Luật Đời & Cha Con

Chương 5

Về Cường không mảy may lo lắng bất kỳ điều gì. Ông bà nó làm gì, nó cũng không quan tâm. Bố hắn làm gì ra nhiều tiền cho hắn tiêu, hắn cũng không cần biết. Hắn chỉ cần biết có tiền tiêu cho hôm nay, cho đêm nay. Có tiền bao con bé này là được. Còn ngày mai là việc của ngày mai. Hắn không phải lo. Ông bà, cha mẹ có trách nhiệm lo cho hắn. Lo làm gì cho già người?

Ngồi học mà bụng dạ Cường cứ thấp thỏm không yên. Hắn viết không biết bao lần cái lên Kiều Linh trên mặt giấy trắng tinh mà không chán. Cuối cùng, không nhịn được nữa, hết tiết thứ ba, hắn chuồn. Việc đầu tiên là gọi cho cô bé, áng chừng quãng đường đi, hẹn nửa giờ sau sẽ đến nhà trọ đón. Cô bé nhanh nhẹn leo lên sau chiếc a còng như con mèo con gặp chủ. Thi những gì đã có với nhau tối hôm trước, họ đã chẳng là của nhau, về nguyên tắc rồi sao?

Chiếc xe lao thẳng vào tầng hầm để xe của khách sạn Chiều Tím. Cường kẹp Kiều Linh vào nách, líu ríu lên phòng. Kiều Linh mới cởi xong chiếc khuy áo trên cùng, Cường đã ngăn lại:

- Đừng em. Đấy là việc của anh!

Và hắn từ từ, chậm rãi, thong thả cởi tùng thứ, từ ngoài vào trong. Vừa làm vừa nếm náp mỗi thứ một tí của ngon vật là cứ lồ lộ ra trước mắt, trong tay. Mảnh vải cuối cùng đã tụt khỏi người cô gái, vẫn thong thả, từ tốn hắn bế cô gái, nhẹ đặt lên giường. Đứng trên giường phía chân cô gái, hắn cũng không vội vàng, bắt đầu lần lượt cởi từng thứ trên người mình. Vừa làm, vừa chăm chú quan sát cô. Tấm thân trình nguyên, mơn mởn, rạo rực, đắm đuối nhìn hắn, căng lên chờ đợi.

Đến lúc ấy hắn mới nhập cuộc.

Động tác ấy, thái độ ấy chứng tỏ hắn hết sức lành sỏi trong nghệ thuật làm tình. Mà hắn mới là sinh viên năm thứ tư. Nhưng cách đấy sáu bảy năm, khi còn học lớp 10, hắn đã lập một chiến tích bất hảo.

Một ngày chủ nhật, lớp Cường đi thăm chùa Thầy ở Sơn Tây. Thầy chủ nhiệm cùng leo núi với cả lớp.

Ông ngồi ở cửa hang Thần, trông chừng bọn trẻ và luôn mồm dặn học trò hết sức cẩn thận khi xuống hang… Bọn con trai bắt đầu tụt xuống. Dưới ấy tối như hũ nút. Đèn pin chỉ le lói như đom đóm đực. Nến chỉ sáng leo lắt. Dây cao su cắt từ lốp ô tô đốt lên khói mờ mịt. Đông người tham quan. Mấy tốp con trai, con gái không rõ ở đâu cũng mạo hiểm mò xuống. Ngồi ở cửa hang, thầy giáo chủ nhiệm đưa mắt ngắm cánh đồng xanh lá mạ như bàn cờ tít dưới chân núi Sài. Bỗng từ dưới hang chui lên mấy cô gái, tóc tai rối bời, quần áo tơi tả, mặt trắng bệch sợ hãi. Ông hốt hoảng, nghĩ đến những bất trắc xảy ra ở dưới ấy. Đã tùng có một em học sinh bị rơi xuống khe trong hang này, phải hai ngày sau, những người được thuê ròng dây xuống mới đưa được xác đứa trẻ xấu số lên. Ông hỏi, không đứa nào chịu nói gì.

Đoán là có chuyện nhăng nhít do học trò mình gây ra. Vào giờ học sáng thứ hai, ông gọi bốn đứa mình nghi ra, gửi mỗi đứa một nơi: phòng bảo vệ, thư viện, phòng thí nghiệm, văn phòng. Cách ly xong, ông bắt đầu cuộc "điều tra xét hỏi". Được một chút thông tin dù le lói ở đứa này, ông liền đến khai thác ở đứa khác. Cuối cùng cũng "dựng lại được hiện trường". Chính Cường đã rỉ tai ba đứa khác cùng lớp. Mỗi đứa đứng cạnh một nữ sinh lạ khi nghe tiếng vỗ tay, cùng đồng loạt dùng mũ nón quạt cho tắt đuốc, nến của bất kỳ ai đứng gần đó. Trong bóng tối nhập nhoạng, khói cao su mù mịt; chúng ôm cứng các cô gái, hai tay lùng sục khắp thân thể đang rẫy rụa của các cô. Việc ấy, trong hoàn cảnh ấy, cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ tội lỗi ấy, nên mấy đứa cũng chỉ bị cảnh cáo toàn trường. Không biết ở một nơi khác, vắng vẻ chắc chắn chúng không chịu dừng lại ở sự thoả mãn nửa chừng như thế.

Bây giờ có tiền, cô bé quá xinh lại cho không hắn thế này. Dại gì mà không tận hưởng thứ của trời cho? Đi chơi gái phải kỳ công lắm và mất cả ngàn đô cũng không thể tìm được một con bé thế này: Hắn không biết rằng chẳng ai cho không ai bao giờ. Ngay lần đầu tiên làm tình với Kiều Linh ở khách sạn Chiều Tím cô ta đã chỉ vào vết đỏ loang trên tấm vải trải giường trắng tinh, nói một câu mà lúc ấy, vì quá sướng, hắn không hiểu hết ý tứ. "Em tặng anh tấm thân trinh bạch của đợi em đấy, anh ạ". Hắn cũng không để ý, khi xuống cầu thang, Kiều Linh lại bảo quên cái gì đó, chạy lên, rồi xuống ngay. Trong khoảng chực ngày sau đó, gần như hôm nào, khi thì ban ngày, khi thì tối, hắn cũng cắp cô bé vào nhà nghỉ. Cho đến một hôm, Cường đã cởi hết quần áo của cả cô bé và của mình, chuẩn bị nhập cuộc thì cô bé ngăn lại:

- Em muốn nói với anh việc này.

Cơn thèm đã lên đến đỉnh điểm, hắn không muốn hoãn cái sự sung sướng lại, nên tặc lưỡi:

- Gì thì gì, cho anh sướng cái đã.

Kiều Linh:.

- Ngày nào cũng sướng đến mấy lần mà chưa chán à?

- Không chán mới lạ, em tuyệt vời thật đấy.

Cô bé chưa chiều ngay mà giữ tay giữ chân hắn lại nói bằng được:

- Anh phải cho em đi học một lớp vi tính, một lớp tiếng Anh nữa.

Hắn làm cái tặc lưỡi:

- Chuyện nhỏ như con thỏ, không có vấn đề gì!

Với khả năng tài chính của mình, hắn giải quyết hai việc ấy ngon ơ. Kiều Linh tỏ ra rất chăm chỉ và sáng dạ. Lần nào gặp nhau, cô cũng hỏi hắn về bài vở, phát âm cho hắn nghe, để hắn sửa, uốn nắn, đọc mẫu cho cô đọc theo. Một hôm, lúc Kiều Linh đứng trước gương sửa sang mái tóc trước khi ra về, Lê Cường thì đứng phía sau, nhìn cô gái trong ương, ôm chặt tấm thân thon thả, tì cằm vào đầu tóc cô day day. Cô nhận xét:

- Xem cái cách anh vứt quần ảo, giầy dép, túi, cặp thì thấy phòng anh ở nhà, chắc là bừa bãi, luộm thuộm lắm. Đúng không nào? Anh đưa em về, xem em phán đoán có đúng không nhé!

- Công nhận là em phán đoán giỏi. Về thì về!

Gặp ai, Kiều Linh cũng lễ phép chào. Cường giới thiệu cô là em thằng bạn thân, cửa phòng vừa mới mở ra, cô bé đã reo lên:

- Úi giời! Chả khác gì chuồng lợn nái sắp đến ngày đẻ.

Cô gập chăn, tháo chiếc màn còn treo ba góc, cốt lấy chỗ chui ra, chui vào, rũ cho bớt bụi bặm, gập lại.

- Bao nhiêu lâu chưa giặt màn anh có nhớ không?

- Nhớ làm gì cho già người!

- Gớm quần áo mặc rồi mà anh treo lẫn lộn với cái sạch à? Bẩn thế ông tướng?

Cái bàn học thì chẳng khác gì cái chạn bát nhà quê. Sách vở, giấy bút ngổn ngang, cốc chén lộn xộn. Mấy cuốn tạp chí người mẫu, thời trang la liệt… Dưới gầm giường mấy đôi giầy dép bẩn thỉu, chiếc quay vào, chiếc chổng ra. Kiều Linh sắp xếp, dọn dẹp đến đâu, lại lau chùi đến đó. Gần hai tiếng đồng hồ sau, căn phòng khác hẳn. Bàn tay con gái nhúng vào có khác. Cô gái ngồi xuống giường nhìn xung quanh một lượt:

- Còn giá sách nữa, hôm nào em sẽ sắp xếp lại cho anh. Ai lại cuốn thì chìa ra, cuốn thụt vào, cuốn quay lên, cuốn quay xuống. Muốn đọc là cứ phải vẹo đầu bên này, vẹo cổ bên kia. Anh sắp xếp theo đề tài hay theo khổ sách mà em không tìm ra quy luật?

- Quy luật gì đâu, tiện tay thì ấn vào thế thôi. Ngăn nắp, mất nhiều thời giờ làm gì cho nó già người đi!

Bây giờ, cái giường bỗng chốc trở nên rộng thênh thang.

Cường ngồi xuống bên cô gái, quàng tay lên vai cô rồi như tiện tay, theo thói quen, hay cơn thèm lại cồn lên,. hắn bửa ngửa cô ra giường. Không hiểu sao, không thong thả như lần đầu chiếm đoạt, mà hấp tấp lột quần áo cô ra… Sau những giây thở gấp, nhịp thở Cường đã trở lại đều đều, hắn chống tay định ngồi dậy thì Kiều Linh càng quặp chặt đôi chân trần quanh người hắn. Hai tay bắt chặt vào nhau như chiếc gông khoá chặt, để Cường dán chặt trên bụng mình:

- Yên nào anh, để em tận hưởng giây phút hạnh phúc trên chiếc giường của anh,… trong côn phòng của anh. Những lần trước, ở những nơi khác, em không có cảm giác sung sướng hạnh phúc như lần này. Ngoan nào, ngủ đi anh. Cứ thế này mà ngủ. Em hạnh phức lắm…

Hai đứa nằm như thế lâu lắm. Cường đã thiếp đi.

Thình lình, cánh cửa bật mở.

Bà mẹ Cường đứng sững trước cửa phòng. Bà không ngạc nhiên, không la hét, chửi mắng. Bà nhìn hai đứa lóng ngóng mặc áo quản. Không nói, không rằng. Không sập cửa, quay ra.

Tối ấy, bà gọi Cường vào phòng hỏi chuyện. Cuộc đối thoại giữa hai mẹ con diễn ra thế này:

- Con kiếm đâu ra con bé ấy thế? Trông thì được đấy Nhưng người và nết có đi đôi với nhau không?

- Con chả phải tìm kiếm gì. Nó thích con thi theo. Thế thôi!

- Thế con định thế nào?

- Con chả định thế nào cả!

- Chả định thế nào mà đã lôi nhau về nhà, lôi nhau lên giường.

- Nghĩ làm gì cho nó già người đi cơ chứ? Tình cho không biếu không mà mẹ!

- Này, con vứt cái lý thuyết rởm ấy đi. Không ai cho không ai cái gì đâu con ạ. Mày liệu mà giữ gìn, để nó chửa là lôi thôi đấy.

Nói xong câu ấy, bà đứng dậy, ra chiều câu chuyện đã xong. Cường về phòng mình. Bà nhìn đồng hồ, hấp tấp đóng cửa.

Bà vội đến với người tình của bà.

Trong cơ quan, Việt là người Thuỵ Miên nể phục nhất. Sự vững vàng về chuyên môn, sự đứng đắn về nhận thức, nhất là thái độ đứng đắn, đàng hoang tự lin, đặt anh vào một đẳng cấp khác, vượt lên hẳn cán bộ toàn cơ quan.

Cuộc vui nào trong cơ quan có Thuỵ Miên tham gia đều sôi nổi hẳn lên. Giọng nữ cao trong trẻo làm cho không khí hào hứng ngay, nóng lên, trẻ lại, lôi cuốn mọi người. Nó đánh thức phần vui nhộn vốn có trong mỗi người, bị công việc và các mối quan hệ che lấp, chôn vùi. Không khoe giọng, chị muốn mỗi người đều giao hoà niềm vui sống với nhau, nên lấy giọng một bài, khi hát lên ai nấy đều muốn trải lòng trước bạn bè:

"Rừng núi giang tay nối lời biển xa

Ta di, vòng tay lớn mãi, để nối sơn hà…"

Chính trong không khí ấy, đã có lần, Việt hát một bài từ thời kháng chiến chống Pháp, làm Thuỵ Miên sững sờ. Giọng anh, hoá ra rất được, trầm ấm, tha thiết … "Nơi ấy có cánh đồng tắm nóng vàng tươi, bờ tre, nhà gianh vách mới… Nhà anh có đàn em mắt ngây thơ, má hồng. Những chiều ngồi hát vui trên đồng quê, em gái dắt trâu về…"

Và một lần. Không bao giờ chị quên được. Khi chị mời hát đối, Lời của gió, thì nhiều tiếng hô tên anh.

Anh đứng lên, tự nhiên và tự tin hát rất khớp với chị:

Em có nghe thấy, gió nói gì không?

Anh có nghe thấy, gió nói gì không

Bao nhiêu thương nhớ, gửi vào trong gió…

Gió hãy nói rằng, anh yêu em.

Gió hãy nói rằng, em yêu anh!

Gió hãy nói rằng, ta yêu nhau. Thế thôi!

Chị từng nghe gần như tất cả đàn ông cơ quan ấy những tuổi, ít tuổi, vẫn chị em ngọt xót, hễ có dịp đều buông lời khen nịnh đầy dụng ý. Chỉ có anh là không bao giờ khen. Nhưng đôi mắt thì khen hết lời…

Hôm ấy, cả cơ quan đi đưa đám thân mẫu anh trưởng phòng Hành chính Tổng hợp. Thuỵ Miên ra, thì xe đã chật. Anh vừa dắt xe ra, thấy thế bảo:

- Đi xe máy cho thoải mái. Tôi đảm bảo với cô đến trước ô tô cho mà xem.

Vừa ngồi lên, chiếc xe đã lao vút đi. Chị bảo:

- Gớm anh đi như thanh niên ấy.

- Đi như thanh niên thì nói làm gì. Đường cao tốc, anh phóng hết ga, kịch kim ấy chứ!

Hai người đến trước xe cơ quan, nên tranh thủ vào phúng viếng trước, về trước. Anh lại thích thú phóng xe như một thanh niên say mê tốc độ. Bỗng nhiên phía trước ùn lại. Chả mấy chốc, dòng xe đã đút nút chật cứng đường. Muốn quay lại cũng không được nữa rồi. Trời nóng như đổ lửa. Hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên. Khí thải từ mấy trăm xe máy rùng rùng nổ, chạy gằn từng nửa mét đường nhích dần lên. Quái lạ giá lúc khác thì Miên đã cau có, nhăn nhó, chửi thầm nạn ùn tắc xe như cơm bữa của thành phố. Nhưng bây giờ thì không. Không hể sốt ruột. Cứ yên chí ngồi sau anh. Lưng áo sơ mi anh đã đẫm mồ hôi.

Mùi mồ hôi đàn ông nồng nồng ngầy ngậy. Tự nhiên chị muốn ngồi lâu lâu với anh. Nếu không vì cái nắng quái ác này thì anh tha chị đi đâu cũng được, nhưng nắng quá. Miên nghển cổ lên, miệng sát ngay tai anh:

- Kiếm chỗ nào ngồi uống nước đi anh. Em khát quá rồi!

Anh cũng định bảo thế.

Quán cà phê mang cái tên thật khéo chọn: "Mơ màng".

Mỗi bàn một góc, một thế giới riêng, dù chỉ có vách ngăn thấp. Cốc cam lạnh làm chị tỉnh người. Anh có vẻ sảng khoái sau mấy ngụm bia lạnh. Tự dưng anh nhìn đăm đăm. Ở cơ quan không bao giờ anh nhìn chị như thế mà ý tú hơn, e dè hơn, giữ gìn hơn. Bây giờ thì bạo dạn, không giấu giếm.

- Em biết câu sinh dữ, tử lành chứ. Hôm nay anh với em đi viếng một người chết. Trời lại cho ngồi với nhau thế này… Anh nghĩ là đều lành đấy. Em có thấy may không? Anh lại còn thấy hay là khác.

Thuỵ Miên không trả lời, mà biết trả lời thế nào.

Chỉ biết rất vui. Bỗng nhớ hôm nào, bài "Lời của gió"…

Tay anh ấp lấy tay chị đang bao quanh cốc cam lạnh cho mát. Cử chỉ ấy như một lời tỏ tình. Chị để yên.

Anh dấn thêm một bước nữa:

- Anh đến thăm nhà em nhé!

Anh cầm tay Miên đứng dậy. Chị ngoan ngoãn theo anh như bị Thuỵ Miên. Vừa bước vào nhà anh đã chốt cửa lại, không nói gì. Đôi mắt đã nói tất cả. Sau cái hôn ngạt thở, anh nôn nóng đưa tay xuống hàng khuy áo chị. Miên ngăn bàn tay ấy lại, nhìn vào mắt anh, giao hẹn:

- Không bao giờ, không ở đây, tỏ ra không tôn trọng chồng em đấy nhớ.

Anh ngạc nhiên:

- Sao lại thế được? Anh có lỗi với chồng em cơ mà.

- Không được… trên giường vợ chồng em đây!

- Đúng rồi, ngay sàn này thôi.

Chị lóng ngóng trải chiếu xuống sàn gỗ. Tay run run cởi quần áo, nằm xuống, nhắm nghiền mắt đợi. Mãi chưa thấy gì (sau này mới biết, anh cũng đang ngây người, nên cứ lúng túng với cái thắt lưng), chị giục:

- Yêu em đi!

Anh nhẹ nhàng nằm lên người chị, nhẹ nhàng hôn trán, hôn mắt, hôn má, hôn tai, hôn miệng. Anh hôn miệng chị rất lâu. Rồi anh hôn khắp cơ thể Miên.

Chị phải bảo "thôi, thôi" mấy lần, anh mới ngừng.

Hình như lúc ấy, Miên như con trăn, hết vặn mình bên này lại đến bên kia. Hình như lúc ấy mặt chị nhăn nhó buồn cười lắm, vì mớ dây thần kinh chỗ ấy bị kích thích ghê gớm. Rồi chầm chậm, anh đi vào miền ẩm ướt của Miên. Toàn thân chị tê dại, tưởng chết đến nơi rồi. Sàn nhà gỗ rung lên từng nhịp… Cho đến khi anh dìu Miên đến một miền khác lắm, mới lắm, lạ lắm. Chị chưa từng đến bao giờ… Mãi đến tận lúc ấy, Miên mới biết, có một miền như thế trên cõi đời này:

- Miền cực lạc! Cực hoan! Cực mãn!

Sau giây phút trên cả tuyệt với ấy, chị ngồi bên anh.

Thoả thuê.

Thanh thản.

Thơ thới.

Miên bảo:

- Anh biết không, ở cơ quan mình, em quý anh nhất đấy. Nhưng nói thật nhé, nếu không có buổi giao ban vừa rồi, thì anh không làm em đổ được đâu. Chả phải em, mọi người đều phục anh. Nhưng anh phải đề phòng, tay giám đốc và trưởng phòng Tổ chức cú anh lắm đấy…

Miên dí ngón tay vào vầng trán thông minh, dưới mái tóc bồng bềnh của anh:

- Trông đạo mạo thế này, em không nghĩ là anh dám… làm thế đâu.

Anh cười tếu:

- Nước ta đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà. Đấy là cách hiện đại nhất, mà cũng là cổ điển nhất đấy.

Những ngày sau đó, họ say nhau đến mức, ngay giữa giờ làm việc, cũng đưa mắt ra hiệu, người trước, người sau, rời cơ quan về nhà. Họ làm tình bất kỳ chỗ nào: sàn nhà, gác xép, nhà tắm. Đi dã ngoại thì dưới nước, trên bờ, ngoài bãi ngô… Đến mức trong hậu cung đền thờ Chử Đồng Tử cũng ôm riết lấy nhau. Chị bảo, chỗ thờ thánh thần, các ngài quở phạt, anh cãi, thì chính hai vị này còn khoả thân giữa thanh thiên bạch nhật ở ngay bãi cát bên kia sông đấy thôi. Họ có tự nhiên như cuộc sống thế, thì bây giờ mới có tên là bãi Tự nhiên chứ. Đúng không nào?

Họ gặp nhau hằng ngày ở cơ quan, trong giờ làm việc Nhưng cũng không. mấy ngày là họ không gặp nhau ở chỗ khác. Mà hễ có điều kiện là lại lao vào nhau, kể cả trên giường vợ chồng chị. Không phải là anh không giữ lời cam kết, mà chính chị thấy, giữ như thế cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Và có một lần, do quá ham thành ra bất cẩn, họ vô tình để đứa con trai của chị đi học về sớm trông thấy, dù cả hai chưa mặc xong quần áo.

Chị có ngờ đâu, mình đã vô tình làm hỏng đời nó.

Chị sẽ phải trả giá cho chuyện bất cẩn này.

Trần Kiên mừng hơi sớm.

Phiên họp thường vụ Đảng uỷ.

Những múi thịt dưới làn da bóng nhẫy trên mặt bí thư Đảng uỷ, trong cương vị người chủ trì cuộc họp bình thản. Vẻ quan trọng của quyền lực thể hiện trong dáng ngồi ngả ra phía sau trên cái ghế dựa có tay ngai. Ông chỉ định mấy người phát biểu ý kiến, rồi mời giám đốc phát biểu. Giám đốc biết bí thư bao giờ cũng để cho mọi người nói hết, cuối cùng mới nhấn mạnh một khía cạnh trong ý kiến người này, phát triển một yếu tố trong ý kiến người kia, nghĩa là bằng cách nói của mình, ngôn từ của mình, ông biến nhưng hạt nhân hợp lý trong các ý kiến trước đó thành ý kiến của mình. Và dĩ nhiên, đã họp Đảng thì ý kiến của ông, bí thư, người chủ trì cuộc họp nghiễm nhiên là ý kiến cuối cùng, ý kiến kết luận.

Giám đốc biết rõ bài bản ấy, nên lẽ ra nói ngay chính kiến của mình thì lần này, ông lại lấp lửng:

- Có lẽ trường họp này hơi đặc biệt, chứng ta cùng cân nhắc thận trọng xem nên thế nào cho phải.

Đến lúc ấy, bí thư Đảng uỷ mới ngồi thẳng dậy. Các múi thịt dưới làn da bóng nhẫy trên mặt ông cùng lúc căng lên, làm cho mặt ông như đầy lên, to ra, chứng tỏ ông đang ở trong trạng thái phấn khích cao độ. Thế nhưng ông lại bắt đầu hết sức nhẹ nhàng, thậm chí có vẻ thân mật:

- Thưa các đồng chí. Chúng ta thừa nhận, tuy anh Trần Kiên mới chuyển từ một xí nghiệp ở Hội An vế, nhưng đã sớm làm quen với công việc chúng ta giao cho. Điểu hành sấn xuất đạt năng suất cao nhất nhà máy. Thành tích ấy có phần đóng góp của anh ta. Nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Thành tích gì cũng không thể nằm ngoài sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, của Đảng uỷ. Tôi xin hỏi các đồng chí, ngoài ưu điểm ấy ra, anh ta còn gì nữa không? Không ai trong các đồng chí trả lời được chứ ai? Có đấy. Anh ta rất thích lý sự, mắc bệnh giấy tờ, đặc biệt là thích quyền lực, dựa vào quyền lực của mình để buộc công nhân phải phục tùng mình. Thế sao anh ta không thuyết phục, không giải thích động viên để công nhân ủng hộ mình, mà phải dùng mệnh lệnh, giấy tờ để gây ra những căng thẳng không cần thiết.

Tôi hỏi các đồng chí ngồi ở đây, có đời thuở nhà ai, bí thư đảng uỷ mời lên nói chuyện lại không thèm nói chuyện, bỏ về và tuyên bố: muốn nói chuyện với tôi thì phải để sau giờ làm việc, không thì thôi.

Tôi hỏi các đồng chí ngồi đây, xem có ai trong nhà máy này, bằng tuổi anh ta mà cứ đồng chí với tôi như bằng vai phải lứa không?

Lại phải nói điều này: Một quần chúng đang phấn đấu vào Đảng mà không cho công nhân đi họp chi bộ thì thử hỏi ý thức Đảng ở đâu? Có còn muốn vào Đảng nữa không? Có muốn xây dựng đảng không, hay là muốn phá hoại Đảng?

Cuối cùng, các đồng chí có biết anh ta xuất thân từ đâu không? Từ thành phần giai cấp nào không: Tiểu tư sản, tiểu thương. Cụ thể, bố là giáo viên tiểu học, mẹ bán bún ốc.

Tôi nói xong.

Có đồng chí nào có ý kiến gì nữa không? - im lặng một lát - Nếu không… Bí thư sắp nói - Tôi xin tuyên bố buổi họp kết thúc.

Đúng lúc bí thư sắp nói "tôi xin tuyên bố… " thì giám đốc đứng lên:

- Tôi có ý kiến!

Mọi người đều quay lại nhìn người phát biểu. Bí thư Đảng uỷ miễn cưỡng:

- Vâng mời đồng chí giám đốc.

- Tôi rất chăm chú lắng nghe ý kiến đồng chí bí thư Đảng uỷ. Những ý kiến của đồng chí bí thư đều có phần đúng, nếu nhìn từ góc độ. này. Nhưng nếu nhìn từ góc độ khác thì, vấn đề hình như lại khác. Ý kiến đánh giá anh Trần Kiên thi đúng rồi. Nhưng đừng đơn giản hoá nó đi. Sản xuất là nhiệm vụ cao nhất của chúng ta. Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là thước đo giá trị của nhà máy ta, đội ngũ cán bộ, công nhân ta. Chúng ta có kết nạp được bao nhiêu Đảng viên đi chăng nữa, đã kết nạp được cả 100% cán bộ, kỹ sư, công nhân vào Đảng, mà nhà máy không hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm không được đóng dấu KCS thì cũng chả dám ngẩng mặt lên nhìn ai. Vậy thì những người lao động tiên tiến trong sản xuất phải được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Không kết nạp những người như Trần Kiên thì kết nạp ai?

Phân xưởng Cơ khí Động lực, trước khi anh ta về vào loại gì thì chúng ta biết rồi. Bây giờ nó thế nào, chúng ta biết rồi. Cái quyết định là vai trò điều hành của người phụ trách chứ. Với tất cả sự trung thực của người cộng sản, chúng la phải thừa nhận, không phải nhờ sự lãnh đạo của Chi bộ, của Đảng uỷ, càng không phải của Đảng viên trong phân xưởng ấy: Bác Hồ đã nói đến vai trò quyết định của cán bộ rồi.

Thử hỏi chúng ta đã làm gì giúp anh ấy? Vẫn những con người công nhân ấy, vẫn những máy móc thiết bị, phụ từng ấy. Vẫn những nguyên liệu ấy. Vẫn điện ấy, nước ấy, chỉ tiêu vật tư ấy. Chi với năng lực quản lý của anh ta, năng lực chuyên môn của anh ta mà năng suất lên. Chúng ta đo được, đếm được, sờ được. KCS đóng dấu rồi, chứng ta kiểm tra lại rồi. Có phải thành tích trên giấy đâu. Nói nhờ sự lãnh đạo của Đảng là nói chung, nói tổng thể nhà máy thôi, còn trong trường hợp cụ thể này là không phù hợp.

- Các đồng chí có biết ba Đảng viên công nhân ở hân xưởng ấy nói gì không? Họ bảo, lúc ấy chúng tôi rất cú. Nếu anh ấy không làm căng như thế thì chúng tôi không chịu đâu. Chúng tôi suy nghĩ không được như anh ấy. Anh ấy lo cho cả phân xưởng. Chúng tôi chỉ lo cho bản thân mình. Khi nhận ra điều ấy, chúng tôi mới kiến nghị, chuyển họp chi bộ ra ngoài giờ sản xuất để đảm bảo tám giờ vàng ngọc.

Đồng chí bí thư phê phán anh ta hay lý sự, mắc bệnh… giấy tờ, thích quyền lực. Làm quản lý thì phải dựa vào cơ sở pháp lý chứ. Chỉ dựa vào đạo lý và tâm lý thì làm sao được. Sẽ thành kẻ mị dân thôi, phải không các đồng chí?

Về tâm lý, tôi biết đồng chí bí thư rất sốc khi anh ta xin được nói chuyện ngoài giờ sản xuất. Ai lại đầu giờ làm việc mà triệu người điều hành lên thì chết: người ta rồi còn gì. Chắc nghe báo cáo, đồng chí bực quá nên quên mất rằng anh ta phải điều hành sản xuất chứ không phải làm công việc hành chính, để đấy lên ngay, lúc khác làm cũng được. Còn chuyện xưng hô. Ta quen như gia đình xưng hô theo tuổi tác, và huyết thống. Thật ra, nên xưng hô theo quan hệ hành chính, công việc. Trong giờ làm việc cứ xưng "tôi" là hay nhất, đừng có chú cháu, anh em, nhất là các cô gái. Ở nhà, tôi yêu cầu vợ tôi chỉ được xưng em với các bậc đàn anh trong họ tộc và xưng hô với chồng thôi, chứ ai cũng anh anh, em em như hai người yêu nhau, hay hai vợ chồng ấy. Xưng hô như thế dễ tạo ra tâm lý dè dặt nể nang với người ít tuổi, với phụ nữ, có thể tạo ra thói gia đình, gia trưởng trong người nhiều tuổi, nhất là người lãnh đạo. Đồng chí bí thư có yêu cầu Trần Kiên phải có ý thức Đảng. Đúng, nhưng hơi sớm, hơi cao. Người ta còn đang phấn đấu mà! Vả lại làm sao tách bạch được ý thức đảng ra khỏi ý thức trách nhiệm của người kỹ sư quản lý điều hành trong một con người cụ thể được. Nó phải nhập làm một, không thể phân biệt, không thể tách rời mới biện chứng. Ông Tố Hữu có nói trái tim ông chia ba phần, phần cho Đảng nhiều hơn cả, còn hai phần kia chia đôi, một phần cho thơ và một phần cho vợ, là một cách nói hình ảnh thôi, chứ làm sao chia ngăn, chia ô ra được…

Còn chuyện thành phần. Tôi nghĩ, chả nên nặng nề thế. Trừ bóc lột này, trừ phản động này, trừ có người thân ở hàng ngũ địch trong nguỵ quyền, nguỵ quân miền Nam, hoặc chưa xác minh được rõ ràng thì phải gác lại thôi. Còn tiểu tư sản, tiểu thương thì có làm sao. Cũng nghèo rớt mồng tôi cả thôi mà. Ông cụ tôi năm nay tám ba tuổi, cùng là giáo viên tiểu học từ chế độ cũ.

Đồng chí bí thư Thành uỷ, đã một lần, nhân ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, có đến thăm. Ông nói với bố tôi: "Không có thầy dạy chữ, dạy làm người, thì con không có được ngày hôm nay". Chuyện này báo Đảng đã đưa tin, đăng cả ảnh, các đồng chí biết rồi.

"Đời người, ai chả phải qua trường học. Bất hạnh mới mới không được học. Thì Bác Hồ đã bảo: "Đảng ta phải làm sao cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là gì? Ai dạy chúng ta học hành? Không có thầy đố mày làm nên. Sao lại coi những người như bố tôi là không quan trọng, không cơ bản.

Cũng nhà nước trả lương như chúng ta, sao lại thành tư sản nhỏ được? Cùng một phân xưởng, có anh làm bằng tay, có anh làm bằng đầu thì mới ra được một sản phẩm. Đấy là phân công xã hội, căn cứ vào năng lực của từng người. Ngoài kia, có người cày trên đồng ruộng, có người cày trên trang giấy, có người cày trên bảng đen như bố lôi trước đây, như vợ tôi bây giờ, mỗi người một nghề, con phượng thì múa, con nghê thì cười. Không có người hát, người cười thi sao ra cái xã hội muôn hình vạn trạng này được. Nói thật, tôi hơi tự ái khi đồng chí bí thư đưa thành phần tiểu tư sản của ông bố anh Trần Kiên ra, có ý bảo chúng ta, đây không phải là thành phần cơ bản, phải cân nhắc khi phát triển Đảng. Còn mẹ tôi, cũng tiểu thương như mẹ anh Kiên thôi. Chỉ khác là mẹ anh ấy bán bún ốc, còn mẹ tôi thì bán bún… riêu cua…

Có ai đó cười. Ngừng một lát, giám đốc tiếp:

- Tôi phát biểu như vậy, không phải chỉ là nói lên chính kiến, mà còn là một cách bộc bạch, tâm sự nhiều hơn. Nếu có vô tình động chạm đến đồng chí nào, tôi xin lỗi. Tôi biết có những ý kiến của tôi không lọt tai đồng chí bí thư. Như đã nói, nó như là một sự bộc bạch, tâm sự. Hằng ngày công việc bề bộn, tiện thể, có việc liên quan thi nói thế thôi. Các đồng chí thông cảm.

Các uỷ viên thường vụ, người là bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản, người là thư ký Công đoàn, người là trưởng phòng Tổ chức, người là công nhân chiến sĩ thi đua. Họ nghe hai người nói, thấy ý kiến bí thư Đảng uỷ thì tất nhiên là đúng rồi. Nhưng ý kiến của giám đốc nghe cũng phải quá. Chả biết nên thế nào. Rõ ràng, một bên thì không đồng ý kết nạp, bên kia thì nhiệt liệt ủng hộ. Bây giờ mà biểu quyết thì thật là rầy rà. Biểu quyết thì phải giơ tay. Cái kiểu bỏ phiếu hở thế nào phiền lắm đấy. Giơ tay biểu quyết thế nào là công khai tuyên bố mình đứng về phía nào. Nó đồng nghĩa với sự lựa chọn: anh đứng về phía nào? Nói đứng về phía nào còn là khách quan: chân lý ở phía nào, lẽ phải ở phía nào, ta đứng ở phía ấy. Từ "phía" thật ra chỉ nói phương hướng. Thực chất của phía là phe là phái. Sự thống nhất cao thì không có phe phái nào cả. Muốn có sự thống nhất cao thì phải không có sự mâu thuẫn về quyền lợi. Điều ấy đã khó, nhưng khó hơn là không để xảy ra mâu thuẫn về quyền lực.

Về nhà máy, Lê Hoè dành ra hai ngày tìm hiểu tỷ mỉ, chi tiết xung quanh việc xét kết nạp Trần Kiên. Ông hỏi chuyện nhiều người để hiểu mối quan hệ giữa bí thư và giám đốc. Họ là những người như thế nào? Quá trình công tác ra sao? Ông cố gắng lý giải nguồn gốc sâu xa của mối quan hệ ấy.

Mâu thuẫn trong việc giải quyết việc này lý gì? Có phải là mâu thuẫn giữa họ trong công tác không? Trong quá khứ có gì hiềm khích không? Ông lắng nghe, ghi chép, phân tích. Có một điều trớ trêu là, khi hỏi chuyện bí thư Đảng uỷ, ông mới biết, đây chính là anh đội cải cách trẻ hồi nào đã về làng mình chỉ đạo cải cách ruộng đất và thì ra hắn, cái thằng ti hí mắt lươn, thườn lườn mắt rắn. Chính hắn đã làm cho đời vợ mình không ra gì. Nghĩ thế thôi, chứ ông cũng chả thèm gợi lại chuyện cũ với ông ta.

Sau vụ này, ông còn xin đi thực tế nhiều địa phương khác, nhiều cơ sở khác, đi sâu tìm hiểu mối quan hệ công tác giữa bí thư đảng uỷ và giám đốc các đơn vị kinh tế, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Xem đâu là cái riêng, cái đơn nhất, cái đặc thù? Đâu là cái chung, cái phổ biến? Cứ sau mỗi chuyến đi, ông lại hệ thống, lại lục sách lý luận ra đọc, đối chiếu lý luận với thực tiễn. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tập thể. Điều này thì đã rõ. Nhưng thực tế mấy nơi ông nghiên cứu đều thấy có vấn đề, nó không nặng nề, không nổi cộm như nhà máy này. Nhưng vẫn có.

Hai ông, ông nào cũng có quyền. Về mặt Đảng thì anh là cấp trên của tôi, nhưng về mặt chính quyền, anh lại là phó của tôi. Mỗi anh một mảng, tưởng như tách bạch rất rõ ràng mà vẫn không rõ ràng, bởi cả hai bên đều cùng quản lý những con người cụ thể. Mà ai cũng muốn thể hiện quyền lực của mình, cũng muốn oai, cũng muốn ra oai, cũng muốn ảnh hưởng của mình rộng hơn, cao hơn người kia, thành ra ngấm ngầm ngáng cẫn nhau một cách rất có lý, không ai bắt bẻ được. Anh đồng ý thì tôi phản đối. Anh khen hay thì tôi chê dở. Anh đề xuất việc này thì tôi bảo nên thận trọng. Anh bàn tiến thì tôi bàn lại tôi bảo chậm mà chắc còn hơn nhanh mà nhanh nhẩu đoảng. Mỗi bên lôi kéo một bộ phận quần chúng về phía mình, thế là thành hai phe.

Phải khéo léo lắm mới gợi cho họ nói được. Mà quần chúng thì không phải ai cũng tỉnh táo để không đứng về phía nào. Đứng giữa hai làn đạn là việc cực khó. Mà khi hai bên đã nổ súng thì… chỉ có chết.

Ông lật đi lật lại vấn đề. Vụ này còn là mệt, còn đến tết. Chẳng biết bí thư gác lại đến bao giờ? Chắc chắn sự việc không dừng lại ở đấy đâu. Bây giờ mới chỉ tranh luận, đấu khẩu, thuyết lý. Không biết họ còn giở những trò gì? Một bên cứ lập trường Đảng mà phán. Một bên cứ lập trưởng chuyên môn mà khen. Bên chuyên môn thì phải dùng chuyên môn mà xem xét đánh giá chứ. Thế thì giám đốc làm cả đi xem nào? Làm cả là làm cả thế nào? Tức là giám đốc kiêm bí thư Đảng uỷ có được không? Thế thì làm thế nào được? Sao không được? Thì công tác Đảng vẫn có một văn phòng lo liệu. Chỉ cần bí thư quyết định những vấn đề quan trọng thôi, còn văn phòng chuyên trách làm những việc cụ thể ở một đơn vị sản xuất thì bất kỳ công việc gián tiếp nào, phòng ban nào cũng phải phục vụ cho việc sản xuất. Việc quyết định một nhiệm vụ sản xuất, nhất là kinh doanh, có cơ hội của nó. Cần quyết định nhanh, chính xác… Cái gì cũng đem ra bộ tứ (Đảng, Chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên) để bàn, nếu thống nhất thì tốt nhất rồi, nếu giám đốc với bí thư như răng với môi thì nhất rồi. Đằng này á? Cứ ông chẳng bà chuộc, như cỗ xe tứ mã, mỗi ngựa kéo về một phía, hoặc hai phía thôi cũng đủ chết rồi. Hoặc răng cứ nhè cắn vào môi thì còn chết nữa.

Thế nếu quy về một mối?

Ông tự đặt ra câu hỏi, rồi tự trả lời. Nhưng không đủ tự tin. Chưa có cơ sở thực tiễn để kiểm chứng. Mà một cơ chế đã ổn định, vận hành từ bao nhiêu năm nay, nó phải có cơ sở lý luận của nó chứ? Thay đổi sao được.

Hay xin làm thử ở đâu đó rồi rút kinh nghiệm xem sao?

Ông dè dặt báo cáo miệng với một đồng chí cán bộ cao cấp bên tổ chức. Đồng chí ấy nghe xong gật gù:

- Có vẻ được đấy! Cậu báo cáo với các đồng chí lãnh đạo bên ấy, tiếp tục đi sâu tìm hiểu ở một số đơn vị khác, trên các lĩnh vực khác nhau, ở nhiều vùng khác nhau xem thế nào. Bên cậu chú ý đi sâu về mặt tư tưởng. Bên này cũng sẽ tổ chức một số đoàn nghiên cứu thực tế, tập trung vào mặt tổ chức. Có thể tổ chức điều tra xã hội học nữa. Rồi tổ chức báo cáo thực tế các chuyến đi sẽ hội thảo khoa học, với các quy mô khác nhau, ở một số lĩnh vực khác nhau, khu vực khác nhau… Rồi mới làm báo cáo lên trên được. Khi nào được bật đèn xanh thì mới làm đề án thực hiện.

Hoè được tham gia tất cả các hoạt động ấy.

Đấy là thời kỳ đắc ý nhất trong cuộc đời ông. Sau này, khi Trung ương quyết định chính thức, ở các đơn vị kinh tế, sản xuất, kinh doanh thủ trưởng đơn vị, đồng thời cũng là người đứng đầu tổ chức Đảng của cơ sở đó, Lê Hoè ghi vào sổ công tác: "Vậy là, ngay những cái đã hình thành, đã ổn định trong đời sống, vẫn có thể phải thay đổi, nếu phát hiện ra cái bất hợp lý. Không biết có còn ai phát hiện vấn đề này không, hay chỉ mình ngẫu nhiên phát hiện được trong lần đi phổ biến nghị quyết ở khu nhà.

Đúng ra chuyến đi thực tế ấy, ông còn được một cái lãi nữa. Sau lần gặp đầu tiên ở nhà máy, Trần Kiên có đến nhà ông hỏi ý kiến. Trong lúc ngồi đợi ông về, anh trò chuyện với Thảo Tần - con gái ông, cô giáo cấp 3. Từ đó hai người bí mật hẹn hò nhau sau lưng ông mà ông không hay biết. Đến khi mọi chuyện xong xuôi, Kiên được đề bạt phó giám đốc rồi, Tần mới xin phép cho người yêu ra mắt bố mẹ. Ông Hoè bị bất ngờ, lên giọng chỉ huy quân sự quát đùa: "Á à, thằng này giỏi! Lợi dụng tao đang bận chi viện cho chính mặt trận của mày, mày tập kích hậu phương tao, bắt sống con gái tao phải không?" Đó là chuyện của nhiều năm sau.

Còn bây giờ, ta hãy quay lại với cuộc họp của Ban thường vụ Đảng uỷ nhà máy.

Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Văn Hải hết sức tập trung tư tưởng nghe giám đốc phát biểu ý kiến.

Thỉnh thoảng lại thấy ông viết cái gì đó vào sổ tay.

Thỉnh thoảng ông lạt kín đáo nhếch mép cười.

Thinh thoảng ông lại khẽ gật đầu.

Thỉnh thoảng ông lại khẽ đằng hắng trong cổ họng.

Đố ai đọc được lúc ấy ông đang nghĩ gì?

Cũng như lúc trước, khi ông phát biểu xong, không khí cũng chợt im ắng như phút giây im ắng hiếm hoi giữa hai trận pháo kích ngoài mặt trận.

Lúc này, giám đốc Đinh Ngọc Hội đã phát biểu xong. Không khí cũng im ắng như thế.

Cũng trong một khoảng thời gian như thế. Không dài hơn. Cũng không ngắn hơn.

Ngắn hơn thì chưa đủ để mọi người cảm nhận hết sức nặng tổng hợp ý kiến do người phát biểu mang lại.

Cũng chưa đủ thời gian cho người đối trọng cân nhắc xem nên thế nào.

Dài hơn thì hoá ra để thời gian chết à?

Bởi lẽ, định khoảng lặng sau ý kiến của bí thư Đảng uỷ, không ai khác ngoài giám đốc.

Bởi lẽ, định khoảng lặng sau ý kiến của giám đốc, không ai khác ngoài bí thư Đảng uỷ:

Họ là hai người chỉ huy quen trận mạc, biết rõ sở trường, sơ đoản của nhau. Biết chọn thời điểm tốt nhất để phản pháo.

Đúng đến lúc phải phát biểu, Hải mới cất tấm thân nặng nể của mình lên.

Ông biết mình không đủ sức phản pháo đối phương ngay lúc này. Vả lại, cuộc họp đã kéo quá dài.

Không thể kéo dài thêm.

Phải chuẩn bị ý kiến.

Phải tập hợp lực lượng.

Ông nói thong thả, chậm rãi:

- Đứng như đồng chí giám đốc phát biểu lúc đầu. Đây là trường hợp chúng ta cần bàn bạc, cân nhắc kỹ xem nên quyết định thế nào cho đúng. Tôi đề nghị hãy tạm gác lại. Mời các đồng chí nghỉ.

Từ ngày các cửa hàng lương thực quốc doanh không còn chỗ đứng trong thị trường, bà Phụng thành người thừa. Các nhân viên bán hàng của bà, nhiều người chung vốn thuê lại cửa hàng cửa cơ quan, biến nó thành cửa hàng buôn bản. Buôn gì, bán gì là việc của các cô cứ cuối tháng nộp đủ tiền khoán là được. Tiện cái là các cửa hàng lương thực đều ở ngay mặt phố nên việc kinh doanh cũng thuận tiện. Bà Phụng bỏ việc bán hàng từ lâu, tuổi cũng đã cứng. Hai đứa con đã phương trưởng cả, kinh tế gia đình chả có gì phải lo, vì thế bà nghỉ luôn cho… khoẻ. Nhưng nghỉ mà không có việc gì thế vào thì mụ mị người ra mất. Họ hàng bên nội cũng không có ai ở thành phố này. Bà lấy chồng, nhưng không biết mặt mẹ chồng thế nào, thì nói gì đến việc làm dâu. Ngày mẹ chồng mất, bà chỉ chuẩn bị những thứ cần thiết cho chồng về lo tang mẹ. Thấy vợ không có ý định đi, ông Hoè hỏi thì bà trả lời: "Đám cưới, nhà quê không một ai biết, mà bây giờ em về thì người ta biết em là ai?". Đến khi bà Mận mất, bà Phụng cũng không về. "Làng xóm lại bảo tại em nên anh bỏ vợ, tại em nên chị ấy mới chết".

Hai người lấy nhau không phải vì yêu. Nhận thấy có thể thành vợ thành chồng thì đặt vấn đề tìm hiểu. Thấy có thế chấp nhận được nhau thì báo cáo tổ chức. Không say đắm, không mê muội, chả có gì lãng mạn.

Bà Phụng lại rất nghiệt ngã với quá khứ của chồng, cũng chẳng thích thú với công việc của chồng, nhưng khi đứa con trai đầu lòng ra đời thì bà trở thành một người khác hẳn. Hình như đến lúc ấy bà mới hoàn toàn yên tâm với những gì mình đang có với ông. Lạ cái, cả Lê Đại, con trai đầu và Thảo Tần, cô con gái thứ hai rất may đều không giống gương mặt chữ điền, cặp lông mày lưỡi mác vểnh ngược của bố, cái khuôn mặt hơi gầy hơi sát xương của mẹ. Cả hai anh em đều là sự phát triển những nét chất phác của bố mẹ, thành những nét đẹp tạo hoá ban tặng cho riêng mình.

Nề nếp gia phong gia đình công chức nhỏ thành phố tạo cho bà Phụng cách nuôi dạy con hơn nhiều gia đình cán bộ mới từ ngoài kháng chiến về. Lê Đại thông minh, hoạt bát, được bố hướng theo con đường binh nghiệp. Thảo Tần, cả người lẫn nết đều toát lên cái vẻ nền nã khuôn phép, mực thước của con nhà gia giáo.

Lê Đại vào trường thiếu sinh quân, ông Hoè thường xuyên thư từ với con. Cái chết tức tưởi của anh con trai đầu Lê Hồi cứ dằn vặt ông, theo ông suốt đời. Vì nỗi ân hận ấy mà ông có ý thức hơn với Lê Đại, như để vớt vát lại lỗi lầm mà ông đã không làm với Hồi. Vì thế, hai bố con có thể trao đổi được mọi chuyện như hai người bạn.

Điều này không có được ở mẹ con bà Phụng - Thảo Tần. Bà Phụng dạy con gái đủ điều về nữ công gia chánh, nhưng mẹ con không tâm tình được như chị em, bè bạn. Bố lại không hiểu tâm lý con gái, thỉnh thoảng lại định hướng, lại xác định lập trường tư tưởng động cơ học tập, động cơ phấn đấu vào Đoàn nên Thảo Tần cứng cỏi, kín đáo ít bộc lộ với bố mẹ.

Ông Hoè đã nhận ra cái đanh đá cá cầy của vợ ngay từ khi tìm hiểu. Nhưng được cái, vợ ông biết chăm chút con cái, chăm chút đến bữa cơm gia đình. Nhờ tài xoay xoả và nấu nướng của bà, ông mới biết đến vị ngon của bữa cơm gia đình mà quãng đời ăn tập thể ở bộ đội trước đây, và sau đó ở cơ quan không bao giờ ông được hưởng.

Hằng ngày, đọc báo với ông là miếng cơm, ngụm nước, không thể thiếu được. Nó cho ông những thông tin quan trọng để ông minh hoạ cho đường lối chinh sách của đảng mỗi khi nói chuyện nghị quyết. Bà vợ, trái lại không bao giờ quan tâm tới thông tin. Nói thế cũng oan. Đúng ra là bà chỉ quan tâm tới những thông tin liên quan đến cuộc sống của bà, gia đình bà. Nhưng là liên quan trực tiếp, chứ xa xôi quá cũng không cần biết. Và chỉ là thông tin qua đường dây truyền khẩu của đám bạn nữ với nhau.

Bà chỉ cầm lấy tờ báo xem, khi đó là những ảnh, những chuyện về thời trang, về các diễn viên, người mẫu v.v… Bà mê mải ngắm họ, sao mà chúng nó đẹp thế nhỉ. Nó mặc kiểu gì cũng đẹp mới lạ chứ. Tuy vậy, bà lại chúa ghét họ ở ngoài đời. Nhà bà ở trong một cái xóm nhỏ, ăn thông ra đường Nguyễn Huệ. Cũng lạ, giữa khu trung tâm của thành phố Thanh Hoa này có duy nhất một địa danh mang tên xóm - xóm Trúc. Tình cờ bà gặp cô người mẫu nổi tiếng Cẩm Thuý đi chợ về, mở khoá cổng ngôi biệt thự bên số lẻ. Cô mới dọn đến chưa lâu. Nhìn mỗi bước đặt gót giầy cao gót đàng hoàng tự tin của tấm lưng thẳng thớm, đôi mắt kiêu hãnh nhìn thẳng, ai cũng khen đẹp thì bà lại dè bỉu:

- Ngữ này chỉ có mà lấy tây. Cao như cái sào giã ấy. Con trai người mình, ai dám rước?" Nhận xét ấy cũng có thể đúng Nhưng cái giọng khinh khi miệt thị của bà thì… ghẽ người.

Trong câu chuyện buôn dưa lê với một bà bạn, bà đem nhận xét ấy ra kể thì bà kia bảo: "Thì đúng thế chứ sao. Bây giờ lấy Tây là chuyện bình thường. Hoặc là người ta quốc tịch Tây. Nhưng mà này, thôi không nói chuyện người mẫu nữa. Nó muốn lấy đứa nào thì lấy, việc gì đến bọn gái già chúng mình. Có một chuyện hay lắm, bí mật lắm, không nói qua điện thoại được đâu. Lúc nào mình đến tôi đi!"

Cẩm Thuý chính là con gái út của bà Cẩm Ly, cô diễn viên múa đã bị bà Phụng làm cho khóc mếu khi đến cửa hàng bà mua mì sợi độ nào. Nhưng cả bà Phụng và bà Cẩm Ly chưa lần nào chạm trán nhau.

Nếu có, chắc gì họ đã nhớ. Thời gian vô tình đã chôn chặt bao nhiêu thù hận. Nếu không có nó, nếu cứ phải tính sổ với nhau thì không biết cuộc đời sẽ rắc rối đến thế nào.

Bà đem chuyện bà bạn nói, bảo ông tìm hiểu xem thực hư thế nào. Và hôm nay bà bảo ông gọi các con về bàn tính xem sao. Nhớ lần nào, chưa họp vợ chồng đã to tiếng với nhau, ông Hoè ý tứ hơn:

- Bố cũng có nghe phong thanh như thế. Nhưng chưa đâu vào đâu cả. Trên mới chỉ bàn trong một phạm vi hẹp. Mà cũng có những ý kiến trái ngược nhau. Người bảo nên làm, cần nghiên cứu, cần triển khai càng sớm càng tốt. Người lại bảo cần xem xét cân nhắc, vì như thế sẽ không công bằng.

Nghe mẹ vợ giục, Kiên thận trọng:

- Con nghĩ cũng phải nghe ngóng tiếp xem sao. Nếu thông tin ấy là đúng thì theo con cũng là điều hay.

Đại hội em rể:

- Chủ tịch quận như chú mà chưa nắm được thông tin gì thì còn lâu mới thành chủ trương chính sách, nhưng chú phải điều tra xem sao. Đảng chủ rương mở cửa nghĩa là tư bản nước ngoài sẽ nhảy vào đầu tư. Chuyện này sẽ hay đấy.

Thuỵ Miên liếp lời chồng:

- Còn cha hiểu nhà mình bàn về vấn đề gì.

Thảo Tần nhìn chị dâu cười trêu:

- Đang bàn về vấn đề chưa thành vấn đề chị ạ.

Kiên vào hùa với vợ:

- Bây giờ, anh Đại đã là cán bộ một cơ quan kinh tế, phải bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường cho chị Miên đi chứ.

- Chị chú không mảy may quan tâm đến lĩnh vực này, chứ nếu quan tâm chị ấy sẽ nắm được ngay. Làm kinh tế mới khó, chứ nắm đại khái thì khó gì.

- Mỗi người một nghề. Ai đa tài như anh chú được. Tôi chỉ muốn biết nhà mình đang bàn về vấn đề gì. Tôi không có chuyên môn kinh tế, nhưng biết đâu chả góp được một cái gì đấy cho công việc chung.

Bà Phụng trả lời con dâu:

- Nghe đâu Nhà nước sẽ hoá giá nhà con ạ.

- Tức là Nhà nước sẽ bán nha cho người đang thuê chứ gì?

- Mua hay không là quyền của mình chứ ạ. Con nghĩ thế - Thuỵ Miên chả nghĩ ngợi gì lâu, nói ngay - Mà mua hay không là phụ thuộc vào việc có tiền không? Ta không mua, Nhà nước không thể đuổi đi được. Ta cứ thuê, cứ trả tiền thuê nhà thôi.

Thảo Tần nối lời chị dâu:

- Nhà mình tầng dưới, nhà bác Huy tầng trên thì mua bán thế nào? Những nhà lắp ghép, mỗi căn hộ một chủ, bán thế nào? Thế còn những khu nhà xây bốn tầng kiểu Triều Tiên nữa. Con chả hiểu sẽ giải quyết thế nào. Những khu ấy, mỗi tầng là hai dãy phòng quay lưng ra ngoài lấy ánh sáng. Cửa ra vào để ra hành lang ở giữa dài hun hút, tối om om. Vì đèn hành lang khi tỏ khi mờ, cháy bóng, thay không kịp. Cả tầng có mấy gian vệ sinh chung, cả tắm, giặt, rửa ráy, đái ỉa ở đấy tất tật. Các ban quản lý khu tập thể, bằng mọi biện pháp tổ chức, hành chính, giáo dục, tuyên truyền, với tất cả ý thức làm chủ tập thể của giai cấp công nhân vẫn không làm thế nào khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường Những khu vệ sinh ấy mãi mãi vẫn là khu… mất vệ sinh nhất nhì trái đất.

Còn đun nấu? Dù ở tầng hai hay ba, bốn thì cũng phải xuống tầng một. Đấy là nhà bếp chung. Nhưng không một ai chịu được cái sự cách rách lôi thôi ấy. Thế là không ai bảo ai, kéo hết lên hành lang, ngay sát cửa nhà mình. Lập tức hành lang biến thành nhà bếp… không tập thể. Các lò than với cái quạt điện nhỏ xíu như cái bễ lò rèn cứ thế thốc khói than cho nó muốn bay đi đâu thì đi, miễn nó không vào nhà mình là được rồi.

Ngày gia đình bà Phụng được dọn đến xóm Trúc này đã có bố con ông Huy ở tầng trên. Cấp trên phải ở tầng trên, cấp dưới ở tầng dưới. Ngay chỗ ở cũng phải thể hiện được vị thế xã hội của mỗi người. Ở tầng trên hai. sạch sẽ hơn, ít ruồi, muỗi, dĩn hơn. Lại không phải chịu cái cảnh người đi lên xuống nện guốc dép trên cầu thang gỗ. Mấy năm trước, ông Huy nghỉ hưu đã về quê vui thú điền viên với bà vợ già. Nếu hoá giá nhà thì làm thế nào? Chưa ai hình dung ra việc mua bán sẽ triển khai ra sao? Gì thì gì, việc mua bán tay ba tay tư là cực lôi thôi. Nhà trên, nhà dưới, dính với nhau thành một khối, làm sao mà của một chủ thôi thì việc mua bán mới tiện. Theo hướng suy nghĩ ấy, bà đặt ra với mọi người một con tính.

- Ông và các con tính toán thế nào để khi chuyện hoá giá nhà thành hiện thực thì mình phải mua được cả căn nhà này.

- Để làm gì hả mẹ? - Tần hỏi.

Bà Phụng nhìn con gái:

- Cô chẳng nghe anh Đại nói nẫy rồi thôi.

- Nhưng lấy đâu ra tiền chứ? - Vẫn là Tần hỏi.

- Không ai vẽ ra tiền, nhưng chịu nghĩ thì cũng có thể ra tiền đấy!

Đại khen:

- Mẹ nói chí lý quá đấy!

Bà Phụng nhìn con trai cười mãn nguyện:

- Mẹ hy vọng Đại sẽ có cách cho việc này - rồi bà nói như thể kết thúc cuộc họp gia đình:

- Thôi, hai chị em vào bếp đi. Thức ăn mẹ chuẩn bị nhiều rồi… Sao cô Tần không cho con bé về với bà?

- Cháu đi học mà mẹ. Thế cháu Cường đâu hả chị? Chả lần nào em về mà cháu ở nhà.

Thuỵ Miên khẽ thở dài:

- Đến tôi mà còn chả mấy khi ăn cơm cùng nó nữa là cô!

Không biết trong đêm ấy bà Phụng tính toán thế nào mà ngay sáng hôm sau, chiếc xe Nhật gầm cao của công ty Đại đã chờ ngoài cổng. Ông Hoè không biết vợ và con trai đi đâu. Bà không nói và ông cũng không hỏi.

Thì xưa nay vẫn thế. Bà vẫn bảo, ông cứ việc đi làm cái việc giảng nghị quyết của ông. Kệ tôi. Còn ông thì vẫn vậy. Bà muốn làm gì thì làm, miễn là đừng có để ảnh hưởng đến ông là được.

Từ Thanh Hoa đi về phía nam, ba trăm cây số, xe rẽ lên huyện miền núi Hương San. Đến phố Ngọc. Chỉ hỏi thăm một lần là đến địa chỉ cần đến. Một cán bộ trung ương về nghỉ hưu tại quê nhà là mềm vinh dự cho địa phương nên ai cũng biết. Ông Huy rất ngạc nhiên thấy mẹ con bà Phụng xuất hiện trước cửa nhà mình.

Một ngôi nhà ba tầng, mặt tiền sáu mét. Tầng một cho thuê bán hàng gia dụng ngoại nhập (nồi cơm điện, lò vi sóng, quạt thông gió,…). Lô đất này địa phương cấp cho ông từ ngày ông còn tại chức. Sau này, nghỉ hưu, bán mảnh vườn nhà trong làng, ông cho xây toà nhà này.

Thời còn ở chung một căn nhà ngoài xóm Trúc, bà Phụng cũng là người biết ăn ở cư xử. Người ta là đàn ông, tuy không phải là cấp trên của chồng mình, nhưng cũng là cấp trên. Và điều dễ chịu nhất là bà vợ ông, tuy có hộ khẩu ở đây (để có các chế độ lương thực, thực phẩm và các chế độ cung cấp khác) nhưng lại không ở đây thường xuyên. Chỉ có một cô con gái ra ngoài ấy học thì đã học xong đại học, một cô học nước ngoài và đều đã lấy chồng, đã vẽ nhà chồng cả rồi.

Trong câu chuyện thăm hỏi xã giao, bà Phụng làm như vô tình kể rằng, mỗi khi mưa to, lại phải lấy chậu hứng nước dột từ nhà bác xuống.

- Sao thế được? Ông Huy ngạc nhiên, liền được bà Phụng giải thích:

- Chắc là trên nhà bác có hòn ngói vỡ nước chảy xuống làm bục trần vôi rơm. Một hôm em nghe đánh rầm một cái, chắc là trần bục xuống. Thế là trời mưa nước qua sàn gỗ trên bác lại thấm xuống trần nhà em. Bác bảo chả lấy chậu hứng thì làm thế nào?

Gia đình ông Huy không ở, nhưng vẫn phải trả tiền thuê nhà. Gộp cả năm trả một lần cũng thành một món. Bà Phụng vẫn ứng hộ để nộp tiền nhà cho ông. Có việc gì ông ra mới gửi trả. Không thì cô con gái út tạt về trả.

Vào thời điểm này cả Sài Gòn, Hà Nội đều chưa lên cơn sốt đất. Thanh Hoa dĩ nhiên cũng chưa. Chuyển hoá giá nhà còn xa xôi. Ở một huyện miền núi, hơn cả vùng sâu, vùng xa thỉ mọi thông tin quan trọng bà Phụng đã lượng được ông đều mờ tịt. Chỉ có bà, nhờ giác quan buôn bán mách bảo mới có bước đi quyết định này.

Khi bà Phụng lựa lời đưa ra đề nghị nhượng lại diện tích trên gác thì ông Huy thậm chí còn mừng.

Không, hơn cả mừng, ông còn cho là may mắn. Cứ nhìn mặt ông thì biết. Đại ngồi nghe, chăm chú theo dõi diễn biến trên mặt ông Huy. Và anh ngầm đánh giá diễn biến tình hình…

Mình ở tầng trên bán cho nhà dưới là tiện nhất. Mà đây là nhà cơ quan phân phối cơ mà. Nhượng cho người cùng cơ quan đã là sai lắm rồi. Không thể nhượng cho người ngoài cơ quan được. Thế chả may là gì? Cán bộ cao cấp cỡ ông Huy ngay cả cỡ ông Hoè cũng chả ai bận tâm về chuyện này. Chuyện mua bán chuyển nhượng càng không rành. Vì thế ông Huy đồng ý ngay. Bà bắt ngay sang chuyện giá cả tiền nong. Không đề cập, đúng hơn, là lờ đi, tránh đi một chuyện hệ trọng nhất mà lẽ ra phải nói đến. Bà lo lắng hồi hộp. Liệu ông Huy có biết không? Có nêu vấn đề ấy ra không? Bây giờ mà không dứt khoát được ngay, ông ấy bảo để hỏi ý kiến các con, hoặc để tham khảo ý kiến của ai đó trong họ hàng, bạn bè là hỏng rồi. Nó lú, nhưng chú nó khôn… biết đâu chả bị đưa ra đàm phán. Thế thì hỏng bét. Đột nhiên bà Phụng đứng dậy, đi ra ban công gọi với xuống. "Cháu lên đây uống nước. Không phải trông xe đâu!". Rồi làm như tiện thể nói với ông Huy: "Anh lái xe ở đơn vị cháu, tiện cháu đi công tác, tôi đi nhờ xe vào". Nghĩa là bà muốn nói rằng, Đại vẫn là quân nhân, rằng chiếc xe này không phải là của công ty Đại, chẳng cần biết, nếu xe quân đội thì phải là biển đỏ chữ trắng, chứ sao lại biển trắng, chữ đen thế này. Có vẻ như mọi lo lắng tính toán của bà Phụng đều thừa? Ông Huy bảo:

- Thôi thì tuỳ bà!

Ở người bán phải ra giá trước để người mua còn mặc cả chứ. Tuỳ là tuỳ thế nào. Nhỡ mình đưa ra giá thấp hơn nhiều so với con số trong đầu người ta, người ta mà lắc thì hỏng việc. Còn mình mà đưa ra giá cao thì mình hớ. Bà Phụng đã tính nát nước rồi. Dù bây giờ có mua đắt thì chả mấy nữa đâu, không không thì chầy sẽ đắt gấp… bao nhiêu lần. Ai mà biết được? Không dứt điểm ngay, nhỡ ông ấy hoãn binh?

Nghĩ thế, bà Phụng rụt rè đứa ra một con số tròn thì ông Huy có vẻ ngạc nhiên "Thế à?". Không hiểu câu ấy là thế nào? Nó chỉ tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng không thể biết ngạc nhiên vì con số ấy nhỏ hay to? Ông Huy không bảo rẻ hay đắt, ông chỉ hỏi "Thế à?" Bà Phụng lo lắng nhìn ông. Đại cũng lo lắng nhìn bộ mặt có vẻ như ngạc nhiên ấy! Mà ông ngạc nhiên thật. Số tiền lớn quá. Nằm mơ cũng không thấy. Nhà cơ quan phân chứ có phải hương hoả mả dài ông bà cha mẹ để lại đâu. Lẽ ra phải trả lại cơ quan mới phải. Không ở thì trả lại là đứng rồi, sao mình lấy tiền của người ta thế này. Thấy ông Huy không nói gì thêm, bà Phụng chồng ngay số tiền y trước mặt ông. Ông Huy bối rối. Trông thấy mấy cọc tiền cũng ngốt người lên thật. Ông thần người ra khi bà Phụng đề nghị ông viết tay một cái giấy, đại thể đồng ý chuyển nhượng cho bà Phụng, diện tích ở tầng trên lấy một số tiền là ngần này. Đã nhận đủ tiền, ngày tháng năm…