Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chiến Tranh Ở Mặt Trận Phía Tây (1939–1945)

CHIẾN TRANH Ở MẶT TRẬN PHÍA TÂY (1939–1945)

Sau những thành công của quân Đức ở châu Âu và Bắc Phi, thắng lợi của quân Đồng minh tại El Alamein và Stalingrad tạo một bước ngoặt trong cuộc chiến tranh, dẫn tới thất bại của quân Đức.

Erwin Rommel (1891–1944) chỉ huy các đơn vị thiết giáp của Đức ở Bắc Phi. Xe tăng của các đơn vị này đã thể hiện sức mạnh vượt trội so với xe cộ cũ kỹ của quân Anh.

Trận đánh nước Anh kéo dài đến tận ngày 31-10-1941, buộc Hitler phải từ bỏ kế hoạch xâm lược nước Anh. Hitler chuyển sang chú trọng vào hoạt động ném bom xuống các cơ sở công nghiệp, các thành phố và các xưởng đóng tàu của Anh vào ban đêm. Các trận ném bom này kéo dài tới tháng 5-1941, nhưng không làm suy sụp được tinh thần nước Anh, vì Anh lúc đó đã nhận được hàng hóa và thiết bị viện trợ rất đáng kể từ Mỹ.

Bernard Montgomery (1887–1976) chỉ huy quân Anh ở Bắc Phi và châu Âu. Thắng lợi của Quân đoàn 8 do ông chỉ huy tại El Alamein là bước ngoặt lớn trong cuộc chiến.

BƯỚC TIẾN CỦA QUÂN ĐỨC

Trong khi đó, quân Italia xâm lược Hy Lạp và Bắc Phi. Quân Anh đã đẩy lùi quân Italy ở Bắc Phi, nhưng vào tháng 4-1941, quân đội của Hitler chiếm được Hy Lạp và Nam Tư để hỗ trợ quân của Mussolini. Đức đánh bật Anh ra khỏi Hy Lạp và điều một đội quân hùng mạnh do tướng Rommel chỉ huy tới Bắc Phi (lúc đó là Liên Xô). Đội quân tinh nhuệ này đã đẩy quân Anh lui về Ai Cập.

Georgy Zhukov (1896–1974) chỉ huy Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Đức.

Tháng 6-1941, phấn khích trước thắng lợi quân sự ở mặt trận phía Tây và vì muốn giành nguồn cung cấp dầu mỏ, quân đội của Hitler đã mở một tấn công quy mô lớn vào nước Nga. Quân Đức đẩy lùi quân Nga tới tận Leningrad, Moscow và Kiev. Tuy nhiên, trong mùa đông Nga khắc nghiệt, quân Đức lại để mất phần lớn lãnh thổ vừa chiếm được.

Dwight D. Eisenhower (1890–1969) là Tư lệnh Tối cao của quân Đồng minh trong chiến tranh, về sau (1953) trở thành tổng thống Mỹ

XU THẾ CHỐNG ĐỨC

Tháng 8-1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt ký Hiến chương Đại Tây Dương, một tuyên bố tự do cho tất cả mọi người. Tháng 12 cùng năm đó, Mỹ chính thức tham chiến sau khi bị Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng. Trong khi đó, quân Đồng minh được điều tới Bắc Phi để chặn bước tiến của tướng Rommel sang Ai Cập. Tháng 11-1942, quân Đồng minh giành phần thắng trong trận đánh quyết định với quân Đức và quân Italia ở El Alamein (Ai Cập). Ở mặt trận phía Đông, quân Nga cũng phản công quân Đức ở Stalingrad và buộc quân Đức phải rút lui. Hai thắng lợi này của quân Đồng minh đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến.

Phi công thuộc không quân Anh giải lao bên chiếc máy bay tiêm kích Spitfire trong khoảng thời gian tạm ngưng của Trận đánh nước Anh. Mặc dù đối phương vượt hẳn về số lượng, nhưng với máy bay hiện đại hơn, phi công Anh đã ngăn chặn được không quân Đức ném bom xuống nước Anh.
Một đội pháo cối của Đức xuất quân hỗ trợ lính bộ binh trong trận Stalingrad. Tháng 11-1942, quân Nga mở một cuộc phản công bất ngờ vào quân Đức đang tấn công Stalingrad và buộc quân Đức phải rút lui.
Đến năm 1941, Đức chiếm được hầu hết châu Âu, trừ Anh, và đã bành trướng sang cả Bắc Phi. Từ tháng 6- 1940, chính phủ Vichy của Pháp do Thống chế Pétain điều hành từ thành phố Vichy thực chất là bù nhìn của Đức.
Đây là cảnh một máy bay ném bom Halifax của Anh đang nhắm vào mục tiêu trong chiến dịch oanh kích ban ngày xuống một nhà máy lọc dầu ở Wanne- Eickel (vùng Ruhr của Đức) năm 1944. Hoạt động ném bom dữ dội của quân Đồng minh xuống các cơ sở công nghiệp và các thành phố của Đức là một nhân tố quan trọng dẫn tới thất bại chung cuộc của quân Đức.
Khi nước Pháp sụp đổ năm 1940, tướng Charles de Gaulle đã trở thành lãnh đạo của nước Pháp tự do. Ông làm Tổng thống Cộng hòa Pháp vào năm 1945 và các năm 1959–1969.

Trong suốt năm 1942 và 1943, các tàu ngầm của Đức đã tấn công các tàu chở hàng hóa và thiết bị tới nước Anh. Để đối phó với nguy cơ này, tàu hải quân và máy bay của Anh phải bảo vệ tàu thuyền. Năm 1943, Anh và Mỹ bắt đầu ném bom các cơ sở công nghiệp và thành phố của Đức. Tháng 7 năm đó, quân Anh và Mỹ đổ bộ lên đảo Sicily, và đến tháng 9, đổ bộ vào đất liền Italia. Diễn tiến chiến sự này dẫn tới sự sụp đổ của Mussolini và Italia phải đầu hàng.

Vào ngày D tức 6-6-1944, quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy, 1.200 tàu chiến và 4.100 máy bay đã đưa 132.500 lính lên bờ, trong khi 10.000 máy bay khác tấn công các vị trí của quân Đức. Nhờ cuộc đổ bộ này mà quân Đồng minh đã đẩy được quân Đức ra khỏi nước Pháp.

THẤT BẠI CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC

Ở mặt trận phía Đông, quân Nga dần dần đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ của họ. Mặt trận thứ hai được mở ra vào ngày 6-6-1944 (được gọi là Ngày D), khi quân Đồng minh đổ bộ vào Normandy (Pháp). Quân Đức phản công, nhưng đến tháng 1-1945 thì phải rút lui. Quân đội Xô-viết bắt đầu tiến tới Berlin. Trước đó, quân Đồng minh tiến đến sát biên giới nước Đức vào tháng 12. Đến tháng 3-1945, quân Đồng minh vượt qua sông Rhine và quân đội Liên Xô tiến đến sát cửa ngõ Berlin. Hitler tự vẫn vào ngày 30-4-1945. Ngày 7-5- 1945, Đức đầu hàng không điều kiện.

THẢM SÁT NGƯỜI DO THÁI

Chẳng bao lâu sau khi tiến vào Berlin, quân Đồng minh đã phát hiện thấy tội ác diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người – 12 triệu người Do Thái, người Digan, người đồng tính luyến ái và nhiều nạn nhân khác trong cuộc đàn áp của Hitler đã bị tàn sát, chủ yếu là trong các trại tập trung. Khoảng một nửa trong số này là người Do Thái, và những người sống sót sau đó đã định cư ở nhiều nước khác.