Định nghĩa
Nhiễm giun kim là gì?
Giun kim là một loài ký sinh trùng nhỏ có thể sống trong ruột kết và trực tràng. Bạn sẽ nhiễm giun kim khi ăn phải trứng giun kim. Sau đó các quả trứng sẽ nở trong ruột. Trong lúc bạn ngủ, giun cái sẽ rời khỏi ruột và đến hậu môn để đẻ trứng ở vùng da quanh đó. Khi bạn đi ngoài mà không rửa tay kỹ, trứng giun có thể bám vào tay và lây lan sang người khác. Trứng giun có thể sống trên bề mặt đồ dùng sinh hoạt hằng ngày đến 2 tuần.
Những ai thường mắt phải nhiễm giun kim?
Nhiễm giun kim là một bệnh rất phổ biến. Bệnh ảnh hưởng đến cả hai giới và thường thấy ở trẻ từ 5 đến 14 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm giun kim là gì?
Ngứa quanh hậu môn hoặc mông (đặc biệt khi về đêm) là triệu chứng phổ biến nhất khi bạn nhiễm giun kim. Các triệu chứng nhiễm giun kim khác có thể bao gồm tấy da quanh hậu môn, khó ngủ và ngứa vùng âm đạo.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nhiễm giun kim là gì?
Nhiễm giun kim gây ra do một loại giun có tên gọi là Enterobius vermicularis có chiều dài khoảng bằng cái ghim dập giấy và thường lan truyền khi bạn chạm tay vào hậu môn sau đó chạm vào thức ăn hoặc các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm giun kim?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm giun kim bao gồm:
- Tuổi tác: trẻ em thường dễ bị nhiễm giun kim, thường từ 5 – 14 tuổi.
- Sống trong không gian chật chội.
- Sống ở vùng khí hậu ôn đới.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm giun kim?
Để điều trị nhiễm giun kim, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn và tất cả các thành viên trong gia đình cùng uống thuốc xổ giun để tránh bị ảnh hưởng. Kem hoặc thuốc bôi có thể giúp làm giảm ngứa ngáy và khó chịu. Giun sẽ bị chết trong một vài ngày sau khi uống thuốc và sẽ hết ngứa trong 1 tuần.
Các thành viên trong gia đình phải rửa tay và làm sạch móng tay thường xuyên. Nên tắm mỗi ngày và rửa sạch vùng hậu môn cẩn thận. Không nên bỏ tay hoặc bất kỳ đồ vật khác vào miệng do trứng giun có thể lây truyền qua đường này. Dùng nước nóng để rửa chén, dụng cụ ăn uống, quần áo, giường chiếu và khăn tắm. Đồ chơi của trẻ em phải được làm sạch bằng thuốc sát trùng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm giun kim?
Vì giun thường đi xuống hậu môn để đẻ trứng vào buổi tối, thời điểm để kiểm tra tốt nhất là một vài tiếng sau khi trẻ đi ngủ hoặc ngay khi trẻ ngủ dậy vào buổi sáng. Phụ huynh có thể dùng đèn pin để nhìn rõ giun hơn.
Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán nhiễm giun kim bằng cách kiểm tra bằng băng thử. Một miếng băng dán có thể được dán vào da ở hậu môn và và sau đó gỡ ra. Giun có thể bị dính trên băng và được nhìn thấy bằng kính lúp hoặc kính hiển vi. Kiểm tra này cũng nên được kiểm tra vào sáng sớm trước khi tắm rửa và đi vệ sinh
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm giun kim?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun kim:
- Nói với bác sĩ của trẻ về các bệnh và thuốc đang dùng khác.
- Gọi bác sĩ nếu không bớt ngứa sau 1 tuần.
- Cho trẻ uống thuốc đúng theo chỉ dẫn.
- Dạy trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Báo cho y tá ở trường hoặc người trông trẻ nếu trẻ bị nhiễm giun kim.
- Giữ móng tay trẻ sạch sẽ và không để móng tay dài.
- Tắm cho trẻ và thay đồ lót và ga giường mỗi ngày.
- Dùng nước thật nóng để rửa chén, cọ sạch tất cả các đồ chơi có thể rửa bằng dung dịch tẩy trắng và chà toilet kỹ lưỡng.
- Tiếp tục gặp bác sĩ sau khi điều trị để đảm bảo rằng tất cả giun đã bị giết.
- Gọi bác sĩ nếu bất kỳ ai có triệu chứng nhiễm giun trở lại sau khi điều trị hoặc gặp tác dụng phụ từ thuốc mà không biến mất nhanh chóng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Nhiễm giun kim khi mang thai: mẹ bầu không nên quá lo lắng
- Nhiễm giun: Nguyên nhân và cách điều trị
- Mách bạn các cách tẩy giun an toàn