“Ổ buôn người” là một tác phẩm tâm huyết của nhà văn Việt Nam, Giản Tư Hải. Cuốn sách đã đoạt giải C trong cuộc thi viết về đề tài “Vì an ninh Tổ Quốc và bình yên cuộc sống” 2007-2010 do Hội Nhà văn và Bộ Công an hợp tác tổ chức.
Theo như nhận định, đây không phải là một vụ tai nạn giao thông thông thường mà là một vụ án đã được sắp đặt sẵn trong một đường dây buôn người xuyên quốc gia. Và Hà Vi là cô gái có thể cung cấp cho Công an những manh mối vô cùng quan trọng. Cuộc điều tra phá đường dây buôn người có sự tham gia của hai chiến sĩ công an là đại úy Trần Phách và thiếu úy Long.
Đại úy Trần Phách là một người nóng nảy và dày dạn kinh nghiệp trong khi thiếu úy Long lại là một người trẻ tuổi có tư duy phân tích nhanh nhẹn, sắc bén. Long cùng các chiến sĩ công an của đồn 35, dưới sự chỉ huy của đại úy Trần Phách, quyết tâm phá triệt để đường dây buôn người xuyên quốc gia đang là thực trạng nhức nhối lúc bấy giờ.
Nạn nhân là những cô gái Việt Nam bị bắt cóc, buôn bán và vận chuyển qua Trung Quốc. Điều này gây nên sự khó khăn cho các chiến sĩ công an vì ngoài phạm vi hoạt động của mình. Ở bên kia chiến tuyến là những tên buôn người vô cùng xảo quyệt như Mãnh – kẻ đào ngũ hay Ken – chủ một nhà hàng mại dâm trá hình,... Chúng luôn bố trí sẵn tay sai để giám sát và nghe ngóng tình hình – một tổ chức bí mật và khó theo dõi.