Định nghĩa
Nhiễm Nocardia là bệnh gì?
Nhiễm Nocardia là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn đất. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống), phổi hoặc da. Nhiễm Nocardia là bệnh nghiêm trọng và có thể gây chết người.
Những ai thường mắc phải nhiễm Nocardia?
Bệnh thường phổ biến ở những người có hệ miễn dịch yếu. Nhiễm Nocardia xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ và thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Nocardia là gì?
Các triệu chứng xảy ra phụ thuộc vào Nocardia ảnh hưởng đến vị trí nào trong cơ thể, cụ thể là:
Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến phổi, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Cảm thấy đau ngực khi thở (có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ);
- Ho ra máu;
- Sốt;
- Đổ mồ hôi về đêm;
- Giảm cân.
Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến não, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Sốt;
- Đau đầu;
- Nôn mửa;
- Động kinh.
Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến da, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Da bị lở loét;
- Da bị sưng, tấy đỏ;
- Xuất hiện những khối u lớn gọi là u nấm dọc theo các hạch bạch huyết.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu các triệu chứng trên kéo dài hoặc ngày càng nặng thêm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra nhiễm Nocardia là gì?
Bệnh này do vi khuẩn Nocardia gây ra, đây là một loại vị khuẩn được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở hoặc hít phải bụi nhiễm khuẩn Nocardia.
Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính hoặc có hệ miễn dịch yếu (như bị ung thư, HIV/AIDS, cấy ghép phẫu thuật, dùng thuốc steroid trong thời gian dài..) cũng có khả năng sẽ mắc phải nhiễm khuẩn Nocardia.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm Nocardia?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm Nocardia bao gồm:
- Đang dùng thuốc steroid hoặc dùng trong thời gian dài;
- Từng cấy ghép tủy hoặc nội tạng;
- Đang bị ung thư;
- Nhiễm HIV/AIDS.
- Xơ gan;
- Viêm loét ruột kết;
- Thấp khớp;
- Đang bị bệnh Cushing hoặc bệnh Pemphigus;
- Mắc các bệnh về phổi;
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm Nocardia?
Dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài là cách điều trị nhiễm Nocardia tốt nhất hiện nay. Tùy theo nhiễm Norcadia ảnh hưởng đến bộ phận nào mà thời gian điều trị sẽ khác nhau, cụ thể là:
- Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến phổi: bạn cần dùng thuốc kháng sinh trong 6 đến 12 tháng.
- Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến não: bạn cần dùng thuốc kháng sinh trong 12 tháng.
- Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến da hoặc mô mềm: bạn cần dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 4 tháng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật để lấy mủ trong các hạch hoặc nếu các u hạch tạo nên áp xe.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm Nocardia?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe. Tùy thuộc vào bộ phận bị nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ lấy mẫu mô thích hợp bằng cách:
- Sinh thiết não;
- Nội soi phế quản;
- Sinh thiết phổi;
- Sinh thiết da;
- Thử đờm.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm Nocardia?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nhiễm Nocardia:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn. Dùng thuốc theo đúng chỉ định. Bệnh nhiễm trùng có thể tái phát nếu điều trị không đủ lâu.
- Hiểu rằng các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể giống bệnh Nocardiosis.
- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào hoặc gặp các biến chứng khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.