Vừa đến cửa phòng làm việc, bà dừng lại, đưa hai tay ôm ngực rồi liếc đôi mắt điệu đà ra khắp phía và thấy Boumerine đúng là chỉ có một mình mới rón rén vào phòng đặt tay lên vai anh ta.
Boumerine mỉm cười quay lại vì với sự nhẹ nhàng của đôi tay, anh ta cũng nhận ra ai đã đến.
- Thế nào? - Joséphine hỏi - Anh ấy nổi giận chứ?
- Giông tố đùng đùng - Boumerine nói - chỉ thiếu mưa nữa thôi. Có cả sấm chớp.
- Rốt cục - Joséphine hỏi điều khiển nàng quan tâm nhất - Anh ấy có trả tiền không?
- Có - Anh đã có sáu trăm nghìn phăng chứ?
- Có rồi! - Boumerine đáp.
Joséphine vỗ tay như thể một đứa trẻ được gỡ bỏ hình phạt.
- Nhưng - Boumerine nói thêm - vì Chúa, đừng nợ nần nữa hoặc nợ hợp lý vào.
- Anh gọi nợ hợp lý là thế nào, Boumerine? - Joséphine hỏi.
- Phu nhân còn muốn tôi nói gì nữa đây? Tốt nhất đừng nợ nữa.
- Anh biết điều ấy là không thể - Joséphine trả lời thành thực.
- Thế thì nợ nần mười thay vì một trăm nghìn.
- Nhưng Boumerine, khi khoản này đã được thanh toán và anh cố gắng trả nốt sáu trăm nghìn kia..
- Thì sao?
- Thì những nhà cung cấp sẽ không từ chối tiếp tục viết phiếu cho tôi.
- Nhưng còn ngài Tổng tài.
- Anh ấy thì sao?
- Ngài Tổng tài đã thề đây là khoản nợ cuối cùng ông chịu trả.
- Năm ngoái anh ấy cũng nói như thế, Boumerine ạ - Joséphine nói và nở một nụ cười duyên dáng.
Boumerine nhìn Joséphine kinh ngạc.
- Phu nhân khiến tôi nghẹn thở đấy. Thế là đôi ba năm hoà bình với vài triệu mang về từ Italia đã lọt qua tầm tay. Trong khi chờ đợi, nếu được phép khuyên, tôi mong phu nhân chờ cho cơn thịnh nộ của ngài Tổng tài dịu bớt hãy đến gặp ngài.
- Ôi! Lạy Chúa! Nhưng sáng nay tôi lại có hẹn với người bạn tử miền thuộc địa, nữ bá tước Sourdis và con gái bà ấy, họ là chỗ thân thiết nên tôi không mong gì hơn trong lần gặp đầu tiên tại điện Tuileries, anh ấy dịu dàng môi chút.
- Vậy hay tôi giữ anh ấy ăn trưa ở đấy và chỉ để anh ấy xuống vào bữa tối?
- Anh muốn sao cũng được, Boumerine ạ.
- Bây giờ phu nhân hãy ký giấy bút và tự tay viết những dòng chữ thanh thoát.
- Cái gì?
- Hãy viết đi!
Joséphine lướt bút lông trên giấy:
"Tôi uỷ quyền cho Boumerine thanh toán mọi hoá đơn năm 1800 và anh ta sẽ trả một nửa hay hai phần ba nếu anh ta cho là thích hợp".
- Xong rồi.
- Phu nhân hãy ký đi và ghi ngày vào nữa.
- 19/1/1800, Joséphine Bonaparte, đã hợp lệ chưa?
- Hoàn toàn hợp lệ. Còn bây giờ, phu nhân hãy xuống nhà, thay quần áo để tiếp bạn mình. Phu nhân cũng đừng lo bị ngài Tổng tài quấy rầy.
- Tất nhiên rồi, Boumerine, anh thật tốt quá!
Rồi Joséphine, chìa đầu ngón tay ra Boumerine kính cẩn hôn lên đó rồi rung chuông gọi người phục vụ. Khi Landoire xuất hiện trên ngưỡng cửa phòng làm việc, Boumerine nói:
- Landoire, hãy đi báo quản gia rằng ngài Tổng tài sẽ ăn trưa tại phòng làm việc. Vì vậy, nói ông ta cho chuẩn bị bàn một chân và hai bộ đồ ăn, khi nào cần, tôi sê báo.
- Ai sẽ ăn cùng ngài Tổng tài, Boumerine?
- Có quan trọng gì đâu, miễn là người đó làm ông ấy vui.
- Nhưng rốt cục, đó là ai?
- Phu nhân muốn ông ấy ăn cùng mình sao?
- Không, không, Boumerine - Joséphine kêu lên - Anh ấy muốn ăn với ai thì tuỳ chỉ cần anh ấy xuống ăn tối với tôi thôi.
Rồi Joséphine đi ra nhẹ nhàng như một làn hơi sương.
Boumerine chỉ còn lại một mình.
Mười phút sau, cửa phòng khách mở ra và Bonaparte trở về phòng làm việc. Ông tiến thẳng đến chỗ viên thư ký của mình.
- Boumerine này, tôi vừa gặp tay Georges lừng danh đấy.
- Ngài thấy ông ta thế nào?
- Đó là một tay gã
- Đó là một kẻ không sợ gì cũng không ham muốn gì. Những người như vậy rất đáng sợ, Boumerine ạ.
- Thật may là họ rất hiếm, - Boumerine vừa nói vừa cười - Ngài hiểu điều đó hơn ai hết, ngài đã từng gặp không ít cây sậy được sơn bằng sắt còn gì.
- Nhân nói đến sậy và đám sậy mềm mại ngả theo gió, cậu có gặp Joséphine không?
- Phu nhân vừa rời khỏi đây xong.
- Nàng hài lòng chứ?
- Phu nhân như trút được cả quả đồi Montmatre khỏi ngựa.
- Tại sao nàng không chờ tôi?
- Phu nhân sợ bị mắng.
- Đúng rồi! Nàng thừa biết là không thể tránh khỏi điều đó.
- Vậy nhưng tạm lánh ngài có thể là tận dụng rất tốt thời gian, vả lại sáng nay phu nhân có hẹn một trong số bạn của mình.
- Ai vậy?
- Một chủ đồn điền ở
- Tên là gì?
- Nữ bá tước de Sourdis.
- Người nhà Sourdis là thế nào? Có nổi tiếng không?
- Ngài hỏi tôi điều ấy ư?
- Chứ sao, chẳng phải cậu biết đám quý tộc như trong lòng bàn tay còn gì.
- Đó là một gia tộc vừa sùng đạo vừa giỏi kiếm nổi tiếng từ thế kỷ XIV. Theo như tôi còn nhớ, trong chuyến viễn chinh từ Pháp đến Naples, một bá tước dòng họ Sourdis đã lập kì công trong trận Garigliano.
- Khiến hiệp sĩ Bayard phải chịu thua thê thảm.
- Ngài nghĩ sao về hiệp sĩ không sợ gì và không oán trách ai?
- Họ xứng đáng với tên tuổi của mình và hy sinh như một người lính sẵn sàng chết. Song tôi không hoan nghênh những cuộc đấu kiếm. Đó là những tướng binh đáng thương. François Đệ nhất đã thật ngốc trước Pavie nhưng hãy trở lại với chuyện nhà Sourdis đã.
- Có một nữ tu nhà Sourdis dưới triều vua Henri Đệ tứ đã ôm Gabrielle chết trong vòng tay, bà được kết thân cùng dòng tộc Estrées. Có một bá tước nhà Sourdis khác từng làm trung đoàn trưởng dưới triều vua Loruis XV và rất anh dũng chiến đấu với giới hiệp sĩ Fontenoy. Từ đó, họ vắng bóng trên đất Pháp, có thể họ sang châu Mỹ. Họ để lại một lâu đài ở Paris mang tên Sourdis, nằm trên đại lộ Saint-Germain-l'Auxerrois, có một con phố mang tên Sourdis đi từ phố Orléan đến phố Anjou au Marais và một hẻm Sourdis nằm trên đường Fossés-Saint-Gabrielle-l'Auxerrois. Nếu tôi không nhầm thì nữ bá tước Sourdis này rất giàu, bà ta vừa mua và sống ở một lâu đài rất đẹp trên ga Voltaire có lối vào trên phố Bourbon và cửa sổ quay ra khu Marsan.
- Tôi cảm thấy nhà Sourdis này bốc mùi thượng lưu từ khu phố Saint-Germain Cũng phòng hẳn như vậy, họ là bà con gần của giáo su Cabanis người như ngài biết đấy, rất ủng hộ chinh sách của chúng ta. Ông ta còn là cha đỡ đầu của con gái họ.
Chuyện ấy chẳng liên quan mấy. Tất cả đám nữ lưu khu Saint-Germain đều có ảnh hưởng không hay đến Joséphine.
Ngay lúc đó, ông quay sang và nhìn thấy bàn ăn.
- Tôi có nói là mình ăn trưa ở đây không nhỉ?
- Không - Boumerine đáp - nhưng hôm nay, tốt nhất ngài nên ăn trưa trong phòng làm việc.
- Tôi có hân hạnh dùng bữa với ai đây?
- Với một người tôi đã mời.
- Với tâm trạng của tôi bây giờ, tốt hơn hết hãy tìm một người thú vị nhé.
- Chắc chắn như vậy.
- Người này là ai vậy?
- Anh ta đến từ rất xa và vừa tới nơi khi tướng quân đang nói chuyện với Georges.
- Tôi không cho mời ai ngoài Georges.
- Người này không được triệu kiến.
- Anh biết tôi không gặp ai mà không viết thừ mời.
- Ngài sẽ tiếp người này.
Rồi Boumerine đứng dậy sang phòng bên nói:
- Ngài Tổng tài về rồi.
Tức thì một thanh niên vội đi sang phòng Bonaparte. Dù người này mới hai mươi lăm hoặc hai mươi sáu tuổi nhưng đã mặc quân phục cấp tướng.
- Junot? - Bonaparte kêu lên sung sướng - Ôi, lạy Chúa! Cậu nói đúng người này thì tôi không cần phải thư mời! Lại đây Junot, lại đây!
Viên tướng trẻ định hôn tay Bonaparte nhưng ngài đã choàng hai tay ôm anh ta vào ngực.
Trong số những sĩ quan phục vụ, Junot là một trong số người được Bonaparte yêu mến nhất. Họ quen nhau trong cuộc vây hãm
Hồi đó, Bonaparte chỉ huy pháo binh. Ông cần một người viết chữ đẹp và Junot đã bước ra khỏi hàng.
- Hãy đứng đây - Bonaparte nói và chỉ vào ụ súng - và viết theo lời tôi đọc.
Junot làm theo. Đúng lúc viết xong lá thư, một quả đạn từ phía quân Anh nổ cách họ chừng mười mét khiến cả hai phủ đầy đất.
- Hay quá! - Junot vừa nói vừa cười - Rơi thật đúng chỗ, chúng ta đang không có cát thấm cho mực khô.
Lời nói ấy đã mang lại may mắn cho anh ta.
- Cậu muốn ở bên tôi không? - Bonaparte hỏi - Tôi sẽ giữ cậu lại.
- Rất sẵn lòng - Junot đáp.
Cả hai người rất ăn ý với nhau khi Bonaparte được phong cấp tướng, Junot trở thành sĩ quan tuỳ tùng. Khi Bonaparte gặp khó khăn họ cùng chia sẻ ba trăm phăng. khoản tiền mà gia đình Junot gửi cho mỗi tháng.
Sau cuộc cách mạng ngày 13 Lendémieire, Bonaparte có thêm hai sĩ quan tuỳ tùng khác là Muiron và Marmont, nhưng Junot vẫn là người được ưu ái.
Junot tham gia cuộc viễn chinh trên đất Ai Cập và được phong tướng tại đó. Dù rất tiếc nhưng Bonaparte vẫn phải chia tay Junot, người này đã chứng tỏ lòng can đảm bằng cách bắn chết tướng chỉ huy địch. Khi rời Ai Cập, Bonaparte viết:
"Tôi rời Ai Cập, Junot thân mến ạ. Cậu ở cách bên xuất phát xa quá nên tôi không thể mang cậu đi theo. Nhưng tôi đã ra lệnh cho Kléber cho phép cậu đi trong tháng Mười. Cuối cùng, dù đâu dù ở bất cương vị nào, tôi luôn là bạn hữu của cậu.
Tạm biệt và thân ái!
Bonaparte"
Trên đường trở về, Junot đã bị rơi vào tay quân Anh. Từ đó Bonaparte không nhận được tin gì về người này. Chính vì vậy ông mới vui mừng đến thế khi bất ngờ gặp Junot.
- Ôi chao! Cuối cùng cậu đây rồi! Bonaparte kêu to - Cậu thật ngốc khi để rơi vào tay quân Anh đúng không? Nhưng sao cậu lại chậm khởi hành đến sáu tháng khi tôi viết thư bảo cậu đi càng sớm càng tốt.
- Lạy Chúa! Kléber đã giữ tôi lại. Ngài không hình dung hết, ông ta khiến tôi khốn khổ thế nào đâu - Bề ngoài, ông ta sợ tôi có quá nhiều bạn bên mình. Tôi biết ông ta không ưa tôi, nhưng tôi không tin ông là có thể nhỏ mọn đến thế. Còn lá thư cho chính quyền Đốc chính nữa chứ, ngài có biết không?
- Nhưng cuối cùng - Bonaparte nói và ngước mắt lên trời - kết cục bi thảm của ông ấy cũng khiến chúng ta được an ủi phần nào. Chúng tôi, tôi và nước Pháp đã thiệt hại lớn, nhưng một mất mát không lấy lại được lại là Desaix. Ôi Desaix! Đó là bất hạnh lớn lao cho tổ quốc!
Bonaparte đi đi lại lại một lát trong im lặng như thể hoàn toàn chìm trong nỗi đau, sau đó ông đột ngột dừng lại trước Junot:
- Cậu muốn làm gì bây giờ? Tôi đã nói luôn là bạn hữu và chứng tỏ điều đó trong khả năng có thể. Dự định của cậu là gì? Cậu muốn làm tiếp chứ
Rồi nhìn Junot từ dưới lên và vui vẻ hỏi:
- Cậu muốn tôi gửi cậu đến quânđội bên sông Rhin chứ?
Mặt Junot đỏ bừng.
- Ngài đã muốn vứt bỏ tôi sao? - Ngừng lại một lát, anh ta nói tiếp - Tuy nhiên, nếu ngài ra lệnh như vậy, tôi sẽ đi gặp tướng Moreau để chứng tỏ các sĩ quan từ quân đội Italia không quên nhiệm vụ lên Ai Cập.
- Được rồi - Tổng tài vừa nói vừa cười - Bình tĩnh đi nào anh bạn! Không Junot, anh sẽ không xa tôi, tuy tôi yêu quý tướng Moreau nhưng chưa đến mức tặng cho ông ta món quà là người bạn tốt nhất của tôi.
Rồi ông nghiêm giọng, lông mày nhíu lại:
- Junot này, tôi sẽ bổ nhiệm cậu làm chỉ huy quân ở
- Thưa tướng quân - Junot nói to - Dưới quan hệ...
- Khẽ chứ - Bonaparte nói - Đúng, phải chú ý đến sự an toàn của tôi. Tôi đang có nhiều nguy hiểm. Giá như tôi chỉ là tướng Bonaparte thông thường hoặc ngay cả trước cuộc cách mạng 13 Vendémiaire thì không cần làm gì bởi lẽ lúc đó cuộc sống của tôi chỉ là của tôi, tôi biết nó chưa có tầm vóc gì, còn giờ đây, tôi không thuộc về mình nữa. Tôi không chỉ nói điều này với một người bạn, Junot ạ, sứ mạng của tôi đã khác, nó gắn với sứ mạng của cả cường quốc. Chính vì thế mà nó bị đe doạ. Những thế lực khác hy vọng xâm chiếm và xâu xé nước Pháp không muốn có tôi trên con đường của chúng..
Bonaparte nghĩ ngợi một lát, đưa tay lên trán như thể săn đuổi một ý nghĩ nào đó. Rồi đột nhiên, ông ngẩng phắt lên như thể có vài chục việc khác nhau cùng ùa vào bộ óc ấy cùng lúc.
- Như thế này, tôi sẽ bổ nhiệm cậu làm thị trưởng
- Được rồi, nhưng tôi muốn cô ấy phải làm tôi thích. Làm sao bây giờ, đám người hưởng thừa kế đều xấu tệ hại.
- Thôi nào, hãy bắt tay vào việc ngay từ hôm nay vì ngay hôm nay cậu đã được phong chức chỉ huy
- Xin mời ngài dùng bữa - Người quản lý lâu đài mang khay lại.
- Hãy vào bàn nào - Bonaparte nói - trong tám ngày, cậu phải xong chuyện nhà cửa và chọn xong vợ.
- Thưa tướng quân - Junot nói - Tôi đồng ý tám ngày cho ngôi nhà còn lấy vợ, tôi muốn có mười lăm ngày được không?
- Đồng ý - Bonaparte nói.