Hiệp Sĩ Sainte Hermine

Chương 8

  Ba chỉ huy quân Bảo hoàng ngồi chờ trong đại sảnh. Nơi này, nếu chính thức, người ta gọi là Salon de Louis VIV, còn thân mật là Salon de Cocarde. Cả ba đều mặc quân phục Bảo hoàng, chính Cadoudal đã giao hẹn trước điều kiện này.

Kiểu trang phục nói trên gồm một chiếc mũ có phù hiệu trắng, áo xanh, cổ xanh, một dải dây vàng đối với Cadoudal, bạc đối với các hạ sĩ quan. Cả bọn đều mặc quần kiểu Bretagne, áo gối lê trắng và đeo đoản gươm.

Duroc nhìn thấy ba vị khách mang vũ khí liền níu tay Bonaparte.

- Có chuyện gì thế? - Bonaparte hỏi.

- Họ mang gươm - Duroc nói.

- Họ đâu phải là tù binh. Còn gì nữa không?

- Không có gì - Duroc đáp - Tôi để cửa mở nhé.

- Ồ về điều đó thì tuỳ anh. Họ là kẻ thù nhưng là kẻ thù dừng đắn. Anh không nhớ Roland đã kể về họ như thế nào hay sao?

Rồi ông bước nhanh và dứt khoát vào phòng đồng thời ra lệnh cho Rapp và hai sĩ quan khác, được điều đến vì lý do đặc biệt, ra ngoài..

- À ngài đây rồi! - Bonaparte nói và nhận ra Cadoudal đứng giữa hai tuỳ tùng, dựa vào trang phục của ông ta - Một trong những người bạn của chúng ta, đại tá Roland de Montrevel, đã hi sinh trong trận chiến Marengo, đã nói với tôi những lời tốt đẹp nhất về ngài.

- Điều đó không làm tôi ngạc nhiên - Cadoudal nói - Tôi có hân hạnh được quen biết ngài Roland de Montrevel chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng tôi thừa nhận ông ấy là một trong những người có tinh thần hiệp sĩ nhất. Nhưng thưa tướng quân, nếu ngài đã biết tôi, xin cho phép tôi giới thiệu hai người đi cùng tôi trong niềm hân hạnh được diện kiến ngài.

Bonaparte khẽ nghiêng đầu như thể muốn nói ông đang lắng nghe. Cadoudal đặt tay lên người nhiều tuổi hơn giới thiệu.

- Được đưa sang nước thuộc địa từ nhỏ, ông Soi de Grisolle đã vượt biển để trở về Pháp. Trong lần đi đó, tàu bị đắm, người ta tìm được anh ấy một mình trên tấm ván giữa mênh mông đại dương. Đã từng là tù nhân trong cuộc Cách mạng, anh ấy đã đào tường vượt ngục. Ngày hôm sau, anh ấy đã đứng trong hàng ngũ của chúng tôi. Lính của ngài đã từng thề giết anh ấy. Trong lúc chờ ký hoà ước, họ bao vây ngôi nhà anh ấy trú ngụ. Chỉ một mình mà anh ấy có thể chống lại 50 quân. Chẳng mấy chốc súng hết đạn, anh ấy chỉ còn hai lựa chọn hoặc dầu hàng, hoặc nhảy xuống đất với độ cao hai mươi bộ. Anh ấy đã không lưỡng lự nhảy qua cửa sổ, rơi vào giữa đội lính Cộng hoà. Vừa nhổm dậy đã giết hai, làm bị thương ba sau đó mới bỏ chạy giữa những làn đạn réo bất lực xung quanh. Còn về người này - Cadoudal chỉ vào Piene Guillemot - Người này cũng rất tuyệt. Cách đây vài ngày, khi ta không kịp cầm gươm thay súng. Anh ta vớ được cái rìu và bổ đứt cổ người đầu tiên xông vào. Quân Cộng hoà lùi lại, thế là anh ấy lao ra khỏi cửa chỉ bị một lưỡi lê sướt nhẹ qua da. Khi chạy ra cánh đồng, gặp một tên gác, anh ấy giết hắn. Một lính xanh đuổi kịp đã bị anh ấy ném rìu trúng ngực. Cuối cùng anh ấy đã thoát và bắt kịp đội quân Bảo hoàng và tôi.

- Còn tôi... - Cadoudal khẽ nhún người khiêm tốn.

- Về phần anh - Bonaparte cắt lời - Tôi biết về anh nhiều hơn anh có thể tự giới thiệu. Anh đã lập kỳ công như cha anh mình bằng cuộc chiến Một trăm. Một ngày nào đó, biết đâu người ta sẽ gọi đó là trận đánh của những người khổng lồ - Sau đó Bonaparte tiến lên một bước - Georges, lại đây, tôi có chuyện muốn nói với anh.

Cadoudal hơi lưỡng lự nhưng vẫn đi theo. Hiển nhiên, ông ta muốn hai sĩ quan tháp tùng có thể nghe được tất cả những câu trao đổi của mình với người chỉ huy Cộng hoà Pháp.

- Hãy nghe tôi, Georges. Tôi cần những người có nghị lực để giúp mình hoàn thành sự nghiệp đang dang dở. Tôi đã từng có một người rất tin cậy. Anh cũng biết anh ta. Đó là Roland de Montrevel. Nhưng tôi không hiểu nỗi buồn nào đã đẩy anh ấy tự sát. Anh có chấp nhận là người của tôi không? Tôi sẽ phong cho anh hàm đại tá, không, anh xứng đáng hơn thế: Tôi sẽ phong anh cấp tướng.

- Tự đáy lòng, tôi chân thành cảm ơn tướng quân - Georges trả lời - Nhưng nếu tôi chấp nhận, ngài sẽ khinh thường tôi.

- Tại sao? - Bonaparte sốt sắng hỏi.

- Vì tôi đã thề dù thế nào vẫn trung thành với triều đình Bourbon.

- Vậy là không có cách nào khiến anh hợp tác với tôi sao?

Cadoudal lắc đầu.

- Người ta vu khống tôi với anh chăng? - Bonaparte hỏi.

- Thưa tướng quân - Viên sĩ quan Bảo hoàng nói - Ngài cho phép tôi nhắc lại những gì họ nói về ngài chứ?

- Tại sao không? Anh cho rằng tôi không đủ sáng suốt để phân biệt cái tốt, cái xấu khi người ta nói về mình hay sao?

- Xin ngài nhớ cho là tôi không khẳng định gì cả. Tôi chỉ nhắc lại những gì người ta nói với tôi mà thôi.

- Hãy nói đi - Tổng tài nở nụ cười hơi lo lắng.

- Người ta nói rằng, nếu ngài bình an trở về từ Ai Cập mà không gặp sự cản trở của quân Anh là do đã có một thoả ước giữa ngài và thiếu tướng hải quân Anh Sidney Smith. Theo thoả ước này, ngài sẽ được tự do trở về để khôi phục ngai vàng tiên triều của chúng tôi.

- Georges này - Bonaparte nói - anh là một trong số những người có đức cao vọng trọng mà tôi rất quan tâm. Chính vì thế tôi không muốn mình bị vu cáo. Từ Ai Cập trở về, tôi đã nhận được hai lá thư của bá tước xứ Provence. Chắc anh cũng cho rằng, nếu bản hoà ước giữa tôi và ngài Sidney Smith tồn tại, vị hoàng thân này thế nào cũng phải đề cập ít nhiều trong lá thư gửi cho tôi chứ? Được rồi, anh sẽ được đọc những lá thư ấy và tự anh sẽ đánh giá xem lời người ta buộc tôi cho tôi có đúng sự thật hay không.

Sau đó, Bonaparte mở cửa nói với hai nhân viên đi qua di lại ngoài cửa.

- Duroc - ông nói - Hãy chuyển lời của tôi yêu cầu Boumerine mang hai bức thư của bá tước miền Provence và lời hồi đáp của tôi đây. Chúng ở ngăn kéo giữa bàn làm việc của tôi trong tập hồ sơ màu đỏ - và trong khi chờ Duroc di thông báo, Bonaparte nói với Cadoudal - Rồi anh sẽ ngạc nhiên tại sao mình lại tôn thờ các vua xưa thế? Giả dụ tôi khôi phục lại ngai vàng, thứ mà tôi không muốn một tí nào, thử hỏi một người như anh, đổ máu cho các ngài ấy sẽ trở thành thế nào? Chẳng có gì bảo đảm cho chức vụ hiện tại đâu. Một đại tá con trai ông chủ cối xay! Anh đã từng thấy trong quân đội hoàng gia có một đại tá nào lại không có nguồn gốc quý tộc không? Anh đã bao giờ có ví dụ nào về một người ở cạnh bọn bạc bẽo ấy mà được thăng cấp vì chính năng lực cống hiến của anh ta chưa? Trong khi phục vụ cho tôi, Georges, anh có thể đạt đến tất cả vì càng lên cao tôi càng đối tốt với những ai kề vai sát cánh bên mình. A đây, thư đây rồi. Duroc, đưa thư cho anh ta.

Duroc đưa ra ba tờ giấy. Lá thư thứ nhất đề ngày 20 tháng Hai năm 1800 và chúng tôi sao từ tài liệu lưu trữ lá thư của bá tước miền Provence không sai một từ.

"Dù cho biểu hiện bên ngoài của họ thế nào, thưa ngài, những người như ngài xin đừng lo lắng. Ngài đã chấp nhận một vị trí cao cả. Tôi rất biết ơn về điều đó. Hơn ai hết, ngài biết rằng phải có sức mạnh và quyền lực mới khiến một quốc gia có hạnh phúc. Hãy cứu nước Pháp khỏi chính cơn giận dữ của nó tức là ngài đã hoàn thành toàn nguyện đầu tiên của tôi. Hãy cho nước Pháp một vị vua và các thế hệ mai sau sẽ tôn vinh ngài. Ngài luôn cần cho một nhà nước để hoàn tất giùm tổ tiên tôi và tôi, món nợ bấy lâu.

LOUIS"

- Anh có thấy dấu vết hoà ước nào trong đó không? - Bonaparte hỏi.

- Tôi thừa nhận là không, thưa tướng quân. Vậy ngài không hồi âm lá thư này ư?

- Phải thừa nhận rằng tôi không thấy phải vội vàng và tôi chờ lá thư thứ hai - trước khi quyết định. Cũng chẳng phải chờ lâu, vài tháng sau tôi nhận được một lá thư không ghi ngày tháng.

"Thưa tướng quân, từ lâu chắc ngài đã hiểu sự đánh giá cao của tôi dành cho ngài. Nếu ngài nghi ngại tôi là người không giữ lời thì hãy đưa ra yêu cầu chức vị của ngài, ấn định số phận các bạn của ngài. Về phần quan điểm của tôi, tôi là người Pháp: sự khoan hồng không chỉ có trong tính cách, tôi sẽ còn thực hiện nó bây giờ cả lý trí.

Không, người chiến thắng Lodi, Castiglione, Arcole, người chinh phục Italia, và Ai Cập không thể coi trọng sự nổi tiếng tầm phào hơn sự vinh quang. Thế mà ngài đang bỏ phí thời gian quý giá. Chúng ta có thể đảm bảo cho vinh quang của nước Pháp; tôi nói chúng ta bởi lẽ tôi cần Bonaparte vì điều ấy và ông ta cũng không có được điều ấy mà không có tôi.

Thưa tướng quân, cả châu Âu đang quan sát ngài, vinh quang đang chờ đợi ngài còn tôi vô cùng sốt ruột muốn mang lại hoà bình cho dân tộc của tôi.

Louis"

- Anh thấy chưa, trong lá thư thứ hai cũng không hề nhắc đến thoả ước nào cả.

- Dám xin hỏi ngài có hồi âm lá thư này không thưa tướng quân?

- Tôi định cho Boumerine trả lời và ký nhưng thấy bá tước đã tự tay viết cho tôi nên sẽ phù hợp hơn khi tôi cũng tự tay viết cho ông ấy dù chữ của tôi có xấu đến mức nào đi nữa. Vì đây là chuyện hệ trọng nên tôi cố gắng viết dễ dọc, còn đây là bản sao.

Rồi Bonaparte đưa cho Georges Cadoudal một lá thư gửi bá tước xứ Provence do Boumerine chép lại. Đó là lá thư từ chối.

"Thưa ngài, tôi đã nhận thư của ngài, xin cảm ơn về những điều ngài bắt phải buộc phải nói với tôi.

Ngài đừng mong trở lại Pháp. Nếu không ngài phải bước qua xác một trăm nghìn quân.

Hãy hy sinh lợi ích của ngài cho sự nghỉ ngơi và hạnh phúc của nước Pháp, lịch sử sẽ ghi nhận và biết ơn ngài.

Tôi không vô cảm trước những bất hạnh của gia đình ngài và tôi sẽ rất vui khi ngài được tận hưởng tất cả bình yên trong sự nghỉ ngơi.

BONAPARTE"

- Vậy đây có phải là câu trả lời cuối cùng của ngài không?

- Câu trả lời cuối cùng của tôi đấy!

- Tuy nhiên trong lịch sử đã có một tiền sử rằng...

- Đó là lịch sử nước Anh, không phải nước ta - Bonaparte ngắt lời - Tôi đóng vai Monck ư? Ồ không! Nếu được chọn tôi muốn bắt chước khi đó cơ, tôi thích vai Washington hơn, Monck đã sống trong một thế kỷ mà những định kiến đã bị chúng ta bác bỏ từ năm 1789 còn đủ mạnh, Monck đã muốn tự xưng vua những hắn ta đã không thể: một kẻ độc tài, không hơn, hắn ta cần thần đồng Cromwell cho chuyện ấy - Richard, con trai hắn ta, cũng không cự nổi, hắn quả là đứa con đích thực của vĩ nhân: Một thằng ngốc.

Rồi một kết cục hay ho cho việc khôi phục Charles Đệ nhị chứ! Sự thay thế từ một triều đình sùng đạo sang một triều đình vô thần! Bắt chước vết xe đổ của cha mình, hắn cũng giải tán ba bốn nghị viện, muốn lãnh đạo một mình, tự thành lập một bộ máy tay sai dùng để thoả mãn truỵ lạc bê tha hơn là dành cho công việc Hắn lúc nào cũng ham vui, mọi cơ hội đều để kiếm tiền.

Hắn đã bán cho vua Louis XIV vùng Dunkerque, một chìa khoá quan trọng mở cửa vào Pháp đối với nước Anh. Viện cớ một cuộc mưu phản không có thật để xử tử Algemon Sidney người đã từng là thành viên trong hội đồng xử vua Charles Đệ nhất trong khi đó Cromwell chết năm 1658, tức là ở độ tuổi năm mươi. Trong mười năm cầm quyền, ông đã có thời gian thực hiện nhiều nhưng hoàn tất chẳng được bao nhiên. Bản thân ông ta kể ra cũng là cuộc cải cách hoàn toàn, cải cách chính trị bằng việc thay thế một chính phủ Cộng hoà sang chính phủ quân chủ, cải cách tôn giáo bằng việc chuyển đạo Cơ đốc sang đạo Tin lành. Nếu cho tôi sống lâu bằng Cromwell, năm mươi chín tuổi, cũng không nhiều lắm đúng không, tôi vẫn còn ba mươi năm nữa, gấp ba lần số năm nắm quyền của Cromwell và hãy nhớ cho, tôi không thay đổi gì cả, chỉ có đi tiếp không bị lật nhào, tôi tiến lên.

- Hay lắm - Cadoudal cười - Thế còn chế độ Đốc chính?

- Chế độ Đốc chính không phải là một chính phủ - Bonaparte nói - Liệu có hay không một quyền lực dựa trên cơ sở mục ruỗng như cơ sở của chế độ Đốc chính? Nếu tôi không từ Ai Cập về thì bản thân nó cũng tự sụp đổ. Tôi chỉ là lực thúc đẩy thôi. Nước Pháp đã không ưa nói nữa rồi. Bằng chứng ư? Đó là cách nước Pháp đón tôi trở về. Họ đã làm gì với nước Pháp rực rỡ do tôi để lại Một đất nước nghèo nàn, tứ bề bị đe doạ xâm chiếm bởi những quân thù đã đặt chân lên ba phần biên giới. Ra đi tôi để lại một nước Pháp hoà bình, khi trở về, tôi thấy chiến tranh. Tôi để lại chiến thắng, khi trở về lại thấy nó thất bại. Tôi đã để hàng triệu tiền từ cuộc chiến Italia để rồi thấy khắp nơi những đạo luật cưỡng đoạt và khốn khó. Hàng triệu lính của tôi, những người bạn trong vinh quang tôi gọi được tên tất thảy đều trở thành như thế nào? Họ đã chết trong khi tôi chiếm được Malte, Alexandrie, Caire, dùng lưỡi lê, khắc tên nước Pháp trên những cột tháp thành Thebes, trên Camac. Trong khi tôi sắp trả thù sự thất bại của vua cuối cùng ở Jerusalem dưới chân núi Thabor thì họ làm gì với những tướng tài giỏi nhất của tôi? Họ đẩy Humbert đi Ai Len, họ bắt giữ và cố nhục mạ Championnet ở Naples. Scherer đã xoá những đường cày vinh quàng mà tôi in dấu trên đất Italia. Họ cho phép người Anh tràn vào từ phía Hà Lan. Họ khiến Raimbault phải thiệt mạng ở Trần, David ở Alkmaar, Joubert ở Novi. Và khi tôi đòi họ tăng chi viện để có thể giữ được Ai Cập, súng đạn để bảo vệ nó, lúa mì để có thể giúp nó sinh sôi thì họ lại gửi những lá thư khen ngợi và tuyên bố rằng quân đội phương Đông rất xứng đáng với Tổ quốc.

- Họ tưởng ngài sẽ tìm thấy tất cả những thứ trên ở Saint-jean-d'Acre, thưa tướng quân.

- Đó là thất bại duy nhất của tôi, Georges ạ - Bonaparte nói - và giá tôi thành công, tôi thề sẽ làm cả châu Âu kinh ngạc! Giá mà tôi thành công tôi sẽ nói cho anh hay mình sẽ làm gì. Tôi sẽ thấy trong thành phố lương thực và súng đạn cho ba trăm ngàn quân. Tôi sẽ trang bị vũ khí cho toàn bộ đất Syrie cho xứng với sự tàn bạo của Djazzar, tôi sẽ bước trên Damas và Alep, tôi sẽ phát triển đội quân của mình, tiến vào bất cứ miền đất chống đối nào.

- Tôi sẽ tuyên bố bãi bỏ những chính quyền của các Tổng trấn chuyên chế. Tôi sẽ đến Constantinople cùng dạo quân hùng hậu, lật đổ đế chế Thổ Nhĩ Kỳ, lập tại Đông phương một để chế mới và hùng mạnh. Nó khẳng định vị thế của tôi cho hậu thế và tôi sẽ qua Andrinople hay Vienne để về Paris sau khi đè bẹp nước Áo.

- Chắc đó là dự định của César khi phát động cuộc chiến Parthes - Cadoudal lạnh lùng đáp.

- Ồ tôi biết chứ - Bonaparte cười hàm ráng nghiến chặt - Rồi chúng ta sẽ trở lại thời César. Tốt thôi! Tôi chấp nhận tranh luận đến cùng về chủ đề này. Giả sử ở tuổi hai mươi chín, tức là tuổi tôi bây giờ, César, thay vì là kẻ truỵ lạc nhất thành Rome, một nhà quý tộc nợ nần nhất thời dại, giả sử ông ta đã là người công dân đầu tiên, giả sử cuộc chinh phạt xứ Gaules hoàn thành, cuộc chinh chiến tại Ai Cập kết thúc thắng lợi, cuộc hành quân sang Tây Ban Nha tốt đẹp, giả sử, tôi xin nhắc lại, khi đó ông ta mới chỉ hai mươi chín tuổi thay vì năm mươi tuổi; lứa tuổi mà thần chiến thắng đã bỏ rơi vì thần chỉ thích những người trẻ, thử hỏi chẳng phải ông ấy sẽ vừa là César vừa là Auguste rồi hay sao?

- Đúng thế - Cadoudal hồ hởi đáp - Chẳng phải ông ta cũng lãnh đủ những cú đấm của Brutus, Cassius và Casca đó sao, thưa tướng quân!

- Vì thế - Bonaparte buồn bã nói - Đó là một vụ mưu sát mà kẻ thù chúng tôi luôn định làm! Trong trường hợp này, mọi chuyện với chúng sẽ đơn giản lắm và anh có thể là người dầu tiên vì anh là kẻ thù của tôi. Lúc này có ai ngăn anh nếu anh đủ can đảm như Brutus đánh tôi như đã đánh César? Tôi dang ở một mình với anh, cửa đóng kín. Anh chỉ có một chút thời gian thôi trước khi người ta làm thế với anh.

- Không - Georges nói - Không, chúng tôi không định thực hiện một vụ ám sát. Tôi nghĩ phải có tình hình đặc biệt nghiêm trọng người của chúng tôi mới tiến hành mưu sát. Nhưng cơ may trong chiến tranh còn đó. Chỉ một mũi tên cũng đủ xoá hết vinh quang của ngài, một quả pháo cũng có thể lấy đầu ngài giống như Berwick, một hòn đạn lạc cũng khiến ngài như Joubert hay Desaix. Khi đó nước Pháp sẽ như thế nào nhỉ? Ông chẳng có con cái, các anh em của ngài thì...

Bonaparte nhìn Cadoudal chằm chằm. Ông này vừa kết thúc dòng suy nghĩ của mình bằng cái nhún vai. Bonaparte nắm chặt tay lại, Georges đã đánh trúng điểm yếu của ông.

- Phải thừa nhận - Bonaparte nói - về điểm này anh nói đúng. Ngày nào, mạng sống của tôi cũng gặp nguy hiểm và tôi có thể bị hại bất cứ khi nào, nhưng nếu anh không tin vào số mạng thì tôi tin. Tôi tin thượng đế không làm gì chỉ vì ngẫu nhiên. Tôi tin rằng nếu số mạng đã cho ra đời một cậu bé ở Ajaccio ngày 13 tháng 8 năm 1769, một năm sau khi vua Louis XV ra chiếu hợp nhất đảo Corse vào lãnh thổ nước Pháp, một đứa bé làm hai cuộc cách mạng ngày 13 Vendémiaire và ngày 18 Brumaire thì chắc hẳn cũng cho nó tầm nhìn cực rộng và những dự định siêu phàm. Đứa trẻ ấy chính là tôi, sẽ được thần hộ mạng che trở khỏi mọi nguy hiểm nếu tôi có một sứ mệnh tôi không sợ gì hết. Tôi sẵn sàng dùng tính mạng của mình cho sứ mệnh ấy. Còn nếu tôi không có sứ mệnh nào cả nếu tôi nhầm lẫn, nếu thay vì sống thêm ba mươi năm nữa để hoàn tất sự nghiệp của mình mà tôi lại bị đâm hai mươi hai nhát dao như César, hay tôi bị bay đầu như Berwick, nếu tôi bị đạn găm vào ngực như Joubert hay Desaix thì có nghĩa đó là số mệnh có lý do để làm như thế và vì điều đó có lợi cho nước Pháp. Số mệnh. Hãy tin tôi Georges, số mệnh luôn gắn liền với những cường quốc. Vừa rồi chúng ta có nhắc đến César, anh chỉ cho tôi cảnh ông ta lăn dưới chân tượng Pompée khi bị Brutus, Cassius và Casca đâm chết. Trong lúc cả thành Ro me để tang nhà độc tài của họ, cả dân tộc đốt nhà những kẻ sát hại César, trong khi Thành Bất tử run rẩy trong cái nhìn say mềm của Antoine hay kẻ đạo đức giả Lépide, tìm khắp nơi xem ở đâu có được một thiên tài có thể chấm dứt cuộc nội chiến thì mấy ai để ý đến cậu học sinh ở Apollonie, cháu của César. Ai nghĩ đến đứa con trai của ông chủ nhà băng ở Velletri ấy ai đoán một đứa trẻ trắng bệch như phủ đầy bột, yếu ới, sợ hãi tất cả, sợ nóng, sợ lạnh sợ sấm ấy lại là chủ nhân của thế giới. Ai đoán được một đứa trẻ tập tễnh, xanh xao mắt hấp háy như con chim non trong đêm kia lại có thể khôi phục đội quân như của César? Ngay cả nhà tiên tri Ciceron cũng không đoán được. Ông ta nói gì? Ornandum, ét tollendum(1).

- Georges, đừng chống lại thiên mệnh đang ủng hộ tôi, nếu không chính anh sẽ mất mạng.

- Được thôi? - Georges vừa trả lời vừa khẽ nhún người - Ít ra tôi cũng được mất mạng cho con đường và sự sùng bái của cha mẹ mình và có lẽ Chúa sẽ tha thứ cho sự lầm lạc của tôi khi trót là con chiên ngoan đạo và là đứa con hiếu nghĩa.

Bonaparte đặt tay lên vai người chỉ huy trẻ buổi.

- Thôi được! Ông nói - Nhưng ít ra anh cũng nên trung lập.

- Hãy để tự mọi việc diễn ra theo tự nhiên, cứ để cái ngai vàng lung lay, hãy để các vương miện tự rơi xuống. Thông thường, khán giả mới phải trả tiền cho các vở kịch nhưng tôi, tôi sẽ trả tiền cho anh xem tôi hành sự.

- Ngài định trả cho tôi bao nhiêu về điều ấy thưa công dân Tổng tài thứ nhất? - Cadoudal hỏi.

- Một trăm nghìn phăng mỗi năạm - Bonaparte trả lời.

- Nếu ngài trả một trăm nghìn cho một tướng quân như tôi thì ngài sẽ cho các vương tử bao nhiêu?

- Không gì hết - Bonaparte khinh miệt đáp - Tôi trả cho anh vì lòng cam đảm chứ không phải vì quan điểm anh hành động. Tôi muốn chứng minh cho anh thấy rằng với tôi, con người của sự nghiệp thì người ta chỉ tồn tại bằng chiến công của họ. Chấp nhận đi Georges.

- Thế nếu tôi từ chối? - Georges hỏi.

- Anh sẽ mắc sai lầm đấy.

- Tôi luôn được tự do đến đâu mình muốn chứ?

Bonaparte mở cửa phòng gọi Duroc đến.

- Hãy sắp xếp để ông Cadoudal và hai người bạn của ông ta được tự do đi lại ở Paris cũng như ở Muzillac còn nếu họ muốn ra nước ngoài, Fouché phát giấy thông hành cho họ.

- Chỉ lời của ngài là đủ thưa công dân Tổng tài - Cadoudal nói - Tối nay tôi sẽ đi.

- Tôi có thể biết anh đi đâu không?

- Đến London, thưa tướng quân.

- Càng tốt.

- Tại sao càng tốt?

- Vì ở đó anh sẽ gặp những người mình đã chiến đấu vì họ.

- Thế thì sao?

- Thì khi gặp họ.

- Thì…

- Thì anh sẽ so sánh họ với những người ở phe đối đầu. Chỉ có điều một khi đã ra khỏi nước Pháp...

Bonaparte dừng lại.

- Tôi vẫn nghe - Cadoudal nói.

- Thì anh chỉ trở về khi báo trước cho tôi nếu không anh sẽ bị coi là kẻ thù và bị đối đãi như một kẻ thù.

- Đó là vinh hạnh cho tôi thưa tướng quân vì ông đối xử với tôi như kẻ thù nghĩa là tôi là một người đáng sợ.

Georges chào Bonaparte rồi ra về.

Ngày hôm sau, trên các báo đều đưa tin.

"Sau cuộc diện kiến ngài Tổng tài, Georges Cadoudal đã xin phép được tự do sang Anh.

Sự cho phép trên kèm theo một điều kiện ông ta chỉ trở về Pháp khi được chính phủ chấp nhận.

Georges Cadoudal đã cam kết xoá giải lời thề cho các chỉ huy quân nổi dậy(2).

Thực tế là ngay buổi tối hôm gặp Bonaparte. Georges đã viết cho quân lính của mình:

"Một cuộc chiến lâu dài hơn với tôi, sẽ là bất hạnh cho nước Pháp và xứ sở quê tôi. Tôi tuyên bố xoá giải lời thề mà các anh em đã tuyên thệ và sẽ chỉ lấy lại lời thề ấy khi chính phủ Pháp nuốt lời.

Nếu có sự phản trắc ẩn giấu sau hiệp định hoà bình giả tạo này, tôi sẽ lại kêu gọi lòng trung thành của các anh một lần nữa và tôi chắc chắn lòng thành ấy sẽ đáp lại tôi.

GEORGES CADOUDAL"

Chính tự tay Cadoudal đã viết tên những người mình cần gửi thư.

 

Chú thích:

(1) Chính xác hơn là "Omandlun Tollendumqne" (phủ đầy hoa và bay lên trời)

(2) Có thế đây là một chi tiết hư cấu của A. Dumas