Định nghĩa
Bệnh viêm tụy mãn tính là gì?
Viêm tụy là chứng viêm (sưng) ở tuyến tụy. Bệnh xuất hiện khi những enzyme tiêu hóa tấn công tuyến tụy. Có hai thể viêm tụy:
Viêm tụy cấp tính: xuất hiện đột ngột, thường giảm bớt và hồi phục sau một thời gian ngắn;
Viêm tụy mãn tính: gây ra do những tuyến tụy bị tổn thương. Những tuyến tụy này sẽ không tạo ra enzyme tiêu hóa nữa, điều này dẫn đến sự mất khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất béo nên việc sản xuất hormone insulin cũng giảm đi.
Những ai thường mắc phải bệnh viêm tụy mãn tính?
Bệnh viêm tụy mãn tính là bệnh hiếm gặp và không có khả năng lây nhiễm. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Những người nghiện rượu hoặc ăn uống quá nhiều chất sắt thường có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính cao hơn.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tụy mãn tính là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm tụy mãn tính là cảm thấy đau ở phần giữa và phần trên lưng và bụng. Có nhiều mức độ đau khác nhau từ những cơn đau nhẹ, kéo dài, hay có thể kèm theo nhiều cơn đau cấp tính. Nhiều cơn đau có thể nặng và dai dẳng.
Triệu chứng khác là sụt cân, do cơ thể không hấp thu chất béo một cách hợp lý (chứng hấp thu kém). Điều này cũng khiến phân thải ra có mùi hôi, kích thước lớn. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị phình bụng và sốt.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, các cơn đau nhẹ, kéo dài, hoặc các cơn đau nặng và dai dẳng; sụt cân, phình bụng và sốt.
Đối với người đang điều trị bệnh viêm tụy, hãy gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy mãn tính là gì?
Việc lạm dụng rượu bia là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm tụy mãn tính. Những nguyên nhân khác bao gồm: chứng dư thừa sắt (quá nhiều sắt trong máu) và xơ nang. Đôi khi cũng không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính là:
- Chứng nghiện rượu;
- Bệnh sỏi mật;
- Điều trị thuốc;
- Hút thuốc;
- Xơ nang;
- Phẫu thuật vùng bụng;
- Tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh viêm tụy;
- Nồng độ can-xi trong máu cao.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm tụy mãn tính?
Mục đích điều trị trước tiên là để kiểm soát cơn đau, thông thường bác sĩ sẽ cho người bệnh thuốc giảm đau (không chứa chất gây buồn ngủ). Trong những trường hợp hiếm hoi khi cơn đau không thể kiểm soát được, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật dẫn lưu ống tụy (ống kết nối giữa tuyến tụy và ống mật). Đối với những trường hợp nặng, toàn bộ hay một phần của tuyến tụy có thể được loại bỏ.
Mục đích thứ hai là thay thế enzyme tiêu hóa và insulin mà tuyến tụy tạo ra. Trong những trường hợp nặng, việc thay thế insulin là cần thiết. Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc dạng viên nhằm cung cấp enzyme tuyến tụy và tiêm insulin để kiểm soát lượng đường huyết. Cần bổ sung vitamin A, D và K nếu cơ thể người bệnh có sự hấp thu kém.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm tụy mãn tính?
Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh viêm tủy mãn tính bằng cách xem lại tiền sử bệnh và tiến hành kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu. Việc chụp CT hay siêu âm bụng cũng có thể được thực hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tụy mãn tính?
Bạn có thể kiểm soát viêm tụy mãn tính dễ dàng nếu bạn lưu ý những điều sau đây:
- Có chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo.
- Uống những chất bổ sung vitamin tan trong chất béo và chất bổ sung canxi, Dùng chất bổ sung enzyme tuyến tụy theo chỉ định.
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau bằng thuốc đã được kê toa.
- Liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng viêm tụy trở nặng hơn hoặc không thuyên giảm trong khi điều trị hoặc bị sốt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Tuyến tụy nhân tạo, tương lai của điều trị tiểu đường
- 15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận
- Sự thật về những số liệu đái tháo đường, bạn đã biết chưa?