt vỗ vào vai người bạn trẻ và nói:

- Phương pháp học tập của cậu thật đáng noi theo. Từ nay chúng ta nên tập hợp lại thành một nhóm để có thể thỉnh thoảng trao đổi với nhau về các vấn đề khoa học và giúp đỡ nhau.

Mai-ca vui mừng, ủng hộ ý kiến đó. Anh thoáng nhớ lại những câu chuyện về tình bạn giữa những con người cùng chí hướng thuở xưa và bỗng thấy tin cậy những người bạn tuy mới quen mà dường như thân thiết từ lâu.

2

Mai-ca đã làm xong phần việc chủ giao cho anh hôm nay. Anh chùi tay vào chiếc tạp-dề xanh, mở bọc giấy báo đem quyển vi/ đã đóng đi xén để vào bìa.

Anh chàng Gim tính hay trêu chọc người khác, vừa thấy anh vào đã nói bô bô:

- Cả nhà lại mà xem này! Nhà học giả Mai-ca của chúng ta lại vuốt ve quyển vở ghi các bài diễn giảng của ngài Ta-tum đây này!

Mai-ca chỉ cười không đáp lại. Anh đến bàn xén cầm lấy con dao liếc thử. Giắc thấy vậy liền trách Gim:

- Chú này lúc nào cũng thích châm chọc người khác! Người ta cũng bằng tuổi chú, làm việc bận hơn chú, thế mà vẫn cố gắng học hành thêm được. Còn chú thì mấy năm rồi chưa đọc thạo tờ báo, sao không biết thẹn?

Gim lè lưỡi lắc đầu:

- Ai theo được anh ấy hả bác? Trưa nào, tối nào cũng đọc đọc, ghi ghi, chẳng nghỉ lấy một giờ trọn vẹn.

Bác Tôm vừa ở ngoài vào cũng lên tiếng:

- Tôi cũng chẳng hiểu chú ấy học để làm gì! Rốt cuộc cũng vẫn chỉ là anh thợ đóng sách quèn. Học thế chứ học nữa chủ cũng chẳng tăng lương!

Mai-ca đã xén xong quyển vờ, vừa quệt hồ dán bìa vừa nói:

- Cháu có học để mong được tăng lương đâu hả bác!

Gim lại châm chọc:

- Thế thì anh định trở thành ông Ta-tum chăng?

Mai-ca chỉ cười, lắc đầu không đáp. Anh chẳng muốn tranh cãi với mọi người mà chỉ cắm cúi đóng cho xong quyển vở ghi chép của mình. Anh đang có một nỗi băn khoăn to tát, những bài diễn giảng của ông Ta-tum đã hết, bây giờ phải làm gì để tiếp tục học tập cho nhanh chóng hơn?

Mai-ca còn đang miên man suy nghĩ, thì có tiếng ông Ri-bô gọi ở ngoài cửa hàng. Anh vội vã đi ra, tay vẫn cầm cả quyển vở. Ông Ri-bô liền trở vào anh, nói với một vị khách ăn mặc sang trọng đang ngồi trò chuyện với mình: Thưa ngài Đan-xơ, đây chính là anh thợ Mai-ca mà tôi đã thưa chuyện với ngài.

Ri-bô quay về phía Mai-ca nói:

- Đây là ngài Đan-xơ, hội viên Hội hoàng gia Luân Đôn. Ngài Đan-xơ có thể giúp anh được!

Mai-ca lễ phép cúi đầu chào. Ông Đan-xơ vui vẻ bắt tay anh và hỏi:

- Anh có quyển sách gì đẹp thế?

Ông vừa nói vừa giơ tay đỡ lấy quyển vở mà Mai-ca ngượng ngùng đưa cho mình. Ông Đan-xơ nhẹ nhàng mở tờ bìa ra và chăm chú nhìn một dòng chữ kẻ ngay ngắn trên trang đầu:.

“ Tuyển tập bài ghi về triết học”.

Đan-xơ ngước mắt nhìn chàng thanh niên đang đứng trước mặt mình, rồi lại mở nhanh các trang giấy ghi có hình vẽ cẩn thận. Ông mỉm cười đưa trả quyển vở cho Mai-ca và nói:

- Anh thật là người có chí! Tôi nghe ông Ri-bô đây nói là anh vừa dự xong lớp của ông Ta-tum, và hiện nay anh muốn được tiếp tục học thêm?

Mai-ca lễ phép trả lời:

- Thưa ngài, đúng như vậy.

- Hiện nay giáo sư Hâm-phơ-ri Đê-vi, hội viên Hội hoàng gia Luân Đôn, đang đọc các bài diễn giảng về hóa học tại Học viện hoàng gia. Anh có ưng tới nghe hay không?

Mai-ca mừng rỡ vội nói:

- Nếu như vậy thì hân hạnh cho tôi quá, thưa ngài! Chỉ sợ rằng, một người thợ nghèo như tôi...

- Không sao! - Ông Đan-xơ cười ngắt lời. -Anh có thể đùng thẻ vào cửa của tôi. Giáo sư Hâm-phơ-ri Đê-vi là một nhà hóa học nổi tiếng, vừa được Anh hoàng Gioóc-giơ đệ tam phong tặng nam tước. Anh nghe những bài diễn giảng của giáo sư chắc là sẽ thu được nhiều điều bổ ích.

Ông Đan-xơ đứng dậy đưa cho Mai-ca một cái thẻ vào cửa màu xanh và nói tiếp:

- Anh cứ yên chí đi nghe giảng. Sau này còn cần điều gì, mong anh cứ đến gặp tôi.

Mai-ca theo ông Ri-bô tiễn chân ông Đan-xơ ra đến cửa. Anh nhìn theo chiếc xe ba ngựa kéo đưa ông khách tốt bụng đi xa, trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

3

Hơn một tuần lễ nay, Mai-ca sống trong cảnh thấp thỏm chờ đợi. Ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ người đưa thư tới là Mai-ca bỏ mặc tất cả công việc, chạy ra, hồi hộp chờ nghe ông Ri-bô gọi tới nhận thư. Có việc phải đi đâu vắng, bao giờ câu đầu tiên của anh khi trở về cửa hàng cũng là: “ Tôi có thư không?”,

Mấy bác thợ già lấy làm lạ về thái độ của Mai-ca. Bác Tôm thì nói:

- Hay là thằng bé mong thư của cô gái nào?

Bác Giắc lại cho rằng:

- Cu cậu hỏi vay tiền ai đấy chứ gì?

Nhưng anh chàng Gim sau khi hỏi dò được tin thì cả quyết với mọi người:

- Mai-ca sắp thôi việc đấy! Nó đợi thư trả lời chuyện xin việc làm khác.

Các bác thợ già không ai tin như thế cả:

- Lẽ nào vừa được công nhận làm thợ chính xong lại bỏ nghề đi tìm việc khác?

ấy thế mà chính Mai-ca đã quyết định hành động như vậy! Sau bốn bài diễn giảng của giáo sư Đê-vi, anh thợ Mai-ca cảm thấy không thể nào tiếp tục làm cái nghề đóng sách buồn tẻ được nữa. Chân trời rộng lớn mà nhà bác học trẻ tuổi kia phác họa ra qua các bài diễn giảng đã cuốn hút tất cả tâm trí ảnh. Anh cảm thấy mình giống như một người đang lạc đường trên sa mạc, và những điều học được bấy lâu nay khác nào như những giọt nước mưa hiếm hoi đổ ào xuống biển cát nóng bỏng, chẳng thấm thía vào đâu. Và cũng như người lạc đường kia mong muốn đi đến được vùng ốc đảo tràn đầy hồ nước, Mai-ca đã quyết định bước thẳng vào con đường khoa học để được thoả thuê đắm mình trong biển kiến thức của “ốc đảo khoa học” diệu kỳ.

Mai-ca đã theo lời khuyên của Áp-bốt, viết thư cầu xin ngài Giô-xép Ben-xơ, chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn giúp đỡ. Và suốt một tuần lễ nay, sau khi gửi bức thư đó đi rồi, Mai-ca hồi hộp chờ đợi tin tức trả lời.

Lại một tuần lễ nữa vô tình trôi qua. Mai-ca đã hoàn toàn thất vọng. Giữa lúc đó ông Ri-bô lại báo cho anh biết một tin buồn. Công việc làm ăn của ông mấy năm nay không tiến triển tốt đẹp, cho nên ông buộc phải chuyển Mai-ca sang cửa hàng của ông Đơ La-rô-sơ, một người đồng hương của mình.

Sang làm việc với ông chủ mới được vài ngày, Mai-ca lại càng thêm buồn chán. Đơ La-rô-sơ quá tham công tiếc việc đã ra lệnh nghiêm cấm, không cho thợ đọc sách báo trong giờ nghỉ. Ông ta không ưa anh thợ trẻ Mai-ca, không biết tu chí rèn luyện tay nghề, chỉ viển vông những chuyện trên trời dưới biển! Ông ta cố ý giao thật nhiều việc cho Mai-ca, để cho “ anh ta bắt buộc phải chuyên tâm vào nghề đóng sách! ”.

mặc dầu ban ngày làm việc mệt nhoài, không đêm nào Mai-ca ngủ được ngon giấc. Anh luôn luôn trằn trọc vì một nỗi dằn vặt ghê gớm: làm thế nào thoát khỏi được cảnh sống mòn của cái nghề thủ công không có chút gì hấp dẫn này? Có lúc ánh đã toan liều bỏ việc, nhưng thực tế cuộc sống đã cột chặt lấy chân anh: mười hai giờ làm việc cật lực mới vừa đủ tiền nuôi miệng và giúp đỡ mẹ già chút ít!

Mai-ca đã tưởng chừng không sao tìm được ra lối thoát...

4

Mai-ca đi qua cửa lớn Tem-pơn vào khu Xi-ti nằm ở trung tâm thành phố Luân Đôn lòng vui như mở hội. Chốc chốc anh lại thò tay vào túi áo rút hai phong thư ra ngắm nghía: Những dòng chữ vàng trên phong bì:

“ Học viện hoàng gia Đại Anh quốc” như nhảy nhót trước mắt anh.

Mai ca nhớ như in nội dung của mỗi bức thư và những chuyện đi liền với chúng.

... Vào một ngày cuối năm 1812, Mai-ca xin phép nghĩ một buổi làm, đến thăm ông Ri-bô với một tâm trạng buồn chán u uất. May mắn thay, anh lại gặp ông Đan-xơ tại cửa hàng Ri-bô. Sau khi được nghe Mai-ca bộc lộ nỗi niềm tâm sự, ông Đan-xơ đã khuyên anh viết thẳng thư cho giáo sư Đê-vi:

Viết thư cầu xin sự giúp đỡ của ngài Đê-vi thi có nhiều hy vọng hơn. Bởi vì chính bản thân Đê-vi thuở nhỏ cũng nhờ tự học mà thành tài.

Ngay hôm sau, ngày 20 tháng 12, Mai-ca đã gửi tới nhà bác học một bức thư, kèm theo cả quyển vở mà anh đã ghi bốn bài diễn giảng của nhà hóa học.

Chỉ hai ngày sau, Mai-ca đã nhận được thư trả lời...

Mai-ca rút một tờ giấy đã hơi nhàu nát vì mở đọc nhiều lần, vừa đi vừa xem lại.

“ Thưa ông! Tôi vô cùng cảm động về lòng tin cậy của ông đã dành cho tôi. Các bài ghi chép của ông chứng tỏ ông vốn cẩn thận, rất ham mê học tập và có trí nhớ phi thường. Hiện nay tôi đang đi nghĩ đông và phải đến cuối tháng giêng mới trở về. Lúc đó tôi sẽ sẵn sàng tiếp ông. Tôi sẽ rất vui sướng nếu giúp ích được ông và tôi sẽ đem hết khả năng để làm việc đó.

Lúc nào tôi cũng sẵn sàng giúp đở ông.

H. Đê-vi”.

Mai-ca gấp bức thư bỏ vào phong bì và lại miên man nghĩ tới buổi gặp gỡ đầu tiên với ông Đê-vi.

... Anh thợ trẻ hồi hộp gõ cánh cửa gian phòng làm việc của ông giám đốc Học viện hoàng gia, và bước vào phòng với tâm trạng lo âu nhiều hơn hy vọng. Ông Hâm-phơ-ri niềm nở tiếp anh, hỏi han cặn kẽ gia cảnh và kết quả tự học của anh. Giáo sư khen ngợi anh có một vốn học vấn khá chắc chắn. Nhưng khi được biết anh quyết chí bỏ nghề đóng sách để theo đuổi việc nghiên cứu khoa học rõ ràng vượt quá xa trình độ của anh thì ông Đê-vi đã lắc đầu vẻ không tin:

- Giúp anh có công ăn việc làm gần gũi với khoa học thì tôi làm được, còn giúp anh trở thành nhà khoa học, tôi sợ không đủ năng lực. Anh cứ tạm thời làm nghề đóng sách đi đã, chờ khi nào có dịp tốt, tôi sẽ báo tin sau.

Ông Đê-vi không quên anh thợ trẻ và đây là bức thư thứ hai ông gửi tới Mai-ca, mời anh đến ngay Học viện...

Mai-ca cứ vừa đi vừa suy nghĩ miên man như thế, và đến Học viện hoàng gia lúc nào không biết. Vừa bước vào phòng giám đốc, anh đã giật mình vì thấy nhà bác học đang nằm dài trên một chiếc đi-văng vừa kê thêm ở bên cạnh bàn làm việc, đầu và mặt quấn đầy băng trắng!

Biết Mai-ca đã đến, giáo sư Hâm-phơ-ri mỉm cười gọi anh lại gần và bảo:

- Anh đã thấy khoa học dành cho những người muốn khai thác nó cái gì chưa? Tôi vừa gặp tai nạn trong lúc làm thí nghiệm với một hỗn hợp nổ!

Mai-ca lo lắng hỏi:

- Thưa giáo sư, các vết thương có nguy hiểm lắm không ạ?

- Cảm ơn anh, phút nguy hiểm đã qua rồi. Nhưng bây giờ tôi tạm thời phải nghĩ viết và đọc sách. Tôi muốn nhờ anh...

Giáo sư ngừng lại có ý dò hỏi.

Mai-ca vội nói:

- Thưa giáo sư, xin ngài cứ nói. Tôi sẽ cố gắng hết sức hoàn thành mọi việc mà ngài tin cậy.

- Tôi muốn nhờ anh làm thư ký cho tôi. Hằng ngày anh sẽ tới đây ghi chép lại những điều tôi đọc cho anh về các suy nghĩ của tôi nhân những thí nghiệm vừa nghiên cứu trước đây.

- Thưa giáo sư, tôi rất sung sướng được phục vụ ngài. - Mai-ca trả lời - Tôi sẽ tạm nghỉ việc để hoàn thành công việc mà ngài đã tin cậy giao cho.

Anh thợ trẻ hăng hái nhận nhiệm vụ người ghi chép giúp cho nhà bác học. Và chính cái công việc tưởng là tầm thường này lại khiến cho nhà bác học hiểu rõ hơn năng lực của anh thợ đó. Mai-ca không những ghi chép rất chính xác các tư tưởng khoa học của Đê-vi, mà anh còn luôn luôn tham gia ý kiến vào việc phân tích số liệu thực nghiệm, nhận xét các kết luận khái quát của nhà bác học.

Đê-vi càng ngày càng mến và tin Mai-ca. Ông hết sức vận động cho Mai-ca được nhận vào làm việc ở Học viện hoàng gia. Cuối cùng, ngày 1 tháng 3 năm 1813, Mai-ca chính thức được nhận làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của giáo sư Đê-vi, với số lương hai mươi nhăm sin-linh một tuần và hai căn phòng nhỏ ở dưới gầm cầu thang của Học viện hoàng gia.

Cuộc đời của anh thợ đóng sách đã bước hẳn sang một trang mới.