Thiên Tỏa

Chương 25


vẻ như lúc này, chị Giai Tuệ vẫn là người điềm tĩnh nhất trong ba chúng tôi, chị
vừa ngó ra ngoài vừa nói:

-
Xuống thì cũng không xuống được, chi bằng chúng ta bám vào những tảng thạch nhũ
để trèo lên trên để Lan Lan mở cánh cửa đá phía trên đỉnh, quay trở lại Thiên
Cung Cách sát trận.

Lão
Ngũ vuốt mấy sợi râu lưa thưa dưới cằm, đăm chiêu một lúc rồi vừa khẽ gật đầu vừa
nói:

-
Chỉ còn cách đó thôi, thế nhưng ngọn đèn này có lẽ không đem theo được nữa.

Nghĩ
tới màn đêm tối đen như mực trong Thiên Cung Cách sát trận, đến một tia sáng
heo hắt cũng không có là tôi đã không muốn quay lại. Nhưng tình thế trước mắt
vô cùng khẩn cấp, nên giờ cũng chỉ biết tới đâu hay tới đó thôi. Vì vậy, chúng
tôi nhanh chóng cất hết đồ đạc vào balô đeo lên vai rồi tiếp tục trèo lên cao.

Chiều
cao của cả cái động này ước chừng một trăm mét, chỗ chúng tôi đang đứng là ở
khoảng giữa, thế nhưng dòng nước từ phía trên đỉnh không ngừng đổ xuống, lực cản
rất lớn. Lão Ngũ đã trèo thử vài bận mà không thể nào thoát ra được, lão xoa
xoa mặt, rủa ầm ĩ:

-
Không được rồi, không được rồi. Mẹ kiếp! Trơn như mỡ lợn thì trèo thế nào được?

Chị
Giai Tuệ đăm chiêu suy tính một lúc, rồi bỗng nhiên lên tiếng:

-
Vẫn còn một cách khác. Đợi tí nữa nước dâng lên đến miệng động, chúng ta cứ bơi
ra, đợi động ngập nước, chỉ cần Lan Lan nhanh tay mở khóa là có thể…

Hiểu
được ý của chị Giai Tuệ, tôi vội vàng lên tiếng:

-
Nhưng em không biết bơi!

Chị
Giai Tuệ nắm chặt vai tôi động viên:

-
Không sao, lúc đấy chị sẽ dìu em…

Lão
Ngũ tỉnh queo tiếp lời:

-
Thế nếu nó mở chậm thì coi như ba người chúng ta được một thể uống nước đẫy bụng
à? Hay đấy, hay đấy!

Chúng
tôi tranh cãi một lúc, vẫn chỉ có cách đó là khả thi nhất nên đành ngồi ở miệng
hầm đợi nước dâng lên.

Chị
Giai Tuệ quay lại nhìn cái xác khô, nói rằng muốn đem một vài thứ về nghiên cứu.
Chị lập tức đứng dậy đi về phía cái xác, lôi ra một con dao nhỏ, cắt lấy một mảnh
da đen thui đã bị khô teo, nhổ lấy một vài sợi tóc. Rồi chị nhờ tôi cởi bộ quần
áo đã mục nát trên cái xác khô ra, đặt nằm thẳng xuống sàn, và lôi chiếc máy ảnh
nhỏ xíu ra chụp lại.

Mặc
dù có chút dã man, nhưng tôi vẫn cố làm theo. Khi cởi bỏ quần áo cho cái xác,
tôi bỗng nhiên phát hiện trên cổ anh ta có một sợi dây màu trắng thít sâu vào
trong thịt, chỉ để lòi ra hai đầu dây ngắn cũn. Nhìn kĩ hơn, tôi bỗng giật
mình, đó chính là sợi dây da lừa của phái Kiện môn, lẽ nào người này lại bị một
người mở khóa khác siết cổ cho tới chết?

Chị
Giai Tuệ chau mày, sờ tay vào cổ cái xác rồi đưa ra kết luận cổ họng đã bị cứa
đứt, chứng tỏ là bị người khác siết cổ cho tới chết. Chị từ từ lôi sợi dây da lừa
ra, đưa cho tôi tiếp tục lục lọi quần áo của anh ta, nhưng không phát hiện thêm
thứ gì khác.

Sau
khi đã hoàn tất mọi việc, chúng tôi vẫn phải đợi thêm khoảng hơn nửa canh giờ nữa
dòng nước mới ngập tới miệng hầm, dòng nước cuốn theo bùn đất lao mình vào vách
đá, chỉ trong nháy mắt nước đã ngập cao hơn chục centimet. Lão Ngũ hét lên một
tiếng rồi nhảy xuống dòng nước cuồn cuộn, tay vẫn cố giơ cao ngọn đèn dầu để
không bị tắt. chị Giai Tuệ cũng lập tức nhảy theo, hai người đạp nước quay lại
gọi tôi cùng xuống.

Mặc
dù trong lòng rất sợ hãi nhưng tôi vẫn cắn răng, ngồi vắt vẻo trên miệng hầm một
lúc, rồi lấy can đảm từ từ thả mình xuống dòng nước. Chị Giai Tuệ vội bơi tới
ôm lấy thắt lưng tôi rồi kéo tôi ra xa hơn để tránh một ngọn sóng đang ào ạt xô
tới.

Chúng
tôi giữ chặt chiếc balô làm phao để nổi trên mặt nước. Tôi lo lắng nhìn những
“con rồng nước” dữ dội lao xuống, trong lòng thấp thỏm không yên, chỉ mong sao
dòng nước nhanh nhanh ngập tới đỉnh, mở được cánh cửa đá kia là coi như thoát
khỏi đây an toàn.

Nổi
lênh đênh trên mặt nước gần một tiếng đồng hồ khiến cả người tôi ướt sũng, lạnh
cóng, hai hàm răng va vào nhau lập cập rất khó chịu. Cũng may là mực nước dâng

lên khá nhanh, giờ đây tôi đã có thể giơ tay chạm tới đỉnh động.

Trên
đỉnh là những tảng đá vuông vức xếp ngay ngắn cạnh nhau, đó chính là mặt dưới của
Thiên Cung Cách sát trận. Nhưng loay hoay một lúc lâu, tôi mới phát hiện ra những
tảng đá này đều được thiết kế một chiều, tức là chỉ có thể xoay theo chiều từ
trên xuống, còn từ dưới thì hoàn toàn bó tay, trừ khi có một mũi khoan để khoan
thủng phiến đá thì may ra.

Lão
Ngũ cũng đã nhìn ra vấn đề, lão không nhịn được chửi ầm lên:

-
Mẹ kiếp! Đúng là bọn khốn nạn thâm hiểm!

Chị
Giai Tuệ để Lão Ngũ giữ tôi rồi tự mình tìm hiểu đỉnh động. Chị bơi một vòng rồi
bất ngờ dừng lại ở phía bên trái, gõ gõ sờ sờ mãi mới vẫy tay gọi chúng tôi đến.
Từ chỗ chị Giai Tuệ dừng lại, tôi nhìn thấy ngay sát đỉnh động có một cái hang
nhỏ hơi dẹt, điều đặc biệt là dòng nước không lọt được vào đó, mặc dù mực nước ở
xung quanh vẫn không ngừng ì oạp dâng lên.

Phát
hiện thấy sự khác thường, Lão Ngũ lập tức giơ đèn ra soi. Miệng hang vừa đủ một
thân người chui qua, bên trong là một màu đen kịt nên không thể nhận biết nó
sâu cỡ nào. Lão Ngũ vội quay sang nói với chúng tôi:

-
May mà còn có một cái lỗ thoát thân, chui qua đi, hai đứa.

Lúc
đầu dòng nước vẫn chưa ngập quá cổ, vậy mà giờ nó đã mấp mé miệng tôi. Không
còn thời gian suy nghĩ nữa, Lão Ngũ và chị Giai Tuệ đẩy tôi chui qua trước, rồi
luồn ngọn đèn dầu theo sau.

Lòng
hang tôi vừa trèo vào rất hẹp, chỉ vừa đủ cho một người bò sát xuống sàn. Tường
xung quanh chỗ lồi chỗ lõm, trên vách hang gồ ghề là rất nhiều những viên đá
lóng lánh, dưới ánh sáng của ngọn đèn, chúng phản chiếu lấp lánh như một bầu trời
sao.

Tôi
còn đang say sưa ngắm nghía hiện tượng kì thú, thì có tiếng Lão Ngũ sặc sụa hét
lên:

-
Lan Lan, mẹ kiếp! Đang mơ màng gì đấy? Còn không mau bò lên trước đi, Lão Ngũ
ta sắp bị mi nhấn chìm rồi.

Tôi
sực tỉnh, cố gắng ép mình vào sát vách để lấy khoảng trống cho hai người leo
lên. Lão Ngũ vẫn cuống cuồng thúc giục:

-
Nhanh… nhanh… nhanh… cố lên… cố lên… nước dâng tới nơi rồi!

Lão
chưa dứt lời, tôi đã thấy phía dưới người ươn ướt, thì ra dòng nước lạnh buốt
đã bắt đầu tràn đến. Tôi đoán nước đã hoàn toàn nhấn chìm động đá phía sau
lưng, tạo nên một áp suất lớn đẩy nước tràn vào lỗ hang này. Chỉ trong nháy mắt,
mực nước đã tăng lên vài centimet, và vẫn không ngừng dâng lên nhanh chóng.

Cả
nửa thân người ngập trong nước, vừa lạnh vừa sợ, một tay cầm ngọn đèn dầu giơ
lên thật cao, tôi cố gắng leo lên chỗ cao nhất có thể.

Đó
là một địa đạo dài vô tận, thẳng tắp theo hướng cao dần lên, hầu như không có
khúc cua. Cả ba chúng tôi không ai nói với ai câu nào, chỉ cúi đầu hùng hục bò
về phía trước. Không biết chúng tôi đã bò như thế trong bao lâu, chỉ biết dòng
nước ở phía sau lưng đang từ từ rút xuống, nhưng vẫn ở mức cao.

Tiến
thêm được một đoạn nữa thì tôi mệt tới mức thở không ra hơi, lòng bàn tay và
hai đầu gối đều bị trầy xước đau rát do bò trên mặt đá gồ ghề. Tôi liền dừng lại
một lúc, hổn hển nói:

-
Mệt quá… mệt chết mất! Lão Ngũ ơi, nghỉ một lúc đã!

Chị
Giai Tuệ ở phía đằng sau cũng đồng tình:

-
Đúng đấy, nước không còn dâng cao nữa, chúng ta dừng lại nghỉ một chút đi!

Lão
Ngũ ậm ừ đồng ý rồi nói thêm:

-
Vậy thì nghỉ một chút. Lan Lan, đưa ngọn đèn để ta soi một chút.

Tôi
vòng tay chuyền ngọn đèn ra phía sau lưng để chị Giai Tuệ chuyển cho Lão Ngũ,
trong lòng băn khoăn không biết lão dùng đèn soi thứ gì. Chợt một vài tia sáng
lấp lánh sau lưng chiếu xiên lên phía trước, kèm theo đó là giọng nói đầy phấn
khích của Lão Ngũ.

-
Khá lắm, thì ra đây là kênh Thiết Trân. Hay đấy, hay đấy… Chết mẹ! Không ổn rồi,
không ổn rồi, hình như có người đã đến đây trước chúng ta.

Tôi
và chị Giai Tuệ đồng thanh hỏi lại:

-
Kênh Thiết Trân là cái gì ạ?

Lão
Ngũ liền hắng giọng cắt nghĩa:

-
“Thiết” là ăn trộm, “Trân” là của báu, Thiết Trân chính là con kênh đào do bọn
trộm mộ tạo ra. Giai Tuệ, mi cũng thử ngó lên vách tường đá hai bên mà xem. –
Nói rồi lão đưa ngọn đèn tới đoạn tường đá gần chỗ chị Giai Tuệ.

Không
lâu sau, chị Giai Tuệ bỗng thốt lên đầy kinh ngạc:

-
Đúng rồi, bề mặt vách đá đều mang dấu vết chạy theo hướng từ trên xuống dưới.
Chắc chắn là đã có người đào con kênh này.

Nghe
thấy vậy, tôi cũng lập tức đưa tay ra sờ lớp vách đá bên cạnh mình, quả nhiên
là có vô số những vết cào chạy từ trên xuống.

Lão
Ngũ nói với chúng tôi, kĩ thuật của phái Đạo gia cũng chia thành hai loại là
Nhuyễn Đạo và Ngạnh Đạo. Nếu như dùng kĩ thuật của bàn tay để lấy đồ của người
khác thì gọi là Nhuyễn Đạo, còn nếu như dùng công cụ để khoan cắt hay là bất cứ
một cung hoặc lăng mộ thì gọi là Ngạnh Đạo, và những con kênh đào xuyên lòng đất
để vào bên trong cung như thế này được gọi là kênh Thiết Trân. Do đó, chắc chắn
một điều rằng, trước đây đã từng có người đào kênh Thiết Trân để chui xuống dưới
địa cung ăn cắp báu vật, nhưng người đó là ai, đào vào thời gian nào thì không
thể biết được.

Tôi
lập tức hỏi Lão Ngũ, vậy cái xác khô lúc này có phải là do những tên ăn trộm đó
để lại? Liệu có phải chúng đã gặp phải cái bánh chưng[2] ấy không? Thấy Lão Ngũ
không hiểu, tôi liền giải thích rõ hơn.

[2]
Từ lóng của dân trộm mộ chỉ xác chết.

Lão
Ngũ nghe xong liền phì cười, chế giễu:

-
Đừng có ngồi đó mà tưởng tượng vớ vẩn, Trung Quốc lấy đâu ra nhiều lăng mộ thế
cho mi đào? Lại còn bánh chưng bánh dầy cái nỗi gì, đưa ta miếng bánh gạo còn tốt
hơn.

Chúng
tôi cứ thế ngồi đoán già đoán non, nhưng cũng không tìm ra được một lí do thuyết
phục. Những phút nghỉ ngơi quý báu đã giúp hồi phục sinh lực, nên chúng tôi tiếp
tục bò về phía trước. Được khoảng hơn hai trăm mét, tôi bỗng nghe thấy có tiếng
gió ù ù thổi đến, hình như chúng tôi đã tới đầu bên kia của kênh Thiết Trân,
trước mặt tôi lúc này là một khoảng trống không rộng lớn và thoáng đãng.

Tôi
mừng rơn, vội vàng báo cho hai người kia biết, rồi lập tức bò thật nhanh về
phía trước, đến một nơi có vẻ như là miệng hang. Tôi lấy ngọn đèn ra giơ cao
lên phía trước để nhìn rõ hơn. Mặc dù vẫn là một khoảng tối om om, nhưng tôi có
thể cảm nhận thấy trước tầm mắt mình hoàn toàn không có vật cản nào, chứng tỏ
đây là một không gian rất rộng lớn. Ánh sáng của ngọn đèn có hạn, nhưng may
thay, ngay phía dưới chỗ tôi đang ngồi là một dải cát trắng phau, ánh đèn đã
làm chúng phản chiếu ra những tia sáng lấp lánh, soi rọi cả một vùng mờ ảo.

Tôi
vội ngoảnh đầu lại, sung sướng thông báo:

-
Tới nơi rồi, Lão Ngũ, chị Giai Tuệ, chúng ta tới nơi rồi!

Không
để cho chị Giai Tuệ kịp lên tiếng, Lão Ngũ đã cướp lời:

-
Phì, tới cái đầu mi ấy, toàn nói lời đen đủi.

Tôi
quá sung sướng nên cũng chẳng thèm để ý đến lão nói gì nữa, hai tay vịn chắc
vách tường từ từ tụt người xuống. Tôi đặt cây đèn dầu sang một bên, vươn vai, vặn
vẹo tay chân cho đỡ mỏi, cảm giác thật thoải mái dễ chịu vô cùng.

Ngay
sau đó, chị Giai Tuệ và Lão Ngũ cũng tụt xuống, cả ba chúng tôi đứng cạnh nhau,
chẳng thèm nhìn ngang ngó dọc như mọi bận mà chỉ tranh thủ nghỉ ngơi, tận hưởng
cảm giác được thoát khỏi nơi tù túng.

Sau
khi nghỉ ngơi thoải mái, chúng tôi soi ngọn đèn về bốn phía xung quanh và nhận
ra đây là một không gian mênh mông có dạng kết cấu thẳng đứng. Nơi chúng tôi vừa
thoát ra nằm gần chân vách đá, còn phía trên đầu, cách chúng tôi chừng ba mét
là một vòm nham thạch khá xù xì với những mỏm đá nhô ra chi chít. Dưới ánh đèn
dầu, những mỏm đá nhấp nhô không ngừng phản chiếu ra những tia sáng lấp lánh,
lung linh màu sắc, thỉnh thoảng lại có những giọt nước mát lạnh nhỏ xuống.

Chị
Giai Tuệ liền bước tới, quan sát một lượt xung quanh rồi nói với chúng tôi, đây
có lẽ là phần đáy của một khe nứt được tạo thành trong quá trình địa chấn kiến
tạo vỏ trái đất từ hàng nghìn năm trước. Hầu hết dưới lòng đất vùng Đông Bắc đều
mang cấu tạo như thế, chúng được phân bổ khắp nơi với độ nông sâu khác nhau, có
tác dụng làm giảm nguy cơ các tầng đất đá dưới lòng đất bị đè nén, do vậy ở đây
ít khi bị động đất như ở khu vực Tứ Xuyên và Thanh Đảo.

Nghe
chị giải thích tường tận như vậy, trong lòng tôi không tránh khỏi lo lắng, sợ
hãi.

Lão
Ngũ cũng lắc đầu, cứng cỏi đáp:

-
Mặc mẹ nó có động đất hay không, mà nếu có thì cũng là ý Trời.

Chị
Giai Tuệ mỉm cười, một tay giơ cao ngọn đèn, một tay vỗ vào thành đá, chị nói:

-
Ngày xưa cô giáo từng giải thích hiện tượng động đất đã tạo ra những đứt gãy về
mặt liên kết, hay chính xác hơn là tạo ra những thềm địa tầng nhấp nhô, chạy dọc
lên mặt đất. Nếu như chúng ta tìm ra được những thềm địa tầng này thì cũng có
thể thoát ra khỏi đây.

Mặc
dù không hiểu lắm về kiến thức địa lý, nhưng nghe đến việc có thể thoát ra
ngoài, tôi và Lão Ngũ vô cùng hào hứng, dù sao cũng còn có chút hi vọng. Cả ba
chúng tôi lập tức bắt tay vào việc tìm lối ra dưới sự hướng dẫn của chị Giai Tuệ.

Trên
đường đi, những mỏm đá nhọn hoắt chi chít chen lẫn với nhau, luôn rập rình đâm
vào chân khiến chúng tôi luôn phải dò dẫm từng bước khó nhọc. Đi được chừng vài
trăm mét, tôi chợt nhìn thấy có cái gì đó trăng trắng lấp ló phía trước, hình
như nó còn hơi chuyển động thì phải. Bị cơn tò mò thúc giục nên tôi đã bước thật
nhanh về phía trước, gần tới nơi, tôi mới phát hiện ra trước mắt mình là một
con sông mênh mông với mặt nước phẳng lặng như tờ, trông rất giống chiếc gương
soi lấp loáng, dòng nước lững lờ trôi mà không hề gây ra tiếng động nào dù là
nhỏ nhất.

Đang
lúc tò mò khôn xiết, bỗng nhiên tôi nghe giọng chị Giai Tuệ từ đằng sau hét lớn:

-
Nhìn kìa, kia là cái gì thế?

Theo
hướng tay chị chỉ, tôi nhìn thấy một vật màu trắng nhờ nhờ nổi trên mặt nước
cách bờ chừng mười mét, đang từ từ trôi dạt về phía chúng tôi.

Lão
Ngũ “hừm” một tiếng, rồi bì bõm lội xuống nước, vớt được vật kia lên, lão liền
chửi thề một câu trước khi quay vào bờ. Thì ra đó là vỏ chai nước khoáng, lớp
giấy nhãn bọc bên ngoài đã bị tuột mất.

Tôi
vô cùng sửng sốt, lẽ nào đã có người tới đây trước chúng tôi thật? Tôi sực nghĩ
đó có thể là ông nội lắm chứ, ông đi bằng con đường khác và cũng đã tới đây, uống
nốt chai nước cuối cùng rồi vô tình ném xuống sông?

Càng
nghĩ tôi càng cảm thấy phấn khích vô cùng, lao nhanh về phía trước, hớt hải ngó
nghiêng xung quanh, rồi chạm hai tay trước miệng hét lớn:

-
Ông ơi, ông ơi, cháu là Lan Lan đây, ông đang ở đâu?

Thấy
tôi gọi ông nội, Lão Ngũ như cũng sực nhớ ra và lập tức cất tiếng gọi lớn:

-
Lão Sở, lão Sở… cái lão già chết tiệt này, mau chui ra đi…

Tôi
và Lão Ngũ cùng ra sức hò hét, người này cố át đi tiếng của người kia, âm thanh
liên tục dội tới tường đá rồi vọng lại khắp nơi, khiến những giọt nước đang đọng
trên thạch nhũ cũng rơi xuống nhanh hơn tạo nên một cơn mưa nhỏ phía dưới vòm
đá. Thế nhưng, dù chúng tôi gọi khàn cả cổ nhưng vẫn không có một tiếng trả lời
nào, mọi thứ vẫn lặng im như tờ. Tôi bắt đầu cuống lên, quay người lại nắm chặt
lấy tay chị Giai Tuệ.

-
Chị Giai Tuệ, chúng ta phải nhanh lên thì mới có thể đuổi kịp ông em.

Vẻ
mặt của chị Giai Tuệ rất lạ, chị lặng lẽ nói với vẻ hoài nghi:

-
Không phải đâu, chai nước này là của hãng Băng Lộ, hơn nữa vỏ chai đã rất cũ rồi,
không thể có chuyện vừa mới được vứt xuống đây.

Chị
vặn chiếc nắp chai ra, nhìn vào mặt phía trong, nói:

-
Ngày sản xuất là tháng Hai năm ngoái, tới giờ đã hơn một năm rồi. Hơn nữa, Cơ
quan Cảnh sát có mối quan hệ làm ăn với công ty Robust Thẩm Dương từ rất lâu rồi,
nên từ trước đến nay mọi người đều dùng nước của hãng này.

Nghe
chị Giai Tuệ nói tôi đã hiểu ra, cái vỏ chai này không phải là do ông nội ném lại,
nhưng chắc chắn đã có một người khác từng ở đây. Lẽ nào, một năm trước đã có
người xuống dưới địa cung, và cũng mò tới được thềm địa tầng như chúng tôi?

Nghĩ
đến đây, tôi chợt có một linh cảm rất lạ: Nếu như đã có người đến đây, vậy tại
sao những cỗ máy kia đều không có dấu vết của việc đã từng bị mở, và họ đến đây
với mục đích gì?

Lão
Ngũ vỗ mạnh lên đầu mình tự giễu:

-
Tóm lại chúng ta vẫn không phải là người đầu tiên, bảo bối cũng đã bị lấy mất rồi.
Mẹ kiếp, đến muộn rồi… đến muộn rồi. Hay đấy, hay đấy!

Tôi
đang định hỏi chị Giai Tuệ rốt cuộc chuyện gì xảy ra, thì bỗng thấy chị cười,
chỉ tay lên đỉnh đầu nói:

-

Thẩm Dương đang mưa rất to đấy.

Không
hiểu vì sao lúc này chị Giai Tuệ lại có thể buông ra một câu không đầu không cuối
như thế. Trong khi chúng tôi vẫn đang bị chôn chân dưới lòng đất hàng nghìn
mét, kể cả khi bên trên mặt đất có bom nguyên tử nổ thì chưa chắc chúng tôi đã
biết, vậy mà chị lại có thể nghĩ đến việc trăng sao mưa gió như thế.

Thấy
chúng tôi vẫn ngơ ngác chưa hiểu ra vấn đề, chị Giai Tuệ mới từ từ giải thích.
Chị nói, dòng sông lớn trước mặt chúng tôi gọi là Phục lưu[3], được tạo thành bởi
các mạch nước ngầm tập trung lại, hoặc do các mạch nước men theo những khe nứt
trong lòng địa tầng, qua thời gian, các tầng đá dần bị bào mòn tạo thành lòng
sông. Hiện tượng Phục lưu này nếu được phân bố tại những vị trí có độ nông sâu,
to nhỏ, lưu lượng dòng chảy khác nhau sẽ phân thành hai loại dòng chảy là dòng
chảy xiết và dòng chảy lặng. Theo như chị quan sát, thì nhánh sông này thuộc
nhóm dòng chảy lặng.

[3]
Sông ngầm

Lão
Ngũ nghe chị giải thích phức tạp quá nên phẩy tay, nói:

-
Thôi, thôi! Phục gì thì phục, cũng chỉ là sông ngầm mà thôi. Lão Ngũ ta đã băng
sông vượt biển chán rồi, số sông ngầm ta đã vượt qua còn nhiều hơn những dòng
chảy chúng bay từng thấy đấy. Nhanh nhanh nói rõ rốt cuộc là có chuyện gì đi.

Chị
Giai Tuệ mỉm cười, cúi người ngồi bên bờ sông, thò tay xuống dòng nước rồi nói:

-
Chai nước không phải do ai đó ở đây ném xuống, hơn nữa ngày sản xuất khá lâu rồi,
vậy thì chỉ có thể giải thích rằng, nó đã trôi nổi theo dòng sông chảy tới đây…

Tôi
vỡ lẽ đôi chút nhưng vẫn còn khá hồ nghi:

-
Em biết rồi, lúc nãy chị vừa nói về mấy vết nứt, về tảng đất đá gì gì đó, giờ lại
nói về mặt nước, dòng chảy… Liệu ý của chị có phải là chai nước đã rơi xuống một
vách đá nào đó rồi trôi nổi xuống tận dưới này không?

Chị
Giai Tuệ gật đầu.

-
Không sai, chị nghĩ rằng chúng ta chỉ cần men theo dòng chảy này là sẽ tìm ra…
vách đá mà em vừa nói đến. Chị nghĩ phía trên chúng ta chắc chắn phải có rất
nhiều mạch nước ngầm, kết hợp với vị trí đang đứng, chị đoán đây chính là dòng
Hỗn Giang của Thẩm Dương.

Chị
giải thích cặn kẽ thêm là, vị trí này cách mặt đất rất xa, nếu như phía trên
không có dòng chảy mạnh và áp suất lớn thì chiếc vỏ chai này khó có thể lọt xuống
đây, cho nên chị đoán rằng tại Thẩm Dương chắc hẳn đang mưa rất to. Sau đó chị
còn cắt nghĩa thêm về mấy thứ đại loại như đường dẫn nước, chân không hay áp suất
gì gì đó, nhưng dĩ nhiên là tôi nghe như vịt nghe sấm; cuối cùng chị kết lại một
câu, đó là cứ theo ngược dòng, chắc chắn sẽ tìm thấy lối ra.

Nghe
tới đó, Lão Ngũ lập tức cởi chiếc áo đang mặc trên người ra rồi xé toạc thành
hai mảnh, lần lượt buộc tay tôi vào tay lão và chị Giai Tuệ. Thấy chúng tôi ngơ
ngác nhìn nhau, lão cười khoái chí rồi nói:

-
Hai đứa còn nhìn cái gì nữa, không mau đi thôi. Có ra được khỏi đây không còn
phải trông chờ vào số mệnh của ba chúng ta. Nếu chìm thì coi như là được chết
có nhau, còn nếu qua được cửa tử thì có thêm bạn đồng hành.

Chúng
tôi nắm chặt tay, cố trao nhau ánh mắt khích lệ. Sống mũi cay cay, tôi bỗng thấy
ngoài ông nội ra, hai người này đã trở thành những người thân thiết nhất của tôi.

Ngay
sau đó, hai người để tôi đi ở giữa, rồi cùng lội xuống dòng nước mát lạnh. Ban
đầu, nước chỉ ngập quá bắp chân tôi, nhưng càng tiến ra xa mực nước càng dâng
cao hơn, khi ra tới giữa dòng thì nước đã ngập ngang ngực. Người tôi khẽ chao đảo
theo từng nhịp sóng nước. Lão Ngũ và chị Giai Tuệ nhẹ nhàng kéo tôi nổi theo, cứ
thế từ từ bơi ra xa.

Dòng
sông phẳng lặng, bốn phía đều yên tĩnh một cách kì lạ, chỉ có tiếng tay chân
chúng tôi rẽ nước ì oạp. Mặc dù độ sáng của ngọn đèn dầu khá yếu ớt, nhưng chúng
tôi vẫn có thể lờ mờ nhìn thấy bức tường đá hai bên bờ xám xịt với những hình dạng
hết sức cổ quái, kèm theo những tia sáng lóng lánh, phản chiếu qua ánh đèn lúc
sáng lúc tối như có hàng trăm đôi mắt đang dõi theo, khiến tôi sởn hết tóc gáy.

Chúng
tôi bơi được chừng ba trăm mét thì phát hiện bờ sông bỗng nhiên hẹp dần, bức tường
đá phía trên mỗi lúc một thấp xuống cho tới khi chỉ còn cách mặt nước chừng vài
centimet tạo thành một khe hở rất nhỏ. Chúng tôi phải trầm mình dưới nước, ngửa
cổ lên để mũi và miệng lấy được chút không khí, rồi lại tiếp tục bơi về phía
trước, tôi cảm thấy người rã rời và đói vô cùng. Chị Giai Tuệ mò trong balô ra
gói lương khô, giơ cao lên đầu xé lớp túi bọc rồi bẻ nhỏ chia cho mỗi người một
miếng. Do khoảng không quá nhỏ không đủ để nhô hẳn đầu lên, nên mọi người phải
khó khăn lắm mới hoàn thành được bữa ăn trên mặt nước.

Cả
một đoạn đường dài, lúc trôi theo dòng nước, lúc thì tạm dừng nghỉ, nên không
rõ chúng tôi đã đi được bao xa; cho tới khi tôi nghe thấy tiếng ầm ầm vọng tới,
dòng nước êm đềm bỗng chuyển dòng chảy xiết.

Chị
Giai Tuệ hào hứng giải thích, dưới áp lực của dòng nước, nơi dòng chảy xiết và
dòng chảy lặng giao nhau chính là vị trí thềm địa tầng bị đứt đoạn, hay chính
là những khe đá sau khi địa tầng được hình thành đã tạo nên dòng thác chảy xiết.
Vượt qua chúng sẽ lại tới một dòng chảy lặng. Rồi tiếp tục dâng lên, cho tới
khi có đường thoát ra ngoài.

Nghĩ
đến việc sẽ thoát được ra ngoài, chúng tôi hào hứng bơi ngược dòng thêm một đoạn
khoảng hơn trăm mét nữa. Lúc này lực cản của dòng nước đá rất lớn, nếu không phải
ba người chúng tôi chụm lại với nhau, thì có lẽ đã sớm bị đẩy ngược lại rồi.

Không
lâu sau đó, quả nhiên đúng như lời dự đoán của chị Giai Tuệ, tôi nhìn thấy một
vách đá rất lớn đang ầm ầm tung bọt trắng xóa, tiếng thác đổ như những hồi trống
giục giã nhấn chìm cả bầu không gian yên tĩnh.