Để lành bệnh tự nhiên

CHƯƠNG 3: BẢO VỆ BẢN THÂN TỪ NHỮNG CHẤT ĐỘC

Sự lành lặn tự nhiên tùy thuộc vào sự điều hành không có sự ngăn cản, và do sự hoạt động hữu hiệu của tất cả những thành phần của hệ thống lành lặn. Nếu bất cứ một trong những thành phần đó bị thương tổn hay bận rộn với những công việc khác, tiến trình lành lặn sẽ trục trặc ngay. Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống cơ thể là bị chất độc tràn ngập từ những vật chất nguy hại trong môi trường ngày hôm nay. Cái chữ chất độc (toxin) đến từ một từ Hy Lạp có nghĩa là "cái cung", như " cung và tên". Những mũi tên độc không đếm hết đã xuyên vào thân thể những chiến sĩ Hy Lạp, cho nên chữ này mới có ý nghĩa như ngày nay, và những hình ảnh của chiến tranh không thích hợp cho cuộc thảo luận này, nhắc đến chuyện tầm nguyên của chữ toxin là chỉ muốn nói đến chuyện thân thể của chúng ta đang bị tấn công.

Những nhà khoa học Y khoa, đặc biệt là những người làm việc cho chính quyền và kỹ nghệ, đã chậm chạp để nhận ra mối đe dọa đến sức khỏe quần chúng do chất độc thải ra; thay vì đó họ thường xem nhẹ nó. Đoạn văn trích dẫn dưới đây trích từ một bài viết về thực phẩm hữu cơ (organic food ) được đăng trên một tờ báo về khoa học thực phẩm và sự dinh dưỡng là sự trả lời tiêu biểu cho những nỗi sợ của khách hàng về những hóa chất độc (toxic chemicals) dùng trên sản phẩm:

Sự thay thế của "chất hữu cơ" bằng phân bón "hóa học" trong thời gian thực vật sinh trưởng tạo ra sự thay đổi nào đó trong thành phần dinh dưỡng và hóa chất của thực phẩm. Tất cả thực phẩm được làm bằng "hóa chất". Dấu vết của thuốc sát trùng (pesticides) được ghi nhận là vào khoảng 20 đến 30 % của cả hai loại "hữu cơ" và thực phẩm thông thường. Những dấu vết này thường nằm trong mức độ có thể chính thức chấp nhận được (official tolerance levels). Những mức độ như thế đã được hạ xuống đủ để bảo vệ khách hàng một cách hợp lý. Thật ra, không có báo cáo nào ghi nhận một trường hợp riêng lẻ nào về sự tổn thương của một khách hàng nào do kết quả của chuyện rải thuốc sát trùng ở mức độ cho phép đến chuyện trồng tỉa thực phẩm.

Cách đây không lâu, có một quảng cáo đầy màu sắc về những chất hóa học nông nghiệp của một hãng hàng đầu trên những tạp chí trong nước, quảng cáo là một trái cam kèm theo với một nhãn hiệu dài dính kèm theo; in trên nhãn hiệu là hàng trăm cái tên của những hợp chất hóa học. Đầu đề có hàng chữ sau, "Thiên nhiên rất may mắn- Nó không cần phải dán nhãn hiệu cho những sản phẩm của nó." và phần dưới của mẫu quảng cáo nói cho chúng ta biết là bởi vì trái cây và rau được làm bằng vô số những chất hóa học khác nhau, cho nên không cần phải lo lắng ưu tư gì nếu bỏ thêm vào vài hóa chất nữa vào sản phẩm. Mới đây có thêm một cuộc tranh luận đầy xảo quyệt đã bắt đầu lan rộng khắp nơi: Nói thẳng là những chất độc thiên nhiên- chứa trong những vụ mùa- đã tỏ lộ cho thấy rằng chúng có nhiều sự đe dọa đối với sức khỏe còn nhiều hơn những chất độc do con người làm ra (manmade). Đây là một điều sai và bọn tung ra điều trên chỉ có mục đích là để tìm cách giải thích và hợp lý hóa cho chuyện dùng những chất độc do hãng của chúng chế tạo ra để dùng vào chuyện trồng tỉa nông nghiệp.

Những người ủng hộ cho những cuộc thảo luận này giả định là mối quan tâm chính là "chuyện thương tổn", có khi được phát hiện ngay, do sự phản ứng nhạy cảm đối với sự không tiêu hóa được chất thuốc sát trùng. Thật sự là những chuyện như vậy đã xảy ra:

Chuyện chất Ardicarb trong dưa hấu, 1985. Aldicarb là một chất thuốc sát trùng rất độc chứa chất carbamat. Sự sử dụng của nó trên dưa hấu một cách bất hợp pháp đã đưa đến bệnh dịch do thuốc sát trùng gây ra cho thực phẩm ở Bắc Mỹ. Tin tức báo cáo cho biết có 638 trường hợp đã xảy ra và 344 trường hợp có thể xảy ra. Có thêm 333 chắn hẳn đã xảy ra và 149 trường hợp có thể xảy ra được ghi nhận ở những tiểu bang miền Tây và những tỉnh của Canada. Bệnh hoạn bao gồm từ chuyện đau bụng nhẹ đến ngộ độc chất axetylcholin (hậu quả trúng độc cũng giống như bị chất gas làm thương tổn thần kinh (nerve gas)). Mức độ trong dưa hấu tạo ra bệnh là khoảng từ 0. 07 đến 3ppm (trên một phần triệu) của chất aldicarb sulfoxide. Bệnh dịch chấm dứt sau khi những nguồn phân phối dưa bị hủy bỏ, lệnh cấm được ban hành, và một chương trình kiểm tra được thiết lập.

Nhưng sự quan tâm của tôi về những thuốc sát trùng và những chất độc khác trong môi trường không nhiều bằng sự quan tâm đến chuyện một sự thương tổn lớn có thể xảy ra như sự suy kém dài lâu của hệ thống lành lặn và những hiểm nguy ngày càng tăng của bệnh ung thư, sự lủng củng của miễn nhiễm, và nhiều bệnh kinh niên khác nhau (như bệnh lẫn trí nhớ Parkinson) trong đó những quan hệ nguyên nhân- và- kết quả với chất độc không được điều tra hợp lý cho lắm. Những kết quả như thế có thể sinh ra từ sự tiếp xúc chồng chất lâu ngày để biến thành những chất độc từ những nguồn khác nhau.

Và dĩ nhiên thật là vô nghĩa để nói rằng sự hiện diện của những hợp chất độc hại trong thiên nhiên không có gì nguy hại cả để rồi rải thêm chúng vào môi trường. Sự thật là tiêu đen, húng quế (basil), ngải giấm (tarragon), cỏ linh lăng (alfalfa sprouts), cần tây (celery), đậu phụng, khoai tây, cà chua và búp nấm trắng chứa đựng những hợp chất độc thiên nhiên được tìm thấy, nhưng cơ thể của chúng ta đã tiến hóa cùng với những loại thực vật này và có thể có khả năng khá hơn để đề kháng chống lại những chất gây thương tổn chứa đựng trong những thực vật nói trên. Hơn nữa, nếu hệ thống lành lặn của chúng ta đã được bao phủ bởi sự trung hòa (neutralization) của những chất độc thiên nhiên, nó sẽ có một khả năng bắt phải đương đầu với lượng chất độc nhân tạo thêm vào. Tương tự, vài địa điểm trên trái đất có chất phóng xạ cao do cao độ hay phát ra chất phóng xạ từ bề mặt của những tảng đá, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải bằng lòng với chuyện tiếp xúc với sự phô bày của tia quang tuyến X hay chất phế thải nguyên tử. Những nguy hiểm về bệnh ung thư từ phóng xạ có tương quan với chuyện tích lũy chất phóng xạ trong suốt một đời người; hậu quả nguy hại của chuyện phơi bầy tiếp xúc với quang tuyến do người làm ra thêm vào với kết quả nhận quang tuyến từ những nguồn thiên nhiên có thể dễ dàng xâm phạm tràn ngập những khả năng đề kháng của cơ thể.

Nói tóm tắt, đừng tin vào những người tìm cách hạ bớt những quan ngại của bạn về sự phô bày trước chất độc. Đây là sự nguy hiểm thật sự, và bạn phải học hỏi để có những biện pháp phòng ngừa. Khả năng của cơ thể bạn nhằm giảm bớt những chất không ưa tùy thuộc vào chức năng lành mạnh của bốn hệ thống : hệ thống tiểu tiện, hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, và da; nó có thể tiêu tán chất cặn bả bằng đường nước tiểu, phân, không khí thở ra, và mồ hôi. Lá gan lược giải nhiều hợp chất hóa học lạ, hóa giải chất độc (detoxifying) nếu có thể hay làm chúng bể ra từng hợp chất đơn giản để rồi có thể rời cơ thể bằng một trong bốn hệ thống kể trên. Để có thể duy trì khả năng lược giải của bạn, bốn hệ thống phải làm việc tốt theo thứ tự. Bạn có thể chắc ăn bằng cách uống đủ nước tinh khiết để giúp thận duy trì chuyện tống xuất nước tiểu được tốt, bằng cách ăn đủ chất sợi (fiber) để bảo đảm chuyện đi cầu đều đặn, bằng cách thực tập hệ thống hô hấp thường xuyên, và theo từng hạn kỳ tìm cách tăng số lượng mồ hôi ra nhiều bằng cách tập thể dục nhịp điệu (aerobic exercise) hay tắm hơi nóng bằng bồn sauna hay hơi nước nóng.

Nhiều người chịu đựng khi có sự tiếp xúc của họ với chất độc trong khi làm việc. Nếu bạn làm nghề có liên quan đến hóa học nguy hiểm (như công xưởng làm ra chất plastics, cao su, da, vải, nhuộm, chất độc, hay giấy, hay trong hầm mỏ hay công xưởng ủi khô (dry-cleaning facility), hoặc trong nông trại dùng hóa chất nông nghiệp (agrichemicals), bạn phải tìm hiểu về những sự nguy hiểm của những sản phẩm mà bạn tiếp xúc, đụng chạm đến (bằng cách liên lạc với văn phòng bảo vệ môi sinh (Environment Protection Agency) hay chẳng hạn như những người tiêu thụ quan tâm đến những chất độc môi trường), và luôn cẩn thận để tiếp xúc một cách tối thiểu với những chất độc trên. Số còn lại chúng ta có vẻ nhận chất độc trong không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống, và thực phẩm chúng ta ăn, cũng như ở một vài nguồn khác. Hãy để tôi kiểm điểm những nguồn này để đưa ra những đề nghị để tự vệ.

Không Khí Ô Nhiễm

Không khí trong lành đã trở nên hiếm hoi khi thế kỷ hai mươi chấm dứt. Ngay cả trong vùng Bắc cực, khói bụi mù từ sự ô nhiễm do kỹ nghệ gây ra giờ đây đã làm đen không khí, và nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm quan sát phẩm chất của không khí suy giảm dần trên vùng đất mà chúng ta đã sống qua một thời gian. Lúc tôi còn là sinh viên y khoa thực tập tại San Francisco vào năm 1968-1969, tôi không bao giờ thấy khói trong thành phố này. Từ căn chung cư của tôi nằm trên đồi, tôi có thể thấy khói ở Oakland, về phía vịnh, nơi nó bị giữ lại bởi những ngọn gió mạnh phía Tây. Mười năm sau, sự ô nhiễm tăng lên đến một mức độ bao trùm không khí cả nguyên vùng, và ngày nay khói mù ở San Francisco là một chuyện xảy ra thường xuyên. Ở những chỗ khác, sự ô nhiễm nhiều đến nỗi quy luật mà người ta định cho phẩm chất của không khí đã thay đổi: Tôi vừa ở tại Los Angels vào một ngày gió mạnh và độ ô nhiễm thấp và nghe những bình luận viên đài phát thanh diễn tả điều kiện không khí là "không có khói mù" (smogfree).

Có những loại ô nhiễm không khí đến từ núi lửa, cháy rừng, và bão cát, nhưng trên căn bản ấy những hoạt động của con người đã đem thêm một số lượng lớn phế thải kỹ nghệ cùng khói phun ra của xe cộ. Nhiều hợp chất trong khói mù làm cho đường hô hấp bị khó chịu; tôi không nghi ngờ chuyện ô nhiễm không khí tệ hại là nguyên nhân chính của bệnh suyễn và viêm phổi tăng cao trên thế giới cũng như là nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang kinh niên, dị ứng đường hô hấp, bệnh khí thũng (emphesema), và ung thư phổi. Nhiều thành phần của khói mù được biết đến như chất sinh ra bệnh ung thư ( carcinogenic), trong khi những thành phần khác có thể làm hư hại màng nhầy của tế bào và những cấu trúc khác làm nên hệ thống lành lặn của sức khỏe. Những nhà nghiên cứu đang bận rộn làm tổng kết những nguy hại của sức khỏe do chuyện hửi khói thuốc từ người khác gây nên ( secondhand tobacco smoke), vốn là một vấn đề trầm trọng ở trong công sở, hàng quán, xe lửa, máy bay và nhà hàng.

Chuyện bảo vệ bạn từ sự ô nhiễm từ không khí khó hơn là từ thực phẩm và nước ô nhiễm. Nếu bạn sống trong một thành phố bị khói mù, dọn đi chỗ khác có lẽ là một cách giải quyết quá đột ngột; nên nghĩ đến chuyện dọn đến một vùng trong thành phố bớt ô nhiễm hơn, bởi vì thường thường có những sự thay đổi rất nhỏ trong không khí ở bất cứ vùng nào vốn làm cho khói mù tập trung ở một số khu vực nhiều hơn những khu khác. Ở những thành phố ô nhiễm nhất thế giới- thủ đô Mễ Tây Cơ là thành phố tệ hại nhất- không phải là điều không thông thường khi mọi người mắc bệnh đau ngực và thở khó khăn trong những ngày xấu và những viên chức chánh phủ phải cho đóng cửa trường học và thông báo trẻ con và người già phải ở trong nhà. Nếu chuyện này là chuyện xem trước của tương lai những thành phố của chúng ta, đó là điều chúng ta hầu như chưa thể an cư được; nhưng nếu cho dù bạn sống trong một thành phố có không khí dơ bẩn, bạn có thể bảo vệ mình một cách cụ thể bằng cách thường xuyên đi tới công viên và những nơi có lùm cây. Cây cối có một khả năng kỳ diệu để thanh lọc không khí ; bạn có thể cảm nhận nó dù ở trong những khu vực nhà cửa lộn xộn nhất. Khi tôi thăm viếng Nhật Bản, tôi vẫn làm chuyện này thường xuyên, tôi thường bỏ ra vài ngày ở Tokyo; tôi luôn tìm cách nương náu vài ngày ở trong đền Melji vốn là một ốc đảo có rừng cây nằm trong một khu đầy sắt thép và bê tông. Chỉ trong vòng vài phút giây khi bước chân vào phần đất torii có những cánh cửa gỗ chắn làm chu vi cho khoảng đất thiêng liêng, tôi nhận thấy ngay có sự thay đổi trong không khí, nó trong lành hơn, lành mạnh hơn, dễ thở hơn, và ngay cả một tiếng đi bộ trong công viên làm tôi như lấy lại sức lực và giúp tôi thích ứng được với khói mù rầy rà của Tokyo. Hãy nhớ chiến thuật này nếu bạn đang ở trong một thành phố có độ ô nhiễm không khí xấu: hãy tìm đến công viên và những nơi có cây.

Khi ở trong nhà, bạn phải nỗ lực để dời đi những nguồn ô nhiễm, chẳng hạn như những sản phẩm hóa học cho ra khói bay hơi; hãy đem chúng ra ngoài. Những đồ dùng khí gas như lò nấu (stove) hay máy làm nước nóng (water heater), có thể tạo nên sự ô nhiễm trong nhà (lò nấu gas loại mới có máy mồi lửa tự động để giảm thiểu lửa mồi và cắt bớt đi sự đe dọa ô nhiễm), những đồ xịt hơi cũng thế. Giới Y khoa ngày càng công nhận sự bệnh hoạn của môi trường, chẳng hạn như "chứng chật hẹp của cao ốc" hay "chứng bệnh cao ốc" có nghĩa là có những người làm việc trong những cao ốc kín với không khí quanh quẩn tái hồi ( recirculated air) bị những chứng bệnh khác nhau do sự hít vào những chất độc. Một thủ phạm thông thường nữa là thảm mới; những hóa chất dùng trong những chất dính của thảm có thể làm kích động sự đè nén miễn nhiễm ở một số người nhạy cảm. Những chuyến bay thương mại cũng cung cấp môi trường không lành mạnh bên trong, đặc biệt bây giờ có những công ty tìm cách cho ít không khí vào phòng trong phi cơ (cabin) để tiết kiệm nhiên liệu (và còn nhiều chuyến bay quốc tế vẫn cho phép hút thuốc).

Bạn có thể bảo vệ bạn từ sự ô nhiễm không khí bằng cách gắn máy lọc (filters) gắn vào trong hệ thống thông gió (ventilation system) của nhà bạn hay gắn vào trong phòng nào mà bạn thường trải nhiều thì giờ nhất. Có những loại máy lọc hữu hiệu (High efflciency particular air= HEPA) được bán khắp mọi nơi với giá phải chăng; bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống nước nóng và thông gió từ những đại lý bán chúng. Bởi vì chúng có thể làm những điều kỳ lạ cho những người bệnh về đường hô hấp nên tôi thường khuyến cáo những người bệnh dùng chúng. Bạn nên tìm ngay một cái nếu bạn sống trong vùng có không khí ô nhiễm nặng hay bị bắt buộc phải sống hay làm việc với người hút thuốc.

Bạn có thể giúp cơ thể của bạn trung hòa chất độc hít vào bằng cách dùng thuốc bảo vệ chống oxy- hóa ( protective antioxidants), những chất bổ bảo vệ những mô bằng cách ngăn chặn những phản ứng hóa chất để từ đó sinh ra những chất độc gây nguy hại. Tìm cách ăn ngày càng nhiều trái cây và rau tươi là cách đơn giản duy nhất để chống chất độc nhiễm vào người. Bạn có thể làm chất chống oxy-hóa ( antioxidants) để dùng như một thứ thuốc phụ trội, sản phẩm hữu hiệu và an toàn nhất là vitamin A, vitamin E, selenium, và beta carotene.

Sau đây là công thức hàng ngày đơn giản mà tôi dùng và khuyến cáo những bệnh nhân của tôi dùng như tôi:

Dùng từ 1000 đến 2000 milligrams vitamin C hai đến ba lần mỗi ngày. Cơ thể của bạn có thể tiêu thụ loại vitamỉn này dễ dàng hơn trong dạng bột có thể hòa tan hơn là trong dạng thuốc viên lớn nén lại. Tôi dùng một số liều lượng vitamin C trong bữa ăn điểm tâm, dùng thêm một số nữa trong bữa ăn tối, và nếu tôi còn nhớ thì tôi dùng vitamin lần thứ ba trước khi lên thường đi ngủ. Tôi biết thật là chuyện khó hơn để dùng bất cứ thứ gì ba lần mỗi ngày hơn là hai lần, cho nên tôi không nài nỉ phải dùng vitamin C trước khi đi ngủ, nhưng tôi thành khẩn khuyên bạn dùng vitamin C hơn một lần mỗi ngày (Nếu bạn dùng hai lần thì dùng loại liều lượng cao). Chất axít ascothic thuần túy có thể làm rầy rà cái bao tử nhạy cảm, vì thế bạn nên dùng với nó với thức ăn hay tìm loại vitamin C giảm xóc hay không có axít ( buffered or nonacid forms). Nếu bạn cảm thấy đầy hơi hay phân bị lỏng thì dùng ít đi; mỗi người đều có phản ứng về đường ruột khác nhau với vitamin C. Ăn nhiều trái cây và rau tươi là hoàn thành nhu cầu căn bản về loại vitamin quan trọng này; tuy nhiên, dùng nhiều vitamin C sẽ giúp thêm sự đề kháng chống lại chất độc quá tải trong thân thể, và bởi vì bản chất axít ascorbic có trong vitamin C không độc cho nên chuyện dùng nó như là một chất thuốc phụ trội là một chuyện vô cùng hữu lý. Đối với những người không thể ăn nhiều trái cây và rau tươi, chuyện dùng vitamin C như là chất phụ trội là một chuyện cần thiết.

Vitamin E là loại vitamin oxy-hóa quan trọng thứ hai. Dù nó hiện diện một cách tự nhiên trong thóc lúa và hột, chuyện thâu thập một số lượng lớn vitamin E từ nguồn thức ăn để có sự đề kháng cần thiết hầu chống lại những chất độc do chúng ta hít vào trong cơ thể và những đường khác nữa là một chuyện không thể làm được. Những người dưới bốn mươi cần dùng 400 đơn vị quốc tế (intemational units = IU) vitamin E mỗi ngày, những người trên bốn mươi, dùng 800 IU. Vì vitamin E có khả năng hòa tan chất béo (fat-soluble), nó phải dùng chung với bữa ăn để được hấp thụ. Hơn nữa, vitamin E tự nhiên (d-alpha-tocopherol) tốt hơn là vitamin E tổng hợp (synthetic (dl-alpha-tocopherol)), đặc biệt là lúc nó tổng hợp với những chất tocopherols khác thường hiện diện trong những nguồn thực vật. Bạn có thể tìm thấy vitamin E tự nhiên trộn với chất tocopherols ở trong những tiệm thực phẩm sức khỏe. Tôi thường dùng loại thuốc phụ trội này vào bữa trưa.

Selenium là một chất lấy từ chất khoáng chứa những thành phần chống oxy hóa và chống ung thư (antioxidant and anticancer). Selenium và vitamin E có tác dụng làm cho mỗi thứ hấp thụ nhau dễ dàng hơn, cho nên hai thứ này nên uống cùng một lúc, trong khi vitamin C có thể gây trở ngại cho sự hấp thụ của nhiều loại selenium nên cần phải uống riêng rẻ (Đây là một vấn đề với nhiều công thức chống oxy hóa mà tôi thấy ở thuốc và trong những cửa hàng thực phẩm; họ tổng hợp selenium với loại vitamine C và E trong cùng một viên.) Tôi thường khuyến cáo lượng dùng hàng ngày từ 50 đến 100 micrograms chất selenium, nhưng những nhà đang nghiên cứu về khả năng bảo vệ cơ thể đối với bệnh ung thư của chất selenium đề nghị nên dùng một lượng selenium cao hơn thì sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn. Bây giờ tôi đề nghị dùng từ 200 đến 300 microgram chất selenium một ngày, đối với những người bị nguy cơ bệnh ung thư cao thì nên dùng liều lượng chất selenium cao hơn. Liều lượng trên 400 micrograms một ngày thì không được lành mạnh cho lắm. Bạn có thể mua chất selenium phụ trội ( selenium supplements) ở bất cứ nhà thuốc tây nào. Tôi dùng chất selenium với vitamine E vào bữa ăn trưa.

Tôi nhắc đến chất beta carotene trong chương trước trong chiều hướng về những sự khác biệt có thể xảy ra giữa chuyện dùng những chất bổ có tính chất bảo vệ trong hình thức của thực phẩm toàn phần và dùng chúng như những chất phụ trội riêng biệt. Chất phụ trội carotene tổng hợp hiện nay được bày bán khắp nơi và khách hàng thường có khuynh hướng mua thuốc viên nước beta carotene riêng lẻ. Phải bảo đảm rằng sản phẩm bạn mua chứa đựng chất carotene, lutein, và lycopene. (Lutein giảm bớt nguy cơ bị những bệnh thoái hóa của mắt và chất lycopene giảm nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến.) Tôi dùng một viên carotene tổng hợp vào bữa điểm tâm, và tôi cũng rán ăn nhiều trái cây và rau màu vàng và cam, cà chua, và những rau có lá xanh đậm.

Tóm tắt, sau đây là một công thức đơn giản mà không làm bạn rắc rối và tốn tiền và chắc chấn nó sẽ giúp cho cơ thể bạn trung hòa những hậu quả nguy hiểm của những chất độc, tuy nhiên bạn đã ăn vào bụng những thứ ấy.

Vào buổi sáng: Uống từ 1000 đến 2000 miligrams vitamìn C và một viên thuốc bọc carotene hỗn hợp.

Vào buổi trưa: Uống từ 400 đến 800 Iu ( đơn vị quốc tế) Vitamin E và từ 200 đến 300 micrograms chất selenium.

Vào buổi tối: Uống từ 1000 đến 2000 milligrams vitamin C.

Vào lúc đi ngủ (nếu thuận tiện): Uống thêm 1000 đến 2000 miligrams vitamin C

- Nước Nhiễm Độc

Chúng ta có sự kiểm soát về nước chúng ta uống nhiều hơn là không khí chúng ta thở; nước trong lọ được bán khắp mọi nơi, và nước lọc không đắt tiền lắm dùng cho nhà. Những văn phòng sức khỏe công cộng chú trọng đến nước không nhiễm độc (disinfecting water) để bảo vệ chúng ta từ những bệnh truyền nhiễm; họ bỏ quên phần lớn vấn đề chất độc làm ô uế (toxic contaminants), một trong những chất đó là chất chlorine thường dùng để sát trùng trong nước. Chất độc đi vào trong nước uống từ nhiều nguồn, bao gồm nước thải ra từ kỹ nghệ, mưa axít, những hóa chất nông nghiệp thấm vào nguồn nước, và sự tan rã từ kim loại và plastics từ những ống dẫn nước. Điều quan trọng là phải biết nước uống của bạn đến từ đâu và nó có thể chứa đựng những gì. Bạn có thể thử nước để coi ra sao, nhưng có lẽ sẽ phải mang mẫu nước đến một văn phòng thử nghiệm tư, vì phòng thí nghiệm nhà nước chỉ thử nước về vấn đề vi trùng (bacterial content) và một vài chất độc vô cơ chính (major inorganic toxins) như chì (lead) và asen (arsenic).

Nước trong chai (bottled water) có thể là một sự tiến bộ với nước vòi (tap water) hay không tùy thuộc vào nơi nào nó xuất xứ và nó được vào chai như thế nào. Nếu bạn đi mua nước chai, hỏi xem bản phân tích nước ấy, và không dùng loại nào mà bạn thấy uống không ngon. Chỉ nên mua nước chai bằng thủy tinh hay chai bằng loại plastic cứng (trong); loại chai plastic mềm ( mờ ) thường làm cho nước không ngon vì chứa chất plastic tan ra.

Dùng nước lọc thì có lợi về kinh tế hơn là mua nước chai, bởi vì bạn có thể gắn một hệ thống lọc nước trong nhà với một giá phải chăng. Cho tới giờ này thì cách tốt nhất là dùng hệ thống nước bốc hơi ( steam distillation), nhưng gắn hệ thống lấy nước từ hơi trong nhà khá tốn kém và cần nhiều năng lượng. Hệ thống tốt kế tiếp là sự thấm lọc đảo ngược ( reverse osmosis ), trong đó nước được dẫn qua một màng thấm một nửa ( semipemleable membrane ) vốn làm việc như một cái chắn những phân tử nhiễm độc. Hệ thống thấm lọc đảo ngược này giá chỉ bằng một phần năm giá hệ thống lọc; chúng đẩy đi những vật chất lạ từ nước hơn là hệ thống lọc bằng chất carbon hoạt động, nhưng chúng đòi hỏi một áp suất nước thích hợp và cho ra một lượng nước phế thải hợp lý. Chúng có thể gắn vào dưới chậu rửa bát hay phía trên vòi nước. Lúc đi mua hệ thống thấm lọc đảo ngược, hãy hỏi xem bao lâu thì thay đồ lọc (filters) và cách thay tiện lợi cùng giá cả thay như thế nào.

Một hệ thống mới hơn mà tôi khuyến cáo có hai xylanh (dual cylinder), được gắn dưới chậu, bệ nước. Xylanh thứ nhất có màng chắn chứa chất carbon cứng và xylanh thứ hai chứa hai chất đồng- kẽm (copper-zinc) có tên gọi là KDF. Nó không làm hao tốn nước, giá của nó phải chăng và dễ bảo quản, và tẩy rửa nhiều chất độc hơn hệ thống carbon hột năng động. Hệ thống KDF cho chất đồng và kẽm vào trong nước uống, đó là điều mà đa số chuyên gia cho là bổ ích.

Những đồ lọc làm bằng carbon năng động tẩy rửa những hơi, màu và mùi vị khó chịu từ nước uống nhưng không làm tan những chất khoáng trong nước. Chúng cũng thuận lợi trong chuyện làm giảm bớt chất chlorine, vốn là một chất mà tôi cho rằng gây tai hại cho sức khỏe rất nhiều. Là một chất oxy hóa mạnh, chlorine là một chất tác động mạnh, có khuynh hướng tổng hợp với những chất độc vô cơ trong nước để tạo thành chất độc carcinogens. Chất Chlorine trong nước uống cũng có thể gây ra bệnh tim và sự nguy hại lâu dài đến những thành phần của hệ thống lành lặn. Rán tránh uống nước có mùi vị rõ rệt của Chlorine. Bạn có thể mua loại lọc nước làm bằng đồ lọc carbon mang theo khi bạn du lịch. Đôi khi tôi dùng chúng trong khách sạn hay nhà hàng để lọc nước có chất chlorine trong từng ly.

Những lời khuyên của tôi về nước uống rất đơn giản và ngắn gọn:

* Hãy tự tìm hiểu về nguồn nước bạn uống và những chất độc mà nước có thể chứa.

* Hãy thiết lập một hệ thống thấm lọc (osmosisfiltration system) trong bếp của bạn.

* Nếu bạn dùng nước chai, chỉ nên mua những loại đựng trong chai thủy tinh hay chất plastic trong (clear plastic) từ những nhà sản xuất có thể cung cấp một bảng phân tích hay một giấy chứng nhận sự tinh khiết của nước.

* Đừng uống nước có mùi vị chất chlorine. Khi bạn du lịch, nên mua nước chai hay mang theo đồ lọc nước bằng carbon (portable carbon filter) với bạn.

Bạn cũng đừng trở nên hoảng sợ về nước nhiễm độc, nhưng bạn cũng nên cẩn thận đề phòng một cách hợp lý. Cũng nên nhớ thêm rằng bằng cách ăn trái cây và rau, dùng chất thuốc phụ trội chống oxy hóa, và giữ cho hệ thống loại bỏ chất độc được tốt, bạn có thể trung hòa hay làm tẩy rửa những chất độc ăn vào.

- Những Chất Độc Trong Thực Phẩm

Tìm kiếm thực phẩm không có chất độc ô nhiễm khó hơn là tìm nước tinh khiết- đó là lời buộc tội những thực hành trong nông nghiệp của chúng ta. Một lần nữa, tôi không muốn bạn trở nên sợ hãi một cách vô duyên cớ. Ăn uống là nguồn lạc thú lớn trong đời và chúng ta nên ăn cho thỏa thích mà không lo âu ngần ngại gì hết. Nhưng tôi muốn bạn phải có hiểu biết về những mối nguy hại thật sự và biết những bước bạn cần làm để bảo vệ bạn.

Tôi sẽ lập lại sự cảnh giác của tôi trong chương trước rằng ăn uống theo lối động vật sẽ làm cho bạn dễ phơi bày tiếp xúc với những nguy hiểm lớn hơn của những liều lượng tập trung chất độc của môi trường. Nếu bạn ăn thịt, hãy mua những loại thịt có nhãn hiệu chứng nhận không có thuốc và hóc-môn thêm vào. Nếu bạn ăn cá, rán tránh những loại cá lớn ăn thịt cá đồng loại như cá dao (swordfish), cá marlin và những loại tôm cua sò hến sống gần bờ biển, bờ sông. Sau đâu là một mặt khác của vấn đề:

Chất DDT trong cá, 1965. Sự tìm thấy chất DDT trong cá biển ở miền nam Califomia là một bằng chứng điển hình của hệ quả lâu dài trong chuyện dùng thuốc sát trùng dai dẵng. Trong vòng nhiều năm, một hãng sản xuất DDT đã dùng ống cống nước trong sạch để đổ phế thải kỹ nghệ có chứa chất DDT. Có vài triệu cân Anh chất DDT đã được đổ xuống lòng đại dương nằm chung quanh những cống rảnh thoát nước ra. Những chất phế thải đổ đi này đã bị ngưng lại từ nhiều năm trước nhưng những phân tích về cá mới đây cho thấy mức độ DDT rất cao ( hơn 1 ppm) trong loại cá ăn được. Thêm vào đó, nhiều chất DDT cũng được quăng xuống biển bằng thuyền chở nên địa điểm chính xác cũng không được rõ. Những chứng tích cho thấy mức độ DDT hạ xuống theo thời gian, nhưng mức độ tìm thấy đã làm cho người ta quan tâm đến vấn đề sức khỏe vì DDT được coi là chất có thể gây ra chất độc carcinogen trong người. Cơ quan thực phẩm và thuốc FDA ( Food and Drug Administration) ấn định cách đây không lâu là mức độ DDT lên tới 5 ppm trong cá là phải có biện pháp nhưng lại không tính những nguy hiểm của chất carcinogen đi kèm theo với chuyện nhiễm DDT.

Khi bạn ăn uống không dùng chất thịt cá nhiều, bạn giảm tối đa những nguy hiểm đó nhưng cũng vẫn phải còn quan tâm và ưu tư về những chất độc khi sản xuất. Tôi đã đề cập đến những chất độc tự nhiên xảy ra. Cách đề kháng hay nhất đối với loại hợp chất này là cắt bớt những thực phẩm thành phần chất độc tự nhiên cao nhất, chẳng hạn như tiêu đen, đậu phụng, cần tây (celery), cỏ linh lăng (alfalfa sprouts) trong lúc ăn theo thực đơn thay đổi nhiều. Ăn đổi món nhiều có hai thuận lợi. Nó bảo đảm rằng bạn sẽ có tất cả những chất bổ mà bạn muốn, và nó giảm thiểu nguy cơ hấp thụ nhiều thành phần không lành mạnh vào thân thể.

Những chất độc do con người gây ra lại là một vấn đề khác. Trái cây và rau được nuôi dưỡng bởi một số loại hóa chất nông nghiệp khác nhau: thuốt sát trùng, thuốc diệt nấm, thuốc làm cho trái cây và rau mau chín, thuốc hun xông (fumigant), và nhiều nữa, tất cả đều nằm trong sự chỉ dẫn với một sự "chấp nhận" mức độ chất bã của thuốc. Nhiều loại hóa chất không thể tẩy bằng cách rửa vì chúng dính cứng vào mô rau hay vì chúng dính theo những cách vốn mang chúng vào bên trong sản phẩm. Tôi không thể nhấn mạnh quá mạnh mẽ rằng chất cặn bã của những hóa chất độc nằm trong thực phẩm chúng ta ăn là những hiểm nguy lớn cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chúng ta trong những cách mà khoa học Y khoa hiện tại và chính sách của chính phủ thường thất bại để nhìn thấy. Để tôi xin kể hai câu chuyện hầu nói lên sự quan tâm của tôi.

Trong thời gian tôi du lịch Nhật Bản tôi ngạc nhiên và hoảng hốt khi thấy nhiều trường hợp chứng chàm da ( atopic dermatitis-eczema) phát sinh. Có tới năm mươi phần trăm những em bé Nhật Bản bị ảnh hưởng đến bệnh này, và những trường hợp ở thanh thiếu niên và thanh niên còn nặng nề và lan rộng nhiều hơn trong toàn nước Nhật. Bệnh chàm da là một bệnh gây khó chịu và dị dạng, cả về thể chất lẫn tinh thần, vì nó ngứa và làm cho da sưng đỏ lên, thường ở trên mặt và tay. Ở Nhật tôi thường thấy bệnh nhân đầy vết chàm da trên toàn người của họ. Sự chữa trị theo đường lối thông thường không thích hợp, nói trắng ra như vậy, vì nó tùy thuộc vào thuốc rịt steroid vào da chỉ đè nén sự viêm da chứ không chữa lành nó, và bệnh nhân trở nên lệ thuộc vào thuốc này cùng với chất độc liên hệ với thuốc. Bệnh dịch chàm da ở Nhật là một hiện tượng mới xảy ra. Những gì đã thay đổi trong dân số Nhật Bản để xảy ra chuyện này? Chắc chắn không phải là do di truyền. Bệnh chàm da có thành phần bệnh di truyền - nó thường xảy ra trong những gia đình- nhưng không có sự thay đổi di truyền nào rõ rệt xảy ra cho người Nhật trong vòng năm mươi năm qua. Những gì thay đổi là cách ăn uống. Người Nhật bây giờ ăn nhiều thịt và nhiều sản phẩm khác hàng ngày hơn là họ đã ăn trong quá khứ. Những chất protein trong thịt của đồ ăn có thể trực tiếp làm rầy rà hệ thống miễn nhiễm, tạo nên một khuynh hướng sinh ra những phản ứng dị ứng như bệnh chàm da. Chúng cũng chứa nhiều chất độc hơn thực vật và đồ ăn làm bằng cá của lối ăn uống cổ truyền Nhật Bản. Thêm vào đó, chuyện dùng những hóa chất nông nghiệp và chất tẩm vào những thực phẩm biến chế đã tăng khá cao tại Nhật Bản những năm sau chiến tranh. Một bạn nữ người Nhật của tôi là sinh viên Y khoa nội trú cho biết có những ca chữa lành kỳ diệu ở những người bệnh chuyển qua ăn uống thực phẩm hữu cơ (organic food), cô báo cáo rằng một số bệnh nhân của cô cuối cùng có thể bỏ lối điều trị bằng steroid. Đối với tôi điều này có nghĩa là bệnh dị ứng, cũng giống như những bệnh khác về sự rối loạn của miễn nhiễm, có thể là do chất độc quá tải sinh ra, do ăn nhiều thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất.

Một người đàn bà trẻ bệnh nhân của tôi bị bệnh suyễn nặng, viêm xoang kinh niên (chronis sinusitis), cùng nhiều bệnh khác về đường hô hấp và bị dị ứng với thức ăn khám phá ra rằng thực phẩm không có hóa chất (chemical-free food) đã tạo nên sự khác biệt lớn lao. Bà rất nhạy cảm và ý thức được những phản ứng của cơ thể bà đến nổi bà có thể kể trong vòng vài tiếng đồng hồ về một bữa ăn trong đó loại thức ăn nào làm cho hệ thống hô hấp của bà bị khó khăn và loại nào không. Bà học hỏi để biết rằng mua những trái cây và rau hữu cơ vốn là những thức ăn cần thiết cho sức khỏe của bà.

Bởi vì trái cây và rau hữu cơ khá đắt và không dễ mua như một sản phẩm rau và trái cây thông thường, chuyện tìm hiểu những mùa thu hoạch nào có thể chứa chất cặn bã của hợp chất độc hại là chuyện đáng làm. Chẳng hạn dâu đứng đầu bảng trong hầu hết những trái cây ô nhiễm; tôi không còn mua chúng nữa trừ phi chúng được nhà trồng tỉa có giấy chứng nhận trồng tỉa theo lối hữu cơ. Những trái cây kế tiếp bị nguy hiểm là trái cherry, đào, dưa Mễ (mùa đông), táo, mơ ( apricots), nho Chile (mùa đông). Những vụ thu hoạch rau bị nhiễm độc là ớt (đủ màu), rau mồng tơi (spinach), ngũ cốc, đậu xanh, dưa leo, bông nấm trồng, khoai tây và lúa mì. Tôi mạnh mẽ khuyến cáo bạn hãy giảm dùng những thứ nói trên và những sản phẩm làm từ chúng (bao gồm những sản phẩm làm bằng lúa mì ) nếu bạn không có giấy chứng nhận chúng được trồng trọt theo phương cách hữu cơ.

Có tin đáng mừng là sự trồng trọt hữu cơ (organic agriculture) đang phát triển mạnh, làm tăng lên sự đòi hỏi nhanh chóng của thị trường về những sản phẩm hữu cơ khi khách hàng trở nên hiểu biết nhiều về những chất độc trong thực phẩm. Cách đây không lâu, những chuyên viên canh nông khăng khăng cho rằng chuyện dùng những phương pháp hữu cơ trong mức độ thương mại là chuyện không thể thực hiện được; nhưng họ cho rằng bạn có thể làm trong vườn nhà chứ không thể làm ở nông trại lớn được. Giờ đây, phấn khởi trước sự đòi hỏi của thị trường, những nhà trồng tỉa có thể trồng tỉa trái cây và rau ở bất cứ chu vi trồng trọt nào; hơn nữa, họ có thể kiếm lợi nhuận hơn là họ tưởng, bởi vì hai lý do là họ không cần mua những hóa chất nông nghiệp đắt đỏ và những sản phẩm nông nghiệp bán được giá cao. Một nửa những nhà trồng trọt ở Califomia giờ đây chuyển sang trồng tỉa hoa màu theo lối hữu cơ, đây quả là một sự ích lợi cho khách hàng tiêu thụ cũng như cho đất đai. Chuyện tìm thấy sản phẩm hữu cơ ở một siêu thị thông thường sẽ dễ dàng hơn trong tương lai gần, và giá cả sẽ cạnh tranh hơn. Đây là chiều hướng do khách mua tạo nên; bạn có thể làm tăng nó lên bằng cách nói cho những người quản lý hàng quán biết bạn muốn gì.

Những chất cho thêm (additives) vào trong những thực phẩm chế biến bao gồm thêm một loạt chất độc. Có hai loại mà tôi khuyến cáo nên tránh là chất nhuộm hóa học ( trên bì nhãn thường đề là "màu chứng nhận" (certified color) màu nhân tạo (artiflcial color), hay bằng một cái tên riêng biệt như "màu số 3" ( red no. 3) và loại chất ngọt nhân tạo (artifilial sweeteners), bao gồm hai chất saccharin và aspartame. Nói chung, thực phẩm chế biến chứa chất béo và đường nhiều hơn là bạn có thể ăn theo một cách khác, cũng như chúng chứa chất bảo quản (preservatives), chất làm cho mùi vị ngon hơn, và những chất thêm vào có thể làm khó khăn chuyện lành lặn tự nhiên. Cho nên, giảm bớt số lượng thực phẩm chế biến trong sự ăn uống của bạn là điều khôn ngoan và chỉ chọn những sản phẩm làm thành không có chất nhân tạo thêm vào (artlficial additives).

Nói tóm lại, sau đây là những đề nghị của tôi để giảm thiểu những sự thâu nhập chất độc trong thực phẩm:

* Giảm bớt những sản phẩm làm bằng chất thịt súc vật và chỉ mua những thịt có giấy chứng nhận không có thuốc (drugs) và những chất hóc-môn ( hormones).

* Giảm thiểu tối đa những thực phẩm được biết có chứa đựng những chất độc tự nhiên như tiêu đen, cần tây, cỏ linh lăng (alfalfa sprouts), đậu phụng và bông nấm.

* Ăn theo thực đơn thay đổi chứ đừng giữ nguyên món ăn thường ngày hoài.

* Luôn luôn rửa trái cây và rau (dù chuyện này không tẩy rửa được nhiều chất độc lắm.)

* Gọt vỏ trái cây và rau nếu có thể, đặc biệt là khi chúng không được trồng trọt theo lối hữu cơ.

* Rán mua chỉ những loại trái cây được trồng theo lối hữu cơ : táo, đào, nho, nho khô, cam, dâu, dưa leo, cần tây, cà rốt, đậu xanh, khoai tây, và bột mì.

*Tìm kiếm những nguồn của sản phẩm hữu cơ, hãy gia nhập những công ty và hội phân phối nó, và hãy nói cho những người quản lý hàng quán biết bạn muốn mua nó.

* Giảm tiêu thụ những thực phẩm chế biến và rán tránh những thứ chứa chất nhuộm hóa học (chemical dyes) và chất ngọt nhân tạo (artificial sweeteners)

- Thuốc, Mỹ Phẩm Và Những Nguồn Chất độc Khác

Tôi coi sự độc hại của thuốc như là một loại hạng nằm dưới của sự ô nhiễm hóa học. Người ta dùng thuốc vì những lý do Y khoa và vì những lý do xã hội/ tiêu khiển, chúng ta có được thuốc do mua bằng toa thuốc, mua ở quầy hàng, hay mua bất hợp pháp. Điều quan trọng là phải hiểu rằng không có sự khác biệt căn bản nào tồn tại giữa thuốc và chất độc ngoại trừ liều lượng dùng (dosage). Tất cả những loại thuốc trở nên độc khi dùng ở liều lượng đủ cao, và nhiều loại chất độc trở nên có ích lợi khi dùng ở liều lượng đủ thấp. Tôi không chống đối chuyện dùng thuốc men trong Y khoa khi chúng là những cách trị bệnh tốt nhất cho bệnh tật, nhưng tôi cũng khuyến cáo cả bác sĩ và bệnh nhân tìm hiểu những cách trị bệnh ngoại khoa để giảm bớt hay giảm thiểu cơ nguy chất độc của thuốc, đó là tội lỗi thông thường nhất của ủy hội Y khoa hiện đại. Dược thảo là những hình thức loãng của thuốc thiên nhiên ( natural drugs). Khi pha loãng, dược thảo mang một lượng chất độc thấp hơn nhưng vẫn không nên dùng một cách không suy nghĩ hay không có lý do chánh đáng. Dù dưới hình thức nào và vì bất cứ lý do nào khi bạn dùng thuốc, bạn đã làm cho gan của bạn làm việc nhiều hơn, vì công việc của lá gan là để chuyển hóa những chất lạ. Bạn có thể giúp lá gan của bạn đương đầu với những chất độc khác bằng cách đừng dùng thuốc đày đọa nó.

Trong những thứ thuốc tiêu khiển được dùng trong xã hội chúng ta, rượu và thuốc lá những chất độc nhất. Rượu mang chất độc trực tiếp đến lá gan và những tế bào thần kinh; nó cũng là chất làm rầy rà rất nhiều đến màng trên của hệ thống tiêu hóa phía trên. Nó cũng có những tác dụng hữu ích, đặc biệt là một chất mang lại sự nghỉ ngơi (và là hình thức đẩy mạnh sự giao tế xã hội), và là một chất bổ cho hệ thống tim mạch, và là một chất kích thích cho sự sản xuất chất cholesterol tốt (HDL). Cho nên sự giám định của ảnh hưởng của rượu trên sức khỏe phải bao gồm sự phân tích những mẫu cách dùng về sự nguy hiểm cũng như lợi ích của mỗi cá nhân. Trong những người có gan, bao tử và hệ thống thần kinh lành mạnh, dùng rượu vừa phải (moderate consumption) có thể làm tăng tiến sức khỏe và sự lành lặn. Đối với những người có những bộ phận trong người yếu, ngay cả uống rượu vừa phải cũng gây ra nguy hiểm, và uống nhiều rượu đối với mỗi người có thể không thích hợp cho một sức khỏe tốt đẹp.

Trường hợp của thuốc lá thì ít ngờ vực hơn. Dù thuốc lá có thể làm cho sự tập trung và nghỉ ngơi tốt đẹp hơn, nicotine là một chất gây ghiền rất cao, đặc biệt là khi hít sâu vào; nó cũng là chất kích thích làm nghẹt những động mạch khắp cơ thể, làm trở ngại cho sự luân chuyển của máu và dẫn đến sự bế tắc của chuyện lành lặn luôn. Hơn nữa, khi ghiền chất nicotine làm người hút tiếp xúc tới những hậu quả nguy hại của những thành phần khác của khói thuốc, bao gồm nhiều hợp chất chứa khí độc carcinogen. Hút thuốc làm hại sự hô hấp mà tôi đã vạch rõ là sự hô hấp vốn là một trong những thành phần chức năng chính của hệ thống lành lặn. Nếu bạn thuộc một trong một số ít người có thể dùng thuốc lá mà không ghiền, tôi không cố gắng khuyên bạn bỏ hút, cho đến khi nào bạn không cho tôi hít khói thuốc của bạn thở ra ! Nếu không, tôi khẩn cầu bạn dồn mọi nỗ lực để bỏ thuốc.

Những thuốc men Y khoa, thêm vào với thành phần chất thuốc chính, thường nhuộm màu như nhuộm thực phẩm. Nếu bạn uống một số lượng lớn những thuốc viên (pill) và thuốc bọc (capsule), chúng có thể là một nguồn rõ ràng của những chất hóa học không đem lại lợi ích gì cho bạn; sau đây là một lý do khác để tìm những cách điều trị khác. Một phương cách điều trị khác mà ít người nghĩ đến là mỹ phẩm (cosmetics), đặc biệt là dầu gội đầu, dầu dưỡng tóc (hair conditioners), và những nước xức thơm (lotions) vốn có thể thẩm thấu vào da. Tôi khuyến cáo nên tránh mọi sản phẩm có chứa chất nhuộm hóa học (chemical dyes) (Hãy đọc nhãn hiệu); không khó lắm khi tìm những hiệu không màu, trắng, hay được tô màu bằng chất lấy từ rau ( vegetable extracts), dù bạn có thể phải đi mua chúng ở những tiệm làm tóc(salon) hay những tiệm thực phẩm sức khỏe (health food).

Tất cả những loại thực phẩm, đặc biệt là thuốc sát trùng (pesticides) và thuốc diệt cỏ ( herbicides), vốn nằm trong những chất thuốc độc nhất trong môi trường. Rán đừng đụng chạm đến những hóa chất này, đừng để chúng trong nhà, đừng dùng chúng trong hay chung quanh nhà. Cẩn thận với tất cả những chất nhuộm, chất giải, và những sản phẩm hóa học khác bay hơi và có mùi nặng. Nếu bạn bị ảnh hưởng với bất cứ chất gì trong những chất kể trên, hãy dùng nước rửa, hít nhiều không khí trong lành, uống nhiều nước, ngồi vào bồn hơi sauna, và đừng quên uống thuốc chống oxy hóa!

- Những Hình Thức Của Năng Lực

Rõ ràng là đời sống tiến hóa trên trái đất dù có một vài tần số của quang tuyến có thể làm nguy hại DNA. Ngoài những quang tuyến thiên nhiên bao phủ chúng ta từ ngoài không gian, từ mặt trời, và từ chính trái đất, những hành vi hoạt động của con người đã thêm vào một số lượng lớn những ô nhiễm điện từ ( electromagnetic pollution) mà hậu quả sinh học lâu dài cũng chưa biết được hết. Dù thiếu những thông tin, nó cũng đáng cho chúng ta cần có sự cẩn thận từ sự cảm ứng.

Phần cuối của quang phổ điện từ bao gồm những hình thức làn sóng ngắn (năng lực cao) - (short-wavelenght (high-energy)), như năng lực nguyên tử và quang tuyến X, có thể đẩy electrons ra khỏi quỹ đạo của chúng nằm chung quang nhân nguyên tử, tạo nên những hạt điện (ions). Những nguy hiểm của quang tuyến do hạt điện gây ra đã được biết nhiều: nó có thể giết người khi ở liều lượng cao và bằng cách tạo ra sự nhân lên trong DNA, tạo ra sự hư hại trong hệ thống miễn nhiễm và sự phát triển bệnh ung thư vốn không tỏ lộ ra cho tới khi tiếp xúc quá nhiều năm với quang tuyến. Bạn có thể tự bảo vệ mình từ quang tuyến hạt điện (ionizing radiation) bằng cách đừng làm những công việc mà bạn bị ảnh hưởng tới nó (hầm mỏ uranium, bảo trì cơ quan năng lượng nguyên tử, ngành quang tuyến); bằng cách không sống gần những chỗ trên, dù là thiên nhiên hay do con người xây dựng nên (như chỗ tống bỏ chất phế thải nguyên tử ); và đừng để cho bác sĩ cũng như nha sĩ chiếu quang tuyến X vào người bạn mà không có lý do. Hãy nhớ rằng không có cái gì gọi là liều lượng quang tuyến hạt điện an toàn, vì mỗi hạt đều cọng vào tổng số mà bạn nhận trong suốt đời người của bạn, và chính tổng số này liên hệ tới sự nguy hại đến DNA. Thêm một lý do nữa để ăn trái cây và rau cùng uống chất phụ trội chống oxy hóa (antioxidant supplement) là để những chất này cản lại những phản ứng hóa chất vốn chuyển chất quang tuyến gây tổn hại đến gen (genes) trong người.

Tia cực tím (ultraviolet (UV) radiation) từ mặt trời không ion hóa; những làn sóng của nó dài hơn và kém năng lực, nó chỉ nằm ngoài hình thức năng lực cao nhất (cực tím) - của năng lực điện từ mà chúng ta có thể nhìn thấy như ánh sáng rõ ràng. Ánh sáng cực tím vẫn đủ mạnh để làm hư hại DNA trong những tế bào của da, làm cho nó là nguyên nhân chính sinh ra ung thư da, đây là một hiện tượng đang tăng cao tới mức độ báo động. Một lý do cho sự tăng cao bệnh ung thư da là vòng ozone bao quanh trái đất bị yếu đi do kết quả của sự ô nhiễm không khí làm cho cường độ của quang tuyến mặt trời đến mặt đất bây giờ lớn hơn trong quá khứ mới đây. Đây là lý do nên tránh ánh nắng của mặt trời lúc nó ở góc độ cao trên trời, bằng cách mặc quần áo bảo vệ da, dùng kính che mắt (sunscreens), và đừng có ảo tường rằng đi vào những chỗ chiếu ánh sáng mặt trời nhân tạo (tanning parlors) và tin rằng sẽ được chiếu "ánh nắng tím lành mạnh". Tất cả quang tuyến cực tím đều nguy hiểm; ngoài chuyện làm đau da, nó làm tăng sự phát triển của bệnh cườm mắt ( cataracts) và vết chấm trên mắt thoái hóa ( macular degeneration), vốn là hai nguyên nhân chính làm mất thị giác của người già. Bạn có thể bảo vệ mình trước sự nguy hiểm này bằng cách mang kính chống tia cực tím ( Uv-protective eye- glasses) khi ra ngoài nắng và bằng cách dùng thuốc chống oxy hóa.

Ngoài phía (đỏ) của phần quang phổ có ánh sáng nhìn thấy là những hình thức sóng dài như quang tuyến microwave và quang tuyến rất ngắn ( ELF: extremely low frequency), thường được dùng nhiều trong những sự liên lạc trong quân đội. Sóng microwave có thể làm lay động những phân tử của mô thực vật và thú vật, tạo ra chất nóng, đó là nguyên tắc căn bản của chuyện hâm nóng bằng microwave; nhưng ngoài mối nguy hiểm bị nướng nếu bạn đứng trên đường đi của luồng quang tuyến tập trung, luồng quang tuyến microwave và sóng cực ngắn không được coi là có nguy hiểm đến sinh học. Giờ này thì quan điểm có thay đổi, với một số những nhà khoa học cảnh cáo rằng những hình thức năng lực này có thể phá vỡ những hệ thống kiểm soát sinh học mỏng manh có dính líu đến những dòng điện nhỏ và những trường điện từ yếu. Trước đây, tôi có diễn tả vai trò của những hệ thống này trong chuyện làm lành lặn vết thương và xương gãy (xem lại chương 5); chúng có thể là phần căn bản của nhiều hình thức của sự lành lặn phức tạp của mô và bộ phận.

Máy hâm nóng microwave không phải là vấn đề, bởi vì chúng hiếm khi xì quang tuyến trừ phi chúng bị hư hại rõ ràng. (Tuy nhiên chúng có thể làm thay chất hóa học của những thức ăn chứa protein khi nấu trong chúng trong một thời gian dài và cũng có thể đẩy những phân tử lạ vào trong đồ ăn được bọc bằng plastic hay nấu thức ăn trong những đồ đựng đồ ăn bằng plastic. Không bao giờ hâm nóng đồ ăn bằng microwave bằng đồ đựng gì ngoài thủy tinh (glass) và đồ gốm (ceramics), và đừng bao giờ bao đồ ăn bằng giấy plastic khi hâm nóng. Dùng những đồ tiện lợi này để làm cho rã đá mau (rapid defrosting) và hâm nóng hơn là phải tốn thì giờ để nấu món ăn chính). Nhưng chuyện sống gần đường chuyển tải sóng microwave hay ở trên đường phát sóng của hệ thống liên lạc quân đội là chuyện không lành mạnh.

Trong nhà, có những vật dụng quen thuộc tạo ra những nguy hiểm điện từ có thể cản trở đến chuyện lành lặn. Mền điện và những tấm hâm nóng bằng điện (heating pads) là những thứ phải tránh, vì chúng sinh ra những trường điện rộng và được dùng ngay cạnh thân thể. Máy phát thanh đồng hồ chạy bằng điện cũng nguy hiểm vì có chung lý do. Đừng để máy này ở gần đầu lúc bạn ngủ. Nếu bạn làm việc với máy computeurs, hãy nhớ rằng quang tuyến phát ra phần lớn ở phía sau máy. Với những nguy hiểm như vậy, bạn nên đứng càng xa những thứ kia càng tốt để không bị tác hại bởi điện từ.

Nếu tất cả những chuyện tôi nêu lên đây là những điều chán nản, tôi sợ rằng nó cũng là sự thật. Những chất độc, cả hóa chất và năng lực, đã ngày càng là một thực thể trong thế giới kỹ nghệ của chúng ta, và bạn phải biết những nguy hiểm của nó. Những đề nghị của tôi để tự bảo vệ rất là hợp lý và thực tiễn; ngay cả khi bạn thực hành một vài điều trong chúng, bạn sẽ bảo vệ hệ thống lành lặn từ những nguy hiểm. May mắn thay, thiên nhiên cung cấp cho chúng ta những sản phẩm vốn tăng cường khả năng lành lặn của chúng ta và làm cho cơ thể chúng ta dẻo dai đề kháng. Tôi sẽ thảo luận hơn về đề tài lý thú này trong chương tới.