Tìm hiểu chung
Chấn thương cổ là bệnh gì?
Chấn thương cổ là khi cổ cử động mạnh và bất ngờ, dây chằng, cơ, xương và đĩa đệm ở cổ sẽ bị chấn thương. Chấn thương cổ có thể gây khó chịu và khiến bạn phải ngừng làm việc hoặc lao động nặng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cổ là gì?
Nếu bị chấn thương cổ, triệu chứng thường gặp nhất bạn có thể trải qua là đau cổ. Cơn đau thường bắt đầu vài giờ hoặc vài ngày sau tai nạn. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy căng cổ, cứng cổ and đau sau đầu. Nếu bạn bị chấn thương nặng, đau khớp vai và cánh tay, tê cứng, giảm khả năng cử động, ù tai (nghe tiếng động lạ trong tai như tiếng reng, tiếng huýt sáo,…) và cũng có thể xuất hiện tình trạng khó nuốt.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau ở cổ hoặc có các triệu chứng của chấn thương cổ, đặc biệt sau khi bạn vừa trải qua tai nạn (tai nạn xe cộ, chấn thương khi chơi thể thao,…).
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chấn thương cổ?
Nguyên nhân thường là do tai nạn xe máy, mô tô, bị thương do ngã, chấn thương khi chơi thể thao hoặc do bị ngược đãi về thể chất. Tai nạn giao thông chiếm hơn 40% các trường hợp chấn thương cổ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chấn thương cổ?
Chấn thương cổ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng chấn thương thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chấn thương cổ?
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chấn thương cổ:
- Tuổi tác: độ tuổi từ 65 trở lên có nguy cơ chấn thuơng cao;
- Đã từng bị ngã ở độ cao khoảng 1m hoặc 5 bậc cầu thang;
- Đã từng va chạm, trải qua tai nạn xe cộ;
- Trì hoãn việc khám chữa ngay khi triệu chứng bệnh xuất hiện;
- Không có đĩa đệm giữa đốt sống cổ.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương cổ?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra cổ và dựa trên các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh. Nếu chẩn đoán chưa đưa ra kết quả rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, chụp X-quang và chụp cộng hưởng (MRI) để loại trừ các nguyên nhân gây đau cổ khác. Bác sĩ có thể đề nghị bạn gặp bác sĩ chuyên khoa thần hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương cổ?
Mục đích điều trị là nhằm giúp bạn giảm đau và cho vết thương một khoảng thời gian nhất định để bình phục. Thông thường, phương pháp điều trị được tiến hành thận trọng và từ từ. Trước tiên, bạn nên chườm túi đá lên vùng bị thương và sau đó dùng nhiệt nóng (miếng dán nóng, tắm nước nóng) hoặc nhiệt lạnh cho vùng bị chấn thương. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc áo cổ mềm.
Khi đi ngủ nên dùng khăn nhỏ cuốn lại có đường kính khoảng 5cm hoặc gối hỗ trợ cổ. Sóng siêu âm có thể giúp giảm các triệu chứng. Các thuốc giảm đau bác sĩ có thể kê cho bạn bao gồm thuốc kháng viêm và acetaminophen (dùng riêng hoặc dùng kết hợp với thuốc kháng viêm). Thuốc giảm căng cơ cũng có thể dùng khi bạn bị co thắt cơ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương cổ?
Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương cổ:
- Dùng thuốc giảm căng cơ trước khi đi ngủ. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Ngồi trên ghế vững chãi và ngồi dựa vào lưng ghế;
- Thắt dây an toàn và lái xe cẩn thận. Nâng miếng dựa đầu trên ghế để nó có thể bảo vệ bạn;
- Mang dụng cụ bảo hộ nếu bạn chơi các môn thể thao;
- Gọi bác sĩ nếu bạn bị tê liệt hoặc ngứa ran khắp cánh tay, yếu cơ, đau đầu hoặc các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.