Cadoudal vẫn trên lưng ngựa, giữa một vùng lửa khói, giống như một bóng ma, không thể bị thương, kiên trì dai dẳng.
Dần dần, Roland đã nhìn rõ hơn: Ngọn lửa tức giận đã xua tan nước mắt hổ thẹn. Giữa đám lúa mì xanh non mới nhú, anh thấy hơn chục xác lính Bảo hoàng nằm lăn lóc Những quân Cộng hoà đang dồn lại thành khối trên đường còn thiệt hại gấp đôi. Những người bị thương lảo đảo trong không gian trống rỗng lại vùng lên như con rắn bị nghiến. tiếp tục chiến đấu. Lính Cộng hoà dùng lê, quân Bảo hoàng lại dùng dao.
Những kẻ bị thương nặng không đủ sức đánh giáp mặt thì quỳ xuống nạp đạn, siết cò rồi đổ vật xuống.
Từ hai phía, sự chống trả đều quyết liệt, dai dẳng. Người ta cảm nhận rằng cuộc nội chiến tức là thứ nhẫn tâm, vô ơn, vô cảm - đang xới dậy lòng căm thù trên khắp chiến trường.
Cách đó hai chục bộ, Cadoudal xoay người rất lẹ trên lưng ngựa bằng sự linh cảm tài tình và đang nhả đạn. Lúc ông ta dùng súng lục, khi lại bắn hai phát súng trường. Hết đạn, ông quẳng súng cho một quân lính Bảo hoàng để nạp đạn rồi lại tiếp tục.
Mỗi phát đạn lại có một người đổ xuống, lần thứ ba, người lãnh đạn là tướng Harty ông này biến mất trong đám lửa và khói. Người ta thấy ông và con ngựa đổ xuống như thể cả hai đều bị sét đánh. Hơn chục lính Cộng hoà nhào đến nhưng cũng có ngần ấy lính Bảo hoàng chặn đánh.
- Đó là một cuộc chiến kinh hoàng, mặt đối mặt, một chọi một và cuối cùng đám lính Bảo hoàng dùng dao có phần chiếm ưu thế.
Đột nhiên Cadoudal đứng thẳng dậy, mỗi tay cầm một súng lục sẽ có hai mạng người và hai người đổ xuống. Khoảng ba chục lính Bảo hoàng bám theo ông ta tạo thành một góc nhọn mà ông ta ở đỉnh góc. Cadoudal nhận một cây súng trường và sử dụng nó như một cái chuỳ.
Cứ mỗi phát đạn Cadoudal lại hạ một người. Ông ta đã chọc thủng trán dẫn đầu. Rồi sau đó, giống như một con lợn rừng lao vào kẻ thợ săn đã bị ngã nhào, dùng răng nanh của nó chọc thủng một vết thương rồi khiến nó toác ra.
Tướng Harty tập hợp khoảng hai chục quân dùng lưỡi lê chọc thủng một đoạn vây, chạy bộ dẫn đầu tốp lính với bộ quần áo tả tơi máu từ hai vết thương chảy mãi, con ngựa của ông ta cũng bị đâm chết Khoảng mười người trong số họ đã ngã trước khi phá được vòng vây, nhưng những Cadoudal đã kêu to như sấm.
Lẽ ra không để hắn thoát vây, nhưng đã qua được rồi thì để cho hắn qua.
Quân Bảo hoàng tuân theo lệnh chỉ huy của mình, không ai đuổi theo nữa.
- Tất cả dừng bắn - Cadoudal kêu to - Không giết ai, không bắt tù binh! Lập tức cuộc giao tranh chấm dứt.
Quân Bảo hoàng tập hợp lại đi khiêng những người đã chết, một vài người bị thương nằm cạnh những thây ma của cả hai bên.
Thông thường, trong những cuộc đụng độ khủng khiếp thế này, đầu hàng vẫn chưa phải kết thúc. Người ta vẫn giết tiếp những tù binh. Về phía quân Xanh, họ coi quân Bảo hoàng là bọn cướp bóc vô lại nên giết không tha tù binh, còn về phía quân Trắng, họ không biết phải làm gì với quân Cộng hoà nên cũng đành nổ súng vào tù binh.
Nhưng quân Cộng hoà đầu hàng ném súng ra xa. Khi địch thủ lại gần họ giơ túi đạn lên: Mọi túi đạn đều trống rỗng.
Cadoudal tiến về phía Roland.
Trong suốt cuộc giao tranh đẫm máu, chàng trai này vẫn ngồi im một chỗ, mắt nhìn trân trân vào trận chiến, tóc bết mồ hôi, ngực nghẹn ngào chờ đợi. Rồi anh đã thấy kết cục trái với mong muốn.
Anh đưa tay ôm đầu gục xuống đất.
Cadoudal lại gần nhẹ nhàng đến mức Roland không nghe tiếng chân của ông ta. Khi chàng sĩ quan ngẩng đầu lên, hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má.
- Tướng quân - Roland nói - Hãy xử tôi đi, tôi là tù binh của ông.
- Được rồi - Cadoudal cười - Chúng tôi không thể bắt làm tù binh đại sứ của ngài Tổng tài, nhưng chúng tôi sẽ nhờ anh ta một việc.
- Việc gì? Ông ra lệnh di!
- Tôi không có thuốc thang để chăm sóc cho thương binh, cũng không có nhà tù để bắt những người kia. Vậy phiền ngài đưa cả thương binh lẫn tù binh phe Cộng hoà về Vannes cho.
- Tại sao lại như vậy? - Roland hỏi.
- Vì tôi tin tưởng ngài - Rất tiếc con ngựa của ngài đã chết, con của tôi cũng vậy. Nhưng vẫn còn ngựa của Branche-d'Or. Ngài chấp nhận nhé.
Roland gật đầu.
- Chẳng phải đổi lấy con ngựa của ngài vẫn để ở Muzillac là gì? Cadoudal nói.
Roland hiểu ông ta làm như vậy bởi lẽ đây là một con người cao thượng.
- Tôi sẽ gặp lại tướng quân chứ? - Roland hỏi khi lên ngựa.
- Tôi e hơi khó. Quân của tôi gọi tôi về Port-Louis, còn nhiệm vụ đang đợi ngài ở
Khi đó, Bonaparte vẫn ở Luxembourg.
- Tôi sẽ nói gì với ngài Tổng tại đây?
- Ngài hãy kể những gì ngài thấy và gửi lời của tôi rằng tôi rất vinh dự về chuyến viếng thăm mà ông ấy đã hứa.
- Sau những gì tôi vừa thấy, tôi cho rằng ngài không bao giờ cần tôi nữa - Roland nói - nhưng dẫu sao, ngài hãy nhớ mình luôn có một người bạn cạnh tướng Bonaparte.
Rồi anh chìa tay cho Cadoudal.
Viên tướng Bảo hoàng nắm chặt tay Roland bằng vẻ thẳng thắn rồi họ chia tay như trước trận đấu lúc nãy.
- Xin từ biệt ngài Montrevel. Tôi không có gì phải trách cứ tướng Harty đúng không? Một trận thua như vậy cũng vẻ vang như một trận thắng.
Roland nhìn khắp chiến trường một lượt, buông tiếng thở dài, nói lời từ biệt với Cadoudal rồi dẫn đám tàn quân về Vannes cho tướng Harty.
Cadoudal đưa cho mỗi người một đồng mười livre. Roland không thể không nghĩ đó là tiền của chính quyền Đốc chính mà Morgan và những người bạn của anh ta mới kiếm được bằng cái đầu của chính họ.
Ngày hôm sau, Roland đến Vannes anh nghỉ lại lối hai hôm sau anh trở về
Bonaparte vừa được tin anh về đã cho gọi vào phòng làm việc.
- Thế nào - Bonaparte hỏi - Cadoudal là người thế nào? Anh ta có đáng để cậu phải đi chuyến vất vả ấy không?
- Thưa tướng quân - Roland trả lời - Nếu Cadoudal muốn liên minh với chúng ta mà đòi một triệu thì hãy cho ông ta hai triệu, nhưng nếu có ai trả bốn triệu, chúng ta cũng đừng bán ông ta.
Câu trả lời bóng gió đó chưa đủ đối với Bonaparte. Vậy là Roland phải kể lại đầu đuôi sự việc từ lúc gặp Cadoudal, chuyến đi đêm, trận đánh với quân Bảo hoàng và cuối cùng, dù can đảm đến đâu, tướng Harty vẫn bị bại trận.
Bonaparte thấy ghen với một con người như thế. Thỉnh thoảng, ông nói lại chuyện Cadoudal với Roland và luôn chờ đợi sự thất bại của việc tướng
Nhưng thời điểm bấy giờ đã đến lúc phải vượt dãy Alpes nên ông quên hoặc ra vẻ tạm quên cuộc nội chiến để đem quân đi ra nước ngoài. Ông đã vượt núi Saint-Bemard ngày 20 và 21 tháng Năm.
Ông đi qua Tessin ở Turbigo ngày 31 cùng tháng. Ông vào thành Milan ngày 2; ông thức suốt đêm ngày 11 tháng Sáu ở Montebello để họp bàn cùng tướng Desaix vừa trở về từ Ai Cập.
Ngày 12, quân đội đã chiếm Scrivia và cuối cùng, ngày 14 ông giao chiến tại Marengo nơi mà Roland quá mệt mỏi cho nổ cả một xe chở đạn và anh đã qua đời ở đó.
Tuy không còn ai để nói về Cadoudal nữa nhưng Bonaparte vẫn luôn nghĩ đến chuyện này. Ngày 28 tháng Sáu, ông trở về
Cuối cùng vào những ngày đầu tháng 2 năm 1801 thì Bonaparte nhận được thư của tướng Brune kèm theo thư của Cadoudal như sau:
"Thưa tướng quân,
Nếu tôi phải chiến đấu với 35.000 quân mà ngài đang có ở Morbihan, tôi sẽ không ngần ngại tiếp tục cuộc chiến giống như tôi vẫn làm từ hơn một năm nay và tôi sẽ không để sót một ai. Nhưng có điều, sau đó lại có dàn quân khác thay thế. Cứ như vậy sẽ là thảm hoạ lớn nhất khiến cho cuộc chiến kéo dài mãi là điều không tránh khỏi.
Hãy lấy danh dự ngài để ấn định cuộc gặp giữa chúng ta. Tôi sẽ không sợ mà đến chỗ ngài. Tôi sẽ thương lượng với ngài, điều rất khó khăn đối với chính người của chúng tôi.
GEORGES CADOUDAL"
Bonaparte đã viết dưới chữ ký của Georges như sau:
"Hãy ấn định cuộc hẹn, chấp nhận mọi điều kiện để Georges và người của hắn ta hạ vũ khí.
Yêu cầu hắn ta đến gặp tôi ở
Tự tay Bonaparte còn viết địa chỉ gửi thư:
"Gửi đến tướng Brune, Tổng chỉ huy tướng quân đội Miền Tây"
Tướng Brune đã hạ trại trên con đường từ Vannes đến Muzillac, với cuộc chiến Một trăm đã diễn ra có sự chứng kiến của Roland và tướng Harty đã thua.
Georges đích thân đến gặp tướng Brune mà chỉ có hai sĩ quan tuỳ tùng đi theo. Vì cuộc gặp mặt trang trọng này, hai người ấy không mang bí danh mà chỉ gọi tên thật là Soi de Grisolles và Pierre Guillemot.
Tướng Brune bắt tay họ rồi dẫn vào bàn.
Đúng lúc cuộc trao đổi bắt đầu thì Branche-d'Or mang tới một lá thư quan trọng đến mức người ta có cảm giác anh ta phải trao nó cho Cadoudal dù Cadoudal ở bất cứ chỗ nào. Quân Xanh đã cho Branche-d'Or vào dưới sự đồng ý của tướng Brune.
Sau khi đọc xong, Cadoudal không để lộ biểu hiện gì, gấp thư lại, cất đi rồi quay sang tướng Brune.
- Tôi xin nghe đây - ông ta nói.
Mười phút sau, tất cả đã được thoả thuận: Quân Bảo hoàng sẽ trở về nhà, cả sĩ quan lẫn binh sĩ không phải lo lắng cho hiện tại và tương lai vì hai bên tướng lĩnh đã cam kết quân họ không sử dụng vũ lực khi chưa được lệnh.
Về phần mình, Cadoudal muốn bán một số đất đai, nhà cửa, cối xay mà anh đang sở hữu mà không đòi thêm khoản bồi thường nào. Ông sẽ sang Anh định cư bằng chính tài sản của mình Về chuyện diện kiến Tổng tài Bonaparte, ông ta coi đó là một vinh hạnh lớn lao và sẵn sàng đến
Brune cho mang bút mực ra. Họ thảo tờ hiệp định kê trên một chiếc trống sau đó Cadoudal và hai sĩ quan của mình lần lượt ký tên.
Tướng Brune ký sau cùng, trình trọng tuyên bố sẽ thực hiện đúng cam kết.
Trong lúc người ta thảo bản sao thứ hai thì Cadoudal rút bức thư ban nãy ra đưa cho tướng Brune.
- Ngài hãy đọc đi - ông nói - Ngài sẽ thấy tôi ký hoà ước này không phải vì nhu cầu tài chính.
Quả thật như thế. Đó là lá thư từ Anh thông báo đã chuyển một khoản ba trăm nghìn phăng vào một ngân hàng ở Nantes và sẽ chuyển trực tiếp đến tay Georges Cadoudal.
Khi lấy lại bức thư, Georges Cadoudal viết vào phần sau lá thư ấy như sau:
"Thưa ngài, Hãy trả tiền tại London, tôi vừa ký hoà ước với tướng Brune nên không còn lý do gì để nhận tiền phục vụ chiến tranh nữa.
Georges Cadoudal"
Ba ngày sau việc ký hoà ước, Bonaparte chuyển gấp đôi khoản mà Brune vừa cùng độc giả chứng kiến.
Mười lăm ngày sau, Georges Cadoudal bán tài sản của ông được 60.000 phăng.
Ngày 1 tháng Hai, ông báo cho Brune về chuyến đi Paris.
Ngày 18, tờ Le Moniteur thông báo:
"Georges Cadoudal sắp tới Paris để diện kiến chính phủ. Đó là một người ba mươi tuổi, con trai ông chủ cối xay, thích chinh chiến nhưng có giáo dục. Anh ta đã từng cho Brune hay rằng cả nhà anh ta đã bị chặt đầu, rằng anh ta muốn liên kết với chính phủ và xoá bỏ liên minh với quân Anh, đất nước mà ông chỉ dựa vào để chống lại thể chế năm 93 và nhờ đó nền quân chủ suýt chiếm lại cả nước Pháp”.(1)
Bonaparte quả có lý khi nói với Boumerine lúc anh này đọc báo cho ông nghe.
- Mất công thôi Bouriienne, họ chỉ nói những gì tôi muốn cho họ nói.
Rất dễ thấy, mẩu tin trên không chỉ xuất phát từ văn phòng làm việc của Bonaparte mà còn được soạn rất khéo. Nó là sự hoà trộn giữa dự báo và hằn học. Trong phần dự báo, Bonaparte muốn phục quyền cho Cadoudal đồng thời áp đặt từ trước cho ông ta ý muốn phục vụ chính phủ, trong phần hằn học, ông buộc tội Cadoudal chống lại thể chế 93.
Vào ngày nói trên, Cadoudal đã lên đường. Ngày 16 tháng Hai, ông ta tới Paris. Ngày 17, sau khi đọc mẩu tin liên quan đến mình trên tờ Le Moniteus, trong giây lát ông định ra đi và không muốn gặp Bonaparte nữa. Song ông nghĩ lại, tốt hơn là đến theo lời mời, bày tỏ thực tâm của mình với Tổng tài đồng thời muốn đến Tuileries như một cuộc thách đấu, tức là có hai nhân chứng kèm theo Sol de Grisolles và Pierre Guillemot(2).
Chính vì vậy, ông cho báo tin mình đã tới Paris đến Bộ chiến tranh và ngay hôm sau được vào gặp Bonaparte lúc chín giờ sáng ngày 19 tháng 2 vì cuộc hẹn này mà Tổng tài Bonaparte mới vội vã và tò mò như vậy.
Chú thích:
(1) Tờ Gazette Nationale hay tờ Le Momteur Universel ngày 18 tháng Hai năm 1801 không nói như vậy. Cadoudal đến Paris ngày 4 tháng Ba năm 1800 và được Bonaparte tiếp vào cuối tháng. Tờ Le Moniteur số 163 ngày 4 tháng Ba năm 1800 chỉ viết "Chatillon. Boumlont. d Autichamp: Bernier đã về Paris. Georges đang trên con đường đó”.
(2) Dù Dumas không nói bí danh của Sol de Grisolles và P. Guillemot nhưng một trong hai người đó là Branche-d'Or: tham mưu trưởng quân dội Bảo hoàng.