Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Sa tử cung (Sa sinh dục)

Tìm hiểu chung

Sa tử cung là gì?

Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, hỗ trợ không đầy đủ cho tử cung. Tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo. Hẹp khung xương chậu là một trong những khiếm khuyết về khung xương dẫn đến hiện tượng sa nội tạng và sa tử cung.

Sa tử cung có thể gây tình trạng tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo, tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo và mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa tử cung là gì?

Bệnh sa thành âm đạo có thể ảnh hưởng đến bất kì ai và do nhiều yếu tố gây nên. Nếu cảm thấy đau bụng lâm râm và có dấu hiệu xuất huyết trong ổ bụng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai thì rất có thể bạn bị bệnh sa tử cung.

Tuy nhiên, cơn đau có thể không đủ nhiều hay cụ thể để chẩn đoán bệnh chính xác vì cơ thể sẽ bị đau ở vài khu vực để thích ứng với thời kỳ mang thai.

Những triệu chứng khác gồm:

  • Nhịp tim nhanh;
  • Hạ huyết áp (mức độ nhẹ có thể gây choáng váng hoặc mạnh sẽ làm sốc tim);
  • Chấm dứt cơn co tử cung;
  • Đau tử cung;
  • Mất cảm giác với thai nhi trong bụng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Xuất hiện triệu chứng bán cấp (đau bụng, chảy máu âm đạo nhẹ hoặc không cảm nhận được nhịp tim thai nhi). Nếu nặng hơn, bạn cần được cấp cứu hồi sức và sinh sớm;
  • Tiền sử phẫu thuật tử cung sẽ làm vỡ tử cung ở sẹo mổ cũ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có em bé.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sa tử cung?

Nguyên nhân gây sa tử cung vẫn chưa được xác định rõ. Tử cung sụt xuống có thể do các nguyên nhân:

  • Dây chằng vùng xương cụt bị khiếm khuyết, yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ tử cung;
  • Cơ thần kinh và các mô bị tổn thương và khiếm khuyết dẫn đến rối loạn chức năng của các hệ cơ làm nhiệm vụ nâng tử cung.

Kết quả là các mô liên kết vùng xương chậu sẽ phải làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung. Khi cấu trúc mô liên kết bị suy yếu, các cơn co thắt gây ra rạn nứt mô trợ âm đạo và gây sa nội tạng.

Một số yếu tố liên quan đến sa tử cung:

  • Sinh con qua đường âm đạo;
  • Lão hóa;
  • Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh);
  • Làm phẫu thuật vùng chậu;
  • Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng);
  • Có bất thường khoang tử cung từ khi sinh ra: tử cung kép hay còn gọi là tử cung hai sừng;
  • Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mặc bệnh sa tử cung nhiều hơn phụ nữ da màu);
  • Rối loạn mạng lưới collagen.

Bệnh sa tử cung cũng do chấn thương (ví dụ như tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bị trúng đạn) và can thiệp y khoa (ví dụ như nội soi, thai ngược, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh sa tử cung?

Sa tử cung thường xảy ra ở các nước kém phát triển. Việc sinh nở nhiều lần, lao động, mang vác nặng nhọc sẽ khiến đáy bụng phải co bóp, ổ bụng căng giãn, có khi tổn thương, rách một số bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra, việc thiếu các dịch vụ cấp cứu sản khoa cũng đe dọa tính mạng cho người mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai lần đầu thường mắc bệnh sa tử cung hơn so với phụ nữ đã mang thai nhiều lần.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa tử cung?

Trong khi nguyên nhân cụ thể gây sa tử cung vẫn chưa thể xác định, các yếu tố nguy cơ đã được tìm ra. Bệnh sa tử cung có nhiều yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Thai đôi hoặc đa thai;
  • Thai phụ tuổi cao;
  • Việc đẻ khó dẫn đến co thắt tử cung kéo dài;
  • Thai quá lớn;
  • Việc mang thai nhiều lần;
  • Bất thường nhau thai (ví dụ như nhau cài răng lược);
  • Việc can thiệp y tế khi sinh ( ví dụ như dùng thuốc oxytocin);
  • Nguy cơ phổ biến nhất là phẫu thuật tử cung.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sa tử cung?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những đặc điểm lâm sàng của  bệnh sa tử cung là:

  • Đau lưng hoặc háng (giãn dây chằng nâng giữ tử cung);
  • Cảm giác nặng nề hay có áp lực nơi khung chậu khi đứng, nâng vật nặng nhưng đỡ hơn khi nằm xuống.
  • Loét hoặc chảy máu (đặc biệt nếu thiếu hocmone estrogen);
  • Tiểu không tự chủ;
  • Chẩn đoán trong thai kỳ: chậm nhịp tim thai nhi là biểu hiện lâm sàng thường gặp và đặc trưng nhất của sa tử cung.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa tử cung?

Phương pháp chung bao gồm:

  • Thực hiện bài tập Kegel;
  • Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ;
  • Cố định tử cung qua âm đạo (đặt vòng hỗ trợ âm đạo).

Điều trị phẫu thuật:

  • Phẫu thuật ngăn ngừa sa vòm âm đạo;
  • Phẫu thuật bổ sung nếu tiểu không tự chủ, sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành âm đạo sau;
  • Phẫu thuật cố định vào xương cùng để khắc phục sa thành âm đạo.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sa tử cung?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sa tử cung bằng cách tránh:

  • Làm việc nặng nhọc;
  • Mang thai quá nhiều;
  • Thiếu tiếp cận với các dịch vụ cấp cứu sản khoa;
  • Lạm dụng thuốc (chỉ dùng thuốc theo toa của bác sĩ).

Chăm sóc sức khỏe, tập thể dục điều độ mỗi ngày ngay cả khi mang thai là cách tốt nhất để đối phó với bệnh sa tử cung và ngăn chặn biến chứng đến sức khỏe mẹ và bé.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở
  • 7 điều bạn nên biết về tử cung ngả trước
  • 8 điều chị em nên biết về tử cung ngả sau