Tìm hiểu chung
Mất thính lực do tiếng ồn là bệnh gì?
Mất thính lực do tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của mất thính lực. Tai bạn phải làm việc 24/7 để xử lý những tiếng ồn xung quanh và giúp cho bạn nghe được chúng.
Màng nhĩ bảo vệ tai giữa và tai trong. Nó hoạt động như một cơ quan hấp thụ rung động để thu thập các âm thanh xung quanh và biến chúng thành các tín hiệu thần kinh đến não. Tuy nhiên, màng nhĩ của bạn chỉ có thể xử lý một dải những âm thanh nhất định. Nếu âm thanh quá lớn, nó có thể phá vỡ màng nhĩ và dẫn đến mất thính lực.
Bạn cũng có thể bị thủng màn nhĩ nếu tiếp xúc với âm thanh nhỏ hơn trong một thời gian dài.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu triệu chứng của bệnh mất thính lực do tiếng ồn là gì?
Bệnh thường xảy ra ở cả hai tai. Tuy nhiên, tình trạng mất thính lực ở hai tai có thể không giống nhau nếu tùy thuộc vào bên tiếp xúc âm thanh nhiều hơn. Triệu chứng thường gặp của mất thính lực do tiếng ồn là mất thính giác . Ban đầu, bạn sẽ gặp khó khăn khi nghe âm thanh tần số cao và dần dần mất thính giác đối với âm thanh ở tần số thấp hơn.
Mất thính lực do tiếng ồn cũng có thể dẫn đến chứng ù tai – tình trạng bạn nghe thấy ù trong tai của mình. Nếu bị ù tai, bạn có thể gặp những triệu chứng sau đây:
- Những thay đổi trong tâm trạng như khó chịu, bực mình, chán nản, lo lắng hoặc thường tức giận;
- Ù tai có thể gây trở ngại cho giấc ngủ của bạn;
- Một số người bị ù tai gặp khó khăn trong việc tập trung đọc một cuốn sách hay tờ báo.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây mất thính lực do tiếng ồn?
Có nhiều nguyên nhân gây mất thính lực do tiếng ồn. Thông thường nhất, tình trạng này xảy ra khi bạn tiếp xúc với âm thanh cường độ cao, chẳng hạn như một vụ nổ hoặc tiếp xúc liên tục với cường độ thấp và lặp đi lặp lại.
Tiếng ồn trong cuộc sống hàng ngày cũng là yếu tố gây bệnh. Tiếng ồn gây hại ở nhà có thể từ máy sấy tóc, máy thổi lá và các công cụ chế biến gỗ. Bạn có thể mất thính lực do chơi thể thao như bắn súng và săn bắn, cưỡi xe trượt tuyết, nghe tiếng máy móc ồn ào hay máy nghe nhạc với âm lượng cao bằng tai nghe, chơi nhạc và tham dự các buổi hòa nhạc lớn.
Bạn cần chú ý đến hai yếu tố cường độ và tần số để xem có phải là âm thanh gây hại hay không.
Cường độ của âm thanh
Đơn vị đo của cường độ âm thanh là decibels (dB). Trai có thể nghe được âm thanh khoảng 0 dB đến hơn 180 dB, âm thanh khi phóng tên lửa.
Khi tiếp xúc lâu dài với âm thanh dưới 75 dB, bạn không có khả năng mất thính lực. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lạ với âm thanh trên 85dB, bạn có thể gây mất thính lực.
Tần số của âm thanh
Đơn vị đo của tần số âm thanh là Hertz (Hz). Nói chung, tiếng ồn gây ra mất thính lực nằm ở khoảng 2000-4000 Hz.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh mất thính lực do tiếng ồn?
Mất thính lực do tiếng ồn là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Những người tiếp xúc với âm thanh tần số cao từ các hoạt động giải trí, bao gồm bắn súng, săn bắn, cưỡi xe trượt tuyết, chế biến gỗ và các sở thích khác như chơi nhạc hay tham dự các buổi nhạc rock, sẽ dễ mắc bệnh. Tiếng ồn ở nhà có thể đến từ máy cắt cỏ, máy thổi lá và các công cụ cửa hàng cũng sẽ làm bạn bị mất thính lực. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng các giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh mất thính lực do tiếng ồn?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất thính lực do tiếng ồn, chẳng hạn như:
- Làm việc ở nơi có thiết bị công nghiệp lớn trong thời gian dài;
- Sống hoặc làm việc nơi có âm thanh quá lớn trong thời gian dài ;
- Thường xuyên tham dự các buổi nhạc có âm thanh lớn;
- Sử dụng súng;
- Tiếp xúc những âm thanh rất lớn mà không có thiết bị bảo vệ phù hợp, chẳng hạn như nút tai.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nh ững kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mất thính lực do tiếng ồn?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và khả năng nghe. Bác sĩ có thể hỏi về bất kỳ sự việc nào mà có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mất thính lực. Bác sĩ sẽ đo thính lực để phát hiện dấu hiệu mất thính lực. Trong thử nghiệm này, bạn sẽ được tiếp xúc với các tiếng ồn ở các cấp độ khác nhau để xem mình nghe được những âm thanh nào và không nghe được những âm thanh nào.
Những phương pháp nào dùng để điều trị mất thính lực do tiếng ồn?
Bước đầu tiên để bạn điều trị bệnh là làm giảm tiếng ồn gây ra tình trạng này bằng cách sử dụng nút tai hoặc các thiết bị khác để bảo vệ tai. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc với tiếng ồn lớn, bạn hãy yêu cầu công ty cung cấp một thiết bị bảo hộ. Việc bảo vệ tai để tránh bị giảm thính lực là điều vô cùng quan trọng. Sau đó, bạn nên có các bước để hỗ trợ thính giác, chẳng hạn như cấy ốc tai điện tử để lấy lại khả năng nghe. Trong một số trường hợp, thuốc steroid bằng đường uống có thể giúp ích trong chấn thương do âm thanh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mất thính lực do tiếng ồn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh xa âm thanh lớn;
- Chặn tiếng ồn có thể gây tổn hại cho tai;
- Vặn nhỏ âm thanh loa hay thiết bị nghe nhạc;
- Biết được tiếng ồn nào có thể gây hại (trên 85 decibel);
- Hãy cảnh giác với tiếng ồn độc hại trong môi trường;
- Nếu bạn nghi ngờ mình bị mất thính lực, hãy đi khám bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.