Điền Viên Cẩm Tú

Chương 234: Mở rộng quy mô

Lưu Hoành nói nếu hắn không định đi theo con đường khoa cử tiếp thì sẽ chuyên tâm kinh doanh gia nghiệp. Đến cả Chu Viễn cà lơ phất phơ từ nhỏ cũng có sự nghiệp của riêng mình, cửa hàng trang


phục của ba tỷ muội Tử La2mỗi ngày hốt cả đống bạc, bản thân hắn không làm ra cái gì thì thật vô dụng. Đại tỷ phu mở chi nhánh, đương nhiên mấy tỷ muội Tử La phải ủng hộ. Thế là Tử La viết ra mấy công thức món ăn mới cho Lưu8Hoành. Lưu Hoành tất nhiên không thể nhận không đổ của Tử La, nhất quyết muốn mua lại.


Bây giờ Tử La đầu thiếu chút bạc bán thực đơn này, nhưng để Lưu Hoành thấy dễ chịu trong lòng một chút nên cũng thu bừa mấy chục lượng bạc.6Sao hai cha con Lưu Hoành lại không biết ý tốt của Tử La chứ, nhưng nếu cứ từ chối thì có vẻ làm màu quá, vì vậy đành ghi tạc vào lòng.


Đối với việc Lưu Hoành mở chi nhánh, Tử La vô cùng tán thành. Nàng biết3Lưu Hoành là người sống nghiêm túc, làm người trung hậu, nhưng cũng có tư chất nhanh nhạy của người làm ăn. Dù sao từ nhỏ hắn đã giúp Lưu chưởng quỹ quản lý Lưu Hương Lầu.


Quả nhiên sau khi Lưu Hoành khai trương Lưu Hương Lầu ở5huyện thành, hắn cũng quản lý ra hình ra dạng. Huống chi còn có thực đơn do Tử La cung cấp, vì thế chi nhánh Lưu Hương Lầu mới nhanh chóng bám trụ được trên huyện thành.


Tử La cuối cùng cũng yên tâm về Lưu Hoành. Nàng cảm thấy vấn đề kinh tế nhà Đại tỷ nàng có thể giúp họ giải quyết. Nhưng nếu bọn họ tự thân nỗ lực, giàu lên bằng chính khả năng của mình thì càng tốt hơn. Dù sao thì dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính bản thân. Mà bản thân Lưu Hoành cũng phải có sự nghiệp của riêng hắn mới khiến hắn không cảm thấy mình vô dụng.


Thải Y Các buôn bán tốt như thế, tỷ muội Tử La cũng bắt đầu chuẩn bị mở chi nhánh.
Trước khi mở thêm chi nhánh, tỷ muội họ phải giải quyết vấn đề nhân công may quần quần áo đã.


Thể là qua năm mới, tỷ muội Tử La lại công khai tuyển tú nương may quần áo trong thôn. Đương nhiên là không chỉ hạn chế trong thôn Hoa Hòe, tú nương bên ngoài cũng tới ứng cử được. Mấy tỷ muội Tử La còn dán thông báo bên ngoài cửa hàng.


Trước đó nhà Tử La đã tuyển hai tú nương và tiểu cô nương có tài nghệ khá tốt trong thôn tới may quần áo rồi.
Trong đó có hai người đã làm dâu, hai người khác đều là cô nương tuổi tác tầm tầm Tử Đào.


Hai nàng dâu là mẹ ƈúƈ ɦσα và mẹ Tiểu Điệp, cả hai nàng đều do Trần thẩm giới thiệu tới. Hai người này vốn nổi danh trong thôn vì may vá khéo tay. Lúc Tử Vi và Tử Đào kiểm tra khả năng may vá của hai người họ cũng đồng thời kiểm tra cá nhân phẩm, sau đó mới nhận.


Chồng của mẹ ƈúƈ ɦσα là con một trong nhà, nhà vẫn còn cha mẹ chồng, nữ nhi ƈúƈ ɦσα mới bảy tuổi và một tiểu nhi tử năm tuổi. Nhà mẹ Tiểu Điệp thì chỉ có ba người, hai vợ chồng nàng và một nữ nhi tám tuổi tên Tiểu Điệp.


Còn hai tiểu cô nương kia là hai tỷ muội, một người tên Tiểu Mễ, một người tên Tiểu Hoa. Ở đó, Tử La vừa nghe tới tên hai người này chỉ nghĩ tới bỏng gạo.*
*Mễ Hoa: đây là món bỏng gạo của Trung Quốc.


Trong hai người thì Tiểu Mễ là tỷ tỷ, năm nay mười ba tuổi, Tiểu Hoa là muội muội, năm nay mười hai tuổi. Trong nhà hai nàng còn một muội muội, một đệ đệ, vì nhà đông con nên nhà các nàng có thể coi là nhà nghèo nhất trong thôn.


Tử La thuê bọn họ một phần vì tay nghề may vá của họ khá tốt, mặt khác cũng muốn giúp nhà bọn họ.


Trong bốn người này, mẹ ƈúƈ ɦσα và Tiểu Mễ may quần áo rất nhanh, ghép áo lại cũng rất nhanh, hiệu suất rất cao. Còn mẹ Tiểu Điệp và Tiểu Hoa tuy không may nhanh bằng hai người mẹ ƈúƈ ɦσα, nhưng các nàng thêu rất đẹp. Có thêm bốn người này, thêm Trần thẩm, mẹ Xuyên Tử, Giang Tam thẩm, ngoài ra còn có Tử Vi, Tử Đào, Giang Đại Nha thỉnh thoảng qua giúp đỡ may quần áo. Thế nên từ khi Thải Y Các khai trương tới nay, tuy nguồn cung quần áo hơi vội một chút, nhưng cũng kịp.


Hơn một tháng Thái Y Các khai trương, trừ mười ngày nghỉ phép ăn Tết thì thời gian buôn bán thực sự cũng chỉ tầm hơn hai mươi ngày nên cũng tạm đủ quần áo cung ứng. Nhưng bây giờ tỷ muội Tử La muốn mở thêm chi nhánh, vì thế nhất định phải thuê thêm người.


Tin tức tỷ muội Tử La công khai tuyển người vừa ra, người tới cửa hàng các nàng phỏng vấn đông không xuể, những cô nương mới lớn, mấy nàng dâu trong thôn cơ hồ đều tới cả. Trừ một số người thôn khác ra còn có cả người từ trấn trên xuống. Ngày đầu tiên đã có mấy chục người tham gia phỏng vấn. Để không ảnh hưởng tới việc buôn bán của cửa hàng, mấy tỷ muội Tử La đưa những người phỏng vấn tới thẳng sân sau luôn, tỷ muội họ sẽ phỏng vấn ở đó. Cửa hàng nhà Tử La ở mặt tiền cửa hiệu có một cái kho hàng lớn, ngoài ra còn một cái viện nhỏ. Tuy viện này chỉ có mấy căn phòng ở, nhưng cũng có thể dùng làm nơi phỏng vấn được. Tử Vi và Tử Đào là chủ khảo, mấy người Giang Đại Nha ở bên hiệp trợ. Còn Tử La cảm thấy nàng dốt đặc cán mai về mấy cái thêu thùa này nên ra cửa hàng đón khách. Hai tỷ muội Tử Vi cũng không quyết định tuyển ai ngay tại đó, sau khi phỏng vấn chỉ kêu mọi người đi về, năm ngày sau sẽ dán danh sách công khai bên ngoài cửa hàng, đến lúc đó mọi người tới xem là được.


Qua ba ngày phỏng vấn liên tiếp, mỗi ngày người tới đều rất đông. Mấy tỷ muội Tử Vi một ngày phải tốn hơn phân nửa thời gian đi phỏng vấn rồi. Nhưng càng về sau, hai người càng quen tay, ứng phó nhẹ nhàng hơn nhiều.


Những người tới phỏng vấn này, hai tỷ muội họ sẽ ghi lại những người có tài thêu, nhân phẩm nhìn qua cũng tạm được. Sau đó nhờ bọn Tử Thụ đi điều tra giúp xem gia cảnh thế nào, đối nhân xử thế ra sao rồi mới quyết định xem thuê ai.
Sau một hồi đắn đo cân nhắc, tỷ muội Tử La chọn ra mười người.


Trong mười người này có bốn người tới từ thôn của Tử La, hai người ở trấn trên, những người khác ở các thôn lân cận quanh đó.


Sau khi thuê tú nương xong, tiếp đó tỷ muội Tử La kêu Tử Thu mua thêm tám tiểu nha đầu chừng hơn mười tuổi về cho Thải Y Các. Các nàng chuẩn bị bồi dưỡng tám tiểu nha đầu này thành người bán hàng cho Thải Y Các.


Tỷ muội họ sắp xếp cho tám nha đầu này ở lại mấy gian phòng ở sân nhỏ sau Thái Y Các ở trên trấn. Mà Tử La và Tử Đào sẽ rút bớt chút thời gian quản lý cửa hàng ra huấn luyện các nàng, sau này sẽ cho bọn họ ra cửa hàng xem mấy người Giang Đại Nha làm việc như thế nào. Vốn dĩ Tử La muốn học theo Tử Thụ, đặt tên mấy nha đầu này thành Thải Nhất, Thải Nhị, Thải Tam,... giống tiểu nhị ở cửa hàng Malatang ấy, Tử Thụ chả đặt tên bọn họ thành Cảnh Nhất, Cảnh Nhị, Cảnh Tam,... sao.


Nhưng suy nghĩ của Tử La vừa manh nha đã bị Tử Đào bác bỏ. Tử Đào nói Thải Y Các nhà các nàng vừa bán quần áo cũng giúp người ta xây dựng hình tượng. Người bán hàng nhà bọn họ mà đặt tên tục tằn như thế thì làm mất phong cách cửa hàng nhà họ. Vì thế, Tử Đào đặt tên cho tám nha đầu này là Xuân, Hạ, Thu, Đông và Cẩm, Kỳ, Thi, Họa.


Thế nên bây giờ tám nha đầu này có tên là Thải Xuân, Thải Hạ, Thải Thu, Thải Đông và Thải Cầm, Thải Kỳ, Thải Thư, Thải Họa.


Tử La thấy đúng là tên người ta đặt có phong cách” hơn mình thật nên cũng kệ Tử Đào. Nhưng Tử La cũng có suy nghĩ xấu xa nho nhỏ trong lòng, để xem sau này Thải Y Các có nhiều chi nhánh như thế, Tử Đào định đặt tên kiểu gì.


Quả nhiên, sau này mỗi khi khai trương chi nhánh, những việc khiến nàng đau đầu có cả đặt tên cho người bán hàng mới, cơ mà mấy việc này nói sau. Tú nương và người bán hàng đều đã chuẩn bị ổn thỏa, vì thế việc mở chi nhánh Thải Y Các cũng được ghi vào lịch trình hằng ngày của mấy tỷ muội Tử La. Tử La để Tử Đào và Tử Vi ở lại cửa hàng trên trần trông coi, bản thân nàng lại đi cùng Tử Thụ lên huyện thành tìm mặt tiền cửa hàng. Các nàng chuẩn bị mở liền hai tiệm Thải Y Các trên huyện thành.


Bận bịu hơn hai tháng, cuối cùng hai cửa tiệm Thải Y Các trên huyện thành cũng khai trương.


Tỷ muội Tử La chia Xuân, Hạ, Thu, Đông và cầm, Kỳ, Thi, Hoạ sang hai cửa hàng này để bán hàng. Trải qua vài tháng huấn luyện của tỷ muội Tử La, trình độ hiện tại của bọn họ cũng tương đương với đám Giang Đại Nha rồi, đương nhiên nếu so với Tử Đào thì chắc chắn vẫn còn kém.


Thế là Tử Đào và Tử La ở lại huyện thành, dắt theo tám nha đầu kia ở lại hơn một tháng ở Thái Y Các để gây dựng nền tảng ở đây cho chắc. Đợi khi cả Xuân Hạ Thu Đông và Cầm Kỳ Thị Hoa đều lên tay các nàng mới về thôn Hoa Hòe.


Sáu tháng cuối năm, tỷ muội Tử La lại mở tiếp năm, sáu cửa hàng Thái Y Các nữa ở những trận phụ cận Cổ Thuỷ trần. Đồng thời mở thêm hai cái trên Phủ Thành.
Về sau Tử La còn nghe theo kiến nghị của Tử Hiên, bán thêm đồ trang điểm ở Thái Y Các.


Mấy tỷ muội Tử La cảm thấy ý tưởng này rất hay. Thải Y Các nhà các nàng trừ bán quần áo, còn giúp người ta trang điểm. ở đây thường xuyên có người hỏi các nàng dùng đồ trang điểm gì, còn có người còn hỏi mua những thứ này. Nếu thế thì tại sao các nàng không bán đồ trang điểm luôn chứ..


Hoặc là không làm, đã làm phải làm đến cùng. Tử La dứt khoát bán thêm mỹ phẩm, đồng thời bán cả trang phục cho nam mà các nàng đã bàn bạc từ trước, còn cả trang phục cho trẻ em.
Vì vậy, mỗi lần nhà Tử La mở thêm một Thải Y Các sẽ là một cửa hàng có bốn mặt tiền sát nhau.


Bốn cửa hàng này gồm quần áo nam, quần áo nữ, mỹ phẩm và quần áo trẻ em. Trong cửa hàng bán quần áo nam người bán hàng đều là nam hết. Tất cả bọn họ đều mặc đồng phục thống nhất màu xanh thiên thanh đẹp trai ngời ngời, những tiểu nhị này cũng đều do tỷ muội Tử La mua về bồi dưỡng, bọn họ cũng đều là những tiểu nhị tuổi chừng hơn mười. Cách vách tiệm quần áo nam là quần áo nữ. Người phục vụ bên đây thì đều là nữ hết, các nàng cũng mặc đồng phục, đồng phục của các nàng là váy áo phối màu xanh lam và hồng nhạt. Cạnh hàng quần áo nữ là tiệm mỹ phẩm. Những thứ đồ trang điểm này đều do bọn Tử Thụ đi tìm nguồn cung giúp, tất cả đều là những món mỹ phẩm tạm thời tốt nhất trên thị trường.


Bên cạnh tiệm mỹ phẩm đương nhiên là thời trang trẻ em, người phục vụ bên đây đều mặc những bộ váy đáng yêu màu hồng nhạt. Nhân viên bên tiệm trẻ em đều là những tiểu cô nương có khuôn mặt ngọt ngào, trong cửa hàng cũng được bày trí ấm áp, vui vẻ.


Mỗi cửa hàng đều có bốn người bán hàng, một người tính tiền, ba người còn lại tiếp đãi khách khứa. Thải Y Các sau khi trải qua quá trình cải tạo và mở rộng phạm vi buôn bán, việc buôn bán ngày càng phát triển không ngừng. Tiền vào so với lúc chỉ bán quần áo nữ phải nhiều gấp đôi.