o nạn bán bài thi để kiếm tiền ở khoa trường xảy ra, nên thời gian mở khoa thi sẽ lùi lại tới ngày 27 tháng Tư, triều đình mới truyền ý chỉ rằng:
Ngày mai sẽ có cáo thị tại Thiên An môn. Thi để chọn sĩ tử vốn là việc hàng đầu của triều đình, không những kẻ học hành trong thiên hạ đều quan tâm chú ý mà những tiểu dân ở kinh đô, tiều phu ở sơn dã ai chẳng muốn trở thành "Tam nguyên phong thái" trạng nguyên bảng nhãn thám hoa? Sau đó lại có chỉ:
Đại học sĩ nội các Trương Đình Lộ làm chủ khảo ân khoa Thuận Thiên cho triều đình. Bất kể ân quân quốc pháp nếu có thông đồng với bọn người đê tiện mua bán thu lợi làm bại hoại đại lễ tuyển chọn nhân tài xưa nay của quốc gia, tội phải xử chém ngang lưng, cảnh báo cho thiên hạ lập tức hành hình trong ngày, trong kinh sư ngoài ngõ phố những kẻ quan liêu làm sai qui định đều chịu hình phạt đó. Khâm thử!
Tiếng truyền như tảng đá ngàn cân ném xuống hồ làm sóng xô ào ạt kinh động lòng người, tối hôm ấy cả kinh thành trời mưa tầm tã. Nhậm chức chủ khảo mới trong phủ Thuận Thiên là Lý Phất - người được tuyển qua tiến cử, đã đến điện Trung Hòa tham dự thi đình thì tiếp được truyền dụ của bộ Sử rằng tuần phủ Hồ Quảng do để xảy ra sai sót, mưu đoạt vô phép phải xử trảm ngay và giao ấn tuần phủ Hồ Quảng cho Lý Phất.
Lý Phất tiếp chỉ lòng mừng khấp khởi, cùng với Dương Danh Thời người mới nhậm chức tuần phủ Quý Châu vào Dưỡng Tâm điện tiếp kiến Ung Chính. Ung Chính hình như có niềm tâm sự trong lòng nên lần tiếp kiến này ông ít chuyện trò: "Đi nhận chức cứ viết tấu lên cho trẫm, không sợ phiền hà, không lo việc nhỏ nhặt, không sợ đắc tội". Ông chỉ dặn dò mấy câu rồi cho lui. Ra khỏi cửa Tây Hoa lại gặp mấy người bạn đồng niên giữ lại tiếp khách, mãi đến xẩm tối.Lý Phất mới về tới phủ.
Thư Lương - môn đệ của Lý Phất đã bị thất lạc bố mẹ, gia cảnh eo hẹp, cuộc sống thanh đạm nên mọi người ít gần ông. Cái chức thanh quan viên ngoại bộ Lễ hàng năm cũng chỉ được một trăm bốn mươi lạng bạc, sống ở nơi đô thị, gạo châu củi quế như Bắc Kinh phải thật tằn tiện. Dãy nhà đã có tới hàng trăm năm nay, mốc meo nằm ở ngõ Tây bắc lô nhô xiêu vẹo, ít khi có khách đến, hơn nữa đây lại là một mảnh đất méo mó nhìn không đẹp mắt chút nào. Nhưng tối nay thì khác hẳn, ở đây náo nhiệt hẳn lên. Lý Phất ngồi kiệu bốn người khiêng trời nóng nực, kiệu bỏ cả màn che nên từ xa ông đã nhìn thấy nhà mình sáng đèn, bóng người đông nghịt, không khỏi ngạc nhiên. Vừa xuống kiệu ông liền hỏi quản gia Lý Thâm đang bước tới:
- Thế này là thế nào, bọn người đến kia là bọn nào đấy?
- Trung thừa da đã về ạ?-Lý Thâm vừa thấy Lý Phất về mặt mày rạng rỡ cười nhăn nhở, căng gân cổ báo tin cho mọi người trong nhà biết quan tuần phủ Lý Phất về, rồi phàn nàn rằng:
- Suốt ngày chỉ lo tiếp các môn sinh mới quen của lão da, hôm nay biết nhà ta có tin báo lão da được thăng chức trung thừa ai mà không đến chúc mừng, còn mấy đứa sâu mọt đến thì nô tài đuổi đi rồi. Những tên còn đây là do đích thân lão da chọn đấy ạ, nói thế nào họ cũng cố chờ lão da về bằng được. - Anh ta nói chưa dứt lời thì một đám cống sinh đã ùa tới, cả hơn chục người thấy Lý Phất vội cúi đầu lạy, kẻ chúc mừng người hỏi thăm: - "Trung thừa", "Quan tuần", "Bộ viện", "Hiến tuần"... nhao nhao rối rít. Lý Phất cười thầm nói:
- Nói thế nào bây giờ nhỉ, bảng vàng chưa niêm yết, các ngươi đến lễ thày ta nói lại ta chỉ là đại diện tuần phủ, không dám nhận lễ, đứng dậy cả đi vào nhà nói chuyện.
Mọi người thôi bái lạy vội vàng đứng lên theo sau Lý Phất vào sảnh đường phía bắc Hậu viện. Ai cũng thấy liên hoành trên đỉnh nhà đã mất, mái cỏ lợp đã mục nát, giữa nhà kê chiếc bàn bát tiên, vài ngọn đèn dầu, một chiếc ghế và một giá sách kê sát góc tường. Sách nhiều, giá sách lại hỏng, nó cố chống chọi với sức nặng của vô số sách đó, chỉ cần đụng tới là nó sẽ đổ kềnh. Trên bàn bày mấy cái bút lông, bình mực và một bộ ấm pha trà. Vật quí báu nhất trong căn nhà này là cái lệnh về địa đạo bằng giấy màu thời nhà Tống, mấy chiếc gia huy bằng sa tanh bày ngay ngắn trên hương án, trên phủ bằng vải lĩnh màu vàng, nhìn là biết ngay đó là vật hoàng thượng ban thưởng. Mọi người thấy gia cảnh Lý Phất bần hàn như vậy đều không khỏi ngạc nhiên, chào rồi ngồi xuống một hồi lâu mà không nghĩ ra lời nào nói cho phải. Lý Phất rọi đèn nhìn thì quả đúng là những cống sinh mà mình đã tuyển. Ngoài con em mấy vị đại thần trong bộ viện là Từ Liễu, Doãn Kế Thiện, Vương Văn Thiều, Tào Văn Trị phần lớn đều không quen biết. Vừa mời trà vừa nói:
- Ta còn nhớ một người nữa là Lưu Mặc Lâm hiệu là Huyền Tư và một vị nữa là Lâm Hoạt Nhiên có phải không? Ta tuyển tất cả mười hai người, hai người kia chưa đến sao?
Tào Văn Trị ngồi bên phải thấy Lý Phất nhìn mình vội cười nói:
- Lâm Hoạt Nhiên đã cho người đến cáo là hôm khác sẽ tới bái kiến sư phụ. Còn Lưu Mặc Lâm là người mê cờ nên đã đi đâu rồi.
Lý Phất cười nói:
- Ta thời nhỏ cũng thích chơi cờ, nhưng rồi cũng chẳng say mê, trong số vương gia thì Thập Tam da là chơi cờ giỏi. Chơi giỏi chẳng qua là phải có thời gian, hai là phải có tiền. Ta vừa nghèo lại vừa bận lấy đâu ra hai thứ đó, những việc ấy ta không dám nghĩ nữa.
- Sư phụ quả thật là thanh đạm, - Doãn Kế Thiện xuất thân con em gia thế, sống rộng rãi bạo dạn phe phẩy chiếc quạt giấy chậm rãi nói:
- Thực ra làm quan ở kinh thành việc thu nhận một ít lễ vật lệ phí nhỏ mọn của mọi người cũng là chuyện bình thường, triều đình đối với kẻ sĩ cũng có cái đạo để đãi người liêm khiết, như sư phụ đây sống bên bờ vực thẳm như vậy cũng chỉ trong số rất ít mà thôi.
Tào Văn Trị là người hay cười nói, thời nhỏ còn là cậu ấm ở nhà thường thấy Lý Phất đến phủ hội kiến với cha mình, nhưng cả hai đều không để ý đến nhau, không ngờ hôm nay lại là thầy trò, nhưng anh ta cũng chỉ biết đứng cúi đầu. Doãn Kế Thiện lại cười nói tiếp:
- Hôm nay chỉ là tình thầy trò lẽ nào ta không thay đàn lạc điệu đi, trò tôi mang đến biếu thầy chút lễ mọn.
Chưa hết lời nghe trong nhà có người nói vọng ra:
- Phủ của sư phụ đệ tử thật khó tìm, vào cái ngõ rêu mốc này khác nào vào trận đồ bát quái của Vũ Hầu, đến cái đồi lợp tranh này thì đến thánh thần cũng vui, hôm nay chẳng lẽ không tiếp môn sinh này ư?
Mọi người đều biết là Lưu Mặc Lâm đã đến. Tào Văn Trị cười nói:
- Quả trứng Lưu Ly đến rồi, hôm nay không biết trốn đi đâu ăn cơm, tìm đâu cũng không thấy, đã đến bái tạ sư phụ mà ngươi đến muộn quá. Rượu thơm canh ngọt đã ăn uống hết sạch rồi, tiệc yến đã tan, Thời Thần cũng theo ngươi đến đây chứ?
Lý Phất thường ngày không ăn nói tùy tiện nhưng hôm nay ông rất vui thấy đủ các môn sinh đến bái kiến, càng vui thú không thể kìm được, mỉm cười ngồi nhận lễ của Lưu Mặc Lâm mà nói: - Ngồi đi, đừng có tin lời ông Tào, ta là quan nghèo ở kinh thành, cả đời cũng chẳng nghĩ đến phát tài, chiêu đãi các môn sinh chén trà không được hay sao?
- Hôm nay học sinh mang đến chút lễ vật để thầy mời khách.
Lưu Mặc Lâm người đẫm mồ hôi nói rồi bỏ cái túi nhỏ trên vai xuống, nhè nhẹ đặt lên bàn nghe như có tiếng kim loại. Mọi người biết là túi vàng đều kinh ngạc kêu lên:
- Cái gã nghèo này mà chốc lát đào đâu ra số tiền nhiều như vậy?
Lý Phất sầm mặt đang định lên tiếng thì Lưu Mặc Lâm cười hì hì nói:
- Sư phụ đừng giận, mặt ngài dài ra như vậy làm mọi người sợ đấy, đây có tất cả hai trăm lạng bạc, con lừa trọc ấy tai to mặt lớn chọc một phát là một trăm lạng. Tôi xem số bạc này mà ngứa cả mắt, có lấy cũng không tổn hại đến thanh liêm. Cố chống chọi để thắng hắn hai keo nay lấy mười lạng để các đồng môn làm một mâm. - Nói rồi lấy ra mười lạng gọi người hầu của Doãn Kế Thiện bảo:
- Đi làm một ít rượu thịt đem về đây!
Mọi người đều nhao nhao:
- Ngươi thường ngày ăn không của ta bao nhiêu, chỉ kẹt xỉ bỏ ra mười lạng thôi ư? Không được, không xong đâu, hôm nay là ngày vui của sư phụ, ít nhất ngươi cũng phải bỏ ra năm mươi lạng?
Tào Văn Trị vội đến mở túi bạc, Lưu Mặc Lâm túm miệng túi bạc cười nói:
- Số còn lại ta còn có việc dùng đến. Một trăm sáu mươi lạng biếu sư phụ làm lộ phí nhận chức, còn lại là tiền ăn của ta, mà ta còn phải mua nửa bộ "Luận ngữ" và mua một bộ "Thơ vận" tặng cho Tiểu Doãn, hôm nay chỉ có thể bỏ ra mười lạng thôi. Chờ ta gặp con lừa trọc đó đấu thắng vài ván ta sẽ đãi lớn hơn nhé.
Vương Văn Thiều cười nói:
- Luận ngữ, chưa từng nghe nói đi mua, thế ngươi mua nửa bộ làm gì?
Lưu Mặc Lâm nháy mắt cười xảo trá nói: - Chưa đọc qua Tống sử, Triệu Phổ nói với Thái tổ: "Thần lấy nửa bộ "Luận ngữ" để giúp bệ hạ bình thiên hạ, lấy nửa bộ phò bệ hạ trị thiên hạ". Ta là học trò sinh không gặp thời không được gặp Thế tổ, Thánh tổ bình thiên hạ, đành mua nửa bộ đọc cho kỹ để giúp Ung Chính lão da trị thiên hạ đấy.
Mọi người không nín được cười ầm lên, không khí bình lặng trong khung cảnh nghiêm trang vốn dĩ này đã bị quét sạch đi đâu hết. Doãn Kế Thiện trỏ cán quạt vào mặt Lưu Mặc Lâm mà hỏi:
- Ngươi mua "Thơ vận" tặng ta làm gì? Lẽ nào không có cuốn sách đó ta không làm nổi thơ hay sao?
- Hôm trước Văn Thiều nói với ta rằng nếu ngài Doãn mà ghi được bảng vàng thì sẽ thành thân. Có việc đó không?
- Có đấy.
- Vậy là ta tặng bộ "Thơ vận" cho ngài để sử dụng trong lúc động phòng đó.
Tuy mọi người đều biết ông ta trêu chọc thôi nhưng cũng ù ù cạc cạc không hiểu rõ ý nghĩa câu nói. Vương Văn Thiều tự cho mình là tài tử kinh thành nhưng cũng không nghĩ ngay ra liền hỏi:
- Động phòng mà dùng đến thơ vận, chẳng lẽ lại bắt vợ chồng họ đối thơ hay sao?
- Không phải.
- Chẳng lẽ lại là thử thách tài năng phẩm hạnh cô dâu mới?
- Đâu phải, không phải thế.
Vương Văn Thiều chau mày lạu bạu:
- Không biết cô dâu mới là khuê tú nhà nào, có phải là bắt họ phải học ba cái khó của chú rể nhà Tô Tiểu muội hay không?
- Ừ - Lưu Mặc Lâm nhấp một ngụm trà, đang mơ màng chợt tỉnh giơ chân lắc đầu nói: - Không phải, - thấy mọi người đoán không ra Lưu Mặc Lâm phì cười: - Thơ vận trong đó có cái gì nào? Chẳng qua chỉ là bốn thanh điệu mà thôi. Ta không thể tin rằng ngài Doãn đêm động phòng hoa chúc không cần "bình thường khứ nhập".
Câu nói làm mọi người cười phá lên. Doãn Kế Thiện đỏ ửng mặt chỉ tay vào Lưu Mặc Lâm mà rằng: Bậy...bậy. Tào Văn Trị ôm bụng hai chân đập vào nhau, Vương Văn Thiều vốn nghiêm nghị vịn vào thành ghế ho sặc sụa, còn mấy cống sinh. ngồi không yên cúi gập người giẫm chân cười như nắc nẻ. Mặc dù Lý Phất thân phận là sư phụ phải tỏ ra nghiêm túc, rốt cuộc cũng không nhịn được phun cả ngụm trà đang trong miệng ra áo. Một lúc sau trấn tĩnh được, Lý Phất nói:
- Đủ rồi, đủ rồi, các ông đều là nho sinh, ăn uống nói cười phải giữ lễ. Tối nay đã vui lắm rồi. Ta cũng không cần tiền lộ phí của ngươi, ngươi đem hai mươi lạng bạc mượn chốn này của ta mua vui, ngày mai còn lo việc chính sự nữa!
Tên hầu của Doãn Kế Thiện vội túm túi bạc chạy nhanh ra ngoài.
- Quả thật mọi người chờ bảng vàng thi đến phát chán cũng cần vui vẻ chút ít. Hôm nay vui quá rồi ngày mai ta trượt thì cũng đành vậy thôi. Lưu Mặc Lâm ôn tồn nói: - Vừa rồi anh em bảo mười lạng ít quá, kỳ thực ta đã chén một bữa mười đồng rồi mà còn đọc một bài thơ Đường nữa. Ông Thiều, ông chẳng đã thấy rõ cái ấm hít thuốc của tôi rồi là gì? Ông có đoán ra cách làm ăn của tôi ra sao không? Tôi đã đãi ông rồi đấy!
Vương Văn Thiều thừ người ra nghĩ mãi vẫn không hiểu ra cái gì. Thấy Vương Văn Thiều lắc đầu, Lưu Mặc Lâm cười nói:
- Ăn thế này này... một đồng bã đậu phụ, một đồng rau cải, còn lại tám đồng mua hai quả trứng gà, mấy lá rau nấu với lòng đỏ hai quả trứng, thứ này gọi là "Lưỡng cá hoàng oanh vu túy liễu", còn lòng trắng trứng đúc thành miếng gọi là: "Song hàm tây hình thiên thu tuyết"...
Vương Văn Thiều hỏi:
- Thế còn "môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền"?
Lưu Mặc Lâm cười nói:
- Còn hai cái vỏ trứng, lấy bát nước thả vào đấy chẳng phải là: "Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền" hay sao?
Mọi người cười rộ lên, một lát sau rượu thịt đã mang tới, đều là những món đặc sản bầy kín ở hai chiếc bàn như vây cá, ngân nhĩ, thịt dọi, quả tử ly, tắc kè, môi cá, quần biên bướu lạc đà... món nào món ấy gọn gàng, sạch sẽ. Vương Văn Thiều kinh ngạc nói:
- Ông Doãn này thật đảm đang, không ngờ ông ta đem tới tiệc rượu phong phú như vậy, đúng là hội xuân lâu, làm bữa tiệc như thế này cũng phải mất tới nửa ngày đấy chứ?
Lý Phất thấy trong đám môn sinh này kẻ thì chăm chỉ văn chương, kẻ thanh lịch nho nhã, kẻ thì vui vẻ đoan trang lại có kẻ khôi hài đa trí, ông rất sung sướng. Bỗng suy nghĩ, chả trách quan lại nhiều người tranh nhau thèm muốn, trong số này mai đây họ làm nên khanh tướng chẳng ai ngờ tới đâu? Ông ngồi xuống cười sảng khoái nói:
- Ta vốn rất ghét ứng đối lại, nhưng hôm nay đã bị tay Lưu Mặc Lâm này kích động, lại đây, lại đây, ngồi cả xuống đi.
Mọi người kéo nhau ngồi xuống nâng cốc mời rượu chén thù chén tạc mãi tới canh tư mới giải tán ai về nhà nấy.
Lưu Mặc Lâm về đến quán trọ ở Tây Hạ liền lăn ra ngủ, lúc tỉnh giấc thì mặt trời đã lên cao ba cán sào. "Ái chà", ông cất tiếng rồi vùng dậy vớ ngay lấy cốc nước trên bàn uống ừng ực, đang sửa sang lại quần áo chuẩn bị ra ngoài thì thấy lão chủ quán bê các món điểm tâm vào. Ông liếc nhìn thấy có một đĩa bánh bao, một đĩa bánh ngô, một đĩa cá hấp. Lưu Mặc Lâm lấy làm lạ hỏi:
- Làm gì thế này?
- Đây là qui tắc! - Lão chủ quán cười híp cả mắt. - Hôm nay yết bảng thi Đình, xin kính biếu ngài một sự tốt đẹp. Cái đầu ba ba này là thể hiện tấm lòng nhỏ mọn, xin dâng lão da đấy!
Lưu Mặc Lâm đưa mắt liếc nhìn túi bạc hôm qua mình mang về, chốc lát ông mới hiểu ra vội cười nói:
- Cái lão Hoàng Bá nhà ngươi không nói quách ta là cống sinh cả đời không tìm đâu ra cho xong, mấy chốc mà đã đổi tính rồi. Cái lòng tốt trong bụng chó vàng nhà ngươi đã thấy rõ bạc trong túi ta đủ trả chứ gì?
Lão chủ quán cười gian dối:
- Đôi mắt chó của tiểu nhân có từ trong bụng mẹ làm sao thấy có vàng có ngọc. Lão da được làm trạng nguyên, nương nương đầu cài trâm hoa, dạo phố ra cửa là có kiệu tám người khiêng, hà tất phải so sánh với kẻ tiểu nhân suốt ngày đít cao hơn đầu, có mắt như mù chúng con?
Mấy câu nói đó làm cho Lưu Mặc Lâm vui mừng hẳn lên, thoắt cầm bánh ngô ngoạm một miếng, lại ăn một miếng thịt ba ba, cười nói:
- Được! Thưởng cho ngươi mười lạng bạc, cả tiền ăn của ngươi, tổng cộng là ba mươi lạng đã đủ chưa?
Nói xong mở túi ra lấy mười lăm nén bạc trắng phau đặt lên bàn, cầm ba nén đưa cho chủ quán. Chủ quán cầm bạc nhìn thấy đúng là nén bạc Cửu bát văn Thái Châu 1 từ đáy cho đến tâm, từ miệng đến đường vân đều long lanh ánh bạc, hắn cười tít mắt nói:
- Lão da nhất định sẽ làm công hầu vạn đại.
Nói rồi ôm bạc định chuồn. Lưu Mặc Lâm thấy hắn định đi vội cười nói:
- Đừng vội, ta còn nhờ ngươi một việc, ngươi đã nghe thấy ai nói tới cô Tô Thuấn Khanh ở Gia Hưng Lâu chưa?
- Điều mà lão da hỏi là con chim non ở Hành Viện Lâu kinh sư này ư? Hắn nói, hát, đọc, làm bốn ngón tuyệt vời đấy; ngón thứ nhất là gẩy đàn tỳ bà kêu ran như rang ngô, ngón đàn tranh gẩy tính tang, ngón tiêu thổi vi vu réo rắt... nghe không thương tâm cũng rơi nước mắt... - Lão chủ quán khua chân múa tay nói bắn cả nước bọt ra ngoài.
Bỗng chốc dừng lại hỏi:
- Lão da muốn gặp phải không ạ? Tiểu nhân dẫn ngài đi nhé! Tiểu nhân xin làm bà mối cho cô ta, làm bà cô chải đầu cho nàng Tô.
Câu nói đó làm cho Lưu Mặc Lâm phì cười nói:
- Đừng tán chuyện dông dài nữa, ta có duyên phận với nàng Tô, muốn mời nàng đến hát cho nghe mấy khúc.
Lão chủ quán vẫn cười, nghe đến đây thì mặt mày biến sắc, hai tay xua và nói:
- Khó, khó, khó lắm! Lão da đừng mơ tới điều đó nhé! Vừa rồi một câu nói dối cũng không dám, do quen biết nên mới tỉ mỉ như vậy. Trước đây Từ công tử bỏ ra năm mươi lạng bạc mời về hội đường mà nàng không còn chịu đi, sau tiểu nhân nhờ bà dì nói ngon nói ngọt rằng Từ Cán là đại học sĩ, còn nói là có cả thi bình chọn, các quan to cũng xem và thưởng tiền, chị Tô mới tình nguyện đi đấy...
- Đừng nói nữa, - Lưu Mặc Lâm trừng mắt quát - Ta đưa bảy lạng bạc. - Nói rồi lại bàn lấy bút chấm mực viết mấy dòng chữ đưa cho chủ quán bảo:
- Nhà ngươi nghĩ cách mời về đây cho ta, ta sẽ cho thêm bạc, đưa thơ này cho nàng. Nếu nàng không đến cũng không trách ngươi. Bây giờ ta đi xem cáo thị, ba canh giờ nữa ta sẽ về, ngươi nói với nàng là ta họ Lưu, nhất định phải gặp nàng. - Lão chủ quán thấy ông chủ rộng rãi như vậy, thẫn thờ hồi lâu mới dạ dạ liên tiếp rồi đi thẳng.
Khi Lưu Mặc Lâm thuê chiếc kiệu hai người khiêng, vội đến Thiên An môn thì đã qua giờ Tị, bảng vàng đã niêm yết sẵn. Mấy trăm cống sinh nhốn nháo chen chúc, có kẻ cười người nói, có kẻ trang trọng mất tự nhiên, có kẻ ra vẻ trầm tư, có kẻ thâm trầm từ cầu Kim Thủy Đông đi tới. Lại có kẻ nhàn rỗi tốp này tốp nọ đứng xem cảnh hội, người nói người cười, bàn luận điều gì đó. Lưu Mặc Lâm căng thẳng thấy tim đập thình thình trong ngực, chẳng nghe thấy ai nói gì nữa, ngược dòng người cố chen lên cầu Kim Thủy. Quả đã thấy niêm yết bảng vàng dài dằng dặc ghi dày đặc tên những người thi Đình ở Đông Nghi môn đã được phân thành ba giáp: giáp một, giáp hai và giáp ba. Trên đầu còn có chiếc cáo công bố bảng văn chính thức viết bằng bút Châu Sa, dưới ánh nắng trông thật rực rỡ. Lưu Mặc Lâm thở dốc chen vào trước bảng văn đọc từ dưới lên, tra từng họ Lưu lên rồi xem tên nhưng đều không có. Chàng thở dài tra đến giáp hai, có tất cả bốn mươi ba tên, họ Lưu chỉ có bốn năm người nhưng nhìn tên không phải là hai chữ Mặc Lâm. Hồi hộp xem đến giáp nhất thì chỉ có sáu người. Doãn Kế Thiện đương nhiên là ở hàng đầu. Cũng như hai bảng trên đều không có hai chữ Mặc Lâm. Lưu Mặc Lâm "Hừ!" một tiếng rồi mặt xây mày xẩm, mồ hôi toát ra tai, mặt tái đi, cổ họng cứ ừ ừ làm người chàng thật khó chịu. Chàng định thần rồi xem lại từ đầu Lưu Vũ Lâm, Lưu Thiện Khâm; Lư Kế Tổ, Lưu Thừa Mô... đến người cuối cùng, rõ ràng Lưu Mặc Lâm không có tên trên bảng.
"Hết rồi", đầu chàng như có luồng điện loé lên, đôi chân mềm nhũn tưởng chừng như quỵ ngay xuống trước bảng vàng. Mặt tái nhợt tựa hồ cắt không ra máu. Chàng chầm chậm bước ra khỏi dòng người, cảm thấy như đất trời thay đổi, cảnh vật thảnh thơi, tất cả đều mênh mông buồn tẻ tất cả đều lay động trước gió, miệng lẩm bẩm:
- Nếu biết như ngày hôm nay hà tất phải cố từ đầu? Vào Quốc Tử Giám để tế tửu môn sinh, ngồi ghế nóng ăn thịt cúng lạnh, ai ngờ...thảm thế? Ôi!... Gian trá danh lợi, giành giật đường an nhàn, đánh cắp thơ hay, ăn cắp văn đẹp... ta biết rồi, biết rồi...
Chàng loạng choạng đi về xóm Tây Hạ, xem tiết trời thì chưa quá giờ Ngọ. Khách trong nhà trọ đã ra phố Tây xem xử trảm hết, lá xanh phủ kín mái nhà, nắng trưa như nhuộm đỏ hoa lựu, mấy con chim nhỏ nhảy nhót kêu chíp chíp trong bụi cây. Lưu Mặc Lâm uống liền hai bát trà lạnh mới trấn tĩnh tâm tình của mình rồi lủi thủi bước lại bên bàn, chậm rãi mượn bút chấm mực trầm ngâm hồi lâu rồi cắn răng viết rằng:
Vua là tình yêu của nhân gian, ta là đồ tể của ái tình, thịnh tình xin hỏi nhà vua: Mây núi suối sông ở nơi nào? Người chết hóa thành quỷ, quỷ chết hóa thành tinh, chẳng biết tinh chết hóa ra vật gì? Chống đao đứng đợi, trời xanh ơi hãy báo cho ta biết nhé! Can đảm không bị chuyển lay, khí tiết khó mà ngăn cản. Dao đã cùn, lực bất tòng tâm. Từ lúc sinh đã chết, mình tự giết mình! Công đức của ta cao đến mấy? Tội của ta đã qua sao lại phải luyện trong tầng ngục?
Viết xong cầm lên ngâm một lượt, thấy lòng không còn e ngại, dọn giường lấy gối định ngủ tiếp thì thấy lão chủ quán cười hì hì chạy vào. Chàng hỏi:
- Đã gặp nàng Tô Thuấn Khanh chưa?
- Lần này đi không gần đâu, chân tiểu nhân mỏi nhừ cả rồi.
Lão chủ quán không hề để ý đến thần sắc của Lưu Mặc Lâm, khua chân trề môi cười nói:
- Cái nhà Tô này cũng không phải nhiều lời, tiểu nhân nhờ bà dì giúp nói vài câu là xong. Chính cái ông đại công tử Từ cận ngày cho người đến vây nàng Tô, vây chặt lắm, nói là phải bẩm với Từ tướng da để làm ba gian phòng cho bà dì chuộc thân cho nàng Tô. Từ phủ thường xuyên phái người đến ngồi giữ cửa, không cho phép nàng Tô lên lầu tiếp khách...
Lưu Mặc Lâm sốt ruột hỏi:
- Là con của Từ Cán Học phải không? Hắn ta tên là gì? Từ Cán Học là gian tướng triều Khang Hy, trong triều đình ai mà chẳng biết, hắn bãi quan mấy chục năm rồi mà vẫn còn lộng hành như vậy sao?
Chủ quán cười nói:
- Từ đại công tử tên là Từ Tuấn. Ngài thấy đấy, đánh chết cái nết không chừa, rết trăm chân chết cũng không sống lại được. Từ tướng công sống thảnh thơi trong kinh thành, tuy không còn quan tước nữa nhưng mối giao thiệp thì vẫn giữ như xưa, năm ngoái Từ tướng công thọ 70 tuổi, Trương tướng da, Mã tướng da đều có lễ vật đến chúc thọ, Cửu vương da đích thân đến dự yến tiệc. Đến người đứng đắn như Phương Bao tiên sinh là bậc cùng thời với tiên đế còn viết hai chữ, sai người đến mừng. Cái thế ấy, cái trò này... ôi chà! Số bạc cần tiêu. - Hắn trừng mắt tựa hồ như trước mặt hắn chất một núi bạc: - Ái chà!
Lưu Mặc Lâm thấy hắn ăn nói hồ đồ, câu trước chẳng khớp với câu sau như vậy muốn cười, nhưng sực nhớ mình không có tên trên bảng vàng, lòng thấy đau thắt. Hồi lâu mới nói:
- Như vậy tức là Tô Thuấn Khanh không thể đến được phải không?
- Bà dì của tôi cứ về chờ, - Lão chủ quán mắt như dán vào túm bạc mím môi đáp: - Nếu hai tên nô tài ở Từ phủ buông ra thì mới có thể đưa nàng Tô đến được ạ. Nàng cũng nhắn tôi về nói lại với lão da là giờ Thân cũng chưa đến được, lão da cứ lấy bạc ra mà chi dùng, nàng Tô nói như vậy đấy ạ! Tiểu nhân coi bộ nàng Tô có thể sẽ đến!
Lưu Mặc Lâm không nhịn được cười, lấy trong túi ngực ra một thỏi bạc ước chừng một lạng rưỡi, ném sang cho hắn nói:
- Phiền ngươi đi chuyến nữa, này cầm lấy đi! Nàng mà đến ta sẽ thưởng thêm, nàng không đến ta cũng không bắt ngươi phải tù túng đâu.
Lão chủ quán lạy tạ rồi ra đi. Lưu Mặc Lâm vô tình ngước nhìn bóng mặt trời ước tính khoảng một tiếng nữa mới đến giờ Thân. Chàng mặc cả y phục ngả lưng xuống chiếc giường tre phe phẩy quạt, chẳng bao lâu đã ngáy phò phò.
Đang ngủ say Lưu Mặc Lâm bỗng thấy trong mũi cay cay khó chịu. Hắt hơi một tiếng rồi chàng bừng tỉnh dậy mở mắt ra nhìn thì mặt trời đã xế bóng, ánh nắng xuyên qua cửa sổ chiếu vào nhà rực rỡ chói cả mắt. Một cô gái như ngọc ngà đứng ngay dưới bóng nắng, trên người có mặc áo màu xanh, ngực bên trái thêu một cành mai hồng, phía dưới là chiếc váy trắng che lấp tới gót chân. Mặt trái xoan, lông mày lá liễu, mắt sáng long lanh như hai hạt nhãn lấp lánh, tay cầm một dải lụa đang nhìn chằm chằm vào Lưu Mặc Lâm mỉm cười. Mắt Lưu Mặc Lâm sáng bừng lên, đây chính là ca nhi số một ở kinh thành - Tô Thuấn Khanh, hàng anh chị mà các vương tôn công tử thường mơ ước. Lưu Mặc Lâm vỗ giường cười vang rồi vùng dậy nói:
- Còn nhớ lần gặp ở Tây Sơn chứ? Người sang trọng như nàng mà đành chịu đến nơi ta đang ở đây sao? Tựu chung là tiền tài sai khiến cả thánh thần mà!
Nói xong bước ra vài bước cầm cốc trà nguội uống cạn, thấy chủ quán đến hầu liền bảo:
- Làm cho ta một mâm cơm! Nàng Tô, chắc nàng không biết Lưu Mặc Lâm này. Hôm nay nói rõ ta là Tiền Đường Lưu, "tài tử ẩn giấu trong thiên hạ". Lúc nhỏ hiểu biết ít, không phân biệt được hai chữ "Mẫu" với "Mâu". Là người ai cũng phải đi từng bước, đúng không?
- Điều đó là đương nhiên rồi! - Tô Thuấn Khanh chớp mắt đáp, nàng đã gặp rất nhiều người, không còn nhớ rõ lần hò hẹn ấy ở Tây Sơn. Tiện đây cũng thăm dò cái anh chàng "Tiền Đường Lưu" khó lọt vào mắt đang đứng trước mặt mình vừa mỉm cười vừa nói:
- Thơ tiên sinh làm không đến nỗi tồi nên thiếp mới tìm đến thăm tiên sinh đấy! Tiên sinh đủ tài đỗ thám hoa, chẳng qua lời tiên sinh nói thiếp chưa hiểu rõ.
Lưu Mặc Lâm cười khì nói:
- Có gì mà không hiểu, ta nói trời sinh ra người đàn bà quá rẻ mạt. Bài mở đầu của "Lễ kí" viết rằng: "tiền đến thì chó mẹ lấy, nạn đến thì chó mẹ lảng đi" là gì?
Lúc này Tô Thuấn Khanh mới hiểu chàng vòng vo là để lăng mạ mình, nhổ nước bọt cười đáp:
- Chỉ căn cứ mấy lạng bạc tiên sinh cho thì thiếp nhìn tiên sinh bằng con mắt gì đây? Khách ở phương nam tới thường nói là bán chữ để sinh sống. "Tiền Đường Lưu" quả danh bất hư truyền. Vừa rồi nói tiên sinh đậu thám hoa, thực ra chỉ là miệt thị tiên sinh chứ tiên sinh có tài làm tới công hầu. Tiểu nữ là "chó mẹ", quân tử là "công hầu", liệu có cân xứng không nhỉ?
Lưu Mặc Lâm không nén nổi, ha ha cười vang, đang cười bỗng dừng hẳn thở dài:
- Ôi! Đáng tiếc là văn chương thì hận mệnh mà công hầu thì vô phận, ta nay phá sản mời nàng đến gặp mặt và hát cho ta nghe một vài bài, cũng coi như là niềm vui lớn nhất của con người. Qua đêm nay, ngày mai mua thuyền về nam vẫn dọc theo bờ sông Tiền Đường bán chữ để về.
- Quân tử đâu đã đến nỗi này. - Tô Thuấn Khanh cười duyên dáng cúi lạy rồi từ từ đến trước bàn tiện tay giơ bản thảo nói:
- Tiểu nữ một mình đến đây, nhạc cụ không mang, hát suông ư?
Lưu Mặc Lâm với cái túi cẩm nang trên tường xuống, cẩn thận lôi ra một chiếc đàn. Tô Thuấn Khanh cười nói:
- Tìm đâu ra một thanh củi thế này, tiên sinh dùng làm đàn thì đừng nói Chung Tử Kỳ mà ngay cả tiểu nữ "chó mẹ" này cũng cười rơi răng ra mất.
Nói xong thì thấy Lưu Mặc Lâm tay trái ấn phím tay phải gay nhẹ "tưng" một tiếng như khơi nguồn nước chảy rồi cả phòng như tràn ngập tiếng đàn. Tô Thuấn Khanh bỗng chốc tươi cười càng nghe tiếng đàn càng cảm xúc, tiếng trong tiếng đục như có tiếng tiêu hòa nhịp. Chàng đang đánh bài "Bình Sa lạc nhạn" nghe như lúc thì cát bay gió cuốn, lúc thì tựa như nhạn vút tầng cao, nàng đã từng nghe bao nhiêu lần khúc cổ điển này, thấy mình cũng đã là một tay đàn hay, thế mà không ngờ cái anh chàng cống sinh bất mãn này lại có tay đánh đàn hay đến như vậy. Nàng ngơ người một lúc. Gảy hết bài Lưu Mặc Lâm mới nhẹ nhàng bỏ tay xuống cười hỏi:
- Nghe có được không?
Tô Thuấn Khanh bước tới sờ cây đàn lúng túng nói:
- Ngọc trên núi gai, chân trong linh xà, vật quí đâu cần túi bọc. Đây dùng gỗ gì vậy?
- Lôi kích mộc!
Lưu Mặc Lâm trả lời lạnh nhạt. Tô Thuấn Khanh không nén nổi rùng mình. Lưu Mặc Lâm nói:
- Dù có nghe lọt tai hay không ta cũng đệm cho nàng bài "Trường hà lạc nhật". Nàng hát mấy câu mà ta tặng nàng. -Tô Thuấn Khanh vốn lòng hiếu kì đến thăm chàng cống sinh nghèo chịu bỏ ra bảy mươi lạng bạc để gặp mình. Giờ đây nàng đã bị tài hoa của chàng hoàn toàn khuất phục. Nàng nghe chàng gảy đàn, nhìn khuôn mặt giảo hoạt nhưng tự nhiên mà lòng thấy xúc động, đỏ mặt tía tai, rạo rực trong lòng, xốn xang theo tiếng đàn, cất tiếng hát:
Khóm trúc xanh xanh ta vòng quanh
Đi tìm bóng dáng đức lang quân
Cố tri nào thấy người trở lại
Lắc đầu ôi hỡi sinh lầm thời
Lời thề thầm lặng soi bích ngọc
Chốn quan san ôi! Trăng sao!
Tiếng ca của Tô Thuấn Khanh vừa dứt, Lưu Mặc Lâm ngẩng đầu tay ôm cây đàn cười nói:
- Người trong bài nàng hát là ta hay sao? Mới gặp nhau một lần làm sao gọi là "cố tri" được, hay nàng đã có người khác nay mượn đề để thể hiện, e rằng ta không tiếp thu được.
- Gặp dịp thì diễn trò thôi mà. - Tô Thuấn Khanh tay cầm khăn đưa mắt nhìn Lưu Mặc Lâm. - Ca nhi thanh lâu chỉ gây trò cười một chút cho vui, khúc này tiên sinh không thích, tiên sinh bảo tôi nên hát bài nào?
Lưu Mặc Lâm nhìn trân trân vào Tô Thuấn Khanh hồi lâu mới cười gượng gạo:
- Mọi người bảo ta suồng sã thực ra phải lúc có người tâm giao ta mới thừa dịp cởi bỏ tâm sự. Chẳng hạn như bây giờ đây, một nàng một ta tư tình tư cảnh hồn không giữ xác còn suồng sã làm gì?
Tô Thuấn Khanh đứng thẫn thờ một lát, bỗng cười khanh khách nói:
- Tiên sinh nói vậy, người đàn ông nào mà chả thế, đừng có làm thánh sống với thiếp nữa, dù hồn không giữ xác thì thiếp đến gọi hồn về cho tiên sinh.
Lưu Mặc Lâm cười tinh nghịch:
- Nhìn điệu bộ của nàng thì chỉ cần giơ khăn tay ra là gọi được hồn thôi phải không? Đáng tiếc là với tư cách như nàng thì cũng không cưỡng lại được đâu. Ta có khúc ngâm: "Tự gọi hồn" nàng có thích nghe không? - Nói xong chẳng cần để ý gì đến Tô Thuấn Khanh, cúi đầu nhè nhẹ gảy đàn, chậm rãi ngâm:
Lầu Quỳnh Băng cao không phải nơi chàng ở hay sao
Em đang tại trần gian đây, đã đến tư nơi nào?
Tấm thân ngọc ngà sao chẳng cho chàng có được?
Vì đâu em yêu chàng, một con người lấm lem bùn đất
Ráng chiều lơ lửng mây xanh nào phải bóng hình chàng
Trách nàng xúi giục gió sương ghen với ta
Cho nhắn nhủ khách qua vội vàng
Gió sương vờn trước mặt
Người đi mãi mênh mang.
Bám dây sòng vào hang vượt núi
Nhìn dòng ngân hà xa vời vợi
Mà nước mắt cạn dần
Gửi tình yêu tới người thân
Vì sao làm khổ Cửu Nguyên thế này?
Ôm lấy yên ngưạ nhé,
Giữ lấy càng xe đây
Ngửa mặt than thở cùng mây
Hỏi rằng tạo hóa vần xoay?
Biết không cả cuộc đời này thương đau!
Nhữ Nam cạn nước mắt
Thành quách tây phong tàn...
Em là viên ngọc quý
Đã đến được nơi đây
Cho hình in bóng nước
Tựa vào thành Duyên vương
Đi qua Bạch Hà giang
Nhìn theo ánh trăng sáng
Thấy khách ngây ngất hồn
Giơ cánh tay ngà ngọc
Cười nói rất tự nhiên
Hồn ơi quay về nhé!
Đừng đi mà cô đơn
Cho lòng thêm băng giá
Ta chờ đợi lâu rồi
Núi sông ơi! Trở lại thôi!
Vì ta, ta lại vì người thêm yêu
Hồn ơi ta đợi sớm chiều, về mau!
Về mau! Trở lại mau!
Ngâm tới đây Lưu Mặc Lâm ngừng đàn nhìn Tô Thuấn Khanh nghi ngại. Ánh mắt đầy thèm muốn khát khao. Tô Thuấn Khanh lúc này đã mê muội, e dè nói:
- Dáng điệu lẳng lơ khổ sở quá, cách gọi hồn mới... là ngón nghề của tiên sinh đó chăng? Thiếp không tin như vậy...
Lưu Mặc Lâm không nói đứng dậy đến trước bàn cầm bút chấm mực suy nghĩ chốc lát rồi viết vội lên giấy. Khi Tô Thuấn Khanh khe khẽ bước tới liếc nhìn thì đúng là đoạn tiếp "Tự gọi hồn" ban nãy:
Dần dần cho tỉnh lại
Mà hiên ngang quay về
Bảo "không tin" không được
Như nguồn tuôn trào nước
Như sông tràn ngập bờ
Để đưa hồn trở lại
Cho xương thịt hồi sinh
Cờ chiêu hồn huy hoàng
Mời ngồi xe loan phượng
Dạo chơi bảy tầng mây
Rượu cơm Ngọc Anh no say
Uống nước nguồn Đỗ Khang này thong dong...
Lưu Mặc Lâm vừa viết vừa nghiêng đầu hỏi:
- Có tin không? Có cho phép không? Có cần viết tiếp không?
Tô Thuấn Khanh nhẹ nhàng nâng tờ giấy lên, xem từng nét chữ thảo của Lưu Mặc Lâm như rồng bay phượng múa, quỷ thần đấu nhau. Ánh mắt nàng rực rỡ hào quang, nàng thở đài:
- Thật làm khó dễ cho tiên sinh nhưng kết cục đầu đuôi dù là thể "li tao" cũng nên để "nhiễu loạn" một chút cho rõ ý.
Lưu Mặc Lâm cười im lặng kề sát người nàng hỏi:
- Nàng nói "li tao" là gì? "Nhiễu loạn" là thế nào? Hãy nói cho ta nghe.
Tô Thuấn Khanh cúi đầu tay vuốt tóc nói:
- Đàn ông các người hư lắm....
Lưu Mặc Lâm thấy dáng điệu nàng như vậy ngả người giành lấy tờ giấy vứt xuống đất rồi ôm chặt lấy Tô Thuấn Khanh mà hôn mà hít. Tô Thuấn Khanh bỗng chốc đã mềm nhũn như người không xương mặc cho Lưu Mặc Lâm sờ soạng khắp người. Hai người quằn quại trên giường, Tô Thuấn Khanh như người trong mộng thì thầm nói:
- Đừng... đừng làm như vậy... thiếp là gái trinh không thể điên rồ như vậy được...
- Thế thì tốt quá, ta là trai tân đây thế này mới là trai tài gái sắc chứ.
Lưu Mặc Lâm thở hổn hển hai tay cuống cuồng sờ nắn cởi áo lót của Tô Thuấn Khanh, hai cái đầu vú như châu ngọc nóng hôi hổi từ từ lộ ra. Chàng bóp nhè nhẹ nói:
- Chỗ ấm áp này là cái khóa hồn đấy, núm ngọc này đúng là sữa đậu tuyệt vời!.. Sao nàng lại nhắm mắt? Mắt nàng đẹp biết bao, hãy mở mắt nhìn ta đi..
Rồi chàng ôm đè lên người nàng.
--------------------------------
Hàm lượng bạc 98%. |