ến cảng Triêu Dương Môn là chung điểm đầu bắc của vận hà (150). Cuối đời Minh do chiến loạn không sửa chữa được nên từ lâu đã bị vùi lấp, ứ tắc, trông không thành hình dạng gì hết. Khi mùa mưa nước đầy thì các thuyền to, thuyền nhỏ đều cập bến được. Nói chung trong một năm bến cảng đặt ở Thông Châu cũng tới được Bắc Kinh. Sau năm Khang Hy thứ 16, quốc lực dần dần dồi dào; những viên quan có khả năng tu sửa đê điều như Cận Phụ, Trần Hoàng, Vu Thành Long đã nhiều lần dày công tu sửa nên đê điều không những khôi phục được như cũ, mà lòng sông còn mở rộng ra được hàng chục trượng, mực nước cũng sâu được hơn một trượng. Thế là từ đó nơi đây ngày càng phát triển đi lên. Trên bờ, các cửa hàng, cửa hiệu, nhà cửa san sát như bát úp, những lầu cao vòi vọi, nóc nhà chọc trời, trông dáng vẻ như một tòa tiểu thành độc lập ở ngoại thành Bắc Kinh quang cảnh rất phồn hoa, náo nhiệt.
Phủ đệ của Bát bốiDận Tự ở bờ bắc bến cảng. Nhận được "Để báo" đăng tin Dận Chân sắp về Kinh, Dận Tự rất phân vân. Theo quốc lễ, không phụng chỉ thì ông không được đi đón. Về tình anh em mà nói, anh mình từ xa về đến nhà, xuống thuyền ở ngay cổng nhà mình, không thể không ra đón. Trong số đông hoàng tử của Khang Hy thì Dận Tự chỉ quản có ba kỳ: Chính Hồng, Chính Lam và Tương Bạch. Như vậy ông là một vị hoàng tử chỉ phải ngồi đấy mà chỉ đạo, rất chi là thanh nhàn. Nhưng đối với mọi người thì ông là một người khoan hậu, hòa nhã mà lại tỏ ra tháo vát, từng trải. Bất luận là anh em hay là các quan ngoài có việc gì phiền muộn hoặc khó xử, họ đều tìm đến ông để giải bày và cầu mong sự trợ giúp. Đối với những việc mà Dận Tự có thể giúp được thì ông không hề phân biệt thân sơ, xa gần, bất kể là xin tiền để chạy chức quan, hoặc xin cứ tiếp tục làm quan khi có tang, ông không bao giờ khoanh tay ngồi nhìn không giúp. Vì vậy, đối với vị "Bát hiền vương" này mặc dầu chân không ra khỏi nhà một lòng vâng theo tổ huấn không can dự chính vụ, nhưng mọi việc của sáu bộ không việc nào có thể dấu ông, cũng không việc nào lọt khỏi mắt ông.
Suy đi nghĩ lại, Dận Tự quyết định thay thường phục đi đón Dận Chân. Cửu a-ca Dận Đường hôm qua đến phủ, ông đã biết chuyện xảy ra ở Giang Hạ, Thập a-ca Dận Ngã vay tiền của ngân khố, đang tức giận Thi Thế Luân, phủ Nội vụ đã để lộ tin là Đức vạn tuế đối với Dận Nhưng càng ngày càng bất mãn. Dận Chân, Dận Tường là cánh tay phải, cánh tay trái của Dận Nhưng, những việc này sau khi về Kinh chắc Tứ a-ca sẽ biết ngay, mình mà không ra gặp mặt ông ta, giữa anh em với nhau, sự chia rẽ sẽ càng thêm sâu sắc. Các triều thần đã ngầm lan truyền tin, nếu phế thái tử thì Bát da sẽ đương chính. Tuy điều này là vô căn cứ nhưng giữa anh em với nhau mà có sự nghi ngờ thì sao tránh khỏi những điều đàm tiếu?
Dận Tự chơi mấy ván cờ với môn khách xong thì ngoài trời vừa tối, người phía ngoài đã chạy như bay vào bẩ
- Bát da, quan thuyền của Tứ da, Thập tam da đã đến rồi!
- Vội gì!
Dận Tự tươi cười nói, đoạn tiếp:
- Đợi họ đón tiếp xong ta mới đi.
Nói rồi Dận Tự đứng dậy, thay chiếc áo lụa nguyệt bạch, ông cũng không mặc áo ngoài nhưng đội mũ, lưng thắt một dải trầm hương mã vĩ ngọa long, chân đi đôi giầy đế bằng nỉ đen. Dận Tự chỉ mang theo hai tiểu nô tài rồi ung dung đi ra ngoài theo cổng lớn.
Trên bến cảng, nghi thức đón khâm sai đại thần cũng vừa kết thúc. Dận Chân, Dận Tường có vẻ như vừa xuống thuyền, hai anh em đang cùng với mấy quan viên ở bộ Lễ tay nắm tay chuyện trò. Lúc này trong Lư bằng (151) ca nhạc đã ngừng, dưới 12 ngọn hoàng sa quan đăng một nhóm quan viên mũ mãng huy hoàng đang quây quanh Dận Chân, Dận Tường nói chuyện vui dưới ánh trăng sao. Họ trông thấy Dận Tự đến bèn vội tránh vào một ngõ nhỏ.
- Tứ ca, Thập tam đệ, đường xa gió bụi vất vả lắm nhỉ?
Dận Tự rảo bước, đến trước Dận Chân ông cúi mình xuống vái rồi cầm lấy cánh tay giá lạnh của Dận Chân nói:
- Xem ra thì khí sắc của huynh còn khá lắm. Ở Kinh ngày nào anh em ta cũng gặp nhau nên cảm thấy rất bình thường, ấy thế mà huynh và Thập tam đệ đi xa tám, chín tháng ệ đã cảm thấy trống vắng, tình anh em thật như chân với tay vậy.
Nói rồi, Dận Tự quay mặt lại Dận Tường:
- Thập tam đệ trông vẫn như cũ, nhưng lại vẻ lịch lãm hơn, tuy nhiên có hơi già đi một chút.
- Bát ca chắc nhớ tiểu đệ nhiều!
Dận Tường cười hì hì nói tiếp:
- Đệ và Tứ ca ở bên ngoài cũng luôn nghĩ đến Bát huynh! Sắp đến rằm tháng Tám rồi. Không biết huynh đã chuẩn bị những gì cho đệ ăn chưa?
Dận Chân chỉ mỉm cười đứng bên nghe, nói:
- Chúng ta đi thôi, rất nhiều người còn quỳ đợi chúng ta ở Lư bằng kia kìa!
Dận Tường cười nói:
- Dưới đầu gối của đấng nam nhi đều có vàng đấy, cứ để cho họ quỳ thêm một chút nữa cũng không sao! Thăng quan phát tài nếu không dựa vào việc quỳ xuống thỉnh an thì dựa vào đâu?
- Thập tam đệ khi còn nhỏ không như vậy, sao bây giờ lại lanh lợi thế! - Dận Tự cười, nhưng ông lại nói thêm: - Chỉ có cái miệng của chú là không tha cho ai cả.
Ba người vừa nói chuyện vừa đi về phía Lư bằng. Tiếp giá ở bê sông đều là các quan trên hàng lang quan (152), còn ở trong lư bằng đều là các quan thuộc hàng khoa, đạo, tư (153). Ở đó có đến hơn trăm người, họ thấy ba vị a-ca đi đến thì đều khấu đầu. Viên Tư quan (154) ở Tứ dịch quán bộ Lễ là Diêu Điển và Lưu Nhiếp, hai người đến thỉnh an:
- Tứ da, Thập tam da cát an!
Họ đều là người của phủ Dận Tự, thỉnh an xong họ chỉ cung kính nhìn Dận Tự mà thôi.
- Thôi, khỏi phiền các ông!
Dận Chân mỉm cười, nhẹ giơ tay lên nói:
- Mọi người đứng dậy đi, trời đã tối rồi, còn có người ở tận Tây Trực môn cơ mà! Các ông về thôi, ngày khác ta lại gặp nhau.
Lễ bộ thị lang Tống Văn Vận đến cạnh Dận Chân nói:
- Tứ da, ngài và Thập tam da mới từ xa về, chắc bây giờ vẫn chưa ăn cơm tối. Các nô tài đã chuẩn bị một chén rượu nhạt, xin mời Tứ da và Thập tam da dùng qua một chút rồi hãy về!
Dận Chân liếc nhìn quả thấy ở dưới Lư bằng có mười hai mâm cỗ bày rất tề chỉnh, sơn hào hải vị, các hoa quả tươi ngon từng bàn, từng bàn, các thức ăn chất cao như núi, ông bất giác cau mày, nói:
- Chỉ ý đã có từ lâu nói: Khâm sai đi công cán cáo nơi không được bầy vẽ mọi chuyện! Ta và Thập tam đệ đã ăn trên thuyền rồi. Bây giờ ta thấy trong người mệt mỏi đau nhức, chỉ mong được sớm nghỉ ngơi một chút thôi. Thôn Trúc, ông là người làm việc lâu năm, đã biết cá tính của ta, tại sao còn bày vẽ như thế? Ta đi ra các tỉnh ngoài không bao giờ ăn tiệc của các quan địa phương mời, trở về đến đây thì lại càng không nên ăn. Hơn nữa, các nghi trượng đón anh em ta tối nay cũng quá xa xỉ, ta thật chịu đựng không nổi!
Các quan viên nhiệt tình chuẩn bị yến tiệc, những tưởng nếu không có được sự vui vẻ đón nhận thì ít ra cũng không đến nỗi bị cự tuyệt. Nhưng nay bị mấy câu như nước lạnh dội vào, bất giác họ nhìn nhau, trong lòng ai cũng thấy ấm ức, ngoài mặt tuy cười khan, nhưng trong lòng lại rủa thầm: "Mẹ nó chứ, chúng ta nhiệt tình mà hóa ra lại bị bẽ mặt". Tống Văn Vận trong lòng bực bội, nhưng vẫn cười xòa nói:
- Tứ da, xin ngài yên tâm, cỗ bàn hôm nay không phải dùng tiền trong cung mà là của hạ quan chúng tôi gom góp lại. Ngài không hạ cố, mặt mũi hạ quan chúng tôi còn ra làm sao nữa?
Dận Tường trong bụng đã kiến bò, lại nghe thấy Dận Chân nói "đã ăn rồi", chàng vừa tức, lại vừa buồn cười nhưng không tiện nói gì hơn.
- Ít nhiều thì ta cũng nên ăn một chút.
Dận Tự thấy mọi người, người nào, người ấy mặt sa sầm không nói năng gì thì cười rồi nói một cách cởi mở, ngay thẳng:
- Thôi, t thành lệ là được rồi. Bây giờ đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi, không ăn thì lãng phí của trời. Hãy coi như đây là tôi mời Tứ da. Thật ra thì ở phủ tôi cũng có chuẩn bị rồi, bây giờ để cho người trong phủ ăn cũng tốt thôi.
Nói rồi, Dận Tự dắt Dận Chân bước vào Lư bằng.
Mọi người bây giờ mới thấy nhẹ người, nối nhau ngồi vào bàn. Chẳng mấy chốc cốc chén đã chạm nhau, tiếng hoắc quyền hành lệnh (155) dần dần rộ lên, bầu không khí trong bàn tiệc dần dần vui lên. Nhưng Dận Chân thì lại có điều phải suy nghĩ: theo qui định thì hoàng tử đi công cán trở về Kinh, cung đăng chỉ được treo tám chiếc, long kỳ chỉ được chín lá. Hôm nay thì treo những mười hai cung đăng, mười hai lá long kỳ, mà lại huy động cả ngự nhạc ở Sướng lâu các? Rồi thì lại cho cử cả khải ca như khi hoàng tử đi công cán về. Không một chỗ nào mà không dùng nghi thức của thái tử, vậy thì đó là chủ ý của ai? Nếu là phụng chỉ thì cần phải nói rõ, nếu không phải phụng chỉ, thì đó là buộc thòng lọng để mình tự chui vào. Về các bàn tiệc thì lại cũng theo như quy cách ngự thiện! Dận Chân càng nghĩ càng thấy nghi hoặc nên ông cứ ngồi trầm ngâm. Dận Tường thì bất kể mọi sự, bất luận là món mặn, món chay chàng đều ăn cả. Sau khi ăn một miệng lớn rồi Dận Tường cười nói:
- Bàn tiệc này, dứt khoát phải mười lăm lạng bạc, nếu ít hơn thì không làm được. Bát ca có tiền thết khách, đệ sẽ xin ăn thật thà!
- Những bàn tiệc này là của bọn họ chuẩn bị đấy chứ. Thập tam đệ nên thấy được thịnh tình
Dận Tự rất cảnh giác, vừa nghe đã biết là ông em của mình không phải có ý tốt, muốn đem từ "thết khách" chụp lên đầu mình, vì thế Dận Tự nói ngay. Rồi lại tiếp:
- Tôi vì tiết kiệm nên không muốn bỏ tiền, hai vị phất tay áo mà đi thì thật là tệ đấy!
Rồi ông quay lại khuyên Dận Chân:
- Sao Tứ ca lại không động đũa thế? Mọi việc bấy giờ ta không nên quá câu nệ. Năm ngoái tôi đi Phụng Thiên. Bọn Ba Hải Trương Ngọc Tường mời tôi ăn một bàn tiệc cũng những món như thế này. Tôi không nói gì nhưng bọn họ lại bảo tôi: "Thực đơn này là Đức vạn tuế khi Đông tuần thưởng cho chúng tôi!" Đã không cho ăn mà lại thưởng tờ giấy đó để làm gì? Huynh xem xem, làm như thế thật không rõ ràng mà lại hàm hồ nữa, có phải không?
- Tôi thì cứ thích việc gì cũng phải rõ ràng.
Dận Chân đã quyết ý, nhất định không ăn một miếng nào. Ông cười, nói:
- Tôi không phải là không dám ăn bữa ăn này. Một là quả tôi không đói, hai là tôi nghĩ rằng, một bữa ăn như thế này phải tốn ba, bốn trăm lạng bạc. Trong thiên hạ đất đai rộng lớn như thế này, quan nhiều như thế này, mà cứ ăn như thế này thì biết bao nhiêu tiền cho đủ? Chúng ta thật sự giầu như thế này sao? Nếu ta tiết kiệm khoản tiền thù ứng này thì cũng làm được một số việc...
Mọi người vừa ăn, vừa nghe Dận Chân giáo huấn, người nào người ấy bực tức nhưng không làm thế nào. Lát sau, người nọ nói:
- Thịt gà mà sao lại nấu thế này, nhạt quá!
Người kia nói:
- Chà chà, bị gai đâm rồi!
Diêu Điển bỗng nhiên tự tát mình một cái đánh "đét", Lưu Nhiếp thấy vậy liền hỏi:
- Sao thế?
Diêu Điển cười đáp:
- Con muỗi này đốt người!
Tống Văn Vận cười ruồi, khuyên:
- Tứ da, thức ăn nguội hết rồi, mời...
- Tôi quả thật nuốt không trôi!
Dận Chân thấy lóe sáng trong lòng, ông nói:
- Khi tôi đi qua Lạc Mã Hồ, Hàn Xuân Hòa có mời tôi ăn, trên bàn tiệc có một con lợn quay giá tiền hơn một trăm lạng bạc. Tôi nói với ông ta: "Ông nhìn hai đứa bé này, chúng chuyên phục vụ việc đọc sách của tôi, một đứa tên là Cẩu Nhi, đứa kia tên là Khảm Nhi, bố mẹ chúng đều chết đói cả. Tôi mua một đứa hầu gái chỉ mất có năm lạng bạc. Chúng đều là máu mủ của bách tính".
Dận Tường đang một cái đùi gà, chàng đang nghĩ cách cắn gọn cả túm gân ở đó, nghe vậy liền cười nói:
- Tứ ca, thôi đi, thôi đi, huynh cũng ăn một chút chứ!
Dận Chân đột nhiên biến sắc mặt, ông đứng dậy rồi cứ thế đi ngay. Dận Tường ợ một tiếng, mặt đỏ tưng bừng đứng dậy nói:
- Ăn no rồi! Ăn no rồi! Các ông cứ thong thả mà ăn, tôi xin cáo thoái.
Nói rồi chàng cũng đi theo luôn. Dận Tự thấy bọn Tống Văn Vận mặt đỏ tía tai ngượng nghịu vô cùng, thì vội đứng dậy an ủi:
- Tính khí của Tứ ca ta như thế đấy. Thôi hãy nể mặt ta, các ông đừng để bụng.
Nói rồi, Dận Tự cũng đi luôn.
Mấy anh em a-ca vừa đi khỏi thì bên này bọn các quan viên lập tức như khỉ được xổ lồng liền ồn ào, ầm ĩ ngay lên. Lưu Điển lấy đũa gõ thật to vào bát đựng thức ăn, lớn tiếng nói:
- Xin mời! Xin mời! Thôn Trúc công, ăn đi! Sao lại thẩn người như thế?
- Thôn Trúc lần này lại mó phải vó ngựa rồi.
Lưu Nhiếp vừa cười, vừa chuốc rượu cho Tống Văn Vận, nói:
- Mặt ông bị ngựa đá trắng bệch ra kìa! Sợ cái gChẳng qua phải chịu cái tiếng xúi quẩy mà thôi. Đừng nói chúng ta, ngay các a-ca cũng bị hành tới "gà bay, chó nhẩy" nữa là!
Một viên tham tướng nâng cốc lên, cười nói:
- Đen đủi cái gì, ăn đuôi gà rồi ợ một cái, chỉ toàn hơi là hơi thôi!
Mọi người cười phá lên, người này nói:
- Bố chồng cõng nàng dâu qua sông, đã mệt mà lại chẳng làm ai vui lòng!
Người kia nói:
- Lằng nhằng mà hay đáo để! Nào là Câu Nhi với Khảm Nhi. Trên thế gian làm gì có cái rãnh, cái hố (156) nào mà người ta không qua được? Thập bất toàn đã kê khai danh sách những viên quan có vay tiền ở bộ Hộ dâng lên hoàng thượng rồi, đứng đầu danh sách là Tào Dần, thứ hai là Ngụy Tử Hú, họ đều là những vị huân quý vào sinh ra tử để bảo giá! Đợi đấy, xem có ai băn khoăn vì những kẻ khốn khổ như Câu Nhi và Khảm Nhi không?
Dận Tường vì đi tiểu nên lúc ấy chưa đi khỏi, khi quay trở lại thấy Cẩu Nhi và Khảm Nhi vẫn còn đợi mình ở phía ngoài Lư bằng, chàng liền hỏi:
- Sao các ngươi vẫn chưa đi?
- Xin da nghe thử! - Cẩu Nhi nghiến răng nói rồi lại tiếp: - Bọn chúng đang nói năng lung tung những gì gì
Dận Tường lắng tai nghe, bên trong quả nhiên có những tiếng nói vẳng ra của những kẻ mồm năm, miệng mười; ám chỉ người nọ, người kia, đây đó lại có người nói: "Con vua thì lại làm vua, con ông sãi chùa lại quét lá đa", rõ ràng là họ phỉ báng anh em mình, Dận Tường không nén được giận, mặt trắng bệch ra. Vừa cùng hai đứa bé đi, miệng chàng vừa nói:
- Ta không thể không trừng trị bọn này!
Khảm Nhi liếc nhìn thấy bên bờ sông có buộc hai mươi mấy con ngựa, đó đều là ngựa của các quan viên trong Lư bằng cưỡi đến, họ đều đang uống rượu mà cũng không thấy có ai trông ngựa cả. Cẩu Nhi nháy mắt nhìn Dận Tường rồi ghé tai chàng thì thầm mấy câu.
- Cách ấy hay đấy!
Dận Tường mắt chợt sáng lên, nói:
- Nhà ngươi khá lắm! Cứ làm như thế, xẩy ra việc gì đã có ta!
Khảm Nhi gật gật đầu, rồi lấy trong người ra một bánh pháo, thích chí cười không thành tiếng, sau đó nó đến bên một con ngựa, lấy bánh pháo buộc chắc vào đuôi con vật. Cẩu Nhi cũng hiểu ngầm, nên vội đi lên phía trước cởi cương ngựa, châm lửa, rồi nói:
- Thập tam da, thế này cũng không phải lắm, nhưng hễ pháo nổ, ngài cùng chúng con phải chạy cho nhanh!
Nói rồi Cẩu Nhi dắt ngay ngựa đến. Dận Tường thấy nó đốt đóm rồi đạp một cái thật mạnh vào chân ngựười nói:
- Đến góp vui với chủ mày đi, cho họ chửi nữa đi!
Chú ngựa bị đạp vào chân, chạy lên được vài bước, ngựa vừa dừng chân thì pháo buộc ở đuôi đùng đùng nổ vang. Con vật sợ quá nhẩy vọt lên, hí dài một tiếng rồi chạy lồng vào Lư bằng, phút chốc các bát đĩa thức ăn đổ vỡ lung tung, tiếng người kêu, tiếng bàn bị nhào lật, tiếng ngựa hí, chén cốc va chạm loảng xoảng, mọi thứ đều rối ren, lộn xộn! Dận Tường đắc ý cười một tiếng nói:
- Đi thôi!
Thế là ba người chạy thẳng đến phủ Bối lặc tìm Dận Chân.
Chạy mãi cho đến trước cổng phủ Bát bối lặc, ba người mới thong thả đi. Các trưởng tùy ở cửa phủ đều biết Dận Tường. Một người liền đi thẳng vào Di Tĩnh trai, thư phòng của Dận Tự. Ở đấy người này trông thấy ba người con của Dận Chân là Hoằng Thời, Hoằng Trú và Hoằng Lịch đương kính cẩn lễ phép đứng chầu chực ở cửa Trai môn. Vì ba chú bé này, đứa lớn chẳng qua mới lên tám, đứa nhỏ mới lên năm, chúng đang ở lứa tuổi trẻ con, đằng sau chúng túm tít một đám đông những thái giám, hầu gái và bà già. Trưởng tử Hoằng Thời liền vội bước lên, quỳ xuống nói:
- Chú Mười ba đã về rồi ư? Vừa rồi cha cháu hỏi chú đấy.
Hoằng Trú, Hoằng Lịch thì quỳ xuống lạy, sau đó sà ngay vào lòng Dận Tường nũng nịu. Ở bên trong, Dận Chân đã nghe thấy tiếng con liền đi ra, nói:
- Bỏ chú ra các con. Cao Phúc Nhi đưa ba thế tử về nhà, nói với phúc tấn rằng: Ta là khâm sai, ngày mai phải vào bệ kiến hoàng thượng rồi mới về nhà được, phúc tấn hãy thay ta hỏi thăm sức khỏe của Ô tiên sinh và Văn Giác họ Âm!
Dận Tường ôm chầm lấy Hoằng Trú, Hoằng Lịch hôn phải, hôn trái rồi buông hai cháu xuống, cười nói:
- Tứ ca thật cũng nghiêm bề gia giáo quá! Sự giữ lễ cương thường cha con làm thật đến nơi, đến chốn. Nhưng Tứ ca dậy dỗ các con thế nào mà làm các con sợ như chuột sợ mèo vậy. Tuy người quân tử chỉ bế cháu, không bế con, nhưng nếu ta để mất đi cái vui của thiên luân thì cuộc sống còn gì là lạc thú nữa?
Nói rồi, chàng quay lại nói:
- Cẩu Nhi, Khảm Nhi: các ngươi cũng về cùng với ba thế tử, rồi lấy búp bê, quạt gấp, túi thơm, lồng dế mèn mà ta đã mua ở Vô Tích về đem biếu các thế tử.
Sau đó, chàng lại đùa với các cháu một lúc rồi mới vào thư phòng uống trà, nói chuyện với Dận Chân, Dận Tự.
- Tứ ca!
Sau khi đã thu xếp mọi thứ đâu vào đấy, Dận Tự mới thân bầy các đồ điểm tâm, lấy chiếc quạt trúc Tương Phi ra phe phẩy và ngồi xuống, rồi với thái độ thành khẩn, chân thật ông nói:
- Đệ có mấy lời muốn nói với huynh. Không nói thì ấm ức trong lòng, nói ra thì sợ Tứ ca không bằng lòng, không biết nên như thế nào đây?
Đôi tròng mắt đen của Dận Chân đăm đăm nhìn vào Dận Tự một lúc, sau đó ông mới bật ra tiếng cười rồi nói:
- Chuyện gì mà ghê gớm thế? Bát đệ cứ việc nói đi.
Dận Tự mỉm cười nói:
- Tứ ca bẩm sinh đã nghiêm nghị, ai trông cũng phải nể trọng, kẻ dưới nhìn thấy Tứ ca tuy có lúc giận huynh nhưng không dám không tôn kính, phong thái như vậy thật ít người có được! Nhưng cổ nhân đã nói; cứng quá thì dễ gẫy, cường không thể thắng được nhược, mềm thì có thể bền lâu! Bao giờ cũng phải rắn mềm đúng mức thì mới là đạo vạn toàn. Việc quyên góp ở Đồng Thành theo như đệ được biết thì đệ rất sướng khoái, nhưng thành Bắc Kinh to lớn thế này thì hạng tiểu nhân nào mà không có? Như vậy thì khó tránh...
Dận Tự liếc nhìn Dận Chân không nói tiếp nữa. Dận Chân cười nói:
- Ô! Hiền đệ nói những gì thế? Cứ nói tiếp đi?
Dận Tự hơi cúi người xuống, nói tiếp:
- Đệ ở đây có một đơn kháng cáo, giọng điệu thậm cay cú, bên hộ Hình nhận, đệ bảo giữ lại không đưa đi.
Nói rồi từ đống hồ sơ ông rút ra một tờ giấy vàng đưa cho Dận Chân. Dận Chân cầm lấy xem, bên trong viết:ười dâng cáo trạng diêm thương Liễu Hạ Chích làm đơn kháng cáo như sau: Hai anh em Bá Di, Thúc Tề là kẻ cực ác, dựa vào thanh thế hai anh của tổ phụ đào mộ của Hứa Do (157), lại tư thông Với bế thần (158) ở tỉnh An Huy là Liễu Kỳ và Trần Nguyên Khang, dung túng cho tên ác nô họ Niên vơ vét tài sản của dân, tát đầm bắt cá, hết sức hung ác, bức bách phải hiến ba trăm mẫu ruộng ở Thú Dương, Sơn Vi (chúng tôi không giao văn tự). Thuở xưa Bá Di, Thúc Tề (159) khóc giữ ngựa Vũ Vương. Chí tôn lại can ngăn. Nay thân sâu kiến may gặp thời Nghiêu Thuấn, há sao chẳng bắt chước Di, Tề giữ lấy cương ngựa mà kêu? Vậy xin khẩn thiết dâng bản cáo trạng này".
Dận Chân xem xong chỉ cười, ông đưa tờ cáo trạng trao Dận Tường nói:
- Văn viết khá đấy, không biết phải mua hết bao nhiêu bạc? Chú xem đi!
Rồi Dận Chân lại hỏi:
- Họ còn nói gì nữa không?
- Không nói gì cả! - Dận Tự trầm ngâm nói: - Lại như việc vừa rồi, Tứ ca làm không sai, nhưng đệ thấy hơi quá một chút. Thật tình mà nói thì mọi người đều có ý tốt, họ phấn khởi vui nhộn, nhưng cũng có chút làm đệ không chịu nổi.
Dận Tường cười thầm, chàng làm như không biết gì cả nhưng trong bụng nghĩ:
- Những điều không chịu nổi sau đó, huynh còn chưa biết đấy thôi
Dận Chân cầm hai hạt thông trong tay mâm mê, mãi sau mới nói:
- Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão
Nguyệt như vô hận nguyệt thường viên
(Xanh kia; tình đó, già là chắc!
Nguyệt nọ: hận không, còn tròn lâu!)
Lại nghĩ rằng ngựa tốt là ngựa không ăn cỏ (160), trong thiên hạ làm gì có những chuyện tốt đẹp như vậy?
Dận Chân hơi ngừng lời, rồi nói sang việc khác:
- Sức khỏe hoàng a-ma thế nào?
- Cũng vẫn khỏe.
Dận Tự nói tiếp:
- Mùa hạ năm nay, hoàng a-ma không rời Sướng Xuân viên. Nhưng tinh thần xem ra cũng không được như trước, hay quên... Tào vận tổng đốc tiến cử Phong Thăng Vận, hoàng thượng đã duyệt, nhưng người lại hỏi người của bộ Lại là: "Tại sao tân hà đốc Phong Trí Nhân còn không tiến Kinh dẫn kiến?" Làm cho người của bộ Lại ngạc nhiên không dám trả lời, nhưng Trương Đình Ngọc nhắc ngay là Phong Thăng Vận là môn khách của Đại a- ca, bấy giờ hoàng a-ma mới nhớ ra!
Nói rồi Dận Tự nhếch mép cười. Dận Tường phanh ngực ra quạt rồi bưng chén trà lên uống luôn mấy ngụm giải khát, cười nói:
- Cái con chó già Phong Thăng Vận, rút cục đã luồn cúi có kết quả rồi! Tứ ca chưa thấy con người đó, cằm to, chìa ra cứ như cái xẻng.
Chàng đưa cằm lên rồi dập dập mấy cái làm như đang ăn một vật gì:
Đấy, tính khí của lão ta như thế đấy!
Cử chỉ đó làm cho Dận Chân, Dận Tự đều phì cười.
Dận Tự bèn nói:
- Hoàng a-ma gọi Tứ huynh và Thập tam đệ về vẫn là việc thanh lý nợ tồn đọng. Thi Thế Luân đã nhậm chức rồi, ông ta cất cách cứng cỏi, hoàng thượng cũng coi trọng. Hiện nay những món nợ phải trả thì người ta đã trả đủ, trong đám anh em chúng ta chỉ có Thập đệ, nhất thời thì chưa trả đủ. Trong số các quan ngoài thì còn có khoảng một hai chục người nữa, ví như Tào Dần, Mục Tử Hú, người thì không thể trả nổi, người thì là tướng quân đã mấy lần cùng hoàng thượng ra trận. Nghĩ đến những công lao, những tình nghĩa đối với họ thì nay rất khó giải quyết. Lần gặp Thi Thế Luân vừa rồi, ông ta rất lo có nói với đệ là đợi Tứ ca và Thập tam đệ về xem nên giải quyết thế nàoNói rồi, Dận Tự đứng dậy, đi đi lại lại rồi nói tiếp, nhưng trong lời nói lại có phần cảm khái:
- Thập đệ là người yếu năng lực nhưng thật ra thì cũng dễ thuyết phục thôi. Tào Dần, Mục Tử Hú đều là những lão thị vệ của Đức vạn tuế, từ Khang Hy nguyên niên cho đến nay, cùng sống chết, cùng chung mọi sướng khổ với hoàng thượng. Trên thực tế thì rõ ràng là ông ta vay tiền ngân khố, nhưng kỳ thực lại đều tiêu cho hoàng thượng cả. Mấy triệu bạc, nay cho dù có đập nồi ra bán sắt, cạo xương róc tủy cũng không tài nào trả nổi món nợ này.
- Ta thì lại nghĩ cũng không đáng ngại lắm!
Dận Chân đã đoán được dụng ý của Dận Tự, ý của Dận Tự có vẻ như muốn trần tình cho những người đó. Dận Chân uống một ngụm trà nói:
- Đối với những người không thể trả nổi nợ, chúng ta đã có cách. Hoàng thượng cũng biết đấy. Đến khi cấp bách thì người sẽ có phương sách giải cứu cho họ. Còn như Thập đệ, xưa nay Thập đệ vẫn nghe lời Bát đệ. Nay đệ khuyên chú ấy vài câu bảo chú ấy đừng vì mấy đồng tiền mà làm hại đến nhân cách của mình. Ta tuy nghèo nhưng cũng có thể giúp chú ấy ít nhiều. Người đi trước tung bụi thì người đi sau dậm mắt. Đối với ta thì không thể không một lòng vì việc công, nhưng cũng không thể bỏ qua được tình cảm riêng tư!
Dận Tự không ngờ mình vừa mới thăm dò để trần tình hộ thì đã bị "chặn họng" ngay, ông bất giác sững người liền cười cười nói luôn:
- Tấm lòng của Tứ ca khiến cho mọi người không ai không phục. Cửu đệ, Thập đệ và Thập tứ đệ chẳng qua là người đứng ra trông nom hoàng trang mà thôi. Còn với đệ thì các chú đó rất năng đi lại. Thật tình thì các chú ấy rất tôn kính huynh, nhưng lại có chút sợ huynh. Ngay cả đệ mà gặp huynh, nhiều khi có những chuyện nực cười muốn nói nhưng đệ cũng đều không dám nói ra.
Dận Tường thì lại tỏ ra không để ý gì đến chuyện thổ lộ tâm tư của hai ông anh, chàng chỉ lấy ngón tay đập đập vào chén cười nói:
- Hai huynh hễ cứ gặp nhau là nói chuyện công vụ, đệ nghe mà mệt cả người! Bát ca, đệ có việc muốn nhờ huynh đây!
- Việc gì vậy? - Dận Tự quay mặt lại cười hỏi.
- Đệ có đánh một tên nô tài của Cửu ca, đệ muốn nhờ Bát ca nói với Cửu ca thông cảm cho đệ.
Nói đến đây Dận Tường thôi cười, rồi chàng nói tiếp:
- Nghe nói Cửu ca có bảo các nô tài mua cho huynh mấy đứa con hát, chúng trông khá lắm. Bát ca vốn là người rộng lượng, mấy đứa đó huynh có thể cho đệ được không?
Dận Tự vừa nghe thì biết ngay đó là việc mà Nhiệm Bá An đã bẩm với mình rồi, ông làm ra vẻ sững sờ một lúc rồi mới nói:
- Đệ nói cái gì thế, ta không hiểu ra làm sao cả. Ở phủ Bát da ta không có nô tài nào đi đến các tỉnh ngoài, mà ta cũng không mua người con hát nào cả!
Dứt lời, ông quay mặt sang phía
- Đệ rất không thích xem kịch, điều này Tứ ca đã biết đấy! Năm kia Thập đệ có đưa lại đây mấy đứa nhất định bắt đệ nhận, đệ đành phải nhận. Hỏi ra, thì chúng đều là những đứa con nhà tử tế cả, bọn đó từ xa xôi nghìn dặm mà bị đem tới Bắc Kinh bán. Thật đáng thương quá, đệ đã giải phóng cho họ về quê hết. Này Thập tam đệ, có thể có người đã mạo xưng tên ta ở bên ngoài làm việc đó? Để ta cho người tra xét xem!
Dận Chân bấy giờ mới kể lại chuyện Dận Tường ra tay ở trấn Giang Hạ, rồi ông nói:
- Ta vốn cũng không định dúng tay vào làm gì, nhưng lúc đó nghe bọn chúng đứa thì khóc, đứa thì hét lác không còn ra thể thống gì, nên ta phải bảo Thập tam đệ dậy cho tên nô tài đó một bài học.
- Thế là anh hùng ra tay cứu mĩ nhân chứ gì, thật tuyệt diệu!
Dận Tự cười ha hả, nói với Dận Tường:
- Số con hát đó không phải của ta. Nhưng việc này Thập tam đệ đã quan tâm, lại có dính líu tới tên tuổi của ta, nên ta nhất quyết sẽ cho tra xét để rõ đầu đuôi. Có thể thời gian sẽ hơi lâu một chút, nhưng cứ để ta sẽ giải quyết. Nếu là người của Cửu đệ thì Thập tam đệ cứ yên tâm, ta xin bảo đảm.
Dận Chân cười rồi đứng dậy, ông móc đồng hồ bỏ túi ra xem, nói:
- Đã giờ Hợi rồi, ta phải ra dịch quán, những gì chưa nói hết thì để đấy sau sẽ nói tiếp! - Ngày mphải vào bệ kiến hoàng thượng!
Dận Tự cũng không giữ, ông đưa hai người ra tận cổng lớn.
----------------------
(149) Huyên đường: Chữ "huyên" ở đây dịch từ cụm từ "cỏ huyên". Cỏ huyên chỉ về người mẹ, do câu ở Kinh Thi: "sao được có cỏ huyên táng ở chái nhà phía bắc". Chái nhà phía bắc là chỗ người mẹ ở.
(150) vận hà: tức sông Đào
(151) Lư bằng: một kiểu nhà tạm, lợp bằng cỏ lau.
(152) Lang quan: các quan thị lang, lang trung
(153) Hàng khoa, đạo, tư: các viên quan ở cấp phòng, cấp vụ.
(154) Tư quan: viên quan ở cấp vụ
(155) Hoắc quyền hành lệnh: một kiểu chơi vui trong các bữa tiệc rượu.
(156) Câu nhi, Khảm Nhi: thực ra em nhỏ là Cẩu nhi nhưng viên quan nói Câu Nhi. "Câu" ở đây có nghĩa có ý chơi chữ như vậy để tỏ ý châm chọ;c một cách hài hước.
"câu" là cái rãnh, "khảm" còn có nghĩa là "cái hố".
(157) Hứa Do: Tên một cao sĩ đời Đường Nghiêu. Vua Nghiêu nghe danh tiếng ông muốn nhường ngôi cho, Hứa Do từ chối về đi ở ẩn. Về sau, vua Nghiêu lại sai người đến mời. Hứa Do cho rằng lời ấy làm bẩn tai mình bèn xuống bến sông Dĩnh Thủy rửa tay.
Tờ cáo trạng này thực chất chỉ là một sự khiêu khích. Trong cáo trạng có tố cáo những viên quan đứng về phía Dận Chân như Liễu Kỳ, Trần Nguyên Khang, Niên Canh Nghiêu đồng thời có đưa tên một số; nhân vật lịch sử như Bá Di, Thúc Tề, Hứa Do và tên địa danh lịch sử như Thú Dương. Việc đưa tên và địa danh lịch sử này có thể là trùng tên (vì nội dung văn bản thì rõ ràng chỉ có thể trùng tên mới không mâu thuẫn mà cũng có thể là để tỏ ra ta là người trí thức và cho đẹp lời văn.
(158) Bế thần: tức sủng thần nhưng với ý xấu.
(159) Bá Di, Thúc Tề: hai con vua một nước chư hầu của nhà Thương. Khi Vũ vương nhà Chu tiến quân đánh vua Trụ nhà Thương thì Di, Tề giữ cương ngựa can. Sau Vũ vương diệt Trụ lập ra nhà Chu. Di, Tề cho việc làm của Vũ vương là bất nghĩa. không thèm ăn thóc của nhà Chu, ẩn cư trên núi Thú Dương hái rau vi ăn rồi chết đói ở trên ấy.
(160) ý nói trên đời không có cái gì là tuyệt đối