Tìm hiểu chung
Chấn thương dương vật và tinh hoàn là gì?
Một số loại chấn thương phổ biến có thể ảnh hưởng đến dương vật bao gồm:
- Vết cắt ở dương vật. Trường hợp phổ biến nhất là bị vướng dương vật trong dây kéo quần. Các vết xước thường tự khỏi nhanh chóng nếu nó luôn được giữ sạch, nhưng có thể cần uống thuốc kháng sinh nếu vết xước bị nhiễm trùng.
- Dương vật có thể bị đứt một phần hay hoàn toàn. Bác sĩ có thể thực hiện nối lại phần dương vật bị đứt. Tuy nhiên, cảm giác hay chức năng thì hiếm khi được phục hồi hoàn toàn.
- Chấn thương niệu đạo. Chấn thương ống dẫn nước tiểu qua dương vật (niệu đạo) là rất nghiêm trọng vì nó có thể gây ra sẹo, làm cản trở dòng nước tiểu. Những chấn thương này có thể là do các chấn thương cùn, như té giang chân lên hàng rào hay tay cầm xe đạp.
- Gãy dương vật. Dương vật có thể bị gãy khi cương cứng. Điều này có thể xảy ra trong khi quan hệ tình dục nếu dương vật bị vấp vào xương chậu của đối tác. Các “chỗ gãy” thực sự là một vết rách vào một trong hai cấu trúc dạng ống trong dương vật, phần giữ lưu lượng máu để duy trì sự cương cứng. Người nam có cảm giác đau và sưng tức thì và dương vật bị biến dạng. Chấn thương này thường hủy hoại cấu trúc kiểm soát sự cương và sau khi chấn thương tự lành, người bệnh có thể gặp khó khăn trong tình cảm chăn gối, đi tiểu hoặc cả hai. Phẫu thuật khẩn cấp thường là cần thiết để chỉnh lại chỗ gãy để ngăn chặn sự cong bất thường của dương vật hay rối loan chức năng cương dương vĩnh viễn.
- Chấn thương của bìu dái và tinh hoàn. Vị trí của bìu làm tinh hoàn dễ bị chấn thương. Ví dụ, một cú đá vào hạ bộ. Tuy nhiên, đôi khi cũng do súng đạn, vết đâm xuyên qua bìu hoặc tinh hoàn. Hiếm khi, bìu bị rách ra khỏi tinh hoàn. Chấn thương tinh hoàn thường xảy ra đột ngột và đau dữ dội, có thể đi kèm với buồn nôn và ói mửa. Chườm nước đá, đeo khố và các loại thuốc giảm đau và thuốc buồn nôn thường có hiệu quả điều trị chảy máu trong hoặc quanh tinh hoàn. Tinh hoàn bị vỡ đòi hỏi phải phẫu thuật. Khi bìu bị rách ra, tinh hoàn có thể bị chết hoặc mất khả năng tạo hormone hoặc sản xuất tinh trùng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dương vật và tinh hoàn là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương dương vật và tinh hoàn bao gồm:
- Thay đổi hình dáng và cảm giác trên bộ phận sinh dục;
- Dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục;
- Cảm thấy đau ở hạ bộ;
- Cương cứng có vần đề;
- Bị sưng ở bìu;
- Có chất dịch nhầy chảy ra từ bộ phận sinh dục;
- Vùng da ở bộ phận sinh dục có cảm giác đau.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ khi các triệu chứng phía trên xảy ra trước khi chấn thương trở nên quá nghiêm trọng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chấn thương dương vật và tinh hoàn?
Những chấn thương ở bộ phận sinh dục thường gây ra bởi:
- Quan hệ bừa bãi và không có những biện pháp phòng tránh có thể gây chấn thương và lây nhiệm các bệnh qua đường tình dục;
- Những hoạt động thể thao hay những hành vi tiêu khiển nguy cơ chấn thương cao như đạp xe đạp leo núi, đá bóng hay bóng chày;
- Tiếp xúc với những chất hóa học độc hại;
- Té ngã.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chấn thương dương vật và tinh hoàn?
Những người có hành vi tình dục tác động mạnh có thể gây chấn thương, gãy dương vật. Những hoạt động thể thao dễ dẫn tới chấn thương phần dưới cơ thể có thể tác động vật lý đến cơ quan sinh dục. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chấn thương dương vật và tinh hoàn?
Quan hệ tình dục sớm khi chưa được chuẩn bị về nhận thức có thể dễ dàng gây lây nhiễm các bệnh STDs.
Việc quan hệ bừa bãi với nhiều người có thể dẫn đến nguy cơ cao trong việc các bệnh lây nhiễm STDs.
Việc thiếu ý thức về chăm sóc bản thân và ngại đi khám bác sĩ có thể làm những triệu chứng ở cơ quan sinh dục ngày càng trầm trọng. Nên di khám bác sĩ thường xuyên khi có những nghi ngờ về sự thay đổi bất thường.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương dương vật và tinh hoàn?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những kiểm tra thích hợp để xác định vấn đề bạn đang gặp phải.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương dương vật và tinh hoàn?
Những phương pháp điều trị tại nhà có thể được thực hiện nếu như vết thương không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ chấn thương đang trở nên nặng hơn có thể sơ cấp cứu tạm thời trước khi gặp bác sĩ.
Những phương pháp có thể thực hiện tại nhà như:
- Nghỉ ngơi bằng cách nằm nghỉ, thư giãn và bảo vệ vùng chấn thương.
- Chườm đá vì đá lạnh có thể làm giảm đau và viêm. Chườm lạnh từ 10 đến 20 phút, 2 hoặc 3 lần một ngày. Bảo vệ da bạn bằng cách đặt một miếng vải ngăn cách giữa da và nước đá.
- Có thể dùng một số loại thuốc như acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), aspirin.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương dương vật và tinh hoàn?
Bạn có thể hạn chế việc chấn thương cơ quan sinh dục bằng cách dùng các biện pháp bảo hộ an toàn trong những hoạt động dễ gây thương tích như đạp xe leo núi, đá bóng và đảm bảo đời sống quan hệ tình dục lành mạnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.