Để lành bệnh tự nhiên

CHƯƠNG 2: NGAY Ở VƯỜN SAU TÔI

Lúc tôi chấm dứt những cuộc du hành qua những nước Nam Mỹ vào năm 1973, tôi bắt đầu tính chuyện "an cư lạc nghiệp" ở một vùng lân cận chung quanh Tucson, Arizona, nơi mà tôi sống cho đến ngày nay. Tôi cảm thấy có sự thu hút mạnh mẽ với quang cảnh thiên nhiên của vùng sa mạc này và tôi có những quan hệ tốt đẹp với cư dân địa phương. Một trong những sự liên hệ này là sự quen biết với ông Sandy Newmark, một học sinh đã tốt nghiệp ngành Nhân- chủng- học tại đại học Arizona, ông trở thành người láng giềng của tôi tại thung lũng Esperero nằm dưới chân rặng núi Catalina. Mới đây Sandy đã rời ngành Nhân- chủng- học để trở thành một nông gia tại rặng núi Trắng (White Mountains) ở vùng trung tâm Arizona; rồi ông trở về Tucson để theo học Y khoa. Ngày hôm nay ông trở thành Bác sĩ nhi khoa cho gia đình của tôi.

Ông Sandy và bà vợ ông ta tên Linda, bà hiện nay đang là Bác sĩ tâm thần. Họ có một cô con gái tên Sophia mang bệnh thần kinh chậm phát triển (retard). Lúc Sophia còn nhỏ, đã có nhiều bạn bè đề nghị những phương cách chữa trị. Một trong những cách là đưa bé đi tới một Bác sĩ nắn xương có lối trị bệnh khá lập dị tên là Robert Fulford, ông có một số thành tích khi điều trị những trẻ em bị hành hạ bởi đủ thứ bệnh tật. Sandy và Linda rất bái phục ông nên họ đem bé Sophia đến cho ông Bác sĩ này để làm vài buổi điều trị "về sọ" (cranial therapy), và Sandy lúc ấy đang học năm thứ nhất tại trường đại học Y khoa tại trường đại học Arizona, và có làm việc với Bác sĩ Fulford một thời gian. Ông cứ nói với tôi là tôi nên gặp ông ấy, nhưng tôi cảm thấy không thích thú chuyện gặp gỡ, một phần là do sự thiếu quan tâm về thuật nắn xương (osteopaths). Vốn có thành kiến với đám bác sĩ Y khoa xoa nắn xương (osteopathic physician), tôi coi họ như bác sĩ hạng hai vốn chỉ bày trò khéo léo với cơ thể nhiều hơn so với bác sĩ chỉnh xương thế thôi (chiropractors). Tôi có lẽ vẫn còn mang một tư tưởng lãng mạn là tìm kiếm một người vừa là người chữa bệnh vừa là thầy giáo ở một nơi xa xôi nào đó, của một nền văn hóa khác- tôi vẫn mơ tưởng đến điều này mặc dù tôi đã có nhiều kinh nghiệm là trở về tay không sau khi có những chuyến du khảo ở những nơi xa. Có nhiều người khuyên tôi rằng tôi phải gặp Bác sĩ Fulford trước khi tôi quyết định viếng thăm ông.

Vào lúc đó hai vợ chồng Bác sĩ Fulford đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông đã đến Tucson từ Cincinnati để nghỉ hưu sau những năm tháng hành nghề quá sức. Một đêm nọ, sau khi đã trải qua một năm tĩnh dưỡng vì đã làm việc quá mệt mỏi, ông nhận được một cú điện thoại tuyệt vọng từ một người bạn có một cháu bé đang bị bệnh viêm phổi (pneumonia). Đứa bé đang ở trong bệnh viện và không đáp ứng với loại thuốc trụ sinh trị bệnh (antibiotics). Bác sĩ Fulford tới ngay bệnh viện, dùng tay xoa bóp đứa bé và sáng hôm sau coi như đứa bé đã qua cơn nguy hiểm. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau đó, thiên hạ gọi ông để xin ông chữa bệnh, và ông đứng trong tình thế bị kéo ra ngoài cuộc sống hưu trí mà trở lại làm việc trong môn Y khoa sờ nắn của ông (osteopathic medicine).

Tôi khá sửng sốt ngỡ ngàng trước sự đơn giản của văn phòng Bác sĩ Fulford: Chỉ có một phòng đợi với cô y tá kiêm luôn thư ký và hai phòng trị bệnh. Ngoại trừ một tấm văn bằng từ trường đại học nắn xương Kansas treo trên tường, không có máy móc trị bệnh gì đặc biệt và không có dụng cụ nào thường có tại một phòng mạch y tế. Bác sĩ Fulford trông có vẻ hiền hậu và giống như một ông ngoại, ông nội. Ông cao lớn, mạnh mẽ, thư thái với hai bàn tay lớn tuyệt diệu. Ông nói nhỏ nhẹ và chậm rãi. Tôi nói với ông là tôi có nghe nhiều về sự hữu hiệu của phương pháp trị bệnh của ông và tôi muốn được ông trị liệu để tự tôi chứng nghiệm phương pháp của ông.

"Ô, thế à, thế thì anh đau gì. " ông lên tiếng hỏi tôi.

"Không nhiều lắm, " tôi trả lời ông, “cái cổ của tôi nó làm phiền tôi tí xíu."

"Để tôi xem chúng ta có thể làm gì với chuyện này?” ông nói.

Ông nói tôi đứng dậy, ông đặt hai tay vào hai vai tôi, và quan sát hơi thở của tôi. Rồi ông xoay cái đầu tôi theo nhiều hướng khác nhau. "Hãy lên nằm trên bàn," ông chỉ thị cho tôi. Tôi nằm trên bàn và nhìn ông xoay trên một bánh xe với một dụng cụ kỳ lạ nằm trên một sợi dây dài chắc chắn. Cái dụng cụ này là "cây búa gõ" của ông, nó là cái khoan của nha sĩ được biến chế lại thêm một cái đĩa tròn và dày có thể rung trên và dưới. Bác sĩ Fulford ngồi trên một cái ghế nhỏ cạnh cái bàn, điều chỉnh mức độ rung của cái đĩa, rồi ông để cái đĩa tiếp xúc với vai phải của ta. Tôi có thể cảm thấy những sự rung động từ toàn thể phía bên phải của thân thể tôi, cảm giác nói chung là dễ chịu và thư dãn nhưng đây khó có thể là một phương pháp chữa trị quan trọng. Sau chừng vài phút, tay của Bác sĩ Fulford giật nhẹ và ông lẩm nhẩm, "Rồi, tới rồi." Với câu nói đó ông di chuyển cái búa gõ tới một chỗ mới vào hông phải của tôi. Ông tiếp tục kiểu di chuyển này trong vòng hai mươi phút, trong lúc tôi lơ lửng mơ màng đi từ trạng thái này đến trạng thái khác; rồi ông tắt máy, di chuyển cái ghế của ông vào phía cuối bàn, rồi đặt hai tay ông vào hai bên đầu tôi, những ngón tay ông bao chung quanh hai tai của tôi.

Trong vòng vài phút sau đó, ông nâng niu cái đầu của tôi, truyền áp lực nhẹ nhàng êm ái, khi chỗ này, lúc chỗ khác. Đây là một hình thức yếu nhất để làm việc với cơ thể mà tôi cảm thấy đầu tiên trong đời, tôi có trải qua quá nhiều cảm giác như thế này rồi đến nỗi tôi nghi ngờ nó có thể thu lượm được kết quả gì. Đồng thời tôi cảm thấy yên tâm an ổn vì nó được làm bởi đôi bàn tay kinh nghiệm, tự tin của Bác sĩ Fulfurd.

Khi giai đoạn điều trị này qua rồi, Bác sĩ Fulford kiểm soát sự chuyển động của chân tay, rồi nói tôi ngồi dậy. Ông chấm dứt cuộc điều trị bằng vài động tác khéo léo làm cột sống của tôi kêu răng rắc.

"Làm như thế này là phải tốt thôi, " ông nói.

"Ông tìm thấy gì không?" tôi hỏi.

Ông trả lời, “Không nhiều lắm. Có một số bế tắc nho nhỏ ở vai và đây có lẽ là nguyên nhân làm cho cổ anh đau. Mạch máu ở sọ của anh rất tốt. "

Tôi cũng không có ý tưởng gì về chuyện mạch máu ở sọ (cranial impulse) như thế nào, nhưng tôi mừng khi nghe thấy mạch máu sọ của mình tốt đẹp. Về chuyện "những bế tấc ở vai" và làm thế nào chúng có thể gây nên chuyện cứng cổ, tôi vẫn còn mù mờ như đi trong bóng tối. Nhưng không có lời giải thích nào được đưa ra thêm, và Bác sĩ Fulford cho biết thời gian khám bệnh đã hết. Tôi nói với tôi là tôi là ông vui vẻ niềm nở đón tôi trở lại bất cứ lúc nào để quan sát ông trị bệnh cho những người khác.

Tôi rất vui khi biết lệ phí cho buổi khám bệnh này chỉ có ba mươi lăm dollars, rõ ràng là quá rẻ, nếu chỉ tính về sự thư dãn do dịch vụ khám bệnh này mang lại. Tôi vẫn chưa vừa ý khi thấy sự thành công nhỏ nhoi này có thể nào dùng giải thích cho những câu chuyện mà tôi được nghe về tài trị bệnh thành công của Bác sĩ Fulford. Tôi quyết tâm quay trở lại để quan sát để coi ông trị người khác như thế nào.

Ngày hôm sau tôi ngạc nhiên khi cảm thấy mình mệt và đau nhức. Tôi gọi cho Bác sĩ Fulford hỏi rằng đây có phải là kết quả của chuyện ông trị bệnh cho tôi không. Ông trả lời, “Ô, đúng rồi. Chuyện ấy thật là thông thường; Anh có thể cảm thấy nó trong vòng vài ngày. " Và quả đúng như thế. Sau đó thì tôi cảm thấy khỏe khoắn, và thật sự cái cổ tôi bớt làm phiền tôi hơn trước, nhưng tôi không nhận thấy điều thay đổi gì nữa.

Chừng một tháng sau, tôi bắt đầu bỏ ra một tuần vài giờ vào một phòng mạch nhỏ trên đường Grant để xem ông Bác sĩ già làm việc với những bệnh nhân. Phòng mạch của ông lúc nào cũng đầy người lớn và trẻ em, biểu hiện cho những nhóm trái ngược sống khắp miền nam Arizona, bao gồm cả người Mễ, Á Châu, dân thành thị cũng như thôn quê. Tất cả đều đến với niềm hy vọng cao và lòng tri ân để mong sao có cơ hội để nhìn ông Bác sĩ Fulford này. Ít nhất thì Bác sĩ Fulford là một hình ảnh gương mẫu của một bác sĩ gia đình tận tâm hồi xa xưa vốn làm cho bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn vì sự hiện diện ấm áp của ông và hình ảnh mẫu mực về sức khỏe tốt của ông.

Quan sát ông, tôi ngạc nhiên vì sự ngắn gọn, khúc chiết của lề lối làm việc và cách chẩn khám thân thể của ông. Ông hỏi rất ít câu hỏi khi một bệnh nhân đi tới cửa- "Vấn đề gì thế?". . "Anh bị nó quấy rầy bao lâu rồi. . . . Trong thời thơ ấu anh có bị té cú nào nặng không?. . . . . Anh có biết gì không về những hoàn cảnh chung quanh lúc anh sinh ra đời?" và có thể vài câu nữa. Rồi ông nâng bệnh nhân đứng dậy, khám chân tay và hơi thở, xoay đầu họ, và yêu cầu họ nằm trên bàn. Ông điều trị với đa số mọi người cách trị giống như tôi đã được chữa: ông dùng búa gõ nhẹ khắp người, nắm một vài bộ phận khác nhau của cơ thể cho đến khi có sự thư dãn xảy ra (tức là khi tay cầm dụng cụ của ông bỗng bất thình lình rung lên), rồi đến ông khéo léo xoa nắn đầu một cách tinh tế, và cuối cùng vài điều chỉnh phía sau lưng. Ông hiếm khi tự ý giải thích những gì ông nghĩ là sai hay những gì ông cố ý làm; nhưng nếu ai hỏi, ông sẽ rán giải thích một chút. Đa số bệnh nhân không hỏi; họ chỉ đặt hết tin tưởng bản thân hay con cái họ vào ông và để ông làm công việc chữa trị trong im lặng. Mọi người đều cảm thấy thư thái, êm ái trong bàn tay của Bác sĩ Fulford, ngay cả những đứa bé hiếu động, om sòm to miệng cũng êm dịu khi ông chạm đến chúng.

Thường vào cuối lúc khám bệnh, ông chỉ cho bệnh nhân những bài học thể dục hàng ngày để tập, những bài thể dục mà tôi chưa từng thấy trước đây. Có một lần ông chỉ như sau: Đứng xòe chân ra một khoảng cách bằng vai và dang ngang hết hai cánh tay ra với bàn tay trái ngửa lên và bàn tay mặt úp xuống. Hít sâu rồi thở ra đều đều, hãy giữ tư thế này cho đến lúc sự căng thẳng ở phía hai vai tay và vai trở nên không còn chịu đựng nổi. Rồi từ từ bạn đưa một cánh tay lên đầu, giữ cho chúng dang thẳng ra hết mức cho đến lúc chúng chạm nhau. Rồi hạ cánh tay xuống và nghỉ ngơi. Tôi hỏi ông là bài tập này có dụng ý làm gì? ông trả lời, "Nó mở lồng ngực ra và làm cho hơi thở mở rộng ra. " Một bài thể dục khác của Bác sĩ Fulford là ngồi trên bờ ghế, để bàn chân trên mặt đất và để hai vai xa nhau, rồi gập người tới trước và, với hai tay nằm trong chân, dùng tay nắm lấy bàn chân. Giữ vị trí này trong vòng vài phút, và rồi nhẹ nhàng kéo dãn ra phía dưới cột sống, làm cho xương sống đi động dễ dàng hơn. Một đôi khi lúc bệnh nhân trở lại tái khám, Bác sĩ Fulford khám họ và nói, "Bạn không tập thể dục gì cả” hay "Tốt lắm, bạn đã có tập thể dục," và bệnh nhân sẽ chứng nhận lời nói của ông.

Ông thường nói bệnh nhân đừng quay trở lại. Lúc bệnh nhân bước xuống bàn, họ thường nói, "Chừng nào Bác sĩ muốn khám tôi trở lại?" Bác sĩ Fulford sẽ thường trả lời như thế này, “Tôi không cần gặp lại ông (bà) nữa. Ông (bà) đã được chữa lành rồi." Bệnh nhân vẫn cương quyết, "Nhưng liệu tôi thật sự không cần buổi khám bệnh tiếp theo không?". Bác sĩ Fulfurd mỉm cười lắc đầu, "Tôi đã tống khứ bệnh ra khỏi hệ thống của bạn. Giờ hãy để cho hệ thống tự nhiên của cơ thể làm việc (Mother Nature)". Nếu có một sự phiền lòng nào của những bệnh nhân của Bác sĩ Fulford, thì đó là chuyện họ không được tái khám với ông, vì lần kinh nghiệm của lần điều trị với ông thật là êm ái vừa lòng.

Dần dần, tôi bắt đầu ý thức được rằng tôi đã nhìn thấy điều gì đó kỳ diệu. Người đàn ông với bàn tay mạnh và nói ít này quả thật là đã chữa lành những người đến với ông, họ đến với đủ thứ loại bệnh, thế mà chỉ một lần chữa bệnh có vẻ nhẹ nhàng trên bề mặt cơ thể là hết bệnh ngay. Tôi từng nghe nhiều lần những bệnh dai dẳng đã được trị hết hẳn sau khi đến khám bệnh một hay hai lần với Bác sĩ Fulford, những bệnh trầm kha này không đáp ứng sự chữa trị của nền Y khoa hiện đại. Và đây không phải là những bệnh thông thường như bệnh đau nhức, và những bệnh nhức xương mà là những bệnh rối loạn về hóc-môn và tiêu hóa, mất ngủ, suyễn, viêm tai, và còn nhiều nữa. Làm thế nào mà một sự chữa trị không màu mè lại đem đến những kết quả ngoạn mục như vậy?

Tôi bắt đầu hỏi Bác sĩ Fulford phương pháp của ông có từ đâu và tác động ra sao. Lý thuyết đứng sau lưng nó là gì? Như những gì mà ông đang làm là gì? Những câu trả lời tôi nhận được quả tình tôi không được học tại trường Y khoa Harvard.

Bob Fulford là một người nắn xương nguyên thủy, cổ truyền theo truyền thống của người cha đẻ thành lập hệ thống này là ông Andrew Taylor Still (1828-1917) ở tại Kirksville, Missouri, A.T. Still được coi là "một ông Bác sĩ già" đối với bạn đồng nghiệp của ông, là một vị y sĩ khác lạ đã không thừa nhận những chất thuốc trị bệnh có chất độc (toxic drugs) của những bạn đồng nghiệp để rồi hướng đến một phương pháp trị bệnh không dùng thuốc chỉ dựa trên sự nắn bóp khéo léo các xương. Ý hướng của ông là điều chỉnh cơ thể bằng sự nắn bóp để cho các hệ thống lưu thông và thần kinh làm việc trơn tru, mang lại sức mạnh lành lặn tự nhiên cho bất cứ bộ phận nào đau yếu. Ngành trị bệnh mới mà ông thành lập năm 1874 rất thành công trong những năm đầu, nhưng vào giữa thế kỷ hai mươi, nó phần bị che khuất bởi sự thăng tiến ngoạn mục của nền Y khoa hiện đại, cũng thường được biết đến như phép chữa đối chứng (allopathic medicine). Để đáp ứng, những bác sĩ nắn bóp xương (osteopaths) bỏ đi những lời giảng dạy của Still và bắt đầu ứng xử như những bác sĩ của nền Y khoa hiện đại (MD). Ngày hôm nay bằng MD (bác sĩ Y khoa hiện đại) Và DO (Bác sĩ xoa nắn xương) coi như tương đương; một số bác sĩ bóp nắn xương dựa vào thuốc và giải phẫu, một số ít dùng sự xoa nắn khéo léo như là một phương thức chính để trị bệnh.

Tuy thế, luôn luôn có một thiểu số truyền thống trong ngành xoa nắn xương vẫn tiếp tục công việc chữa lành bệnh mà không dùng thuốc và tiếp tục soi sáng sự sâu sắc, sáng suốt của tổ sư A. T Still vào trong bản chất cơ thể con người và tiềm năng làm lành lặn chính nó. Một trong những người này là William Sutherland, vào năm 1939 ông tuyên bố với các bạn đồng nghiệp rằng ông khám phá ra một phương diện của thể chất con người mà ông gọi là cơ chế khí quản đầu tiên (primary respiratory mechanism), và một kỹ thuật để cải tiến nó để rồi trở thành một phương thức được biết tới như cách trị liệu sọ não (cranial therapy or craniosacral therapy). Sutherland thực tập lý thuyết của ông trong vòng nhiều năm để bảo đảm sự đúng đắn của nó trước khi công bố ra công chúng. Tuy thế nó cũng bị chống đối nhiều, và chỉ một phần nhỏ bác sĩ xoa nắn xương (osteopaths) chấp nhận nó. Một trong những người chấp nhận lý thuyết chữa trị sọ đó là Bác sĩ trẻ Robert Fulford, lúc đó ông mới bắt đầu hành nghề chữa bệnh tổng quát tại Cincinati.

Sự sáng suốt của Sutherland tỏ lộ khi ông cho rằng hệ thống thần kinh trung ương và những cấu trúc liên hợp với nó ở trong trạng thái di chuyển nhịp nhàng với nhau, và sự chuyển động này là một yếu tố chủ yếu- có lẽ là yếu tố cần yếu nhất - của cuộc sống và sức khỏe con người. Ông chỉ ra năm thành phần của cấu trúc này:

* Sự chuyển động tại đường nối của sọ, những chỗ nối của hai mươi sáu xương ở sọ.

* Sự dãn ra và co lại của vùng bán cầu của bộ óc (hemispheres of the brain)

* Sự chuyển động của những tế bào bao phủ bộ óc và cây cột sống.

* Một làn sóng dung dịch nằm trong dung dịch của óc dùng để rửa cho bộ óc và dây cột sống (spinal cord).

* Sự chuyển động khéo léo, không chủ ý của xương cùng (tailbone).

Sutherland nghĩ rằng sự dãn ra và co lại nhịp nhàng của hệ thống này cũng giống như chuyện thở, nhưng bởi vì nó xảy ra nơi những bộ phận quan trọng và thiết yếu, ông gọi nó là "hệ thống hô hấp đầu tiên" để nhấn mạnh sự quan trọng của nó theo thứ tự của những nhiệm vụ trong cơ thể và phân biệt nó từ "hệ thống hô hấp thứ hai, " là những chuyển động quen thuộc của ngực, phổi, và màng chắn liên hệ tới sự thay đổi không khí. Ông cho rằng một cơ cấu hô hấp nguyên vẹn, di chuyển tự do đầu tiên rất cần thiết cho một sức khỏe đầy đủ; bất cứ sự bế tắc nào trong chúng có thể dẫn tới bệnh hoạn, bởi vì hệ thống thần kinh trung ương điều động tất cả những bộ phận khác trong cơ thể.

Một trong những điều khác lạ chính yếu trong công thức của Sutherland là ý hướng cho rằng xương sọ di chuyển. Hàng bao thế hệ những nhà giải phẫu đã dạy rằng những khớp nối của sọ là dính chặt và không di chuyển. Không những bác sĩ của nền Y khoa hiện đại (MD) mà hầu hết những bác sĩ xoa nắn (DO) cũng từ khước chấp nhận cái ý tưởng chuyển động của sọ (cranial motion). Bác sĩ Fulford không phải là một người trong bọn bác sĩ trên, ông đồng ý lý thuyết chuyển động của sọ, và ông bắt đầu tự tìm hiểu bằng cách cảm nhận những chuyển động này bằng cách đặt tay ông lên trên đầu bệnh nhân.

Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, những nhà nghiên cứu tại đại học Michigan, phân khoa Y khoa xoa nắn đã chứng thực lý thuyết của Sutherland bằng những phim quang tuyến X chụp sọ người đang sống biểu hiện rõ chuyển động của sọ. Những chuyển động này được đo bằng những dụng cụ thật nhạy cảm. Bác sĩ Bob Fulford đưa ra ý kiến rằng dụng cụ nhạy cảm nhất chính là bàn tay của người bác sĩ hành nghề. Ông ta tự huấn luyện mình đến mức có thể cảm nhận được một sợi tóc người dưới một chồng giấy mười bảy tờ, và ông nói rằng bất cứ người nào cũng có thể rèn luyện được sờ mó nhạy cảm tương tự nếu tập luyện và thực hành đầy đủ.

Dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ Fulford, tôi bắt đầu tập trung trí não để xem tôi có thể khám phá ra nhịp của sọ. Lúc đầu tôi chỉ cảm thấy nhịp của tôi, nhưng càng thực tập tôi bắt đầu cảm thấy sự chuyển động tinh tế như hơi thở mà Bác sĩ Fulford coi đó là một sự biểu hiện quan yếu của cuộc sống. Ít nhất tôi cũng nhận thấy ở những người có cơ cấu khí quản đầu tiên tốt đẹp. Có lần ông yêu cầu tôi cảm nhận với cái đầu của một người đàn bà mà ông nói rằng nhịp sọ của bà không phát hiện được. Bà ta bị vài tai nạn hiểm nghèo, có một lần hai mươi năm trước đây, và giờ đây bà lãnh hậu quả là cảm thấy mệt mỏi ghê gớm, mất ngủ, nhức đầu kinh niên, thị lực yếu, ăn khó tiêu, và có mức độ dễ bị nhiễm trùng cao. Cái đầu bà như một cái bao xi-măng, đó là một khối trọng lượng chết, nhịp đập của cuộc sống không hiện diện. Sau vài lần điều trị, những chuyển động sọ của bà bắt đầu trở lại, và lúc chúng trở lại thì sức khỏe bà bắt đầu có tiến bộ.

"Những gì đã gây ra sự suy yếu của hệ thống cơ thể của bà này." Tôi hỏi Bác sĩ Fulford.

"Sự chấn thương" Bác sĩ trả lời, "Có ba loại chấn thương. Chấn thương đầu tiên là chấn thương lúc sinh ra đời (birth trauma). Nếu hơi thở đầu tiên của đời sống không được hoàn toàn đầy đủ, những nhịp điệu của sọ (cranial rhythms) bị bế tấc từ lúc khởi đầu. Hơi thở đầu tiên rất là quan trọng. Trong suốt cuộc đời tôi, tôi đã thấy vấn đề này ngày càng gia tăng, và tôi nghĩ rằng đây là một vết đen đối với ngành sản khoa. Lý do thông thường thứ hai là chấn thương thể chất, đặc biệt là lúc còn trẻ. Bất cứ sự té ngã hay đánh đấm nào làm bạn ngất ngư, điều đó làm cho chu kỳ hô hấp của bạn bị ngăn trở, cho dù chỉ là trong một chốc, có thể gây ra một sự bế tắc vĩnh viễn lâu dài trong cơ cấu hô hấp đầu tiên. Có thể nhận thấy và nhận diện và giải tỏa những bế tắc này bằng tay của bạn. Đó là tại sao tôi gọi làm như vậy là lấy cái chấn động (shock) ra khỏi cơ thể. Và lý do thứ ba, có lẽ ít thông thường hơn là chấn thương tâm lý- một lần nữa, đặc biệt xảy ra lúc còn nhỏ. Tôi ước lượng rằng chín mươi lăm phần trăm của những người bị những bế tắc ở mức độ này hay mức độ khác trong chức năng này. "

Trong thời gian Bác sĩ Fulford dạy những khái niệm mới cho tôi, tôi đang giúp cho một người bạn tôi đang bị một cơn bệnh ngặt nghèo. Kim Cliffton là một nhà nghiên cứu thực vật học dưới nước (marine biologist), quanh năm ông bỏ hết thì giờ nghiên cứu trên vùng biển Thái bình dương gần phía nam Mễ tây cơ, ông rán cứu một giống rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng vì săn bắn. Ông điều hành một ngân quỹ của thế giới bảo vệ thú hoang nên ông có tiền để nghiên cứu và sống một cuộc sống phiêu lưu, nặng nhọc. Chỉ có những tháng mùa hè là ông được rảnh đôi chút vì vào mùa hè những con tàu đều bơi ra biển. Rồi thì ông lò mò tới Tucson, trông dáng điệu ông có vẻ thảm não, ông đến để kể câu chuyện của ông và thu thập lại sức mạnh. Trong vòng vài năm qua ông có vấn đề đường ruột: có những lần ông bị tiêu chảy nặng ở Mễ tây cơ, không có khả năng tiêu hóa nhiều thức ăn, và bị đau bụng. Ông thường dùng thuốc trụ sinh và thuốc chống ký sinh (antibiotics và anti-parasitic drugs), nhưng rồi qua từng năm cần phải uống thường xuyên hơn và tăng cường độ thêm lên. Giờ đây ông đến với tôi khi thân thể ông đã mất hai mươi pounds, ông nói thêm là trong vòng nhiều tháng ông chưa có lần đi cầu nào dễ chịu, phân của ông luôn chứa máu và đờm (mucus), ông thường bị đau ở bụng và sự suy nhược cơ thể ngày càng tăng. Ông không nghĩ là ông có thể tiếp tục được chuyện nghiên cứu rùa được nữa.

Kim muốn có những toa thuốc để tống xuất những gì ông nghĩ đang sống ký sinh trong lòng ông, nhưng cái hình ảnh ông trình bày không phải là một trong những thứ bệnh nhiễm trùng. Thay vào đó, đối với tôi bệnh của ông có vẻ là bệnh sưng ruột kinh niên (chronic inflammatory bowel disease), rất có thể là bị viêm ruột (ulcerrative colitis), và tôi thúc dục ông đi gặp một bác sĩ chuyên đường ruột nổi tiếng tại trung tâm sức khỏe tại đại học Arizona. Kim là con trai của một bác sĩ trị phổi tại New York và ông đặt niềm tin rất nhiều vào nền Y khoa hiện đại. Niềm tin này bị thử thách, vì sau một thời gian làm những loạt những thí nghiệm dài và tốn kém, và sau những lần phân tách mẫu ruột, bác sĩ cũng không thể tìm ra nguyên ủy của vấn đề, ngoại trừ chỉ nói rằng ruột của Kim bị tổn hại và bị viêm kinh niên. Đây có thể là do bệnh viêm ruột. Người bác sĩ đường ruột nói với tôi, "Tôi nghĩ là chúng ta nên lấy thêm nhiều tế bào khác thì có thể chúng ta mới biết ông ta mắc bệnh gì. " Những điều phát biểu này có vẻ không được hứa hẹn lắm, và vì thấy ông Kim ngày càng cháy túi vì móc tiền trả chi phí trị bệnh, tôi khuyến cáo ông nên tìm một cách chữa trị khác. Rồi tôi chợt nhớ tới bác sĩ Fulford và gửi ông Kim đến gặp bác sĩ Fulford.

Kim có một lịch sử dài chơi những môn thể thao đụng chạm, bao gồm cả đánh bốc-ông là võ sĩ đánh bốc hạng nặng trong quân đội - và đã bị chịu nhiều vết chấn thương. Tôi nhận thấy là ông luôn thở bằng miệng. Thêm vào với vấn đề đường ruột, ông còn than phiền thêm là bị đau lưng và cổ. Tôi thấy dường như Bác sĩ Fulford có thể nhìn thấy ý nghĩa của toàn bộ vấn đề, nhưng phần tôi nhìn thấy trước hai vấn đề. Điều thứ nhất là giai đoạn bây giờ Bác sĩ Fulford chỉ khám những bệnh nhân dưới ba mươi tuổi, một giới hạn ông đề ra vì sự chữa bệnh của ông không kiểm soát nổi trong khi danh tiếng của ông ngày càng lớn mạnh. Một hôm ông nói với tôi, "Tôi gần tám mươi tuổi rồi, tôi không thể làm việc đến kiệt lực nữa. Năng lực của tôi để dành cho những người trẻ; sự phản ứng của cơ thể họ đưa đến sự lành lặn mạnh mẽ hơn, " ông cũng đã sáng chế cái búa gõ để làm cho việc chữa bệnh của ông được dễ dàng hơn. Ông nói là chuyện chữa bệnh có thể làm bằng tay không, nhưng phải bỏ nhiều công sức hơn.

Vấn đề thứ hai là Kim lớn lên và quen thuộc với nền Y khoa hiện đại và không có kinh nghiệm gì với người dùng phương pháp trị ngoại khoa (altemative practitioners), nên ông ta có thể ngại ngùng để đặt tin tường vào cách trị bệnh ngoại khoa này. Tôi rán hết sức để tìm cách giải thích cho cả Bác sĩ Fulford và Kim là tại sao hai người phải gặp nhau, và tôi đã thành công, ngoại trừ chuyện Kim không hiểu tại sao một bác sĩ xoa nắn lại sắp giúp chữa bệnh ruột cho ông. Tôi thúc dục ông, "Hãy nói cho Bác sĩ Fulford biết tất cả những triệu chứng của ông, tất cả những triệu chứng trong ruột cũng như những đau đớn ở lưng và cổ."

Tôi không thể có mặt buổi khám bệnh đầu tiên hôm ấy và chờ đợi mong ngóng Kim lúc ông về nhà. Lời nói đầu tiên của Kim là, " ông ta đúng là lang băm (quack). Tôi muốn nói ông ta là một ông già dễ mến, nhưng ông ta không làm cái gì cả?”

"Ông bác sĩ già nói với ông những gì. " Tôi hỏi.

"Ông nói tôi đang ở trong tình trạng nguy kịch, rằng sự chuyển động sọ của tôi hoàn hoàn ngưng trệ vì những vết chấn thương cũ, và vì thế cho nên những thần kinh sọ kiểm soát hệ thống tiêu hóa không làm việc. Và cũng vì chấn thương giống như thế làm cho tôi phải thở bằng miệng, và chuyện này đã không nuôi dưỡng bộ óc của tôi như hơi thở làm."

"Bác sĩ có nói là ông có thể giúp ông không?”

"Ông nói ông sẽ chăm sóc phần lớn vấn đề và thế là tôi phải trở lại trong vòng ba tuần. Nhưng ông có vẻ yếu đuối và nhu nhược lắm lắm, ông cứ nói tùm lum về chuyện thần kinh; Tôi cảm thấy ái ngại cho ông. Ít nhất là giá chữa bệnh không cao lắm?'

“Ông muốn nói gì khi đề cập đến chuyện ‘thần kinh tùm lum’?” Tôi hỏi.

“Ông thấy đó, khi ông ta sử dụng cái máy rung (vibrator), cứ mỗi vài phút là hai cái tay ông giơ cao lên trời và toàn thân ông lắc lư rúng động".

"Thật vậy à?"

"Vâng, đại khái như thế đó, nản thật!"

Tôi gọi điện thoại cho Bác sĩ Fulford để tìm hiểu quan niệm của ông về căn bệnh này. Ông trả lời tôi, “Ông Cliffton đã không đến sớm hơn. Toàn bộ cơ cấu hô hấp đầu tiên của ông ta bị ngưng trệ. Tôi nghĩ là ông sẽ xuống dốc mau chóng. "

"Liệu ông có thể giúp ông ta không."

“Ồ, có chứ, tôi tạo ra một số khai thông chính từ nhiều bộ phận của cơ thể ông ta, giải tỏa một số nhiều các chấn thương, và làm cho những nhịp đập (impulses) lưu chuyển trở lại. Khi nào mà dây thần kinh phế vị (vagus nerve) lên tiếng, thì lúc đó coi như ông ta khỏi bệnh ngay. Giờ này ông ấy nên thoải mái và để cho cơ thể tự nhiên lành lặn. "

Sáu tiếng đồng hồ sau khi được điều trị, chứng tiêu chảy của Kim ngừng lại lần đầu tiên trong vòng tám tháng nay, và bệnh này không bao giờ trở lại nữa. Ba tháng kế tiếp theo ông lấy lại sức nặng và năng lực ngày nào. Chỗ đau ở sau lưng và cổ mất đi, và ông không còn thở bằng miệng nữa.

Sau này Kim nói với tôi, “Ông ấy đã cứu đời tôi. Tôi phải tin rằng ông ấy cứu đời tôi." Kể từ đó Kim trở thành người tin tưởng cách chữa ngoại khoa (alternative medicine) nói chung một cách nồng nhiệt, và khoa nắn bóp xương (osteopathy) nói riêng. Sự chữa trị này đã tạo nhiều ấn tượng sâu sắc đến nỗi tôi muốn tạo ra một diễn đàn để thảo luận trường hợp bệnh lý này với Bác sĩ Fulford, Kim và bản thân tôi, cùng người bác sĩ trị chứng đường ruột của bệnh viện. Vị bác sĩ này nói ông cũng thích thú với trường hợp này nhưng không xuất hiện hôm hội thảo. Khi tôi hỏi ông tại sao, ông trả lời, "Xem đó, tôi không muốn tranh cãi về sự thành công chữa trị, nhưng tôi không tin là sự chữa trị bằng khoa xoa nắn xương (osteopathic treatment) có liên hệ gì đến kết quả."

Cách đó không lâu tôi lại có thêm một cơ hội để chứng kiến tài năng của Bác sĩ Fulford làm việc với cơ thể con người, lần này là lần đầu tiên. Tôi đang làm việc trong vườn của tôi với một người bạn. Một tai nạn kỳ dị đã xảy ra mà cho đến giờ này tôi cũng không sao nhớ lại hết toàn diện, anh bạn tôi đứng dậy lúc tôi đang cúi cong xuống, và vai anh ta đụng mạnh ở phía bên mặt của mặt tôi, khoảng trên tai tôi một chút. Tôi bị đau điếng người, và rồi tôi không thể mở hay đóng miệng lại được nữa. Giống như cái hàm của tôi đã phần nào dời chỗ, và tôi không thể nào đưa nó về vị trí cũ, cho dù tôi có cố gắng thế nào chăng nữa. Tôi gọi điện thoại cho Bác sĩ và nói cho ông biết chuyện đã xảy ra. Ông bảo tôi, "Hãy đến tôi ngay," Tôi lái xe tới phòng mạch của ông và bước vào, tôi vẫn cảm thấy đau và vẫn không làm sao cho cái hàm tôi cử động được. Ông sắp xếp thứ tự khám bệnh và nói tôi leo lên một cái bàn.

Vào lúc ông đặt tay ông lên đầu tôi, ông nói rõ tên cái xương sọ nào trật chỗ. Rồi ông bắt đầu dùng tay nắn bóp. Sau chừng vài phút ông nói, "Rồi, nó trở về chỗ cũ rồi". Tôi không cảm thấy gì xảy ra cả và cảm thấy sự khó chịu không có gì thay đổi cả. Ông nói là tôi có thể ngồi dậy. Tôi nói với ông trong sự bực mình, "Nó vẫn còn đau”.

“Ồ, các bắp thịt vẫn còn sẽ đau trong một chốc, " ông trả lời tôi và nói tiếp, "Tôi bây giờ bận đây. "

Tôi tới phòng mạch và vẫn không nghĩ rằng tôi đã được giúp đỡ, và đang ngẫm nghĩ tính chuyện sẽ tới phòng cấp cứu của trường đại học. Nhưng sau chừng mười phút, lúc tôi đang ngồi trên xe lúc đèn đỏ, bất thình lình tôi thấy cái đau không còn nữa, và tôi có thể mở và ngậm miệng bình thường. Thật là diệu kỳ ! Cám ơn ông, Bác sĩ Fulford! Rồi tôi nghĩ: Tôi sẽ làm gì nếu tôi không biết đến ông bác sĩ này? Có lẽ là tôi sẽ tới phòng cấp cứu, chiếu quang tuyến X, rồi được gửi về nhà với những thuốc chống đau (painkillers), thuốc làm bắp thịt thư thái (muscle relaxants), và một cái hóa đơn tiền bịnh lớn lao. Có thể tôi sẽ không được chữa lành trong vòng vài tuần hay vài tháng.

Giờ đây tôi cảm thấy phấn khởi để học hỏi bất cứ những gì tôi có thể học từ Bác sĩ Fulford. Tôi cũng trở nên cảm thấy bực mình khi cố gắng giải thích sự thích thú của mình cho những bạn đồng nghiệp. Một số bác sĩ không còn tỏ ra nhiều thích thú với những câu chuyện của tôi hơn những bác sĩ đường ruột đã từng tỏ ra. Thật là bực bội khi cố gắng nói chuyện với những bác sĩ chuyên trị trẻ em (pediatricians) về phương pháp của Bác sĩ Fulford dùng để trị bệnh nhiễm trùng tai cho trẻ em.

Sự nhiễm trùng tái diễn của tai giữa (bệnh viêm tai giữa: otitis media) là trường hợp dễ thấy nhất của các bác sĩ trị bệnh trẻ em; nó phổ cập đến nỗi có một số người ngày càng tăng trong xã hội chúng ta chấp nhận nó như là một phần bình thường của sự lớn lên. Những cách trị bệnh quy ước (conventional) thường dùng trụ sinh (antibiotics) và dùng thuốc phá tan sự tắc nghẽn (deconges- tants) và đôi khi dùng giải phẫu để thay những ống xuyên qua màng tai đến màng sức ép bằng nhau (equalize pressure). Thông thường sự điều trị bằng thuốc sẽ chấm dứt các giai đoạn nhiễm trùng dù sớm hay muộn, để rồi nhường chỗ cho những giai đoạn mới tái diễn xâm nhập với mức độ thường xuyên.

Bác sĩ Bob Furford thành công một cách vượt bực khi chấm dứt chu kỳ nhiễm trùng một cách vĩnh viễn ở những trẻ con, thường chỉ với một lần điều trị trong đó ông tìm cách tập trung giải tỏa chỗ xương cùng (sacrum). " Tôi đẩy nó ra khỏi chỗ xương cùng." đó là câu nói của ông về cách ông làm, bởi vì ông nhận thấy phần sọ cuối của hệ thống sọ thường là chỗ bị bế tắc ở trẻ con, có lẽ là từ sự chấn thương gây ra lúc chào đời. Ông giải thích tình trạng này như sau:

"Lúc xương cùng bị bế tắc, toàn cơ cấu hô hấp đầu tiên bị hư hại. Thêm vào chuyện này là hơi thở bị hạn chế, và nó là sức mạnh của hơi thở - áp suất của nhịp thở thay đổi trong lồng ngực - nó đã bơm hệ thống bạch huyết cầu (lymphatic circulation). Khi hệ thống bạch huyết cầu không vận chuyển thích hợp thì sẽ gây ra những chất dung dịch dơ từ đầu và cổ. Những dung dịch dơ trì trệ tập trung ở tai giữa, tạo thành một nơi lý tưởng cho vi trùng sinh sôi nẩy nở. Bạn có thể tẩy đi bạn muốn bằng thuốc trụ sinh, nhưng nếu bạn không sửa cái vấn đề sâu kín (underlying problem) của sự trì trệ dung dịch trì trệ, chúng sẽ quay trở lại. " Chắc chắn đây là kinh nghiệm của trẻ con, cha mẹ, và bác sĩ trẻ con; vi trùng vẫn trở lại sau khi dùng trụ sinh để tẩy sạch chúng.

Tôi đã nhìn thấy rất nhiều trường hợp bệnh này tại phòng mạch của Bác sĩ Fulford mà phương pháp điều trị đơn giản của bác sĩ đã trị dứt điểm bệnh viêm tai này (otitis media). Thường tôi có thể nhìn thấy có sự thay đổi trong hơi thở ngay khi đứa trẻ bước xuống bàn khám bệnh: bộ ngực ưỡn ra một cách cân đối, hơi thở sâu hơn. Thế nhưng tôi vẫn chưa lôi kéo được một bác sĩ nhi khoa từ cộng đồng Y khoa ở Tucson tới phòng mạch của Bác sĩ Tucson mà quan sát. Thay vì cảm thấy thích thú như trường hợp của tôi nhìn sự chữa trị của bác sĩ Fulford, những bác sĩ này có vẻ sợ hãi. Cuối cùng có một bác sĩ nữ người Anh đồng ý đến để quan sát. Bà ta còn gửi một bệnh nhân tới chữa, kết quả tốt quá đến nỗi bà ta đồng ý giúp tôi làm một cuốn phim tài liệu về bác sĩ Fulford cùng với phân khoa thực vật y khoa của trường đại học Anzona.

Càng quan sát công việc chữa trị của Bác sĩ Fulford, tôi càng ngạc nhiên thán phục bởi sức khỏe và tính năng động của ông. Vào tuổi tám mươi, ông là một sự phấn khởi của tuổi già thành công. "Tôi sẽ chỉ cho ông," ông nói, và nói xong ông hít một hơi chậm và sâu lâu đến nỗi làm tôi kinh ngạc. Ngực của ông nở lớn ra. Rồi ông thở ra một cách thư thả. "Càng nhiều không khí bạn hít vô và thở ra, bạn càng đem lại sự nuôi dưởng cho hệ thống thần kinh trung ương. Thở tốt đẹp là chìa khóa căn bản. " ông nói tiếp theo.

Loại Y khoa mà tôi thấy Bác sĩ Fulford thực hành là loại Y khoa mà tôi trông chờ mong mỏi trong những năm huấn luyện Y khoa của tôi và cả những năm tôi lang thang tìm kiếm. Đây là một loại thuốc "bất bạo động" vốn không áp chế bệnh hoạn mà thay vào đó khuyến khích khả năng lành lặn của chính cơ thể biểu lộ ra. Bác sĩ Fulford là người hành nghề Y khoa đầu tiên mà tôi gặp, trung thành triệt để theo hai lời răn của Hippocrates:" Đầu tiên, Đừng làm hại ai (Primum non nocere) và "Hãy trân quý sức mạnh lành lặn của bản thể tự nhiên (the vis medicatrix naturae)

Tôi học hỏi thật nhiều chỉ bằng cách quan sát ông làm việc, lúc ông chữa trị tôi, và lúc thảo luận một cách không chính thức với ông. Những câu trả lời của ông đối với tôi luôn luôn ngắn gọn và được nói bằng một ngôn ngữ thông thường, không phức tạp nếu xét theo tiêu chuẩn Hàn lâm Y khoa nhưng rất sáng sủa đi kèm với sự khôn ngoan và đầy những kiến thức ích lợi thực dụng. Sau đây là những tư tưởng tôi gạn lọc từ những cuộc nói chuyện với ông mà tôi cảm thấy vô cùng hữu ích trong lúc tôi trị bệnh với tư cách là một bác sĩ.

* Cơ thể muốn được khỏe mạnh. Sức khỏe có với điều kiện là có sự thăng bằng toàn hảo, khi tất cả những hệ thống luân lưu thông suốt và năng lực lưu thông tự do. Đây là điều kiện tự nhiên, là điều kiện trong đó sự cố gắng yếu nhất được tiêu dùng; cho nên, khi cơ thể mất thăng bằng, nó muốn trở về tình trạng thăng bằng. Sự điều trị có thể và nên tận dụng khuynh hướng này để tái tạo điều kiện cho sức khỏe.

* Sự lành lặn là một sức mạnh tự nhiên. Khi Bác sĩ Fulford khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi và "để cho Bà Mẹ già tự nhiên làm công việc của bả," ông đang bày tỏ lòng tin chân thành bằng một lối nói bình dân tới câu nói "Hãy vinh danh sức mạnh lành lặn" (vis medicatrix naturae) của Hippocrates, một khái niệm dường như bị nền Y khoa quy ước hiện tại quên đi. Trong những năm tôi học tại trường Y khoa Havard, tôi không bao giờ nghe ai nói điều đó với tôi và với bạn đồng môn của tôi, cũng như không có giáo sư Y khoa nào hiện nay nói với sinh viên điều trên. Điều đó dường như đối với tôi là điều khiếm khuyết khôn ngoan đơn lẻ lớn nhất của nền Y khoa tân tiến, một sự khiếm khuyết có nhiều sự cụ thể thực tế lớn lao, vì nó góp phần tạo nên sự bất lực của chúng ta trong khi đi tìm kiếm những phương thức có giá cả phải chăng cho những vấn đề sức khỏe thông thường của chúng ta.

Cô bạn Linda Newmark nói Bác sĩ Fulford nói với cô rằng điều tốt nhất mà cô có thể làm cho ông chồng Sandy của cô lúc ông còn ở trong trường thuốc, là mang ông ra ngoài thiên nhiên để đi bộ thường xuyên. Ông giải thích với cô, “Ông ấy sẽ cần chuyện đó để cân bằng những thứ khác mà họ nhét vào đầu ông ta."

* Cơ thể là một khối toàn thể và tất cả những bộ phận đều liên kết với nhau. Bác sĩ Fulford có một sự hiểu biết sáng suốt, tự nhiên khi cho cơ thể như một hệ thống làm việc thống nhất (a unified functioning system). Khi một bệnh nhân đến than phiền bị đau ở chân, Bác sĩ Fulford không tự động kết luận rằng vấn đề ở bàn chân bệnh nhân để rồi tiến hành chữa bệnh ở đó. Ông biết bàn chân là mối giao nhau đền bù (compensating joint) cho cả cái mắt cá và cái hông. Nếu có sự bế tắc nào nằm ở mắt cá, như là kết quả của một vết thương cũ, mắt cá sẽ không đáp ứng lúc nó chịu ảnh hưởng của trọng lực và sự di động và nó sẽ chuyển một lực méo mó đến cặp giò (leg). Đầu gối sẽ bù đắp cho lực méo mó này để có thể giữ xương chậu trong vị trí bình thường, và sự rán chịu của sự cố gắng đền bù này có thể cảm thấy như là có sự đau đớn ở đầu gối. Nếu đầu gối bị khóa vì bất cứ lý do nào, lực méo mó từ mắt cá có thể lan tới mông, gây ra chứng đau lưng dưới. Bác sĩ Fulford tự hỏi là không biết bao nhiêu cuộc giải phẫu chân và lưng đã được tiến hành trong khi vấn đề nằm ở sự bế tắc ở mắt cá. Tôi đã từng nhìn ông chữa những trường hợp đau chân và lưng kinh niên bằng cách phá vỡ sự bế tắc ở mắt cá bằng cái búa gõ của ông.

Bob Fulford nghĩ rằng những bế tắc mà ông nói đến xảy ra nơi một màng bao gồm những mô cứng nối tiếp vốn bao quanh những bắp thịt và chia ra những khoảng trống trong thân thể. Những nhà giải phẫu cho rằng màng này hiện diện theo từng mảng riêng biệt, nhưng Bác sĩ Fulford lập luận trên một tiền đề cho rằng tất cả màng trong cơ thể là một miếng lớn quấn lại. Nếu có một sự bế tắc nào xảy ra bất cứ nơi nào trên đó, nó làm méo mó toàn bộ miếng màng này; điều có có nghĩa là những thay đổi địa phương có thể đưa đến ảnh hưởng toàn cầu là vậy.

Tương tự như trên, khi Kim Cliffton tới phòng mạch than phiền bị đau ở lưng và cổ, thở bằng miệng, và bị đau đường ruột kinh niên, Bác sĩ Fulford nhìn toàn bộ bức tranh của những triệu chứng phiền toái này và tìm ra một nguồn gốc thông thường nằm ở một chấn thương cũ ở đầu. Người bác sĩ đường ruột chỉ nhìn vào ruột của Kim mà thôi, không để nhìn thấy hết vấn đề, vì thế cho nên không đưa ra được sự chữa trị nào ngoài thứ thuốc để dập tắt sự viêm ruột.

* Không có sự tách rời giữa tâm trí và cơ thể. Cũng giống như Bác sĩ Fulford tin rằng sự chấn thương tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự chuyển động hô hấp của hệ thống thần kinh trung ương, cũng như ông giả định rằng những sự tác động của thể chất, bởi kết quả của chúng trên hệ thống thần kinh, sẽ làm cho chức năng thần kinh cải tiến. Ông thường xuyên nâng chỉ số thông minh IQ của những trẻ em chậm phát triển bằng phương pháp chỉnh sọ của ông; thực ra ông quá sức thành công về môn này đến nỗi một bệnh viện dành cho những trẻ em chậm phát triển ở vùng Louisiana mời ông một năm vài tuần để trị liệu cho những bệnh nhân trẻ em tại bệnh viện họ.

* Niềm tin của người thầy thuốc trị liệu ảnh hưởng mạnh đến sức mạnh lành lặn của bệnh nhân. Bác sĩ Fulford tin rằng những bệnh nhân ông trị sẽ khá hơn. Ông có một niềm tin đơn giản, thành thật và đẹp đẽ về tiềm năng lành lặn của họ mà ông thường liên lạc với họ bằng nhiều cách, dù là đối thoại hay không đối thoại. Đó là một lý do làm cho nhiều người hướng về ông. Ông cũng cẩn thận chọn ra những trường hợp bệnh lý mà ông nghĩ là ông có thể giúp được. Nếu bạn bị gãy xương, ông sẽ nói với bạn như thế này, "Tôi không thể làm gì được với cái xương gãy. Hãy để cho tự nhiên làm lành lặn nó, rồi sau đó hãy đến với tôi, và rồi tôi sẽ lấy sự chấn động của vết thương ra khỏi hệ thống cơ thể của anh." Ông cũng không bao giờ trị những vấn đề đòi hỏi sự giải phẫu hay những hình thức khác của sự điều trị chăm sóc có tính cách khẩn cấp.

Khi ông càng lớn tuổi, và sự đòi hỏi ông tăng lên càng nhiều, ông tìm cách hạn chế số tuổi của bệnh nhân để chữa. Trước đây là hai mươi lăm tuổi, giờ thì hai mươi. Lý tưởng nhất là ông muốn hạn chế sự chữa trị của ông chỉ dành cho trẻ em, bởi vì ông cho rằng, " vì khả năng lành lặn của trẻ em rất lớn, và những sự bế tắc không có thời gian để đóng trụ trong cơ cấu cơ thể. " Ông cũng có ý nghĩ rằng tất cả những đứa bé mới sinh phải được phòng bệnh, bởi vì, " có rất nhiều những bệnh sau này trong đời là do những kết quả tích tụ lâu đời của sự chấn thương lúc sinh ra, và trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ đầu tiên, xương mềm như thạch vậy (jelly); không cần đổ công sức để sắp xếp trở lại theo hướng chúng phải như thế. "

Bác sĩ Fulford không thành công với tất cả mọi người, nhưng ông có một tỷ lệ chữa trị thành công cao hơn bất cứ bác sĩ điều trị nào mà tôi từng quen biết.

Cuối cùng thì công việc khám trị bệnh ngày càng quá nặng nề nên Bác sĩ Fulford, trước sự thất vọng của nhiều bệnh nhân và những người theo ông, thông báo ông sẽ về hưu vĩnh viễn và sẽ dọn về ở miền nam Ohio. Ông làm đúng như lời ông nói; nhưng lúc tôi đang viết những dòng chữ này, thì ông, mặc dù vào lứa tuổi chín mươi, vẫn đang dạy phương pháp điều trị sọ não (cranial therapy). Ông đi lại khắp nơi trong nước để diễn thuyết, dạy sinh viên kỹ thuật trị bệnh, và là niềm hứng khởi cho thế hệ mới những người trị bệnh trở nên những bác sĩ thật sự.

Khám phá ra Bác sĩ Fulford trong sân nhà của tôi sau khi lưu lạc khắp thế giới là một bài học mạnh mẽ cho tôi: Tôi không cần phải nhìn Ra Xa cho những điều tôi muốn. Cũng như những người khác không cần phải nhìn Ra Xa để tìm thấy sự lành lặn. Dĩ nhiên, chuyện tìm kiếm một cách điều trị tốt nhất là một chuyện đáng làm, vì sự điều trị đến từ bên ngoài. Nhưng sự lành lặn đến từ bên trong, nguồn cội của nó nằm trong bản chất tự nhiên của chúng ta như những cơ quan sống động.

Những Gương Mặt Của Sự Lành Lặn: Harvey Và Phyllis

Vào mùa hè năm 1992, lúc ông được năm mươi lăm tuổi và sáu tháng và đang sống trong hạnh phúc của cuộc hôn nhân thứ hai, Harvey Sander có một số vấn đề bệnh tật phát sinh. Thị lực của ông mờ đi, đôi lúc ông chợt thức giấc nửa đêm trong khi mồ hôi đầm đìa, ông bắt đầu đi tiểu thường xuyên, và ông trở nên bất lực (impotent). Sự thay đổi sau cùng là khó chịu nhất, vì ông và bà vợ Phyllis mới của ông, đã có những quan hệ sinh lý mặn nồng vào một khoảng thời gian nào đó. Ông nói, "Tôi càng ngày càng khó làm công việc của một người đàn ông trong chuyện chăn gối, nên tôi không vào giường ngủ nữa". Ông đổ hết mọi chuyện là do căng thẳng và không đi khám bác sĩ.

Bà Phyllis nói, "Tôi không muốn áp lực ông, nhưng qua một thời gian ngắn nó làm cho tôi xuống dốc." Công việc của Harvey là một người quản lý về tiền bạc đã làm cho ông bị phần nào căng thẳng; nhưng theo lời của bà Phyllis thì, "Thật tình cuộc sống của chúng tôi tương đối tốt." Sau chừng vài tháng, Harvey tới tìm một bác sĩ tâm thần chuyên trị về chứng sinh dục rối loạn (sexual dysfunction). Bà vợ thì đòi thử máu, mà một trong cuộc thử đó là thử hóc-môn ở tuyến yên (pituitary hormone) và kết quả cho thấy là bất bình thường. Rồi một bác sĩ về mắt bắt đi chiếu loại MRI cho bộ óc, và cuộc thử nghiệm này cho biết có một khối u nằm sau cặp mắt của Harvey. Ở vị trí này nó đè nặng lên trên một trung tâm quan trọng (hypothalamus) vốn kiểm soát tuyến yên, và qua tuyến này, kiểm soát nhiều nhiệm vụ không tùy ý (involuntary function) của cơ thể. Nó cũng làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của mắt.

Từ vị trí cũng như vẻ biểu hiện, những bác sĩ của Harvey cho rằng mụt nhọt này thuộc loại lành (benign)- có thể thuộc loại glioma hay craniopharyngioma. Loại đầu là một loại mụt cứng lớn lên từ tế bào vốn hỗ trợ những dây thần kinh. Loại sau lớn lên từ những tế bào chưa phát triển bị bỏ lại từ những phát triển của bào thai và có khuynh hướng trở thành u nang (cystic), chứa đựng trong những túi đầy chứa dung dịch để trợ thêm vào tế bào; nó thường xuất hiện ở những người trẻ hơn Harvey, nhưng có thể lớn lên chậm chạp trong một thời gian dài trước khi nó đến một kích thước đủ để ảnh hưởng đến nhiệm vụ của óc.

Bộ óc là một phần cơ thể mà sự phân biệt giữa mụt nhọt lành và ác tính không có quan trọng ngay lập tức như nó thường có. Vấn đề ở đây là vết thương tổn chiếm một khoảng cách, tạo nên một sự áp lực lên những trung tâm quan yếu trong một khu vực hạn chế. Nó cần phải dời đổi hay làm cho teo đi.

Harvey và Phyllis đi khám hầu hết những bác sĩ giải phẩu ở New York. Một số lên tiếng "báo động" về mụt nhọt này và tính chuyện tẩy bỏ nó đi để không gây hại vĩnh viễn cho óc. Phyllis nói, "Cuối cùng chúng tôi tìm được một bác sĩ giải phẫu nói những điều chúng tôi muốn nghe. Ông nói rằng cuộc giải phẫu sẽ giải quyết mọi chuyện, và ông sẽ dàn xếp cho Harvey nhập viện và ra viện trong vòng hai ngày. Chúng tôi quyết định theo kế hoạch giải phẫu với ông ta. "

Cuộc giải phẫu diễn ra vào tháng mười một năm 1992. Lúc mổ thì cái mụt nhọc lòi ra có kích thước bằng một quả trứng nhỏ, nằm giữa dây thần kinh mắt (optic nerve) và dây thần kinh xúc cảm (hypothalamus). Người bác sĩ giải phẫu không thể cắt bỏ mụt nhọc vì vị trí của nó, chỉ còn cách là hút dung dịch của nó để làm cho nó giảm áp suất mà nó đang gây ra và lấy một mẫu tế bào của mụt nhọt này đem phân tích thì mới biết nó là một tế bào của sọ (craniopharyngioma). Rồi bác sĩ này gửi Harvey đi điều trị bằng quang tuyến trong vòng ba chục lần để làm cho một nhọụt teo đi, chuyện này chấm dứt vào khoảng lễ Giáng Sinh.

Trước sự thất vọng của mọi người, tình trạng của bệnh nhân ngày càng tệ hại trong khi chuyện điều trị tiếp tục. Thị lực của ông yếu đến độ gần mù, làm cho ông không thể đọc được gì hay nhìn được gì trên màn ảnh truyền hình. Để ngăn ngừa cho mắt khỏi bị sưng, bác sĩ cho uống thuốc Decadron, là một loại steroid mạnh; nó làm cho Harvey lên 40 cân (pounds) và thay đổi tính khí của ông. Bà Phyllis nói, “Ông trở nên giận dữ, hiếu chiến, và khó chịu và ngủ hoài" Harvey chỉ nói, "Tôi không nhớ gì về nó cả." Ông ấy bắt đầu mất trí nhớ và tâm trí. Ông có thể lạc trong chung cư ông đang sống, ông diễn tả về những biến cố chưa từng xảy ra. Phyllis nhớ lại, "Tôi không biết người này là ai nữa." Cứ theo lời bác sĩ thì không thể những chuyện này có thể xảy ra, nhưng họ cũng không có lời nào giải thích về bệnh tình ngày càng trở nên tệ hại. Phyllis nói, "Không ai muốn nhìn nhận trách nhiệm cả. Bác sĩ giải phẫu (surgeon) nói, 'Tôi giống như người thợ mộc ở đây; công việc tôi xong rồi', Bác sĩ nội tiết (endocrinologist) nói chúng tôi đi gặp Bác sĩ thần kinh (neuroiogist) và Bác sĩ thần kinh lại bảo chúng tôi đi gặp Bác sĩ nội tiết. Tôi thật cảm thấy sợ quá."

Vào khoảng thời gian này, có một chuyên viên cố vấn tên Deborah, vốn có kinh nghiệm làm việc giỏi với những người đau ốm nặng, đem Phyllis đi nghỉ mát vào cuối tuần, để rồi dàn xếp cho con trai của Harvey đến và chăm sóc ông. Anh của Deborah là một bác sĩ giải phẫu kiệt xuất ở Philadelphia, và ông được hỏi để cho thêm ý kiến thứ hai về trường hợp của Harvey. Sau khi xem xét lại lịch sử bệnh lý, người bác sĩ này nói với bà chị ông, “Harvey Sander sẽ không bao giờ có một quyết định độc lập nữa trong đời ông ta. Ông ta sẽ không bao giờ bình phục. Bà phải cố gắng chuẩn bị cho bà Phyllỉs chấp nhận điều kiện của ông chồng bà; thật là may mắn nếu ông ta cứ giữ nguyên tình trạng và không tệ hại hơn nữa. "

Phyllis trở nên hoảng sợ khi nghe Deborah nói lại cuộc đối thoại, như Deborah kể lại như sau, "Phyllis rú lên. 'Anh ấy không thể không trở lại được!' Tôi nói, ‘Đừng lo, tôi sẽ ở cùng bà,' nhưng trong thâm tâm tôi cũng không tin chuyện ấy."

Phyllis trở về nhà và cảm thấy rằng bà không thể phung phí thì giờ thêm được nữa. Bà nói, "Tôi gọi tất cả những người khôn ngoan và thân thiết nhất mà tôi quen biết và luôn kêu gọi sự giúp đỡ. Tôi nói với họ tôi phải kiếm một bác sĩ trên thế giới này có thể làm những chuyện diễn tiến vừa qua hơn người khác. Vâng, tôi được chỉ dẫn hết chỗ này đến chỗ nọ, hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Cuối cùng tôi kiếm được một người có vẻ đúng với căn bệnh, nhưng ông là người chuyên về bệnh phòng mạch (aneurysms) chứ không phải mụt nhọt (tumors). Rồi ông bác sĩ về mắt gọi cho tôi và nói, 'Thời gian là chủ chốt của vấn đề. Thị lực còn lại của ông ấy đang mất dần.' Tôi đem ông chồng khốn khổ của tôi đi hết nơi này đến nơi khác, cho dù ông mệt mỏi và không muốn đi ra ngoài. Thường thường tôi phải mặc đồ đạc cho ông và dìu dắt ông đi, và ông ngủ gục tại phòng mạch của bác sĩ; có một lần ông đi ra khỏi một phòng mạch và lạc luôn. Cuối cùng, tôi kiếm được một bác sĩ giải phẫu thần kinh đồng ý giải phẫu, ông này đã từng làm mổ nhiều trường hợp loại này và không muốn lần lữa trước một trường hợp bệnh lý có nhiều nguy hiểm như thế này."

Cuộc giải phẫu thứ hai để tẩy bỏ mụt u tiến hành vào giữa tháng hai năm 1993. Harvey không thức dậy một thời gian dài sau cuộc giải phẫu. Rồi ông xém chết vì có một dung dịch tràn đầy phổi. Vào ngày thứ tư sau cuộc giải phẫu ông trở nên mê man, và bác sĩ coi như đã thất bại.

Phyllis là người cứu Harvey ngày hôm ấy. Bà tự hỏi rằng sự mê man của Harvey phải chăng là do kết quả của chuyện ngưng thuốc Decadron nhanh quá. Thuốc có công dụng trong một thời gian ngắn để ngăn cản sự sưng óc sau khi giải phẫu, nhưng nhóm bác sĩ kỳ này không biết chuyện Harvey đã dùng thuốc Decadron với mức độ cao từ cuộc giải phẫu trước. Lúc Phyllis trình bày vấn đề này cho họ nghe, họ tìm cách chích thuốc Decadron vào tay cho Harvey. Sáng hôm sau ông ta ngồi dậy và nói chuyện. Ông ở trong phòng hồi sinh và được chăm sóc cẩn thận trong vòng hai tuần, rồi nằm phòng bệnh viện thông thường trong vòng hai tuần nữa, rồi bắt đầu bình phục với một mức độ đều đặn và dài lâu.

Phyllis nói, “Ông phải mất một năm mới trở lại bình thường, và ông bị mất trí nhớ trong vòng ba tháng trước cuộc giải phẫu thứ hai. Dần dần ông lấy lại sức khỏe và trí nhớ được phục hồi dù chậm chạp. Ông ấy phải phát triển một cách suy nghĩ mới toàn bộ để tiếp cận với cuộc sống. Ông ấy phải học những gì đã xảy ra cho ông, để rồi phải kinh sợ về nó, và rồi được sinh trở lại. "

Deborah nhớ lại sự bực bội của Harvey trong thời gian ấy. Bà ấy nói, "Mọi người đều mong muốn ông ta sẽ chuyển biến bởi kinh nghiệm này. Nhưng dường như mọi người chứ không phải là ông được chuyển biến." Harvey có đủ rồi. Ông ấy đã từng giàu có, thành công, đẹp trai, tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ. Những bạn bè của ông bị chấn động vì những gì đã xảy ra. Chỉ qua một đêm, ông đã trở thành một trong những bất hạnh của cuộc đời: óc bị hư hại, lên cân, giận dữ và muốn hành hạ kẻ khác, dửng dưng xa lạ với mọi người, có nhiều triển vọng chết hay sống vất vưởng không ra gì. Mọi người đều nói, 'Nếu chuyện đó có thể xảy ra cho ông ấy, thì nó cũng có thể xảy ra cho tôi.' Nó thật sự làm cho mọi người nghĩ về những sự yếu đuối của họ và thúc dục họ tẩy rửa những hành động của họ. Giờ đây, sau cuộc giải phẫu thứ hai, Harvey càng nghe nhiều về ảnh hưởng mà ông gây ra cho kẻ khác, ông càng cảm thấy hối tiếc là không có gì kỳ diệu xảy ra cho ông cả.

Phyllis bỏ ra thì giờ hàng ngày để tập cho Harvey bước đi trở lại ông ấy muốn gây lộn với bà nhiều lắm và nhớ chuyện bà luôn hỏi ông câu, "Sự khác biệt bây giờ là gì? Đời của anh thay đổi như thế nào vì kết quả này?” Tất cả những gì ông ta có thể nói là, “Tôi chỉ muốn trở lại với cái sân tennis của tôi. "

Chừng một năm sau cuộc giải phẫu lần thứ hai, sự kỳ diệu xảy ra. Theo lời của Harvey, "Tôi bắt đầu suy nghĩ. Tôi đã để cho bà vợ Phyllis suy nghĩ thay cho tôi, và tôi luôn luôn ngại ngùng tránh né quyền lực và trách nhiệm. Giờ đây dường như mụt nhọt và cuộc giải phẫu đã tái đánh thức một số phần của tôi vốn đã im ngủ và đồng thời đã làm suy yếu những bộ phận khác của tôi. Khả năng tình dục chăn gối của tôi trở lại chừng sáu tuần sau cuộc giải phẫu, nhưng khả năng sinh lý nói chung của tôi có phần suy giảm. Tôi nghĩ rằng nó đã có quá nhiều ưu thế trước đây. Mặt khác, sự suy nghĩ và xúc cảm cũng tăng tiến. Nói chung, tôi cảm thấy quân bình nhiều hơn. Nói tóm gọn lại câu chuyện dài này, tôi lấy lại trách nhiệm cho đời tôi. Tôi bây giờ trở nên một người có trách nhiệm nhiều hơn, và tôi dùng quyền lực của tôi một cách hợp lý. Căn bệnh này là một trong những quà tặng lớn nhất mà tôi có.

"Nói một cách thực tế, thị lực của tôi tốt hơn ngày xưa, và trí nhớ của tôi tuyệt hảo. Tôi đang làm việc, chơi và sống nhiều hơn cuộc đời mà tôi muốn sống. Tôi thay đổi công việc để có thể ở nhà mà không phải đi đến văn phòng làm việc. Tôi chơi đánh banh tennis mỗi buổi sáng. "

Tôi cũng nói chuyện với Phyllis về quan điểm của bà trong câu chuyện dài dòng lắm tình tiết nói trên. Bà nói, "Từ trong những ngày đen tối nhất, tôi vẫn nhớ mình có suy nghĩ như thế này, 'Sẽ có nhiều phần thưởng từ những đau thương này, và tôi sẽ tìm kiếm mỗi một phần trong chúng.' Chúng tôi rất cô đơn cách biệt trong thời gian này; chúng tôi không để nhiều người khác xen vào chuyện của chúng tôi. Nếu tôi tin tất cả những bác sĩ tôi đều hiểu biết nhiều hơn tôi, tôi đã chấp nhập cái viễn cảnh bi quan và không tìm kiếm một phương cách chữa trị có thể có. Thật khó mà tin họ không biết gì cả. Vị bác sĩ giải phẫu cuối cùng nói với tôi ông không bảo đảm chuyện Harvey sẽ sống hay sẽ còn thị lực hoặc có được sự tỉnh táo trở lại. Ông ta ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy mức độ của sự bình phục như những người khác thấy. Một năm sau ngày giải phẫu, chúng tôi mời ông và vợ ông tới ăn mừng cơm tối với chúng tôi.”

"Thật sự là Harvey đã được tái sinh. Ông ấy được cho một cơ hội để tái phối trí lại chính bản thân mình, và ông đã biến thành ra một con người độ lượng hơn, thành một người nhạy cảm hơn đối với mọi người và muốn trở thành một người tốt nhất nếu ông có thể. Tôi cũng được tái sinh trong quá trình này luôn. Cuộc hành trình của chúng tôi đã tạo hứng khởi cho cả hai chúng tôi cố gắng làm cho những phần chưa được lành lặn của chúng tôi được lành lặn. Chúng tôi vẫn đang tiến hành chuyện này và trân quý nó. " 

Phyllis cho tôi biết rằng đây không phải là lần lành lặn ngoạn mục đầu tiên mà bà đã chứng kiến. Bà nói, "Bảy năm trước đây, tôi bị đau hông khủng khiếp. Tôi bị đau trong vòng hai năm rưỡi và đi hơn hai mươi bác sĩ nhưng không có kết quả gì khi dùng những toa thuốc họ đã cho tôi. Rồi khi đứa cháu đầu tiên của tôi được sinh ra, và tôi thật sự muốn ở với bé. Tôi biết là tôi phải làm sao cho tôi khỏe mạnh hơn để có thể có được cái vui thú làm bà. Tôi lắng nghe âm nhạc, dệt mộng, châm cứu, ăn thực phẩm tốt lành, và uống vitamins. Chỉ trong vòng bốn tuần tôi không còn đau đớn nữa, một trăm phần trăm khỏe khoắn. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà tôi đã làm là đã mường tượng có nhiều máu thêm chạy vào lưng của tôi. Chuyện đó cùng với chuyện tôi luôn nói với tôi, 'Tôi thật sự muốn lành lặn.' ".