UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MƯỜI BA

Docsach24.com

ai người về đến dịch quán thì Dận Chân mới bảo dọn cơm ra ăn qua loa vài miếng. Khi Dận Chân xúc miệng ông thấy Dận Tường ngồi duỗi người trên chiếc ghế xích đu trông như một người lạ, chàng đang thần người nhìn lên xà nhà, ông liền hỏi:

- Huynh chưa nhìn thấy đệ ngồi như thế bao giờ, đương nghĩ gì vậy?

- Đệ đang nghĩ về con người Bát ca.

Dận Tường xoa trán thở ra một hơi dài:

- Nói Bát ca là ngụy quân tử, nhưng có khi lại như một con người tốt. Nói Bát ca là một người tốt thì sao Cửu ca, Thập ca còn có..Chàng muốn nói đến Thập tứ a-ca Dận Đề, nhưng Dận Đề là em cùng mẹ với Dận Chân, nên chàng phải chuyển sang ý khác - còn có một số đông như Quỹ Tự,  Linh A, Vương Hồng Tự, rồi thì nào là Ngạc Luân Đại nữa, cả một bọn khốn kiếp súc sinh, cả ngày cứ vây quanh được.

- Thế ư? - Dận Chân cười nói: - Theo huynh thì Bát đệ vẫn là con người có đức, có lượng bao dung. Đừng nói gì là ta hay đệ; ngay cả thái tử nữa, mườ;i người cũng không bằng một người như Bát đệ. Nhưng người tốt thì cũng khó tránh khỏi có sự sơ xẩy bên mình không tránh khỏi được sự cá rồng lẫn lộn. Đệ không phải lo cho Bát đệ của ta. Con người đó có lòng dạ rất trong sáng!

Dận Tường "hừ" một tiếng, nói một cách lạnh nhạt:

- Đệ lo gì cho Bát ca? Đệ lo là lo cho chính Tứ ca đó! Bên kia thì Bát ca lung lạc nhân tâm, bên này thì huynh lại cứ một kiểu làm mất lòng người. Thái tử quả thật nghiêng về huynh thì còn được, ấy thế mà lại cả Tam ca nữa, công việc thì nhiều  mà Tam ca không chịu đảm nhận một chức vụ gì, như vậy thì sau này làm sao mà tốt được?

Dận Chân bất giác sững người, nhưng ông chỉ gật gật đầu rồi cứ lẳng lặng ngồi uống trà. Dận Tường lại nói:

- Năm ấy Nạp Nhĩ Tô vương gia đưa lễ đến cho thái tử hơi ít một chút, lúc ấy thái tử đã muốn trừng trị vương gia, khi biết ông ấy có phạm sai lầm là tự tiện dùng cái chặn giấy mầu vàng sáng (161) thì thái tử lại bảo huynh ra tay, đánh roi vương gia ở Tôn Nhân phủ. Thái tử uống rượu say ở Dục Khánh cung, trêu ghẹo quý nhân (162) ngay trước mặt

hoàng thượng, làm hỏng việc, không làm thế nào được liền đổ vấy cho người khác. Làm chết người không biết giải quyết cách nào, lại bảo huynh đi nói với Đức nương nương rồi dàn xếp trước mặt hoàng thượng. Chúng ta tổ chức việc quyên góp tiền ở An Huy, một việc làm gây náo động khắp nơi. Lúc ấy ở trong Kinh có biết bao lời nói ra, nói vào ấy thế mà thái tử không một lời biện hộ cho.

Dận Chân thấy Dận Tường càng nói càng hăng, liền xua tay:

- Chú ý vách có tai đấy.

Nói rồi, ông chạy ra ngoài nhìn nhìn, nhưng chỉ thấy trăng xế chiều qua mây, thấp thoáng bóng cây mà tịnh không có một bóng ai nên ông lại quay người đi vào, nói:

- Đệ cứ nói linh tinh những gì thế?

Dận Tường tỏ ra bực mình lắc đầu, nói:

- Không phải do đệ uống hớp rượu mà nói linh tinh đâu! Nhưng mà có một chỗ dựa như vậy thì thật chán quá! Xem như việc tối hôm nay, bầy ra bao nhiêu trò vè như thế để làm gì? Ai ở bên trong chỉ đạo? Tứ ca cũng cần cẩn thận đừng để mắc vào tròng. Nếu lại được mấy tên ngự sử thối miệng ở Đô Sát viện làm bản mật tấu thì Nhị ca liệu có đứng ra biện bạch cho chúng ta không? Đệ đã thấy rõ tâm tư của huynh rồi, những công việc này của bộ Hộ thì huynh đón nhận nhưng lao vào mà lại chuốc lấy tội vạ, thì người ăn mừng sẽ nhiều đấy! Còn với nhiệt tình của huynh thì liệu sẽ đổi lấy được những gì

Dận Chân tuy bên ngoài tỏ ra bình tĩnh nhưng trong lòng thì sôi lên sùng sục. Thái độ của ông tối nay, kỳ thực là để cho hoàng đế và thái tử xem. Đồng thời ông cũng muốn để cả bách quan cũng cùng thấy là, đối với nhiệm vụ thì dù nhẩy vào nước lửa ông cũng không từ, thành bại ông cũng bất kể mà quyết tâm giải quyết công việc đòi nợ của bộ Hộ cho đâu ra đấy. Những tưởng cái chú Thập tam đệ tính tình đơn giản, ngay thật này không hiểu được thâm ý của ông, không ngờ hắn đối với mọi sự còn thấy sâu hơn mình một mức!

- Sao huynh không nói gì?

Dận Tường bỗng nhiên nổi nóng, chàng nói tiếp:

- Đệ nói thế không đúng sao?

- Đệ nói không sai một tí nào!

Dận Chân thở dài một tiếng rồi lại nói:

- Ta đã ở trên lưng hổ rồi, muốn xuống đâu có dễ? Nếu là người tinh thì nhìn qua là biết ngay! Thái tử không đắc ý thì ta cũng không trách được ông ấy. Bảo ông ấy làm Giám quốc, lại không có một chút quyền binh! Khi ông ấy phê duyệt tấu sớ thì trước hoàng thượng lại còn có cả Thượng thư phòng, mà bản thân Nhị ca cũng không hăng hái tranh giành. Có người đã nhìn đúng vào điều ấy, đâu đâu cũng ngáng bước, khiến cho thái tử một tấc cũng khó đi. Đệ đã rõ rồi đấy, huynh làm gì có cái "đảng" nào? Gánh nhiều việc thì tội vạ phải chịu nhiều, tránh làm sao được? Nay Nhị ca là thái tử mà chúng ta phải đảm nhận công việc thì sao không thỉnh thị ông ấy được? Nếu không một lòng với thái tử, mọi người lại nói rằng chúng ta thấy t không có lợi thì quay giáo lại theo Bát a-ca hoặc theo Đại a-ca thì tiếng tăm chúng ta còn ra làm sao? Cho nên "ngựa chết phải coi như ngựa sống mà chữa", cứ đi đến cùng một con đường! Thập tam đệ, vừa nãy đệ nói đúng đấy! Ngay cả Thập tứ đệ cũng cùng một tâm địa như những kẻ khác. Tối nay, đệ đã nói về mặt này thì ta cũng nói dứt khoát rằng: Ta chuẩn bị làm một cô thần, khoanh vùng trong bốn bức tường cao. Hiện nay, mọi sự đều hung hiểm vạn phần! Đệ cần gìn giữ cho vững. Đến một ngày nào đó mà đệ có thể thay huynh bộc bạch hết nỗi lòng của ta với mọi người thì mới không uổng một mối tình "tri kỉ" giữa hai anh em ta!

Dận Chân nói đĩnh đạc, nói đến đây thì mắt ông đỏ hoe, nhưng tình cảm đó chỉ lóe lên như một tia lửa, và ông đã mau chóng lấy lại sự bình tĩnh, coi như không có việc gì xẩy ra, ông nâng chén trà lên uống một hơi.

Dận Tường bỗng đứng dậy, chân bước rất gấp. Đi một lúc, chàng dừng chân lại rồi quay ngoắt người, nói:

- Lời huynh thật là những lời gan ruột. Nhưng theo đệ ta phải có cách khác, hoặc xoay sang một thế khác!

Dận Tường nói tiếp:

- Việc này đệ nghĩ đã lâu rồi. Đệ không so được với các huynh từ nhỏ đã cô khổ! Có một người mẹ thì cũng không biết vì duyên cớ gì mà sống không thấy người, chết không được phong tước hiệu. Vì sự việc không rõ ràng nên đệ đã phải chịu biết bao điều bực bội với Cửu ca, Thập ca, ngay cả những thái giám có chút địa vị cũng dám gây gổ với đệ!

Mắt Dận Tường bỗng nhiên mọng những n

- Lúc còn nhỏ các anh em mình học hành ở Dục Khánh cung. Cùng không thuộc bài mà anh em khác cáo bệnh thì không sao, nhưng đệ mà cáo bệnh thì lập tức bị giam trong phòng, khóc đến mức chết đi sống lại cũng chẳng có ai đoái hoài. Thái tử Đại a-ca gây chuyện, các am đạt (163) lại bắt đệ phải quỳ thay. Hoàng thượng ban thưởng những thứ gì thì phần đệ bao giờ cũng ít nhất. Phải mặc quần vải như các thị vệ; người ta còn lấy đệ để luyện các thế đánh, nhiều khi bị đánh ngã thổ cả huyết lại còn bị các huynh cười nhạo!

Nói đến đây thì mắt Dận Tường đầy lệ:

- Thập tứ đệ sinh cùng năm với đệ, các a-ca đều có mẹ. Đệ cũng không nói gì về điều ấy. Tứ ca cứ so sánh đệ với Thập tứ đệ thì biết. Mọi người đều nói đệ và Thập tứ đệ cũng cùng một tính cách, chỉ có chú ấy thì thanh nhã, đúng mực, còn đệ thì chấp vặt. Tứ ca, đệ có thể thanh nhã đúng mực được không? Hàng năm Tôn Nhân phủ phát tiền cho đệ, thì đệ không bằng được một nửa của các anh em khác, họ nói là đệ không có thân thích... không được thưởng tiền, ngay các thái giám cũng đều không muốn đi với đệ.

Dận Tường nước mắt đầy mặt, chàng nuốt nước bọt, hai mắt trừng trừng nhìn vào bóng đêm bên ngoài.

- Huynh còn nhớ đến ngày 6 tháng 6 năm đó không? Thái tử không thuộc bài, thế mà dưới ánh nắng chói trang, đệ bị phạt quỳ thay thái tử ở trên bậc đá trước Dục Khánh cung, đệ vừa hận vừa tức vừa không biết làm thế nào, sau đó thì đệ ngất đi ngay, nghe nói mọi người còn cười đệ là "đồ vô tích sự"... tỉnh dậy thì đệ ở trong lòng huynh, khi ấy đệ chỉ nói có một câu: "Nếu có một cái cây nào đó ở đây thì hay quá!". Đệ còn nhớ huynh đã khóc vì thương đệ. Bây giờ đệ mới nhớ rõ là vào những năm ấy, trong cung vĩnh viễn không được phép trồng cây! Nói thật tình, huynh chính là bóng mát của một đại thụ che phủ cho đệ! Không có huynh, đệ khó sống được đến ngày nay!

Những lời của Dận Tường đã làm Dận Chân rất xúc động, ông siết chặt cánh tay Dận Tường, thở dài nói:

- Thôi, nói làm gì những chuyện đã qua ấy, khiến người ta thêm đau lòng! Việc của mẫu thân đệ, ta chỉ nói với đệ một câu, đó là một người rất tốt, mẹ đệ chính là công chúa Bảo Nhật Long Mai, con gái của Đại Hãn Mông Cỗ - Thổ Tạ Đồ, thân phận mẹ đệ không hề thua kém bất cứ một nương nương nào. Những chuyện gì xẩy ra sau đó đối với bà thì có lẽ chỉ Đức vạn tuế mới biết được, nhưng ta có thể khẳng định là bà vô tội, nếu có tội thì đã có chiếu chỉ... nhưng hiện nay đệ đã trưởng thành rồi, còn có kẻ nào lại dám đè nén đệ nữa?

- Đệ bị bọn họ đè nén nhiều rồi, do vậy đệ đã trở thành con người thép, kẻ nào bóp mũi đệ, đệ sẽ dám móc mắt nó!

Dận Tường nói tiếp:

- Tối nay đệ nói như vậy không phải là để khuấy lên nỗi khổ tâm của đệ, đệ chỉ muốn nói hiện nay Tứ ca cần cảnh giác đề phòng thì vẫn còn kịp. Tứ ca đã nghĩ đến đệ, nhưng huynh cũng cần bảo vệ bản thân mình. Cho nên đối với công việc của bộ Hộ, đệ xin đảm nhận đứng phía đầu, còn Tứ ca, huynh hãy lùi một bước để tiếp ứng! Như vậy thì còn ai làm gì được chúng ta nào! Nếu đệ là một cái chậu v thì dù có quăng quật nhiều đi nữa, nó vẫn là một cái chậu vỡ, có hề gì đâu?

Lời của Dận Tường, tình thì thân thiết mà ý thì đúng, khác nào như sét đánh, điện giật, câu nào câu ấy đều có sức mạnh! Sắc mặt của Dận Chân tái xanh, ông nắm chặt lấy bàn tay Thập tam đệ nói:

- Hiền đệ của ta, chúng ta sẽ cùng chịu đựng những sự khó khăn với nhau!

Buổi sáng ngày hôm sau, Khang Hy tiếp kiến Dận Chân và Dận Tường ở Đạm Ninh Cư. Vị lão hoàng đế này tỏ ra rất sầu muộn. Hoàng đế hỏi họ về tình hình công việc ở An Huy, sau đó ngài cũng  không nói gì, chỉ chắp tay sau lưng đi thong thả từng bước trong phòng, cuối cùng Khang Hy mới thở dài, ngồi xuống, nói:

- Các ngươi muốn tu sửa đê điều ở ngoài đó, ý này thật ra không sai. Nhưng hiện nay không có bạc, do vậy nên mọi chuyện thành ra là câu chuyện nói suông. Để giải quyết những khó khăn cho nhà nước, các ngươi có được một số ít tiền từ các diêm thương! Việc này làm ở tỉnh An Huy thì được, còn về phía dưới Cam Thiểm, rồi Hà Nam, Giang Tô, Sơn Tây, chưa chắc đã hay. Năm nay tu sửa đê, sang năm đê lại vỡ, như vậy liệu có thể lại dùng cách này không? Không được đâu... nghe các ngươi nói thì có vẻ như thái tử gọi các ngươi về, nhưng thực ra là do trẫm cân nhắc nhiều rồi quyết định như vậy, do đó nên không có liên quan gì đến cáo trạng của bọn họ.

Nói rồi Khang Hy quay mặt nhìn chằm chằm vào Dận Chân, Dận Tường đang quỳ ở phía dưới, bằng giọng rất tha thiết nhà vua nói:

- Những tệ nạn ngày càng nhiều, phải gỡ rối  dần dần. Ngày nay thánh đạo phát triển rực rỡ, vậy cần những nhà Nho học uyên thâm đề truyền dậy đạo học, cần bao nhiêu có bấy nhiêu. Phải làm cho thiết thực, không được chỉ nói suông! Trẫm trông cậy vào hai anh em ngươi đó.

- Hoàng a- ma thánh huấn vô cùng sáng suốt.

Dận Chân hơi thẳng người lên, ung dung nói. Đoạn tiếp:

- Những điều nhi thần ở dưới thấy được rất giống với lời hoàng thượng vừa nói, việc lại trị  trên thực tế, rất đáng ngại. Hơn nữa về mặt "kiêm tính đất đai", người có tiền, kẻ đọc sách dựa vào  miễn thuế, ra sức mua đất, những gia đình "tiểu  hộ" thấy vậy cũng bán đi ruộng đất của họ để tránh quốc thuế. Những người hoàn toàn không có  ruộng đất thì lại phải nộp thuế đinh. Lớp người trên thì lòng tham không đáy, lớp người dưới thì thất nghiệp, nếu cứ để lâu tình trạng này thì sẽ sinh biến, điều đó nhi thần thấy không cần phải nói nhiều. Nhi thần muốn lưu lại An Huy là ý muốn khảo sát thực địa một chút, những mong tìm ra được con đường khai thác nguồn lợi, tiết kiệm chi tiêu, chỉnh đốn việc "lại trị" để chia lo cùng hoàng a-ma.

Sau đó Dận Chân nói về tình hình giầu có của Lưu Bát Nữ, nhưng ông tránh không nói về sự dính líu của Cửu a-ca Dận Đường và Bát a-ca Dận Tự.

Khang Hy chăm chú nghe, nhưng không hề xen ngang, chỉ có cặp mắt sáng quắc cứ nhìn chăm chăm vào cái chặn giấy, mãi sau nhà vua mới nói:

- Trẫm biết, "kiêm tính đất đai" là một việc làm không thể có cách nào khác. Từ thời Hán, Đường cho đến nay, nếu không có "sửa đổi lớn" thì mọi người đều bó tay không được. Trẫm vốn tưởng cho đo đạc đất đai của cả nước rồi trăm họ cứ theo đất mình có mà nộp thuế thì tình hình có thể khá hơn, nhưng việc "lại trị" làm không nghiêm thì những con số đưa lên đều là giả. Trẫm nghĩ mọi việc đều do các quan làm cả, do vậy nên việc "lại trị" mới là một việc làm cần thiết!

Dận Tường nghe nhà vua nói vậy mắt sáng lên. Hôm nay bầu không khí tiếp kiến hai anh em của nhà vua thực khác xa với những điều chàng nghĩ tối qua. Bất giác Dận Tường cười thầm là tự mình lại cho rằng việc bệ kiến sẽ rất căng thẳng, chàng liền lên tiếng:

- Vạn tuế đã biết như vậy thì sao không đại phấn long uy (164), hạ chiếu trách mắng các quan ở sáu bộ để họ giải quyết dần dần mọi việc?

- A! Thật là khí khái của tuổi trẻ, Văn kê khởi vũ (165) đây mà, hùng tâm cũng không nhỏ nhỉ?

Mắt Khang Hy sáng lên nhìn Dận Tường một lát mới nói tiếp:

- Này tiểu nhi tử, nhà có nhiều việc, nhưng việc gì cần cấp thì phải làm trước. Mạnh Tử đã nói: Trị đại quốc như phanh tiểu tiển (166), hễ cứ không cẩn thận là việc hỏng ngay. Chỉ có nhiệt tình không thì chưa đủ, Vương An Thạch (167) là một thí dụ. Các ngươi cần phải làm cho quốc khố đầy đủ đã, tiếp đó ta sẽ bắt tay vào việc của bộ Lại, dùng hiền thần, trừ tiểu nhân, làm việc lại trị tốt rồi thì đến việc thanh lý đất đai, việc "kiêm tính" mà làm cho tốt thì thuế má sẽ thu được nhiều, thu được công bằng, các án oan sẽ ít đi... nhưng nếu việc thanh lý mà thiếu hụt, việc đòi nợ đọng làm không được thì những việc khác còn nói gì được nữa?

Dận Chân phục ở dưới đất từng chữ, từng chữ một nghiền ngẫm lời của Khang Hy, trong đầu óc ông lại có một suy nghĩ khác: giấy tờ qua lại nhiều đến thế, vậy mà tất cả lại không hề đề cập gì đến những ý này của Khang Hy, ông không hề biết một chút nào về những ý đó cả, hay là... đương nghĩ lung tung như vậy thì Khang Hy cười hỏi:

- Dận Chân, tối qua nghe nói ngươi không ăn tiệc rồi bỏ đi, có phải không?

Dận Chân thật không thể tưởng được rằng thông tin lại đến với Khang Hy nhanh như thế, nên giật mình sợ hãi, ông nói:

- Vâng, thưa đúng vậy, nhi thần xử lý không khéo, xin a-ma trách phạt!

Dận Tường sợ rằng Khang Hy lại hỏi đến việc lửa cháy đuôi ngựa rồi ngựa xông vào bàn tiệc, nên chàng toát mồ hôi hột, hai tay chỉ cạo cạo vào chỗ mạch các viên gạch lát chứ không dám hé lời, rồi chàng lại thấy nhà vua nói tiếp:

- Các ngươi chắc cũng không biết rằng, khi các ngươi đi thì có kẻ nào chơi ác, buộc pháo vào đuôi ngựa khiến nó lồng vào bàn tiệc làm cho các quan viên kêu cha, gọi mẹ, người ngã, thức ăn đổ sao?

Dận Chân ngầm đưa mắt nhìn Dận Tường, rồi ông vội khấu đầu nói:

- Việc đó nhi thần không biết, nhưng dù sao thì cũng là do nhi thần gây ra, lỗ đó nhi thần xin chịu, xin hoàng thượng cùng trị tội.

- Trẫm trị con vì tội gì?

Khang Hy cả cười, nói tiếp:

- Bỏ không ăn thế là tốt, ngựa xông vào thế cũng hay! Trẫm sớm đã có chỉ ý, khâm sai công cán về Kinh thì lục bộ không được đặt tiệc, mà bách quan cũng không được kết giao với các hoàng a-ca! Trong số hoàng a-ca, quả cũng có người "đao thương bất nhập, thủy hỏa bất xâm"! Ta cũng phải nắn gân cái bọn quan lại bẩn thỉu văn điền võ hi (168) này một chút!

Dận Tường thấy Khang Hy vui vẻ, quỳ lê lên trước tâu:

- Nhi thần thấy tiệc thanh lý ở bộ Hộ cũng không có gì là phức tạp, qua việc phụ hoàng ra tay mở lối, chỗ tắc đã thông! Hôm qua nhi thần lại nghe Dận Tự ca nói, Thi Thế Luân đến bộ đã Lôi lệ phong hành (169), đã khôi phục được cục diện như trước khi chúng nhi thần đi An Huy. Dù rằng núi cao chừng nào thì cũng không thể để việc sắp thành lại hỏng. Hôm nay nhi thần đã lĩnh ý chỉ, ngày mai nhi thần sẽ xin đến bộ xem xét công việc, thái tử và Tứ ca chỉ ngồi giám sát là được.

Khang Hy cười nói:

- Những việc nhỏ này, các ngươi cứ đến phủ thái tử rồi châm chước ý của thái tử mà làm. Qua tháng Chín, trẫm sẽ đi Thừa Đức, các ngươi cố gắng làm việc này cho tốt trước khi trẫm đi, sao cho qua Tết trẫm sẽ không phải để tâm gì đến quốc sự nữa. Các ngươi có thể về, lát nữa trẫm còn ải gặp người của bộ Hình, để thương nghị về việc thu

quyết (170).

Hai người ra khỏi Đạm Ninh Cư thì đã là giờ Tị. Trời đất đã vào thu, những con đường nhỏ trong vườn đã có nhiều lá rụng, phó tổng quản thái giám ở điện Dưỡng Tâm là Hình Niên đương đốc thúc mấy mươi tiểu thái giám mang chổi dài, người thì quét đường, người thì khua màng nhện, họ thấy hai anh em Dận Chân đi qua đều vội cúi mình rủ tay nhường đường. Hai người cũng không hỏi han gì họ, cứ đi thẳng. Vừa lúc đó, thái giám phó đô tổng quản là Lý Đức Toàn đi đến, Lý đến trước Dận Chân khom mình nói:

- Hai vị vương gia, nô tài xin thỉnh an!

Dận Chân khẽ đáp lễ, ông thấy Lý có điều gì muốn nói lại thôi, liền hỏi:

- Có việc gì vậy?

Lý cười nói:

- Cũng không có việc gì quan trọng. Vừa rồi  Cao Phúc Nhi bên phủ nhà tới, ông ta không vào  được trong vườn, có nhờ nô tài bẩm lại với Tứ da, nói ở phủ ta có một người tên là Cẩu Nhi, ở lầu Tứ Bài có va chạm với một người nên đã bị phủ Thuận Thiên bắt rồi.

Dận Tường cười nói:

- Chuyện đó thì có gì là ghê gớm mà phải chạy vào tận trong vườnCao Phúc Nhi đi đòi người về là xong việc.

Lý Đức Toàn cười nói:

- Việc thì phải làm như vậy. Nhưng hôm nay thật lạ là Phạm đại nhân không biết ăn phải thứ thuốc gì mà ông ta lại không chịu thả. Cao Phúc Nhi nói là xin Tứ da cho một tờ danh thiếp, anh ta sẽ lại đi một lần nữa!

Dận Chân nghe nói vậy thì biến sắc mặt, Thuận Thiên phủ Doãn Phạm Thời Tiệp xưa nay vẫn là người cũng biết cách ăn ở, thế mà bỗng nhiên lại ngang ngạnh làm một việc mà người ta khó chịu nổi? Phải chăng là việc tối qua ta không ăn tiệc? Nhưng hình như tối qua y không có mặt ở đó thì phải? Dân Chân thần người suy nghĩ, mãi sau mới nói:

- Hai tên Cẩu Nhi, Khảm Nhi này, rõ đồ khỉ không mấy ngày mà chúng không gây chuyện rắc rối!

Dận Tường thì coi như không xẩy ra chuyện gì,  chàng cười nói:

- Đệ đang định nói với huynh, đệ muốn mượn hai "con khỉ" đó đến bộ Hộ giúp việc! Đệ thích bọn chúng vì vẻ vô tư, hồn nhiên! Ông Lý, ông cứ bảo Cao Phúc Nhi về phủ, rồi ông cho người nói với Phạm Thời Tiệp rằng tôi muốn gặp ông ta! Lần trước ông ta đã thua "ông chủ" tôi rồi, bây giờ ông ta phải trả nợ!

Nói rồi hai người đi thẳng.

Vận Tùng Hiên nơi làm việc của thái tử Dận Nhưng cũng không xa mấy, khách men theo du lang (171) rồi ngoặt vào một dãy giả sơn bên hồ, đến một tòa cung điện lớn những cột ngọc vàng xanh xen kẽ lấp lánh trong một giải rừng thông già là đến. Từ xa hai người đã nghe thấy bên trong có tiếng người nói chuyện. Họ đến gần nhìn thì thấy thái tử Dận Nhưng, sư phó thái tử là Vương Diệm,  Dục Khánh cung Trưởng sử Chu Thiên Bảo, Trần Gia Du, còn có cả Thi Thế Luân nữa, tất cả đang ngồi một chỗ nói chuyện. Thấy hai người bước vào,  trừ Dận Nhưng còn tất cả đều đứng cả dậy. Dận Chân thấy Vương Diệm cũng sắp nghiêng người vái ông thì vội bước nhanh đến giơ tay ra đỡ, nói:

- Xin lão nhân da. Ngài được ân tứ vào Tử Cấm  Thành mà vẫn được cưỡi ngựa, thấy hoàng thượng còn không phải hành đại lễ, nay ngài làm như vậy ta sao dám nhận. Mời ngồi, xin mọi người đều ngồi xuống!

Dận Chân nhìn thấy khuôn mặt gầy gò, xanh xao của Vương Diệm thì nói:

- Thật tình, tôi vẫn nhớ tới ngài, khí sắc vẫn còn khá lắm, chỉ có tóc là bạc trắng cả thôi.

Nói rồi, Dận Chân kéo Dận Tường đến thỉnh an trước thái tử!

Mày, mắt của thái tử Dận Nhưng rất giống Khang Hy hồi còn trẻ, khuôn mặt trái xoan của ông với hai hàng lông mày rậm phân cách rất rõ, mặt sáng như ngọc đính trên mũ, mắt như điểm sơn; thái tử mặc một chiếc áo dài lụa Thiên thanh ninh, dải áo trên lưng không thắt. Trông thái tử rất hiền. Không để cho Dận Chân, Dận Tường kịp nói gì, ông đã đỡ hai người dậy nói:

- Hai hiền đệ đã về, thật tốt quá! Trông hai người rắn rỏi thế kia ta cũng yên tâm. Chúng ta đang bàn chuyện ở bộ Hộ đây! Các đệ ở bộ Hộ khuấy động một trận, ông Thi cũng khuấy độtrận, đến bây giờ thì lại sắp làm cho toàn thành phải qua một cơn sóng gió nữa! Các hiền đệ đến đây chậm một bước, không được thấy vừa rồi, Lương Thanh Tiêu, nguyên thượng thư bộ Hộ ngồi ở đây đã kể lể một hồi với chúng ta, nào là đã già rồi, không được việc nữa, cầu xin triều đình nghĩ đến những năm trước kia khi ông ta còn trẻ, nào bình Tam Phiên ra sống vào chết, rồi từ Quảng Đông trốn về Bắc Kinh báo tin. Ông ấy cầu xin chúng ta để cho ông ấy một con đường sống. Khi thái tử nói, mặt ông có vẻ buồn:

- Nếu nói về bổng lộc, thì một quan nhất phẩm mỗi năm được một trăm tám mươi lạng, không vay tiền thì sống cũng khó khăn, nếu không phải trả nợ thì để sống cho qua ngày cũng còn khó. Bây giờ ta làm đến mức "gà bay chó nhảy", thì thật cũng không ra cái thể thống gì, ngay như nhà Đại Thanh chúng ta có một số thần tử mà việc nuôi sống họ cũng không phải dễ. Thật là nghìn khó, vạn khó, nhưng tốt xấu gì thì nay các đệ đã về rồi, ta cũng có được người đỡ một tay.

Vương Diệm ngồi một bên lẳng lặng nghe, mãi sau ông mới đáp:

- Tứ da, các ông mới từ chỗ Đức vạn tuế về đây, chúa thượng có chỉ ý gì?

Dận Chân thuật qua tình hình vào bệ kiến Khang Hy, lựa những chuyện có liên quan tới  Hộ nói cho cử tọa nghe.  

Mọi người đứng cả dậy lắng nghe Dận Chân nói, sau đó mới ngồi cả xuống, Dận Nhưng cười nói:

- Thập tam đệ, có chú bao quát cho mọi việc ở bộ Hộ ta rất yên tâm. Mọi việc hoàng thượng đã tính toán đâu vào đấy cả. Thực ra ta ở đây nhiều việc lắm đâu, việc lớn thì đã có Đức vạn tuế, việc nhỏ thì đã có Thượng thư phòng, ở đó đã có bọn Trương Đình Ngọc, Đồng, Mã. Tâm tư của ta thì Thiên Bảo, Gia Du cũng đã thấu hiểu rồi. Tứ đệ, đệ thấy thế nào?

- Tốt ạ! - Dận Chân cúi mình trả lời một cách không mặn mà lắm!

Hai người Trần Gia Du, Chu Thiên Bảo đều là những người mà Dận Chân tiến cử vào Dục Khánh cung. Họ đều trẻ tuổi hăng hái, gặp việc đều nhiệt tình lao vào. Dận Nhưng gọi họ đến với những dụng ý rất rõ ràng: một là muốn nhĩ căn thanh tịnh (172), hai là nếu hai người làm việc tốt thì sẽ coi đó là công của mình, ba là nếu việc làm hỏng thì trách nhiệm sẽ đổ lên đầu Dận Chân. Dận Tường đã đoán được ý đồ của ông nên bất giác chàng cảm thấy lạnh người! Tuy nhiên chàng vẫn không dám nói một câu nào ngoài phạm vi công việc phải làm. Đang nghĩ như vậy thì Thi Thế Luân nói:

- Sáng hôm nay tôi mới nhận được công văn của nha môn tuần phủ Nam Kinh nói là Tào Dần mắc bệnh nặng, không thể đến Kinh được, còn Mục Tử Hú thì cũng báo là có bệnh, chỉ có tổng đốc Quảng Đông Vũ Đan mấy hôm nữa sẽ đến. Tổng đốc hải quan Ngụy Đông Đình cũng là một con nợ rất lớn, bị bệnh do nước độc ở Điền Nam Trung, sợ rằng cũng không đến nổi. Công việc rất khó, vừa rồi chúng tôi đang bàn về việc này, không biết nên làm như thế nào.

- Trước hết phải làm từ các a-ca!

Dận Tường vừa được hoàng đế khích lệ, nên nhiệt tình được tăng lên bội phần, với giọng lanh lảnh chàng

- Trước tiên, rất khó gặm là "miếng xương" Thập ca. Hiện nay Đức vạn tuế đã quyết tâm giải quyết việc này bằng được, tôi thấy là bây giờ ta có thể giải quyết cho xong ngay một đợt. Anh em chúng ta không có nợ gì thì rất nhẹ người, làm sao cho mọi người không có những vướng mắc gì về sau nữa!

Chàng cho rằng cái cách làm đó là rất tuyệt diệu, mọi người phải nhìn chàng với những cặp mắt khác xưa, nào ngờ câu nói vừa rứt thì chung quanh lại là một bầu không khí lặng ngắt. Ai cũng chỉ cúi đầu uống trà, câu nói của chàng không hề gây một tiếng vang nào hết. Dận Tường đang ngạc nhiên thì Dận Nhưng cười nói:

- Sao không ai nói gì cả thế? Có phải là vì món nợ 45 vạn lạng của ta không? Sự thực là vì ta chưa chuyển nhà được nên mới phải bảo Hà Trụ Nhi tạm thời đi vay về. Mua của người ta được khu viên âm (173), định giá bạc là 5 vạn lạng, ta không thể không làm như thế. Ta đã cho người đi Phụng Thiên, cuối năm sẽ mang bạc về, và sẽ trả hết nợ. Thế được chưa, hỡi anh chàng Thập tam lang hết lòng vì công việc kia?

Dận Tường cảm thấy tức thở phải hà một hơi, chàng thật không thể tưởng tượng nổi cái người vay nợ đầu tiên phải tác động vào lại là thái tử? Chẳng trách một viên quan có năng lực, với bàn tay sắt mà phải bó tay, hết cách. Mới đầu trong lòng Dận Chân cũng rối như mối bòng bong, nhưng ông lại thấy ngay rằng lúc này chỉ có thể làm theo ý chỉ của thái tử, bèn nói:

- Thôi cứ như vậy, chúng ta sẽ cố sức làm.

Nói rồi ông đứng1;i cũng đều đứng dậy cáo từ. Dận Tường sợ rằng mình về cùng với Dận Chân thì không tiện, nên chỉ đưa mắt nhìn Dận Chân rồi nói:

- Vương sư phó, ông nhận lời luyện chữ cho tôi chứ? Nhân đây có giấy, bút ta viết thôi!

Nói rồi, chàng kéo luôn Vương Diệm vào việc dạy mình luyện chữ!

Dận Chân đi tới cửa vườn, vừa nhìn ông đã thấy ngay Phạm Thời Tiệp, Thuận Thiên phủ Doãn mặc bổ phục chim công, đội mũ lam bảo thạch đi vào. Vì áo dài của ông ta hơi rộng, mà chân lại đi vòng kiềng nên đi cứ túc tắc đà đận trông rất nực cười! Dận Chân liền dừng chân lại.  Phạm Thời Tiệp đã nhìn thấy ông trước nên Phạm vội đi đến thỉnh an:

- Tứ da! Tứ da đã từ An Huy về rồi ư?

Dận Chân gật gật đầu, hỏi:

- Này ông Phạm Thời Tiệp! Phủ tôi có một thư đồng đã bị người của ông bắt, nó phạm tội gì thế?

Phạm Thời Tiệp vểnh râu lên, trả lời nghiêm chỉnh:

- Tứ da, nô tài Cẩu Nhi ở quý phủ do hà hiếp một đứa bán trứng gà ở Tứ Bài lâu nên hai đứa cãi nhau, bị Khương Chi của Lý Phiên viện và Diêu Điển ở Lễ bộ bắt gặp, nên họ bắt nó đưa về phủ Thuận Thiên. Việc này kinh động tới Lý Phiên Viện nên nếu không thẩm vấn đã tha, sợ rằng không hay!

Phạm Thời Tiệp nói rồi nhìn ứ a ca nghe Phạm nói không mềm không cứng như vậy, hơn nữa ông cũng không biết Cẩu Nhi phạm tội gì, do vậy ngay lúc đó chưa biết nên nói thế nào, chỉ đứng sững không nói. Với vẻ mặt đó, có khi ngay các vương công thấy cũng phải run, nhưng Phạm Thời Tiệp vẫn cứ như không. Phạm thấy Dận Chân không nói gì thì cúi đầu chào cáo từ. Vừa hay lúc đó, Dận Tường đang cầm mũ phe phẩy thay quạt đi ra, chàng nhìn thấy Phạm Thời Tiệp thì cười nói:

- Này ông kia, ông vẫn chưa chết kia ư?

- A! Thập tam da!

Phạm Thời Tiệp nghe thấy tiếng rủa, liền vội hỏi thăm sức khỏe của chàng rồi nói:

- Thập tam da, ngài vẫn an khang đấy chứ, nô tài vẫn không làm sao duỗi chân được?

Câu trả lời khiến Dận Chân với nét mặt nghiêm nghị cũng phải bật cười, ông bèn nói:

- Họ Phạm và ta cùng làm việc với nhau, đương "đả lôi đài" đây!

Dận Tường cười cười rồi chửi:

- Ông là một con lừa hoang, ngay Tứ ca tôi ông cũng lờ đi. Mẹ kiếp chứ! Ông ăn gì mà lại như thế?

- Không phải không thả!

Phạm Thời Tiệp là một con người càng mắng lại càng tỏ ra dễ chịu, Phạm cười đến nỗi đôi mắt híp lại trông như một sợi chỉ,

- Vừa rồi nô tài đã nói với Tứ da, thẩm vấn qua rồi thả! Thẩm vấn qua rồi thả!...

Dận Tường biết rằng việc cũng không lớn, lại mắng:

- Tứ da đã nói mà ông lại còn thẩm vấn cái gì? Thế ra ông định cãi nhau à? Hay là sợ bọn Diêu Điển không đồng ý?

Phạm Thời Tiệp hai tay xua xua nói:

- Người bắt là loại người nào mà tôi lại cãi nhau với họ?

Rồi Phạm nói tiếp:

- Cái tên Cẩu Nhi đó chơi ác, làm cho cái anh bán trứng bị một vố không còn ra làm sao nữa! Đầu đuôi là như thế này: Hôm nay ở Tứ Bài lâu có một đứa bé nói là muốn mua trứng gà, rồi nó gọi người mang một rổ trứng gà đến bán, nó đếm từng quả rồi cứ xếp chồng lên với nhau! Nó xếp chồng lên đến hơn 500 quả, cứ xếp chồng đống lên cao như núi! Người bán phải nhổm người lên vòng hai tay ra ôm lấy đống trứng, cái kiểu ngồi xổm gần giống như cưỡi ngựa ấy, mà anh ta cũng không dám động đậy gì hết! Thằng bé mua trứng nói là đi lấy tiền rồi lỉnh mất! Cẩu Nhi nhân lúc người bán trứng ngồi không dám động cựa liền bước đến đạp vào chân anh ta một cái, rồi lại gãi vào cùi tay anh ta, làm người này ngứa quá phải buông vội hai tay ra, thế là một đống trứng lớn đổ hết xuống đường. Tất nhiên là chúng đánh lộn nhau, rồi lại có một con chó gầy ở đâu bất ngờ nhẩy tới cắn ngay vào ngón tay của anh bán trứng, khiến tay anh ta chảy máu...

Phạm Thời ệp tuy chưa nói hết nhưng Dận Chân cũng biết đúng là Khảm Nhi và Cẩu Nhi cùng câu kết với nhau gây ra chuyện này. Việc tuy không lớn, nhưng gia nô trong nhà hoàng tử, giữa thanh thiên bạch nhật mà hiếp đáp dân thường, chuyện này lan ra thì sẽ gây ra dư luận xấu! Ông đang suy nghĩ thì Dận Tường đã nói:

- Đó chẳng qua chỉ là trò nghịch ngợm của bọn trẻ ranh, có gì đáng kể đâu? Diêu Điển là bố nuôi ông à? Khương Chi là mẹ ông à? Ấy thế mà ông cũng đứng đầu phủ Thuận Thiên đấy! Mà lại là Kinh Triệu Doãn! Nếu ông còn nói những lời khốn kiếp đó nữa thì tôi sẽ ném tất cả số lòng trứng ấy vào ông đó!

Nói rồi Dân Tường lừng lững bước đến xoắn lấy vành tai Phạm, cười hỏi:

- Ông có thả nó ra không? Thả hay không? Huyện Uyển Bình (174) quản triều đình, làm quan to thế mà ông cũng không giải quyết được cái chuyện nhỏ này ư?

- Thập tam da! ái... ối... ối...

Phạm Thời Tiệp đau quá phải há miệng ra, rồi cười nói:

- Ông bỏ ra, nô tài xin thả, ông bỏ ra... chút nữa, chưa biết chừng hạ quan còn phải vào bệ kiến, tai xưng lên trông không tiện...

- Bắt chước tiếng lừa kêu!

- Chà chà Thập tam da! Đây là nơi nào? để mọi người...

- Bắt chước đi

Phạm Thời Tiệp bị xoắn tai, ngước mắt nhìn Dận Chân, ông đang nhịn cười không được; thế rồi Phạm há miệng, gân cổ lên kêu một tiếng to như lừa leo dốc, lại còn đánh hai phát rắm rất to nữa; Dận Tường bấy giờ mới cười rồi bỏ tay ra, khiến cho mấy thái giám, thân binh gác ở ngoài viên môn ai cũng phải cười lên ha hả. Dận Chân không thể nghĩ được rằng trên thế gian lại có người như vậy, ông không nhịn được cười, cười nghiêng, cười ngả đến nỗi suýt ngã. Dận Tường lại nói:

- Tứ ca, chúng ta đi thôi - Ông Phạm, tối nay xin ông lột ngay cái bộ da chó của ông ra rồi dẫn Cẩu Nhi lại nhà ta!

Nói rồi, chàng và Dận Chân đi ra khỏi vườn. Trên đường Dận Chân vẫn không nhịn được cười, Dận Tường lại nói:

- Cũng chẳng lấy gì làm lạ! Đi với ma thì phải mặc áo giấy, đối với lão này thì phải dùng cách ấy, nếu ta nghiêm túc với hắn, thì hắn lại nghiêm túc với ta, như vậy sẽ hỏng việc! Nghe nói lão ta sắp phải thuyên chuyển sẽ đi Hồ Quảng làm bố chính sứ.

- Ai sẽ thay lão ở Thuận Thiên phủ? - Dận Chân hỏi.

- Long Khoa Đa.

Nét cười trên mặt Dận Chân chợt biến mất. Long Khoa Đa là cháu họ của Đồng Quốc Duy, một thế gia của họ Đồng. Anh của Đồng Quốc Duy là Đồng Quốc Cương đã bị Sách Ngạch Đồ, ông chú họ của thái tử hãm hại chết. Trước khi hoàng đế đi Nhiệt Hà, người đã thuyên chuyển viên phủ doãn này, rồi lại chuyển đến một kẻ thù của họ ngoại thái tử, không hiểu thâm ý như th đây?

-------------

(161) Vàng sáng: chỉ hoàng đế mới được dùng mầu này.

(162) Quý nhân: tức quý phi.

(163) Am đạt: các hoàng tử từ 6 tuổi trở lên thì Tôn Nhân phủ chọn trong số võ sĩ một số người vào dậy cung mã, ngoài ra còn chọn người dậy Thành ngữ cho các hoàng tử nữa. Số này gọi là Am đạt, thứ bậc dưới sư phó.

(164 ) Đại phấn long uy: phát huy uy thế của hoàng đế.

(165) văn kê khởi vũ: Theo điển tích, nhà Tần cổ Địch nửa đêm nghe tiếng gà gáy, cùng bạn vùng dậy luyện võ mưu chuyển cứu nước. Điển tích này nêu lên ý "khích lệ bản thân".

(166) Tri đại quốc như phanh tiểu tiể: Cai trị một nước lớn như mổ con cá nhỏ

(167) Vương An Thạch (1021 - 1086) tể tướng nhà Tống, có nhiều cải cách về chính trị nhưng cuối cùng thất bại.

(168) Quan văn, tướng võ bê tha

(169) Lôi lệ phong hành: sấm rền gió cuốn (ý nói chấp hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh. nhanh chóng)

(170) Xưa có lệ, các tù án chém đến mùa thu mới xử chém, như vậy gọi là "Thu quyết".

(171) Du lang: Hành lang (trong các vườn hoa)

(172) "Nhĩ căn" là từ nhà Phật. Đó là một trong 6 căn, tứ tai người ta qua âm thanh mà hiểu biết mọi điều. Viên giác kinh có câu: Nhĩ căn thanh tịnh thí sắc trần thanh tịnh.

(173) Khu trồng cây cối, hoa cỏ để du ngoạn, nghỉ ngơi

(174) Uyển Bình: tên huyện, thời Thanh thuộc quyền quân trị của phủ Thuận Thành