Sự tự nhận thức cá nhân càng cao thì chính kiến của bản thân càng vững chắc.
Khi cảm giác bất lực xuất hiện, bạn không tin tưởng vào năng lực của bản thân, cũng không tin vào bất cứ ai và bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác. Vì thế, bạn không thể sống là chính mình.
Nếu bạn được thừa nhận, sự tự nhận thức cá nhân ở bạn sẽ tăng lên, bạn biết tin tưởng vào người khác và năng lực của mình.
Khi sự tự nhận thức cá nhân tăng lên, những quan điểm bên trong con người bạn càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi đó, mục tiêu và mong muốn của bạn sẽ nằm trong tầm với.
Tôi sẽ giới thiệu một vài thói quen để bạn có thể từng bước nâng cao sự tự nhận thức cá nhân.
Bạn không cần phải làm hết mọi thứ một mạch. Hãy bắt đầu từ việc bạn cho rằng đến một kẻ như mình cũng có thể làm được áp dụng chúng vào trong cuộc sống hàng ngày.
1. Tìm kiếm điều tốt đẹp cho từng ngày trôi qua
Bạn có thể thực hiện điều này trong khi liệt kê danh sách các công việc cần làm mỗi ngày.
Bạn hãy đặt ra những mục tiêu thật nhỏ bé và cụ thể. Sau đó, viết chúng ra và tìm kiếm những điều tốt đẹp.
Tại Nhật, bộ anime mang tên "Pollyanna, Cô bé của tình yêu" được chuyển thể từ tiểu thuyết "Pollyanna,mặt trời bé con" của nữ Văn Sĩ Eleanor Hodgman Potter rất nổi tiếng. Câu chuyện về cô bé Pollyanna cũng tương tự như khi chúng ta tìm kiếm điều tốt đẹp hàng ngày. Cứ mỗi ngày, Cho dù việc đó lớn hay nhỏ, vụn vặt thế nào đi chăng nữa, hãy tìm kiếm những điều tích cực.
Chỉ cần như vậy thôi.
Khi điều này dần trở thành thói quen hàng ngày, tinh thần bạn sẽ dần dần thay đổi một cách rõ rệt. Vì thế tôi luôn khuyên mọi người nhất định phải Tạo thói quen viết nhật ký mỗi ngày và ghi vào đó những điều tốt đẹp họ đã trải qua.
Trong trường hợp dù đã cố gắng nhưng chẳng thấy xung quanh mình có điều gì tốt đẹp cả thì ít nhất, hãy viết ra rằng:
- Mình vừa phát hiện ra một cái "tôi" mới.
- Mình có thể đối mặt với chính mình.
2. Đọc sách và đánh dấu những chỗ mình thích
Bạn không nên chỉ đọc sách một cách đơn thuần mà hãy tìm điểm bạn thấy hứng thú trong cuốn sách và đánh dấu lại.
Sau này, bạn có thể đọc lại. Việc nói ra và ghi chép lại lời nói của mình là một điều quan trọng, bạn nên Hình thành thói quen viết cảm nghĩ của mình.
3. Đánh dấu vào lịch
Cá nhân tôi rất thích nhìn và cảm nhận về những việc mình đã hoàn thành, nên hi vọng bạn thử việc này. Sau khi kết thúc một ngày, hãy đánh một dấu X lên lịch.
Khi muốn đếm ngược xem còn bao nhiêu ngày đến ngày đích, chúng ta thường đánh dấu vào ngày cuối cùng phải không? Việc này cũng có cách thực hiện tương tự, chỉ là không cần thiết phải đếm ngược thôi.
Chỉ cần ngày hôm nay khép lại một cách tốt đẹp, bạn nên đánh dấu điều này lên lịch.
Bạn có thể dùng bất cứ kí hiệu nào bạn muốn, có thể là dấu X, một bông hoa hay hình sao * cũng được.
Sự tự nhận thức cá nhân cũng sẽ tăng lên nếu mỗi ngày, bạn xác nhận với bản thân rằng ngày hôm nay vẫn thật tốt đẹp.
4. Luyện tập cảm nhận qua 5 giác quan
Thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, hãy cảm nhận một điều gì đó bằng cả năm giác quan này.
Thậm chí, đôi khi chỉ cần " Tiếp xúc với không khi" thôi cũng được.
Thói quen này dễ dàng được hình thành và nhờ việc bắt đầu một ngày bằng cách cảm nhận những điều mới mẻ, khả năng cảm nhận của bạn trong cả ngày hôm đó cũng trở nên phong phú hơn.
5. Biểu đạt cảm xúc bằng ngôn từ
Khi 5 giác quan trở nên nhạy cảm, hãy nói ra những điều bạn đang cảm thấy.
Nếu tự tạo cho mình thói quen nói ra những điều thú vị mà bản thân cảm nhận được thì bạn sẽ càng trở nên nhạy cảm với những điều khiến bạn thoải mái và không thoải mái.
Tôi không đồng ý hoàn toàn với việc các bạn trẻ ở Nhật thường sử dụng duy nhất một từ "Yabai" để diễn đạt "ngon", "ngầu" hay "kinh khủng" như một thói quen để nâng cao sự tự nhận thức cá nhân.
Hãy cố gắng diễn tả những điều bạn cảm nhận được qua 5 giác quan bằng vốn từ ngữ phong phú nhất có thể.
6. Soi gương
Đến lúc này tôi đã giới thiệu với các bạn thói quen biểu đạt cảm giác bằng ngôn ngữ. Nhưng thể hiện biểu cảm mà không cần bất cứ ngôn từ nào cũng có ý nghĩa của nó.
Việc hoạt động các cơ mặt cũng giúp bạn nhạy cảm hơn với nhiều sự việc, làm tăng sự tự nhận thức cá nhân, Rèn luyện khả năng biểu cảm của khuôn mặt. Đôi lúc, có thể bạn cảm thấy hơi bối rối vì muốn Biểu cảm khuôn mặt nhưng lại có người khác đang quá để ý hoặc quan sát bạn.
Vì vậy, hãy tạo thành thói quen soi gương để biểu cảm của bản thân được linh hoạt hơn.
Ba điều bạn cần làm khi đứng trước gương:
1. Mình cười :D
2. Nói to "Chào buổi sáng"
3. Nói "Cảm ơn" bằng một khuôn mặt cười rạng rỡ.
Ban đầu có lẽ biểu cảm của bạn sẽ rất đơ. Nhưng khi đã làm dần làm quen với nó, cơ mặt của bạn rạn da và bạn sẽ quen với việc vừa mỉm cười và nói "cảm ơn". Lúc đó, bạn sẽ có thể mỉm cười nói lời cảm ơn không chỉ với người thân cận mà còn cả những người khác nữa.
Hãy tự tạo thói quen ngồi soi gương để xác nhận gương mặt có hoạt động vừa mỉm cười nói "Cảm ơn"
7. Mặc đồ lót "Xịn"
Tất nhiên không phải bạn mặc đồ lót "Xịn" cho ai đó xem rồi. Điều này nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng bạn hãy tự mua một vài bộ đồ lót "xịn" và cảm nhận chất liệu vô cùng thoải mái của chúng mỗi ngày.
Bạn làm điều này vì chính bản thân bạn. Hãy học cách khiến bản thân thật thoải mái ngay cả khi không ai nhìn thấy được những điều mới mẻ ở bạn. Nói một cách khác. Chỉ mình bạn cảm nhận được một cảm giác thoải mái nào đó thôi cũng không phải là một ý tồi. Cảm xúc của bạn, đôi khi, Đâu cần để cho tất cả mọi người được biết.
Đồ lót chỉ là một trong những gợi ý tôi đưa ra. Bạn có thể tự thưởng cho bản thân những điều bạn thích, cho dù không ai biết hoặc quan tâm đến những điều này.