Tìm hiểu chung
Ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate là gì?
Organophosphate là một loại thuốc trừ sâu phổ biến. Tuy nhiên, liều lượng lớn của organophosphate có thể gây hại cho con người và các loài động vật khác. Ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với thuốc quá lâu hoặc với liều lượng cao.
Organophosphate thường là chất lỏng từ không màu đến màu nâu ở nhiệt độ phòng. Một số có thể không mùi, trong khi những loại khác có mùi giống như trái cây.
Mức độ phổ biến của ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate
Các nhà nghiên cứu cho biết có tới 25 triệu người làm nông trên toàn thế giới bị nhiễm độc organophosphate ít nhất một lần mỗi năm. Tần suất bị ngộ độc cao hơn ở những khu vực mà khả năng tiếp cận với các thiết bị bảo hộ an toàn với thuốc trừ sâu bị giới hạn như quần áo bảo hộ và thiết bị thở. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate là gì?
Các triệu chứng nhiễm độc organophosphate có thể từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp nặng, nạn nhân có thể chết vì nhiễm độc.
Thời gian và mức độ phơi nhiễm sẽ quyết định tính chất các triệu chứng. Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng ít nhất là vài phút hoặc sau vài giờ.
Các triệu chứng của phơi nhiễm organophosphate nhẹ bao gồm:
- Nhìn mờ hoặc thị lực kém
- Chảy nước mắt
- Đồng tử thu nhỏ
- Nhức mắt
- Buồn nôn
- Chảy nước mũi
- Co giật cơ
- Mắt đờ đẫn
- Nước bọt nhiều
- Nhức đầu
- Cơ mỏi hoặc yếu
- Kích động
Các triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate trung bình bao gồm:
- Chóng mặt
- Đồng tử rất hẹp
- Mệt mỏi
- Cơ bắp run
- Cơ xoắn vặn
- Chảy nước mắt
- Mất nước
- Khò khè hoặc ho
- Tiêu chảy nặng
- Khó thở
- Hắt hơi
- Tiểu tiện không kiểm soát được
- Quá nhiều đờm
- Cơ yếu
- Nôn rất nhiều
Triệu chứng ngộ độc cấp với organophosphate bao gồm:
- Lú lẫn
- Đồng tử hẹp
- Co giật
- Hôn mê
- Kích thích
- Tiết dịch quá nhiều, như nước bọt, mồ hôi, nước mắt và chất nhầy
- Nhịp tim không đều hoặc chậm
- Bất tỉnh
- Thở liên tục
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate?
Những người có nguy cơ nhiễm độc Organophosphate do sống hoặc làm việc tại hoặc gần các trang trại. Bạn cũng có thể bị ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate khi tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các đường phơi nhiễm không chủ ý phổ biến nhất là thông qua hơi thở và tiếp xúc với da.
Những người cố tình tiếp xúc với Organophosphate có xu hướng hít vào và uống thuốc trừ sâu. Liều cao với nồng độ đậm đặc thường gây tử vong.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate như:
- Sẵn có thuốc trừ sâu trong nhà
- Lịch sử tự hại bản thân hoặc xung đột cá nhân gần đây
- Bệnh tâm thần
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate?
Tương tự bất kỳ tình trạng ngộ độc nào thông qua tiếp xúc với hóa chất, bác sĩ sẽ làm việc với nạn nhân để tìm ra loại hóa chất nào gây ra các triệu chứng.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu và có thể lấy mẫu nước tiểu nếu người bị ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate có thể hợp tác. Những xét nghiệm này sẽ giúp xác định độ phơi nhiễm nghiêm trọng và chọn cách điều trị đúng đắn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate?
Như với nhiều trường hợp nhiễm độc và phơi nhiễm hóa chất, bước đầu tiên là đưa nạn nhân về trạng thái ổn định. Nhân viên cấp cứu thường:
- Giúp nạn nhân có thể thở lại bình thường
- Khử trùng cơ thể nạn nhân để ngăn ngừa ngộ độc thêm
- Sử dụng dịch truyền tĩnh mạch (IV) để loại bỏ độc tố ra khỏi máu và cơ thể
Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bác sĩ thường ưu tiên cấp cứu hơi thở của nạn nhân. Bác sĩ có thể cố gắng khử trùng cơ thể, nhưng trọng tâm của điều trị là giúp nạn nhân thở lại bình thường.
Atropine là một loại thuốc thường được sử dụng để trợ giúp hô hấp cho nạn nhân sau khi tiếp xúc với hóa chất. Bác sĩ cũng có thể dùng thuốc như pralidoxime, để giúp đỡ các vấn đề về thần kinh cơ.
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất có khả năng co giật, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc benzodiazepin.
Những người thường xuyên làm việc với thuốc trừ sâu organophosphate nên thảo luận với bác sĩ các tùy chọn cho việc tiêm khẩn cấp atropine.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau giảm nguy cơ ngộ độc thuốc trừ sâu Organophosphate:
- Đối với những người có thể tiếp xúc với Organophosphate, bạn nên hạn chế tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu không cần thiết.
- Những người làm việc ở trang trại nên mặc đồ bảo hộ, trong và sau khi bơm thuốc trừ sâu có chứa Organophosphate cho cây trồng. Đồ bảo vệ nên bảo vệ được đầu và cổ, đeo khẩu trang hoặc mặt nạ và sử dụng bảo hộ cho mắt.
- Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc với Organophosphate nên được rửa sạch ngay lập tức bằng nước và xà phòng có tính kiềm nhẹ. Tránh sử dụng chất tẩy rửa vì chúng có thể làm tăng sự hấp thụ do dầu bảo vệ trên da bị loại bỏ.
- Bất cứ ai làm việc với thuốc trừ sâu Organophosphate nên rửa tay trước khi ăn, uống, hút thuốc hoặc đi tiểu và luôn tắm rửa kỹ lưỡng hoặc tắm vòi sen vào cuối ngày làm việc.
- Đối với những người khác, việc phòng ngừa có thể đơn giản như rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau quả. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm bị ô nhiễm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Phòng tránh tình trạng ngộ độc hóa chất ở trẻ nhỏ
- Bà bầu ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Listeria, mối nguy khôn lường
- Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?