LỜI VÀNG

LỤC TỔ ĐẠI SƯ PHÁP BẢO ĐÀN KINH TÀO KHÊ NGUYÊN BẢN

(Môn nhân Pháp Hải đời Đường ghi chép)

Nguyên bản do nhóm Nhâm Thần, Tú Thủy, Vương Khởi Long hiệu đính khắc bản năm Thuận Trị. Đây là nguyên bản Tào Khê của ngài Tông Bảo đời Nguyên cải biên trước đó. Năm Thành Hóa nhà Minh (1465-1486) trùng khắc ở Tào Khê, đầu năm Vạn Lịch (1573) Lý Tài khắc lại. Năm Vạn Lịch thứ 44 (1616), chùa Pháp Vân Khuông Lư cũng có khắc lại. Bản này tức căn cứ vào bản trùng khắc của Lý Tài, khi ấy chưa có những lời bạt của nhóm Vương Khởi Long, chẳng phải bản của ngài Tông Bảo hiệu chỉnh đầy đủ.

Tham khảo ĐÀN KINH từ trước đến nay có rất nhiều dị bản, do đương thời có nhiều đệ tử ghi chép mà câu từ khác nhau. Trước đó bản của ngài Tông Bảo lưu truyền chẳng phải một bản, bản này cùng với 2 bản Thượng Đôn Hoàng và Hưng Thánh cũng đều là những bản cận cổ đáng trân trọng. Vả lại, phải lấy bản này vì sự sắp đặt rất trang nhã, tức bản của ngài Tông Bảo cải biên, trước sau nhập tạng và sách vở lưu thông cũng có chỗ khác nhau, mà lấy bản của ngài Kính Sơn thật ra là được từ ngài Tông Bảo, như Minh tạng tuy đề là Tông Bảo mà không có phẩm mục, cũng không tự nói thêm vào phần “Cơ duyên thỉnh ích”, chữ và câu cũng khác nhiều với bản của ngài Kính Sơn. Thanh tạng sửa lại đề là Pháp Hải, rồi chép lời tựa của Lý Tài, thật ra vẫn là bản của Minh tạng, chẳng phải bản của Lý Tài khắc. 

Nay được bản này, cùng với bản của Đôn Hoàng và Hưng Thánh, có thể theo thế chân vạc mà lưu truyền. Tham khảo lại thì cơ bản lấy bản của ngài Tông Bảo làm y cứ khiến cho những chỗ dị đồng, gốc ngọn của bộ sách ĐÀN KINH đại khái có thể thuận tiện noi theo mà tu tập, như thế cũng đủ quý vậy. Ngoài ra còn có một bản viết tay của Liêu tạng trong thư viện Nội cung Nhật Bản, cũng giống với bản này mà chữ câu cũng ít khác nhau. Nguyên do là trải qua nhiều lần truyền khắc mà như thế. Theo đó để hiệu đính lại, cần khảo sát bản viết tay của Liêu tạng trong thư viện nội cung Nhật Bản, căn cứ vào Đại chính Tân tu Đại tạng kinh và những chỗ có chữ-câu khác nhau, do nơi chữ hiệu đính mà biết.