oằng Lịch và mấy người sững sờ, tiếp đó liền nghe thấy tiếng khóc oa oa đồng thanh của mấy đứa trẻ, một người đàn ông to khỏe một tay cắp đứa bé gái khoảng mười hai, mười ba tuổi trên lưng từ trong miếu đi ra, theo sau là một người đàn bà tóc tai rũ rượi như người điên đuổi theo. Hai đứa trẻ con một trai một gái chạy sau réo cha mẹ ầm ĩ. Người đàn bà gào lên:
- Ông đi đường ông, tôi đi đường tôi, chúng ta cắt đứt! Ông trả con cho tôi! Ông là đồ không biết dơ mặt, đồ hèn mạt...
Người đàn ông quay lại vung tay tát người đàn bà một cái nảy đom đóm mắt, giậm chân rít lên:
- Đồ đê tiện! Mày cứ đuổi đi! Tao không ký đơn dị, thì cả đời mày vẫn là người nhà họ Vương!
Người đàn bà không hề sợ hãi, chồm đến ôm chặt đứa con gái đã khóc khản cổ, vênh mặt chửi:
- Tôi đê tiện? Vậy ông cao sang ư? Ông thử đái một bãi mà soi xem cái mặt ông thế nào! Tôi chết cũng không để ông bán con gái tôi đâu, ông buông nó ra, buông ra, buông ra!
Chị ta đưa mắt thấy Hoằng Lịch và Lý Vệ đứng ở cửa, buông đứa trẻ, nhoài đến quỳ, dập đầu như giã cối, khóc lóc:
- Các ông hãy tích thiện tích đức, tha cho con tôi. Lão đàn ông ma quỉ kia mắc nợ các ông, hãy để lão ấy đi ở trả nợ. Đứa con gái này của tôi mới mười ba tuổi, nó chưa biết hầu hạ người. Lầu Xuân Hương của các ông không phải là nơi con gái đến... các ông hãy làm việc thiện đi,... nhất định sẽ vạn đại công hầu!
Đứa con gái thấy cha sững lại, vùng thoát ra, cùng hai đứa em níu bên mẹ, bốn mẹ con nhất loạt ôm nhau khóc lớn.
Hoằng Lịch ban đầu ngây người trước cảnh tử biệt sinh ly thê thảm đó, lúc này mới nghĩ ra chị ta nhầm mình là người mua. Ngắm ba đứa bé, đều chưa đến tuổi để chỏm, ôm riết lấy mẹ, nhìn mình chằm chằm với ánh mắt sợ hãi, trái tim Hoằng Lịch dường như từ một nơi thật cao thật cao rơi bịch xuống. Hoằng Lịch đang định cất lời, sau lưng một tiếng cười khanh khách, nói:
- Ngươi van xin nhầm chủ rồi. Ông chủ đây cơ!
Lý Vệ và Phạm Thời Tiệp đều đang dồn sự chú ý về bên này, quay ngoắt đầu lại, thấy một người dáng cao gầy đứng bên bệ đá cột cờ, bên cạnh còn có ba bốn người ăn mặc như du côn, miệng cắn hạt dưa, mặt mũi gớm ghiếc. Vương Lão Ngũ thấy họ đến, ngây ngây đi lại khom người một cái, nói:
- Sài ngũ da, ông nhìn vợ tôi đấy, cô ta không muốn... đứa bé cũng nhỏ quá, không hiểu việc, lại chưa biết hầu hạ người khác. Coi như tôi nợ bản thân tôi, đi ở cho nhà ông ba năm để trả món nợ bảy lạng bạc, được không?
Anh ta nói rồi, bản thân cũng chảy nước mắt.
- Chúng tao mở nhà thổ, lại không phát canh ruộng, thuê đứa ở công làm gì? - Tên Sài ngũ da đó nghiến lợi, liếc bọn Hoằng Lịch một cái, tay đỡ cằm, cố làm ra vẻ khó nghĩ, nói:
- Nói thực, đứ trẻ bé tẹo thế này đến chỗ chúng tao, hiện giờ cũng chưa dùng được. Nhìn nhà mày thế này, tao trong lòng cũng không nỡ.
Hoằng Lịch không ngờ hắn ta lại nói ra những lời đó, khi quan sát Sài ngũ da, chỉ thấy mặt hắn ta tròn nhỏ béo trắng, ngũ quan rất đều đặn, nhưng trên một nốt ruồi đen to bằng hạt đậu tằm bên má trái mọc sợi lông dài ba tấc giống như lông gáy lợn lại rõ ràng phá tướng. Hoằng Lịch trong lòng ngầm kinh ngạc: Trong kĩ viện cũng có người tốt bụng thế! Đúng lúc đang định bước đi, thì thấy Sài ngũ da bước đến trước mặt người đàn bà, đưa tay nâng cằm chị ta lên, cười nói với mấy đứa tay chân:
- Chúng mày xem! Chị Năm của chúng ta đanh đá nhưng bộ dạng thật xinh! Đừng bảo mặt vàng, đó là vì đói đấy. Về chỗ tao không đến ba tháng đảm bảo sẽ huấn luyện thành một Tây Thi già cho các ngươi coi!
Mấy tên du côn cười hô hố, năm mồm mười miệng chen vào:
- Đúng thế, đúng là Sài da trong mắt có nước! Bà chị này trên mặt bôi nhọ nồi, lấy bồ kết xà phòng kì cọ sạch thì còn xinh đẹp hơn cả bà ba của Sài ngũ da ấy chứ!
- Thảo nào lúc đặt cửa đánh bạc, Vương Lão ngũ không bỏ ra được! Lão ngũ, đem vợ đổi lấy con nhé!
- Chị Năm, theo Sài ngũ da đến Sướng Tâm lầu hưởng phúc đi, chị như đóa hoa tươi như thế, ở chỗ đống cứt trâu này làm gì? Bọn nha đầu nhóm lửa ở nhà Sài da còn sướng hơn bà chị!
- Đúng thế! - Sài ngũ da cười khanh khách, quay người lại nói với
- Đem vợ ngươi gán nợ, chỉ hầu hạ chỗ ta ba tháng ta sẽ trả ngươi.
Hắn ta khom người ngắm nghía chị Vương đang cúi đầu không nói một lát, chặc lưỡi nắc nỏm:
- Đúng thật là mỹ nhân, Lão Ngũ thật có diễm phúc.
Phạm Thời Tiệp đứng bên từ lâu đã ngứa mắt lắm rồi, bước lên một bước định nói. Lý Vệ ở cạnh se sẽ giật giật gấu áo ông ta, dẩu mồm về phía Hoằng Lịch, nói nhỏ:
- Nhìn Tứ da kìa.
Khi Phạm Thời Tiệp nhìn Hoằng Lịch, đã thấy mặt Hoằng Lịch tím lại, một tay phảy quạt, nghiến răng cười nhạt không nói một lời. Sài ngũ da liếc bọn Hoằng Lịch một cái, lại dỗ dành Vương Lão Ngũ:
- Ngươi chớ do dự, ta sẽ đối đãi tốt với cô ta, khi trả cho ngươi mà trên người thiếu một thứ gì, ta sẽ đền ngươi.
- Sài gia, ngài mà giơ cao tay thì tôi chết mất. - Vương Lão Ngũ đỏ mặt gào:
- Tôi là nhà nông đứng đắn, cô ấy cũng là con nhà lành, thiếu ngài bảy lạng bạc, tôi sống chết cũng sẽ trả, nửa năm sẽ kiếm đủ, được không? Nếu không kiếm đủ, tôi... tôi...
- Mày nói hay như hát ấy, quân chúng mày, hễ phát đít là cao chạy xa bay, ta tìm Lý chế đài ký giấy bắt mày ư! Trên chiếu bạc không có ông chủ, ta cao tay cái gì?
Sài ngũ da nhìn chị Vương chòng chọc, cười hi hi nói:
- Xưa nay người đời cười kẻ nghèo chứ ai cười gái đĩ, xấu hổ cái khỉ gì? Huống chi ta cũng không phải giữ Ngũ tẩu mãi không buông, hầu hạ mấy tháng, chị ta sẽ lại trở về như cũ. Nói thực, ta cũng sợ con mẫu dạ xoa trong nhà khinh thường Ngũ tẩu cơ!
Một tên du côn bên cạnh thấy người đàn bà chỉ ôm mặt khóc, nói nhỏ với Sài ngũ da:
- Ngũ đa, nán ở đây chút nữa bọn nói ngọng ngoại tỉnh ăn cơm bố thí quay lại sẽ phiền phức đấy.
Câu nói làm Sài ngũ da sực tỉnh, ở đây không phải chợ người, là nơi bố thí cơm tụ tập dân đói, bọn dân đói ăn cơm trở về, kích động phẫn nộ không phải chuyện đùa. Lập tức hắn đổi ngay nét mặt, cười nhạt nói:
- Được! Được! Mày có gan đánh bạc, thì có gan trả nợ! Tao không thèm con đàn bà xấu xí này nữa, tóm con bé con nó, đi! Tao xem đứa nào dám cản!
Hắn nguýt Hoằng Lịch một cái, khịt khịt mũi quay mặt đi. Mấy tên gầm lên một tiếng vén tay áo chồm đến, không nói một lời vừa lôi vừa giằng đứa bé gái đã khóc khản đặc tiếng từ trong lòng chị Vương đi. Người đàn bà đó đã không còn sức lực để đuổi theo nữa, ngửa mặt lên trời gào khóc:
- Ông trời ơi! Ông hãy mở mắt ra mà nhìn đây... Ôi con gái bé bỏng của tôi... Vương Lão Ngũ, ông không biết dơ mặt bán con gái tô
Sài ngũ da cười khẩy một tiếng nói:
- Muốn con gái, ngươi đến mà đổi, lúc nào nghĩ thông thì lúc ấy đến! Ta dọn sẵn giường đợi ngươi! Đi thôi!
Mấy đứa quát tháo ầm ĩ định bỏ đi.
- Khoan!
Hoằng Lịch cuối cùng nén không nổi, cụp chiếc quạt đang cầm trong tay đánh xoạch, lớn tiếng:
- Kẻ đó không đưa tới cho người bảy lạng bạc ư? Ta thay kẻ đó trả cho ngươi đây! Người giữ lại!
Mấy kẻ lang thang trên phố đứng nhìn lại, thấy ba người trang phục tuy không xa hoa nhưng cũng chẳng có vẻ túng bấn. Hoằng Lịch thì phong độ phóng khoáng, con ngươi đen láy, ánh mắt sáng quắc, khí thế uy nghi khiến kẻ khác nể sợ. Sững người một lát, cô gái nọ đã vùng thoát được, quay mình lao vào lòng mẹ. Sài ngũ da quay mặt qua, nhìn có vẻ cân nhắc về phía Hoằng Lịch, nói:
- Người từ nơi khác tới, phải biết nơi đây là thành Kim Lăng. Kẻ này nợ ta là nợ người chứ không phải nợ tiền. Người đã là của ta rồi!
- Cứ coi như của ngươi đi! Ta mua lại tất!
- Được thôi, bảy mươi lạng bạc đấy!
Hoằng Lịch chau đôi mày trên nét mặt thanh tú, máu bỗng dồn lên mặt đỏ rực, gân trán nổi xanh hằn. Lý Vệ từ nhỏ theo hầu Thiếu chủ, chưa từng thấy chủ giận đến thế bao giờ, biết rõ sẽ có một trận giông tố, bèn nhìn xung quanh thấy anh em họ Hình đang lượn lờ qua lại mới hơi hơit yên tâm. Hoằng Lịch cười gằn, bảo được, rồi móc trong ống tay áo mới biết không mang tiền. Phạm Thời Tiệp vội vã rút từ trong mình ra một tờ ngân phiếu trao cho và nói:
- Tứ da, đây là ngân phiếu một trăm lạng!
Sài ngũ gia không ngờ Hoằng Lịch chịu trả gấp mười lần nên ngây người, cười xảo quyệt một tiếng, bảo:
- Ta không bán nữa!
- Bán, không do ngươi định được, mà không bán e là cũng không do ngươi quyết! - Lý Vệ ở bên cạnh cất giọng lạnh lùng: - Người con gái này có chủ vốn là Vương Lão Ngũ, không phải của họ Sài nhà ngươi. Kim Lăng toen hoẻn ba thước, là đất thuộc vương pháp, đâu ngờ lại có kẻ ác bá như ngươi. Cướp con gái dân lành làm ca kỹ, giữa ban ngày mà trêu cợt con gái người ta, ngươi có muốn sống nữa hay thôi hả?
Phạm Thời Tiệp từng giữ chức quan Doãn phủ Thuận Thiên rất am tường luật Đại Thanh, tiếp lời luôn:
- Theo luật, nợ bạc không truy đòi, thiếu của ngươi thì đã thiếu rồi, ngay cả Vương Lão Ngũ cũng không cứ phải trả món nợ này. Ngươi làm giặc thực to gan, giữa thanh thiên bạch nhật mà dám gây tội ác thế này hả?
Sài ngũ da trợn mắt nhìn mấy kẻ học theo Trình Giảo Kim giữa đường giết bạo ngược, thì cười đầy ác ý, bảo
- Các ngươi như là mấy kẻ trong nha môn đất này, muốn chặn đường Sài Vân Trình ta đây. Nói cho mà biết có Lý Chế Đài ở đây, cũng không xía được vào vụ này! Đây là công sai của Tam bối lặc theo hầu trước ngự giá của đức Vạn tuế da ở Bắc Kinh, cần mua mấy cô gái này để mang về đấy. Họ thiếu nợ, tự nguyện đem con gái gán nợ. Sao các ngươi muốn chọc ngang hả?
Lý Vệ và Phạm Thời Tiệp vốn cho họ Sài này bất quá cũng chỉ là một kẻ trùm kỹ viện, không ngờ đằng sau y lại có cái bóng của Hoằng Thời, chợt sững người, mắt trông chờ Hoằng Lịch. Hoằng Lịch ánh mắt nảy lửa, không ngờ việc lại ngoài dự đoán thế, bật cười khẩy, ngẩng cao đầu ngạo nghễ không nói một lời. Lý Vệ liếc thấy bốn anh em họ Hình đã tới, giọng quả quyết:
- Bắt lại!
- Vâng!
Anh em họ Hình gồm Kiến Nghiệp, Kiến Mẫn, Kiến Trung, Kiến Nghĩa bốn người nhất tề đáp lệnh, nhảy phắt về phía Sài Vân Trình. Những kẻ đi theo ôm đầu chạy biến, bị Kiến Nghĩa, Kiến Trung đuổi kịp. Một trận quyền cước khiến quỷ gào sói khóc nổ ra. Rồi chúng bị đạp quỳ cả trước mặt Lý Vệ. Cả bốn dập đầu như giã tỏi:
- Không phải việc của bọn tiểu dân, chỉ vì trót ăn của Sài ngũ... Sài Vân Trình tiền rượu nên phải vào hùa làm loạn... Các đại nhân ơi, bọn tiểu dân vô học chẳng hiểu biết gì, phải chịu ăn đòn...
Sài Vân Trình bị Kiến Mẫn bẻ quặt cánh tay trói lại, nhưng vẫn không chịu, trừng mắt hỏi
- Các người thuộc nha môn nào? Cẩn thận cái đầu trên cổ bọn bay đấy! Tam da nhà ta hiện là người thân bậc nhất bên cạnh Vạn tuế da, đến Trương trung đường, Ngạc trung đường cũng phải cụp mắt trước Tam da. Chỉ e các ngươi trói thì dễ mà cởi thì khó đó!
- Câm ngay, vả vào miệng nó! - Hoằng Lịch bất chợt uất ức trào lên - Dạy cho kẻ mạo xưng là người của phủ Hoàng a-ca một trận!
Hình Kiến Nghĩa tính tình nóng nảy nhất trong số anh em dạ một tiếng, đánh mắt một nhát, bạt mạnh qua tai; họ Sài tưởng như điếc luôn, miệng vẫn lèm bèm chửi:
- Giỏi a, giỏi a! Đánh lão da giỏi a! Mày, cái kẻ mặt trắng bệch kia, ta đạp vào mười tám đời nhà mày...
Hình Kiến Nghiệp thấy miệng nó phun ra lời lăng loàn, chả lẽ chó phép nó chửi mãi, liền phải trái bạt tai liên tục không đếm xuể, miệng họ Sài sùi đầy bọt máu, u u minh minh chẳng còn biết mở mồm đằng nào nữa. Họ Vương hận Sài Vân Trình tột độ, bèn cúi xuống móc dưới gầm bánh xe nắm bùn đất vừa tanh vừa nhớp, vươn mình trát nhoe nhoét lên mắt lên mồm họ Sài, lại thuận tay dứt cả sợi râu trên mặt y; Họ Sài như cá nằm trên thớt, đau quá rú lên, rồi ngất lịm đi.
- Đánh! Đánh tiếp! - Hoằng Lịch khí uất còn hăng, sải bước thật dài - Đừng cho nó giả vờ chết thế!
Lý Vệ lúc này chợt giật mình tỉnh ngộ, Hoằng Lịch muốn lấy mạng họ Sài này, vì vậy đã không cho tra hỏi, cũng không phán xét. Đến lúc đó, khách đói bụng đang ăn dở trong quán đã lục tục quay lại, đứng đông nghẹt nghe cả nhà Vương Lão Ngũ khóc kể. Nhân mọi người không chú ý, Lý Vệ kéo kéo tay áo Hình Kiến Nghiệp, nói khẽ:
- Mau lên, cho nó tiêu đi! - Hình Kiến Nghiệp hiểu ý, bước nhanh về phía trước, dùng chân đá đá vào họ Sài đã mềm nhũn như bún, một chân dẫm ngực y, ép mạnh, cười nói:
- Cái đống thịt thối này, cũng gọi là sai dịch của Tam bối lặc ư? Thật nhục quá!
Sài Vân Trình gặp đòn hiểm này, thổ ra bọt máu, thở hắt một hơi, chân sõng sượt.
Khi đó, sự việc đã gây náo động tới quân lính trong quán cháo gần đó, bọn chúng phi như bay tới, thấy chủ quán Phạm Thời Tiệp có mặt nên chẳng dám hỏi gì.
Họ Phạm thở phào, gọi Ân Quý căn dặn:
- Kẻ này cướp đoạt con gái dân lành, gặp phải Lý Chế Đài, bị đánh chết tại chỗ, khiến lòng dân phấn khởi. Ngươi hãy đi bẩm qua một tiếng với nha môn Tri phủ Nam Kinh để lập án. Cái xác thối này, mau kéo tới bãi tha ma thiêu đi. Tiết xuân dễ gây ôn dịch lắm đó, không đùa được đâu!
Hoằng Lịch dường như không lưu tâm tới lời bọn họ, chậm rãi đi lại, nói với Lý Vệ:
- Hãy gọi Vương Lão Ngũ mau tới quán cháo, ta muốn hỏi vài câu.
- Vâng!
Lý Vệ cung kính đáp lời, quay sau dặn mấy câu, cùng Phạm Thời Tiệp bước nhanh lên trước. Hoằng Lịch, đi về phía quán cháo. Những kẻ làm công đều đã rõ địa vị người trẻ tuổi kia, bèn kéo ghế kê bàn, pha trà đun nước, rối rối rít rít, rồi đứng túm tụm ra xa xa, chờ sai bảo.
Năm người nhà Vương Lão Ngũ bộ dạng đã tươi tỉnh, tiến vào cùng quỳ xuống.
- Ngươi là kẻ chẳng biết tranh cãi gì, còn kém cả vợ ngươi đấy! - Hoằng Lịch nhẹ nhàng nâng chén trà nhấp một ngụm, chau chau mày đặt xuống, nói:
- Đánh bạc bằng tiền, đã phạm vào hình luật; bán con, càng chẳng đáng làm cha!
- Lão da... lão da nói đúng ạ... tiểu nhân cũng vì cùng cực, muốn về quê, chẳng biết làm thế nào... - Họ Vương mắt dàn dụa nước, ấp a ấp úng dập đầu liên tục - Đại ân đại đức của lão da, cả nhà tiểu nhân làm trâu làm ngựa cũng không báo hết... Tiểu nhân sẽ không dám chơi bạc nữa, sẽ dốc hết sức kiếm tiền về quê thôi... Thực ra, bán con gái mình, lòng cha đau như dao cắt. Từ nay, sẽ không dám nữa...
- Hừ! - Hoằng Lịch nghe lão nói lộn xộn, quay qua hỏi Vương thị, - Các ngươi quê ở Hà Nam, ở huyện nào?
Vương thị cúi đầu, che vạt yếm ngực mới bị xé rách, vẻ đã hồi tâm, uyển chuyển đáp:
- Dạ, bọn tiểu nhân là người trấn Hoàng Đài, huyện Phong Khâu.
Hoằng Lịch kinh ngạc:
- Hoàng Đài? Thời Đường, Võ Tắc Thiên xưng hiệu, có một bài thơ là Hoàng Đài qua từ rất nổi tiếng, cphải người ở đó không?
Vương thị lắc đầu:
- Tiểu nhân không biết. Nhưng dưa hấu ở làng tiểu nhân thực rất ngon. Đời Minh trước kia, những năm Hoằng Trị, một trận nước lớn tràn qua, đất cũng chẳng còn, thành đường sông cả, chẳng có gì đáng nói nữa.
- Huyện các ngươi có bao nhiêu dân?
- Hơn hai trăm thôi!
- Không muốn về nhà sao?
Vương thị ngước lên lướt nhìn Hoằng Lịch, than thở:
- Trong mơ thì muốn lắm... nhưng quay về, lương thực chẳng có, trồng cấy cũng không, trâu bò cày cuốc đều mất cả rồi, vẫn như xưa trồng trọt làm sao nổi. Điền trung thừa là vị quan thanh liêm, nhưng chúng tôi đến chết cũng không rõ, đất cấy trồng quen thuộc thì không làm, lại bức người ta đi khai hoang! Khai hoang rồi, đất tốt lại bỏ thành cát... Lão da, quay về thì làm sao mà sống qua ngày được? Lý trưởng giáp trưởng suốt ngày thúc thanh la bắt người đi khai hoang, lòng người tan tác cả... Ôi trời ơi...
Hoằng Lịch đứng dậy, bước đến cạnh nồi cháo đã cạo sạch, rồi lại bước tới cửa, phóng mắt trông cảnh sắc hồ Huyền Vũ mê ly và những dân đói, liêu xiêu bên bờ hồ. Lâu lắm, Hoằng Lịch thở dài một tiếng, nói:
- Khẩn hoang là việc Điền trung thừa làm không sai. Miền Dự Nam, Dự Tây có những miền đất ít người đông, lại có đất hoang. Ngươi không nên oán Điền trung thừa. Các cấp châu huyện bên dưới không hiểu việc, đem việc khẩn hoang lái sang hướng khác.
Nhà Vương Lão Ngũ vốn cho là Hoằng Lịch dây vạ đánh chết người cho họ, định sẽ trốn đi, nay lại thấy khí thế như vậy, thì mới biết người này có địa vị không nhỏ, nên dồn mắt ngắm Hoằng Lịch. Chỉ thấy chàng trai chừng mười bảy, mười tám tuổi, dáng vẻ công tử hào hoa tuấn tú, nhưng vẫn không rõ địa vị của chàng. Lý Vệ nhớ là chiều muộn còn phải tiễn Hoằng Lịch đi, nên nở nụ cười cung kính, định cất lời thì Hoằng Lịch lại hỏi:
- Hai trăm dân này nếu cho quay về quê, người ước tính tốn bao nhiêu bạc?
- Điều này nha môn chúng tôi đã tính toán rồi - Phạm Thời Tiệp thấy Lý Vệ lẩm nhẩm thì nói giúp vào - Tính cả người lớn trẻ con, mỗi người được năm lạng. Tứ gia muốn cho họ về quê, nô tài sẽ đi phát bạc ngay.
Hoằng Lịch ngẫm nghĩ, cười nói:
- Ta không muốn làm kinh động quan phủ, số bạc này trước tiên hãy lấy tạm từ chỗ hai ngươi đi, lần sau về Kinh đến phòng tài khoản ở phủ ta, sẽ chi trả các ngươi.
Câu nói này làm họ Lý và họ Phạm cùng cười. Lý Vệ nói:
- Tứ da cũng coi thường bọn nô tài quá! Đây là công đức của Tứ da, cũng là công việc của nô tài. Nô tài làm quan to, lòng hiếu kính cũng còn sơ suất lắm. Tứ gia đã có lòng, ngày mai sẽ làm luôn, chỉ còn mấy ngày nữa, ngài cũng phải về phương Bắc rồi, chưa chắc dân tình đã đi ngay đâ
- Nếu vậy, ta sẽ để quan phủ cho họ về quê - Hoằng Lịch xoa đầu cô bé, nói - Về quê hãy trồng cấy cho tốt, đừng có bỏ đi nữa. Còn việc khẩn hoang, Điền trung thừa đã rõ, mấy ngày trước đã tâu trong sớ: - Hào lại không theo phép, mượn danh khai hoang để bức dân bỏ quê mà đi, ngày nay đã biết, làm chính sự nên theo thế lợi là hơn. Ông ấy đã hiểu, lại là vị quan trong sạch, sẽ không để dân các ngươi phải lìa quê bỏ ruộng nữa đâu.
Cả nhà họ Vương nghe hiểu mà như chẳng hiểu, nhưng ý của Hoằng Lịch thì nắm được rõ ràng: không phải ăn xin dọc đường nữa, về quê có thể yên tâm trồng cấy sinh sống được rồi. Lớn bé già trẻ ngắm Hoằng Lịch say mê như trông thấy thánh thần, rì rầm cầu nguyện:
- Xin lão da cho chúng tôi biết tên tuổi của ngài, chúng tôi sẽ lập bài vị thờ mãi mãi... lão da làm việc thiện như thế, trời nhất định sẽ soi tỏ để người làm trạng nguyên, đời đời công hầu...
Hoằng Lịch nghe vậy chỉ lặng lẽ cười, đã quay đi, lại bảo Phạm Thời Tiệp:
- Thưởng cho họ hai mươi lạng bạc, họ quay về hãy sắp xếp trâu bò cày cuốc tử tế cho họ.
Lý Vệ và Phạm Thời Tiệp đưa Hoằng Lịch trở về nha môn Tổng đốc trong thành thì trời đã sâm sẩm tối. Ba người dàn hàng đi từ Nghi Môn vào Đại Viện, thấy trước sảnh nghị sự đã đông chật quan viên lớn nhỏ. Các quan đầu phủ đầu huyện bận rộn đến đầm đìa mồ hôi đã bày bàn tiệc. Gia nhân cầm đuốc chạy đi chạy lại tấp nập, có người gọi lớn
- Vào nội viên hỏi qua Hiền thái thái xem ngài chế đài đã về chưa?
Hoằng Lịch nở nụ cười, nói:
- Lý Vệ, ngươi không quay về thì thành này như không có ong chúa, đến cả Thúy Nhi cũng cuống lên. Ta thực quả ruột rỗng đang kêu ọc ọc đây, hãy đến chỗ Thúy Nhi ăn chút gì cho đỡ đói đã!
Lý Vệ đáp:
- Nhờ lão Phạm ở đây ứng phó giúp, tôi đưa Tứ da đi, khi khai tiệc sẽ ra ngay.
Rồi thấy Hoằng Lịch đã đi ra xa, bèn chạy vội theo. Từ xa đã nghe tiếng Thúy Nhi lanh lảnh:
- Người đi tìm lão da đã về chưa? Về rồi thì bảo mau đến gặp ta! Tứ da là người chuộng sạch sẽ thanh nhã, cái bình phong hoa lá này dẹp qua một bên đi! Thay vào bức rồng phi, trúc phượng, tùng hạc mới hợp kiểu. Ngươi chết rấp ở đâu thế hả! Mau lên, đem bộ uống trà Tử Sa lại đây! Ôi giời ôi, lão da về rồi! Thực là...! Đi tận đâu đấy hả? Ôi! Mắt tôi làm sao thế này, đây chẳng phải là Thiếu chủ sao!
Thúy Nhi xuýt xoa, dụi mắt rồi vẫn thấy là Hoằng Lịch, bèn phất tay quỳ gối thỉnh an, rồi phủi bụi khắp thân mình Hoằng Lịch, luôn miệng khen tụng, rồi cả than thở nữa:
- Lúc nhỏ, tôi đã làm rơi con mắt phượng rồi, ngày nào cũng cứ đến giờ này là quáng cả mắt, thành ra không thấy Thiếu chủ. Mà cái đồ quỷ này cũng chẳng bảo một tiếng, Tứ da, dễ chừng ba bốn tháng rồi chưa gặp ngài nhỉ? Tôi ngày nào cũng mong ngóng, lòng chả yên gì cả.
Cứ nghĩ, mình thực khác người ta, từ năm Khang Hy thứ 46 đã theo Vạn tuế da, hầu hạ theo gót nương nương. Nói khí quá chứ khi sinh thiếu gia, là tôi hầu đun nước đấy. Thực kỳ lạ lắm, khắp sân thơm ngào ngạt, đèn đuốc trong nhà bỗng sáng rực lên, sáng ghê cơ, cả giấy dán cửa sổ cũng rực lên. Thiếu gia ló đầu ra là khóc ngay, tiếng khóc chẳng khác tiếng chuông vàng, bọn nô tài ba viện đều giật mình. Thực là vận mệnh đại phú đại quý hơn hết thảy, đó là do trời sắp sẵn rồi. Vạn tuế da lúc ấy đang thiền định, thiếu gia biết đấy, chúa thượng đã định khí thì trời sụp cũng chẳng động lòng, thế mà ngài cũng phải mở mắt, lâu lắm mới định tâm nhập thiền lại được... Thực là kỳ lạ quá!
Thúy Nhi vừa nói vừa cùng Lý Vệ đưa Hoằng Lịch vào phòng. Mời ngồi xong, lại cùng chồng thắp nhang quỳ lạy ba lạy, rồi đứng dậy dặn dò người làm liên tục:
- Mau để thiếu gia điểm tâm, pha trà đi!
- Vâng!
A hoàn trong ngoài thấy Lý Vệ, Thúy Nhi đều quỳ thì cùng ồ lên và quỳ theo. Rồi người bưng đồ ăn vào. Một a đầu sắp đĩa một ít bánh cuốn trứng, hai bánh bao, một a đầu khác đưa tới một bát trà nhỏ. Thúy Nhi, Lý Vệ quay qua quay lại, đích thân sắp xếp. Thúy Nhi nói:
- Mời thiếu gia dùng chút đi. Thiếu gia thích món cánh ngỗng trong chuồng nhà, nếu về lại Bắc Kinh, sẽ xin gói một ít mang theo. Xin gửi đôi hài tới hoàng hậu nương nương, ngài có nói đi vừa chân mềm mại hơn hài làm trong cung. Nương nương ý muốn ra sao, kẻ thô vụng này đều ghi nhớ cả, dù có muôn vạn tấm lòng cũng chẳng thể báo đáp hết ơn huệ đâu. Lý Vệ cũng có khe mạnh gì đâu. Thiếu chủ nhìn cũng thấy ông ấy già đi rồi, thà về Bắc Kinh làm một tên lính nhàn ở nha môn lại hơn, để tôi cũng thường xuyên được vào cung gặp chủ nhân. Chứ cứ thế này, thỉnh thoảng mới được về, lại chỉ được nhìn chủ nhân ở xa xa, thực càng nhớ thương gấp bội.
Nói rồi lau nước mắt. Lý Vệ nói:
- Ngày vui thế này, sao bà lại khóc! Thực đúng là không sợ Thiếu chủ cười cho à?
Thúy Nhi gượng cười:
- Ừ, tôi cũng lẩm cẩm, già rồi chẳng biết thế nào cả. Cũng tại tôi nhìn thấy Thiếu chủ thì nhớ quá! Chủ nhân nhà ta tâm Phật từ bi, bề ngoài thì mặt lạnh như thép, mà dốc sức giúp khổ cứu nạn trừ yêu, diệt quỷ. Nay lại tới Thiếu chủ, ông nhìn xem, vóc dáng ấy, thân hình ấy, hào khí ấy, lại chuyên tâm học vấn, đóng vai Quan âm thì như Quan âm, đóng Phật da thì đúng là Phật da rồi!
Hoằng Lịch vừa ăn lót dạ, uống trà, vừa nghe Thúy Nhi luôn mồm ca tụng. Từ những phiền toái trong chính sự, thoát được ra ngoài, chủ tớ tựa như ngày nhàn trò truyện, tâm trạng cảm thấy thực ấm áp, thanh thản khó mà biết gọi là gì được. Hoằng Lịch cười bảo:
- Rồi ngươi sắp thành Lý Thúy Liên mồm miệng thư tép nhảy thôi! Ngày còn hầu thư phòng ta, miệng còn kín lắm cơ mà. Theo ta thấy thì tấm lòng quyến luyến chủ của ngươi thực là hiếm đó. Lý Vệ trị đất Lưỡng Giang được tốt, đốc phủ các ty đều nghe lời, quan hệ đồng liêu ổn định. Lưỡng Giang là đất căn bản giàu có, không thể để một đại thần bất tài, bất thân ngồi ở đây được, vì vậy hiện tại chưa thể về lại Bắc Kinh. Khi có dịp, tất nhiên ta sẽ nhớ lời hai ngươi. Đức Vạn tuế cũng luôn nhớ tới vợ chồng Lý Vệ, lại lo thủ hạ của mình ra ngoài làm quan không nên công trạng gì, bôi nhọ thanh danh chủ, lại cũng lo các người vất vả nữa. Lão da ở nhà mong muốn chính sách mới có một tấm gương, học theo Thánh tổ da, nên ngài cũng tuần du miền Nam, nhất định sẽ tới nhà hai ngươi. Nếu Lý Vệ đi Bắc Kinh, có thể đưa cả Thúy Nhi theo, Thúy Nhi đã là nhất phẩm phu nhân, theo chồng vào Kinh triều kiến chủ nhân, là nương nương sẽ cứ theo danh nghĩa sẵn có, thì gặp nhau rất dễ, hà tất phải buồn rầu!
Nói rồi, lại uống liền hai ngụm trà, trầm ngâm tiếp lời:
- Nay hãy ra bữa tiệc ngoài kia nói là năm ngày nữa ta sẽ đi. Thực ra thì chiếu tối mai ta sẽ lên đường.
- Tứ da! - Lý Vệ kinh ngạc Hoằng Lịch - Quan viên ở Nam Kinh đều ra tận ngoại ô tiễn đưa mà! Nếu ngài muốn mặc thường phục thì trên đường đi sẽ cải trang. Năm ngày sau, nếu tôi bất ngờ báo là ngài đã đi sớm rồi, e người dưới nghị luận, xin chủ nhân...
Hoằng Lịch gật gật đầu, sắc giọng trầm lại:
- Ta vốn không muốn khoe khoang nghi vệ, vả lại dọc đường sẽ tiện ngắm cảnh xuân, xem xét cả tình hình các nơi nữa. Ngươi sợ thì hãy phái mấy người ngầm đi theo, ta cảm thấy chuyến này không an toàn lắm.
Thúy Nhi và Lý Vệ nhìn nhau, ánh mắt chợt xao xác, Lý Vệ nhăn mày suy nghĩ rất khổ sở. Thúy Nhi nói:
- Người Nam Kinh bảo đây là đất hào hoa, lo gì không có người tài! Năm xưa Chu tam thái tử cho đặt đại pháo đỏ trên núi Tỳ Lư, định thích Thánh tổ da khi ngài Nam hành. Nơi đó tăng, đạo ở lẫn, giặc cướp giặc trộm đầy rẫy, sao chẳng chăng lưới mà bắt cho sạch. Nô tỳ trước kia có đến chùa Kê Minh dâng hương, gặp một đạo sĩ đi khắp nơi, nói là thuộc Hồng Dương giáo, dùng lưỡi thép cắt phiến đá xanh, trên đó trồng hạt bầu, tưới nước, rồi ngâm phù đọc chú, lập tức hạt bầu nảy mầm, rồi vươn lên nở hoa kết quả tại chỗ, người vây xung quanh xem có tới hàng ngàn. Nô tài nói vị này có đạo hạnh, nên bố thí năm mươi lạng bạc. Khi về, có nói với phu quân, ông ấy lại phái người đi bắt đạo sĩ ấy, bảo Bạch Liên giáo là yêu đạo, mê hoặc quần chúng. Tứ da, nếu xảy ra việc gì, chắc gì không phải là do bọn giặc đó.
Thúy Nhi nói xong, không ngăn được nỗi run sợ, hai tay chắp lại niệm A di đà Phật. Lý Vệ hỏi:
- Tứ da, ngài có thể thử giảng cho nô tài được chăng?
- Trong thư đó không có ác ý - Hoằng Lịch nhắp nhắp ngón tay - tựa như đùa cùng ta, cảnh giác cho ta là có kẻ toan ám hại ta. Đối với kẻ định ám hại ta, người ấy hé rằng đó là kẻ cực kỳ có quyền thế.
Lý Vệ thực chất chỉ có đôi chút học vấn, có đọc qua Kinh Thi, cũng biết hai chữ tích linh đặc chỉ anh em lục đục. Ngoài Hoằng Thời ra vụ này làm gì có người thứ hai nào nữa, bất chợt không thể nào hiểu nổi: Nhưng Lý Vệ là người cực kỳ hoạt bát, nổi tiếng là quỷ sứ, từ bốn chữ "quyền thế cực lớn" đã hiểu ra ẩn ý mà Hoằng Lịch ám chỉ. Nhất thời, Lý Vệ nhíu mày, nói:
- Tứ da, nhớ năm trước, ngài đi Sơn Đông cứu chẩn hỏa hoạn, có đạo sĩ hỏa cư gọi là Ngô Hạt Tử giết liền một lúc ba mệnh quan của triều đìnhự thú trước mặt mọi người. Về sau ngài điều tra ra ba tên quan đó là tham quan ăn bớt tiền phát chẩn, nên giảm án cho anh ta. Tôi đã thả anh ta ra, bổ vào nha môn Niết ti Sơn Đông làm đầu lĩnh tuần phủ. Một tháng trước nô tài lo ngài về Kinh nhất định phải cải trang vi hành, không có người hộ giá thì không được, liền viết thư đến Sơn Đông bảo cử người đến, Ngô Hạt Tử là đệ tử của kiếm hiệp Chung Nam Hồ Cung Sơn, chưa từng bị bại dưới tay võ lâm. Từ Trực Lệ, Sơn Đông cho đến Hà Nam, An Huy bạn bè trên giang hồ của anh ta nhiều vô số kể, dù thế nào ngài cũng nghĩ lại đã, đợi anh ta đến rồi hẵng đi, còn không thì bảo họ Đoan Mộc đem đến một cao thủ cũng được. Từ đây đến Bắc Kinh quan sơn muôn dặm, nô tài làm sao yên tâm được? Nô tài phải đích thân tháp tùng ngài. Thúy Nhi cũng nhớ hoàng thượng, cứ nằng nặc đòi theo, như thế việc cơm nước cũng có người hầu hạ, có được không?
Hoằng Lịch cười nói:
- Ta chẳng qua là buột miệng nói với ngươi thôi, cứ để tâm vào mà trị yên đất này đi, ngươi làm như vậy vừa kéo dài thời gian, vừa phải đợi người, vừa phải hộ tống! Sống chết có số, khanh chu toàn mọi việc thì giữ được bình yên cho ta chắc? Cứ làm như ta vừa nói, ngươi chỉ cần phát công văn đi để dọc đường có người đón tiếp, đây là phép tắc của khâm sai. Bây giờ không phải là thời chiến tranh loạn lạc. Thiên hạ thái bình, pháp luật nghiêm minh, mà ta lại cứ mắt la mày lét thì thiên hạ người ta chẳng cười cho à?
Lý Vệ đang định nói gì, thì thấy Doãn Kế Thiện, Phạm Thời Tiệp và theo sau là án sát sứ Mao Hiếu Tiên, còn có một viên quan lục phẩm người lùn mặt đen đi sau Mao Hiếu Tiên cùng bước vào, ông liền im lặng. Bốn người chào vấn an Hoằng Lịch. Hoằng Lịch ngắm nghía viên quan nọ, cười nói:
- Đâyải là Lưu Thống Huân ở bộ Hộ sao? Tại sao khanh cũng ở đây?
Lưu Thống Huân nghiêm trang khom người nói to:
- Bẩm vương gia, nô tài đi điều lương, đã xong việc phụng ý chỉ hoàng thượng tháp tùng vương gia về Kinh.
Bữa tiệc đã chuẩn bị xong xuôi. Doãn Kế Thiện thấy Hoằng Lịch còn định hỏi nữa, vội nói chen vào:
- Việc công còn có lúc để làm. Tả hữu Thống Huân sẽ tháp tùng Tứ da về, chúng nô tài xin mở tiệc tiễn Tứ da.
- Thôi được! - Hoằng Lịch cười nói - Ta đã ăn no rồi, kẻ đắp chăn bông không biết kẻ lạnh lùng mà!