Tìm hiểu chung
Sâu răng là bệnh gì?
Sâu răng là tình trạng có các lỗ hổng ở răng, đây là kết quả do hoạt động của vi khuẩn. Bệnh sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới. Nếu bệnh sâu răng không được điều trị, lỗ sâu sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn trong răng. Bệnh sâu răng có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sâu răng là gì?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sâu răng bao gồm:
- Đau răng;
- Răng nhạy cảm;
- Đau nhẹ hoặc buốt cả răng khi ăn hoặc uống đồ ngọt, nóng hay lạnh;
- Lỗ sâu có thể thấy được hoặc những cái hố lõm trong răng;
- Bề mặt của răng (cả trong lẫn ngoài) ngả màu nâu, đen hoặc trắng;
- Đau khi cắn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Sốt;
- Đau răng dữ dội;
- Hôi miệng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh sâu răng?
Sâu răng là kết quả của hai yếu tố chính: vi khuẩn trong miệng và lượng đường cao trong thức ăn. Vi khuẩn hiện diện trong miệng là một điều bình thường. Sự kết hợp của vi khuẩn, mảnh thức ăn và nước bọt tạo thành các mảng bám. Thức ăn chứa càng nhiều đường thì mảng bám càng dính. Theo thời gian, sâu răng hình thành khi mà vi khuẩn trong mảng bám và cao răng chuyển hóa đường thành axit. Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất có trong lớp men cứngphủ bên ngoài răng. Sự xói mòn dần dần này tạo ra lỗ nhỏ li ti hoặc khoảng trống trong men răng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh sâu răng ?
Sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Bạn có thể được kiểm soát bệnh sâu răng bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, chẳng hạn như:
- Chăm sóc răng không tốt. Bạn không đánh răng, xỉa răng hoặc làm sạch răng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám;
- Một số carbohydrate, bao gồm nước trái cây, soda, tráng miệng, kẹo cứng, và bánh quy có thể gây sâu răng;
- Thực phẩm và đồ uống có tính axit làm tăng nguy cơ sâu răng, bao gồm: chanh, nước ngọt, đồ uống thể thao và nước trái cây;
- Trào ngược dạ dày, điều này làm cho axit dạ dày tiếp xúc với răng, có thể gây sâu răng;
- Thiếu florua. Florua là một khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí có thể đảo ngược những giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng;
- Ít nước bọt trong miệng. Nước bọt giúp làm sạch mẫu thức ăn trong răng và làm giảm vi khuẩn gây sâu răng.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sâu răng?
Để chẩn đoán sâu răng, nha sĩ sẽ:
- Hỏi bạn một số câu hỏi về bệnh sử sâu răng, cường độ đau của bệnh;
- Sử dụng một vật dụng nhọn và một chiếc gương nhỏ để kiểm tra răng của bạn;
- Quan sát ảnh chụp tia X của bộ răng và chỉ ra răng nào bị sâu và mức độ sâu răng đến đâu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sâu răng?
Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phương án điều trị bao gồm:
- Điều trị bằng florua. Florua được sử dụng khi bắt đầuđiều trị, có thể giúp phục hồi men răng;
- Trám. Trám răng, đôi khi được gọi là phục hồi răng, là phương pháp điều trị chủ yếu khi sâu răng đã tiến triển qua các giai đoạn men răng bị xói mòn nhưng trong giai đoạn còn sớm;
- Làm mão răng. Nếu bạn có lỗ sâu rộng hoặc răng bị yếu đi, bạn có thể cần một mão răng để bọc lấy răng bị sâu;
- Nạo tủy. Khi sâu răng lan đến các thành phần bên trong răng (tủy răng), bạn có thể phải nạo tủy;
- Nhổ răng. Răng buộc phải được nhổ bỏ khi bị hư hại quá nặng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sâu răng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua;
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày;
- Súc miệng với nước hoặc nước súc miệng sau bữa ăn;
- Ăn thức ăn tốt cho răng;
- Khám nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng và kiểm tra răng miệng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.