Thiên Tỏa

Chương 26

Lão
Ngũ cố át tiếng ầm ầm của dòng nước:

-
Hai đứa, sống hay chết chính là ở đây, giờ thì vào thôi! – Nói rồi, lão gắng sức
lôi mạnh tôi và chị Giai Tuệ tiến vào dòng thác hung hãn.

Vừa
vào lòng thác, ngọn đèn dầu trong tay tôi đã tắt phụt, bốn phía xung quanh tối
om om. Tôi cảm thấy như mình đang bị vô số xoáy nước cuồn trôi, những đợt sóng
liên tiếp ào đến tối tăm mặt mũi.

Tôi
cố gắng nín thở, vùng vẫy điên cuồng để người nổi lên, rồi bám chặt vào một mỏm
đá kề ngay miệng thác, cùng với sự giúp sức của hai người đồng hành, tôi dồn sức
trèo qua, sống chết bơi ra một quãng xa, nơi dòng nước đã hiền hòa trở lại. Mặc
dù không thể nhìn thấy xung quanh, nhưng cảm giác của tôi cho thấy đây chính là
dòng chảy lặng, khác hẳn chặng đường vừa rồi. Chúng tôi lại cần mẫn bơi ngược
dòng thêm một đoạn rồi tiếp tục oằn mình chống chọi với dòng chảy xiết thứ hai…

Cứ
hết dòng thác này lại tới dòng thác tiếp theo, cho tới khi tôi không thể nhớ mình
đã vượt qua bao nhiêu tầng thác, chỉ biết rằng lực đã cùng sức đã kiệt, ba
chúng tôi đều rét run cầm cập.

Tiếp
tục vượt qua thêm một tầng thác nữa, tôi bỗng thấy lẫn trong dòng nước là lớp
bùn cát đục ngầu đang kéo chúng tôi vào giữa trung tâm cơn xoáy rồi ùa vào tai
vào mũi, khó chịu vô cùng.

Sự
lo sợ dâng lên cực đỉnh khi mảnh vải buộc tay tôi vì bị giằng kéo quá lâu nên
đã đứt lìa, dòng nước lập tức đẩy Lão Ngũ và chị Giai Tuệ ra xa. Do không thể mở
mắt và cũng không kịp mở miệng lấy hơi, nên tôi chỉ có thể vùng vẫy theo bản
năng.

Khoảng
hai phút sau, ngực tôi đau tức như muốn nổ tung, toàn thân bị kéo mạnh xuống dưới
làn nước đục ngầu. Không chịu được nữa, tôi đành há miệng lấy hơi, lập tức một
dòng nước lạnh buốt kèm theo cả bùn đất chui tọt vào trong cổ họng. Trong đầu
không nghĩ được điều gì, tôi chỉ biết mình đã bị sặc nước, hai lỗ mũi cũng trở
nên cay xè khó chịu. Bỗng nhiên tôi thấy đầu đau nhói, hình như có ai đó túm
tóc tôi giật mạnh lên. Chỉ một lúc sau, đầu tôi đã nhô lên khỏi mặt nước, không
khí lại được lấp đầu lá phổi; tôi nhận thấy có một bàn tay đang vòng qua eo ôm
thật chặt.

Tôi
như từ cõi chết trở về, mệt mỏi hé mắt, một tay chị Giai Tuệ ôm chặt lấy tôi,
tay còn lại đang sải rộng cố bơi theo dòng nước.

Tôi
bám chặt tay chị, mừng rỡ khóc òa lên:

-
Chị… chị Giai Tuệ, chúng… chúng ta thoát ra rồi!

Tôi
quay đầu nhìn xung quanh, vẫn là một vùng tối đen với từng đợt sóng đang nhẹ
nhàng vỗ bờ, bầu trời bên trên xám xịt trong cơn mưa tầm tã, từng tia chớp chói
lóa thỉnh thoảng rạch qua bầu trời, kèm theo những tiếng sấm ì ầm từ xa.

Đây
chính là dòng Hỗn Giang thật sao, vậy mà tôi lại thấy nó rất giống với mặt biển
thường thấy trên tivi. Tôi bất giác vòng tay ôm thật chặt chị Giai Tuệ.

Chị
Giai Tuệ vẫn sải tay bơi, được một lúc, chị đánh mắt ra hiệu cho tôi nhìn về
phía Tây, từ phía xa xa có một vật nhọn hoắt chĩa thẳng lên trời, càng nhìn
càng thấy nó giống chiếc đũa bạc đang tỏa chiếu những tia sáng lóng lánh, trông
rất đẹp mắt.

Chị
Giai Tuệ reo lên đầy phấn khích, tay vẫn ôm chặt eo tôi:

-
Lan Lan, đó là tháp truyền hình tỉnh Liêu Ninh đấy. Với khoảng cách này, có lẽ
chúng ta đang ở khu Đông Lăng, đây chắc chắn là Hỗn Giang rồi, thì ra dòng sông
ngầm nối liền với sông Hỗn Giang thật.

Vừa
thoát cơn nguy hiểm, tôi sung sướng định reo lên thật lớn thì sực nhớ tới Lão
Ngũ, tại sao lão vẫn chưa ngoi lên, không lẽ đã bị nhấn chìm rồi sao? Nghĩ tới
đó, lòng tôi bỗng đau tê tái, nước mắt chực trào ra.

Thấy
tôi hỏi về Lão Ngũ, chị Giai Tuệ cũng lắc đầu buồn bã.

-
Chị không biết, nhưng Lão Ngũ bơi rất giỏi, chắc sẽ không xảy ra chuyện gì đâu.

Chị
Giai Tuệ chưa nói dứt lời thì bất chợt từ dưới mặt nước bỗng nhô lên một mái đầu
bạc trắng, ướt sũng, cùng một giọng nói hết sức quen thuộc vọng tới:


-
Mẹ kiếp, hay… hay đấy, cuối cùng thì… cũng ngoi lên được. Mẹ kiếp!

Thấy
Lão Ngũ cũng bình an vô sự, tôi và chị Giai Tuệ vội vàng bơi tới ôm chầm lấy
lão. Lão Ngũ cười sảng khoái:

-
Lão già này đúng là có số đào hoa, tự nhiên lại được hai đứa con gái chủ động đến
ôm cơ đấy.

Sau
khi xác định được phương hướng, Lão Ngũ và chị Giai Tuệ cố gắng kéo theo tôi vượt
sông, bám vào hàng rào ngăn cách leo lên bờ.

Phần
ba: Thanh Nham Thánh Cảnh

Lão
Ngũ bước lên lớp tuyết. tiến tới dưới gốc cây thông, thoắt một cái đã trèo lên
cây, đưa tay ngắt một nắm lá thông vẫn bám đầy tuyết trắng. Nắm chặt nắm lá
trong tay, lão từ từ bước tới mép vách đá, nheo mắt ngẩng lên nhìn ánh trăng,
cánh tay phải vung mạnh, những chiếc lá thông nhọn hoắt như chiếc kim bay thẳng
lên trời, tạo thành những đường sọc đen in hình xuống nền đất, rồi nhanh chóng
bị cơn gió cuốn đi. Cùng lúc, đám người đứng bên dưới kia mới bắt đầu động đậy,
ai ai cũng vươn dài cổ, mắt mở to, nhìn chằm chằm vào đám lá thông, luôn miệng
lẩm bẩm gì đó.


Ngày
hôm đó mưa quả thực rất lớn, sấm chớp liên tục xé ngang bầu trời, nước mưa làm
ngập hết đường, chúng tôi đứng đó khá lâu mà không thấy một bóng xe đi qua,
đành dìu nhau lội mưa một đoạn khá dài. Vừa nhìn thấy đồn cảnh sát địa phương
vùng Đông Lăng, chị Giai Tuệ liền kéo chúng tôi đi thật nhanh về phía trước.

Mấy
anh cảnh sát trực ban trợn tròn mắt khi nhìn thấy bộ dạng ướt sũng, rũ rượi đến
thảm hại của chúng tôi, đặc biệt là Lão Ngũ, vì trên người lão hiện giờ chỉ còn
duy nhất chiếc quần đùi còn sót lại. Đợi sau khi chị Giai Tuệ trình bày rõ lai
lịch xong, họ mới vội vã đi tìm quần áo cho chúng tôi thay và nấu cho mỗi người
một tô mì nóng hổi. Chị Giai Tuệ vừa ăn mì vừa bấm điện thoại gọi điện cho Trưởng
phòng Tư.

Chỉ
khoảng hai mươi phút sau, Trưởng phòng Tư và Trần Đường đã có mặt. Vừa thấy
chúng tôi, cả hai mừng rỡ lao tới ôm chầm lấy. Trưởng phòng Tư ôm chặt tôi vào
lòng một lúc lâu, rồi quay sang cảm ơn Lão Ngũ rối rít, ông cũng không quên
thông báo bên quản lí trại giam đã đồng ý xóa án cho lão sớm hơn quy định. Lão
Ngũ cười khoái trá, sung sướng thốt lên rằng chuyến đi lần này coi như lãi to.

Biết
tôi vẫn chưa tìm thấy ông nội, Trưởng phòng Tư thở dài, an ủi tôi đừng lo nghĩ
nhiều, nói không chừng ông nội tôi cũng đã thoát được ra ngoài. Sau đó, Trưởng
phòng Tư đưa chúng tôi về cùng. Suốt chặng đường đi, chúng tôi vừa thăm hỏi vừa
báo cáo sơ qua tình hình.

Lần
này, Trưởng phòng Tư và Trần Đường đi một chiếc ôtô bình thường tới đây, và
cũng không có đội cảnh sát bảo vệ đi kèm. Trần Đường nói rằng rút kinh nghiệm từ
lần trước, không nên phô trương mà càng ít người biết càng tốt.p>

Chiếc
xe không quay về Cục Cảnh sát mà tiếp tục đi về hướng ngoại ô và dừng lại ở một
khu biệt thự liền kề. Trần Đường đưa chúng tôi vào một ngôi biệt thự hai tầng
nhỏ nhắn, đầy đủ nội thất nhưng vẫn nồng mùi sơn sửa. Trần Đường nói rằng đây
là ngôi nhà mới tu sửa nhưng chưa có ai ở của một người họ hàng, nên anh mượn để
chúng tôi ở tạm vài ngày, ở đây an toàn tuyệt đối lại rất yên tĩnh thoải mái.

Khi
tôi tắm gội xong đi ra thì đã nhìn thấy Tôn Ngọc Dương và La Hoán Văn ngồi ngay
trong phòng khách. Tôn Ngọc Dương đứng dậy mừng rỡ ôm lấy tôi, miệng liên tục cảm
ơn trời đất đã phù hộ, nếu như cả tôi cũng mất tích nữa thì Kiện môn coi như
không còn người nối dõi.

Sau
một hồi hỏi thăm nhau, Trưởng phòng Tư mời mọi người ngồi xuống, để chúng tôi kể
lại chi tiết chuyến thám hiểm dưới địa cung vừa rồi. Thực ra, mọi việc chủ yếu
là do chị Giai Tuệ tường thuật lại, tôi và Lão Ngũ chỉ bổ sung thêm một vài chi
tiết liên quan đến chuyên môn. Khi nghe đến đoạn phía dưới khóa tường Song Long
là cả một không gian vô cùng rộng lớn với rất nhiều tầng khóa khác biệt, mà mỗi
tầng khóa lại ẩn chứa vô số điều thần bí; tất cả mọi người đều cảm thấy kinh ngạc
tột độ và thắc mắc không hiểu hoàng đế Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng địa cung với mục
đích gì?

Cuối
cùng, mọi ánh mắt đều dồn vào chiếc khay sứ Thanh Hoa, một vật mà ngay từ cách
xuất hiện của nó đã khiến cho tất cả mọi người cảm thấy kì quặc, không thể giải
thích nổi. Trưởng phòng Tư thở dài, buông một câu tự thán:

-
Đây rõ ràng là lịch sử đang thử thách chúng ta.

La
Hoán Văn trầm tư cầm chiếc khay sứ lên soi xét rất lâu, rồi chậm rãi lên tiếng:

-
Hay thật! Một chiếc khay sơn thủy bằng sứ Thanh Hoa tuyệt mĩ, tôi có thể chắc
chắn một điều rằng đây là một bảo vật thời Khang Hy, được nung tại trấn Cảnh Đức
tỉnh Giang Tây. - Nói rồi ông lật phần đế lên và nhìn chằm chằm vào dòng chữ khắc
bên dưới, rất nhiều sắc thái biểu cảm lẫn lộn trên gương mặt ông.

Trưởng
phòng Tư gặng hỏi ông phải chăng dòng chữ khắc đó có vấn đề gì? Ông suy nghĩ một
hồi rồi từ từ giải thích với chúng tôi. Nghệ thuật khắc chữ gốm sứ của Trung Quốc
bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống, nhưng lúc đó còn rất sơ khai, phải cho tới
thời nhà Minh thì nghệ thuật này mới thực sự phát triển. Nhưng bấy giờ cũng mới
chỉ dùng các loại chữ “Tạo năm x x” hay “Đường tạo năm x x”, chứ rất hiếm khi
khắc chữ “Chế”. Đến thời nhà Thanh, do chữ “Tạo” và chữ “Triệu” đều là chữ phạm
húy, nên người ta chỉ dùng chữ “Chế” để khắc chữ chứ tuyệt đối không dùng chữ
“Tạo”. Nhưng chiếc khay này tại sao lại phạm sai lầm lớn như thế?

Tôn
Ngọc Dương tò mò hỏi lại tại sao chữ “Chế” lại phạm húy.

La
Hoán Văn lắc lắc đầu, đưa mắt nhìn khắp lượt chúng tôi, giọng nói bỗng nhiên trầm
hẳn xuống:

-
Nỗ Nhĩ Cáp Xích!

Trong
số những người ngồi ở đây, tôi là người có học vấn thấp nhất, thế nhưng cũng thực
sự sững sờ trước câu trả lời vừa rồi của La Hoán Văn. Đơn giản là vì tôi biết rằng,
ngay cả khi chưa cần xem xét đến vấn đề chiếc khay sứ Thanh Hoa này ra đời vào
khoảng thời gian nào, thì việc Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng địa cung để cất giấu vật
được cho là đã phạm húy của mình cũng thật là quá sức tưởng tượng.

Tôn
Ngọc Dương cũng ngẩn người ra một lúc lâu, dường như anh vẫn chưa hoàn toàn tin
vào lời giải thích của La Hoán Văn nên đã dùng điện thoại lên mạng tìm kiến
thông tin, và nhận được lời giải đáp rằng: “Miếu hiệu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là
Thái tổ, thụy hiệu là Võ hoàng đế, sau đổi thành Cao hoàng đế, niên hiệu Thiên
Mệnh. Tên đầy đủ của ông là Thừa Thiên Quảng Vận Thần Công Thánh Đức Triệu Kỷ Lập
Cực Nhân Hiếu Duật Võ Đoan Nghị Khâm An Hoằng Văn Định Nghiệp Cao hoàng đế”. Quả
nhiên là có chữ “Triệu”, xem ra chiếc khay sứ này đúng là một câu hỏi lớn.

Mọi
người đều cảm thấy hết sức khó hiểu, ai cũng đưa ra ý kiến của riêng mình, đặt
ra đủ mọi giả thuyết nhưng cuối cùng vẫn không đưa ra được một kết luận thống
nhất, thậm chí càng thảo luận càng phát hiện ra nhiều điều kì bí. Cánh cửa Thất
Xảo Thiên Tập được bảo tồn nguyên vẹn, tầng khóa cuối cùng là chiếc khóa tuyệt
môn lục bát thuật cũng không thể mở lần thứ hai, vậy mà bên trong đó lại xuất
hiện chiếc khay sứ Thanh Hoa thời Khang Hy, điều đó chỉ có thể giải thích được
rằng. Chiếc khay này có phép biến hóa thần thông quảng đại.

Chúng
tôi say sưa tranh luận và bàn tán mãi cho đến quá nửa đêm, nên Trưởng phòng Tư
đã phân công Tôn Ngọc Dương ở lại để bảo vệ sự an toàn của tôi và Lão Ngũ; còn
ông, chị Giai Tuệ cùng những người kia phải trở về thành phố báo cáo với cấp
trên, đồng thời cũng phải đưa chiếc khay sứ đi kiểm nghiệm kỹ thuật nung.

Trước
khi Trưởng phòng Tư rời đi, tôi còn giao luôn những bảo bối thu được trong suốt
chặng đường thám hiểm cho ông, từ viên đá m Sơn Hải Lan, cát bay, Tinh ngọc Hòa
Điền cho đến mảnh kim loại hình tam giác khắc chữ Hận.

Lão
Ngũ lập tức tỏ thái độ, lão ca cẩm chuyến đi này coi như trắng tay, bao nhiêu bảo
bối đều phải sung công hết.

Trưởng
phòng Tư hiểu ý lão liền mỉm cười trấn an:

-
Tiền bối à, đợi khi chúng tôi kiểm tra xong, tất cả những bảo bối này tặng lại
hết cho ông.

Nghe
nói vậy, Lão Ngũ liền thay đổi thái độ, cười hí hửng và luôn miệng lầm bầm “hay
đấy, hay đấy!”

Sau
khi mọi người ra về, tôi và Lão Ngũ lập tức lên giường đánh một giấc thật say
sưa. Tôi ngủ li bì cho tới tận tối hôm sau, khi Tôn Ngọc Dương gọi dậy ăn cơm.
Sau khi nghỉ ngơi thoải mái, ăn uống no nê, tôi mới cảm thấy mình đã hoàn toàn
được giải thoát khỏi những căng thẳng mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.

Chúng
tôi ở trong ngôi biệt thự đó bốn ngày, thì cả bốn ngày đó không thấy Trưởng
phòng Tư hay chị Giai Tuệ liên lạc gì, nên cũng không biết họ đã báo cáo tình
hình đến đâu, và đã tìm ra manh mối về nguồn gốc chiếc khay sứ kia chưa?

Tôn
Ngọc Dương ở lại căn biệt thự để giữ an toàn cho chúng tôi, không cho chúng tôi
bước chân ra ngoài dù chỉ một phút.

Mặc
dù ngày nào cũng được ăn ngon và nghỉ ngơi thoải mái, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy
trong lòng bất an. Hiện tại vẫn chưa biết ông nội sống chết ra sao, tôi còn
lòng dạ nào mà ngồi chờ ở đây được.

Thấy
tôi suốt ngày lo lắng cho ông nội, Lão Ngũ cùng thở dài và nói với giọng pha
chút tủi thân:

-
Lão Sở thật là có phúc, có cô cháu gái chăm sóc tuổi già. Còn lão già này cả đời
coi như chẳng có gì, đến khi chết đi, ngay cả người đào mộ cũng chẳng có.

Đây
là lần đầu tiên Lão Ngũ buồn rầu như thế, tôi cảm thấy tình cảnh lão thật đáng
thương, tuổi già sức yếu mà chẳng có đến một mụn con cháu chăm sóc, sau này một
mình lão sẽ sống như thế nào. Tôi lập tức nắm lấy bàn tay gầy guộc của lão, tỉ
tê:

-
Lão Ngũ à, lão đừng buồn nữa, không phải là còn có cháu nữa sao. Đợi khi nào
tìm được ông nội, cháu sẽ chăm sóc cả hai người.

Ánh
mắt của Lão Ngũ bỗng long lanh trìu mến, tôi biết rằng lão đang rất xúc động,
còn đưa tay vuốt lên mái tóc tôi, luôn miệng nói:

-
Con tiểu a đầu này, ngoan lắm, ngoan lắm! - Thần sắc và cử chỉ ân cần của lão
làm tôi nhớ đến ông nội, sống mũi cay cay và nỗi buồn trong lòng lại dâng lên
tê tái.

Sang
ngày thứ năm, lúc hơn mười giờ tối, chị Giai Tuệ bỗng tới chỗ chúng tôi với vẻ
rất vội vã. Tôi vui sướng lao tới ôm chầm lấy chị và không quên hỏi kết quả kiểm
định chiếc khay sứ thế nào, đến khi nào tôi mới được tiếp tục đi tìm ông nội?

Vẻ
mặt của chị Giai Tuệ vẫn bình thản như mọi khi, chỉ nói rằng chúng tôi chuẩn bị
trở về Cục Cảnh sát với chị ngay bây giờ, kết quả kiểm nghiệm hết sức có giá trị.
Máu tò mò nổi lên, lập tức tôi và Lão Ngũ thu dọn đồ đạc rồi cùng chị Giai Tuệ
và Tôn Ngọc Dương lái xe quay về trụ sở Cảnh sát.


đang là đêm khuya nên cánh cổng chính của Cục Cảnh sát đóng im lìm, đèn cũng
không bật, sự yên tĩnh và không gian tối đen ấy thật dễ khiến người ta lạnh người.
Chúng tôi đỗ xe ở bên ngoài, rồi đi vào cánh cổng phụ bên cạnh, sau đó lên cầu
thang tiến thẳng đến tầng năm. Trưởng phòng Tư đang đứng ngay cửa ra vào phòng
làm việc, chắc ông đang đợi chúng tôi.

Sau
khi vào phòng, tôi thấy Trần Đường và La Hoán Văn đã có mặt ở đó với dáng vẻ
cũng hào hứng không kém, trên mặt bàn phía trước mặt họ chồng chất rất nhiều tập
tài liệu và hơn chục bức ảnh. Tôi liếc qua, thì ra đó là những bức ảnh chụp cái
xác khô dưới địa cung và một lưỡi dao dài và nhỏ, tất cả chúng đều do chị Giai
Tuệ cẩn thận chụp lại.

Trưởng
phòng Tư đứng dậy đóng cánh cửa, rồi quay lại đứng trước mặt tôi và Lão Ngũ, nhẹ
nhàng lên tiếng:

-
Hắc tiền bối, Lan Lan, mấy ngày vừa rồi hai người đã đỡ mệt chưa? Hôm nay tôi mời
hai người tới đây, một là để thông báo kết quả kiểm định chiếc khay sứ, hai là
mong rằng sẽ nhận được sự giúp đỡ của hai người thêm lần nữa.

Vừa
nghe thấy vậy, Lão Ngũ lập tức co chân vào, rồi nói với vẻ không được nhiệt
tình cho lắm:

-
Ta đã nói là không nên tin lời của đám quan chức rồi mà, lúc nào cũng vòng vo
nhiễu sự, có phải cho dù ta có đồng ý hay không thì vẫn phải tiếp tục thực hiện
điều đó không?

Tôi
cảm thấy hơi khó hiểu. Chẳng lẽ mọi việc vẫn chưa chấm dứt? Bảo bối cũng đã lấy
về rồi, giờ còn muốn chúng tôi giúp gì nữa đây? Tôi sốt ruột hỏi lại:

-
Nếu như cháu không đồng ý, thì có phải mọi người sẽ không giúp cháu tìm ông nội,
và cũng… cũng không cho cháu làm… làm cảnh sát nữa đúng không?

Trưởng
phòng Tư mỉm cười, nói:

-
Hắc tiền bối hiểu lầm ý chúng tôi rồi. Lan Lan, cháu hãy bình tĩnh. Tôi chỉ
đang kêu gọi sự giúp đỡ của hai người chứ không phải là ra mệnh lệnh. Nếu như
hai người nghe xong mà vẫn quyết định không tiếp tục tham gia thì có thể rời đi
bất cứ lúc nào, phía cảnh sát chúng tôi nhất định sẽ thu xếp ổn thỏa cuộc sống
của hai người sau này. Còn Lan Lan, ta đã hứa với Sở thúc là sẽ nhận cháu vào Cục
Cảnh sát tỉnh Thẩm Dương rồi, cháu là trường hợp đặc biệt nên sẽ được đặc cách
vào thẳng, chính thức trở thành đồng nghiệp của những người đang ngồi đây.

Tôi
và Lão Ngũ quay sang nhìn nhau, thực sự điều này cũng không tệ lắm, thế nên đã
ngồi lại để nghe họ nói rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra.

Thì
ra ngay sau khi rời khỏi ngôi biệt thư, Trưởng phòng Tư và chị Giai Tuệ lập tức
chuyển chiếc khay sứ tới phòng thí nghiệm để kiểm tra niên đại của nó, đồng thời
triệu tập cả những chuyên gia cổ vật có tiếng tăm đến để thảo luận. Tất cả các
chuyên gia đều thống nhất khẳng định rằng đây chính là cổ vật được nung tại trấn
Cảnh Đức từ những năm đầu thời Khang Hy. Thế nhưng, về dòng chữ khắc “Mặc Văn

đường tạo” thì họ cũng không thể tìm ra lời giải thích phù hợp, duy chỉ có một
vị chuyên gia lập luận khá hợp lý. Đó là mặc dù nhà Thanh đã lập triều được một
thời gian khá lâu, nhưng thời đó những băng đảng giang hồ hay đa phần người dân
vẫn ủng hộ triều Minh, luôn mang trong lòng ý niệm phản Thanh phục Minh, nên rất
có thể mấy chữ “Mặc Văn đường” đó là tên của một băng đảng nào đấy, và họ cố
tình dùng chữ “Tạo” với mục đích mà ai cũng biết đó là gì.

Ngoài
ra, Cố Cung Thẩm Dương bắt đầu xây dựng vào năm 1625, hoàn thành vào năm 1636,
trong khi đó hoàng đế Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại mất vào năm 1626. Mặc dù có thể nói rằng
ý tưởng xây dựng Cố Cung là của ông, nhưng phần lớn công việc xây dựng lại do
người con thứ tám là Hoàng Thái Cực hoàn thành. Cho nên, có thể nói chiếc khay
sứ này không phải do Nỗ Nhĩ Cáp Xích đặt vào, mà chính là do Hoàng Thái Cực.

Mặc
dù tôi rất dốt môn lịch sử nhưng vẫn cảm thấy có gì đó không ổn lắm. Chị Giai
Tuệ nói rằng, giữa Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Khang Hy là Hoàng Thái Cực và Thuận Trị,
nếu không phải do Nỗ Nhĩ Cáp Xích làm, thì khoảng thời gian cách nhau quá xa.

Trưởng
phòng Tư mỉm cười và quay sang hỏi tôi có còn nhớ sợi dây da lừa trên cổ xác
khô và đoạn kênh Thiết Trân dưới lòng động không? Ông đưa ra giả thuyết cũng có
thể lúc bấy giờ Hoàng Thái Cực đã dùng loại khóa tuyệt môn lục bát thuật để cất
giấu báu vật. Nhưng đến thời vua Khang Vy, đã có một cao thủ của Kiện môn xuống
dưới đó, dùng chiếc khay sứ này để đánh tráo với bảo bối kia. Trong giới Kiện
môn có lưu truyền thuật Thiên giới với sức mạnh vô cùng thần kì, nên có lẽ chiếc
khóa tuyệt môn kia đã bị thuần phục.

Nghe
những giả thuyết đó, tôi lập tức đứng dậy phản pháo:

-
Chú Tư, có phải chú đang nghi ngờ người phái Kiện môn chúng cháu phạm tội giết
người không? - Vừa dứt lời, tôi mới sực nhớ ra, phái Kiện môn và Đạo môn cũng
đã từng có giai đoạn tranh giành chém giết lẫn nhau, xem ra không phải không có
người xấu. Nghĩ vậy, tôi cố kìm lòng và từ từ xuôi theo những lời phân tích của
Trưởng phòng Tư.

Lão
Ngũ đang vân vê mấy sợi râu thưa dưới cằm, đột nhiên cất tiếng:

-
Mẹ kiếp, vậy là ta đoán không sai mà, chắc chắn là có đứa đến nẫng tay trên bảo
vật trước ta rồi. Vậy đã điều tra ra tên đó là ai chưa?

Tôi
cũng rất muốn biết tên ăn trộm kia rốt cuộc là ai, có phải khi đó hắn đã bị đồng
bọn giết hại rồi cướp mất bảo vật không, chẳng trách trên vách hang lại có nhiều
vết dao như vậy.

Trưởng
phòng Tư không nói gì mà chỉ rút một tập tài liệu trên bàn rồi đẩy tới. Tôi
nhìn thấy tiêu đề của tập tài liệu là: Kết luận pháp y liên quan đến mẫu da người
và mẫu tóc lấy từ địa cung dưới lòng Cố Cung Thẩm Dương, mép tài liệu còn in dấu
đỏ “Tuyệt mật”. Tôi cầm lấy, tiện tay giở qua vài trang, bên trong toàn là những
thuật ngữ chuyên môn mà tôi không thể hiểu nổi.

Chị
Giai Tuệ ngồi bên cạnh thấy vậy liền giải thích kĩ càng hơn cho tôi. Cái xác
khô mà chúng tôi nhìn thấy tại hiện trường, cổ họng đã bị xiết đứt, chứng tỏ
người đó đã bị sợi dây da lừa thít chặt cho đến chết; hơn nữa, trên cơ thể lại
không có vết thương nào khác, nên nguyên nhân gây tử vong không có gì phải đắn
đo nữa. Dựa vào những kết quả phân tích pháp y về mẫu da và tóc thì thời gian
người này chết trong khoảng từ ba trăm hai mươi năm đến ba trăm ba mươi năm về
trước, vừa đúng với thời gian vua Khang Hy đăng cơ lên ngôi và ra thông báo bị
mất bảo vật. Đồng thời, qua khám nghiệm xương rút ra kết luận, người này bị giết
chết khi mới bốn mươi mốt tuổi. Thậm chí rốt cuộc người này là ai, ta cũng có
thể tìm ra.

Nói
đến đây, chị Giai Tuệ quay sang nhìn La Hoán Văn. La Hoán Văn gật đầu, đứng dậy
cầm bức ảnh chụp cái xác khô, rồi chỉ cho chúng tôi thấy những con rồng nhỏ màu
vàng được thêu trên cổ áo.

Tôi
nhìn ngắm một lúc lâu vẫn không phát hiện ra những con rồng đó có gì khác lạ,
nhưng Lão Ngũ ngồi bên cạnh đã lập tức thốt lên:

-
Kim Long ngũ chỉ! Là rồng năm ngón sao? Mẹ kiếp, lúc đó không kịp để ý, cái này
mới đúng là… hay đấy, hay đấy!

La
Hoán Văn mỉm cười đồng tình:

-
Con mắt của Hắc tiền bối thật là tinh tường, đây chính là rồng năm ngón.

Tôi
vội vàng nhìn lại kĩ hơn, những con rồng đó đúng là có năm ngón chân, bốn ngón ở
phía trước và một ngón ở phía sau, thế nhưng tôi không rõ những ngón chân này
thì nói lên điều gì?

La
Hoán Văn tận tình giải thích cho tôi biết, rồng Trung Quốc đầu tiên không phải
là năm ngón, mà là từ ba ngón, bốn ngón phát triển thành. Từ triều đại nhà
Nguyên, chỉ có người trong hoàng thất mới được sử dụng hình tượng rồng năm
ngón, đến các vương tôn cũng chỉ được dùng hình tượng rồng ba ngón hoặc bốn
ngón mà thôi. Những con rồng năm ngón thêu trên cổ áo chứng tỏ rằng người này
thuộc hoàng tộc Mãn Thanh. Đặc biệt túm tóc phía sau tết theo kiểu đuôi chuột
dài, đó là một kiểu tóc đặc trưng của thời tiền Thanh; đến tận thời hậu Thanh mới
dần dần biến đổi thành kiểu đầu âm dương mà ta vẫn thường nhìn thấy trên tivi,
tức là cạo trọc nửa đầu trước và phần tóc ở nửa đầu sau tết thành bím dài.

Càng
nghe tôi càng cảm thấy những bí mật này thật thú vị. Xem ra cái xác khô này
đúng là hoàng thân quốc thích thật, thế nhưng người này xuống dưới địa cung làm
gì, để rồi bị một cao thủ Kiện môn thít cổ chết?