Điền Viên Cẩm Tú

Chương 152: Đối thủ mạnh mẽ

Trận chung kết này diễn ra giống y như những gì tỷ muội Tử La đã hỏi thăm từ trước, nó được chia
thành hai phần để tiến hành. Nhưng nội dung của hai giai đoạn thi đấu này ở mỗi lần thi đều không


giống nhau, phải đợi lát nữa Trương nương tử ra đề mới biết được. “Hẳn mọi người cũng biết, trận chung kết lần này được chia làm hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, trong năm


mươi vị cô nương sẽ2có hai mươi cô nương trúng tuyển vào giai đoạn hai. Ở giai đoạn thứ hai, chúng ta sẽ tìm ra ba người đứng đầu, và mười người xuất sắc nhất. Bây giờ ta tuyên bố, giai đoạn thứ nhất của trận chung kết cuộc thi thêu chính thức bắt đầu. Mong các vị cô nương cố gắng, qua giai đoạn đầu của trận đấu này là cách thành công một bước nhỏ nữa thôi.” Quản sự chủ trì trận đấu nói.


Tiếp theo,8quản sự đọc tên và số thứ tự của năm mươi vị cô nương lên đài thi đấu. Khi năm mươi vị cô nương lọt vào vòng chung kết ổn định chỗ ngồi của mình, Trương nương tử bước ra trước sân khấu nói với họ: “Các vị cô nương, đầu tiên ta xin chúc mừng các vị đã tiến vào chung kết. Các vị đều là những người phá quan trảm tướng, vượt qua năm trăm cô nương khác mới vào đến6vòng này. Ta tin rằng tài nghệ thêu thùa của các vị đều thuộc hàng xuất sắc nhất ở trấn Cổ Thuỷ. Ở giai đoạn thi đấu này sẽ loại ra ba mươi vị cô nương nên mong mọi người cố hết sức mình. Được rồi, ta không nói nhiều nữa, giờ ta sẽ nói quy tắc thi của giai đoạn thứ nhất.”


“Ở giai đoạn đầu, chúng ta không có hạn chế về nội dung thêu. Các vị chỉ cần thêu ra một3ra một bức thêu trong hai canh giờ mà các vị cảm thấy tốt nhất, sử dụng cách thêu càng đẹp, càng đặc sắc, càng có ngụ ý, tốt nhất là cách thêu đặc thù thì càng có cơ hội tiến vào giai đoạn tiếp theo. Vậy nên các vị hãy cố gắng hết sức để cho ra tác phẩm mà các vị cảm thấy hoàn mỹ nhất.” Trương nương tử nói xong những lời này liền ra lệnh bắt đầu giai đoạn5một của trận chung kết cuộc thi thêu thùa.


Tỷ muội Tử La nghe xong đều cảm thấy hưng phấn. Các nàng đều tin rằng Tử Vi biết rất nhiều phương pháp thêu, hẳn là sẽ đủ để ứng phó với kỳ thi lần này. Tử La nghĩ, chắc Tử Vi sẽ có cơ hội thắng. Hai canh giờ là một khoảng thời gian không ngắn.


Tỷ muội Tử La vừa chờ mong vừa nóng vội, thời gian trôi qua vô cùng lâu. Nhưng khoảng thời gian ấy đối với các cô nương đang tham gia cuộc thi như Tử Vi thì lại không giống vậy. Các nàng chỉ hận thời gian không trôi chậm một chút để có thêm thời gian thêu. Vì thế, khung cảnh năm mươi cô nương có tài thêu bất phàm đang may vá thành thạo trên đài trông cực kỳ đồ sộ.


Từ động tác thuần thục của bọn họ, không khó để nhận ra cả năm mươi cô nương ở vòng bán kết này đều có tài thêu xuất chúng hơn hẳn so với các cô nương ở vòng loại, vòng bán kết. Không hổ là năm mươi người xuất sắc nhất.


Thấy cả năm mươi cô nương đều xuất sắc như thế, tỷ muội Tử La đều đổ mồ hôi thay Tử Vi. Các nàng cũng không dám chắc chắn Tử Vi sẽ thắng như khi nãy nữa.
“A La, muội nói xem, đông như thế, mà trông ai cũng lợi hại, mấy người Đại tỷ có thắng được không?” Tử Đào thì thầm hỏi Tử La.


Tử Đào cho rằng tiểu muội nhà nàng lợi hại nhất, nếu Tử La nói Tử Vi thắng, vậy chắc chắn Tử Vi sẽ thắng. Từ trước tới giờ Tử La đoán nhiều chuyện lắm, mà chuyện nào cũng đúng hết. Hơn nữa rất nhiều cách kiếm tiền Tử La nói ra cũng chứng tỏ nàng rất thông minh.


Trong lòng Tử Đào, dù ngoài miệng nàng nói không phục Tử La, nhưng trong tâm thì hoàn toàn tin tưởng.
Tử Hiên nghe Tử Đào hỏi cũng không nhịn nổi: “Đúng đó, A La muội thấy Đại tỷ nhà mình có cơ hội thắng không?”


Mọi người thấy Tử Hiên, Tử Đào hỏi cũng quay lại nhìn Tử La. “Hẳn là được, chúng ta phải tin tưởng bọn họ. Nhưng muối thấy trên đó có rất nhiều đại tiểu thư ở trấn trên, các nàng ấy từ nhỏ đã được danh sư dạy dỗ, học thêu thùa. Hơn nữa các nàng ấy còn không phải làm việc nhà, càng có nhiều thời gian để học thêu. Thế nên muội nghĩ các nàng ấy sẽ là đối thủ mạnh mẽ của mấy người Đại tỷ. Chúng ta chưa thể khẳng định được kết quả sẽ ra sao cả.” Tử La nói. Lần này Tử La không khẳng định Tử Vi sẽ thắng. Nàng muốn phân tích mọi việc một cách khách quan cho mấy người Tử Đào nghe để họ chuẩn bị tâm lý. Mọi người nghe Tử La nói xong cũng lo lắng thay cho Tử Vi.


“Mọi người đừng lo lắng quá. Việc thi đấu chưa biết ai thắng ai thua, ai được kết quả tốt. Mấy người Tử Vi


muội muội vào được đến trận chung kết đã vô cùng giỏi rồi. Dù bọn họ không vào được đến giai đoạn hai, nhưng có được thành tích như vậy chúng ta cũng nên thoả mãn.” Lúc này Lưu Hoành nói với mọi người.


“Lưu đại ca nói rất đúng. Quan trọng là đã tham gia, còn đoạt giải hay không không cần cưỡng cầu. Mọi người thấy đúng không?” Tử La cũng nói tiếp.


“Cũng đúng! Nghe nói giai đoạn hai phải sau trưa mới diễn ra. Dù không vào được giai đoạn hai của trận đấu cũng không sao, để Đại tỷ nghỉ ngơi cũng được.” Tử Hiên nghe Tử La và Lưu Hoành nói cũng nghĩ thông, thực ra cậu lo lắng Tử Vi bị mệt mỏi hơn nhiều.


Mọi người cũng cảm thấy như vậy. Những giờ tiếp theo cảm xúc cũng dần bình tĩnh lại.
Ngay cả Giang Tam thẩm và Giang Tam Nha hôm nay tới cổ vũ Giang Đại Nha, Giang Nhị Nha cũng bình tâm khi nghe những lời Tử La nói.
Cuối cùng cũng hết giờ!


Trương nương tử tuyên bố hết giờ, các cô nương mới lục tục dừng động tác trên tay.
Sau đó là khoảng thời gian nhóm bình thẩm đi đánh giá các tác phẩm thêu. Qua khoảng thời gian đó là lúc tuyên bố kết quả thi đấu.
Hình thức công bố kết quả thi đấu lần này không giống như những lần trước.


Đám Trương nương tử cũng không trực tiếp công bố kết quả thi đấu ngay, mà đọc theo số tự tên các cô nương. Đọc đến tên ai thì cô nương đó sẽ bước ra trước sân khấu, giới thiệu những điểm đặc sắc của tác phẩm của mình, đằng sau có ngụ ý gì. Nhóm bình thẩm sẽ căn cứ vào những đánh giá lúc nãy, kết hợp với phần trình bày của chủ nhân tác phẩm thêu, từ đó các nàng mới có những đánh giá cặn kẽ về tác phẩm rồi cho ra kết quả cuối cùng.


Người đầu tiên là một cô nương tên Hạ Hân. Tử La nhìn qua cũng biết gia cảnh của vị cô nương này không tệ. Quần áo của cô nương ấy đều là sa tanh loại tốt, các cử chỉ cũng đều vô cùng văn nhã uyển chuyển, ẩn chứa khí chất của đại tiểu thư. Lúc trước Tử La cũng chú ý đến nàng ấy trong lúc thi đấu, vẻ mặt luôn trấn định. Vậy nên Tử La cảm thấy chắc chắn tài thêu của cô nương này không tệ, hẳn sẽ là một kình địch của mấy người Đại tỷ.


Quả nhiên, vị cô nương Hạ Hân này thêu một bức bướm vờn hoa. Mỗi con bướm được thêu bên trên đều sinh động như thật, màu sắc của mỗi con bướm đều được phối hợp rất tốt, đóa hoa bên trên bức thêu cũng vô cùng xuất sắc.


Mấy người Tử La đứng dưới đài phảng phất như cũng cảm nhận được hương thơm của đóa hoa kia. Khi Hạ Hân chậm rãi mở tác phẩm của mình ra, dưới đài lập tức xôn xao. Sau khi nàng dùng giọng nói trong trẻo của mình bình tĩnh thuyết minh bức thêu, tiếng vỗ tay dưới đài càng thêm vang dội.


Năm người tiếp theo có tác phẩm thêu không xuất sắc bằng Hạ Hân đầu tiên, tuy cũng khá ưu tú nhưng so với tác phẩm của Hạ Hân lại chẳng có gì nổi bật.
Trong số đó còn có một vị cô nương, do quá khẩn trương nên lúc thuyết trình có hơi lắp bắp, điều này khiến nàng bị mất không ít điểm.


Có thể nói, biểu hiện xuất sắc của vị Hạ Hân đầu tiên tạo thành áp lực rất lớn cho các cô nương sau nàng! Mãi tới khi số mười Trần Mỹ Mỹ xuất hiện, trên đài mới có thêm một tác phẩm có thể so sánh với Hạ Hân. Trần Mỹ Mỹ này mặc quần áo đơn giản hơn Hạ Hân, nhưng Tử La nhớ nàng là con gái của một tú tài. Lúc ở vòng đấu loại có nhắc qua. Tử La còn nhớ ở vòng đấu trước, Trần Mỹ Mỹ này cũng thuộc nhóm mười lăm người đứng đầu. Trần Mỹ Mỹ cũng coi như là một đối thủ đáng gờm!


Lần này Trần Mỹ Mỹ thêu một đôi Thải Phượng, có thể nói đôi Thải Phượng này đã được nàng thêu tới độ vừa đẹp vừa xuất thần, khí thế bất phàm. Không chỉ thể, bên trên nàng còn thêu hai câu thơ: Tâm hữu Thải Phượng song phi dực/ Tâm hữu linh tế nhất điểm thông*. Hai câu thơ này càng làm bức thêu của nàng thêm rực rỡ.


*Trong bài thơ Vô Đề của tác giả Lý Thượng Ẩn có hai câu thơ: Thân vô Thải Phượng song phi dực/ Tâm hữu linh tế nhất điểm thông (Dịch nghĩa: Thân ta không có đôi cánh phượng để bay cao/ Nhưng trong lòng có điểm sừng tê để hiểu nhau). Tác giả chế lại câu thơ này.


Có không ít công tử và người đọc sách thấy được câu thơ này đều cảm thán: Tài nữ! Sau khi nghe Trần Mỹ Mỹ dùng giọng nói du dương của mình thuyết minh về bức thêu, rồi đọc câu thơ lên, mọi người đều lớn tiếng cổ vũ. Nhất thời, bức tranh thêu của Trần Mỹ Mỹ lại đây không khí trong sân đấu lên cao trào.


Sau đó là đến tác phẩm của đường tỷ của đám Tử La - Đồng Mai.


Không thể phủ nhận rằng, tài thêu thùa của Đổng Mai khá tốt, nhưng nàng ta thua ở nội dung bức thêu quá đơn giản, không mới mẻ độc đáo, mà trên bức thêu cũng không có thơ từ gì cả. Thế nên trước tác phẩm như châu như ngọc của Trần Mỹ Mỹ, tác phẩm của Đổng Mai chẳng có điểm gì đáng để mọi người hò reo.


Tử La thấy sau khi Đổng Mai thuyết minh tác phẩm của mình xong, lúc về chỗ vẫn luôn vò khăn tay của mình, suýt thì vặn nó thành bánh quẩy. Có thể thấy lúc này Đổng Mai tức giận đến thế nào. Tử La không thể không thừa nhận rằng vận may của Đổng Mai chẳng ra gì. Nhưng mà số thứ tự là ngẫu nhiên, chỉ trách nàng ta không may thôi. Thật ra Tử La cảm thấy Đổng Mai không cần quá để ý đến mấy cái này. Nàng tin rằng mấy người Trương nương tử đều là người chuyên nghiệp, mấy vấn đề làm nền gì đó không ảnh hưởng đến phán đoán của các nang. Sau Đổng Mai còn có vài vị cô nương thể hiện tốt hơn nàng ta, nhưng không ai xuất sắc bằng hai người Hạ Hân và Trần Mỹ Mỹ. Sau đó nữa lại là một người quen của tỷ muội Tử La.


Chính là Vương Tư Tư.