Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Nhiễm trùng Echinococcus

Tìm hiểu chung

Nhiễm trùng Echinococcus là gì?

Echinococcus là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng sán dây từ họ Echinococcus gây ra. Một vài loại sán dây khác nhau có thể gây ra echinococcus ở người, bao gồm: E. granulosus, E. multilocularis và E. vogeli. Trong một số trường hợp, các cơ quan bị ảnh hưởng phụ thuộc vào loại sán dây gây ra nhiễm trùng.

E granulosus là một loại nhiễm trùng gây ra bởi sán dây ở chó, vật nuôi như cừu, lợn, dê và gia súc. Những sán dây này dài khoảng 2-7mm. Nhiễm trùng được gọi là u nang (CE), chủ yếu ở phổi và gan. Các u nang cũng có thể tìm thấy trong tim, xương và não.

E multilocularis là nhiễm trùng gây ra bởi sán dây ở chó, mèo, động vật gặm nhấm và cáo. Những sán dây này dài khoảng 1-4mm. Nhiễm trùng được gọi là echinococcosis ổ (AE). Đây là một tình trạng đe dọa đến tính mạng vì các khối tăng trưởng giống khối u hình thành trong gan. Các cơ quan khác như phổi và não có thể bị ảnh hưởng.

Mức độ phổ biến của nhiễm trùng Echinococcus

Nhiễm trùng Echinococcus xảy ra thường xuyên hơn ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Phi và Trung Á. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên dễ bị nhiễm trùng hơn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng Echinococcus là gì?

Các triệu chứng nhiễm trùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng. Theo Đại học Stanford:

  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến gan chiếm khoảng 75% số người mắc bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ở vùng bụng và hình thành các u nang trong gan.
  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến phổi chiếm khoảng 22% trong những người bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng hô hấp có thể bao gồm đau ngực và ho ra chất nhầy chứa máu.
  • Các vùng khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm da, lách hoặc thận.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng Echinococcus?

Nếu bị nhiễm ký sinh trùng sán dây, bạn sẽ bị nhiễm trùng echinococcus. Ký sinh trùng xâm nhập vào vật chủ, thường là động vật như chó, cừu hoặc dê. Ký sinh trùng sống trong ruột của động vật và đẻ trứng của nó vào phân động vật.

Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng khi ăn thức ăn bị nhiễm phân động vật. Sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, thời gian ủ bệnh thường kéo dài vài tháng.

Điều này có nghĩa là phải mất vài tháng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Một số chủng ký sinh trùng có thể có thời gian ủ bệnh dài hơn có thể kéo dài đến vài năm.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Echinococcus?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm Echinococcus, như:

  • Tiếp xúc với phân chó, gia súc, lợn hoặc cừu
  • Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm trứng sán dây

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng Echinococcus?

Bã sĩ sẽ thực hiện khám thực thể và hỏi về các triệu chứng.

Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng, các xét nghiệm có thể được thực hiện để tìm u nang bao gồm:

  • X-quang, chụp CT hoặc siêu âm để tìm u nang
  • Xét nghiệm máu, như xét nghiệm miễn dịch kết dính enzyme (ELISA) và xét nghiệm chức năng gan

U nang echinococcosis thường hay được tìm thấy khi tiến hành các xét nghiệm hình ảnh cho một lý do khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng Echinococcus?

Một số loại thuốc có thể tiêu diệt ký sinh trùng. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cụ thể sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như các cơ quan bị ảnh hưởng.

Thuốc

Thuốc hầu như luôn được sử dụng để điều trị nhiễm trùng Echinococcus. Ví dụ như bác sĩ có thể kê toa mebendazole hoặc albendazole.

Họ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc chống viêm để điều trị viêm ở cơ quan do ký sinh trùng gây ra. Đôi khi, các loại thuốc hóa trị có thể được sử dụng để điều trị u nang tại các cơ quan do ký sinh trùng gây ra.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị u nang do nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng đã ảnh hưởng đến não và chất lỏng đã tích lũy ở đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cài đặt ống dẫn lưu thoát dịch. Thiết bị này được sử dụng để hút dịch ra khỏi não.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nhiễm trùng Echinococcus?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng Echinococcus:

  • Tẩy giun sán cho chó có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Xử lý đúng phân động vật có thể làm giảm tiếp xúc với trứng sán dây.
  • Việc xử lý đúng cách gia súc tại các trang trại và lò giết mổ cũng rất cần thiết, bao gồm việc thực thi các thủ tục kiểm tra thịt. Tránh ăn thịt bò, thịt lợn và cá chưa nấu chín hoặc còn sống cũng có thể giúp bạn tránh bị nhiễm Echinococcus.
  • Rửa trái cây và rau quả (đặc biệt là ở những nơi thường có sán dây) dưới vòi nước có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 loại nhiễm trùng sau khi sinh bạn nên biết
  • Bố mẹ chú ý khi bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng
  • Sau khi sinh mổ bao lâu thì được tắm để tránh nhiễm trùng?