Luật Đời & Cha Con

Chương 6

Để bù đắp sức lực người tình, đã chiều mình mọi lúc, mọi nơi có thể - có ngày đến hai lần: Miên ngâm lòng đỏ trứng gà với mật ong bằng mọi cách, bắt anh phải ăn kỳ hết mỗi ngày hai cốc mới nghe.

Chị cũng không hiểu vì sao mình lại mê anh đến thế. Sức lực đâu ra để có thể sống như một cô gái mười bảy, mười tám. Không biết mệt, không biết chán là gì, như người ốm dậy, ăn giả bữa, càng ăn càng thèm, càng khát. Lúc nào rảnh việc là nghĩ ngay đến cái ẩy, việc ấy, lúc nào cũng muốn gặp anh, cũng muốn ngấu nghiến anh.

Nhưng khổ nỗi, cứ mỗi lần gặp nhau xong, chị lại bị dằn vặt về tội phản bội chồng. Để chuộc tội, chị cố gắng thật chu đáo, thật chiều chuộng, mỗi khi anh về phép. Chị nấu món riêu cá với mẻ (cả Thanh Hoa, mười mấy cái chợ lớn, chỉ mỗi chợ hàng Mảng có một bà cụ bán mẻ), món anh thích, tuy không ai động đũa. Vẫn không sao xua được mặc cảm tội lỗi, đành tự an ủi: biết làm sao khi anh ấy không mang lại hạnh phúc cho mình. Tự nhiên, chị ngầm so sánh chồng mình với người tình. Rồi rút ra kết luận để tự lừa dối: Chồng mình không bằng người ta thì phải chịu thua thiệt. Mà anh ấy được hưởng cả thời con gái của mình rồi còn gì. Thật ra, mình lấy anh ấy cũng là "chiếu cố". Con gái Thanh Hoa như mình mà lấy một anh bộ đội quê tận đấu đâu là vớ vẩn. Chị quên rằng, vào thời điểm ấy, hình ảnh anh bộ đội là đẹp nhất trong lòng các cô gái. Chị đã từng hãnh diện khi trả lời các bạn: "Chồng tao là bộ đội". Thế mà bây giờ lại tiếc nuối mới kỳ cục. Khổ thế, cái mớ bòng bong trong lòng chị không cho chị yên.

Không làm sao yên cho được. Càng biện hộ, càng bế tắc cùng quẫn. Không làm sao gỡ ra được. Chị quay sang chăm nom, chiều chuộng con. Còn là vì nó biết chuyện của chị. Nó thích gì, chị mua cho nó cái ấy. Chị chăm sóc bố mẹ chồng. Rằm, mồng một đều sắm đồ lễ cho mẹ chồng. Ngày giỗ bên nhà chồng, thường là anh không có nhà. Chị lo toan mọi thứ từ hôm trước, làm tranh cả việc cô em chồng. Chỉ mong vơi được đi mặc cẫm tội lỗi. Có một cách đơn giản để bớt đi mặc cảm tội lỗi là dừng lại, quay về, thì chị lại không làm được. Đã có những lúc muốn quay về, nhất là lúc giận dỗi người tình.

Nhưng giữa hai người tình vụng trộm thế này thì giận dỗi chỉ như mưa bóng mây. Đâu lại vào đấy, lại lao vào nhau như hai kẻ chết đói. Anh Khải, một tay trong cơ quan rất thích chị. (Mà nói không ngoa, tất cả cánh đàn ông, cả các anh lớn tuổi lẫn đám ít tuổi đều thích chị), có lần đi qua bàn chị làm việc, dừng lại một tý, nói chỉ vừa đủ cho chị nghe:

- Này, nhìn mắt bà, tôi biết bà đang say đấy. Liệu mà giữ sức khoẻ. Không còn như thời con gái đâu đấy nhớ.

Có tật giật mình, chị đánh trống lảng:

- Ông nói vớ vẩn cái gì thế?

Người kia nghiêm giọng:

- Bà thừa biết tôi nói chuyện gì rồi?

Chị kể với người tình, rồi hỏi:

- Làm sao nhìn vào mắt mà biết được em đang yêu hả anh?

- Anh ấy quá tốt với em đấy! Vì sao thì em biết rồi.

Không hiểu, khi biết anh là "thủ phạm", có còn tốt không? Thế em quên đấy là cửa sổ tâm hồn em à!

Những lúc yêu nhau, anh vẫn chả bảo em mở mắt ra cho anh nhìn là gì. Em thì thích nhắm mắt để tập trung tất cả cho việc ấy. Mắt em những lúc ấy lạ lắm. Nó long lanh, sáng rựt lên, không bao giờ tìm thấy vào lúc khác. Còn gương mặt thì rạng rỡ, bừng sáng, thứ ánh sáng toả ra từ trong tâm hồn. Anh không nịnh đâu. Con người đẹp nhất khi yêu mà.

Lê Đại không thể ngờ được rằng, chính cái lúc anh đang hào hứng kể với mấy người bạn trong Ban chỉ huy về "cuộc chiến đấu" với vợ hôm về phép thì ở nhà, vợ anh cũng đang hào hứng say sưa trò chuyện với người tình sau một cuộc ân ái no nè, trên tầng ba của một nhà nghỉ bên con sông đào, cửa sổ mở ra cánh đồng lúa chạy đến tít tắp chân đê:

- Chồng em rất kỳ cục nhé!

- Thế nào mà em bảo là kỳ cực?

- Anh ấy chỉ thích em gãi lưng thôi. Mà da thì cứ như da trâu ấy, không mềm mại, trắng trẻo thế này.

- Thế anh ấy không làm tình à?

- Cũng làm chứ! Nhưng với anh ấy, được em gãi đúng chỗ ngứa sướng hơn thì phải. Cho nên cứ là phải xong trận gãi chán chê mới đến chuyện kia. Nhưng không thể bằng anh được. Không bao giờ bằng anh được Nếu không có anh thì em cứ tưởng chỉ có thế thôi, chỉ được thế thôi. Em biết ơn anh lắm đấy, anh yêu ạ! Có anh, em mới được sống cuộc sống thật của người đàn bà, mới biết được hạnh phúc đích thực của người đàn bà với người mình yêu… Chị quàng cổ anh, vít xuống ngực mình - Sao anh giỏi thế nhỉ? Anh ơi, em lại thèm rồi, chiều em một lần nữa rồi về, kẻo muộn.

Đến một ngày, Thuỵ Miên lo lắng báo tin cho người tình, quá mấy ngày mà chưa thấy gì. Anh cũng lo lo bảo đợi mấy ngày nữa xem sao. Đợi mãi, đợi mãi cúng chả thấy. Đến khi thầy thuốc đông y bắt mạch nói rằng chị đã có thai, và rằng thai là con gái thì mắt hai người cùng sáng lên nhìn nhau. Trước mặt thầy thuốc mà anh dám nắm lấy tay chị, cũng bắt chước đặt ngón tay vào cổ tay chị nghe ngóng, tưởng mình cũng nghe được tín hiệu từ mầm yêu của mình. Nhà anh cũng chỉ có một đứa con trai như chị. Họ ăn mừng bằng một bữa cá thoả thích.

- Nó sẽ giống em đấy!

- Giống anh cơ. Sẽ thông minh, hóm hỉnh, sẽ tinh tế em vẫn nhớ như in cái lần họp giao ban thú vị ấy, mà nhờ nó anh mới chiếm được em.

Nhưng chợt mừng lại chợt lo. Mừng đến nhanh mà đi cũng nhanh, nhất là với anh. Nỗi lo ngày càng lớn.

- Thế nào thì cũng phải tính đến mọi khía cạnh của việc không phải trong tương lai xa, mà gần, rất gần. Và bao giờ cũng phải tính đến tình huống xấu nhất.

- Em biết anh đang nghĩ gì rồi.

Anh vẫn không nói gì. Cũng có tuổi cả rồi. Tình là tình thật, yêu thật. Và cũng muốn có một "tác phẩm để đời đấy". Nhưng khốn nỗi, cả hai người đều không muốn phá vỡ gia đình mình.

Người tỉnh thì rất say, nhưng cũng rất tỉnh. Thuỵ Miên thì say hoàn toàn. Chị không nghĩ gì xa xôi, chỉ biết cái mầm yêu đang tượng hình dần lên trong cơ thể mình. Mình cần nó. Mình phải có nó. Nó mới là tình yêu đích thực của mình, cả thể xác lẫn tâm hồn. Mình sẽ nuôi nấng dạy dỗ nó, theo một cách khác, hoàn toàn khác với nuôi Cường.

Chị cũng biết không trông mong gì được ở Cường. Đã không có kinh nghiệm hiểu biết gì cho đứa con đầu lòng. Bố thì đi biền biệt, mẹ thì mải công việc.

Lại còn cái chuyện kia nữa… ân hận về nó, chị lại càng muốn giữ cái thai lại. Muốn ra sao thì ra… Chị giận dữ.

- Anh sợ trách nhiệm chứ gì? Hèn thế. Em về đây!

Anh vít hai vai chị xuống, ôn tồn:

- Thế khi thấy con giống anh như đúc mà thông thường những trường hợp thế này đều như vậy, chồng em sẽ nói thế nào? Em sẽ giải quyết thế nào?

- Thì cùng lắm là em nói toẹt ra chứ sao. Anh ấy là Đảng viên, là bộ đội, anh ấy sẽ thông cảm với hoàn cảnh em.

- Thế cơ quan mình sẽ đến thăm. Họ sẽ nhận ra ngay, chả cần xét nghiệm gì đâu… Đám đàn ông trong cơ quan, nhất là anh Khải ấy… sẽ không để anh yên đâu. Lại còn đằng gia đình anh nữa… Chúng mình đứng trước một sự lựa chọn. Hoặc là cho cả hai gia đình tan vỡ. Bỏ tất cả, xin chuyển vùng vào đâu đó trong Sài Gòn hay Lâm Đồng. Mà phải làm ngay, không đợi em sinh con. Không chờ mọi chuyện vỡ lở. Hoặc là…

Thuỵ Miên khóc:

- Nhưng mà em tiếc lắm! Em vẫn cứ ao ước một đứa con gái chấy rận.

- Đành phải thế thôi em ạ!

Yêu nhau mà chỉ vụng trộm thế này, mà không có còn thì làm sao có cái sự trọn vẹn? Mà chắc gì một sự trọn vẹn đã là hay? Chính cái ông nhà thơ có cái ý ấy - "tình chỉ dẹp những khi còn dang dở", cũng vẫn dang dở suốt đời đấy thôi. Nghĩ mà buồn… Anh ngồi thừ cả ra.

Chị lặng lẽ khóc. Anh bóp chặt tay chị, lặng lẽ khóc theo. Lần đầu tiên từ ngày dan díu với nhau, có hoàn cảnh thuận tiện thế này mà họ không làm tình.

Công việc ở cơ quan mới cái gì cũng lạ. Nhưng Đại không phải làm quen lâu. Ý thức tổ chức, kỷ luật của người lính, của một sĩ quan chỉ huy của một người về cơ quan mới, của một đảng viên là hoàn toàn thừa trong tác phong làm việc ở Tổng Công ty xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ này. Giờ giấc làm việc tuy thích. Đi đâu tuỳ thích, miễn là công việc mang lại hiệu quả, cân đo đong đếm được. Ở đây người ta đánh giá người là ở hiệu quả ấy. Chả ai bận tâm đến các loại danh hiệu. Vì thế Đại có điều kiện dồn thời gian công sức cho việc tìm hiểu công việc.

Một hai chầu ăn nhậu với trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, trưởng phòng hành chính tổng hợp là anh đã có trong tay tất cả công văn đi, đến, giấy phép xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán, kết toán cuối năm, báo cáo tổng kết năm trong suốt hai năm liền giáp với năm này. Anh đọc, ghi chép những gì cần nhớ. Việc gì không rõ thật hỏi thêm hai người trưởng phòng này. Sau vài tháng vừa làm việc, vừa lục ngược lại thời gian, anh đã hình dung ra công việc, cơ chế làm việc, công việc làm ăn của cơ quan mình. Mọi người hết sức ngạc nhiên, trong câu chuyện, khi có ai nhắc đến những vụ việc trong mấy năm trước, anh đều đế vào một vài ý kiến nhỏ, cứ như lúc ấy anh từng tham gia.

Thật ra nếu chỉ tìm hiểu qua mớ giấy tờ ấy thì cũng nắm được những điều cơ bản rồi. Đấy là cách làm phù hợp nhất, khôn ngoan nhất của người mới về. Tất nhiên không phải tất cả mọi chuyện đời, mọi quan hệ, và trình độ hiểu biết, tính cách, nhân cách của những người tham gia đều hiện trên giấy trắng mực đen. Có khi kết quả thực, lại trái ngược hẳn với báo cáo tổng kết cũng nên. Có điều, những cái đó Đại lại chẳng mấy quan tâm. Anh đã có chủ định của mình, nên điểu anh cần nắm chắc là việc chứ không phải là người.

Được cái Đại có tư duy kinh tế, lại có cái mẫn cảm của người kinh doanh nên chẳng bao lâu anh đã thành thạo nghiệp vụ ở phòng kinh doanh tổng hợp như một cán bộ đã có nhiều năm công tác, chứ không phải anh linh mới tò te chuyển ngành. Vả lại, thời gian làm chủ nhiệm hậu cần trung đoàn anh cũng đã phải va chạm với những vấn đề kinh tế của thị trường hàng hoá rồi. Quãng đời trong quân ngũ còn tạo cho anh tính quyết đoán trong suy nghĩ, nhờ thế mới có được cái dứt khoát trong giải quyết công việc.

Nhưng đến việc này thì anh thấy phải cân nhắc thêm, mặc dù trong suy nghĩ, anh đã ngã ngũ rồi. Sau một thời gian đắn đo, do dự, tối nay ăn cơm xong, anh quyết định sẽ nói với bố.

- Bố ạ. Con muốn hỏi ý kiến bố một việc.

Khuôn mặt to, quắc thước với đôi lông mày lưỡi mác của ông phướn lên. Chưa biết con hỏi việc gì mà cả lo rồi? Ông biết tính con. Thằng này đã hỏi cái gì hẳn là việc hệ trọng. Mà nó hỏi là hỏi cho phải phép thôi, chứ nó đã quyết định trong đầu rồi.

- Việc gì, anh nói tôi nghe xem nào.

Đại ngập ngừng:

- Con định xin… nghỉ sinh hoạt bố ạ!

Anh biết chuyện của mình sẽ làm bố sốc nên lẽ ra định nói "xin ra khỏi Đảng" thì anh nói như vậy. Ông cụ không hiểu ngay ẩn ý trong cách nói của con nên hỏi lại:

- Anh bảo nghỉ sinh hoạt là sinh hoạt gì?

- Ý con nói là… là sinh hoạt… Đảng ấy!

Choáng người. Không tin vào tai mình, ông cụ lắp bắp hỏi dồn:

- Anh xin ra khỏi Đảng? Có thật không, hay tôi nghe nhầm? Anh đã xin ra khỏi quân đội để đi buôn. Bây giờ lại xin ra khỏi Đảng. Con tôi xin ra khỏi Đảng? Anh có còn để cho tôi nhìn mặt mọi người không? Có để cho tôi sống nữa không đây?

Đại không ngờ ông cụ lại sốc đến thế. Mặt ông cụ tái dại. Các thớ thịt trên mặt căng thẳng, khổ sở, đau đớn. Hỏi liền mấy câu ấy xong, ông cụ ngồi thừ người ra thở, như vừa phải làm một việc cực nhọc. Anh không dám nói gì thêm. Anh nhìn bố, vừa áy náy, vừa thương.

Biết thế chả nói cho xong. Nhưng làm sao không nói được một việc như thế với ông, không phải chỉ là cha đẻ mà còn là một người cha tinh thần mà anh không thể không xưng tội, không thể giấu giếm điều gì.

Anh đã từng sống trong quân ngũ, với tư cách người chỉ huy. Ở đấy, tổ chức Đảng là cái gì thiêng liêng chặt chẽ mà bất kỳ người lính nào cũng muốn được đứng vào. Nó chứng tỏ một sự tín nhiệm, tin cậy, một bước trưởng thành, vì thế là niềm vinh dự và hãnh diện. Sau này, khi các cuộc chiến tranh đã lui vào dĩ vãng, binh nghiệp không còn là sự nghiệp đẹp nhất của thanh niên nữa, khi người ta quan tâm nhiều hơn đến chuyện riêng tư, đến đời sống gia đình, nhất là khi làm giầu đã trở thành một sự thúc bách chính đáng của mọi người, thì cánh lính và hạ sĩ quan mời không hào hứng chuyện vào Đảng. Bởi lẽ, khi được tin cậy như thế, được cử đi học trường sĩ quan để phục vụ lâu dài trong quân ngũ, mà họ lại muốn hết nghĩa vụ trở về với gia đình, làm anh lính ba linh thôn, cho tự do, thoải mái. Chứ không thiết tha làm, dù là sĩ quan ba linh tám(1). Còn hàng ngũ sĩ quan như Lê Đại, trước yêu cầu tiến lên chính quy, hiện đại, không phải ai cũng đáp ứng được đòi hỏi của quân đội, nhất là không có bằng đại học chuyên ngành. Vì thế mới có chuyện xin ra khỏi quân đội. Một sự phát triển đích thực bao giờ cũng diễn ra cả hai quá trình song song nhưng ngược chiều nhau: Đào tạo và đào thải. Không có cả hai quá trình đó, chỉ có đào tạo mà không có đào thải thì đó chỉ là phát triển giả tạo, phát triển ảo. Không sớm thì muộn sẽ sụp đổ.

Đại nhận thức như thế nên anh xin ra khỏi quân đội vì biết mình không thể phát triển được nữa? Ông cụ không hiểu được hết khúc nhôi của anh, nên đã mấy lần gọi anh là kẻ đi buôn tập thể rồi.

Mà sinh hoạt chi bộ ở cơ quan Đại thì chả ra làm sao. Người thì hí hoáy viết lách, người thì lúi húi với cuốn sách trên tay. Mở đầu, bao giờ cũng là phần đọc thông báo nội bộ. Gọi là mật, nhưng chẳng còn gì là mật ở thời đại thông tin này. Người đọc cứ đọc. Người không nghe cứ không nghe. Đến nỗi bí thư chi bộ chợt phát hiện ra mình đọc nhầm thông báo của mấy tháng trước bèn xin lỗi, thì một đảng viên cười, "nào có ai biết đồng chí đọc gì đâu mà phải xin lỗi". Một chi bộ ghép, ai biết việc người ấy, chả thể kiểm điểm về chuyên môn được. Còn kiểm điểm vai trò "đầu tầu gương mẫu" ư? Lại cành khó. Nhóm từ ấy không có trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, quản lý… Chỉ còn công tác phát triển Đảng là phải bàn thảo. Đại hỏi:

- Thời chiến con phải họp luôn để thống nhất ý chí đánh giặc, bàn cách đánh sao cho thắng mà ít tổn thất máu thịt nhất. Thời binh, họp tuần một lần là nhiều, bên dân sự tháng một lần vẫn là nhiều. Điều quan trọng là không có nội dung thiết thực. Lại còn mang chuyện vắng mặt ra kết tội nhau thì hết chỗ nói. Thành phố này đã có một ông giám đốc sở, thành uỷ viên mà bị kiểm tra đảng kết luận là ý thức sinh hoạt đảng kém, vì vắng mặt quá nhiều lần, thì thật là trớ trêu. Con cam đoan với bố là thứ trưởng, bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban vắng nhiều nhất. Chỉ vì bận nhất thôi, mà các chi bộ ấy cũng bỏ sinh hoạt nhiều nhất. Cũng vì bận công tác thôi… Lại còn chuyện cho điểm để đánh giá nữa. Con thấy hình thức quá.

Hai bố con ngồi với nhau rất lâu. Mỗi người theo đuổi một suy nghĩ. Ông Hoè hiểu rất rõ thực chất, nội dung của sự việc, của vấn đề. Ông biết nội dung ấy không thể ở mãi trong hình thức ấy! Nó đang cựa quật đòi một chiếc áo mới. Chiếc áo ấy cắt kiểu gì, may kiểu gì thì ông chưa nghĩ được. Chỉ có thể đề xuất với cấp trên, với tổ chức, như ông đã từng đề xuất việc ở Hải An, và ông tin sẽ có một sự đổi thay nào đó. Chắc cũng không xa.

Đại thì đơn giản hơn, trong cả cách nghĩ và cách giải quyết. Anh chỉ biết một điều, mình xin ra khỏi đảng, không phải vì mình không tán thành cương lĩnh, lý tưởng hằng theo đuổi. Mà chỉ vì một hình thức, như nó đang có, anh không theo được. Mà cái việc theo ấy chẳng để làm gì. Nó vô bổ, vô nghĩa quá đi. Việc làm ăn của anh đang diễn ra như hiện nay, và trong tương lai, còn phức tạp hơn, nửa năm, cả năm mới về nước, rồi lại sấp sấp ngửa ngửa đi thì làm sao mà đảm bảo sinh hoạt chi bộ được. Ba tháng không lý do thì bị khai trừ rồi! Tất nhiên sẽ làm đơn báo cáo hẳn hoi, nhưng nếu đi cả năm, nhiều năm mà vẫn có lý do thì vẫn được chấp nhận à? Anh nghe đâu, có thể sắp tới các công ty tư nhân cũng có tổ chức chi bộ. Vậy là phải. Vì rất nhiều anh em cán bộ, đảng viên đứng ra lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng… đến cơ quan hành chính sự nghiệp mà sinh hoạt chi bộ còn như thế thì ở các tổ chức đi buôn tập thể, buôn tư nhân ấy sẽ sinh hoạt thế nào? Có giời mà biết được. Còn nếu cứ căn cứ vào báo cáo thì chi bộ nào cũng hay, cũng giỏi, đại hội chi bộ nào cũng thành công.

Thế mấy người bạn đi buôn chuyến xuyên quốc gia thì họ làm thế nào? Đại cũng đã đe ý tìm hiểu.

Anh đã thấy bạn anh xử sự thế này: Anh ta xách một két bia đến, rồi kẹo, bánh, sôcôla. Nâng lên, đặt xuống chúc tụng vui vẻ. Mỗi người một chút quà lưu niệm. Rồi kể chuyện thời sự bên Nga, chuyện làm ăn của mình. Chuyện cứ vui vẻ như một buổi liên hoan mừng người đi xa về. Cuối cùng, bí thư chi bộ nhắc các đảng viên được phân công giúp đỡ người ngoài Đảng, hoàn thành việc thẩm tra lý lịch, chuẩn bị báo cáo chi bộ vào kỳ họp tới. Dĩ nhiên, với nội dung cuộc họp hôm nay, không có chỗ cho tiết mục đọc "thông báo nội bộ".

Ông Hoè biết, trong cơ chế thị trường hiện nay, kinh tế tư nhân, các nhà doanh nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào mục tiêu dân giầu nước mạnh.

Ông cố loại khỏi kho từ vựng của mình những từ ngữ như con buôn", "bọn con buôn", "tâm lý con buôn", "tính toán kiểu con buôn", "đầu óc con buôn"… Nhưng ông vẫn thích hình ảnh thằng con trai, chững chạc trong bộ quân phục, quân hàm, quân hiệu tề chỉnh, hơn là thấy nó sang trọng với bộ complet, cravat của một doanh nhân. Ông còn chưa biết trả lời nó thế nào, thì nó đã lại hành ông bằng một câu hỏi nữa:

- Con làm đơn xin ra Đảng, đồng chí cán bộ tổ chức sau khi hỏi chuyện con rất lâu, lại bảo con nên viết là xin nghỉ sinh hoạt Đảng. Con bảo thế thì tôi cũng giống các cụ nghỉ hưu già yếu quá, hay không có điều kiện đóng Đảng phí nữa à? Đồng chí ấy không biết nên thế nào. Thành thử mấy tháng rồi con vẫn không được trả lời. Con nghĩ, vào Đảng, con làm đơn tự nguyện, bây giờ xin ra con cũng làm đơn đàng hoàng, thì tổ chức phải trả lời chứ. Xin vào có quyết định kết nạp, thì xin ra cũng nên có quyết định cho ra mới phải. Mấu chốt là lý do xin ra, con đã ghi rõ trong kia mà, chứ có phải mình chán Đảng, mình xin ra. Con cũng đã ghi trong đơn nguyện vọng được giữ đảng, như kỷ niệm đẹp của một thời sóng đẹp, với quân hiệu, quân hàm, huân chương, suốt thời trai trẻ trong quân ngũ, để con cháu ông có thể tự hào nói với bạn bè rằng, bố tao, ông tao đã từng là một người lính cầm súng bảo vệ Tổ quốc, từng là một Đảng viên Cộng sản đấy nhé.

Ông Hoè vẫn có thói quen ghi vào tổ công tác như một thứ nhật ký. Đêm ấy, sau khi nói chuyện với con ông viết: "Cái ác là những chuyện con mình nói đều là sự thật, đều đúng. Ở chi bộ phường mình sinh hoạt có khác gì? Mình không biết phải trả lời nó thế nào?"

Thời gian công tác ở cơ quan kinh tế thành phố không lâu, chỉ gần hai năm, nhưng đã giúp Lê Đại nắm được những mối quan hệ quan trọng, cả trong và ngoài nước. Điều có ý nghĩa nhất là, anh hiểu được cách làm ăn thời buổi kinh tế thị trường. Tối về, đọc sách đến khuya, để trang bị cho mình những kiến thức mà mình thiếu hụt trong những năm còn sống trong quân ngũ, tuy cũng có dính dáng đến kinh tế, đến hàng hoá, vật tư tiền bạc, nhưng đấy chưa phải là hạch toán kinh doanh thật sự. Còn điều này nữa, anh vừa công tác, vừa tư tác tức là ngầm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc sẽ rời khỏi cơ quan này, lập công ty riêng. Anh lặng lẽ chuẩn bị những thủ tục cần thiết. Lặng lẽ xây dựng những quan hệ làm ăn cho công ty mình. Trong một chuyến đi công tác Liên bang Nga, vô tình anh gặp một chiến sĩ cũ của đại đội 3, tiểu đoàn mình:

- Thủ trưởng là thủ trưởng Lê Đại, đúng không nào?

- Cậu ở đâu sao biết tên tôi?

Anh ta dập gót giầy, đứng thẳng, ngực ưỡn theo đúng tác phong quân nhân khi đứng trước thủ trưởng, giọng rắn rỏi:

- Báo cáo tiểu đoàn trưởng, tôi, hạ sĩ Nguyễn Bình, quản ca đại đội 3, không có lệnh đồng chí cũng cứ có mặt. Đồng chí không yêu cầu, nhưng tôi cứ báo cáo và sẵn sàng chịu kỷ luật, vì trước đây mấy năm, tôi đã chỉ huy một cuộc đột kích "bắt sống" mớ quần áo lót của các thím văn công sư đoàn về biểu diễn phục vụ đơn vị. Báo cáo hết! À, chưa hết. Tôi sẵn sàng phục vụ đồng chí trong mọi điều kiện có thể! Giờ thì báo cáo hết thật.

Hai người ôm nhau, như những người bạn chí cốt.

Bình ra quân, đi xuất khẩu lao động, rồi ở lại làm ăn, giờ lưng vốn đã khá. Đại thì chân ướt chân ráo mới sang, lạ nước lạ cái, giờ gặp người quen ở nơi đất khách quê người này, lại cùng đơn vị thì mừng lắm. Bình xưng hô như thế, để nhớ lại một thời sướng khổ, buồn vui trong quân ngũ, đã bị bao nhiêu tính toán, lo toan hằng ngày khoả lấp, nhờ cuộc gặp này mới sống lại.

- Thế ra cậu đầu têu cái trò nghịch ngợm ấy à? Thế mà hồi ấy tay chính trị viên đại đội cậu chịu chết. Tài thật đấy! Vợ con rồi chứ?

- Tài quá đi chứ! Tất nhiên, nếu các tay trinh sát hình sự sư đoàn mà về thì chả thoát được, nhưng em bảo chúng nó, chả ai "hình sự hoá" một việc như thế đâu thiên hạ cười thối mũi. Em tính toán cẩn thận, chọn một cậu nhỏ con, nhanh nhẹn bò qua một ngách hàng rào, đã được banh cho rộng ra từ chiều. "Nếu không kéo xuống được thì thôi, bỏ của chạy lấy người". "Sao lại không kéo xuống được?" - Một tay trong nhóm cãi. Em quay lại "Mày ngu lâu thế, ăn trộm cũng phải có một tí thông minh đấy, không thì xôi hỏng bỏng không bố ạ! Các mợ ấy mà cẩn thận cài khuy cho gió khỏi bay, thì mày đứng lên, lần tìm khuy mà mở từng cái ra chắc? Hay là giật thật mạnh cho đứt khuy để dây thép nó rung bần bật lên cho vệ binh nó bắt sống tại trận, hả?" Tay kia vẫn không chịu: "Ừ thì xu chiêng có khuy chứ quần lót cũng có khuy à?" - "Tiên sư bố. Bố lý sự vừa chứ? Thì tao chỉ bảo nếu không kéo được thì bỏ, nghĩa là cái gì kéo được thì kéo thôi chứ! Rất may là, kéo cái nào, được cái ấy. Được cả mớ. Chiến lợi phẩm được mang ra vùi ngay trong hố cát đã được bới sẵn. Em chả dại gì mang về doanh trại, chỉ chia nhau làm của riêng, để nhìn ngắm và tưởng tượng, đưa lên mũi hít hà chút hơi hướng phụ nữ còn sót lại, mà thật ra nắng mưa và cát khô đã hút chả còn mấy chút hơi hướng gì.

Ái dà, cái thời bao cấp ấy sao mà khổ thế không biết. Trước hôm anh về một bữa, chúng em còn ăn phải… Rau cải luộc vớt ra rổ rồi, chấm nước muối rồi. Gắp lên bát mình rồi, sắp đưa lên mồm mới phát hiện ra, anh có biết gì không? Bình rùng mình một cái -… một cục phân tươi bằng hạt ngô, bị rắt vào mấy cái cuống sát gốc. Phân bắc, lẽ ra phải ủ cho hoại mới bón, đằng này, đi xin về, phân tươi, bọn em cứ thế pha với nước thải tưới ngay cho cải…

Đại lắc đầu mấy cái liền. Anh biết chiến sĩ của mình ăn uống kham khổ, nên lúc ấy mới nảy ra cái chuyện đi buôn để cải thiện bữa ăn cho họ. Anh đã mắng như tát nước vào mặt một tay trung đội trưởng khi bắt gặp một chiến sĩ vi phạm kỷ luật, bị anh ta nhốt vào côngtennơ suốt một ngày nắng như đổ lửa. "Anh có mắc khuyết điểm bao giờ không? Có ai nhốt anh như thế không, mà anh hành lính thế? Nó có bằng em anh ở nhà không? Anh có đối xử với em anh như thế không? Cậy một tí quyền lực chứ gì? Thế bây giờ tôi lại nhốt anh vào đấy vì anh đã nhốt lính cho anh xem nhé? Nó mà kiện là anh ra toà án binh đấy. Hiểu chưa?"

Đại mới ra quân nên mọi chuyện trong quân ngũ cỏn mới nguyên. Bình thì hỏi thăm các cán bộ đại đội ngày ấy, bây giờ ra sao, ai lên tá, lên tướng rồi, em chả gặp lại ai đơn vị cũ. Bọn lính tráng chúng em, một số sang đây lao động, nhưng ở rải rác các thành phố khác. Ít gặp nhau lắm!

Họ ăn với nhau một bữa, ngủ với nhau một đêm.

Đại hỏi:

- Chuyện vợ con thế nào? Nãy tớ hỏi, cậu chưa trả lời.

- Em cũng có một cô bạn gái.

- Bạn hay người yêu?

- Người yêu!

- Thế đã đã sống với nhau chưa?

Trong bụng Đại đình nói "đã ngủ với nhau chưa", nhưng thấy nó thô quá mới nói vậy. Hỏi sống sượng như thế, bởi anh nghĩ, tay này đã đầu têu chuyện trộm áo xống, thì hẳn cũng phải mót cái chuyện kia lắm. Bình thẳng thắn bộc bạch.

Giữa xứ sở tuyết trắng xa tít tín tịt nào hai gã đàn ông càng dễ dàng chia xẻ chuyện đàn ông của nhau.

Sống rồi chứ! Cỗ bày tận miệng, mỡ để miệng mèo, không ăn có mà ngu. Chỉ có thằng nào bất lực mới tỏ ra lịch sự.

Đơn vị em, có một thằng trông hay lắm, đâu như người bên Thái Bình, tốt mã lắm, lao động cũng được, mà buôn bán tích cóp cũng khá. Mấy cô cùng đơn vị đều sán đến, trong đó có cả một cô gái tóc vàng rơm nếp quê em. Ôm ấp, khiêu vũ, nhảy nhót, rồi đưa nhau ra chỗ khuất, đương nhiên là để hôn hít sờ mó, phải không anh? Tay nào máu lên, còn dám "chiến đấu" tại trận: Thế mà thằng cha lại chả làm gì? Chỉ hôn qua loa, "vùng trời" cũng chả "trinh sát" mà "vùng biển" cũng không "xâm phạm" thì là thế nào? Chinh cái cô tóc vàng rơm nếp táo tợn đã hành động, như một người lính trinh sát can đảm nhất. Cô ta liền đưa tay xuống tiếp cận mục tiêu. Tưởng nắm được quả chuối tiêu đẫy tay, ai ngờ chỉ thấy bằng quả ớt chỉ thiên, mà lại là ót chỉ thiên điếc. Có chán không? Hôm sau, cô ta nói với mấy cô bạn cùng phân xưởng, mà cô ta thấy rõ, vẫn đầu mày cuối mắt với thằng cha này: "Đừng hy vọng gì nó, phí công. Tao đã dũng cảm thám hiểm rồi. Không có gì cho tụi mình đâu. Nó mãi mãi là thằng bé to xác, cả đời chỉ biết vú mẹ thôi, không biết vú người yêu đâu. Trưa nay, chúng mày phải chiêu đãi tao, vì tối qua tao đã có công tìm ra sự thật, để chúng mày khỏi mất công vô ích". Cả bọn con gái đồng thanh "hua ra" ầm lên.

- Cậu kể cho tớ nghe về cô người yêu cậu xem nào!

Bình phấn chấn hẳn lên:

- Hay! Rất hay! Không thật xinh, nhưng duyên chìm, duyên nổi có cả! Hấp dẫn lắm.

- Thế sao không cưới, rồi hãy đi cho nó chắc ăn?

Bình cười vô tứ.

- Ối giời! Em chả dại! Hồi ấy mà thủ trưởng xui dại em thế, em cũng cóc có nghe đâu nhớ. Nó cũng đòi cưới đòi có con. Nhưng em lính nát nước ra rồi. Cô yêu tôi thì cô cho tôi. Tôi yêu cô thì tôi cho cô. Hai bên cho nhau, sòng phẳng. Vì cả hai bên đều được sướng cơ mà. Đâu phải chỉ mình tôi? Còn chuyện có con, chuyện cưới xin, khoan khoan đã! Từ từ đã! Xa nhau là một thử thách lớn, nếu vượt qua được thì tốt quá! Nếu không vượt qua được thì cũng coi là một kỷ niệm đẹp. Có thể tiếc mà cũng có thể không. Thế nhỡ ở nhà nó lăng nhăng, lằng nhằng thì sao? Mình về giải quyết thế nào? Bỏ thì thương mà ương thì tội, còn con mình nữa. Lôi thôi lắm anh ạ! Lại còn tài sản nữa chứ. Mình làm được đồng nào, tích cóp được thùng hàng gửi về. Gửi cho ai? Cho bố mẹ? Hay cho vợ? Đều là chuyện đau đầu. Gửi cho bố mẹ thì vợ giận, gửi cho vợ thì bố mẹ không bằng lòng. Nhất là khi nó lại không chịu được cảnh cô đơn, nó đem của mồ hôi nước mắt của mình cho thằng chó nào, thì có khác gỉ mình ký ca ký cóp cho cái thằng chó dái ấy nó tha. Em chả dại!

- Thế ở bên này, có cô bạn nào không?

- Anh hỏi đúng đấy. Tất cả chỉ là bạn. Bạn làm ăn. Cũng có thể là bạn tình. Em chung thuỷ với người em yêu. Nhưng không chung tình được. Xa xôi cách trở thế này. Cô đơn thế này, mà mỡ cứ đưa đến rước miệng mèo: Em có bất lực như thằng cha thái lọ, Thái Bình kia đâu mà bỏ qua được? Thế nên, nói thật với anh, cũng có bạn tình. Mà không phải là một đâu. Giúp đỡ chị em thôi Không gắn bó gì. Mình cũng cân bằng được dương âm. Mà nó cũng cân bằng được âm dương. Hoà cả làng. Có đi có lại sòng phẳng. Chẳng ai nợ nần ai. Em nói thật nhé. Chính cái cô tóc vàng rơm nếp cũng là bạn tình của em đấy. Bọn này rất rõ ràng, sòng phẳng, cũng như em, rất sòng phẳng, rõ ràng. Nó bảo: "Tao thích mày, vì mày lao động giỏi, khâm phục lắm. Nhưng tao muốn làm tình với mày, xem đàn ông Việt Nam thế nào". Xong trận chiến đấu đầu tiên, nó bảo: "Khá lắm, thích lắm, đã lắm… thỉnh thoảng nhé!"

Mà nói thật với anh, em cũng rất thích nó. Em làm cho nó một trận mê tơi, đã đời, để nó biết, lính của thủ trưởng Đại không chỉ anh dũng trên chiến trường, mà còn anh dũng, ngoan cường, dẻo dai trên sân vận động hàng chiếu nữa kia! Nói tếu cho vui thế thôi. Anh thì còn đánh nhau thời chống Mỹ. Chứ bọn em, giải phóng xong miền Nam mới đi lính nghĩa vụ thì đánh đấm gì đâu.

Cái chuyện đàn ông, đàn bà thì huyên thuyên cả ngày được anh ạ. Thôi, bây giờ đến lượt anh. Vợ con anh thế nào. Nghe đồn vợ anh xinh lắm, chiều chuộng anh lắm phải không?

- Ư vợ tớ xinh lắm, chiều tớ lắm…

Bình chen ngang:

- Mà anh lại là bộ đội. Lại không ở bên chị ấy thường xuyên. Sai lầm! A không! Có thể là sai lầm thôi. Vẫn có những người phụ nữ tuyệt vời cả về nhan sắc lẫn đức độ chứ.

Lê Đại nghĩ bụng. Cái thằng khôn ngoan ra phết. Những cái đó, nó phải tự rút ra từ cuộc đời.

Quân đội chỉ có thể dạy nó, cách sử dụng vũ khí, cách đánh giặc, bản lĩnh đánh giặc và tính kỷ luật, tính tổ chức, tính tập thể, tính đồng đột chứ ai dạy được nó những điều ấy. Mà xem ra nó nghĩ đúng ra phết. Mình ngu ngơ hơn nó nhiều.

Sáng hôm sau dậy muộn. Bên ấy vẫn thức khuya dậy muộn như thế. Chưa kịp vệ sinh cá nhân, Lê Đại nhận được tin dữ từ nhà.

Vợ anh chết vì tai nạn giao thông trên đường đi công tác.

 

Chú thích:

(1) 308 là số hiệu sư đoàn Quân tiên phong.