UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI

Docsach24.com

hi Hoằng Lịch nhận được ý chỉ gọi về kinh đã là mùng 3 tháng Tư. Lúc này chiếu dụ thi hành rộng rãi chính sách mới đã được ban bố khắp thiên hạ, phố lớn ngõ nhỏ ở thành Nam Kinh đâu đâu cũng dán đầy bố cáo chung của tổng đốc Lưỡng Giang và tuần phủ Giang Tô giải thích chính sách mới. Lý Vệ không biết nhiều chữ, sai đem chỉ dụ của Ung Chính soạn thảo thành hai bản: một bản để nguyên phong bao đóng thành sách phát cho học cung các phủ các huyện, cho quan giáo thụ, huấn đạo giảng trong ba ngày, tập trung tú tài các nơi đến nghe trở về làng tuyên truyền lại... Các tri phủ, huyện lệnh ngoài một số bản kiểm tra các cử nhân, tú tài lãnh hội thánh ý ra,i phải ứng phó với đề thi mà Lý Vệ và Doãn Kế Thịnh gửi tới. Dán trên phố lớn lại không phải là nguyên văn thượng dụ và công văn của triều đình. Lý Vệ sai các mộ liêu đem tất cả những thánh chỉ và công văn có liên quan đến chính sách mới soạn thành lời hát theo trống, theo phách, cho khắc in hàng loạt. Các hí viện khi mở màn đều diễn thêm kịch quan, những quán trà, tửu lâu trước màn diễn chính có thêm bài Tụng hoàng ân. Thậm chí các kỹ nữ tiếp khách trên sông Tần Hoài cũng tặng miễn phí cho mỗi khách chơi một bản. Hai tỉnh Giang Tô, Triết Giang đúng thực là ngay cả ngư ông, tiều phu ai ai cũng biết chính sách mới của Ung Chính. Hoằng Lịch trọ lại trạm dịch phía đông miếu Phu Tử, vì Nam Kinh là nơi náo nhiệt nhất, nha môn tổng đốc dùng riêng một nhà đèn, trên những chiếc đèn màu đều là tác phẩm khẩu ngữ dân gian của tay chân Lý Vệ, ngày đêm thu hút khách xem, ai đoán trúng không phải được phần thưởng mà chỉ phát cho một tấm vé số, trở về quê dùng vé số đó có thể lĩnh một thưng gạo ở kho công ích. Ngay cả mặt sau của vé số cũng in khẩu hiệu tuyên truyền thánh dụ:

Các vị phụ lão hãy nghe đây

Mưa móc thiên từ ân tình nặng

Tiêu phí hạn mức dân gian lấy

Còn thừa tiền bạc nên qui công

Quan viên văn võ giữ phần ít

Quan liêm thanh đạm vì trăm dân

Giàu có chia đều không ai kiện

Già trẻ cùng nhau h thái bình...

Như nay phủ ta lập kho công

Được mùa tích trữ phòng khi đói

Nhà giàu hiếu nhân tích âm đức

Nhà nghèo được giúp cũng an khang

Trâm oanh phú quí nên mộ nghĩa

Tuy là thân sĩ cũng nộp lương

Nên biết vua ta trù liệu kỹ

Để dân đời đời hưởng ấm no.

Cứ như vậy, thu hút nông dân từ ngõ ngách xóm thôn vào thành vây kín nhà đền suốt ngày chật như nêm cối. Nửa tháng trước, Hoằng Lịch sai người bí mật thu nhặt những vé số này đem trình thẳng lên Ung Chính, còn viết mật tấu hết sức tán dương:

"Nhi thần đã tính, lấy một tấm vé đổi lấy một thưng gạo, phát ra một trăm vạn tấm, chỉ bỏ ra một vạn thạch lương thực dư thừa của Giang Nam, mà dâ n nghèo nơi thâm sơn cùng cốc thôn quê hẻo lánh đều được tắm gội hoàng ân, dân đen thấp hèn cũng hiểu được cốt yếu của thánh dụ. Thực là không thể tính bằng giá trị nhỏ nhoi của vạn thạch lương được". Hôm nay trong chiếu chỉ gọi về kinh báo cáo công việc và trên đường về điều tra Điền Văn Kính có mấy việc bị đàn hặc, bản tấu đó được gửi trả lại cho Hoằng Lịch kèm theo châu phê: Vẫn là nét chữ ngay ngắn hết sức thân quen của phụ hoàng Ung Chính:

"Tiếng tăm công minh trung nghĩa của Lý Vệ, trẫm đã biết, ông ta thông minh trời phú, người đời khó học kịp. Trẫm đã phát bản tấu của con đi các tỉnh để họ tham khảo làm theo. Việc trong thiên hạ khó gom làm một, ví như Sơn Đông, nay vừa cứu tế, tuy một vạn thạch lương cũng khó kiêm được. Lý Vệ mạnh vì gạo, bạo vì tiền, nhưng cũng là đã lưu tâm đế ý đến việc chính sự vậy.

Ngoài ra, gửi cho con mấy tờ báo. Vì con sắp rời Nam Kinh đến Hà Nam, giữa đường có nhiều bất tiện, mấy tờ báo này chưa phát ra ngoài. Khi con đến Khai Phong, có thể tiếp tục đọc mà không bị gián đoạn".

Hoằng Lịch giở mấy tờ báo gửi kèm công văn ra xem, kì thực thấy cũng chẳng có nội dung gì quan trọng, ngoài tin mười tám tỉnh hao hạn quĩ công, thúc đẩy quan viên tu dưỡng liêm chính.

Đáng chú ý một chút là Lễ bộ thị lang Hồ Thập Lễ đích thân áp giải Doãn Đường đến Bảo Định, giao Tái Tư Hắc cho Lý Bạt nghiêm khắc quản thúc. Bản sớ đàn hặc Điền Văn Kính "Năm điều không thể dung thứ" của Lý Bạt không đăng nguyên văn, chỉ đăng mỗi một tiêu đề. Còn có một bản thông báo tình hình quân đội của tướng quân A Nhĩ Thái nói La-bố-tạng-đan-tăng ốm chết, tay chân còn lại của ông ta đã được Sách Linh A-la-bố-thản thu nhận. Toàn bộ quyền chức của quân đội Mông Cổ về cả tay Sách Linh, nay điều động nhiều lần. Đã có riêng ý chỉ cho Uy Viễn tướng quân Nhạc Chung Kỳ, lệnh cho ông ta phòng bị cảnh giới. Còn có hai tin, một tin nói Dương Danh Thời đã nhận chức Lễ bộ thư̖ư, một tin nói Tôn Gia Kiềm đi xem xét dân tình ở Vân Nam, Quý Châu đã cho về làm Tả đô ngự sử, mấy ngày tới lên đường về Kinh.v.v...

Hoằng Lịch ngồi trong thư phòng đối chiếu châu phê, xem mấy tờ báo đó, nỗi thấp thỏm trong lòng đã tan đi. Dạo trước "Đảng Bát da" đại náo cung Càn Thanh, ở đây mỗi ngày năm sáu lần có tin tức cấp báo, sự biến ở kinh sư Hoằng Lịch đều rõ như lòng bàn tay. Người của Lý Vệ, Doãn Kế Thiện, Phạm Thời Tiệp ngày nào cũng đến thỉnh an, xoắn xuýt hỏi thăm tin tức trong triều, Hoằng Lịch tuy bình thản ứng phó, nhưng trong lòng cũng không yên tâm. Lúc đầu lo Liêm thân vương phá rối triều đình, sau lại sợ xảy ra án lớn trừng trị đảng Doãn Tự rồi lại thấy mình ở tỉnh ngoài lâu quá, ngờ rằng liệu có người giở trò thị phi trước Ung Chính không. Bản mật dụ và mấy tờ báo này, những sự việc lớn nhỏ mà chúng nói đến đều không có gì đáng kể, điều quan trọng là Ung Chính ngày càng tin yêu mình, làm cho mình nắm rõ toàn bộ tình hình các tỉnh và biên giới mà không bị gián đoạn, lại còn tự tay gửi cho mấy tờ báo chưa phát hành. Hoằng Lịch bất giác cảm phục sự tận tình chu đáo của phụ hoàng, cũng ngầm nhận thấy Hoằng Thời lo liệu việc chính sự ở Kinh có chỗ không hợp với suy nghĩ của nhà vua. Vì vậy, đặt công văn xuống, trong lòng Hoằng Lịch đã hoàn toàn thư thái. Đã thấy ngoài phòng, bốn chàng trai ăn mặc kiểu đầy tớ từ nhị môn bước vào, họ không vào nhà mà đứng xếp hàng ngang trong sân vườn trước thềm, thưa:

- Tứ vương da, bọn nô tài Hình Kiến Nghiệp, Hình Kiến Mẫn, Hình Kiến Trung, Hình Kiến Nghĩa đến hầu chủ nhân luyện võ!

Bốn anh em họ Hình này vốn là người Sơn Đông, từ khoảng niên hiệu Vạn Lịch thời Minh một nhà bảy đời truyền nghề sai dịch đi bắt người, người cha là Hình Liên Châu tuổi cao về hưu sai bốn đứa con trai của mình tới chạy việc ở chỗ Lý Vệ. Để thử trình độ võ nghệ của con cháu họ Hình, Lý Vệ đặc ọn họ trước tiên đến nha môn tổng đốc Nam Kinh nghe sai khiến, vừa khéo Hoằng Lịch cứ đến ngày lẻ là luyện võ, bèn chỉ định bốn người này đến hầu. Hoằng Lịch thấy họ đến, lập tức cởi áo khoác ngoài, bên ngoài chiếc áo dài mặc trong chỉ khoác một chiếc áo cộc tay hoa hồng vẽ hình ngựa tía, lại thay một đôi giày nhung đen, vén vạt áo vào trong dây lưng, một tay nhấc cây gậy bước ra trước nhà, cười nói:

- Hôm nay có lẽ là lần tập cuối cùng, ta sắp phải về Bắc Kinh, trong ba ngày tới sẽ lần lượt tiếp kiến các quan Nam Kinh, sẽ chẳng có thời gian chơi nữa. Hôm nay tập gì?

- Xin tùy ý Tứ da! - Hình Kiến Nghiệp chắp tay nói.

- Quyền cước của các ngươi ta đã được học hỏi - Hoằng Lịch cười nhẹ, nói: - Hôm nay đổi món. Hôm nay ta luyện gậy, các ngươi từng người một ra ai đoạt được cây gậy này từ tay ta, thưởng hai mươi lạng bạc! - Hoằng Lịch nói rồi, rút từ trong giày ra một tờ ngân phiếu đặt ở bậc thềm trước cửa sổ, dùng đá chặn lên. Quay ra chống cửa lên, một mình vung gậy mà đầy trời lưới giăng, người quay tít liền mười mấy vòng, một tay "châm lửa đốt trời", một tay nắm gậy theo kiểu Tần hoàng vác kiếm, lập tức khắp sân đầy gió.

Bốn anh em thấy Hoằng Lịch đúng là một tay khoáng đạt nhanh nhẹn, không kìm được vỗ tay cao giọng đồng thanh tán thưởng: - Tuyệt!

Hoằng Lịch múa càng được thể hứng, một cây gậy trong tay móc, bẩy, văng, đâm... khéo léo linh hoạt như một sợi bấc đèn, lúc thì dựng gậy như cái trúc, toàn thân bay quanh không trung đá chân liên hoàn; lúc thì tiến bước nhảy vọt, hai tay thoăn thoắt múa gậy như cối xay gió, tung mình phỉ cú đá xen vào quyền cước, đến cả hoa cỏ trong vườn đều bị sức gậy tạt như gió cuố. Bốn anh em nhất thời đều chưa ra tay, đứng bên quan sát kỹ một chút đã thấy rõ, phép gậy của Hoằng Lịch học từ trong cung, tuy được những cao thủ là thị vệ đại nội chỉ bảo, nhưng đã mắc bệnh "cung đình", được cái múa kín tới mức gió cũng không lọt, nhưng chỉ đẹp mắt, Bốn người đều cảm thấy cướp cây gậy gỗ tạc đó từ tay Hoằng Lịch không phải việc khó. Nhưng lại nghĩ Hoằng Lịch là đương kim Thái tử dễ dàng tự phụ; qua mặt anh ta thì không được hay. Hình Kiến Nghiệp đang nghĩ cách thì cậu tư Hình Kiến Nghĩa, một tay liều mạng đã bước ra, gọi lớn:

- Tứ gia, đắc tội với ngài! - Rồi tung người nhảy vào trong bóng gậy của Hoằng Lịch, nhằm trúng lúc Hoằng Lịch hạ xuống không vững, phi chân đá ngang chân sau của Hoằng Lịch. Hoằng Lịch vội vàng chống gậy bay lên, treo người trên không, ai hay Kiến Nghĩa chỉ ra chiêu vờ, chân trái khom bước, chân phải thu thế móc mạnh một cái, Hoằng Lịch mất cái đỡ bên dưới, rơi xuống đất. Kiến Nghĩa nhìn thấy anh ta sắp ngã sấp, đưa tay trái chặn đỡ lấy Hoằng Lịch, trong khi Hoằng Lịch lúng túng, cây gậy trong tay đã bị tay phải của Hình Kiến Nghĩa làm cho bay cao ba trượng. Cây gậy đó nhẹ nhàng rơi vào trong tay Hình Kiến Nghĩa. Hoằng Lịch cười lùi một bước, nói:

- Không cần đọ nữa, ngay cả ngươi còn giành được gậy, huống chi các anh ngươi? Thân pháp thật hay. Gậy của ta múa lên ngay cả nước cũng không bắn vào được, sao ngươi vào được? Cao thủ trong đại nội cũng không có bản lĩnh này.

- Đó là thị vệ đại nội nhường vương gia đấy - Hình Kiến Nghĩa cười hì hì nói: - Phép gậy trong thiên hạ không có những tuyệt chiêu giống nhau, người ta mà định múa kín thì có té nước, tự nhiên có té cũng không vào. Tiểu nhân đánh bạc nợ người ta hai mươi lạng, tấm ngân phiếu in đầu rồng của lão da làm người ta nóng mắt rồi, vì thế mới làm càn bậy!

Hoằng Lịch không nhịn được cười lớn, nói:

- Thì ra là như vậy! Ngươi đánh bạc thua tiền đã đỏ mắt rồi ư? Được, được, được! Thành thật như vậy, chủ nhân của ngươi cũng nên ký phiếu cho ngươi!

Vừa nói, vừa quay lại lấy ngân phiếu, đột nhiên sững người: Tấm phiếu vốn đặt ngay ngắn dưới viên đá trên bậc thềm đã không cánh mà bay, không biết bị ai đổi bằng một tờ giấy Tiết Đào, hình như còn có chữ! Hoằng Lịch lấy tờ giấy ra thận trọng tới mức sợ bỏng, trên mặt còn ngưng đọng nụ cười, run run ngón tay mở ra xem, trên mặt giấy viết một bài thơ:

Miệt mài chính sự nay về Kinh

Chèm trễ khúc xưa hãy cố nghe

Diệu thủ võ lâm kính cẩn báo

Can phòng hiểm nguy giữa đường về.

Khi xem kỹ thì là loại giấy thường ngày mình dùng, vết mực ướt chạm phải tay lập tức nhòe ra, rõ ràng là vừa mới viết. Giữa ban ngày ban mặt, lại là nơi vương đệ khâm sai phòng bị nghiêm ngặt, trước mấy cao thủ võ lâm, tên giặc này lại ung dung vào thư phòng đề thơ, lặng lẽ đổi ngân phiếu, đến đi không để lại tung tích, chẳng những to gan quá mức mà bản lĩnh cũng làm người thường không thể tưởng tượng nổi.

Mấy anh em Hình lặng người, lập tức biết đã xảy ra chuyện gì rồi, Hình Kiến Nghiệp và Hình Kiến Mẫn vọt lên mấy bước người trước người sau bảo vệ Hoằng Lịch, Kiến Trung, Kiến Nghĩa thét một tiếng bay mình lên nhà, hai người đứng trên tường sau đưa tay che mắt nhìn bốn phía xung quanh, nhưng thấy nhà ngói dọc ngang nối tiếp, ngõ phố chằng chịt, có lúc vẳng tới tiếng cười khúc khích của đứa trẻ, trong sân ngoài sân đầy nắng xuân, cảnh tượng thái bình, đâu có bóng tên giặc nào? Bốn anh em lại lục soát thư phòng của Hoằng Lịch rồi mới mời Hoằng Lịch đang kinh sợ vừa trấn tĩnh lại, vào. Thấy Hoằng Lịch thẫn thờ như người mất của, bốn người đều cảm thấy ngượng ngùng. Hình Kiến Nghiệp cúi thấp đầu, mặt đỏ tía nói:

- Làm kinh động đến vương gia, đều là bọn tiểu nhân bất tài, cũng thực không ngờ Nam Kinh lại có phi tặc như thế!

- Có lẽ là người trên giang hồ mai phục ở dịch trạm này gây nên - Hoằng Lịch thấy họ xấu hổ tới mức không biết trốn vào đâu, bèn xoa dịu nói:

- Với lại, các ngươi đều mải nhìn ta và Kiến Nghĩa đấu võ, không để ý. Đừng có cúi đầu tiu nghỉu như bà già thế kia, đây là một trăm lạng bạc, ta vẫn cứ thưởng cho các ngươi!

Nói rồi lại đưa ra một tờ ngân phiếu, bốn người không dám nhận! Đang chưa biết xử sự thế nào, có người bước vào cửa, báo:

- Tổng đốc Lưỡng Giang Lý Vệ, bố chính sứ Giang Nam Phạm Thời Tiệp đến bái kiến.

Hoằng Lịch dúi ngân phiếu vào trong tay Hình Kiến Nghiệp,

- Gọi vào đi!

Trong chốc lát, thấy Lý Vệ mặc một chiếc áo mãng bào thùng thình, bên ngoài khoác áo cẩm kê chậm rãi khoan thai tiến vào. Ông ta ốm lâu vừa đỡ; vẫn mắc bệnh hen suyễn, gầy như que củi, bơi lùng thùng trong quần áo. Phạm Thời Tiệp đi phía sau, ngược lại chắc nịch như cái trục lăn lúa, mặt mui hồng bóng, đi một bước các thớ thịt trên mặt lại rung rinh. Theo sau còn có hai đứa hầu gái và một mụ già, qua nhị môn bèn đứng rũ tay ven tường. Lý Vệ khoát tay bảo họ:

- Các ngươi hãy tạm đứng đây nghe sai bảo.

Quay người về phía Hoằng Lịch đang ra đón làm lễ vái chào, nói:

- Nô tài Lý Vệ, Phạm Thời Tiệp thỉnh an chủ nhân!

Rồi cùng Phạm Thời Tiệp đều rập đầu xuống.

- Được được! Đứng lên đi! - Hoằng Lịch đứng trên thềm đưa hai tay đỡ đỡ, vừa để hai người vào nhà, vừa cười hỏi:

- Kế Thiện đâu? Ta cứ nghĩ ông ta nhất định sẽ đến, sao lại chỉ có hai vị?

Lại nhìn sắc mặt Lý Vệ, nói:

- Sắc mặt ngươi vẫn xanh như trước, nhưng tinh thần tốt lên nhiều rồi. Ta nhờ Dương Danh Thời tìm cho ngươi hai cân ngân nhĩ loại thượng hạng, ông ta viết thư trả lời nói đã về Kinh, đã nhờ bố chính sứ Vân Nam Giang Vận Châu làm thay, mấy ngày sẽ mang tới. Những thứ đó bảo Thúy Nhi trộn với đường phèn sắc lên, uống thường xuyên sẽ rất bổ cho cơ thể.

- May mắn được chủ nhân nhớ đến! - Lý Vệ cười nói:

- Ngân nhĩ trưa nay đã chuyển đến, Giang tiên sinh còn gửi kèm thư nói đây là ân điển của chủ nhân. Doãn Kế Thiện lúc này không thể đến được, ở Thanh Giang khẩu năm ngoái sông Hoàng Hà ứ đọng cát, làm vận chuyển lương bị tắc nghẽn, mùa xuân năm nay phải chở bù hai trăm thạch lương đến Sơn Đông. Lũ ở sông Hoàng Hà sắp đến, không xử lý sớm thì lỡ việc lớn. Kế Thiện đang triệu tập mọi người ở nha môn vận chuyển đường sông bàn việc Còn công trình đập chắn Tiên Sơn, phải điều dân công xây đắp. Đây đều là những việc béo bở, nên phải dùng người thanh liêm nhất, mà cũng phải tổn tâm lo lắng nữa. Tôi nói với ông ấy: - Ông phải tìm được những người như Hoàng Chấn Quốc ở Giang Nam đi xây kè chống lũ. Mùa thu năm nay ở vùng Giang Tô, Giang Tây mà có sơ xảy hay vỡ đập tôi đây sẽ không thèm đếm xỉa mấy chục năm quen biết tôi sẽ hạch tội cho ông tức sùi bọt mép. Còn tiền bạc, nay hao hạn quỹ công rất nhiều. Mấy viên quan ông phái đi mà dám tư túi chút tiền chính sách mới của tôi, tôi không thể không mời kỳ bài của vương gia chém đầu ông. Với Kế Thiện, tôi rất yên tâm, chẳng qua nói lời răn dè trước là mong sự thuận lợi về sau. Tối nay tôi có chén rượu tiễn Tứ da, Kế Thiện chắc chắn sẽ tới.

Phạm Thời Tiệp là người không lúc nào yên, vừa nghe Lý Vệ nói, vừa nghiêng ngó khắp nơi, cười nói:

- Kế Thiện còn lo chuyện này nữa, lão tướng quân Doãn Thái ở Bắc Kinh gửi thư báo bà cả được phong nhất phẩm, bảo ông ấy viết thơ mừng. Mẹ ông ta lại lên thọ năm mươi, ông ta phải mua quà mừng thọ. Nói với tôi muốn nhờ Tứ da tiện đường mang về Bắc Kinh, còn nói với t không thể nói thẳng ra, lại vừa không muốn làm mẹ tủi thân. Tôi nói: - Ông làm Tứ da khó xử. Tứ da là người trên trời, lại giấu Doãn tướng công giúp ông mang quà riêng cha mẹ sao? Ông đúng là nực cười! Thế mà cũng là Thám hoa lang học cao biết rộng!

Lý Vệ nói lung tung một hồi, Hoằng Lịch ù ù cạc cạc như rơi vào sương mù, Lý Vệ lại cười nói:

- Mẹ ông Kế Thiện là bà bé, tất nhiên không được chiếu phong. Vợ cả của lão tướng công Doãn Thái hay ghen, Doãn Thái lại cổ hủ, đến bây giờ Kế Thiện làm quan to như vậy mà mẹ ở nhà vẫn là tỳ thiếp đứng hầu vợ cụ ông. Việc này Kế Thiện không biết nói với ai, chỉ đau khổ một mình mà thôi...

Hoằng Lịch nghe xong không khỏi gật đầu thở dài. Lý Vệ chuyển đề tài, hỏi:

- Bọn nô tài tùy tùng của Tứ da đâu cả rồi? Vương gia luyện võ với mấy anh em họ Hình, họ cũng không hầu hạ ở đây ư?

Hoằng Lịch cười bảo:

- Lý Vệ là viên quan trị trộm cướp giỏi nhất thiên hạ, ta còn có gì không yên tâm nữa? Vì hai ngày nữa đi, ta sai chúng ra phố mua đồ. Hoàng thượng vẫn bị nhiệt bên trong, ta đã viết thư cho tướng quân ở Hắc Long Giang sai ông ta bắt gấu sống mang đến Bắc Kinh lấy mật, ta sẽ mang một chút ngưu hoàng thật ở đây về. Còn thân mẫu của ta, cũng phải mang một chút quà gì đó; những người còn lại đều đang đóng gói hành lý ở nhà sau. Nhưng xem ra chỗ này của ngươi vẫn không thể ban đêm không đóng cửa được đâu, ban ngày ban mặt mà có phi tặc trộm bạc của ta ngay dưới mắt mấy người!.

Nói rồi bèn đưa tờ giấy cho Lý Vệ

- Thật sao? - Lý Vệ kinh ngạc hai tay đón tờ giấy xem, có đến một nửa số chữ là không biết, liền đưa cho Phạm Thời Tiệp nói:

- Ông Phạm, đứa trộm này quá quắt lắm, tôi không biết bao giờ mới nói hết cho hả, dám đến chỗ Tứ da làm bẽ mặt tôi. ông là người biết chữ, đọc lên cùng nghe!

Phạm Thời Tiệp vừa kinh hoàng vừa tức cười, đọc bài thơ lên, nói:

- Tên giặc này dường như không có ý xấu, chỉ nhắc nhở Tứ da trên đường cẩn thận một chút. Hắn khoe năng lực, chưa biết chừng có ý muốn phục vụ triều đình.

- Bố nó chứ! - Lý Vệ nghiến răng chửi: - Đây đều do bọn người ở Cam Phượng Trì gây ra, rải thiếp hội họp anh hùng ở Nam Kinh, làm cho bọn giặc cướp này ở ngoại tỉnh đến quấy nhiễu! Vú Hắc theo Đoan Mộc Lương Dung về cưới vợ cho con rồi, vốn định bảo họ tiện đường hộ tống Tứ da, nay xem ra chỉ có nô tài đích thân đưa ngài về thôi.

Lại chỉ mấy cô hầu gái đứng trước nhị môn nói:

- Đây là mấy người thân thích của vú Hắc, bà ấy già rồi, bảo người trong nhà đến hầu hạ Đoan Mộc. Đoan Mộc bọn họ về Sơn Đông, tôi giữ lại mấy người này, mấy đứa nha đầu này đàn hát kèn sáo đều giỏi. Hầu hạ Tứ da trên đường rốt cục còn tốt hơn bọn đàn ông chân tay vụng về.

Phạm Thời Tiệp nhìn anh em họ Hình cười hì h

- Thế nào, không khoác lác "khắp Sơn Đông thông có địch thủ" nữa à? Lần này xấu mặt, đợi mà ăn đòn gia pháp của ông cụ nhà các ngươi.

Lý Vệ bèn vẫy tay gọi bọn nha đầu vào.

Hoằng Lịch thấy bốn anh em họ Hình ngượng đỏ dừ mặt, vội chặn lời Phạm Thời Tiệp:

- Lúc đó bọn ta đều dồn tâm trí vào luyện tập nên sơ ý, sao có thể trách quá nặng được? Ta về kinh, vẫn do họ hộ tống, vì một mẩu giấy cỏn con mà làm ầm lên như vậy, không sợ người ta cười chủ ngươi ư?

Thấy người đàn bà trung niên dẫn bốn nha đầu chậm rãi vào nhà, Hoằng Lịch không nói nữa, để ý quan sát. Người đàn bà trung niên đó khoảng trên dưới bốn mươi tuổi, trên búi tóc cài cây trâm bằng ngà voi, mặt dài sống mũi cao, vừa nhìn có thể biết trước đây cũng là một mỹ nhân. Nhưng hai người con gái đi theo dáng dấp đều còn nhỏ, chỉ khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, quần xanh nõn chuối điểm hoa, áo thêu nền hoa màu vàng nhạt, mặt mũi không thanh tú lắm, nhưng đứng chỉnh tề một chỗ thì trông như hai đóa sen vàng xinh đẹp vươn thẳng, rất hấp dẫn. Hoằng Lịch tuổi trẻ tài cao phong lưu hào hoa, chỉ vì là khâm sai đại thần ở ngoài, để tránh sự bình phẩm của người ta nên không tiện dắt díu bóng hồng, cả ngày chỉ có mấy người đàn ông phục dịch. Lúc này thấy họ xinh tươi gọn gàng thẹn thùng đỏ mặt đứng trong thư phòng, đột nhiên thấy tinh thần sảng khoái, Hoằng Lịch ngắm nghía cái quạt gấp trong tay cười hỏi:

- Các ngươi tên gì?

Người đàn bà trung tuổi bước lên trước cúi chào một cái, nói:

- Tiểu nhân họ Ôn, Ôn Lưu thị. Chủ nhân cứ gọi Ôn gia là được. - Lại chỉ hai đứa con gái nói:

- Hai đứa trẻ này sinh đôi, đều là con gái của tiểu nhân. Đứa có nốt ruồi son ở ấn đường là chị, chủ nhân đặt tên cho nó là Yên Hồng, đứa này là em tên là Anh Anh.

- Chủ nhân nào?

- À chính là vú Hắc. - Người đàn bà Ôn gia nói. - Vú Hắc vốn thuộc nhà họ Phương. Dạo dẹp loạn năm Vĩnh Lạc bị thua, nhà chúng con lúc đó đã là nô bộc truyền đời của nhà họ Phương. Nhà Đoan Mộc vì có ơn nuôi con cháu nhà họ Phương, nhà họ Phương mới nhận là ân nhân nói với bên ngoài là tình chủ tớ. Kỳ thực họ không làm nô tài sai khiến. Nhà Ôn gia chúng con mới đích thực là kẻ ở người hầu.

Bà ta chưa nói hết, Hoằng Lịch đã hiểu rõ nguồn cơn trong đó, không ngờ hai gia tộc Đoan Mộc và vú Hắc trong võ lâm mà Lý Vệ suốt ngày khen ngợi lại có ngọn nguồn sâu xa như vậy! Ngẫm nghĩ rồi cười bảo:

- Đã là nhà họ Phương, lại dẹp loạn nên tan cửa nát nhà. Nhất định là Phương Hiếu Nhụ 1 làm trung thần liệt nghĩa rồi lại che chở đùm bọc nhau hơn ba trăm năm, đây cũng có thể gọi là một giai thoại.

Nói rồi bèn lấy chén định uống trà, người đàn bà Ôn gia không đợi sai bảo vội lấy bình từ giá trà xuống, Yên Hồng dúm trà, cẩn thận pha ba chén, dùng khay bưng đến, Anh Anh đổ nước nóng từ trong bình ra chậu, lại pha thêm nước lạnh, lấy bà chiếc khăn bông treo trên dây vào vắt ngay khi còn nóng, ba người vừa uống được hai ngụm, đang thưởng thức hương vị trà thì khăn bông nóng đã được mang lên. Hoằng Lịch không nén được cười nói:

- Phục dịch trong nhà cần có phụ nữ. Mấy đứa hầu trai ta mang theo đều tận tâm trung thành cả nhưng hễ làm những việc này đều như những thằng ngốc!

Thấy bọn Lý Vệ đứng lên định cáo từ, Hoằng Lịch vội bảo:

- Chớ vội đi, ta còn có chút việc. Trời cũng sắp muộn rồi, chút nữa ta còn phải đi xem bãi cháo Lý Vệ mở một chút. Tối nay chẳng phải ông ta mời ư? Nhân tiện cùng đi luôn.

- Vâng!

Phạm Thời Tiệp và Lý Vệ nhìn nhau một cái, lại ngồi xuống. Hoằng Lịch lấy từ trên giá sách xuống một cái.tráp mạ vàng, dùng tay ấn khóa, tạch một cái, mở ra, lấy ra một quyển sổ bìa lụa vàng. Hai người liếc nhìn thấy là loại sổ thỉnh an Ung Chính thường dùng khi phê trả lời, vội đứng dậy. Lý Vệ liền hỏi:

- Hoàng thượng có mật dụ ư?

Hoằng Lịch gật gật đầu, đưa quyển sổ cho Phạm Thời Tiệp bảo:

- Đọc cho Lý Vệ nghe.

Phạm Thời Tiệp nhìn thấy bút tích của nhà vua vội khom mình cung kính đọc:

"Công văn ngày 18 đã nhận được. Trẫm gần đây thân thể tâm thần đều có chỗ không an, luôn thấy trong người nóng sốt, đầu cũng váng vất như quỉ thần. Con hãy lưu tâm tìm hỏi những thầy thuốc giỏi nội ngoại khoa và người tu dưỡng tính mệnh thâm đạt, hoặc là đạo sĩ hay nho sĩ, tăng sĩ giảng đạo. Nếu như có duyên tìm được họ thì phải mềm mỏng thuyết phục, để họ vui vẻ theo mới tốt, không được lấy thế bức ép họ. Tặng thưởng hậu hĩnh để vỗ về gia đình họ, một mất tấu báo, một mặt cử người hầu hạ đưa về kinh thành, trẫm sẽ dùng. Hãy hết sức thay trẫm tìm cho được họ, không phải chần chừ nghi ngại. Con có tiến cử người tồi, trẫm cũng không trách con, trẫm tự có cách thử dùng. Nếu như thấy ở tỉnh khác có người giỏi, hãy gửi họ tên lý lịch mật tấu để trẫm biết, trẫm sẽ truyền dụ đốc phủ tỉnh đó hỏi tìm. Không thể cho là việc không cần thiết. Phải lưu tâm hỏi han rộng khắp, để chiều ý trẫm, Cẩn mật cẩn mật."

Lý Vệ và Phạm Thời Tiệp không khỏi sợ hãi. Xem ngày tháng, là ngày 25 tháng Mười năm ngoái, trước thời điểm đó họ không biết đã dâng bao nhiêu tấu thỉnh an, tất cả đều được phê những câu đại loại như: "Trẫm khỏe, chớ lo", "Hãy làm tốt công việc ngươi được giao, còn hơn là thuốc hay dâng trẫm". Không ngờ gửi riêng cho Hoằng Lịch lại là ý chỉ như thế này, ý tứ như đang cấp bách tìm thầy, tìm thuốc.

- Ta vừa đi vừa nói chuyện nhé! - Hoằng Lịch cười, thu cuốn sổ lại, vì thấy phía sau có một người tóc bạc phủi bụi bám khắp người bước tới, bèn gọi vào, nói:

- Cụ Lưu, ba người này mới đến phục vụ bút mực ở thư phòng, cụ thu xếp một gian sát vách thư phòng cho họ ở. Hai cô bé này còn nhỏ, bảo gia nhân không được bắt nạt chúng.

Rồi quay sang nói với Yên Hồng,

- Đã đến đây thì hãy yên tâm ở đây, tất cả đều không phải xa lạ, thiếu cái gì cứ hỏi cụ Lưu. Ta phải ra ngoài, đến phủ Lý đại nhân, hãy mài mực sẵn cho ta, trở về ta sẽ viết. Sách trên giá lộn xộn, trong lòng ta đã có chủ ý, các ngươi không cần xếp dọn.

Nói rồi bèn cùng Lý Vệ đi ra. Mấy anh em họ Hình đưa mắt cho nhau rồi đều theo sau.

Phạm Thời Tiệp vừa đi vừa nói:

- Tứ da, ngài mặc thường phục, chúng tôi ăn mặc thế này đi cũng không phù hợp, có thể cho chúng tôi quay lại thay áo rồi lại theo hầu hạ được không?

Lý Vệ cười hì hì nói:

- Trong kiệu của tôi lúc nào cũng có quần áo các màu đủ dùng. Ông anh vợ ơi, muốn làm kẻ ăn xin hay là tay mọc sừng trong lầu xanh, tôi sẽ hóa trang cho ông giống y hệt!

Phạm Thời Tiệp đã quen Lý Vệ chửi mắng, cười:

- Nếu ông làm đứa ăn xin nhỏ, tôi là lão ăn xin già. Nếu ông ăn mặc giống tay mọc sừng trẻ dắt ngựa, tôi sẽ ăn mặc giống lão mọc sừng già.

Hai người đấu khẩu, làm cho Hoằng Lịch ở bên cạnh cười không ngớt. Ngay lúc sau, hai người từ trong kiệu quan của Lý Vệ bước ra, Lý Vệ đầu đội mũ quả dưa lục hợp bằng vóc màu đen, áo vóc đen, lưng đeo cái ví quả cau, trên cái mặt gầy còn đeo một cái kính râm, trông giống hệt một ông thầy. Phạm Thời Tiệp lại đội cái mũ dạ xám, bên ngoài áo bào vải pôpơlin xám choàng chiếc ákhoác bằng vải bố đen, bộ dạng như của một quản gia. Ba người nhìn nhau, bật cười ha hả, ra khỏi dịch quán lại không đi đường lớn, loanh quanh theo một ngõ nhỏ đi ra, quành về hướng đông bắc, bãi cháo Lý Vệ mở cho dân nghèo đặt tại bờ hồ Huyền Vũ cách kho lương không xa.

Tháng Tư ở Giang Nam đã là lúc hoa tàn, cây xanh, từ dịch trạm đi về hướng bắc thực ra đã là ngoại ô của Nam Kinh, nhưng thấy hai bên con đường tắt đất vàng dương liễu uốn lượn, gió ấm dễ chịu, hoa cải không ngắt ngọn dập dờn trong ánh nắng chiều đang ngả về tây, đôi chỗ có ruộng rau, trồng cà, ớt xanh, hành hoa, củ cải nước, dưa chuột, đậu, mướp, xanh tươi mơn mởn, đám trẻ nhỏ chơi bên mương nước tưới rau, đứa thì bắt bươm bướm, đứa thì bắt sâu, có đứa lại đang nghịch nước, thỉnh thoảng có đứa trượt rơi xuống nước, bị một lũ trẻ tóc để chỏm trên bờ ném bùn ném đất vào, đánh trận nước, đứa khóc, đứa cười, đứa thét đứa chửi, có người lớn kéo thằng con trai bẩn như con trâu đầm lên đánh đít. Rõ là một cảnh điền viên của nhà nông. Ba vị quí tộc đại quan suốt ngày bù đầu nhức óc trong đống việc công đấu đá danh lợi đều cảm thấy tai mắt mở mang trước cảnh tượng đó. Hoằng Lịch vừa bước chậm lại, hỏi Lý Vệ:

- Tại sao ngươi lại nghĩ ra việc lập kho cứu chẩn, mở bãi cháo? Hoàng thượng đã mấy lần khen ngợi việc này với ta. Nói lúc nào các đốc phủ đều làm được nghĩa cử này, thì nền trị hóa sẽ mau đạt đến mức cực thịnh. Đại để thái bình lâu ngày, đất đai dễ kiêm tính, nhiều người được coi là giầu, khá giả, dù là thái bình, cũng không tránh khỏi có lũ lụt hạn hán, nạn châu chấu, các cuộc cách mạng xưa nay đều là do những tay hùng kiệt gian hoạt nắm bắt được cơ hội. Hoàng thượng nói thế và còn bảo: - Nói sâu xa, đây đúng là cách tất để tỏ rõ sự quan tâm tới cả triều đình và

- Tôi không nghĩ được sâu xa như hoàng thượng - Lý Vệ tay cầm một đốt cỏ, ngắt từng tí một đưa vào miệng nhai, - Tôi chỉ hiểu người ta quá đói thì sẽ thế nào, nhìn thấy thức ăn là muốn cướp, nhìn thấy người có tiền là muốn đánh! Một bà thím của tôi, chồng chết đã mười năm thủ tiết không tái giá, qua một nạn châu chấu, hoa màu dường như bị cắt xén.. Bà ấy liền đi bán hoa 2, vì bà ấy phải nuôi con trai!

Lý Vệ im lặng, không nói nữa. Phạm Thời Tiệp gật đầu thở dài:

- Việc này có thật. Tôi ở diêm đạo Vu Hồ, từng thấy dân đói Lưu Nhị bạo động, chỉ vì một cân gạo không cân đủ, tên Lưu Nhị đó bán củi đi qua, một cái đòn gánh đánh cho chủ hiệu gạo chổng bốn vó lên trời. Mấy trăm dân đói thừa cơ cướp gạo, đất hiệu gạo, cướp ngân hiệu, ngay cả người không phải dân đói cũng cuốn vào, gặp cửa nhà giàu là đập, cướp lương thực, giết người, hãm hiếp phụ nữ..., phải mất nhiều công sức mới trấn áp được. Tôi làm quan giám sát buổi chém Lưu Nhị, bên ngoài đặt mấy chục bàn bày rượu tế hắn ta, tôi chỉ ngồi im, không dám đụng chạm vào nỗi tức giận này, tôi lại còn đích thân đến mời hắn ta một bát rượu rồi mới hành hình. Tứ da, nếu ngài đến tận nơi sẽ biết, lúc đó thực là tình thế hễ chạm là nổ, hễ nổ là không thể thu dọn được!

Hoằng Lịch lặng lẽ trông về phía xa, dường như những cây cải dầu dưới ánh nắng quá chói mắt, làm con ngươi trong đôi mắt hơi húp lóe sáng, Hoằng Lịch liếm liếm môi, định nói gì đó lại thôi. Lý Vệ thấy trước mắt một ngôi nhà to đen ngòm, tường bốn phía có trạm gác, đưa tay

- Đó chính là kho lương Giang Nam, qua kho lương là tới hồ Huyền Vũ, bãi chia cháo nằm ngay bên hồ.

Hoằng Lịch hỏi:

- Vì sao lại đặt ở đây?

- Chỗ đó có một ngôi miếu đổ, che được mưa gió - Lý Vệ nói: - Gần hồ có nước, rửa ráy sạch sẽ một chút, bệnh tật sẽ ít đi. Gần kho lương, lấy gạo thuận tiện, trong thành tôi không cho có người vào xin ăn, nên bên ngoài phải bố trí chu đáo mới không dễ sinh chuyện.

Ba người vừa nói chuyện vừa đi, quả nhiên vượt qua kho lương thì thấy hồ Huyền Vũ mênh mông sóng nước dập dềnh. Mé tây ở phía bờ nam có một ngôi miếu lớn rất hùng vĩ, chỉ có là lâu năm không tu sửa, nhìn vào tối tăm mù mịt. Phía đông miếu là một bãi trống, dường như xưa kia là nơi diễn ra lễ hội, bên đông bãi trống là một dãy phên lau dựng thành lán, bên cạnh chất củi thanh, sáu ống khói sau lán tỏa khói mang theo những ngôi sao lửa bay thẳng lên, kêu vang rền. Vì sắp tới giờ ăn, trên bãi trống đã có hàng nghìn dân đói tụ tập, đứng thành sáu đường vừa như xếp hàng lại vừa như rối loạn, người nào người nấy áo quần rách rưới mặt mũi bẩn thỉu, bát trong tay gõ ầm ĩ, sốt ruột đợi mở lán phát cơm. Trong đám người lúc lúc phát ra tiếng tranh cãi, tiếng chửi thô tục, tiếng đàn bà cho con bú dỗ con, còn có tiếng trẻ con bị đánh khóc thét, cũng có lúc chen lẫn tiếng cười ồ lên vô cớ, cảnh tượng hết sức hỗn loạn. Phạm Thời Tiệp đưa mắt nhìn thấy một viên thư lại ở phòng thu chi kho lương đang bận chỉ huy mọi người bốc dỡ gạo từ trên xe, nhưng không biết họ tên, gọi:

- Này, anh kia, ngẩn ngơ cái con khỉ à? Gọi ngươi đấy, lại đây, có chuyện cần hỏi ngươi!

- Là Phạm đại nhân ư? - Viên thư lại đó nheo mắt nhìn mãi mới nhận ra, lắc lư mông chạy tới, cúi chào Phạm Thời Tiệp nói: - Tiểu nhân Ân Quý xin thỉnh an Phương Bá đại nhân!

Hắn đứng lên đưa ánh mắt nghi hoặc dò xét Hoằng Lịch và Lý Vệ, mặt tươi cười, nói:

- Sao ngài lại có thời gian đến đây? Quá bẩn thỉu, ngay cả chỗ ngồi cũng không có...

Phạm Thời Tiệp không để ý những lời rườm rà của anh ta, hỏi:

- Có bao nhiêu người ở đây xin lương?

- Không đều, lúc nhiều ba bốn nghìn người. Hôm nay ít, chỉ một ngàn năm trăm người ạ.

- Phân phát theo đầu người thì một người được chia bao nhiêu lương thực?

- Ba lạng.

- Phụ nữ đem theo con thì sao?

- Thưa đại nhân, tính theo đầu người. - Ân Quý cười: - Trẻ con cũng như thế. Trước bữa phát thẻ tre, mỗi thẻ một suất, đỡ tranh nhau.

Hoằng Lịch đứng bên hỏi chen vào:

- Đều là người tỉnh ta à? Người ngoại tỉnh có nhiều

Ân Quý liếc Hoằng Lịch một cái, vội cúi đầu trả lời:

- Thưa đại nhân, trong mười phần của tỉnh ta người ngoại tỉnh chiếm không đến một phần. Lý đại nhân có lệnh phàm là dân đói trong tỉnh thì cho lương thực về quê. Các huyện địa phương còn có lương chống đói, dân đói tỉnh ta ở đây phần nhiều là nhà không có đất. Ngài có bắt họ về, họ lại đến như cũ.

Hoằng Lịch không nhịn được cười, lại hỏi:

- Người tỉnh nào đến đây xin cơm đông nhất?

Ân Quý trả lời không do dự:

- Hà Nam, không những nhiều, mà đều là từng ổ từng ổ một. Có nhà ba đời, có người đến một mình rồi lại đi, gọi một bầy đến, tham lam quá mức. Ngài mà cho ít một chút là chúng chửi cha chửi mẹ loạn lên.

Mặt ông ta đầy vẻ khinh bỉ, liếc nhìn đám người nhao nhao, đột nhiên lại thở dài nói:

- Cũng chẳng trách họ, bên tỉnh đó nói là khai hoang, có huyện nịnh bợ Điền Trung thừa, báo cáo số lượng càng nhiều càng được thăng quan, bọn lý trưởng bắt người ta bỏ ruộng cũ đi khai hoang ruộng mới, một người làm không đúng là dỡ nhà đuổi người, khai hoang xong không trồng cấy được, ruộng cũ cũng bỏ lỡ mất.

Phạm Thời Tiệp thấy sắc mặt Hoằng Lịch ảm đạm, chỉ trầm ngâm không nói gì, bèn c

- Chúng ta vào lán xem đi.

Thế là Ân Quý dẫn đầu ba người chậm rãi đến trước lán. Chỉ thấy sáu cái lán quay mặt về phía tây bày sáu cái nồi lớn dàn hàng ngang, cái nào cái nấy đầy cháo. Trong lán chất đầy bao gạo, còn xếp giường đệm cho người trực đêm, quanh nồi đặt mấy cái muôi lớn, mấy người đầu bếp chỉ mặc mỗi áo lót, đầu đầy mồ hôi tay cầm muôi dài cán khuấy cháo.

Hoằng Lịch dùng muôi múc cháo múc lấy một muôi, nhìn màu cháo vừa như xám vừa như đỏ, đưa lên gần mũi ngửi, phảng phất có mùi mốc, không khỏi chau mày, hỏi Lý Vệ:

- Có ăn no được không?

- Ăn thì cũng gần như no, cái món này không no lâu được, đi tiểu vài bãi là lại đói - Lý Vệ không nhịn được cười: - Không được ăn no, nhưng cũng không để họ chết đói. Đây là chủ trương của tôi.

Hoằng Lịch khẽ thở dài một tiếng bỏ muôi xuống, ra khỏi lán, men theo bãi đất đi về phía tây. Câu nói này của Lý Vệ, Hoằng Lịch đã nghe tuần phủ Sơn Đông nói khi đi cứu trợ thiên tai ở Sơn Đông. Phát cháo là để cứu đói cứu mạng, không thể cho dân ăn no hơn trồng lúa ở nhà, cũng không thể để họ đói đến mức đập phá lán cháo. Chừng mực này thật là làm khó cho quan địa phương.

Lý Vệ và Phạm Thời Tiệp đã đuổi kịp, thấy Hoằng Lịch hớt hải đi về phía tây, Phạm Thời Tiệp vội gọi:

- Chủ nhân, phía đó là miếu Ngũ Thông, bên trong cũng là những người đó, không có gì xem đâ

Hoằng Lịch dường như không nghe tiếng, bước nhanh hơn đến trước miếu. Vì sắp đến giờ ăn cơm, trong miếu hầu như chẳng có ai, chỉ có mấy bà già quần áo rách rưới khoác áo rách dựa góc cửa phơi nắng. Khi Hoằng Lịch ngẩng đầu nhìn, quả nhiên thấy một tấm biển vỡ trước miếu, trên viết bốn chữ lớn nhũ vàng: "Ngũ Thông thần từ", chữ "từ" đã bị tróc mất một bên. Câu đối trên cột vẫn còn hoàn chỉnh:

"Hữu linh, hữu thần huy quang chiêu bát phương hựu quốc nhi dụ dân.

Như ứng như hướng huyết thực lâm vạn chúng họa dâm thả phúc thiện."

Lạc khoản đề bên dưới đã phai mờ không rõ. Lý Vệ đứng bên giải thích:

- Ngôi miếu này một thời vàng son. Đầu thời Khang Hy năm nào cũng phải có một đôi nam nữ thiếu niên bị tưới thủy ngân tế sống đấy! Thang Bân nhậm chức tri phủ Nam Kinh cho gom hết tượng thần đốt đi, đuổi đạo sĩ trụ trì, nói nếu có họa gì một mình tôi chịu. Thang Bân không những không sao, mà còn thăng chức. Năm ngoái có hai hòa thượng Tây, nói là người Pháp Lan Tây, chọn thế đất này định xây nhà thờ, đã đến xin xỏ tôi mấy lần. Tôi bảo: "Xây miếu, được! Nhưng muốn xây thì xây miếu Khổng Tử, hoặc chùa thờ Phật, tôi không hiểu cái tôn giáo của các ông là cái gì", họ liền thôi.

Hoằng Lịch gật gật đầu, nói:

- Từ nay về sau hễ gặp chuyện này phải dâng tấu. Chúng ta không biết bọn người ngoại lai này bày những trò gì, cẩn thận ăn phải bả của họ.

Còn định nói tiếp thì nghe thấy một hồi chuông keng keng keng từ chỗ lán cháo, người ta reo hò như vỡ tổ:

- Mở lán rồi, mở lán rồi!

Nồi bát xô chậu, người ngợm chen nhau ầm ĩ.

Hoằng Lịch vừa quay đầu lại, bên trong miếu lại vọng ra tiếng chửi rủa như moi tim xé phổi, nhưng là tiếng đàn bà người Hà Nam:

- Ông là đồ chết toi! Đường đường đàn ông sức dài vai rộng, mà không nuôi sống nổi vợ con. Ăn cơm bố thí, quần mặc thì rách không che nổi thân, lại còn đánh bạc với người ta... Trời ơi... muốn đi thì ông tự bán thân ông đi, con tôi nhỏ thế này bắt nó đi, liệu nó còn sống được không?...

--------------------------------

1

2

Phương Hiếu Nhụ (1357 - 1402), người Ninh Hải, Triết Giang triều Minh tự Hy Trực, Hổ, người đời gọi là Chính Học tiên sinh. Đệ tử của Tông Liêm. Thời vua Huệ đế giữ chức Thị giảng học sĩ, tổng tài bộ "Thái tổ thực lục". Khi quân của Yên vương (tức Thánh tổ) vào kinh sư (nay là Nam Kinh thuộc Giang Tô) ông không chịu thảo chiếu thư lên ngôi cho Thánh tổ, khảng khái hy sinh vì nghĩa lớn, bị giết mười họ (tức cửu tộc và học sinh của Phương Hiếu Nhụ), người chết tới hơn 870 người. Ông có tác phẩm "Tốn chí trai tập".

Tức bán dâm.