Để lành bệnh tự nhiên

CHƯƠNG 4: DÙNG THUỐC BỔ

Bất Cứ gì làm tăng sự hữu hiệu của hệ thống lành lặn hay giúp nó trung hòa những ảnh hưởng nguy hiểm sẽ làm tăng khả năng lành lặn tự nhiên. Thuốc bổ là những sản phẩm thiên nhiên để làm công việc đó, và chúng là một trong những nguồn thích thú của tôi. Theo ý nghĩ của thuốc làm mạnh thêm hay làm cho cường tráng thân thể, chữ "thuốc bổ" (tonic) lấy từ một từ Hy Lạp nghĩa là " dãn ra " (stretch). Chất bổ làm kéo dài hay khỏe ra những hệ thống của chúng ta theo cái cách thể dục làm khoe những bắp thịt của chúng ta. Làm cho cơ thể làm việc- đẩy cho nó căng lên rồi xả xuống- làm tăng sự dẻo dai tự nhiên, vốn là một phẩm chất cần thiết của sức khỏe, bởi vì nó quyết định sự phản ứng của chúng ta đối với áp lực của môi trường. Chúng ta càng dẻo dai, khả năng chúng ta càng lớn để đàn hồi từ bất cứ loại áp lực hay thương tổn nào.

Những chất bổ trong Y khoa bây giờ được coi là yếu kém trong đa số những người thực hành Y khoa Tây phương hiện đại. Thuốc bổ bị thương tổn bởi hình ảnh những lang băm đi bán dạo dầu rắn (snake- oil) trị bá bệnh từ những chiếc xe sơn màu sặc sỡ trong quá khứ, và những bích chương cũ kỹ quảng cáo những dung dịch có cầu chứng chứa đựng thuốc phiện và rượu. Những bác sĩ ngày nay chỉ muốn những phương thuốc thần diệu (magic bullets) - những chất thuốc sử dụng những hiệu quả đặc biệt trong những bệnh đặc biệt bằng những cơ cấu sinh hóa được biết đến. Bác sĩ không thích thuốc trị bá bệnh (panaceas)- những phương thuốc chữa bệnh với những hiệu quả chung chung, được nói rằng nó tốt cho mọi bệnh, trong khi cơ cấu vận hành của thuốc còn tối tăm mờ mịt. Thái độ của những thầy thuốc ở Đông phương thì lại khác, tại đây thuốc bổ được trọng vọng và cả bác sĩ lẫn bệnh nhân sẵn sàng trả một số lớn tiền cho những sản phẩm thiên nhiên được tin rằng có khả năng làm tăng lên sự dẻo dai bên trong và sự đề kháng của cơ thể. Một ví dụ điển hình rõ ràng nhất của loại sản phẩm này là sâm, lấy từ loại có tên là Panax, cái tên xuất xứ từ chữ gốc là panacea (có nghĩa là " làm lành tất cả") ( Có chuyện trùng hợp là nàng Panacea là một cô con gái khác của thần Asklepios, là một vị thần Y khoa trong huyền thoại Hy lạp). Nhu cầu về sâm luôn luôn vượt quá sự cung cấp, để rồi sinh ra một kết quả là có nhiều sản phẩm pha trộn và bắt chước trên thị trường trong khi giá của sâm tốt thật sự khá cao. Nhiều người á châu quý trọng sâm như là một loại thuốc bổ làm tráng kiện cơ thể; nhiều người khác lại cho rằng sâm nên dành cho tuổi già. Dùng thường xuyên, nó sẽ làm tăng năng lực, sức sống, sự sung sức sinh lý, da dẻ mịn màng và bắp thịt thêm sinh lực, và chống lại sự căng thẳng từ mọi thứ. Vì nó nói chung không có chất độc, nó đạt mọi yêu cầu để trở thành một thứ thuốc bổ hữu ích. Tôi thường khuyến cáo cho những bệnh nhân đau kinh niên và những người yếu sức, suy nhược hoặc thiếu sức sống.

Tôi cũng dùng và khuyến cáo thêm một số thuốc bổ khác, một số trong chúng khá quen thuộc hơn những thứ khác. Tôi sẽ diễn tả những thứ tôi khuyến cáo thường xuyên, tôi chọn chúng vì chúng công hiệu, an toàn và được bày bán khắp nơi. Ngay cả bạn không đau, suy nhược hay thiếu sức sống, bạn cũng nên thử với loại thuốc bổ thiên nhiên rất hay ho này. Chúng không làm đau bạn, và trước sự đe dọa của chất độc môi trường đến từ nhiều nguồn khác nhau, chuyện cần biết về những chất liệu làm tăng lên sự miễn nhiễm và đề kháng của cơ thể, những chức năng liên quan tới sự vận hành hữu hiệu của hệ thống lành lặn là một chuyện đáng làm. Tôi bắt đầu với những thứ thuốc bổ đơn giản và sau đó sẽ đến những loại kỳ lạ.

- Tỏi

Tỏi (tên khoa học là Allium sativum), là thứ hăng nồng nhất trong gia đình hành, vốn là một thành phần gia vị chủ chốt trong nhiều món ăn trên thế giới. Nó được quý trọng là một thứ thực vật Y khoa (medicine plant) trong nhiều nền văn hóa, và một cuộc nghiên cứu mới đây đã tổng kết một số chất liệu của tỏi có tác dụng lành lặn trong y học dân gian. Tỏi là nguồn dồi dào của những hợp chất chứa chất sulphur với những hoạt động sinh học; dù đã có một số thí nghiệm được theo dõi chứng minh những lợi ích về sức khỏe của tỏi, cho tới giờ này cũng chưa biết được thành phần nào trong tôi có trách nhiệm trị bệnh ấy. Sự công dụng của tỏi rất rộng lớn và thay đổi, ảnh hưởng nhiều hệ thống của cơ thể tham gia vào chuyện làm lành lặn; theo quan điểm của tôi, sự đa năng đa hiệu của tỏi cũng đủ để phân loại tỏi thật sự là một vị thuốc bổ.

Một trong những kết quả kỳ diệu của tỏi ứng dụng trên hệ thống tim mạch. Nó làm thấp áp suất máu xuống một bực, nói chung là có công hiệu như những chất thuốc làm giảm áp huyết (antihypertensive drugs) mà không có bị những biến chứng như bất lực, đau đầu, và những hậu quả chất độc khác. Tôi đã biết những người tìm cách kiểm soát bệnh cao máu nhẹ bằng cách ăn tỏi mỗi ngày. Thêm vào đó, tỏi hạ lượng cholestrol và những chất béo trong máu (triglycerides) trong lúc tăng lượng Cholesterol tốt HDL trong tổng số cholesterol và giảm tính nhạy cảm của loại cholesterol xấu LDL oxy hóa. (Oxy hóa loại cholesterol LDL là bước đầu tiên trong tiến trình nó làm hại những bức tường động mạch). Cuối cùng, tỏi làm giảm khuynh hướng đông của máu bằng cách ngăn chặn tiểu cầu ( platelets) tập hợp lại- có nghĩa là kết vào với nhau. Sự tập hợp của tiểu cầu trên những tường gai góc của động mạch bị hư hại bởi bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) thường làm sự khởi đầu của sự hình thành của máu đóng cục để từ đó dẫn đến chuyện suy tim (heart attack) và tai biến mạch máu não (strokes). Bởi những lý do trên, tỏi dường như cung cấp sự bảo vệ rõ ràng cho bệnh tim mạch (Những nhà dịch tễ học nghĩ rằng cư dân ở một số vùng tại Tây ban nha và Ý dùng tỏi thường xuyên nên có tỷ lệ ít bị bệnh vữa xơ động mạch hơn những vùng khác)

Trong hoạt động không liên hệ, tỏi cũng hành xử như một loại chất khử trùng (antiseptic) và kháng sinh (antibiotic), làm đảo ngược sự lớn mạnh của nhiều loại vi trùng và nấm vốn gây nên bệnh cho người. Hơn nữa, nó làm cải thiện hệ thống miễn nhiễm, làm tăng số lượng tế bào tự nhiên có tác dụng ngăn chặn sự lan tràn của bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi là một chất chống ung thư, và một lần nữa hoạt động ở nhiều cơ cấu khác nhau trong người. Thêm vào với chuyện kích thích hoạt động miễn nhiễm, nó dường như còn ngăn chặn sự hợp thành của chất độc carcinogen trong cơ thể và bảo vệ DNA từ sự phá hoại của những chất carcinogen khác. Những công dụng nhỏ nhặt khác của tỏi bao gồm chuyện bảo vệ gan và những tế bào óc từ những sự thay đổi thoái hóa ( có lẽ như là kết quả của thành phần chống oxy hóa của tỏi) và tỏi còn làm thấp xuống lượng đường trong máu.

Bạn có thể có tất cả những lợi ích kể trên bằng cách thêm tỏi vào trong thức ăn dù ở hình thức nào. Bạn cũng có thể mua những chất phụ trội của tỏi “thuốc viên bọc dầu tỏi, thuốc viên dầu tỏi " không mùi", hay viên thuốc tỏi. Dù sự an toàn của tỏi khi dùng như một đồ dược thảo nấu nướng quá rõ ràng, chúng ta không có những chứng liệu về chuyện dùng lâu dài chất tỏi tinh lọc (concentrated extracts). Một điều cần lưu ý là nó có thể dẫn đến chuyện chảy máu ở những người đang điều tra với thuốc chống đông máu (anticoagulant drugs), bao gồm thuốc aspirin. Sự hữu hiệu của những chất phụ trội của tỏi vẫn chưa được biết; những nhà sản xuất công bố nhiều hiệu năng và rán chê bai những sản phẩm cạnh tranh, và chúng ta thực sự không biết được bao nhiêu sự lợi ích về sức khỏe do tỏi mang lại dựa trên những thành phần có chất thơm của nó, cho nên khó mà nói rằng những sản phẩm không còn mùi có hữu hiệu hay không.

Sự khuyến cáo cá nhân của tôi là ăn nhiều tỏi tươi. Xay tỏi tươi nhỏ và bỏ vào nước sốt sà lách, nấu riêu riêu với dầu ô liu để làm gia vị cho bún sợi pasta, và nói chung, nên bỏ tỏi vào lúc cuối lúc nấu ăn để thưởng thức hương vị của tỏi. Tôi trồng tỏi trong vườn tôi, trồng từng múi riêng biệt vào tháng chín và thâu hoạch từng bụi lớn vào tháng năm và giữ được nhiều tháng sau đó. Tôi không thể tưởng tượng nổi nếu đời mà thiếu tỏi và coi tỏi là một trong những thứ thuốc bổ tốt nhất cho hệ thống lành lặn.

- Gừng

Giống như tỏi, gừng (tên khoa học là Zingiber officinale) là một thứ gia vị quen thuộc đã có tiếng từ lâu là một loại thực vật Y khoa. (Cái chữ officinal (dùng làm thuốc ) đã nói nên cái địa vị chính thức của gừng ở y học trong quá khứ). Từ xưa những bác sĩ ở Trung Hoa và Ấn Độ coi gừng là một vị thuốc hảo hạng, thường trộn chúng vào trong những phương thuốc tổng hợp vì tính chất bổ và nâng cao tinh thần của nó. Ngày nay mọi người trên những phần đất khác nhau của thế giới quý trọng nó vì tính chất gây ấm người và khả năng kích thích bộ máy tiêu hóa của nó, làm giảm cơn đau bụng, làm bớt đau nhức. Trong những năm gần đây có những nghiên cứu nhiều về gừng, nhất là tại Nhật Bản và âu châu, đã đúc kết những hiệu quả trị bệnh của gừng và những thành phần của nó; Những bác sĩ ở Mỹ có khuynh hướng không quan tâm nhiều đến những nghiên cứu này. Hóa chất của gừng có phần phức tạp, với hơn 400 chất được biết đóng góp vào hương thơm, mùi vị, và tính chất sinh hóa của thực vật này. Phần lớn sự nghiên cứu tập trung vào hai nhóm này- gingerols và shogaols- vốn cho gừng mùi vị hăng nồng. Thêm vào đó "củ gừng" (thực sự là thân rễ: rhizome) chứa những chất enzymes và những chất chống oxy hóa (antioxidants) có lẽ đó là những thành phần chủ yếu của gừng.

Hiệu quả bồi bổ của gừng trên hệ thống tiêu hóa rất rõ ràng: nó làm tăng sự tiêu hóa protein, là một phương cách chữa trị rất hiệu quả cho chứng nôn mửa và sây sẩm mặt mày, tăng cường màng trên của dạ dày để chống lại chuyện chảy máu, và có những hành động với tầm hoạt động rộng chống lại những ký sinh trùng trong ruột. Thức ăn Tàu dùng gừng tươi trong hầu hết món ăn vì họ tin rằng nó trung hòa những phẩm chất không được như ý của những thành phần khác trong món ăn, đặc biệt là cá và thịt, vốn tạo ra sự khó tiêu. Khổng Tử ngày còn sống ngài cũng thường khuyên dùng gừng trong thức ăn vì tính chất dược liệu của nó.

Có những tác dụng khác của gừng được nghiên cứu kỹ cho biết gừng ảnh hưởng đến sự sản xuất và phân bố của một nhóm chất sinh học phản ứng tên là eicosanoids, vốn điều hòa chuyện lành lặn và miễn nhiễm. Cơ thể tổng hợp những hợp chất quan trọng này từ những axít béo cần thiết và dùng chúng để điều hòa những chức năng tế bào quan trọng. Có ba loại chính của eicosanoids- là prostaglandins, thromboxanes, và leukotriens- là những chất gây những tin sốt dẻo trong giới truyền thông và trong giới nghiên cứu hiện tại. Những sự mất quân bình trong sự tổng hợp chất ecicosanoids và sự giải tỏa là nguyên nhân sâu xa của những bệnh thông thường, từ bệnh thấp khớp và chảy máu dạ dầy đến chuyện tập trung tăng cao của tiểu cầu máu và những chuyện này có thể gây ra bệnh suy tim ( heart attack) và tai biến mạch máu não (strokes). Gừng điều hòa hệ thống này theo những cách làm giảm bớt sự viêm bất bình thường và đóng cục. Nó có thể hữu hiệu như vài thuốc chống viêm không có chất steroids (nonsteroidal anti-inflammatory drugs) vốn quá thông thường hiện nay, nhưng gừng lại có ít chất độc bởi vì nó bảo vệ màng dạ dày thay vì làm hư hại nó. Nó có hiệu quả như một hệ thống điều hành của sự tổng bợp chất eicosanoid cho nên gừng là một thứ rất có tác dụng giúp cho hệ thống lành lặn. Thêm vào đó, gừng còn làm cho tốt hệ thống luân lưu máu và có hiệu quả chống ung thư, ngăn cản khuynh hướng của nhiều khí carcinogens gây ra sự biến đổi trong DNA.

Bạn có dùng gừng tươi hay mứt gừng xắt lát (candied slices), gừng ngâm mật ong (honey-based syrups), hay viên thuốc gừng tinh chất (encapsulated exrtracts). Một cách dùng gừng ngon lành là uống trà gừng, nếu dùng cho một người thì bỏ vào nửa muỗng gừng bột trong ấm, đậy nắp, đun chừng 10 đến 15 phút. Lọc ra, cho mật ong vừa đủ ngọt, và uống nóng hay lạnh. Bạn có thể mua nước gừng có tẩm mật ong (honey-based ginger syrup) ở những tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores) và về đổ nước nóng hay lạnh để dùng như một thứ nước uống ngay, hay bạn có thể tự làm bằng cách bỏ một phần gừng bột với ba phần mật ong tươi; bỏ vào lọ và để trong tủ lạnh.

Khi gừng khô, hóa chất của nó thay đổi, nói riêng, chất gingerols vốn có nhiều trong gừng tươi, biến thành chất shogaols có mùi hăng nồng. Hai loại hợp chất này có thể có nhiều thành phần khác nhau, với chất shogaols có nhiều hiệu quả chống viêm và giảm đau mạnh mẽ. Vì thế cho nên điều khôn ngoan là dùng nhiều hình thức của gừng hơn là một, và những người có bệnh phong thấp cùng những chứng viêm khác có thể đạt nhiều điều lợi ích bằng cách dùng thuốc viên gừng hay bột khô được bày bán ở tiệm thực phẩm sức khỏe. Gừng không có chất độc, nhưng bạn có thể bị đau bụng nếu bạn dùng quá nhiều gừng trong lúc bụng trống. Tôi đề nghị bạn nên dùng gừng khi ăn.

Người Việt Nam mình cũng đã thân thiết với gừng từ lâu đời trong gia đình, bởi vậy mới có câu:

Hai tay bưng lấy dĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Đông y gọi gừng tươi là sinh khương, gừng khô là can khương. Trong gừng có tinh dầu, các chất cay gingeron, fingerola, shogaola. Sinh khương được dùng làm thuốc chữa bệnh nôn mửa, cảm cúm, nhức đầu đau nhức toàn thân. Can khương được dùng làm thuốc chữa kiệt lỵ ra máu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm. Và nếu bạn bị đau bụng lúc nửa đêm thì không gì hơn là uống một ly trà nóng có pha gừng tươi giã nhỏ trong khi chờ phương tiện chữa trị.

Sau đây là một bài thuốc nam hay về gừng và trần bì (vỏ quýt khô) xin ghi lại để bà con mình dùng khi hữu sự.

Phương thuốc đơn giản sau đây có thể chữa lành nhanh chóng các chứng bịnh như: đau bụng, lạnh bụng, trúng thực, tiêu chảy, ói mửa và cảm cúm.

Dược thảo gồm có

* Trần bì ( vỏ quýt khô) 300gr

* Gừng khô 100gr

Hai vị thuốc này có thể mua ở bất cứ nhà thuốc bắc nào. Nếu không có gừng khô thì có thể dùng gừng tươi, để vỏ, đem nướng vàng, hoặc hơ trên lửa, xong đem xắt nhỏ là dùng được.

Cách Sắc Thuốc

Bỏ trần bì và gừng khô vào rổ, rửa sơ bằng nước lạnh. Cho vào nồi hoặc ấm nấu 1 gallon nước( tùy theo số người uống nhiều hay ít mà có thể gia giảm lượng thuốc và nước. Nhưng tỷ lệ vẫn là 1 gừng+ 3 trần bì).

Để lửa riu riu vừa phải, đun trên bếp từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ cho thuốc sôi và đậm mầu.

Cách Uống Thuốc

Mỗi ngày phải uống từ ba đến bốn chén ăn cơm. Uống càng nóng càng tốt. Uống trước hay sau bữa ăn đều được cả. Nhưng uống trước bữa ăn thì tốt nhất. Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa hay đau bụng, nên uống nhiều hơn thì mau cầm tiêu, cầm ói. Nếu bị cảm thì cần uống thật nóng, rồi đắp mền nằm nghỉ tỉnh dưỡng cho mồ hôi xuất ra, càng nhiều càng mau sớm khỏi bệnh. Nếu có thể xông hơi thì xông với dầu tràm hay khuynh diệp sẽ mau hết cảm.

Chú ý. Nếu lỡ sắc uống bị khô cháy khét thì bỏ đi và nên làm lại thuốc mới. Không nên để thuốc cháy khét mà uống thì rất có hại (Trích trong báo Văn Nghệ số 1 của tác giả Hồng Hải)

- Trà Xanh (Green Tea)

Trà xanh là một thức uống dân tộc của Nhật Bản, được lấy từ những lá không lên men (unfermented leaves) của cây trà, trà có tên khoa học là Camellia sinensis. Sự sửa soạn cho trà xanh giống như trà đen, lá trà được dồn thành từng đống và để "bay hơi" một tiến trình lên men tự nhiên làm lá trà đậm màu và thay đổi hương thơm và mùi vị của trà. Mới đây những nhà nghiên cứu Y khoa đã khám phá ra một số tính chất lợi ích cho sức khỏe của trà xanh, có dính líu đến chất catechins của nó, một nhóm những hợp chất phần lớn bị mất đi trong sự chuyển đổi lên men để biến thành trà đen (Trà Ô long) (Oolong tea) là một thứ đứng giữa. Nó được bốc hơi phần lớn, kết quả là tạo thành một thứ trà có màu sắc, mùi vị và chứa chất catechin nằm giữa trà xanh và trà đen). Chất Catechins làm hạ cholesterol và nói chung là tăng tiến cơ cấu lipid trong cơ thể. Chúng cũng có những chất chống ung thư rõ rệt và những hiệu quả chống vi trùng.

Tất cả những loại trà đều chứa chất theophylline, một chất có họ hàng gần với chất caffein; ở những liều lượng cao nó có thể rất kích thích, và mọi người có thể trở nên ghiền nó giống như họ ghiền cà phê vậy. Trà xanh dùng vừa phải thì với vị hơi đắng một chút và có mùi thơm dịu nhẹ, là một thức uống ngon và lành mạnh trong chuyện ẩm thực. Đây là một thức uống có chất caffein mà tôi ưa thích, một thứ nước uống mà tôi thấy có liên hệ đến sự thư dãn và ấm cúng. Dùng trà xanh trong dạng phụ trội thì thấy hơi kỳ, nhưng tôi thấy nhiều viên thuốc và những sản phẩm chứa tinh chất của trà xanh bán ở những tiệm thực phẩm sức khỏe, tất cả đều rán quảng bá một cách thuận lợi đến quần chúng về những hiệu quả bảo vệ của chất catechins trong trà xanh đối với bệnh tim và ung thư. Ngay cả có loại chống mùi hôi (deodorants) dưới nách làm bằng trà xanh được chế tạo dựa trên chất chống vi trùng của dược thảo này.

Một trong những sản phẩm của trà xanh mà tôi ưa thích là matcha, một loại bột có màu xanh sáng dù trong lễ nghi uống trà của Nhật, và cũng được để đãi khách một cách không chính thức. Nó được chuẩn bị từ những lá trà non chọn lọc và được để cho bốc hơi, sấy khô và hạ thổ đúng cách. Để sửa soạn một ly nước trà xanh, hãy dùng muỗng múc một muỗng trà bột trong lọ bằng sứ, cho thêm vào nước sôi, và dùng một cây tre nhỏ khuấy đến khi sủi bọt. Nó rõ ràng có chất kích thích, được dùng bởi những nhà tu thiền (Zen) để được tỉnh táo trong lúc ngồi thiền định trong những giai đoạn dài lâu. Bạn có thể mua matcha hay trà xanh thông thường (sencha) tại những tiệm chập phô Nhật bản; thứ sau hiện được bán rộng rãi trong bọc nhỏ (teabags) ở những siêu thị.

Nếu hiện nay bạn đang uống cà phê, trà đen, hay cola, bạn nên nghĩ đến chuyện chuyển qua uống trà xanh. Nó không những là một thứ nước uống có chất caffein hiền mà nó còn cung cấp nhiều lợi ích đáng kể như là một thứ thuốc bổ phổ thông.

- Sữa Cúc Gai (Milk Thistle)

Một thứ thuốc bổ lý thú từ truyền thống y học dân gian âu Châu là sữa cúc gai, tên khoa học là Silybum marianum. Hột của loại thực vật này tiết ra một chất gọi là silymarin vốn làm tăng tiến những cơ cấu của những tế bào gan và bảo vệ chúng từ sự phá hoại của chất độc. Dù kỹ nghệ bán thuốc đã chế tạo ra nhiều loại thuốc làm hại lá gan, kỹ nghệ này không sản xuất ra loại thuốc nào có thể so sánh với khả năng bảo vệ gan như sữa cúc gai, vốn là một chất không độc.

Người nào uống rượu nhiều nên dùng sữa cúc gai thường xuyên, cũng như những bệnh nhân dùng thuốc tây mà có hại đến lá gan, bao gồm những bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa học (chemotherapy). Tôi khuyến cáo dược thảo này đến tất cả những bệnh nhân bị chứng viêm gan kinh niên (chronic hepatitis) và bệnh gan bất bình thường, và tôi đã từng thấy những trường hợp những người bệnh có gan trở lại hoạt động bình thường khi họ dùng sữa cúc gai hàng ngày trong vòng vài tháng và cải tiến cách ăn uống và lối sống của họ. Nếu bạn làm việc với những chất độc hóa học hay cảm thấy bạn bị bao phủ bởi chất độc đến từ bất cứ nguồn nào, hãy dùng sữa cúc gai. Nó sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục từ bất cứ sự nguy hại nào.

Bạn có thể tìm thấy sữa cúc gai ở tất cả những tiệm bán thực phẩm sức khỏe. Tôi thích dùng thuốc viên tinh chất hay viên thuốc bọc sữa cúc gai. Hãy theo liều lượng đề nghị nằm trên sản phẩm bạn mua, hay dùng hai viên hay hai viên bọc mỗi ngày hai lần. Bạn có thể dùng sữa cúc gai vô giới hạn.

- Hoàng kỳ (Astragalus)

Nếu bạn là người Tàu thì bạn sẽ nhận ra chất thuốc bổ dược thảo này ngay. Dưới cái tên Hoàng Kỳ nó được bán riêng lẻ và trong nhiều công thức tổng hợp để trị bệnh cảm, cúm. Hoàng Kỳ là loại đậu lớn trong gia đình họ đậu, nhiều loại của chúng có chất độc. (hạt phong thảo (locoweed) ở miền Tây nam Hoa Kỳ là một loại Hoàng Kỳ). Nhưng những chất độc chỉ nằm phía trên những phần của thân cây trên mặt đất, chứ không bao giờ nằm ở củ, và nó là rễ của một loại thực vật không độc của Tàu, có tên khoa học là Astragalus membranaceous. Cây thực vật này là một loại dược thảo sống lâu năm có củ dài có xơ, vốn là một thực vật địa phương của vùng phía Bắc Trung Hoa và vùng đất bên trong Mông Cổ. Cả hai loại Hoàng Kỳ trồng ngoài hoang dại hay được trồng tỉa bởi người đều là nguồn cung cấp cho những người làm thương mại bán cây Hoàng Kỳ, họ bán từng bó Hoàng Kỳ cắt lát mỏng trông giống như cái lưỡi chặn bằng gỗ và có vị ngọt. Những Đông y sĩ Trung Hoa khuyên nên cho những lát mỏng Hoàng Kỳ này vào trong súp ăn và vớt chúng ra trước khi ăn vì chúng quá cứng để mà nhai. Bạn có thể mua Hoàng Kỳ khô ở những tiệm thuốc Bắc Trung Hoa, hay bạn có thể mua Hoàng Kỳ dưới dạng thuốc rượu (tinctures) và viên thuốc bọc (capsules) ở tiệm bán thực phẩm sức khỏe. Bạn cũng có thể tìm thấy trong tiệm thực phẩm sức khỏe nhiều sản phẩm dược liệu khác của Trung Hoa vốn dùng Hoàng Kỳ như một chất liệu chính.

Những bác sĩ cổ truyền Trung Hoa coi cây thực vật này như là một thứ thuốc bổ thực sự vốn có thể làm mạnh những bệnh nhân suy nhược và tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh nói chung. Họ cũng dùng nó như một chất làm tăng tiến những dược liệu khác quen thuộc để nâng cao năng lực, giúp cho sự tiêu hóa, và kích thích sự sản xuất và điều hành của máu. Nếu chất thuốc Hoàng Kỳ của Y khoa Trung Hoa hiện đại cũng là thành phần chính trong phương pháp fu zheng, một phương pháp tổng hợp sự chữa trị dược thảo để duy trì chức năng miễn nhiễm ở những bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa học (chemotherapy) và quang tuyến (radiation). Những nghiên cứu ở Trung Hoa đã chứng minh rằng số bệnh nhân sống sót ngày càng tăng khi họ được điều trị bằng cả hai phương pháp dược thảo và Tây phương, cũng như sự điều độ của kết quả đè nén sự miễn nhiễm (immunosuppressive effects) của phương pháp sau ( Tây phương).

Những nghiên cứu thuốc ở Tây phương xác nhận rằng Hoàng Kỳ làm tăng chức năng miễn nhiễm. Nó làm tăng hoạt động của nhiều loại tế bào Bạch huyết cầu cũng như sự sản xuất của kháng thể ( antibodies) và chất inteferon. Những thành quả này phải có liên quan đến thành phần polysacchandes trong rễ, có những phân tử lớn chứa hàng dãy đơn vị dưới của đường. Polysacchandes là những thành phần cấu trúc của nhiều sinh vật; cho tới bây giờ chúng không tạo được sự thích thú quan tâm ở những dược sĩ Tây phương, vì chúng không phải là loại phân tử có khả năng trị bệnh thần diệu ( magic bullets) và vì sự khôn ngoan thường tình cứ nghĩ rằng chúng không thẩm thấu được từ đường tiêu hóa. Nhưng polysaccarides là một món thông thường của nhiều dược thảo làm tăng sự miễn nhiễm, tới bây giờ chúng ta vẫn chưa hiểu hết công dụng của chúng.

Tôi giới thiệu Hoàng Kỳ đến nhiều bệnh nhân, vì tôi thấy nó an toàn và hữu hiệu. Nói riêng, tôi đề nghị dùng nó cho những người có bệnh nhiễm trùng kinh niên, như bệnh viêm phổi, viêm xoang (sinusitis) và bệnh AIDS. Tôi cũng khuyến cáo nó cho nhiều bệnh nhân ung thư, cả những người đang điều trị theo phương pháp hiện đại lẫn những người đã hoàn thành chuyện chữa trị. Và tôi nghĩ dùng Hoàng Kỳ thường xuyên rất tốt cho người suy yếu, thiếu năng lực hay sức sống, hay cảm thấy yếu đuối trước sự căng thẳng. Thật là dễ dàng để tìm thấy Hoàng Kỳ ở những tiệm thực phẩm sức khỏe; những liều lượng uống đều có ghi trên nhãn.

- Sâm Tây Bá Lợi Á (Siberia) (Loại Tự Do Và Loại Có Gai)

Đó là củ của bụi gai lớn nằm trong vùng Trung Hoa và Tây bá lợi á, sâm Tây bá lợi á (có tên khoa học là Eleutherococcus senticosus) hiện nay là một trong những loại thuốc bổ dược thảo được dùng rộng rãi nhất trên thế giới, nhu cầu nhiều đến nỗi thứ sâm thật khó tìm được. Eleutherococcus là một giống trong gia đình sâm, khác với loại Panax vốn là nguồn của sâm thực. Những nhà khoa học Sô viết tìm ra chất "bảo vệ sự căng thẳng" (adaptogenic) nằm trong sâm trong khi tìm kiếm những thứ dùng thay thế cho sâm, và khi tin về những lợi ích của sâm được lan rộng, nhiều lực sĩ Sô Viết và những quân nhân bắt đầu dùng nó để làm tăng sự hoạt động và chịu đựng của thể chất.

Nhiều cuộc nghiên cứu về vật và người đã khẳng định sự bảo vệ hữu hiệu của sâm Tây bá lợi á cũng như khả năng của nó làm tăng chức năng miễn nhiễm. Những thành phần hoạt động của sâm bao gồm chất polysaccharides và một nhóm hợp chất đặc biệt gọi là eleutherosides. Để mua những sản phẩm của sâm Tây bá lợi á, hãy tìm kiếm loại tinh chất tẩm rượu hay tinh chất khô (trong dạng thuốc viên hay thuốc bọc) vốn đã được làm theo tiêu chuẩn về số lượng eleutheroside trong thuốc; đây là cách bảo đảm duy nhất là bạn đã mua đúng thuốc thật.

Không giống như những loại thuốc bổ dược thảo (tonic herbs) tôi sẽ nói trong chương này, sâm Tây bá lợi á không có cái lịch sử là loại thuốc chữa bệnh trong dân gian; nó mới được khám phá gần đây. Nhiều bác sĩ Trung Hoa hiện tại yêu thích nó nhiều và hiện nay thường dùng như một phương cách trị bệnh đơn lẻ, cho nhiều bệnh kinh niên. Nó là một chất bổ có thể tin cậy với nhiều hậu quả hàn gắn tổng quát, đặc biệt rất ích lợi cho những người thiếu năng lực và sức sống, và có thể dùng an toàn qua một thời gian dài. Dùng hai viên thuốc bọc hay viên một ngày hai lần, trừ phi sản phẩm sâm bạn mua chỉ thêm những cách dùng khác.

- Sâm (Ginseng)

Có hai loại Panax vốn là nguồn của loại chất bổ giá trị và nổi tiếng này: P. ginseng trồng ở miền Đông Bắc Trung Hoa và P. quinque folium được trồng ở Đông Bắc Bắc Mỹ (North America). Cả hai loại hiện nay đang được trồng rộng rãi với mục đích thương mại, và cả hai đều có những phẩm chất bảo vệ sức khỏe tương tự nhau, nhưng loại sâm Đông phương kích thích và làm tăng năng lực sinh lý nhiều hơn, trong khi sâm Mỹ rất mạnh mẽ trong chức năng đối phó với sự căng thẳng (adaptogen). Loại sâm này lớn rất chậm, và củ sâm già được tin là có tính chất trị bệnh hơn là củ non. Những người thích sâm trả giá cao cho những củ sâm già hoang dại, trả ít hơn cho những củ non được lấy từ trồng trọt. Nhiều hình thức của sâm được bán trên thị trường, từ củ khô nguyên con đến rượu sâm, trà sâm, kẹo sâm, và nhiều loại thuốc viên và thuốc bọc làm bằng sâm tinh chất. Nên cảnh giác rằng: có nhiều thứ sản phẩm chứa ít hay không chứa sâm gì cả. Khi nào có một thực vật y khoa hiếm và đắt, chắc chắn là có sự bắt chước và làm giả do bọn con buôn xấu bán ra. Sâm Panax có được tính chất lợi ích do nó chứa một nhóm hợp chất gọi là ginsenosides không tìm thấy ở những loại sâm khác. Nếu những sản phẩm của sâm là thực, chúng phải chứa chất ginsenosides càng nhiều càng tốt, nên trừ phi bạn mua nguyên củ sâm (không thể lầm lẫn được nếu bạn đã nhìn thấy nó), hãy mua những sản phẩm được quy định tiêu chuẩn về số lượng ginsenoside trong đó.

Đối với người Tàu và Hàn quốc, sâm đặc biệt được coi là một thứ thuốc bổ giá trị cho người già, vì nó làm cho ăn ngon và tiêu hóa dễ dàng, da dẻ và bắp thịt tươi trẻ lên, và duy trì năng lực sinh lý vốn đang xuống dốc. Những người đàn ông Tàu nói sâm không phải dành cho đàn bà, nhưng điều đó có thể là đàn ông không muốn chia sẻ số lượng sâm quá giới hạn; tuy nhiên, sâm có những tác dụng với chất estrogen làm có sự tranh cãi về chuyện những người đàn bà dùng sâm có bệnh mất quân bình về hóc môn (hormonal imbalances) hay những người có những bệnh tùy thuộc vào estrogen như bệnh u cơ tử cung (uterine fibroids), bệnh ung thư xơ nang ngực (fibrocystic breast disease) và ung thư ngực (breast cancer). Một người Trung Hoa khuyên tôi đừng có phí phạm sâm trong thời trai trẻ mà nên dành dụm nó cho tuổi già, người ấy khuyên, "Rồi bạn sẽ thấy sâm sẽ làm gì cho bạn."

Nói chung là sâm an toàn, có những loại sâm khác nhau của Đông phương có thể nâng cao áp suất máu ở một vài người, cũng như gây ra một số phiền hà nào đó (irritability). Những người có kinh nghiệm với những biến chứng (side effects) nên hạ liều lượng sâm xuống hay dùng sâm Mỹ (American ginseng) (vốn được nhiều người á châu ưa thích). Tôi thường khuyến cáo những người bệnh có sức sống yếu hay bị ốm yếu vì bệnh kinh niên hay tuổi già nên thường xuyên dùng sâm. Nhiều người dùng sâm nói cho tôi nghe rằng họ cảm thấy thật vui với hiệu quả của sâm và có ý định sẽ uống sâm dài lâu. Hiện nay có loại sâm tinh chất có tiêu chuẩn, làm bằng phương pháp Thụy sĩ (Swiss method), hiện được bày bán ở những nhà thuốc tây trên toàn thế giới.

- Đương Qui (Dong Quai (Tang Kuei))

Đây là rễ của một thực vật có tên khoa học là Angelica sinensis nằm trong gia đình họ cà rốt, Đương qui được biết như một vị thuốc của nền y học cổ truyền Trung Hoa dùng để bổ máu để cải tiến sự luân lưu của máu trong cơ thể. Trong thế kỷ này nó trở nên được dùng phổ biến ở Tây phương như là một loại thuốc bổ tổng quát cho đàn bà, và nhiều nhà nghiên cứu dược thảo (herbalists) và những người trị bệnh theo liệu pháp thiên nhiên (naturopaths) dùng nó trong toa thuốc dùng cho bệnh rối loạn của hệ thống sinh sản của đàn bà, đặc biệt cho những người có đường kinh không đều hay khó khăn. Nhưng bác sĩ Trung Hoa nhận ra khả năng bồi bổ tử cung và cân bằng hóa chất hóc môn trong người đàn bà, nhưng họ nghĩ nó cũng bổ ích cho cả hai phái đàn ông, đàn bà và thường cho nó vào trong những công thức cho đàn ông, tổng hợp nó với sâm và hà thủ ô (sẽ nói đến dưới đây). Ở đàn ông nó được coi như giúp bồi bổ cho bắp thịt và máu.

Đương qui không độc và không có tác dụng đến chất estrogen dù nhiều người nghĩ rằng nó có. Tôi khuyến cáo dùng nó thường xuyên đối với những người đàn bà có những vấn đề đường kinh hay những triệu chứng tắt kinh và những người đàn bà thiếu năng lực, nó sẽ cho kết quả tốt. Nó có bày bán ở những tiệm thực phẩm sức khỏe trong dạng rượu và thuốc bọc (capsules), và bởi vì nó không phải là loại dược thảo đắt và hiếm, những sản phẩm được làm bởi nó đều có phẩm chất tốt. Nếu bạn muốn thử nó, nên thử uống hai viên tinh chất củ của nó một ngày hai lần hay nhỏ vài giọt đương qui ngâm rượu vào nước lạnh rồi uống hai lần một ngày. Thử làm trong vòng từ sáu đến tám tuần để coi kết quả ra sao.

- Hà Thủ Ô (Ho Shou Wu)

Cái tên của chất bổ dược thảo này có nghĩa là "ông Hồ có tóc đen" có ý đề cập đến sức mạnh của nó trong chuyện hồi xuân và duy trì tuổi thanh xuân. Có tên khoa học là Polygonum multiflorum, hà thủ ô là một loại thuốc bổ máu nổi tiếng của Tàu, được tin rằng là có khả năng tinh lọc máu và tăng cường năng lực, cũng như nuôi dưỡng tóc và răng. Nó được tin tưởng rộng rãi rằng nó là thuốc bổ tăng cường sinh lý nếu dùng thường xuyên, làm tăng lượng tinh trùng trong đàn ông và khả năng sinh sản nơi đàn bà. Những nghiên cứu ở Trung Hoa cho thấy nó làm giảm chất cholesterol đang tăng; ở Tây phương thì không thấy có nghiên cứu về nó, và nó chỉ có thể được mua từ những người cung cấp dược thảo Trung Hoa.

Có một cách để kiểm chứng những lợi ích của dược thảo này dùng nó trong một công thức thể lỏng được biết đến với cái tên "siêu hà thủ ô", gồm hà thủ ô tổng hợp với nhiều chất bổ dược thảo và mùi vị khác. Đây là một loại chất lỏng đậm màu có mùi vị thơm ngon có thể pha loãng: hai muỗng với một cốc nước nóng hay lạnh. Uống lượng thuốc nước này một hay hai lần một ngày ít nhất là một tháng để coi hà thủ ô có giúp bạn tăng cường năng lực và nâng cao năng lực sinh lý hay không. Để làm cho tóc bạc thành đen, bạn phải uống thuốc hà thủ ô mỗi ngày trong nhiều năm, và tôi muốn xem ảnh của người uống trước và sau khi uống để xem thuốc hà thủ ô có khả năng "cải lão hoàn đồng" như thế nào?

- Nấm Luân Vũ (Maitake)

Nấm luân vũ có tên Nhật để chỉ một loại nấm có thể ăn rất ngon. Có tên khoa học là Grifula Frondosa, được những người đi săn nấm gọi bằng cái tên " gà rừng", vì nó lớn thành từng bụi to trên đất nằm dưới cây, làm thành từng chùm nhưng lông đuôi gà mái đang nằm đẻ. Cái tên Nhật của nấm có nghĩa là "nấm luân vũ”, có lẽ vì người ra nhảy múa reo mừng khi tìm thấy thứ nấm hiếm quý và giá trị này. Khi tìm thấy một ụ nấm lớn- chúng có thể nặng đến vài trăm cân- có thể đó là lý do cho sự vui mừng, không những nó là một khối lượng lớn nấm hoang dại để chọn lựa mà nó là một mặt hàng có thể bán ngay với giá hai mươi dollars một cân hay hơn nữa. Người thích nấu nó với nước sốt để dùng với mì sợi hay nấm cho vào nước sôi rồi ngâm vào dầu ô liu và nước giấm. Không may thay, nấm luân vũ ngoài thiên nhiên không có nhiều, dù nó đơm hoa kết trái ở tại một chỗ trong vòng nhiều năm.

Năm 1965 một người săn nấm chuyên nghiệp viết: " Những người săn giỏi là những người tìm nấm luân vũ. Họ bí mật đi vào chỗ đất bí mật của họ, bỏ ra vài ngày để tìm nấm luân vũ với một giấc mơ có một sự may mắn tức khắc. Những người đi săn nấm luân vũ không chỉ cho kẻ khác biết vị trí bí mật của họ. Nếu anh tìm được một chỗ mà anh có thể thâu lượm hơn 10 kg (chừng 22 cân Anh) nấm luân vũ, anh coi như tìm được "một kho tàng trên hoang đảo". Anh ta sẽ không bao giờ nói với ai địa điểm bí mật của anh cho tới khi anh chết. Anh chỉ nói ra địa điểm đó trong di chúc của anh để lại cho đứa con trai lớn nhất của anh trước khi anh chết. Nhiều người săn nấm thà chết chứ không nói cho con hay gia đình..."

Tất cả những chuyện này thay đổi trong khoảng thời gian đầu thập niên 1980, khi những nhà khoa học Nhật Bản khám phá ra cách trồng nấm luân vũ bằng mạt cưa ; hình thức nấm trồng tỉa này được bán với giá phải chăng ở những siêu thị nằm rải rác khắp nước Nhật. Những nhà trồng nấm ở quốc gia này chỉ mới bắt đầu thử nghiệm với nó. Khi trồng tỉa nấm giống như một bó hoa có màu vàng và vàng nâu, chỉ có điều ngoại lệ thay vì là hoa nó được làm bằng những cánh nấm có hình quạt lớn. Phía dưới nấm có màu trắng, có những lỗ hổng nhỏ thay vì tia lá. Nấm luân vũ (grifola) thuộc về một gia đình nấm tên là nhiều lỗ (polypores), chúng có tính cách đặc biệt này nhờ có mô bào tử (spore-bearing tissues). Nói chung nấm nhiều là không độc, nhưng chỉ có một số ít là ăn được; đa số cứng cát và giống như gỗ, sống ký sinh từng nhóm hay từng ngăn trên cây sống hay chết. Ở Tây phương, nấm nhiều là chỉ có những nhà thực vật học nghiên cứu về rừng là chú ý đến, bởi vì chúng là những nguyên nhân quan trọng đến mức độ thối rữa của cây sống và là những nguyên nhân làm mục rữa của cây chết và đang chết; nhưng ở vùng Viễn Đông, nhiều loại nấm được quý trọng vì khả năng trị bệnh, đặc biệt ở trong hạng những thuốc siêu đẳng, những thuốc bổ (tonics) và thuốc trị bá bệnh (panaceas) vốn nâng cao sự đề kháng và kéo dài tuổi thọ.

Những bác sĩ cổ truyền Trung Hoa không dùng nấm luân vũ, nhưng họ có dùng nhiều loại họ hàng của nó, bao gồm một thứ có họ hàng rất gần là nấm Trư Linh (zhu ling), có tên khoa học là Polyporus umbellatus). Nhiều thử nghiệm tối tân hiện đại cho thấy rằng Trư Linh có nhiều chất chống ung thư và tăng cường sự miễn nhiễm, do dính líu đến thành phần pollysaccharides chứa trong nó. Giờ đây những nhà nghiên cứu Nhật Bản thử nghiệm nấm luân vũ cho những hiệu quả tương tự, và họ đạt được những kết quả hết sức phấn khởi. Thật ra, tinh chất lấy từ nấm luân vũ cho thấy nó là một chất chống ung thư mạnh mẽ và là chất tăng cường sự miễn nhiễm hơn bất kỳ loại nấm nào có tính chất trị bệnh từ trước đến nay. Dùng chung với môn hóa học trị bệnh (chemotherapy), chúng làm tăng sự hữu hiệu của những liều lượng thuốc tây thấp, trong lúc bảo vệ hệ thống miễn nhiễm khỏi bị chất độc làm hư hại. Có lẽ những bác sĩ Trung Hoa sẽ bắt đầu cho thêm loại nấm này trong phương pháp trị bệnh fu zheng của họ. Chất tinh lọc của nấm luân vũ cũng cho thấy nó chống lại vi trùng HIV của bệnh AIDS và viêm gan cũng như có hiệu quả chống cao máu.

Cho đến khi nấm luân vũ đến những siêu thị ở Mỹ- một triển vọng có thể xảy ra, vì nấm không khó trồng lắm, giữ chất tươi của nó khá tốt, và có một cấu tạo cứng và một mùi vị tốt- bạn có thể mua viên hay viên bọc của nấm luân vũ từ những tiệm bán thực phẩm sức khỏe. Nhiều hãng đang tung những sản phẩm này ra thị trường, dùng hàng nhập cảng từ Nhật Bản. Giá cả hơi cao nhưng ngày nào nấm được trồng ở đây thì giá sẽ hạ xuống ngay.

Tôi khuyến cáo dùng thuốc phụ trội của nấm luân vũ cho những bệnh nhân có bệnh ung thư, AIDS, và nhiều vấn đề của hệ thống miễn nhiễm khác cũng như có chứng bệnh mệt mỏi kinh niên, viêm gan kinh niên, và những chứng bệnh do môi trường sống gây ra, tạo thành chất độc quá tải trong người. Khi mà nấm tươi luân vũ đầy tràn khắp mọi nơi, tôi sẽ thêm nó vào thức ăn của tôi thường xuyên.

- Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps).

Tôi sẽ đóng danh sách những chất bổ thiên nhiên này với một loại nấm nữa, một loại còn lạ hơn nấm luân vũ nữa. Nó có tên khoa học là Cordyceps sinensis không sống trên cây mà sống trên thân thể của vài loại ấu trùng bướm. Cơ cấu của loại nấm rồi, trong hình thức của những sợi dây tốt, xâm nhập vào ấu trùng, cuối cùng giết và ăn xác nó luôn. Rồi cái nấm lúc này mới tạo nên hình hài của nó, một thân nấm mảnh mai với phần cuối sưng lên và sẽ cho ra những lỗ nhỏ. Đông trùng dạ thảo có mặt ở vùng rừng núi ở Trung Hoa và Tây Tạng và hiện nay nó đang được trồng tỉa, bởi vì nó đang được tìm kiếm như một loại thuốc bổ siêu đẳng để bồi bổ thêm cho thể chất, năng lực tinh thần, và sức mạnh sinh lý. Những bác sĩ Trung Hoa nói rằng nó đồng thời làm tráng kiện và điều hòa thân thể, cũng như kéo dài tuổi thọ. Những người Tàu thường mua nó dưới dạng khô nguyên, bao gồm những xác ấu trùng và thân nấm dính kèm theo, họ bỏ những thứ này vào súp và đồ hầm từ gà và vịt. Thêm vào đó, những tinh chất của Đông trùng dạ thảo có trong nhiều công thức chất bổ. Đông trùng dạ thảo được coi như một thứ an toàn và nhẹ, để dành cho những người đàn ông và đàn bà ở bất kỳ tuổi tác và tình trạng sức khỏe ra sao, ngay cả những người yếu ớt nhất.

Loại thuốc chữa bệnh kỳ lạ này được cả thế giới chú ý đến sau cuộc thi toàn quốc ở Trung Hoa năm 1993, khi một toán gồm 9 người đàn bà Tàu chạy bộ phá vỡ 9 kỷ lục thế giới, có một người chạy với thời gian chưa từng có là 42 giây. Có nhiều sự tố cáo những người nữ lực sĩ này dùng chất steroid nhưng người huấn luyện viên của họ họp báo để bác bỏ những lời tố cáo, ông cầm trong tay một hộp dược thảo Trung Hoa mà ông cảm thấy đó là nguyên nhân thành công vượt bực của những nữ lực sĩ và một bản báo cáo của phòng thí nghiệm cho biết chất dược thảo đó tự nhiên và an toàn. Thành phần chính trong dược thảo là Đông trùng dạ thảo. Dư luận trong thế giới lực sĩ không tin, có một lực sĩ chạy bộ người Mỹ gọi chuyện phá kỷ lục là chuyện "đau thương", và một người khác nói người Tàu đã làm cho chuyện chạy bộ lui lại nhiều năm. Một bình luận gia đã có những lời lẽ như sau:

Sự nghi ngờ có thể hiểu được. Sự thành công vượt bực của những nữ lực sĩ chạy đường dài của Trung Hoa xảy ra bất ngờ làm náo động dư luận. Người lực sĩ phá kỷ lục 1500 m đã từng đứng thứ bảy mươi ba của cùng cự ly vào năm trước, và bốn mươi hai giây tiến bộ trong cuộc thi 10000 m có vẻ không thể làm nổi. Và như các phóng viên và những lực sĩ chạy bộ đã biết là một số những nhà huấn luyện viên Đông Đức tới Trung Hoa sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ ; quốc gia Đông Đức cũ của họ đã từng có liên quan đến chuyện lực sĩ dùng steroid. Hơn nữa, sự thành công của Trung Hoa chỉ xảy ra trong số những nữ lực sĩ chạy bộ, vốn là những người dễ đạt được lợi ích khi dùng steroid.

Nhưng có nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng những kỷ lục không bị ô uế. Những lực sĩ chạy bộ Trung Hoa đã vượt qua sự thử nghiệm. Họ cũng cho thấy rằng không có dấu hiệu bên ngoài nào chứng tỏ đã dùng steroid như có mụn, giọng nói trầm xuống, hay thân thể rắn chắc lực lưỡng mạnh ra. Và không nghi ngờ gì nữa- dù họ không lẻ loi trong chuyện này- người Tàu huấn luyện lực sĩ của họ theo một chương trình thật khe khắt, nghiêm ngặt... " *

* Sự tranh cãi vẫn chưa kết thúc. Những nữ lực sĩ chạy bộ Trung Hoa cớ thể vừa dùng steroids vừa dùng Đông trùng dạ thảo.

Dù sao đi nữa, sự chú ý và số bán của Đông trùng dạ thảo tăng lên vượt bực. Nếu bạn không muốn xác ấu trùng vào tô súp gà của bạn, Đông trùng dạ thảo có thể mua theo dạng ngâm rượu và tinh chất, cho dù riêng lẻ hay trộn chung với những dược thảo Trung Hoa khác. Hãy hỏi những sản phẩm này trong những tiệm bán thực phẩm sức khỏe. Khi sức khỏe yếu sơ sơ, dùng nó một lần một ngày, coi theo lời hướng dẫn ngoài bìa sản phẩm. Để duy trì sức khỏe, dù không có bệnh gì rõ ràng, thì nên dùng một lần trong một tuần.

Ý định của tôi là không muốn tràn ngập bạn bởi những thông tin mà muốn bạn ý thức được về những chất có thể giúp bạn chống lại những hậu quả của chất độc, sự căng thẳng, và sự già nua của hệ thống lành lặn. Thay vì tuyệt vọng bởi ý nghĩ rằng tất cả những ảnh hưởng tai hại đó tồn tại, hãy biết rằng bạn có thể tự bảo vệ mình và làm tăng khả năng lành lặn bằng cách dùng những sản phẩm an toàn và hữu hiệu. Để tôi tóm tắt những thông tin trong chương này một cách mau chóng:

* Ăn nhiều tỏi và gừng; chúng có vị ngon, và bảng hiệu quả lợi ích của chúng tiếp tục ngày càng tăng lên.

* Nếu bạn dùng chất caffein, hãy chuyển đổi sang trà xanh (green tea) luôn hay dùng một đôi khi vì trà xanh là chất uống lành mạnh nhất có chứa caffein.

* Nếu bạn lo lắng về chuyện tiếp xúc với chất độc hay cảm thấy mình bị chất độc quá tải trong người, hãy dùng sữa cúc gai (milk thistle) để giúp cơ thể bạn hồi phục.

* Nếu bạn cảm thấy hơi yếu hay thiếu sức sống, hãy thử dùng sâm Tây bá lợi á hay Đông trùng dạ thảo (cordyceps).

* Nếu bạn bị chứng miễn nhiễm sầu não và con bọ nào chung quanh cũng gây phiền nhiễu cho bạn (dị ứng với nó !), nên dùng cây Hoàng Kỳ (astragalus) hay nấm luân vũ (maitake).

* Nếu bạn thấy suy nhược do tuổi tác hay thiếu năng lực sinh lý, hãy thử dùng sâm và Hà thủ ô. Sâm là một thứ thuốc bổ chung cho đàn ông, trong lúc Đương qui (dong quai) là thứ thuốc bổ chung cho đàn bà.

Thuốc bổ bằng dược thảo đã luôn luôn thứ thuốc thông thường có mặt đều khắp nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi tiên đoán rằng khi những nhà nghiên cứu Y khoa tổng kết sự an toàn và hữu hiệu của chúng thì những bác sĩ ở đây sẽ ghi chúng vào toa nhiều hơn.

Sau đây là những loại dược thảo có thể giúp con người trẻ trung mãi. Càng ngày càng có nhiều người yêu thích cách dùng dược thảo trị bệnh. Một trong những sự hấp dẫn là sự tuyên bố rằng một số những phương thuốc thiên nhiên (natural remedies) có thể kéo lui được tuổi già. Nhưng liệu khoa học có ủng hộ điều đó không? Thật ra, dược thảo và những thuốc phụ trội (herbs and dietary supplements) không cần phải qua những thử nghiệm của cơ quan FDA về sự công hiệu và an toàn của chúng như những thuốc bán ở quày và thuốc mua có toa (prescription drugs). Và trong nhiều trường hợp chỉ có những bằng chứng rỉ tai là những chất phụ trội đó hữu hiệu như lời quảng cáo. Nhưng vẫn có những loại dược thảo cho thấy có những hứa hẹn thực sự là phương cách chống tuổi già.

Sau đây là một số những dược thảo có thể giúp bạn cảm thấy trẻ trung hơn và bảo vệ bạn trước những bệnh hoạn có liên quan đến tuổi già (age-related disease).

1) Cỏ ba lá đỏ và đậu nành (red clover and soy).

Những dược thảo này có chứa chất phytoestrogens, là một chất tổng hợp của thực vật giống hệt như chất estrogen của chính cơ thể. Giống như chất tự nhiên tạo ra hormorne này, chất phytoestrogens có vẻ có tính bảo vệ chống lại những căn bệnh có liên quan đến tuổi già và làm giảm đi những triệu chứng của chứng tắt kinh (menopause).

Theo một nghiên cứu mới đây tại trường đại học New York cho thấy rằng những cơn sốt và chảy mồ hôi ban đêm giảm bớt hơn một nửa bằng cách uống những viên thuốc cỏ ba lá đỏ (red-clover capsules). Hơn nữa, không như chất estrogen tổng hợp (synthetic estrogen), chất phytoestrogens trong cỏ ba lá đỏ không gây ra sự tăng trưởng của màng tử cung hay tăng nguy cơ của bệnh tử cung và niêm mạc tử cung (uterine and endometrical cancer).

Những nghiên cứu khác đăng trên tờ Annals of Medicine chỉ ra rằng ở Nhật Bản, nơi người dân ăn nhiều thực vật chứa nhiều chất phytoestrogens- như đậu nành- có tỷ lệ bệnh suy tim (heart attack) thấp hơn nhiều so với Mỹ, cũng như có tỷ lệ bệnh ung thư ngực, tử cung và buồng trứng thấp. Những nhà khoa học báo cáo trong tập san American Joumal of Clinical Nutrition tìm thấy rằng có một loại phytoestrogen của đậu nành dường như cung cấp sự bảo vệ chống lại sự suy tim và sự mất mát xương ở cột sống (bone loss to the spine).

Hãy thêm chất phytoestrogens vào thức ăn của bạn bằng cách ăn nhiều chất đậu nành (tofu), sữa đậu nành, đậu nhỏ (chickpeas), đậu lăng (lentils), hay dùng chất phụ trội một cách cẩn thận.

2) Vitex ( Chasteberry)

Khi bà quản đốc Judith Galas ở Kansas bắt đầu bị chứng xúc cảm thất thường và sốt đi theo sau chứng tắt kinh, bác sĩ của bà đề nghị một phương thuốc bằng dược thảo- vitex. Chỉ trong vòng một tháng, tất cả những triệu chứng đều biến mất.

Chất Vitex dường như khuyến khích cơ thể sản xuất thêm nhiều chất progesterone, vốn đè nén sự lớn mạnh của mô trong khi giảm chất hormones dùng để kích thích sự tăng trướng như chất testosterone và prolactin. Vitex có bán dưới dạng thuốc viên, bột và dạng nước tỉnh chất (liquid extracts).

Có một chương trình nghiên cứu ở Đức năm 1997 cho biết rằng Vitex làm giảm đi những triệu chứng sau khi tắt kinh (PMS symtoms). Một cuộc nghiên cứu ở Tiệp Khắc cho biết rằng dược thảo này giúp giảm bớt sự đau và nhạy cảm ở ngực trước khi có kinh ở người đàn bà.

3) Axít Alpha- lipoic.

Một trong những chất phụ trội đáng kể thực ra không phải là dược thảo. Chất axít Alpha - lipoic được tìm thấy đầu tiên trong khoai tây, là một chất bổ làm tăng tiến sự lớn mạnh. Mỗi sinh vật đều dùng nó, nhưng không có thực vật hay nguồn thực phẩm nào chứa nhiều chất này cho nên các khoa học gia tìm cách tổng hợp nó.

Chất axít này có thể làm giảm vết nhăn và những thay đổi khác ở trên da có liên quan đến tuổi già. Đầu tiên sự viêm bệnh giảm đi cho nên sự sưng phồng quanh mắt sụt xuống. Chỉ trong vòng vài tuần vết đen quanh mắt bắt đầu biến mất đi. Trong một nghiên cứu khác, những vết xẹo trở nên mờ đi sau 8 tuần lễ dùng thuốc.

Những nghiên cứu khác nhau còn cho thấy axít alpha-lipoic còn có nhiều lợi ích cho trái tim. Nghiên cứu cho thấy rằng những con vật dùng chất phụ trội này có vẻ bình phục từ sự suy tim nhiều hơn những con khác không dùng. Và một nghiên cứu của Đức cho thấy nếu dùng 800 mg chất axít alpha- lipoic mỗi ngày rõ ràng làm tăng tiến hoạt động của tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.

4) Billberry và Blueberry (quả mâm xôi)

Trong thế chiến thứ 2, những phi công của Hoàng gia Anh được khuyến khích ăn trái billbeny trước khi bay phi vụ đêm để tăng cường thêm nhãn lực.

“Có nhiều chất béo không bão hòa nằm trong võng mạc (retina) và đây là điều này dễ đưa tới sự hư hại do những hạt tự do (free radicals). Trái Billberry có vẻ tập trung trong khu vực đó. Những hạt tự do là những phân tử sinh ra trong khi chuyển hóa (metabolism) làm tổn hại những tế bào. Chất ôxy hóa (antioxidants) làm trung hòa những phân tử này. Các khoa học gia đang nghiên cứu xem khả năng oxy- hóa của trái billberry có bảo vệ được cơ thể trước tiến trình già nua.

Màu xanh của các trái billbeny, bluebeny, và huckleberry là do có chất anthocyanidin mà các khoa học gia cho là chìa khóa của những lợi ích của những trái này. Bởi vì bộ óc tiêu thụ quá nhiều oxygen, nên nó sản xuất nhiều phân tử tự do và do nó nó dễ bị hư hại bởi oxy hóa. Chất chống oxy hóa trong bluberries có thể làm nhẹ đi ảnh hưởng này. Bạn nên dùng trái tươi hơn là uống thuốc viên chế tạo từ trái.

5) Ginkgo Biloba ( Bạch quả)

Lá của cây Bạch quả giúp lấy lại trí nhớ, tuy nhiên không ngăn chặn được tiến trình của bệnh lẫn trí Alzheimer.

Dược thảo này cũng giúp máu luân lưu tốt, Nó cũng giúp chống lại sự mù lòa gây ra từ bệnh tiểu đường. Những người dùng thuốc aspirin hay thuốc hạ áp suất máu nên tránh dùng loại dược thảo này.

Một bản tin trên Intenet ngày 10 tháng 4 năm 2000 có bổ túc vào vấn đề dùng vitamin như sau:

“Trong lúc người Mỹ nên có thêm Vitamin C và E trong thức ăn của họ nhiều hơn là mức độ khuyến cáo hiện nay, dùng liều lượng quá độ những Vitamin này và những chất chống oxy hóa (antioxidants) đã cho thấy là không có kết quả gì mà có thể còn gây ra thêm nhiều tai hại. Đó là sự tiết lộ của những nhân viên nghiên cứu của chính phủ. Những chất oxy hóa quét tất cả những phân tử oxygen nằm rải rác trong cơ thể vốn được coi là "những phần tử căn bản tự do", bị nghi là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cũng như các bệnh khác. Nhiều người thường uống nhiều liều lượng Vitamin C (high doses) và những chất oxy hóa khác với niềm tin là họ sẽ ngăn ngừa hay chữa được bệnh tật. "

Cho nên cách hay nhất để tiếp thu vitamin vào người là qua đường ăn uống rau và trái cây, chứ uống trực tiếp Vitamin viên vào người thì sự bổ ích của nó cũng đang trong vòng nghi vấn và nghiên cứu.