Khi Đức vua đã phê án sát Thẩm Thế Phong là "ít hiểu biết, không có năng lực" và cách chúc ông ta, thì Hòa Thân lại càng tỏ ra cố gắng để khỏi phụ lòng tin cậy của Càn Long.
Lại nói Thường Quân thấy Hòa Thân đến, nghĩ bụng: Với Hòa Thân, mình đã từng nghe tiếng, chỉ có là chưa có dịp làm quen. Không biết Đức Vua cử ông ta đến Hồ Nam có ý tứ gì. Nếu như có ý vun đắp, sao lại cho cái chức án sát quèn. Còn như nếu là ở bên hoàng thượng bị thất sủng thì ta cũng chẳng có gì phải ghen tức với ông ta. Lại nghe nói Hòa Thân lòng tham vô đáy, ta cũng có cách đối phó, chẳng phải lo, cứ ngồi xem thử diễn biến ra sao.
Đang còn nghĩ thì Hòa Thân đã đến. Được lời của nhà vua, lòng đầy hăm hở, ông ta đang có những dự tính. Vùi đầu ở nha môn, đóng cửa không tiếp khách, suốt ba ngày đọc văn bản.
Ông ta phát hiện từng điểm nhỏ của đơn bên nguyên lời khai của bị cáo cứ thay đổi bất thường. Dẫu biến hóa có nhiều, nhưng rút cuộc chỉ nhằm một điểm, bằng trăm phương ngàn kế sao cho đổi được tội tử hình sang tội lưu đày. Điều này khiến ông nghĩ đến cách xử lý vụ án. Lại hiểu thêm rằng, xoay quanh một án kiện, các quan xoay vào việc trắng đen làm rõ, chẳng chịu nghe nhau, chỉ có một cái án này, mà đã bao người phải va vấp. Tình cảnh này khác chi là hai đội đá cầu, ai cũng muốn giữ cầu, để đánh bại bên kia. Nghĩ được như vậy, ông có chủ ý cho người đi tìm tri phủ Trường Sa là Lý Bạt.
Lý Bạt vốn từ Hàng Châu, nhân khi Hòa Thân lần thứ nhất hộ giá thăm phía nam, chơi với nhau thân thiết. Lý Bạt đến, liền bảo:
- Hòa huynh, anh gọi tôi đến có việc gì? Xem kịch hay uống rượu?
Hòa Thân nói:
- Anh Lý ơi, tôi mời anh đến không xem kịch cũng không uống rượu, mà xin anh cùng tôi xét vụ án ở huyện Gia Hòa.
- Chà chà, vụ án vốn rất rắc rối, anh định kéo xuống trước chắc!
- Đã gọi là bạn thiết, tôi ngã xuống nước, anh đứng trên bờ yên lòng nổi sao?
Lý Bạt lè lưỡi nói:
- Gay thật! Tiểu đệ nào đã rõ quái gì đâu. Hòa huynh muốn gỡ được vụ án này, tôi xin tiến cử một người, không biết Hòa huynh nghĩ sao đây?
- Xin Lý huynh nói nhanh lên!
- Đó là tri phủ Ích Châu tên là Chu Y Viên. Người này chơi với tôi cũng thường thường thôi, nhưng nghe nói ông ta xét việc thường đến nơi đến chốn, lại từng trải nhiều, vụ án Gia Hòa chắc là ông ta phá được.
Hòa Thân nghe nói rất mừng, lập tức sai người đi Ích Châu mời Chu Y viên.
Ngày thứ hai, Hòa Thân phát lệnh, gồm cả một lô người liên quan đến vụ án hoặc nhân chứng, cho gọi tới bắt đầu xét hỏi, trai gái, già trẻ có đến khoảng mười người.
Mấy kỳ hỏi cung, Hầu Thất Lang, miệng vẫn khăng khăng không nhận hành hung đánh chết người. Hầu Học Thiên thì luôn nhận từ đầu chí cuối là đánh chết người xin cam chịu tội. Hầu Giác Thiên khai là cầm gậy đánh vào sườn trái, tự nhận là Thất Lang đã mua chuộc, của em mạo nhận là anh để tránh tội tử hình, chuyển nặng thành nhẹ.
Hòa Thân cùng Chu Y Viên, Lý Bạt cùng nghiên cứu tìm ra ba mâu thuẫn: thứ nhất Học Thiên đã là thủ phạm, thì hắn so với Nhạc Thiên lớn tuổi hơn, anh họ đánh em, tội sẽ nhẹ, từ đầu đến cuối nhận là giết người, không để cho Giác Thiên nhận; thứ hai, nếu như Hầu Thất Lang chưa đánh chết người, tại sao lại phải đem điền sản tặng cho anh, xin anh nhận là thủ phạm, thứ ba Giác Thiên trước nhận là người bị chết, liền phản cung là vì sao? ngày thứ hai, sau khi thăng đường, hai người đem ba anh em Hầu Học Thiên lên công đường, đem ba điều ấy ra truy hỏi, ba người chưa chuẩn bị, trả lời từ sau mâu thuẫn, dần dần lộ ra. Quan cầm thú đập lên bàn, nói:
- Chúng mày nghĩ lại cho kỹ đi, nghĩ kỹ rồi hãy nói!
Đồng thời, quan dặn gia nhân giam ba người cách biệt nhau, không cho bất kỳ ai được đến thăm hỏi.
Khi bãi đường, Hòa Thân nói:
- Lý huynh, chứng cứ không đủ, thật khó đoán xét, anh có kế hay nào không?
Lý Bạt nói:
- Phạm nhân cứ nói quẩn quanh mãi thế, chắc hẳn là có ẩn tình chi đây. Lại xét hỏi chúng, chắc cũng vô ích, nếu như tìm được người. làm chứng, may ra mới có thể có kết quả.
Hai người bàn kế xong, lại bàn đến chuyện hỏi người làm chứng. Một hôm truyền gọi chị dâu bị người đánh chết là Hầu Lưu Thị tới, quả nhiên là được. Nguyên do, Hầu Lưu Thị vào cái ngày gây án, bị Hầu Thất Lang đụng ngã, bên dưới người bị chảy máu, liền sang bên nhà mẹ tạm ở. Mấy lần xét án, không ai nghĩ đến chị ta. Chị ta với vợ Thất Lang là chị em họ, dù có thấy cảnh đánh nhau ở hiện trường cũng không dám nói. Bởi vì nếu như Thất Lang phải chịu cực hình, thì cô em họ cũng thành người góa bụa, trong lòng chị không nỡ. Bữa ấy, bệnh tật lại đến, lại thấy đám công sai đến, áp giải chị lên tỉnh.
Hầu Lưu Thị chưa đến cửa quan lần nào, vừa tiến vào công đường, hai chân bủn rủn, mặt trắng bệch. Chị đang mất hồn thì Hòa Thân lại hỏi:
- Hầu Lưu Thị, bữa ấu đả ấy, người có mặt không?
Môi tái nhợt, run run, chị mãi mới nói lên được:
- Có ạ!
- Ai đã đánh vào đầu Nhạc Thiên.
- Thất...Thất Lang...Thất...
- Có chứng cớ không?
- Thất Lang cầm đòn gánh bổ xuống, con sợ xẩy ra chuyện, liền từ phía sau, cắn vào lưng hắn một miếng!
- Chuyện này thật đấy chứ?
- Con nói thực ạ!
Hòa Thân cho giải Thất Lang ra khỏi ngực, lột áo ra nhìn, vai trái của Hầu Thất Lang quả có vết cắn. Hòa Thân cho Hầu Lưu Thị và Hầu Thất Lang đối chất, Hầu Thất Lang đành nhận tội. Đến đấy, Hòa Thân mới buột mồm nói:
- Như thế thì hoàng thượng yên tâm được rồi!
Xử án xong, ông ta lấy kiệu cùng Chu Y Viên đến dinh quan tuần phủ. ông có ý muốn mời Thường Quân hội thẩm với mình, sau đó hai bên cùng tâu về triều đình.
Hòa Thân làm như thế, tỏ ra kết hợp chặt chẽ với Thường Quân, hai bên cùng hỗ trợ, trị dân Hồ Nam tốt, cũng là làm chỗ đứng vững ở đây. Kiệu vừa đến trước dinh, Hòa Thân bảo đỗ lại, ông ta để Chu Y Viên chờ ở ngoài đại sảnh, mình theo cửa trái mà vào, gặp quan trên. Thường Quân thấy Hòa Thân vâng mệnh vua chỉ định làm án sát, không dám coi thường, vội sắp xếp nghi lễ ra đón, sau khi đã vào đến công đường, tuần phủ Thường Quân ngồi chính giữa, Hòa Thân giữ lễ ngồi bên. Sau khi dùng trà, Hòa Thân nói:
- Thưa Thường đại nhân, bỉ chức sau khi xem xét vụ án huyện Gia Hòa, tìm được chứng cớ mới, hung thủ không phải là Hầu Học Thiên, mà là em hắn tức Hầu Thất Lang.
Thường Quân không đợi Hòa Thân nói hết, tựa lưng nhìn đoán, bảo:
- Hòa đại nhân trẻ tuổi làm như thế, có sợ là tuổi trẻ bồng bột không?
Hòa Thân rất ngạc nhiên, nói:
- Dạ, quan tuần phủ nói như thế là thế nào?
Thường Quân nghĩ: Ta đến nhận chức nghe Trương Hoành Toại bẩm báo, tin tưởng chẳng nghi hoặc gì, do đó trọng dụng Trương Hoành Toại. Nay Hòa Thân lật ngược việc xét xử trước, như thế thì khác gì cho là Thương Quân cũng là thứ "hiểu biết ít, không có năng lực". Chẳng nói đến chuyện ấy thì cũng là dùng người không gánh vác nổi công việc hay sao? Do đó lòng quan tuần không vui Lại nói, ông ta thấy Hòa Thân còn trẻ, cho là làm gì đã có kinh nghiệm.
Hòa Thân chẳng biết nói thế nào, uống thêm một chén trà. Ở công đường, chủ nhân mời thêm một chén trà tức là có ý tiễn khách, Hòa Thân không thể ngồi lâu, đành đứng dậy cáo từ.
Ra khỏi dinh tuần phủ, Hòa Thân đem việc ở dinh nói lại với Chu Y Viên.
Hai người không nói gì, lên kiệu về dinh.
Về đến dinh án sát, Hòa Thân vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Thường Quân, không ngờ Thường Quân lại đối xử như thế, Hòa Thân cho rằng, lão ta dưới mắt coi như chẳng có ai, đợi hết vụ án này, Hòa Thân sẽ cho lão biết tay. Nghĩ thế, ông ta bảo khiêng kiệu đến dinh quan bố chính.
Quan bố chính gọi cho đầy đủ là Thừa Tuyên Bố chính, gọi gọn là quan Bố Chính, cũng gọi là Phiên Ty, dưới quyền Tổng Đốc Tuần phủ, nắm giữ tài chính, dân chính, điều bổ, cách chức các quan trong một tỉnh, cũng có thể tham gia xử án. Tuần Phủ, Phiên Ty, Niết Ty là ba dinh lớn.
Hòa Thân đến, Hùng Học Ký cau mày, đành ra đón tiếp. Hai bên dàn mặt, Hòa Thân liền đem chuyện mình xét án kể lại một lượt, xin Hùng Học Ký đứng ra cùng làm. Hùng Học Ký vốn người sợ việc, ngại dở dói. Ông ta cũng vừa được thăng chức bố chính lại là người bạn thân của quan bố chính Hách Thăng Ngạch, mà ông này là người thân của con gái Thường Quân. Hùng Học Ký nghĩ: Ta mới làm quyền bố chính chưa được mấy ngày, quan tuần phủ Thường Quân là người thân thích, ta làm việc dưới trướng ông ấy, sao lại có thể đắc tội với họ được. Nếu như Hòa Thân có sai sót với Đức Vua, lại tuổi trẻ, không biết lượng phận mình, tự hắn chuốc lấy tội thôi. Do đó khoanh tay nói:
- Hòa Thân đại nhân tuổi trẻ như thế, được hoàng thượng yêu, tất đã rõ vụ án...
Ông ta tỏ ra mình quý trọng Hòa Thân liền nói:
- Tôi đang bận việc thu lương thực, thuế má, mấy năm gần đây thân thể mỏi mệt, cũng muốn giúp Hòa đại nhân một tay, nhung lực chẳng tòng tâm, không sao ôm nổi, xin Hòa đại nhân lượng cho.
Ông ta nói năng rất mềm mỏng.
Hòa Thân không biết làm thế nào, trong bụng muốn chưởi "đồ giảo hoạt", đành cáo lui. Hùng Học Ký thân mật cầm tay Hòa Thân, tiễn ra tận cổng ngoài. Hòa Thân lên kiệu về dinh, lòng buồn bục, lui về phòng riêng, đem các tờ trình của Trương Hoành Toại ra xem xét kỹ lưỡng, không khỏi ngạc nhiên. Nguyên do Trương Hoành Toại mới nghe quan án đem lật ngược lời khai của Hầu Học Thiên, rất kinh sợ, liền vội báo lên trên, cố chứng minh là mình xét đoán đúng, trong lúc diễn giải để lộ ra những lời bất mãn với dinh án sát.
“Thật đáng ghét" Hòa Thân phát cáu. Ông nghĩ mình đến Hồ Nam xét án, hết lòng chí công vô tư, ai ngờ lại bị tuần phủ chèn ép, Phiên ty lạnh lùng, quan cấp dưới là Trương Hoành Toại dám chống trả. Hòa Thân bực lắm.
Càng nghĩ càng bực, ông ta cầm bút, viết một tờ tấu rõ các việc qua những ngày xét xử dâng lên vua Càn Long, trong đó cũng nói rõ thái độ khinh mạn của Thường Quân và Trương Hoành Toại, cho ngựa lưu tinh chạy đưa đến kinh thành. Thường quân cũng không chịu kém, cũng viết một bản tấu, nói rõ Hòa Thân mới nhậm chúc bên Ty niết (dinh án sát), đã vội nhẹ dạ cả tin khi lấy khẩu cung, vội lật ngược những cách xử của người trước.
Càn Long cùng một lúc nhận được hai bản tấu, xem thấy bên dinh tuần phủ, dinh án sát tố cáo lẫn nhau, vô cùng tức giận. Giữa lúc triều đình đông đủ, nói:
- Thường Quân cho là Hòa Thân lần đầu rời kinh đô đi xét án, không biết khiêm nhường. Hắn lẽ nào không biết là Hòa Thân là do trẫm sai đi ư? Thật đáng ghét!
Liền lập tức sai hình bộ thị lang Kỳ Thành Ngạch cùng lang trung là Viên Đàn, trước hãy đến Vũ Xuơng gặp Tổng Đốc Hồ Quang Định Trường cùng xét vụ án này.
Lại hỏi:
- Các khanh nghe rõ chưa?
Ai cũng biết Càn Long làm thế là có ý giúp thêm cho Hòa Thân, nay sai người đi, việc lại càng rõ. Cử người đi lo cùng xét án, chính là để truyền lệnh đến giúp Hòa Thân vững chí, bền gan. Các quan được sai đi, đâu dám trễ tràng, vội vàng thu thập hành lý lên đường. Họ vừa mới rời kinh đô, tin tức đã truyền đến Hồ Nam, giông gió động lại trỗi, đất Lưỡng Hồ một phen lại nổi sóng cồn.
- Quan khâm sai đã đến!
- Quan khâm sai đến Gia Hòa xét vụ án chết người.
Các quán trà, quán cơm ở Trường Sa bàn tán ran ran.
Tin tức truyền đến dinh án sát, đến nhà lao, Hầu Kỷ Thiên, Hầu Phụng Thiên thấy nỗi oan của anh em họ được giãi bầy, vui mừng khác thường. Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên, Hầu Thất Lang lại cố giữ bình tĩnh.
Nhân có chứng cứ của Hầu Lưu Thị, Hầu Thất Lang thừa nhận là hung thủ, Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên không còn lo nguy đến tính mạng nữa nên cũng chẳng vội vã, còn Hầu Thất Lang vì đã nhận là thủ phạm, một hai chắc sẽ chết nên nghiến răng, nghiến lợi, khổ sở, sợ hãi.
Khâm sai đến, Hòa Thân biết rõ ý của Càn Long, chí khí lại càng tăng lên gấp bội. Do đó, ông ta vô cùng cao hứng. Tuần phủ Thường Quân thì sao? Ông này cho rằng Trương Hoành Toại xét xử thế là đúng, cũng chẳng vội vàng. Nhưng người hốt hoảng không yên là Trương Hoành Toại. Toại cho rằng nếu như mình nhận là xét xử sai lầm, thì họa sẽ ập xuống đầu. Toại từng châm chọc Chu Y Viên, nói kháy Hòa Thân... nếu bây giờ ngã ngựa thì chẳng những tài sản mất sạch, mà tính mạng cũng không toàn. Nghĩ tới nghĩ lui, chỉ có cách lấy tiền mà dẫy. Toại đã từng nghe nói Kỳ Thành Ngạch vốn rất hám tiền.
“Thôi thôi, cách dùng tiền là hay nhất", Trương Hoành Toại từ lúc lui về, cố nghĩ ra đến cửa nào từ để xong chuyện, đột nhiên Toại nghĩ đến quan bố chính mới bổ nhiệm là Hách Thanh Ngạch, liền vỗ vỗ trán mà nói:
- Ta thật lẫn lộn không nghĩ đến ông này!
Trương Hoành Toại gọi người tâm phúc là Hạ Thanh, lấy ra vàng 400 lạng, thư mật một bức, bảo Hạ Thanh rằng:
- Ngươi lên thành đến dinh Bố Chính gặp quan lớn Hách Thanh Ngạch, xin quan liệu bề nói đỡ, cùng quan khâm sai giữ nguyên như bản xét xử ban đầu, ta sẽ ra ơn người rất trọng hậu.
Hạ Thanh đi suốt ngày đêm đến Trường Sa, Quan bố chính Hách Thanh Ngạch tiếp hắn ở trong phòng. Hách Thanh Ngạch vốn là thông gia với con gái Thường Quân, với Kỳ Thành Ngạch đi lại cũng mặn mà. Ngạch vốn là người tham bỉ, thô tục, được làm quan ở kinh thành rất hám tiền. Hắn đến Hồ Nam làm bố chính lại mong một phen kiếm ra tiền. Hắn đến nhậm chức không lâu, Thường Quân muốn tố cáo, nhưng Trương Hoành Toại cản ngăn, nên chiếu cố cho hắn. Do Thường Quân chỉ dẫn hai người mới gặp nhau đã trở nên thân thiết. Trương Hoành Toại mấy lần đem quà ở địa phương đến biếu, Hách Thanh Ngạch đều nhận cả. Hách Thanh Ngạch sau khi gặp Hạ Thanh, trước hết hỏi thăm Trương Hoành Toại dạo này ra sao, sau đuổi hết người nhà ra, liền hỏi:
- Hạ Thanh, chủ ngươi phái ngươi đến có việc gì vậy?
Hạ Thanh đem vàng và thư ra rồi nói:
- Cũng vẫn là vụ án huyện Gia Hòa, bẩm Hách đai nhân, đây là bốn trăm lạng vàng, chủ con xin quan nói với quan khâm sai đại thần chiếu cố đến, giữ như đúng lần quan con xét xử. Bốn trăm lạng vàng này, quan con đưa ngài để tùy nghi dùng để có thể được việc.
Hách Thanh Ngạch xem thư xong, xé đi bảo:
- Ừ, ừ, nên chuyển lời của ta đến chủ ngươi bảo là cứ yên tâm, này Hạ Thanh, ta viết cho chủ ngươi một bức thư, nhất thiết phải do ngươi chuyển đến đấy nhé.
Hạ Thanh rời dinh Bố Chính, rẽ vào một ngõ nhỏ ở phía nam, hốt hoảng bước đi, đến thăm luôn Định Vương đài. Định Vương đài là một cổ tích của Trường Sa. Con thứ mười của Hán Cảnh Đế là Trường Sa Vương Lưu Phát, để vận chuyển gạo đến Trường An bằng thuyền lại từ Trường An chở đất đến Trường Sa, đắp thành đài cao, mỗi lần lên để trông về mẹ, tỏ lòng thương nhớ. Sau khi ông chết lấy tên hiệu là Định nên đời sau gọi là Định Vương đài. Định Vương đài xây xong, trên đất cũ lại xây Miếu Định Vương. Nơi đó, nền móng huy hoàng, sân vườn tao nhã, lại có lầu bia, đài nghỉ. Người đến dâng hương, diễn tuồng rất đông dần dần biến thành nơi tam giáo, chín dòng, khá nô nức.
Bạn rượu thịt của Hạ Thanh ở đây rất đông, thường đến rong chơi, ăn uống. Quán hàng nhiều, các món nhắm như thịt bò hầm, cơm bát bảo, chân giò lợn, bỏ lò, tiết canh lợn, đậu phụ hầm xương đều có đủ. Hạ Thanh rất thích món đậu phụ như hầm. Món đậu phụ này, tươi, thơm, ăn rất khoái khẩu. Hạ Thanh đến Trường Sa chưa kịp ăn gì, bụng cứ mang máng thấy còn quên một điều gì. Hạ Thanh liền đi tìm hàng đậu phụ như hầm, chợt có một người đến vỗ vào vai, bảo:
- Này chú Hạ Thanh, chú tìm đậu phụ như phải không?
Gã ngoảnh đầu lại nhìn, thì đó là Trương Thiên Hoành.
Hai người vấn là chỗ bạn rượu thịt khỏi phải nói!
- Anh Trương! Sao hôm nay anh rỗi rãi đến chốn rong chơi này.
Trương Thiên Hoành vốn cũng thích chén món đậu phụ như. Cả hai đều thân nhau. Trương Thiên Hoành nói:
- Tớ với cậu giống nhau mà, cậu quên rồi sao?
Hai người nếm chút ít món đậu phụ như. Trương Thiên Hoành nói:
- Chú Thanh, em đến Trường Sa, sao không đến thăm anh!
Hạ Thanh nói:
- Em cũng vừa đến hôm nay.
Gã liền đem sứ mệnh được giao tỉ tê kể lại với Trương Thiên Hoành. Trương Thiên Hoành ngầm sợ hãi. Hoành vốn là người nhà tin cậy của Chu Y Viên. Trường và Chu Y Viên vừa đi dò xét việc Hầu Tưởng Thị, lấy được bút tích của Hầu Thất Lang đem tặng ruộng cho ả. Trong thời gian đó, gã biết chuyện Chu Y Viên và Trương Hoành Toạ; cãi cọ nhau về vụ án ấy. Trương Thiên Hoành vốn hết lòng với Chu Y Viên, liền nghĩ: May quá, Hạ Thanh lại gặp mình. Thế nhưng phải vun đắp cho chủ mình chứ!
Suốt cả cuộc dạo chơi trong phủ thành, gã không hé lộ gì, chỉ cùng Hạ Thanh đi chơi, đến lúc Hạ Thanh chán, liền chia tay. Sau đó, gã đem chuyện nói cho Chu Y Viên rõ.
Chu Y Viên được Trương Thiên Hoành bẩm báo, từ sợ sau mừng. Chu sợ vì biết 400 lạng vàng đâu phải là nhỏ, Kỳ Thanh Ngạch vốn là kẻ hám tiền. Nếu như Ký ra tay nhận giúp thì sự thật đâu còn nữa. Vả lại Trương Hoành Toại đã trở thành người tâm phúc của Thường Quân, cùng quan bố chính Hách Thanh Ngạch, rất thân thiết, thế thì công việc của Chu sẽ gặp phải khó khăn, đường làm quan cũng khó nốt. Mừng vì nhân bữa nay đến thăm chùa Khẩu Phúc, uống trà pha nước giếng uyên ương, Pháp tính thiền sư bảo mình ban đầu bị chèn ép sau này họa sẽ qua phúc sẽ đến. Từ lúc xét vụ án ở huyện Gia Hòa, Trương Hoành Toại từng làm náo động cửa quan. Chu lẩm bẩm một mình: Thiền sư đoán dễ thường linh nghiệm ở đoạn trước, còn đoạn san có phải nhờ vụ án này mà mình được thăng tiến hay không? Chắc là sư đã dự đoán được! Việc này quan hệ rất lớn, ta mà lộ ra, ắt làm không lợi. Chu lại nghĩ đến Lý Bạt. Lý Bạt và Hòa Thân cùng xét án, cùng bị Trương Hoành Toại châm chọc, cùng đã nhiếc Chu Y Viên khi cùng vào trại giam xét hỏi. Chu Y Viên quyết định cùng Lý Bạt, cả hai hiệp sức, do đó Chu viết cho Lý Bạt một bức thư hẹn với Lý cùng bàn mưu kế.
Chu Y Viên tính toán. Lý Bạt cũng tính toán. Lý sau khi biết được tình hình, nhớ lại lúc cùng Hòa Thân xem xét vụ án, Trương Hoành Toại đã cười nhạo mình, lòng không thích thú gì. Giờ thì, Trương hối lộ quan khâm sai, chính là lúc ta trả miếng, nhưng sợ trong tay không chứng cớ thực, lại đánh động đến Trương Hoành Toại, thêm đắc tội với bố chính Hách Thanh Ngạch, tuần phủ Thường Quân, thế thì mình chịu sao nổi. Lý nghĩ tới nghĩ lui, thấy phải nhờ Chu Y Viên giúp một tay, nếu sức còn yếu phải liên kết với Hòa Thân thì mới hy vọng thành công được. Do đó, Lý giở giấy, viết cho Hòa Thân một bức mật thư, dùng lối chiết tự mà viết: "Nghe có kẻ phản cung lấy bốn trăm lạng, sai đến hai Xích, định lật ngược vụ án!".
Hòa Thân vẫn là Hòa Thân, ông ta vốn cùng Chu Y Viên, Lý Bạt đang loay hoay xoay trở, tiếp được thư kín. đọc thì biết người phản cung là Trương Hoành Toại, hai Xích (l) là chỉ Hách Thanh Ngạch, ông cười nhạt bảo:
- Trương Hoành Toại, Trương Hoành Toại, ngươi thật thông minh quá đấy.
Ông gọi người nhà bảo: "Đem kiệu tới!".
- Bẩm, đi đâu ạ?
- Đến dinh tuần phủ.
Quan tuần phủ đã đi thị sát ở Nhạc Dương rồi ạ!
- Ta đến ra mắt quan Khâm sai!
Một chiếc kiệu bát cống ra khỏi dinh án sát, nhằm thẳng dinh tuần phủ ở phía Thiên Thành Đông mà đi. Ở trong dinh tuần phủ, khâm sai Kỳ Thành Ngạch đang cơn tức giận, tím vì đám nha dịch đang ghé tai thì thầm trong ánh mắt như có điều gì khác thường. Kỳ Thành Ngạch cho gia nhân ngầm xét hỏi, mới biết bọn nha dịch đang đồn đại rằng quan đang "phát tài". Sao lại phát tài? Tiền bạc từ đâu đến? Chẳng ai biết rõ. Vừa lúc ấy, có một người đến, hành lễ xong nói:
- Bẩm quan, quan án sát xin được gặp.
- Mời vào!
- Mời quan án sát vào!
Hòa Thân mặc áo bào tía, thêu lân, ngoài áo choàng phía trước ngực thêu hình con báo, bởi vì người xưa cho rằng linh báo là vật thần, tượng trung cho có thể xét đoán ngay gian, chính tà, do đó quan ngụ sử, quan án sát thường choàng áo thêu hình con báo. Kỳ Thành Ngạch là quan thị lang bộ hình, hàng nhị phẩm, Hòa Thân là quan tam phẩm, nhưng Kỳ Thành Ngạch là Khâm sai, nên chẳng phải bàn về phẩm thứ.
Hòa Thân xuống kiệu, đưa danh thiếp, một lúc sau được truyền vào: Mời vào. Hòa Thân vào phủ đường vái lạy. Kỳ Thành Ngạch nâng dậy nói:
- Miễn lễ, miễn lễ.
Ngồi xuống, uống trà, Hòa Thân nói:
- Tôi xin gặp đại nhân, có việc bẩm báo.
- Mời nói!
Hòa Thân chầm chậm thuật lại:
- Vụ án giết người ở huyện Gia Hòa, theo như bản chức xét án thì Hầu Thất Lang chính là hung thủ, nhung bản án xét lần đầu ở huyện Gia Hòa lại cho thủ phạm là Hầu Giác Thiên, sau này Trương Hoành Toại, xử lại, thay đổi, cho là Hầu Học Thiên. Theo chứng cớ của bỉ chức tra xét, ông ta đã xử lầm. Xét án khó có thể không có khi lầm, nhưng có điều là Trương Tri phủ sợ phải sửa lại, thì mất mặt, nên cứ gắng duy trì, lại ngăn trở người khác xét xử.
- Tôi có nghe thấy chuyện này, nhưng phải trái còn phải chờ xét xem đâu là thật đã.
Kỳ Thành Ngạch, trả lời trôi chảy, đường hoàng, chính đại.
Hòa Thân nói:
- Tôi ngược lại có tìm ra được đầu mối, cho nên mới lại bẩm báo. Ông ta cho người mang bốn trăm lạng vàng, một phong thư kín, xin quan bố chính Hách Thanh Ngạch giúp đỡ xin với đại nhân giữ nguyên như lời phán xét lần đầu.
Kỳ Thành Ngạch ngạc nhiên:
- Thế thật ư?
- Bên ngoài đồn đại rất nhiều.
Hòa Thân đang nói thì dừng lại, ông ta thấy những múi thịt trên mặt Kỳ nhúc nhích, liền nói tiếp:
- Đại nhân chưa nghe thấy gì ư?
- Hạ Thanh bây giờ ở đâu?
- Tôi đã ra lệnh giam lại.
- Rắc rối thật!
Kỳ Thành Ngạch, mặt lạnh băng, trong lòng ngầm kinh hãi. Hết cơn sợ, ông ta lại bốc nóng. Bốn trăm lạng vàng, đâu phải là nhỏ. Nửa đời làm quan của ta cũng chưa thấy. Vậy mà khắp thành ran ran chuyện ăn hốí lộ thế thì ta chịu sao được. Ông ta không thể không oán bọn Trương Hoành Toại. Ông nghĩ: "Việc hối lộ đã xảy ra, số vàng lại nhiều, ắt có người lấy, lấy cũng không nổi. Ta chỉ dụng tâm xét rõ vụ án, khiến dân chúng Hồ Nam thấy ta là một người thẳng thắn, trong sạch". ông nghiêm mặt nói:
- Hòa đại nhân, ta chịu ơn sâu của nhà vua, thay hoàng thượng lo việc, làm sao trái tình, trái lý được. Ta nhất định xét xử rõ ràng vụ án này, cứ thực tâu lên. Hòa đại nhân cứ yên tâm.
Kỳ Thành Ngạch làm ở bộ Hình nhiều năm, ông ta dẫu ham tiền nhưng xét án cũng vốn có tiếng. Sau khi tiền Hòa Thân ông cùng tổng đốc Định Trường, lang trung Ngô Đàn duyệt lại một lượt giấy tờ của vụ án, tìm tòi một chập, ông ngầm phục Hòa Thân và Chu Y Viên.
Chà, bọn họ xét được một số điểm rất quan trọng, Chu y Viên đường hoạn lộ trôi nổi, làm quan nhiều năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm xét xử, đã tìm ra chuyện Hầu Thất Lang nhường lại ruộng cho chị dâu, lật ngược tất cả. Hòa Thân dẫu tuổi còn trẻ, từ chị dâu người chết là Hầu Lưu Thị lấy được chứng cớ lúc Hầu Thất Lang hành hung, rõ ràng khó có thể không công nhận. Người này trẻ tuổi nhưng có năng lục, lại được nhà vua dìu đắt, tương lai trước mắt chẳng không phải xoàng.
Ông lại nghĩ mình làm ở bộ Hình lâu năm, lần này lại do hoàng thượng sai đi, nếu như không tìm được những chứng cớ xác thực khi tra xét, tất bị người đời sau chê cười. Càng xét duyệt văn bản vụ án, ông càng nghĩ ngợi: Tại sao Hầu Thất Lang cứ nhất mực từ chối? Tại sao bọn nhà quê như lũ Hầu Học Thiên kia, lại biết anh họ đánh em thì tội nhẹ? Khẩu cung của họ làm sao lại cùng nhất trí được. Chắc bên trong có nhũng điều lắt léo.
Theo kinh nghiệm lâu năm của ta, phía sau anh em nhà họ Hầu, tất có người bầy cho kế sách. Kỳ Thành Ngạch vỗ trán, tự nhắc đi nhắc lại: người đó là ai?
Ông ta đem tên nhũng người có liên quan trong vụ án rà soát lại hết, cũng như lời cung khai của từng người suốt nửa ngày, lôi ra được một lô, chợt có một cái tên lọt vào mắt Kỳ Thành Ngạch: đó là Trần Mậu Thúc. Hầu Thất Lang sau khi gây án trốn tại nhà hắn. Sau hắn ra tố cáo với quan trường. Năm nay trạc hơn năm mươi tuổi, chức nghiệp không, buôn bán, làm thợ, làm ruộng cũng không. Ông, sau khi đã chú ý đến Trận Mậu Thúc, lai duyệt bản án, thấy các quan xét lần đầu đều không chút ý đến hắn. Kỳ Thành Ngạch gõ gõ xuống bàn:
- Đây phải là trò chữ nghĩa, ta từ đó cần phải đi xem xét phát hiện nhiều lần dính dáng đến cái đám khai cung lần đầu hoặc kẻ tham gia trong vụ án...
- Gia nhân đâu?
- Dạ, bẩm quan, con đây ạ!
Một gia nhân tiến vào. Kỳ Thành Ngạch sai anh ta vào ngục hỏi những người bị giam và người làm chứng xem Trần Mậu Thúc là ai. Gia nhân về báo, Trần Mậu Thúc với anh em nhà họ Hầu vốn là con người cô ruột. Người này vào nam ra bắc, hiểu rằng biết nhiều, thừơng gọi là "một nửa Gia Cát".
Vậy hả? Vậy hả? Kỳ Thành Ngạch gật đầu liên tiếp. Rồi ông sai người đi suốt ngày đêm đến huyện Gia Hòa bắt Trần Mậu Thúc. Ít lâu sau, Trần Mậu Thúc bị giải đến Trường Sa, Kỳ Thành Ngạch càng tra hỏi, Trần Mậu Thúc cứ chối. Kỳ Thành Ngạch lại đem đám danh sách những người liên quan đến vụ án ra xem, phát hiện ra anh em nhà họ Hầu sau khi gây án, đến ẩn náu ở một quán rượu ở phố Chữ Thập, liền cho người đòi chủ quán tới.
Khi dẫn chủ quán vào, ông hỏi:
- Khi anh em họ Hầu ở trong quán, thường có ai đến đấy?
Chủ quán trả lời ngay: - Trần Mậu Thúc.
Lần hỏi cung lại Trần Mậu Thúc, Kỳ Thành Ngạch hất đầu hỏi:
- Trần Mậu Thúc, ngày mồng 10 tháng bảy, người cùng anh em họ Hầu bàn bạc chuyện gì ở quán rượu phố Chữ Thập, huyện Gia Hòa? Sao lại đem Hầu Thất Lang về nhà ngươi? Sau ba ngày tại sao ngươi lại đi tố cáo?
Chuyện vỡ lở rồi, Trần Mậu Thúc lòng đầy hoảng sợ. Kỳ Thành Ngạch đem trọng hình ra oai, Trần Mậu Thúc chịu không nổi, liền khai thực:
- Anh em nhà họ Hầu sau khi trốn ở quán rượu, cho người đến tìm con, bảo là do việc bán ruộng, Hầu Giác Thiên đánh lộn với Hầu Nhạc Thiên, Giác Thiên dùng côn đánh vào sườn, Thất Lang thì cầm đòn gánh đánh vỡ đầu Nhạc Thiên dẫn đến chết. Con cho là anh họ đánh em họ chết thì tội nhẹ, do đó lúc đầu Giác Thiên nhận là đánh chết người. Sau bị Trương Hoành Toại tìm ra Giác Thiên là em họ, mẹ của anh em họ Hầu lại tìm Trần Mậu Thúc này, Thúc liền bàn để Học Thiên nhận.
Trần Mậu Thúc kể xong, luôn dập đầu, tự đánh vào mặt, xin được tha tội.
Kỳ Thành Ngạch lấy được chứng cớ quan trọng và những khuất tất này, trong lòng rất cao hứng, liền mời Định Trường, Ngô Đàn đến bàn tiệc, quyết định đến ngày hôm sau thăng đường xét xử.
Trước hết cho gọi Hầu Giác Thiên. Nhân vì Hầu Giác Thiên kém tuổi Hầu Nhạc Thiên, lại dám nhận xằng là anh họ, lại chuyện Hầu Thất Lang nhường cho vợ hắn mười bảy mẫu ruộng, tất nhiên là dặn Giác Thiên phải nhận tội. Lúc Giác Thiên quỳ xuống, Kỳ Thành Ngạch xét hỏi rõ rành từng việc, rồi lớn tiếng vỗ bàn quát:
- Hầu Giác Thiên! Có phải người sau khi gây án trốn ở quán rượu cho mời Trần Mậu Thúc để bàn ngầm với nhau không?
Uy danh khâm sau đại thần dẫu ghê, nhưng không bằng ông ta thẩm vấn đã lật ngược lại tất cả mọi chuyện. Hầu Giác Thiên hoảng sợ, liên tục gật đầu nói:
- Con quả có làm việc ấy!
Liền đem chuyện Hầu Thất Lang chính là thủ phạm khai rõ tường tận.
Lấy khẩu cung của Giác Thiên xong, quan lại sai dẫn Học Thiên và Thất Lang vào. Cả hai đều lần lượt khai ra những lời khai như các lần trước.
Kỳ Thành Ngạch gọi Hầu Giác Thiên ra đối chất, Hầu Giác Thiên khóc mà nói:
- Anh ơi, em ơi, Trần Mậu Thúc bị tra hỏi, đã đem chuyện anh em ta bàn kín ở quán rượu khai ra, khi quan hỏi đến tôi, tôi cũng đã khai thực rồi, Thất Lang anh thực có lỗi với em.
Nói đoạn khóc rống lên.
Hầu Thất Lang nói:
- Bẩm quan lớn, tôi xin khai, tôi là hung thủ, Hầu Nhạc Thiên do tôi đánh chết. Tôi khai hết rồi. Xin quan tha cho anh cả và anh hai tôi.
Hầu Học Thiên thấy việc đã đến thế, liền than thở:
- Thất Lang, anh sở dĩ không khai khẩu cung, thực là muốn gánh vác cho em. Chỉ vì mẹ cố tìm đường sống cho em, anh mới nhận thay. Hiện nay em đã nhận, nếu như mẹ lại cho anh khai ra thì anh còn mặt mũi nào nhìn thấy mẹ nữa!
Đến đây thì án đã rõ rành.
Sau khi lui khỏi công đương, Kỳ Thanh Ngạch cùng với Tổng Đốc Hồ Quang bàn bạc, đem mọi việc tâu lên vua Càn Long. Kỳ Thanh Ngạch tâu hết, đề xuất ý kiến để xử lý: Hầu Thất Lang đánh chết anh, phải chịu án chém. Hầu Giác Thiên đánh lộn với anh, lại mạo nhận là anh người bị giết, đầy đi ba ngàn dặm. Hầu Học Thiên phạt đánh 80 trượng, gông cùm hai tháng. Trần Mậu Thúc vốn đỗ võ tú tài, lột bằng cấp, miễn tội đánh. Định Trường nhất trí với cách xử lý vụ án Gia Hòa.
Lại đem chuyện Trương Hoành Toại xử án lầm lại lấy vàng hối lộ, Hách Thanh Ngạch nhận vàng không chịu xét xử lại. Tuần phủ Thường Quân bao che, nhất nhất nói rõ, ông đặc biệt khen Hòa Thân xét xử cẩn thận, giỏi giang. Càn Long xem tờ tấu, tức giận bừng bùng, liền cách chức Thường Quân, bắt phải về thành đô ra mắt, sẽ quyết sách sau. Hách Thanh Ngạch cũng bị bãi chức. Trương Hoành Toại bị đầy làm xung quân hiệu lực ở nơi xa, cách chức tri huyện Gia Hòa. Hòa Thân về kinh sẽ trọng dụng sau.
Hòa Thân từ đó càng được Càn Long tin dùng. Sau này Hòa Thân làm quân cơ đại thần, thăng Nội các đại học sĩ, liền đem Chu Y Viên về kinh. Chu Y Viên về kinh lại đem theo Trương Thiên Hoành.
Từ đó Chu Y Viên thành mưu sĩ của Hòa Thân.
Trương Hoành Thiên trở thành người tâm phúc của Hòa Thân.
Chú thích:
(1) Lối viết chiết tự. hai chữ Xích ghép lại thì thành chữ Hách.