Sau khi thôi học, Vũ Trọng Phụng làm việc cho nhà hàng Gô Đa và nhà in Viễn Đông trước khi chuyển hẳn sang nghề làm báo và bắt đầu con đường viết văn chuyên nghiệp.
Tác phẩm đầu tiên của ông là truyện ngắn Chống nạng lên đường, được đăng trên tờ Ngọ Báo vào năm 1930 nhưng chưa nhận được sự chú ý từ độc giả, từ đây Vũ Trọng Phụng bắt đầu theo đuổi con đường văn chương chuyên nghiệp, ông viết một vài tác phẩm.
Sống kiếp nghèo cay đắng nhưng đạo đức và nhân phẩm của ông vẫn rất thanh bạch, ấy vậy mà trong văn chương ta thấy một thế giới rất khác, một thế giới thực đến cay nghiệt với những sự thật tàn khốc về tâm tính của con người.
Ông để lạ khối lượng tác phẩm đồ sộ ở cả ba mảng là kịch, tiểu thuyết và truyện ngắn. Người đọc có lẽ đã quá quen thuộc với bộ tứ tiểu thuyết nổi tiếng là Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ và Làm đĩ. Ngoài ra ông còn phải kể đến các tiểu thuyết khác như Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc và Quý phái.
Thời gian cầm bút không nhiều nhưng Vũ Trọng Phụng vẫn kịp để lại cho đời hàng loạt những truyện ngắn mang đầy tính nhân văn và phản ánh hơi thở của thời đại như Chống nạng lên đường, Quý phái, Một cái chết, Bà lão lòa, Quyền làm bố, Cuộc vui có ít, Hai hộp xì gà và Cái hàng rào.