UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN

Docsach24.com

ơn mưa chợt đến, chợt đi, sáng sớm ngày hôm sau, mưa, mây đều biến mất, trả lại bầu trời cao, trong xanh như thường lệ. Niên Canh Nghiêu vốn định ở lại Bắc Kinh vài ngày, nay không được nữa rồi, đành phải vào cung chào từ biệt. Ung Chính tip Niên cực kỳ thân mật, ngự tiệc ở điện Dưỡng Tâm, vua tôi chuyện trò rôm rả, ý hợp tâm đầu, Ung Chính đâu có vội, chỉ lặp đi lặp lại dặn dò Niên:

- Cần giữ gìn sức khỏe, không nên làm việc quá sức, hủy hoại đến thể xác và tinh thần. Trẫm đã truyền chỉ, lệnh cho Nhạc Đông Mỹ (tức Chung Kỳ) lui về trấn thủ Tứ Xuyên, khanh chỉ cần luyện tốt quân của mình, tránh thị phi đàm tiếu. Về lương thảo, tiền bạc do Lưu Mặc Lâm đảm nhiệm, hợp đồng với các tỉnh cùng nhau làm việc, mọi việc đều do khanh chỉ huy. Em gái của khanh đã được tấn phong quý phi, còn phụ thân, anh trai khanh, trẫm sẽ chăm lo chu đáo. Khanh chủ tâm huấn luyện quân sĩ cho tốt, mọi công việc còn lại sẽ có người khác lo. Hiện nay, tình hình Tây Tạng, Thanh Hải đã ổn định, tương lai biên giới quốc gia sẽ mở rộng, trẫm có ý định cử khanh tiếp tục tây tiến, tiêu diệt quân phiến loạn A-la-bô-thản. Trẫm gửi gắm nhiều hy vọng ở khanh... Trẫm cố làm minh chủ, thiết tha mong khanh là tôi hiền tướng giỏi, vì khanh, trẫm sẽ xây sẵn cho khanh một lăng tẩm, không, sao ta lại không kỳ vọng nhỉ...

Vừa nói, vừa thân mật mời rượu, vì tình mà rót đầy rượu vào chén to như bát ăn cơm. Niên Canh Nghiêu vốn có ý định hỏi việc xử phạt Sử Di Trực đến đâu rồi, nay bị những lời đường mật, nhẹ nhàng lấp chặt ý định đó, chỉ kịp Ung Chính hỏi câu nào, trả lời câu hỏi nấy. Đến đầu giờ Tị, người của bộ Lễ tới bẩm báo "ngoài Ngọ môn có hàng trăm vị quan đang chờ, mời Niên đại tướng quân ra đó nhận quà tặng".

- Lời dạy của hoàng thượng nô tài ghi nhớ trong tim - Niên Canh Nghiêu đứng dậy cúi người về phía Ung Chính cung kính: - Một mình nô tài dù thịt nát xương tan, tất cả đều vì hoàng thượng, có như vậy mới báo đáp được tri ngộ chi ân! (ân tri ngộ)

Ung Chính cũng đứ nhìn xung quanh điện, dường như đang muốn tìm cái gì đó làm vật tặng thưởng, song không có, suy nghĩ một lát, rút ra một chiếc nhẫn vàng gắn đá Như ý, bùi ngùi nói:

- Không cần nói nhiều, tất cả đều ở trong trái tim. Lần này khanh lại phải chịu đựng gian khổ, trẫm không biết lấy gì ban thưởng cho khanh mới tương xứng với sự gian lao đó. Khanh đeo nó, khi ăn uống cần chú ý đến nó, khi luyện quân nghĩ đến nó, lúc hành quân mang theo nó, cũng giống như trâm luôn ở bên khanh...

Nói tới đây, mắt Ung Chính đỏ hoe, nước mắt ướt nhòe. Niên Canh Nghiêu vô cùng cảm động, ngũ phủ lục tạng như muốn nhảy tung lên.

- Tuân lệnh! - Niên ngả người đổ rạp xuống đất nghẹn ngào: - Chúa thượng bảo trọng! Nô tài đi đây!

Ung Chính đỡ Niên đứng dậy, cười nói:

- Đâu phải là sinh li tử biệt, hà tất phải thương cảm như vậy? Trẫm cũng vậy, bao nhiêu năm rồi, đây là lần đầu trẫm không cầm lòng được. Đứng dậy đi... trẫm tiễn khanh ra Ngọ môn, nào chúng ta cùng đi.

Thế là hai người sánh vai nhau bước ra khỏi điện Dưỡng Tâm, không ngồi kiệu, đi bộ theo hướng nam, vòng qua ba ngôi điện lớn, qua cửa Hữu Dực vào trong, xuyên qua cửa Thái Hòa, qua cầu Kim Thủy tới thẳng Ngọ môn. Nhìn thấy ngoài cửa Ngọ môn cờ xí rợp trời, lính mặc áo giáp đứng nghiêm trang, Ung Chính dừng chân, chăm chú nhìn ra phía ngoài như đang tìm gì đó, lát sau vẫy tay ra lệnh một số thị vệ của Trương Ngũ Ca tránh ra. Niên Canh Nghiêu đi giữa hai hàng tiêu binh, thấy Ung Chính định nói gì đó liền nhanh chóng cúi người hỏi:

- Hoàng thượng dư̖ có tâm sự?

- Có đấy... - Ung Chính than rằng - Trẫm do dự mãi, không biết nói lúc này có thích hợp không.

Niên Canh Nghịêu cảnh giác nhìn Ung Chính, không biết trả lời thế nào, lúc lâu sau mới lên tiếng:

- Mời hoàng thượng cứ nói!

Ung Chính gật gật đầu, nói:

- Trẫm còn có ý định cho Doãn Đường theo quân của khanh.

Niên Canh Nghiêu nghe xong, cười nói:

- Cửu da dù ở Bắc Kinh hay ở trong quân đội nào có trở ngại gì? Cửu da không làm được trò trống gì đâu!... Vả lại theo nô tài, Cửu da an phận thủ thường.

- Trẫm sợ nhất khanh nghĩ như vậy. - Ung Chính hơi nghiến răng, cười nhạt nói tiếp: - Trẫm nào không muốn anh em hòa thuận, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng! Câu này nói ở trong điện, ở đây tai vách mạch rừng, nói một hai câu không lột tả hết được. Trước lúc chia tay, trẫm chỉ hỏi khanh một câu, Bát da nếu như phản lại triều đình, khanh làm thế nào?

- Không bao giờ có chuyện đó xảy ra! Nếu như xẩy ra, mười vạn tinh binh của nô tài trở về Bắc Kinh giải nguy!

Ung Chính gật đầu, hỏi:

- Chuyện đi là ngoài ý muốn. Trước đây liều mạng bắt gia quyến a-ca trinh sát nội tình, có ý đồ gì vậy? Bát đệ, Cửu đệ, Thập đệ, Thập tứ đệ là nỗi lo của trẫm về "kẻ tiểu nhân", không hy vọng gì ở họ "cải dã tâm qui thuận". Nay tách họ ra mỗi người mỗi nơi, nhằm đề phòng tụ tập nhen nhóm tạo phản! Các khanh ở nơi xa càng làm tốt phận sự bao nhiêu, thì cái ghế hoàng đế của trẫm càng vững bấy nhiêu, càng thú vị bấy nhiêu! Nếu không, xảy ra chuyện gì thì khó mà lật ngược. Chính vì lẽ đó trẫm không phạt nặng Sử Di Trực. Sử Di Trực nói "Có gian thần ngồi chễm chệ trên cao", lời nói đó đâu phải là lừa bịp trẫm!

Niên mỗ bỗng mặt đỏ tía tai, bước về phía trước một bước, nén xúc động, giọng nói run run:

- Xin hoàng thượng truyền chỉ, chỉ nửa tiếng đồng hồ, nô tài sẽ phá nát "đảng Bát da"!

Ung Chính cười:

- Lượng Công, khanh không hiểu trò chính trị. Khanh không ở Bắc Kinh, trẫm muốn bắt họ, cũng chỉ là chiếu thư giấy mà thôi. Đừng quên rằng họ đều là anh em ruột thịt của trẫm! Tất nhiên theo luật pháp định tội, song trái tim trẫm không nỡ. Ngay đến anh em ruột của mình trẫm cũng không giáo dục nổi, làm sao giáo dục nổi người trong thiên hạ? Hiện tại họ không dám manh động, bởi họ sợ trẫm phá nát triều đình, tái tập hợp Bát Kỳ kỳ chủ 1, phế bỏ những thành tựu của tổ tông để lại. Trẫm ngày đêm mong mỏi thực hiện cải cách chính trị, nắm chắc giang sơn, điều hành thống nhất, được như thế sẽ bịt chặt được cái miệng của họ, âm mưu tan rã, họ quay lại vẫn là anh em của trẫm mà!

Nét mặt Ung Chính nghiêm trang, chỉ bằng vài câu nói đã khiến Niên Canh Nghiêu khắp người rạo rực, bầu máu nóng sôi sục, dường như chuẩn bị trừng trị toàn bộ bọDoãn Tự, lại cũng giống như hiểu biết sâu sắc tình nghĩa máu mủ anh em. Niên cũng chưa kịp suy nghĩ chín chắn, chỉ cảm thấy rằng, những lời nói trên của Ung Chính nếu không phải là người tâm phúc, hoàng đế sẽ không bao giờ nói cho nghe những câu đó. Niên nghe xong dạ, dạ liên hồi:

- Nô tài dẫn quân nơi xa, bọn tiểu nhân đó không làm được gì đâu. Vạn tuế đề cập tới anh em cốt nhục, nô tài không dám chen lời, chỉ cầu mong hoàng thượng tự bảo trọng. Khi hữu sự, sứ giả đến chỗ nô tài, đường xa hơn tám trăm dặm, khoảng ba ngày là đến chỗ nô tài, sớm muộn gì nô tài cũng xuất quân luôn.

Ung Chính cười, nói:

- Thế thì tốt. Đây chẳng qua là trẫm lo xa mà thôi, lời dặn dò này chắc không dùng đến, khanh chắc đã rõ. Kỳ thực thành Bắc Kinh này không thể bị lật được, trước đây trong thành có Bát vương, ngoài thành có Thập tứ vương trẫm còn không sợ nữa là... Đi, trẫm tiễn khanh, nói chuyện lâu ở đây không tốt.

Nói xong, Ung Chính chậm rãi bước đi, khuôn mặt rạng rỡ, Niên Canh Nghiêu ung dung tự tại đi theo sau. Pháo thủ trên lầu Ngũ Phượng thấy đoàn ngự giá di động, bèn châm lửa vào dây cháy chậm, ba tiếng pháo nổ rền vang như sấm dậy, dàn bát âm tấu lên khúc nhạc, tiếp đến tiếng chuông ngân nga đổ dồn. Cao Vô Dung dẫn theo vài chục thái giám tay cầm ô vàng, ô xanh, rước lọng, vây quanh hoàng đế và đại tướng quân ra khỏi cửa chính Ngọ môn...

Niên Canh Nghiêu ở Bắc Kinh được năm ngày, đúng ngày thứ năm, Ô Tư Đạo đi Khai Phong, lúc này Điền Văn Kính biết tin lão què sắp đến, mặc dù trong lòng không vui, song cũng vẫn phải đón tiếp, không thể không kèm theo lễ tặng. Hàng ngày Ô Tư Đạo không đoái hoài gì đến nha phủ, vào một sáng sớm cho người đến nhận năm mươi lạng bạc của Đài Châu kính tặng, làm tiền tiêuặt, đôi khi cũng đến nha môn tham quan, có tiền rồi liền đi du lịch thăm danh lam thắng cảnh khắp nơi trong tỉnh, hôm nay dâng hương chùa Tướng Quốc, mai du lịch Long Đình, bơi thuyền trên hồ Phan Dương, trèo lên tháp ngắm nhìn Hoàng Hà, ngâm thơ gảy đàn... Ba viên sư gia Ngô Phượng Các, Trương Vân Trình, Diêu Tiệp Tam thấy thế trong lòng vô cùng bực bội, đã mấy lần bóng gió lên án tính cá nhân của Ô Tư Đạo, Điền Văn Kính thấy vậy khuyên:

- Ông ta tàn tật, cũng nên chiếu cố ông ấy một tí. Tiền các ông kiếm được còn ít sao? Việc này đáng để các ông phải bực tức à? - Ba viên quan đó vẫn không nguôi, họ kiên quyết không đến nha môn làm việc nữa.

Điền Văn Kính cưỡi ngựa đi nhậm chức ở Hà Nam, một lòng một dạ chỉnh đốn "Sử trị", nào ngờ, bản thân là tuần phủ, tay nắm quyền trọng, miệng ngậm thiên hiến, mà vẫn phải chịu sự khống chế. Vụ án Tiều Lưu thị, đã cho bắt giam hơn hai chục người của nha môn Niết Tư, vạch tội có chứng cứ Hồ Kỳ Hằng và Xa Minh "thông đồng tăng ni, dâm ô trụy lạc, hối lộ quan tư", bắt giam hòa thượng, ni cô và họ đều nhận tội. Triều đình lại gửi công văn xuống, Sử bộ phê: chuyển Xa Minh và Hồ Kỳ Hằng cùng chứng cứ lên bộ Hình thẩm vấn; Hình bộ lại phê: dựa vào lời khai một phía của tăng ni, dân chúng chưa đáng tin cậy, để tránh oan ức, phân rõ thị phi, phải thẩm vấn lại, khi có chứng cứ xác thực báo cáo lên trên - Điền Văn Kính xem xong công văn, tức giận vô cùng. Điền phát lệnh bắt Xa Minh, Hồ Kỳ Hằng thẩm vấn lại, với mục đích cách chức văn thư bộ, làm tài liệu đối chất với tăng ni dâm ô, quyết tâm thẩm vấn rõ ràng... Thế mà, hiện hay Xa, Hồ vẫn ngang nhiên tại chức, chỉ thẩm vấn riêng hòa thượng, ni cô thì nghĩa lý gì? Giờ đây có Ô Tư Đạo bên cạnh, Ô không hề để ý chính sự, bọn Ngô Phượng Các mũ ni che tai, chỉ còn một mình Điền, bóng chiếc đơn côi, một sợi tơ sao dệt thành vải, một mình vỗ tay sao gọi hoan hô! Ở trong phòng thẩm vấn, suốt đêm Điền không hề chợp mắt. Đến giờ Mão, chấp pháp hình sự của tuần phủ, nha môn mới tới, Điền Văn Kinh nén nỗi khổ trong lòng, lệnh cho Chúc Hy Quí tới nha môn Bố chính sứ và nha môn án Sát sử mời Hồ Kỳ Hằng và Xa Minh đến. Chúc Hy Quí nhận lời, chưa kịp đi thì thấy lính gác cửa dẫn vào một ông quan cao kều, người vừa gầy vừa đen, lưỡng quyền cao, đôi mắt nhỏ vừa đen vừa sáng, đầu đội mũ màu ngọc bích, thoạt nhìn biết ngay là một vị đại quan tam phẩm. Điền Văn Kính kinh ngạc đứng dậy, nhìn kỹ hóa ra là người quen:

- Bố chính sứ Hồ Quảng Cao Kỳ Trác... Đến Khai Phong bao giờ?

- Sao lại đờ người như vậy? - Tính cách Cao Kỳ Trác phóng khoáng bộc trực, Cao sải những bước dài vào phòng thẩm vấn, chắp tay trước ngực cười, nói: - Có bạn cũ từ nơi xa đến, không vui sao? Dạo trước huynh và Thập tam da làm việc ở Hộ bộ, đi Tứ Xuyên đốc thúc giao nộp ngân khố, không quen Kỳ Trác phải không? Nay làm quan to nên quên hết!

Điền Văn Kính vừa đáp lễ, vừa nói:

- Làm gì có chuyện đó! Đâu dám không nhận huynh Cao Kỳ Trác? Huynh đến đột ngột như từ trên trời rơi xuống, đệ không tài nào hình dung nổi, sao không thông báo trước, các huynh đi công cán càng ngày càng không ra thể thống gì cả!

Cao cười, ngồi xuống, một tay nhận lấy chén trà từ tay Lý Hồng Thăng đưa cho, cười hì hì, nói:

- Huynh chớ vội trách cứ người khác. Vốn dĩ họ cũng định thông báo trước, đệ không nhất trí, đệ không thích rùm beng, đón tiếp long trọng, nghi lễ, thức đó không hợp với nghề nghiệp của chúng ta.

Qua vài câu thăm hỏi ân cần, Điền Văn Kính buồn bã trở lại, tay ôm đầu gối, thở d

- Tiều Sơn huynh, huynh vào kinh thành làm lễ ra mắt à?

Cao Kỳ Trác đứng dậy vươn vai vặn người cho đỡ mỏi, uống một ngụm trà, cười nói:

- Đệ phụng chỉ tấn kiến. Từ chỗ Lý Vệ tới. Hoàng thượng lệnh cho đệ đi thăm các huynh.

Điền Văn Kính vội đứng lên cúi người, nói:

- Văn Kính tôi chả là cái thá gì cả! - Vì thấy Lý Hồng Thăng vẫn đứng chờ, Điền liền nói: - Ngươi đi đi, nói là có đại nhân Cao từ Hồ Quảng tới, mời họ đến nói chuyện luôn thể. Bảo nhà bếp chuẩn bị rượu!

- Là thế này - Cao chờ Lý Hồng Thăng đi khỏi, ngồi xuống, tay phe phẩy quạt, nói: - Hoàng thượng định cho xây lăng ở Tuân Hóa. Khâm Thiên Giám chọn được một vị trí, năm ngoái đệ có đi xem. Đệ tới địa mạch khu vực này đã hết, nhìn cả khu vực thì tốt, song lớp đất quá mỏng. Họ không tin. Đầu mùa xuân năm nay cho đào thử, quả nhiên dưới hơn hai mét là cát, nước ngầm đùn lên. Lần này đệ được Ô Tư Đạo tiến cử đệ chọn đất có thế phong thủy cho hoàng thượng...

- Nghe nói Tư Đạo tiên sinh đã tới Hà Nam, nhanh mời ông ta lại đây gặp mặt!

Điền Văn Kính cười gượng, nói:

- Không biết ông ta hiện đang dạo chơi ở đâu? Tiều Sơn, mọi thứ ở khu vực này thực kém cỏi, không thể đàạo được nhân tài như Ô tiên sinh đâu. Thay người khác đi, đệ dứt khoát không nhận ông ta, đệ thực sự không dám nói trực tiếp câu này với ông ấy, cái chức tuần phủ này đệ bất lực rồi!

Cao cười khì, nói:

- Nỗi khổ trong lòng huynh đệ rất hiểu. Hoàng thượng cử đệ đến thăm huynh, trong mật tấu của đệ hoàng thượng đã phê duyệt rồi. Cuốn mật tấu của huynh gửi cho hoàng thượng đệ cũng được xem.

Điền Văn Kính tròn xoe mắt, nghi hoặc nhìn Cao Kỳ Trác.

- Cảnh ngộ của Lý Vệ khá hơn của huynh. Kiểm kho thiếu hụt phải vay nợ, Lý Vệ vẫn bảo vệ được một số quan, Ngạc Nhĩ Thiện kiểm tra mệt bã người mà vẫn kiểm tra không ra việc Giang Tô có thiếu hụt hay không? - Cao nhắm mắt lại nói - Kỳ thực Lý Vệ trước đó đã có một bản mật tấu khác, viết lại toàn bộ thực trạng thiếu hụt ngân khố phải vay nợ ở Giang Nam tấu lên hoàng thượng. Lý vẫn đứng vững để thực hiện bước thứ hai thu nạp qui công. Không giống huynh, vừa chân ướt chân ráo nhận chức đã chỉnh đốn, làm cho các quan ở Hà Nam nháo nhác, gà bay chó chạy, huynh xử lý quá cứng nhắc. Song hoàng thượng không chê gì huynh đâu, mới cử đệ tới đây cùng huynh bàn bạc giải quyết công vụ, hoàng thượng biết được khó khăn của huynh.

Mắt Điền Văn Kính sáng lên, hỏi:

- Những lời vừa rồi là do hoàng thượng nói, hay là ước đoán của của Tiều Sơn huynh?

Cao Kỳ Trác ung dung nói:

- Bản thânng trước lúc lên ngôi là cô thần, không những không hợp với một số đại thần, ngay cả với Bát da cũng thế, nguyện vọng của con người ta không có gì là bất cập cả... Văn Kính, đệ đâu dám tự vẽ ra thánh dụ? Hoàng thượng đâu có bảo đệ phải thuật lại nguyên văn lời Người, đệ chỉ có thể nói được như thế thôi.

Chỉ có thể nói được như thế thôi, Điền không lỏi thêm gì nữa, trong lòng cảm thấy phấn khởi, vui mừng đến rơi lệ, đầu cúi xuống, lẩm bẩm:

- Hoàng thượng hiểu được nỗi lòng của Văn Kính, dù có chết, đệ cũng không nói hai lời. Đệ nghĩ rằng, hoàng thượng cũng khó xử. Đệ lại không biết Xa Minh là người của Bát da, lay không nổi đành bỏ. Đại tướng Niên Canh Nghiêu tại sao lại bênh họ? Như Hồ Kỳ Hằng chẳng hạn, đáng lẽ phải giao cho đệ thẩm vấn, sao lại giao cho Nặc Mẫn! Trong hai người này, một người quản tiền, lương thực, người khác quản tư pháp, không lật đổ họ, thì đệ còn ở đất Hà Nam này làm gì nữa? Còn Ô Tư Đạo nữa, đệ phải chống đỡ với ba vị sư gia, phải nói là đệ "mời" đến, tiền thì lĩnh, việc thì không làm. Các sư gia trong nha môn tản tác đến hết rồi. Nếu thực sự đệ "mời", thì đệ bảo ông ta cuốn khăn gói đi lâu rồi!

- Trung thừa, nếu thực sự bảo ta cuốn gói ra đi số bạc này trước đây ta mượn dùng nay ta trả lại đủ, không thiếu một lạng!

Điền và Cao mải nói chuyện, cả hai đều không biết Ô Tư Đạo vào phòng từ lúc nào. Nghe Ô nói vậy, Điền run sợ, quay người lại thấy Ô Tư Đạo chống nạng đang đứng ở bên cạnh, bỗng đỏ mặt, lúng túng không biết xử trí thế nào. Cao Kỳ Trác cũng xấu hổ muôn phần, Cao nhanh ý, vội đứng lên, nhường chỗ mời Ô Tư Đạo ngồi

- Đất Hà Nam quá nhỏ bé, nhắc tới Tào Tháo, Tào Tháo tới liền. Vừa rồi Điền trung thừa lỡ lời, vừa đúng lúc tiên sinh tới, nếu đến chậm một lúc nữa, chưa biết chừng bỉ chức cũng nói tới cái "cá nhân" của tiên sinh! Bỉ chức từ chỗ Lý Vệ tới đây, Lý Vệ có chuyển lời hỏi thăm tới tiên sinh, Thúy Nhi và hai vị phu nhân của tiên sinh vẫn khỏe, mọi việc ở nhà đều lo liệu chu tất, tiên sinh cứ yên tâm... Điền trung thừa có nỗi buồn, không biết thổ lộ cùng ai, giao du rộng, tri âm tri kỷ có mấy người? Xin tiên sinh đừng để bụng...

- Lời ta nói cũng thật lòng - Ô Tư Đạo thành thật nói: - Chỉ biết lấy tiền không làm việc, ta thực sự không được coi là sư gia tốt. - ánh mắt Ô Tư Đạo buồn buồn, ông tập tễnh bước đi vài bước, chậm rãi nói tiếp: - Hôm nay có Kỳ Trác làm chứng, ta là bạn của đương kim hoàng thượng Ung Chính. Hơn chục năm là tham tán trong tư dinh Ung Chính, đến khi Ung Chính đăng quang, vốn cũng định tiến cử ta vào làm việc ở Thượng thư phòng, nhưng ta lại bệnh tật thế này. Tiều Sơn huynh, anh và Lý Vệ là bạn bè, Lý là huyện lệnh, anh là sư gia, bụng dạ ta thế nào, anh hiểu rất rõ, những lời ta nói có giả dối không?

Mặt Điền Văn Kính tái mét, tới lúc này Điền mới hiểu rõ ý nghĩa sâu xa câu nói của Ung Chính: "Ô tiên sinh an!"

Điền cứ tưởng rằng Ô Tư Đạo chẳng qua chỉ là một danh sĩ kiếm cơm trong tư dinh vương công ở kinh sư mà thôi, nào ngờ lại là bạn tâm giao của Ung Chính!

Cao lại đứng dậy ngay, cúi người cung kính xưng hô, còn nói với Điền đang ngơ ngác rằng:

- Những lời Ô tiên sinh nói đều chân thực, khi hoàng thư̖ còn ở tư dinh đối xử với Ô ngang bậc sư gia, Lý Vệ xưng là nô tài, vị này chính là a-ca gia mà trước đây Ung Chính đã từng xưng hô nào là tiên sinh, nào là thế bá...

Ô tiên sinh giơ tay ngăn cản lời giới thiệu của Cao Kỳ Trác, điềm đạm nói:

- Đế sư ta không dám làm, nếu như hôm nay Văn Kính không nói về ta, thì ta chẳng giới thiệu mình làm gì. Ta đã giấu thân phận mình ở cả trong triều, trong thành phố, ở cả thôn quê dân dã, buổi chia tay hôm đó, hoàng thượng nói với ta, "Nếu khanh không bằng long với việc giấu kín thân phận mình, thì trẫm cũng không cho phép khanh "giấu hở", hoàng thượng nói: "ta thì "giấu vừa", thực tình là khanh đã nuôi dưỡng trẫm, khanh hiểu ý trẫm nói không... ta giấu là giấu với khanh thôi, đâu dám truy tìm tung tích như các sư gia khác?".

Ô nhìn lên trần nhà, dường như đang nén xúc động, lắp bắp nói:

- Kỳ thực cũng khó giấu, ta nguyện làm người bình dân để giữ lấy cái đức, từ ngày tới đây... Văn Kính đại nhân... ta rất muốn về nhà, về quê Vô Tích. Quê ta núi non, sông nước, mai, tuyết... không có thánh lệnh làm đại nhân bất đắc dĩ, thì ta đây cũng bất đắc dĩ...

Nói xong, hai hàng nước mắt trong suốt tự nhiên chảy xuống.

- Ô tiên sinh, người không biết không có tội, xin tha thứ cho Văn Kính thất lễ. - Điền thấy Ô động lòng, lời nói không thắng nổi tình cảm - Hoàng thượng gọi tiên sinh là quốc sĩ, Văn Kính gọi tiên sinh là "sư gia", quả thật Văn Kính rất phiền lòng, nỗi phiền lòng của Văn Kính tiên sinh đã thấy.

Văn Kính cúi đầu, tay ôm đầu, tóc rối bù, thở dài, đang đính kể lại nỗi khổ của mì thì Chúc Hy Quí hớt hải chạy lại. Kính lấy lại bình tĩnh hỏi:

- Có gặp Hồ Phương Bá và Đồ Tư không?

Chúc Hy Quí hành lễ ba người xong nói:

- Hồ đại nhân và Xa đại nhân đều không ở nha môn, nói là Niên đại tướng quân quá cảnh ở Trịnh Châu, hôm qua họ đã tới đó thỉnh an rồi.

Văn Kính ngớ người một lát, tin Niên Canh Nghiêu quá cảnh đã biết từ trước, mười ngày trước bộ Lễ đã gửi công văn thông báo, lệnh cho quan chức các tỉnh nằm trên trục đường Niên đại tướng đi qua, phải tổ chức nghi lễ đón và tiễn chu đáo. Tâm trạng Văn Kính thật không ra làm sao cả, bởi vì Văn Kính có sự hiềm khích với Niên Canh Nghiêu, nên Kính không đi mà chỉ chuyển công văn hỏa tốc này cho hai phủ Trịnh Châu và Chương Đức, còn mình chuyển cho Niên Canh Nghiêu một tờ giấy cáo bệnh. Hôm nay mời hai người Hồ, Xa uống rượu, với ý định đãi họ sau chuyến đi xa hành lễ Niên Canh Nghiêu, nào ngờ họ đi, không một lời nhắn lại! Điền Văn Kính gượng cười, nói:

- Thế giới Hà Nam bây giờ là thế đấy, đã vậy, ba chúng ta mời thêm vài người bên cạnh là lão Ngô phu tử đến cùng uống rượu cho vui. Bỉ chức chẳng đắc tội gì với Niên mỗ và cũng không tình nguyện tung hô ông ấy là chúa thượng của mình!

Ý nghĩ mới của Văn Kính chợp lóe lên về Ô Tư Đạo. Văn Kính đã bỏ một chỗ dựa vững chãi như núi Thái Sơn, bản thân không những không dùng, lại còn ba lần bảy lượt đuổi đi, thật là ngu xuẩn hết mức! Nghĩ tới đây, trong lòng Văn Kính phấn chấn hẳn lên, sắc mặt tươi đỏ trở lại, luôn mồm nhắc nhở chuẩn bị cơm rượu, cúi người nhún nhường, nói:

- Cao huynh! Mời huynh ở lại đây vài ngày, đệ đích thân xử vụ án Tiều Lưu thị cho huynh xem, huynh tinh tường phong thủy địa lý, tùy ý quan sát hướng núi nha môn, tuần phủ... Từ ngày đệ nhậm chức đến nay, không có ngày nào đệ cảm thấy dễ chịu, xem ra đệ xung khắc ở điểm nào? Ô tiên sinh, mời! Bữa rượu hôm nay là bữa rượu bỉ chức tạ tội tiên sinh, tiên sinh là người khoáng đạt, chén rượu sẽ làm tiên tan mọi sự đáng tiếc xảy ra!

- Tấm lòng của đại nhân ta nghi nhận, còn tạ tội ư, ta không dám nhận đâu - Ô Tư Đạo mỉm cười nói tiếp: - Từ trước tới nay tửu lượng của ta kém lắm, bọn Ngô Phượng Các ta không muốn đụng chạm tới chúng. Có Kỳ Trác ở đây cùng với đại nhân là tốt rồi, ta về thư phòng của ta.

Nói xong kẹp nạng đi luôn. Điền Văn Kính liền ngăn lại, cười nói:

- Thế thì không mời bọn Phượng Các nữa, ba người chúng ta vừa uống rượu vừa mạn đàm, nghe Kỳ Trác nói về kiến thức phong thủy, cũng là chuyện phong nhã mà!

Cao Kỳ Trác bị Điền Văn Kính gãi đúng chỗ ngứa, bản thân Trác cũng không muốn để Ô Tư Đạo bỏ đi, bèn đi tới đỡ lưng Ô Tư Đạo, nói:

- Nhớ lần gặp tiên sinh ở Thành Đô, Lý Vệ là huyện lệnh có được bỉ chức là sư gia tốt! Chuyển thư của tiên sinh vào kinh thành, cưỡi con ngựa non nghìn dặm của Lý Vệ, năm ngày ba ngàn dặm!... Bỉ chức là sứ giả cánh én của tiên sinh, hôm nay cửu biệt trùng phùng, tiên sinh không uống rượu cũng được, nhưng không ngồi cùng nhau không được... Người trong một nhà, chúng ta trò chuyện. Sắp tới đây có việc tới Bắc Kinh, vạn tuế và Kháp thân vương hỏi chuyệ Trác này còn mặt mũi nào mà nhìn ai nữa!

Hai người ra sức phân tích thiệt hơn, khuyên nhủ một lúc lâu, không còn cách nào khác Ô Tư Đạo đành phải ngồi xuống.

Xa Minh và Hồ Kỳ Hằng giấu Điền Văn Kính chuyện đến Trịnh Châu gặp Niên Canh Nghiêu, với ý đồ bí mật tố cáo Điền, mượn sức mạnh của Niên để đuổi tên tuần phủ "gai nhọn" này ra khỏi Hà Nam. Tới Trịnh Châu mới vỡ lẽ, chỉ có tuần phủ tỉnh sở tại Điền Văn Kính vắng mặt, còn các tuần phủ hầu cận như: Thiểm Tây, Sơn Tây, Sơn Đông, An Huy đều có mặt nghênh đón Niên Canh Nghiêu, tuần phủ Cam Túc vì đường xa không tới được cũng cử hai con trai tới nghênh tiếp. Điền Văn Kính không tới, sự vắng mặt của đại diện tỉnh sở tại nhìn vào ai cũng thấy ngay. Các quan đứng đầu của nha phủ Trịnh Châu, dịch quán, phòng tiếp khách, ngay cả chủ quán cỡ vừa đều nhận đặt tiệc tiếp khách, thế là suốt ngày suốt đêm thay nhau đặt tiệc mời mọc râm ran. Cỡ quan nhỏ như Xa Minh, Hồ Kỳ Hằng biết thân phận của mình không được Niên tiếp riêng lâu. Bên cạnh Niên Canh Nghiêu có Lưu Mặc Lâm đứng kè kè, không rời nửa bước, Xa, Hồ khó mà nói chuyện riêng được Xa, Hồ vỡ mộng. Thật may, ngày 2 tháng Sáu là ngày Niên mỗ rời Trịnh Châu, viên hiệu úy trung quân chuyển cho họ một danh thiếp của Niên, mời hai vị Hồ, Xa tới nơi đại tướng quân ở nói chuyện. Hai người xem danh thiếp, tấm đanh thiếp tinh chế bằng loại trúc Đại Nam, dài bằng viên ngói lợp nhà, tre được đánh nhẵn, bóng lộn, trên đó viết:

Nhất đẳng công, phụng chiếu tây chinh phủ viễn Niên đại tướng quân khấu đầu bái tạ

Danh thiếp hơi nặng, độ nửa cân, không biết tấm danh thiếp này được dùng bao nhiêu lần rồi, có lẽ từ trước tới nay xem xong không ai dám lấ

- Bẩm đại tướng quân, xin trả lại danh thiếp, bỉ chức không dám nhận.

Xa Minh thấy Hồ Kỳ Hằng cứ ngây người ra, vội cười trả lại danh thiếp cho Niên, nói:

- Bỉ chức thay quần áo xong là lập tức đi ngay tới đây tiếp kiến. - Nói xong, rút ra một tờ ngân phiếu một trăm lạng bạc đưa cho viên hiệu úy - Một chén rượu không đủ nói lên lòng thành kính, kính xin nhận cho.

Viên hiệu úy cầm lấy rồi đi ra.

Hồ, Xa không bỏ phí một giây, thay quan phục, tay cầm quyển sổ, lên kiệu đi thẳng tới miếu Thành Hoàng, là nơi Niên Canh Nghiêu hạ trại. Từ xa đã nhìn thấy dọc hai bên đường tới công miếu Thành Hoàng sặc sỡ đủ màu, đủ loại kiệu: quan kiệu, lượng kiệu, đà kiệu xếp dài hàng cây số. Không biết cơ man nào là quan, họ đem theo kẻ hầu người hạ ngồi chờ được tiếp kiến, ngoài miếu họ ngồi trên ghế đá dài dưới bóng cây liễu, người uống nước, kẻ cắn hạt dưa, người quạt mát, náo nhiệt chờ đến lượt. Hồ, Xa bất chợt đưa mắt nhìn nhau: Chắc phải đợi đến giờ Thìn mới được vào tiếp kiến đại tướng? Đang lúc ngơ ngác thì viên hiệu úy đưa cho danh thiếp, nói:

- Nhị vị đại nhân... Niên đại tướng quân mời riêng nhị vị vào! - Thế là, hàng trăm cặp mắt tò mò đầy ngưỡng mộ đổ dồn vào nhìn Xa, Hồ ngất ngưởng bước vào.

- Ngay từ sáng đã muốn gặp các ngươi rồi.

Niên Canh Nghiêu đứng ngay dưới mái hiên gian giữa trước điện thờ, mặt cười tươi, thấy Xa, Hồ đưa quyển sổ và thỉnh an, vội đưa tay ra nhận, nói:

- Lão Hồ với ta mà lại còn đưa cái này nữa kia! Ta luôn nghi hoặc, đã tới Hà Nam sao lại không thấy chủ đất? Lúc trước phủ Chương Đức chuyển đến văn thư, ta mới biết Điền trung thừa người không được khỏe. Ta vào Kinh, Điền "bận", ta xuất kinh, Điền "ốm", cái này gọi là không có duyên... Nào, mời vào!

Trong lời nói của Niên Canh Nghiêu có ẩn ý, giọng điệu nhẹ nhàng. Vì trời nóng, nên chỉ mặc một chiếc áo bào đỏ bằng vải sợi bông, lưng thắt một dây thắt lưng màu đen, hai bên thái dương Niên Canh Nghiêu tóc trắng như cước, trải hất ngược lên đỉnh đầu, tay vuốt tóc nhè nhẹ về phía sau gáy, vừa nói, vừa dẫn hai người vào trong.

Xa Minh không biết Niên Canh Nghiêu, cả hai đưa mắt nhìn nhau đi vào, bên trong kê bộ bàn ghế to và dài, một già một trẻ đang ngồi ở đó, Người già hơn sáu mươi tuổi, tóc bạc trắng. Người trẻ không đến ba mươi tuổi, dáng thư sinh, tay cầm quyển sách, ngồi ở gần cửa sổ. Hồ Kỳ Hằng vào trước, chào người già, nói:

- Tang quân môn, chúc cụ khỏe ạ! Vừa rồi đại tướng về Kinh, bỉ chức nghĩ rằng cụ đi cùng, nào ngờ cụ không đi. Lần này cứ tưởng cụ không đi, thì cụ lại đi, bỉ chức đã chuẩn bị sẵn hai cân nhân sâm trồng lâu năm nhưng không mang theo, cụ xem thật là không may!

Niên Canh Nghiêu thấy Xa Minh không được tự nhiên, cười:

- Ta xin giới thiệu: đây là Tang Thành Đình, tham tá trung quân của ta, cũng là anh cả nuôi ta hồi còn nhỏ. Vị này nói là biết liền, mới được bố nhiệm tây chinh quân l đạo, tham nghị đạo Lưu Mặc Lâm, thi đỗ thám hoa khóa đầu tiên Ung Chính cho mở... Vị kia là Hà Nam bố chính sứ Hồ Kỳ Hằng, lão Tang còn nhớ không, năm trước ta vào Kinh dự thi, bị ốm ở nhà Hồ Gia Vinh, Hồ lão gia giỏi y đạo, cứu sống ta. Vị còn lại là vị cao cẳng đắc ý của Phan Đài, Xa Minh và Vương Hồng Tự ở khu vực này!

Cả bốn người chào nhau, hàn huyên một hồi. Lưu Mặc Lâm nghe nói Xa Minh là môn sinh của Vương Hồng Tự, tức là "đảng Bát da", ánh mắt chợt rực lửa, nhưng ngay lập tức trấn tĩnh trở lại, chắp tay trước ngực nói:

- Ngưỡng mộ từ lâu! Hồ huynh, Xa huynh là bậc tiền bối!

Xa Minh vội nói:

- Tiền bối cái gì, là người lỗi thời rồi! - Liếc nhìn cuốn sách Lưu Mặc Lâm để trên bàn, nói tiếp: - Đại nhân đọc tập thơ ngựa non của Từ da, quả thật phong nhã lắm. Thơ của tiên sinh Từ hiện tại được mệnh danh là "hải nội độc bộ" 2, năm kia xuất bản còn tặng cho bỉ chức một cuốn, cuốn sách này luôn được đặt ở đầu bàn làm việc.

Lưu Mặc Lâm cười khì khì, nói:

- Tập thơ này cách điệu tuyệt vời, trên dọc đường đi đệ luôn nghiền ngẫm. Thơ nói về chí, thơ nói về ca, đệ dùng tu từ một chút, trước đây có Thơ thoại Ngu Sơn, Thơ thoại Ngư Dương, chưa biết chừng đệ sẽ viết tập Thơ đàm Mặc Lâm đầu đề tập thơ có hay không?

- Đúng là văn nhân, gặp nhau là chuyện trò rôm rả. - Niên Canh Nghiêu lnh mang dưa hấu đến, bổ ra, tận tay đưa cho mỗi người một miếng, cắn một miếng, nhổ bỏ hạt, cười nói:

- Ngu Sơn lão tiên sinh từng nói, thơ Ngư Dương như tiên nữ trong lầu son gác tía, cứ gảy đàn tức thì hiện ra, bình thơ cũng như xây nhà vậy, gạch ngói gỗ đá chuẩn bị đầy đủ mới cầm bút... Ta đọc thấy nó thâm thúy lắm, ta và Ngu Sơn có duyên gặp mặt, đáng tiếc lúc đó tuổi còn nhỏ, không được dạy bảo, nên không hiểu ý của Ngu Sơn có nghĩa gì?

Lưu Mặc Lâm ngang nhiên cười, nói:

- Đại khái là... tương tự ý vị của Thiền Tông, hiểu từ từ.

Nghe xong, Niên vừa gật đầu vừa cười, quay sang nói với Hồ Kỳ Hằng:

- Các ngươi nói tình hình khu vực này xem sao. Nghe nói nha môn Tam Tư Hà Nam có một số ý kiến không thống nhất nhau, là chuyện gì vậy? Vốn dĩ ta không muốn hỏi chuyện này, hoàng thượng dặn đi dặn lại ta rằng cần phải "quan phong", ghi chép lại, khi nào về Kinh có cái để mà nói. Có mặt ta đây, các ngươi nói đi, xử lý thế nào, hoàng thượng sẽ tự hoạch định.

Hồ, Xa bốn mắt đều sáng lên, từng người nói một. Mục đích chính là nói cho vị đại tướng lộng quyền vô đạo này biết được nỗi khổ của mình, qua đó dựa vào uy lực của đại tướng quân ép Điền Văn Kính lùi bước, hoặc là tấu lên hoàng thượng, chuyển hòn đá tảng này đi nơi khác. Song có mặt Lưu Mặc Lâm ở đây, không rõ Lưu là người như thế nào, chẳng may lỡ lời, thà không nói còn hơn. Hồ do dự nhìn sang Xa, Xa Minh là tiến sĩ già đời từ thời Khang Hy năm thứ 42, chìm nổi mấy chục năm trời, trượt dài xuống dốc! Xa ngồi nguyên trên ghế, hơi cúi người, cười nói:

- Đệ là án sát, có gì nói đi, chỗ nào thiếu ta bổ sung.

Hồ Kỳ Hằng không lường trước đón sau, vạch tội Điền Văn Kính từ ngày nhận chức đến nay độc đoán chuyên quyền, khinh miệt đồng liêu như thế nào, tự tiện vay ngân khố ra sao, vơ vét của cải, xoay sở tiền công đắp đê, lại lợi dụng vụ án Tiều Lưu thị bắt bớ quan trường... Nói tỉ mỉ từng chuyện một:

- Quan viên liên tỉnh, chỉ trừ có một mình Trương Cầu, còn lại Điền trung thừa tung một mẻ lưới vét sạch! Trương Cầu là người như thế nào? Bỉ chức nắm rất chắc, Cầu vốn là một tên vô lại ở A Thành Sơn Đông, tục gọi là Trương quần cộc, đến quán trà, tửu lầu ăn uống không trả tiền, lúc đầu nhập hội đại thiên tuế (đại a-ca) được cử chức tùy tùng trưởng, sau là huyện lệnh Qui Đức. Đại thiên tuế thất bại, hắn như hòn đá bị ném xuống giếng, ngoi lên lại gia nhập nhóm Liêm thân vương, hiện nay xem ra Tam da cũng không bằng lòng, hắn nghĩ Điền Văn Kính là do tướng công Trương lựa chọn, nên hắn theo Điền Văn Kính. Đồ mặt dầy đó lại được Điền Văn Kính ưu ái. Hắn là người đi tiên phong "quyên góp vui vẻ" vài chục vạn lạng bạc để đắp đê! Sự phát tài của hắn đã làm mờ ám lương tâm! - Hồ Kỳ Hằng càng nói càng tức sôi lên, gân trên cổ nhô lên khá cao, mặt mũi đỏ gay. - Điền hiện nay thực sự cô độc, nay đến mấy viên sư gia của Điền cũng lén lút đến gặp bỉ chức, nói là ông chủ hôn mê rồi. Xa Minh, đệ nói có chỗ nào giả dối không?

- Những lời Niết Tư nói, có chuyện tai bỉ chức nghe thấy, có chuyện tận mắt trông thấy.

Xa Minh chờ Hồ Kỳ Hằng nói xong, trong lòng đã có chủ ý, chọn những chứng cứ cho là chắc chắn nhất về Điền Văn Kính, người hơi cúi xuống, nói:

- Điều bỉ chức nắm chắc nhất là, nha môn Niết Tư hiện còn hơn hai mươi người bị giam ở nha môn tuần phủ! Tiều Lưu thị viết đơn tố cáo, chỗ bỉ chức đã nghị án lâu rồi, bản thân Lưu thị thôi không tố cáo nữa. Con trai của Lưu thị bị mất tích, quan phủ Khai Phong đến, bọn bỉ chức mời nguyên cáo tới nha môn phỏng vấn, trong bộ luật của Đại Thanh có đề cập tới việc thẩm vấn này. Hình sự của tuần phủ đem quân mật phục tại nhà Lưu thị, ngay như bỉ chức đang chấp pháp cũng bị bắt, ngang nhiên cách chức Hồ Phương Bá và bỉ chức, còn định đưa các quan ra đối chất với bọn dâm ô hòa thượng, ni cô! Thử hỏi việc làm đó có giữ thể diện cho quan hay không giữ thể diện? Việc làm đó không phù hợp với pháp luật và chưa có tiền lệ! Ví dụ như: Sư gia của Điền trung thừa là Diêu Tiệp, Trương Vân Trình, còn có cả Ngô Phượng Các nữa, họ đều là sư gia nổi tiếng trong phòng hình sự của bỉ chức, có bàn với quan tư về những người bị giam trước đó, không thể căn cứ vào cái lý đó để kéo dài vụ án, Điền trung thừa không xuất đầu lộ diện, bán đứt tính mạng con người!

Xa Minh nói ít nhưng đủ ý, người ngồi hơi ngả về phía sau rồi không nói nữa. Lưu Mặc Lâm nghi ngờ nói:

- Điền Văn Kính tuy đệ không quen, cũng coi như đã biết, nếu như các huynh nói là sự thật, thì là nghe rợn cả người. Điền tuy không tiến thân bằng con đường quang minh chính đại, cũng có thể nói là người có học, Hà Nam không có núi cao rừng rậm như Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, lại cách Bắc Kinh không xa, sao lại dám làm xằng bậy như vậy? Điền có ý đồ gì?

- Đúng là như vậy, xin Lưu đại nhân minh giá

Xa Minh như được khích lệ, mắt sáng lên, nói:

- Ở đây gọi Điền trung thừa là tàn khốc, khi cần mang tiền bạc ra nhử, do đó được các quan các tỉnh lân cận tận tình giúp đỡ! Cái mà Điền được làm "tiền lao"!

Hồ kỳ Hằng lạnh lùng bổ sung một câu:.

- Không nên nói "tiền lao" mà nên nói là "quan lao".

Lưu Mặc Lâm bật cười, nói:

- Ngày nay, Thương Hiệt tạo chữ quỉ khóc, vẽ cảnh xung quanh đồng tiền quỉ cười, vì không biết chữ quỉ mới yêu tiền, nay biết chữ rồi, kẻ yêu tiền sẽ là "quan lao", nhất định là một con quỉ lợi hại!

Chỉ một câu nói của Lưu làm cả bốn người cười ồ lên, ngay như Tang Thành Đình đứng yên lặng bên cạnh cũng mỉm cười. Niên Canh Nghiêu chăm chú lắng nghe từ đầu chí cuối. Vừa rồi Niên ở Bắc Kinh, Ung Chính đã vài lần ca ngợi Điền Văn Kính, qua phủ Kháp thân vương mới biết hiện giờ Ô Tư Đạo đang ở cùng Điền Văn Kính. Dù Xa, Hồ có bị oan ức tới mức nào chăng nữa cũng mặc xác, còn Điền Văn Kính ngang nhiên lật mặt như vậy là không thể được. Cùng cười với mọi người xong, Niên Canh Nghiêu thở dài nhẹ nhóm, đứng đậy đi lại vài bước, chậm rãi nói:

- Nói chuyện buồn cười thì cười thôi. Điền Văn Kính làm việc chăm chỉ, việc đó khó có thể xảy ra. Hiện nay quan lại chịu khó làm việc ít lắm, cái mà hoàng thượng coi trọng là sự mẫn cán của Điền. Căn cứ vào lời nói của hai vị lão huynh, ta kết hợp phân t thấy rõ Điền đã bị tiểu nhân bưng bít. Bản thân Điền có thể được gọi là: thanh, liêm, cương, chính. Lần này ta tấu về Kinh bảo đảm sẽ tấu thay Kỳ Hằng một bản, còn Xa đại nhân, người của Sử bộ có tiết lộ, là cần điều khỏi Hà Nam. Hiện nay hai huynh và Văn Kính lại như vậy, ta nghĩ tách ra cũng tốt. Các huynh kể khổ cho ta nghe, ai đúng ai sai đâu có rõ, lật đổ Điền Văn Kính, không những không lật được mà còn phạm tội đấy, thôi, nói đâu bỏ đấy nhé, ta còn phải uyển chuyển tâu lên thánh thượng, thánh thượng anh minh, chờ nhé, được không?

Hồ Kỳ Hằng cúi đầu cảm tạ liên tục, nói:

- Đây là hậu ân, hậu ý, hậu ái của đại tướng quân! Khu vực Hà Nam này, một ngày bỉ chức cũng không ở được, một khắc cũng không chịu nổi, không biết điều động bọn bỉ chức tới đâu?

- Xa huynh điều ngay sang Hồ Quảng! - Niên Canh Nghiêu lạnh nhạt nói: - Còn huynh, đại khái đi Tứ Xuyên nhận chức tuần phủ... Lời ta nói không cho là chuẩn, hoàng thượng không lâu có chỉ, khi nào có sẽ biết.

Xa Minh và Hồ Kỳ Hằng không cùng một thế hệ, ngày ngày có không ít hiềm khích, chỉ vì Điền Văn Kính đè nén quá mạnh, nên hai người đó phải vón thành một cục cùng nhau thủ thế. Thế là Hồ Kỳ Hằng được thăng cấp là tuần phủ Tứ Xuyên, bản thân Kỳ Hằng lại muốn đi Vũ Hán, trong lòng không tránh khỏi buồn buồn, song lại không để thể hiện trên nét mặt, chỉ khom người trên ghế tựa, lạnh lùng nói:

- Cảm ơn đại tướng quan tâm! Đại trượng phu hợp rồi lại tan, không hợp rồi cũng tan, rời được khỏi Hà Nam là bỉ chức mãn nguyện lắm rồi. Nhưng mà, tảng đá ngoan cố chỉ có thể bị vỡ tan, chứ không thể đượ đi chỗ khác, nỗi nhục này tôi không chịu nổi. Hôm bắt Tiều Lưu thị, Hồ Phan Đài lấy trát của nha môn Niết Tư, e rằng việc này cũng nhờ Niên đại tướng và Hồ đại nhân lo giúp!

Dường như đó là sự việc ngoài ý muốn của Niên Canh Nghiêu, Niên ngạc nhiên một lúc, mới nói:

- Đương nhiên rồi! Ta sẽ viết trát, yêu cầu Điền Văn Kính thả người! - Nói xong, lệnh mang giấy mực bút viết, bắt tay vào viết luôn. Tang Thành Đình lấy dấu ra, đóng dấu.

Lưu Mặc Lâm cười, đứng dậy, xem lướt tờ trát ngắn ngủi vài dòng:

Đại tướng quân Niên, gửi cho Điền Văn Kính tuần phủ Hà Nam: vụ án Tiều Lưu thị, đã giam giữ người của nha môn tư pháp, thật là lỗ mãng quá lắm, nhận được trát này lập tức phóng thích, lần sau làm việc theo luật, thử lệnh!

- Văn của đại tướng quân khá lắm! - Lưu Mặc Lâm cười cười - Nhưng mà dùng quân lệnh can thiệp dân chính, e rằng không hợp nhỉ?

- Không sao! - Niên Canh Nghiêu liếc nhìn Lưu Mặc Lâm, giọng trầm hẳn xuống - Bản soái tiết chế mười một tỉnh quân chính, tuần phủ Hà Nam kiêm quản lý quân vụ tỉnh, vẫn ở dưới trướng của bản soái. Thành Đình, đóng dấu xong đưa cho Kỳ Hằng mang đi. - Nói xong lại liếc mắt nhìn Lưu Mặc Lâm, ngụ ý của cái liếc mắt đã rõ ràng, nhưng lại nói: - Ta sẽ chọi lại "cái đinh" của đại tướng, ngài thấy thế nào?

Lưu Mặc Lâm nhàn tản phe phẩy quạt, còn Niên Canh Nghiêu bỗng nhiên nhớ tới lời dặn của Ung Chính "một lòng một dạ làm tốt quân vụ, ngoài ra không quản bất cứ một công việc gì khác...". Giờ đây Niên mớểu thật đầy đủ thâm ý của câu nói đó, bất giác cảm thấy trong lòng bất an.

--------------------------------

1

2

Bát kỳ: tám đạo quân, mỗi đạo quân có một lá cờ riêng. Kỳ chủ: là người đứng đầu trong mỗi đạo quân đó.

Đứng đầu trong nước.