Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Mô liên kết

Tìm hiểu chung

Bệnh mô liên kết là gì?

Bệnh mô liên kết ảnh hưởng đến các bộ phận có nhiệm vụ liên kết các cấu trúc cơ thể lại với nhau. Mô liên kết do hai loại protein là collagen và elastin tạo ra. Collagen là một loại protein trong gân, dây chằng, da, giác mạc, sụn, xương và máu. Elastin là protein co giãn giống như cao su, là thành phần chính của dây chằng và da. Khi bị bệnh mô liên kết, bạn sẽ bị viêm collagen và elastin. Bạn cũng bị tồn hại các protein và bộ phận cơ thể mà chúng liên kết.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mô liên kết là gì?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh là mệt mỏi. Tùy thuộc vào loại bệnh mô liên kết, bạn sẽ có các triệu chứng khác nhau, bao gồm sốt, đau cơ, đau khớp, suy nhược và nhiều triệu chứng khác.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Khớp sưng, nóng, đỏ, đau;
  • Khớp thường cứng hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động;
  • Mệt mỏi, sốt và sụt cân.

Triệu chứng của xơ cứng bì, bao gồm:

  • Có những mảng da cứng;
  • Phản ứng quá mức đối với nhiệt độ lạnh hoặc tâm trạng xuống dốc, gây ra tê, đau hoặc thay đổi màu sắc các ngón tay hoặc ngón chân;
  • Hệ thống tiêu hóa. Một số người bị xơ cứng bì cũng có vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng nếu ruột hoạt động không hiệu quả;
  • Tim, phổi hoặc thận. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi hoặc thận ở nhiều mức độ khác nhau.

Những triệu chứng lupus đỏ hệ thống bao gồm:

  • Mệt mỏi và sốt;
  • Đau, sưng, cứng khớp;
  • Phát ban hình cánh bướm trên mặt;
  • Xuất hiện tổn thương da hoặc tình trạng trầm trọng thêm khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời;
  • Ngón tay và ngón chân chuyển sang màu trắng hoặc xanh khi gặp lạnh hay trong giai đoạn căng thẳng (hiện tượng Raynaud);
  • Khó thở;
  • Tức ngực;
  • Khô mắt;
  • Nhức đầu, lú lẫn và mất trí nhớ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh mô liên kết?

Rất ít người biết đến nguyên nhân cụ thể gây ra hầu hết các bệnh mô liên kết. Tuy nhiên, có nhiều kiểu gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mô liên kết. Sự kết hợp các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường cũng có khả năng hình thành bệnh mô liên kết.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc các bệnh mô liên kế?

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhưng trẻ em và người già cũng có thể mắc viêm khớp dạng thấp.

Xơ cứng bì ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp ba lần nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhiều gấp 15 lần.

Phụ nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống cao gấp 9 lần nam giới.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh mô liên kết?

Có ba yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền;
  • Các bệnh mô liên kết khác do những kiểu gen định sẵn, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc xơ cứng bì;

• Các bệnh mô liên kết xảy ra vì những lý do không rõ, các yếu tố di truyền yếu có thể gây ra. Bệnh là phản ứng tự miễn quá mức dẫn tới tạo ra nhiều kháng thể trong hệ tuần hoàn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mô liên kết?

Các bác sĩ đôi khi có thể phát hiện bệnh mô liên kết chỉ đơn giản bằng khám lâm sàng. Thông thường, xét nghiệm máu, chụp X-quang và các xét nghiệm khác có thể giúp đỡ trong việc đưa ra chẩn đoán bệnh mô liên kết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mô liên kết?

Đối với điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc

  • Thuốc chống viêm không steroid. ibuprofen (Advil®, Motrin IB®) và naproxen sodium (Alevecan®) giúp làm giảm đau và giảm viêm;
  • Steroids. Thuốc corticosteroid, như prednisone, làm giảm viêm, đau và làm chậm tổn thương khớp;
  • Thuốc thay đổi diễn tiến bệnh (DMARDs) như methotrexate (Trexall®, Otrexup®, Rasuvo®), leflunomide (Arava®), hydroxychloroquine (Plaquenil®) và sulfasalazine (Azulfidine®), có thể làm chậm tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và bảo vệ các khớp, mô khác khỏi bị tổn thương vĩnh viễn.

Trị liệu

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ gợi ý những phương pháp mới để làm việc hàng ngày và giúp khớp dễ vận động.

Phẫu thuật

Nếu thuốc không ngăn chặn hoặc không thể làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp bạn khôi phục lại chức năng của khớp. Phương pháp này cũng có thể làm giảm đau và sửa chữa các biến dạng khớp.

Thuốc thay thế

Một số phương pháp điều trị bổ sung và thay thế có nhiều triển vọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm dầu cá, dầu thực vật, tập thái cực quyền.

Đối với phương pháp điều trị xơ cứng bì

Thuốc

  • Thuốc huyết áp làm giãn các mạch máu có thể giúp ngăn chặn các vấn đề về phổi, thận và điều trị bệnh Raynaud;
  • Các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể giúp giảm triệu chứng bệnh xơ cứng bì;
  • Các thuốc như omeprazole (Prilosec®) có thể làm giảm triệu chứng của trào ngược axit;
  • Phòng ngừa nhiễm trùng. Thuốc mỡ kháng sinh, vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ cơ thể không bị lạnh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết loét ngón tay do bệnh Raynaud. Bạn cũng thường xuyên tiêm chủng cúm và viêm phổi để bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương do xơ cứng bì;
  • Thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau tự mua không giúp đủ, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc mạnh hơn.

Trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp bạn kiểm soát đau, cải thiện sức mạnh và khả năng hoạt động, tự thực hiện các công việc hàng ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật để điều trị các biến chứng xơ cứng bì có thể bao gồm đoạn chi và ghép phổi.

Đối với phương pháp điều trị lupus ban đỏ hệ thống

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Naproxen sodium (Aleve®) và ibuprofen (Advil®, Motrin IB®,…), có thể sử dụng trong điều trị đau, sưng và sốt liên quan với bệnh lupus;
  • Thuốc sốt rét. Thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, như hydroxychloroquine (Plaquenil®), cũng có thể giúp kiểm soát bệnh lupus;
  • Prednisone và các loại corticosteroid có thể chống lại tình trạng viêm của bệnh lupus;
  • Thuốc ức chế miễn dịch. Các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể hữu ích trong trường hợp nặng của bệnh lupus, ví dụ như azathioprine (Imuran®, Azasan®), mycophenolate (CellCept®), leflunomide (Arava®) và methotrexate (Trexall®).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mô liên kết?

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường cơ bắp quanh khớp và giúp chống lại mệt mỏi;
  • Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ cũng như khớp;
  • Tìm cách để đối phó với cơn đau bằng cách giảm căng thẳng trong cuộc sống.

Đối với bệnh xơ cứng bì, bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục giữ cho cơ thể linh hoạt, cải thiện lưu thông máu và làm giảm độ cứng;
  • Không hút thuốc vì nicotine làm cho máu đến vùng bệnh và làm cho bệnh Raynaud trở nên tệ hơn. Hút thuốc cũng có thể gây hẹp các mạch máu;
  • Kiểm soát chứng ợ nóng bằng cách tránh thức ăn có thể làm cho bạn ợ nóng hoặc ợ hơi. Ngoài ra, tránh ăn khuya. Nâng cao đầu khi ngủ để giữ cho axit từ dạ dày không trào lên thực quản. Thuốc kháng axit có thể giúp giảm các trưiệu chứng;
  • Tránh nhiệt độ lạnh. Đeo găng ấm để bảo vệ bàn tay bất cứ khi nào tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ngay cả khi bạn dùng tủ lạnh.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh lupus ban đỏ hệ thống nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ. Những người bị bệnh lupus thường hay bị mệt mỏi dai dẳng;
  • Mặc quần áo bảo vệ, chẳng hạn như mũ, áo sơ mi dài tay, quần dài và sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 55 mỗi khi bạn đi ra ngoài;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Không hút thuốc;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.