- Bẩm đại nhân, đó là Hầu Phụng Thiên ở huyện Gia Hòa, châu Quế Dương.
Quan án họ Thẩm nghe thấy tên Hầu Phụng Thiên nghĩ ngay đến bản án tối hôm qua mình vừa xem xét, nhớ ra là Hầu Phụng Thiên là em người bị chết. Lúc bản tường trình của Vạn Thúc gửi tới Thẩm Thế Phong đã lưu ý, lập tức chuyển đạt tới Châu Quế Dương, để Vạn Thức xem xét lại. Vạn Thức chẳng cả xử lại mà cứ bẩm báo lên trên là cấp huyện xét không có gì sai lầm, Thẩm Thế Phong thấy Hầu Phụng Thiên đến trước án sát kêu oan liền bóp đầu trước văn bản nói:
- Vụ án này đã đã phúc duyệt, đã rất rõ ràng, còn kêu oan nỗi gì?
Quan trầm ngâm bảo:
- Giữ đơn của nó lại, bảo nó hãy về đã!
Vừa lúc ấy, tuần phủ Lý Nhân Bồi cho người đến mời Thẩm Thế Phong đến bàn việc, Thẩm Thế Phong phẩy ống tay áo cho tan buổi làm việc. Thẩm gọi người đến mời hỏi:
- Lý đại nhân gọi hạ quan đến bàn việc gì vậy?
- Việc có dính líu đến Trương hoành Toại!
Trương Hoành Toại là tri phủ Quế Dương. Có việc gì không rõ ràng về Trương Hoành Toại mà phải mời mình đến nhỉ? Quan bảo tùy tùng sắm kiệu, tự vào phòng đổi mũ áo, ngồi kiệu đi đến dinh xét án, tiến vào cửa trái, tuần phủ Lý Nhân Bồi được báo Thẩm Thế Phong đến mời vào phòng trong, sau khi đã an tọa, Lý Nhân Bồi nói trước:
- Thẩm đại nhân, ta đã xem xét kỹ bản án vụ ẩu đả ở huyện Gia Hòa, thấy sự việc không rõ, có nhiều chỗ còn nghi hoặc. Đơn kiện ghi rõ trên thi thể người chết có hai vết thương, một do đòn gánh phần vào, một do gậy vụt, chỗ bị thương ở đầu chỗ bị thương ở sườn, phạm nhân Hầu Giác Thiên nhận cả hai chỗ đều do gã gây ra. Thế thì, đã dùng gậy đánh người bị thương ở sườn, lại dùng đòn gánh phang được vào đầu, một người cùng một lúc sao lại có thể dùng hai hung khí?
Lý Nhân Bồi cứ chậm rãi nói. Thẩm Thế Phong cứ như ngồi phải kim. Vừa rồi Hầu Phụng Thiên lại đến cửa quan kêu oan, Thẩm nghĩ đến những giọt nước mắt và tiếng kêu khẩn thiết của anh ta khi ấy, liền vội nói:
- Bàn về lý thì vụ án cũng có chỗ chưa rõ ràng, nhưng khi xem xét lại vẫn chưa tỏ tường, nay Lý đại nhân đã chỉ ra, tôi như vén mây thấy mặt trời, tôi xin vâng theo!
Lý Nhân Bồi vẫy vẫy tay, nói:
- Bản chức nghĩ, vụ án vẫn chưa phúc thẩm. Tri châu Quế Dương là Thẩm Hoành Toại lên tỉnh đã lâu nay ví thử lại bảo ông ta giao việc văn thư ở tỉnh tức tốc quay về Quế Dương xét lại vụ án, cho nên mới mời Thẩm đại nhân đến trượt bàn bạc, xem nên như thế nào?
- Lý đại nhân đã có phương kế, mọi việc thật đã được tính kỹ càng!
Lý Nhân Bồi bàn hết việc, gót trà tỏ ý tiễn khách.
Thẩm Thế Phong vội đúng dậy, Lý Nhân Bồi đưa tiển tận cổng ngoài, quan án họ Thẩm từ tạ cáo lui. Truơng Cao Toại cũng là loại thông minh, miệng nói, tay làm, nhưng bụng dạ tham lam. Sau khi làm xong việc ở trên tỉnh quan đi suốt ngày đêm, về đến Quế Dương. Bởi vì khi Tuần phủ tiếp ông ta, bèn chỉ rõ chỗ còn nghi hoặc trong lời nói còn để lộ ra đối với tri huyện Lâm Vũ, người thay mặt tri châu Quế Dương. có chỗ chưa bằng lòng, mà Vạn Thức lại có quan bố chính đứng ở phía sau, đè nén người khác, thì đối xử với Trương Hoành Toại sao đây?
Thế thì, Trương Hoành Toại xét rõ vụ án này, lại có quan hệ gắn bó với tuần phủ Lý Nhân Bồi, không những quan tri châu không ngồi yên được mà còn phải đổi đi ấy chứ!
Trương Hoành Toại về đến Quế Lâm, lập từ bắt đem phạm nhân từ trại giam tới, xét đi hỏi lại, lại tra hỏi những án chung của nguyên cáo, rút cuộc làm rõ được hai điểm: Thứ nhất, hai bên ẩu đả, Hầu Học Thiên, Hầu Thất Lang cùng cầm đòn gánh, Hầu Giác Thiên cầm gậy gỗ, mà người chết, đầu bị đòn gánh phang, rõ ràng không phải do Hầu Giác Thiên đánh, nguyên án lại cho rằng Hầu Giác Thiên là thủ phạm, thật là sai lớn. Thứ hai Hầu Giác Thiên đúng là cùng người chết, sinh cùng năm.. cùng tháng, cùng ngày, nhưng lại không cùng giờ, Hầu Nhạc Thiên đẻ trước, Hầu Giác Thiên ra sau. Chính vụ giờ sinh hai người này không giống nhau, nên mới có chỗ lắt léo, trong thôn thường bàn tán khá nhiều, nên đã bỉết người nào hơn tuổi. Dù cho hai ngươi sinh chỉ cách nhau vài giờ thì Hầu Nhạc Thiên là anh họ, Hầu Giác Thiên là em họ, vậy mà án lại phê "anh họ đánh em họ", đáng lý phải là "em họ đánh anh họ", đó là một điểm sai nữa.
Lúc Trương Hoành Toại đã xét thấy Hầu Giác Thiên không phải là hung thủ, nhà Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên, Hầu Nhất Lang loạn cả lên. Bà mẹ của họ khóc chết đi sống lại, liền cho gọi “nửa Gia Cát". Trần Mậu Thúc tới. Khi Trần tới, bà mẹ quỳ xuống van nài:
- Cháu Trần, ta chỉ còn cách dựa vào cháu, cháu nên nghĩ cách cứu Thất Lang. Ta và các con ta chẳng bao giờ dám quên ân đức...
Trần Mậu Thúc từ ở chốn giang hồ đã lâu, làm sao làm ngơ nổi. Từ mắt thấy cô ruột quỳ xin, từ xưa nay chưa thế, liền cúi đầu nói:
- Xin cô mẫu đúng dậy, đừng làm cháu đau lòng. Nếu như muốn cứu được Thất Lang, chỉ còn độc một cách: “Học Thiên phải đứng ra nhận..."
Nói xong, Trần Mậu Thúc đưa bà mẹ vào trong ngực. Bà mẹ nói với Hầu Học Thiên:
- Con nên sớm nhận đi, nếu không mẹ quỳ lạy trước con đây...
Hầu Học Thiên khóc ròng nói:
- Mẹ, mẹ... con xin nhận.
Trần Mậu Thúc vừa đạo diễn xong thì thấy tiếng truyền lệnh thật oai nghiêm:
- Giải phạm nhân Hầu Học Thiên, Hầu Thất Lang vào!
Trên công đường, Trương Hoành Toại, tinh thần hào hứng, sắc mặt bừng bừng. Lúc này, Trương cho là tri huyện Gia Hòa Cao Đại Thành ngu dốt, kẻ thay mặt tri châu Vạn Thức làm việc tồi. Trương đã tìm ra vụ án đang ngầm vui với thắng lợi. Trong lúc đánh lộn, dĩ nhiên chỉ có Hầu Học Thiên, Hầu Thất Lang là cầm đòn gánh. Thế thì thủ phạm không là Học Thiên thì phải là Thất Lang. Sau khi Trương thăng đường, trước đem Hầu Thất Lang tới, Trương oai nghiêm trừng mắt nhìn Hầu Thất Lang một lúc rồi hỏi:
- Hầu Thất Lang, có phải người cầm đòn gánh đánh vào đầu Hầu Nhạc Thiên không?
- Thưa, tiểu nhân không đánh ạ!
- Không dùng trọng hình, chắc người chưa chịu khai.
Trương Tri Châu quát một tiếng, sai nha đè Hầu Thất lang, cầm gậy đánh. Hầu Thất Lang mình mẩy đầy vết gậy, quằn quại ngất đi, khi tỉnh vẫn không chịu nhận.
Trương Hoành Toại bảo thôi, đem Hầu Học Thiên vào hỏi mấy câu lại hạ lệnh gia hình, mới đánh vài gậy, Hầu Học Thiên nhận là đánh chết người.
- Sao lần trước, ngươi không nhận?
Bẩm đại nhân, con trai con gái còn nhỏ, vợ con lại là vợ kế, nhân vì hung hãn, sau khi chịu hình án thì con ai nuôi, do đó con phải xin Giác Thiên nhận cho.
Học Thiên đem lời Trần Mậu Thúc dặn liền nói:
- Giác Thiên nói vì chuyện bán ruộng của nó mà em con phải đến cửa quan, làm liên lụy đến anh em con do đó lần trước nó mới đứng ra nhận.
Trương Hoành Toại nghe, thầm gật đầu: "Có lý, có lý...”, Trương lấy chúng cứ, cho là Tri huyện Cao Đại Thành huyện Gia Hòa mù mờ nên mắc mưu Trần Mậu Thúc mà xử sai. Trương có biết đâu mình lại rơi vào lần thứ hai lầm lẫn vẫn do bàn tay của Trần Mậu Thúc. Ông quan tri châu dương dương tự đắc ấy, lập tự đem những diễn biến của vụ án viết bản tương trình, lại ghi chép lời khai của phạm nhân, gửi lên dinh án sát trên tỉnh.
Quan án Thẩm Thế Phong đọc bản tường trình, rất đồng tình, nghĩ, Trương Hoành Toại dẫu tham lam, nhưng làm việc rất có năng lực.
Thẩm Thế Phong lại chuyển lên tuần phủ Lý Nhân Bồi xem xét.
Lý Nhân Bồi duyệt bản tường trình, hết mối nghi hoặc, song quan như người mắc bệnh sợ gió, quan nghĩ, nguyên cáo nói hung thủ chính là Hầu Thất Lang, nguyên thẩm thì cho là Hầu Giác Thiên, Trương Hoành Toại phúc thẩm lại kết luận thủ phạm là Hầu Học Thiên, lúc thế này, lúc thế kia, thực giả sao đây? Mình phê chuẩn ư? Sợ lại làm sai lần nữa? Không phê ư? Thế là cứ để cho Thẩm Thế Phong múa may trước mắt, làm gì thì làm ư?
Quan đối với cấp dưới thường khoan dung. Dù là tuần phủ, quan cao hạng nhất, tuy nhiên, một viên quan cũng có bao nhiêu mối quan hệ, truy tội người này, thì mình cũng làm khổ cho người ta một chút. Do còn chút phân vân liền tâu lên vua Càn Long, xin Đức vua định đoạt.
Nào biết khôn ngoan lại bị khôn ngoan phản. Chỗ Lý lúng túng, khiến vua phiền lòng suy nghĩ. Nhà vua đọc xong tờ tấu của Lý Nhân Bồi, liền cầm bút, viết một lèo bản dụ chỉ dài, khiển trách Thẩm Thế phong không nhận rõ được sự việc, phê Lý Nhân Bồi xét duyệt quan liêu, truyền thanh chỉ, điều Lý Nhân Bồi đến Phúc Khai, bãi chức của Thẩm Thế Phong. Cử Thương Quân làm Hồ Nam tuần phủ, Bình Dụ làm quyền án sát, sai họ đến xét áp cho kỹ càng.
Vụ án thêm một lần phức tạp, lại dội lên một đợt sóng lớn. Khi Thẩm Thế Phong bị cách chức, Lý Nhân Bồi bị chuyển đi nơi khác, sóng lớn vẫn chưa thôi, Thường Quân đến, lại càng dấy lên thêm dữ.
Hoàng đế đã giáng chỉ, Thường Quân đâu dám coi thường, quan vừa đến Hồ Nam, liền đem vụ đánh chết người của họ Hầu ra xem xét ngay.
Đêm mùa thu đã khuya, trời cao lành lạnh, trăng sáng sao thưa. Thường Quân ngồi xét án, giấy tờ dầy đến hàng thước, này là sơ thẩm của Cao Đại Thành, này là phúc thẩm của người được quan án ủy thác là Vạn Thức, này là tái thẩm của tri châu Phúc Dương Thẩm Hoành Toại... xét hỏi từ đầu đã chất thành đống, châu, huyện tường trình đã đủ cả, quan cầm đọc lúc nghĩ đi, lúc nghĩ lại thấy trước có vẻ đã minh bạch, sau lại thấy mù mờ, chưa nói xét đoán, cứ đọc từng đoạn lý giải của họ chẳng thấy gì là rõ ràng. Cuối cùng quan đẩy đám hồ sơ sang bên, gọi:
- Gia nhân đâu?
- Bẩm lão gia, truyền bảo gì ạ?
- Cho Quế Dương tri châu Trương Hoành Toại vào gặp ta.
Thừơng Quân xét án thấy chưa rõ, cho gọi Trương Hoành Toại, liền đi đến với người thiếp trẻ vừa cưới về, vui với người đẹp một lúc.
Trương Hoành Toại vâng lệnh đến, đây là lần đầu gặp Thường Quân, liền mặc áo mũ chỉnh tề, theo cửa trái tiến vào, trước trình bản lý lịch của mình, sau làm lễ ra mắt. Thường Quân làm oai đón lấy, rồi cho Trương Hoành Toại ngồi bên, gia nhân đun trà lên. Một lúc sau, Thường Quân đưa mắt bảo:
- Vụ án giết người ở huyện Gia Hòa, có đến ba người cùng là hung thủ, cuối cùng thì sao?
Bẩm đại nhân, cứ như bỉ chức nhìn nhận thì...,
Trương Hoành Toại nghiêng nghiêng mắt, thấy Thường Quân nhắm cả hai mắt lại, liền không biết nói thế nào.
- Nói đi!
- Vâng ạ!
Trương Hoành Toại nói:
- Anh em họ Hầu ở Gia Hòa huyện có sáu người, anh lớn có ba người con là: Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên, Hầu Thất Lang. Em thứ hai cũng có ba con là: Hầu Kỷ Thiên, Hầu Nhạc Thiên và Hầu Phụng Thiên. Người con thứ hai của anh trưởng là Hầu Giác Thiên đem ruộng đi bán, mấy anh em ruột của hắn ủng hộ, anh em họ là Hầu Nhạc Thiên ngăn lại, cãi vã kịch liệt, không thôi được dẫn đến đánh lộn...
Trương Hoành Toại như kể chuyện với trẻ con, Thường Quân nghe chỉ gật đầu. Trương Hoành Toại biết vị tuần phủ này chưa biết đâu vào đâu, liền nảy ra một ý nghĩ: Lúc đánh lộn, Hầu Học Thiên, Hầu Thất Lang đều cầm đòn gánh, Hầu Giác Thiên thì cầm gậy, lúc ấy Hầu Kỷ Thiên đi đâu chưa về, Hầu Nhạc Thiên rủ Hầu Phụng Thiên đi cùng. Hầu Phụng Thiên còn trẻ, Hầu Nhạc Thiên một chống trả với ba, sau đó bị Hầu Học Thiên cầm đòn gánh đánh vào đầu bị thương.
Trương Hoành Toại thấy Thường Quân cau mày, đến chỗ thấy tên người đang lưu ý, thì nghe Thường Quân hỏi:
- Nguyên thẩm, phúc tra trong các tình huống sao lại ra thế này?
- Nguyên thẩm là Cao Đại Thành ở huyện Gia Hòa, ông ta đã cho phạm nhân đã khai nhận là Hầu Giác Thiên. Bản tường trình đưa lên châu, quan thay mặt xét án là Vạn Thức phúc thẩm, Hầu Giác Thiên so với người bị đánh chết là Hầu Nhạc Thiên hơn tuổi, Vạn Thức qui án là anh họ đánh em họ nên phạt tội đi đầy.
Em ruột người chết là Hầu Phụng Thiên không phục lên tỉnh kháng cáo. Quan tuần phủ tiền nhiệm là Lý Nhân Bồi sai bỉ chức xem xét lại.
Trương ghé nhìn Thường Quân dò xét ý tứ rồi nói tiếp:
- Bỉ chức xem kỹ bản án, phát giác thấy người chết trên mình có hai vết thương, một ở sườn trái, do gậy đánh mà bị, một ở đỉnh đầu, chỗ thóp mu, do đòn gánh phang vào. Hầu Giác Thiên khai cả hai đều do hắn gây ra, một người thì làm sao cầm được hai thứ hung khí?
Trương thấy việc Lý Nhân Bồi từng phải nghe mình, nhìn lên Thưởng Kiến, thấy không động tĩnh gì, do đó càng được dịp khoe mẽ công lao:
- Bỉ chức thấy chỗ uẩn khúc đó, liền xem xét kỹ lại thủ phạm, chứng cứ vụ án, lại phát hiện thấy Hầu Giác Thiên cùng người bị đánh chết sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, vậy ai là anh? ai là em? Không thể không xem xét. Bỉ chức liền tra hỏi, mới biết Hầu Giác Thiên sinh sau người chết vài giờ, là em họ, vậy kết luận là anh họ đánh em họ mà ghép tội lưu đầy là sai lầm lớn...
Trương Hoành Toại nói một thôi một hồi, thao thao bất tuyệt, chỉ thấy Thường Kiến liên tục gật đầu: "Có lý, có lý". Tuần phủ so với tri châu cấp chức rất xa, quan quên cả việc hỏi han, liền nói:”Trương Hoành Toại, sáng suốt làm việc giỏi, chỉ làm tri châu, thực chưa xứng tài, nay phủ Thường Đức thiếu chức tri phủ, ta nhất định cất nhắc người!".
Trương Hoành Toại vội đứng dậy vái tạ:
- Cảm ơn quan lớn để mắt tới!
Quả nhiên, Thường Kiến dâng sớ lên xin vua Càn Long, và Trường Hoành Toại đã thăng cấp làm tri phủ Thường Đối..
Tuần phủ Lý Nhân Bồi phải điều đi nơi khác. Án sát Thẩm Thế Phong bị cách chức, rõ ràng là sóng lớn đã nổi. Tin tức truyền đến huyện Gia Hòa, anh ruột người bị nạn là Hầu Kỷ Thiên thấy vụ án có biến động khác, thủ phạm chính là Hầu Thất Lang vẫn ở ngoài vòng pháp luật Anh ta lại vượt nghìn dặm từ huyện Gia Hòa lên huyện huyện, lên tỉnh lại một lần khiếu nại, những mong báo thù cho em ruột. Anh lại đến dinh án sát nộp đơn, nhờ quan quyền án sát Lưu Bỉnh Dụ xem xét.
Lưu Bỉnh Dụ chỉ là người được ủy nhiệm ở dinh án sát. Lưu lại nghe Hòa Thân sẽ nhanh chóng đến nhận việc thay vua xem xét vụ án. Lại nói, tuần phủ Thừơng Kiến đã nghe tin lời bẩm báo của Trường Hoành Toại, cho rằng thủ phạm là Hầu Học Thiên. Dù thế nào đi nữa, công việc có phí công, uổng súc, nhưng là tình máu mủ, Kỷ Thiên dù chỉ còn chiếc áo mỏng dính da, cũng quyết làm cho ra lẽ. Tuy nhiên, vụ án đã kinh động đến tai vua, vua cho là “gặp việc không đủ sức để gánh vát” mà đổi bãi chức các quan tiền nhiệm. Hầu Kỷ Thiên đến cửa quan, kháng cáo, nếu lý lẽ không minh bạch, làm không tốt, thì quan lại rơi vào cảnh như Thẩm Thế Phong, cho nên quan ủy phái quyền tri phủ Ích Dương Tạ Ngoạn thụ lý việc này. Thường Kiến rất nghiêm túc dặn họ Tạ rằng: "Phải suy xét cho chuẩn xác, nhanh chóng tìm ra lý lẽ, chớ thoái thác trách nhiệm".
Nói về Chu Y Viên là người ngoại 50 tuổi, ngươi đậm, mặt vuông, tai to, cũng có mưu lược. ông ta xuất thân cử nhân, hai mươi tám tuổi làm quan huyện, hơn hai mươi năm sau mới thăng tri phủ Ích Dương mà mới chỉ gần đây được quyền tri phủ. Ông ở lâu giới quan chức hàng quan bậc dưới tiếp xúc nhiều với thực tế, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Ông đem bản án ở huyện Gia Hòa ra xem xét kỹ lưỡng, thấy có nhiều chỗ nghi vấn ông cho rằng, thứ nồi đã nấu cơm sống nhiều lần, lần này không dễ nấu được chín. Nghĩ suốt một đêm, liền có một chủ ý: "một mình đi sâu vào vụ án xem xét, phải đánh vào lòng người trước hết".
Sang ngày thứ hai, ông cùng với Lưu Bỉnh Dụ bàn bạc:
- Quan nên mượn công đường xét án.
- Thế nào gọi là biện pháp "mượn công đường"?
Chu Y Viên giải thích:
Mượn công đường án sát. Vụ án này đã rất phiền phức, thực khó phá đấy. Lần xét xử này, cần tỏ rõ thanh thế, uy lực, mời Lưu đại nhân thăng đường, bỉ chúc xin tự xét hỏi.
Lưu Bỉnh Dụ ưng thuận. Phòng xét xử vọng lên: “Thăng đương". Tiếng rất vang. Hai hàng phụ tá nhắc lại thêm uy vũ. Các ban, các bộ phận khác, những quân lính, hiệu úy, tuốt gươm đúng ở hai bên. Lưu Bỉnh Dụ, Tạ Trọng Ngoạn đã ngồi yên vị. Lưu Bỉnh Dụ uy nghiêm truyền:
- Cho Hầu Kỷ Thiên vào.
Hầu Kỷ Thiên vội vào, nhìn thấy một công đường bài thiết, dàn người rất oai vệ, không biết lành dữ ra sao, lòng hoang mang, hoảng hốt quỳ xuống, tâm trí chưa ổn định.
Chu Y Viên trước cũng hỏi tên họ quê quán theo trình tự xét xử rồi hỏi:
- Hầu Kỷ Thiên, người bảo nguyên thẩm xét chưa đúng, vậy hung thủ là người nào?
- Chính... chính hung thủ là Hầu thất...Thất Lang ạ! Hầu Kỷ Thiên rồi cũng nói ra được.
Tạ Trọng Ngoạn hỏi lại:
- Ai?
Hầu Kỷ Thiên đã lấy lại được tinh thần:
- Bẩm, Hầu Thất Lang.
Tuy vậy, Hầu Kỷ Thiên vẫn chưa nói rõ tại sao hung thủ lại là Hầu Thất Lang. Tạ Trọng Ngoạn liền không vội truy ép. Ông ta không ra giọng uy nghiêm và ôn tồn hỏi:
- Có chứng cớ không? Hầu Học Thiên đã ở công đừơng nhận hết, không thay đổi, sao ngươi dám phủ định?
- Có chúng cớ ạ! - Hầu Kỷ Thiên cúi đầu nói - Hầu Thất Lang sau khi bị giải đi, ở trong ngực viết văn tự làm bằng, lấy 17 mẫu ruộng do hắn đứng tên, sang tên cho vợ Hầu Giác Thiên là Tưởng Thị. Chị ta đúng là chi dâu, vợ chồng họ thông đồng với Thất Lang nhận tội thay cho hắn. Các quan xét án đều cho rằng Hầu Giác Thiên gây chuyện từ việc bán ruộng, không dính dáng đến Hầu Thất Lang, nên cho là hắn không đánh chết người, làm sao biết chuyện hắn sang tên ruộng cho Hầu Giác Thiên.
- Người từ đâu mà biết được.
- Người trong ngục là Trương Thăng tố cáo cho con!
Chu Y Viên đột nhiên quát lớn:
- Hầu Kỷ Thiên, người dám vu cáo ư?
Tiểu nhân cứ thực mà nói, nếu sai, xin chịu tội. Chu Y Viên sắc mặt lại bình thường, thân thiết nói:
- Hầu Kỷ Thiên, ngươi nhớ đến em ruột chết oan quyết chí báo thù, khó mà không nói sai, ta chưa trị ngươi tội vu khống, hãy cho ngươi về nhà đã!
Hầu Kỷ Thiên luôn luôn dập đầu xuống, nói:
- Tiểu nhân nói sự thục, đúng là thực ạ!
Nói rồi, hắn úp mặt xuống đất, khóc to lên:
- Đại nhân, đúng là thực mà, thực mà!
Chu Y Viên đưa mắt cho Lưu Bỉnh Dụ, Lưu vẫy tay áo nhẹ nhàng bảo:
- Việc xét xử tạm thôi!
Ông cùng Tạ Trọng Ngoạn ra lối sau, chỉ thấy Hầu Kỷ Thiên vẫn nằm phục xuống đất khóc: "Quan lớn ơi, con không hề vu khống, con nói thực mà!".
Chu Y Viên quay đầu lại mỉm cười. Ông tin vào Hầu Kỷ Thiên nói thực, ông cảm thấy điều không có trong bản án, lại cực kỳ quan trọng, nếu tra xét dược chuẩn xác, sẽ tìm ra được hung thủ. Chu Y Viên làm việc chu đáo, tại nhà nghỉ bàn bạc với Lưu Bỉnh Dụ vài câu, liền lập tức khởi hành, thân đến châu Quế Dương, bắt Hầu Tưởng Thị. Tạ Trọng Ngoạn cũng bí mật đi Quế Dương, không cho ai biết và cũng không đánh động đến huyện Gia Hòa.
Hầu Tưởng Thị đột nhiên bị gọi lên công đường. Chu Y viên rõ đó là một người đàn bà gan góc, ắt không chịu nói hết sự tình. Lại biết Hầu Tưởng Thị tuy là một người đàn bà nhà quê, nhưng từ khi nảy sinh ra vụ án, đều có xin tiếp kiến các quan huyện, quan tri châu, nên cũng chẳng hề sợ cửa quan. Sau khi thị bị đem đến công đường, thì không nhận có liên quan đến vụ án. Thị nói:
- Thưa quan lớn, tôi là đàn bà trong nhà, có đâu dính dáng đến chuyện của đàn ông. Xin quan lớn minh xét.
“Minh xét” đây có phải là lời ăn tiếng nói của người đàn bà nhà quê không? Vả lại, thị không kêu khóc, thái độ thế đó. Tinh thần thái độ của Hầu Tưởng Thị khiến Chu Y Viên lưu ý. Dẫu vậy, ông vốn là người hiểu đời, lập tức biết mình có lầm hay không. Ông một mặt cho tạm giam Hầu Tưởng Thị, một mặt cho người di tra xét nhà họ Hầu. Không bao lâu, gia nhân trở về, chẳng thu thập được gì cả Thật là khó cho Chu Y Viên. ông chắp hai tay đi tản bộ ở công đường nghĩ "Hầu Kỷ Thiên bữa nọ tố cáo việc Hầu Thất Lang sang tên ruộng cho chị dâu, đó là điều khẳng định, không phải là nói dông dài. Hầu Thất Lang trong lúc viết văn tự, thì lấy giấy bút ở đâu, điều được viết ấy hẳn không phải là không có! Chính Hầu Kỷ Thiên đã từng nghe bọn lính coi ngục bàn tán về chuyện này. Hầu Thất Lang viết gì, bọn lính ngục trái lại, nói là không rõ. Hầu Tưởng Thị một mực không chịu nhận việc này, trước sau như một. Chu Y Viên vỗ vào 1 trán nói: "có đấy”. Ông liền truyền lệnh: Tìm Trương Thiên Hoành tới!".
Một lúc sau, Trương Thiên Hoành tới. Đó là một người trạc ba mươi tuổi, lông mày rậm, mắt to, cử chỉ nhanh nhẹn. Anh ta là gia nhân của Chu Y Viên, làm việc cẩn. thận, thành thục, lại linh hoạt, đáng được sai đến huyện Trường Sa. Lần này, Chu Y Viên đến huyện Quế Dương công cán, liền đem theo làm người giúp việc. Trương Thiên Hoành vào ra mắt Chu Y Viên, thi lễ. Chu Y Viên nói.
- Miễn lễ! miễn lễ!
Hai thầy trò hỏi han nhau đôi chút, liền đi vào chuyện chính. Quan tri phủ với người học trò vẫn thường bên nhau từ thuở hàn vi, nên tình nghĩa quan hệ rất thân thiết, sâu nặng, nên Chu Y Viên đã gọi Trương Thiên Hoành đến Quế Lâm giúp mình xét án. Chu Y Viên ôn tồn kể lại chuyện Hầu Kỷ Thiên đến kháng cáo và Hầu Tưởng Thị không chịu nhận. Trương Thiên Hoành cũng là người nhạy bén, nói:
- Bẩm quan, quan cho tôi đi làm rõ trắng đen, đem bản văn tự ấy về!
- Anh thực là người sáng suốt!
- Dạ, chút sáng suốt ấy, cũng do tôi học lỏm được ở quan lớn đấy ạ! - Trương Thiên Hoành nói - Tưởng Thị nếu đã đem văn tự đi khỏi chắc chỉ còn dựa vào đám thông gia và những người thân gần nhất, cứ lần theo những người ấy, thì sẽ tìm được chỗ cất dấu bản văn tự.
Chu Y Viên gật đầu ưng ý, nói:
- Đúng, ta cũng có ý nghĩ ấy, anh đem vài người, đi nhanh, về nhanh, tìm cách lấy cho được văn tự. Chu ghé sát Trưởng Thiên Hoành nói:
- Việc này không chỉ rất cần cho vụ án mà còn liên quan đến mấy vị quan phủ, ngươi kín đáo hành sự, chớ có phô trương.
Trương Thiên Hoành đến huyện Gia Hòa, gọi những người lân cận hỏi han về nhũng người thân thích, bạn bè của Tưởng Thị, đặc biệt hỏi đến những người thông gia, dâu rể của ả. Được biết con rể là Lưu An Vị gần đây thường đến thăm mẹ vợ, khi đến, hai mẹ con đóng cửa bàn bạc, khi đi dáng vẻ có vội vàng, hoảng hốt. Hình tích khả nghi. Trương lập tức cho đòi Lưu An Vị. Anh chàng Lưu An Vị còn trẻ, chưa đầy hai mươi tuổi, sinh tại ở vùng chân quê, cũng chưa am hiểu chuyện đời là bao. Trường Thiên Hoành ra uy hỏi một chập, Lưu An Vị sợ trách nhiệm, quả nhiên khai ra việc Hầu Thất Lang viết văn tự giao cho Hầu Tưởng Thị và lấy đưa cho. Trương Thiên Hoành thu được chứng cứ, ngay đêm ấy vội trở lại Quế Dương.
Ngày thứ hai, Chu Y Viên thăng đương xét án, đem Tưởng Thị từ trại giam tới xét hỏi. Tưởng Thị vẫn chối là không có chuyện Thất Lang viết văn tự. Chu Y Viên đập bàn, quát:
- Mụ đàn bà to gan kia, có thật thế không? Ông liền đem thủ bút của Hầu Thất Lang tới, Tưởng Thị nhìn thấy, mặt trắng bệch, liền đập đầu nói:
- Con nhận, con nhận, xin quan lớn khoan thứ cho!
- Phải khai cho thực, nhược bằng dấu diếm, thì ta sẽ gia hình đấy.
Tưởng Thị dập đầu nói:
- Bẩm quan lớn, con khai. Khi xảy ra vụ án, chồng con là Hầu Giác Thiên, anh chồng con là Hầu Học Thiên và em chồng là Hầu Thất Lang bị bắt, giam vào ngục. Con nghe nói là người bị chết là do đòn gánh đánh vào đầu mà chết. Chồng con cầm gậy, Nhạc Thiên không phải là do anh ấy đánh chết. Bởi vì, chồng con vào ngục, con chưa kịp lo chạy chọt. Một bữa vào ngục thăm, Thất Lang chợt quỳ trước mặt khóc van xin, rằng để chồng con nhận là thủ phạm, thì tính mạng không lo gì, chỉ phải đi đầy.
Chú ấy sẽ đem phần ruộng tốt 14 mẫu sang tên cho để nuôi gia đình. Con chưa bằng lòng. Chú ấy bảo đi đầy chỉ dăm, ba năm rồi về. Chồng con hàng ngày vẫn vào ra đám cờ bạc, đồ trang sức của con cũng lấy trộm, bán đi hết, lại muốn bán luôn ruộng đất. Anh ấy lại có tình nhân ở bên ngoài, ít khi về nhà ngủ. Con nghĩ người chồng như thế, cũng nên xa cách ít lâu. Nếu như anh ta ở nhà, ruộng đất cũng không giữ nổi. Con nghĩ nếu anh ấy bị đi đầy thì cũng xa luôn người đàn bà kia, thứ đến ruộng đất cũng giữ được, với con, với gia đình đều có lợi.
Con biết Thất Lang xin cứu mệnh, thì cũng chẳng tính đếm gì, con bảo thế vẫn còn ít, Thất Lang cắn răng nâng lên là 17 mẫu. Con liền bằng lòng. Trong bụng nghĩ ngồi hứa với nhau, nếu sau này lại trở mặt, mình lại không được gì con bèn kiên trì bảo Thất Lang viết văn tự, chú ấy bằng lòng ngay. Con mang khế ước về, để ở nhà. Về sau Trương Tri châu xét lại vụ án, cho rằng Giác Thiên lúc ấy có gậy, không phải là hung thủ... Con nghe được đâm hoảng, thứ nhất sợ quan phủ phát giác, truy cứu đến chuyện văn tự, thứ hai chồng con là Giác Thiên lại lấy văn tự mà đánh bạc, nên để ở nhà không ổn, con gọi con rể là Lưu An Vị giao cho giữ hộ, nó nhát gan không dám nhận. Con bảo con gái đến nói cho một trận, Lưu An Vị đành nhận cầm cho...
Chu Y Viên tra hỏi ra sự việc, nhận định hung thủ chính là Thất Lang. ông lại lấy văn tự và các bằng chứng khác trình lên tỉnh. Lưu Bỉnh Dụ hỏi rõ tình hình, liền vội bẩm với Thường Quân. Chu Y Viên sau khi xét án xong, nhân lúc rỗi việc? liền mặc áo xanh, đội mũ nhỏ, thường ra vào quán trà, quán rượu, ngày ngày vui thú, nào biết ông đang tham gia dò xét, lần dò một người, một thời đã từng làm náo động kinh thành.
Người mà Chu Y Viên lần dò ấy là ai? Là Trương Hoành Toại.
Một bữa, Chu Y Viên đến thăm chùa Khai Phúc. Chùa này là một di tích lâu đời nổi tiếng ở Trường Sa. Thời Ngũ Đại Thập Quốc, vua Sở là Mã ân dựng lên, ở bên núi Tử Vi, mặt sau tựa vào Hồ Bích Lãng, khoảng trời nước mênh mang, khí tượng thật khác thường. Sau con của Mã ân là Hy Phạm lại làm thêm Vườn Hội Xuân, nhà gia yến. Đến thời Bắc Tống, nơi này đã phát triển thành một vùng phong cảnh, có hồ Bạch Liên, giếng Long Tuyền, tháp Xá Lợi, tầng tầng lầu gác. Tiến vào cửa núi, mặt trước là vùng nước lớn, nước trong ngăn ngắt, hoa sen đỏ đung đưa. Đó chính là chỗ phóng sinh trước cung điện, trước nước có cầu ván qua bờ. Tầng điện thứ nhất, là Tam Thánh Điện thờ Phật A Di Đà, Quan Thế âm, Đại Thế Chí Bồ Tát. Tầng điện thứ hai là Đại Hùng bảo điện, thờ Thích Ca Mâu Ni pháp thân cao lớn, vàng biếc lộng lẫy. Tầng thứ ba thờ Tỳ Lư Phật, trên lầu chứa nhiều kinh Phật rất quý. Phía đông diện là phòng khách, nhà trái, mái tây là nhà chùa. Chu Y Viên sau khi bước vào, nhà sư ra đón tiếp, hỏi đến pháp danh trụ trì, mới biết là bậc cao tăng. Hai bên trò chuyện về thiền, đem trà tới sư Pháp Tính nói:
- Thưa ngài, nước pha trà này lấy từ giếng Uyên Ương thực ra là hai giếng, mà ngẫu nhiên hợp một, nên gọi là giếng Uyên Ương. Nước trong mát ngọt. Có một điều lạ, khi pha trà vào, thì nước như sẵn có từ hai giếng dần ngấm vào trà, rót thấy hơi cuộn vào nhau như một đôi uyên ương thì đó cũng là một điềm lành.
Chu Y Viên mỉm cười nói:
- Thử xem triệu về tôi có tốt không.
Nói rồi, ông cầm lấy ấm rót chỉ thấy một làn hơi trắng, cuộn thành một vòng tròn trên miệng chén. ông nhìn thiền sư Pháp Tính, thấy sư thay đổi sắc mặt, biết là diềm chẳng lành, liền lặng suy nghĩ. Lúc đó, hơi trà chợt thành hai luồng, cuồn cuộn bay lên, Pháp Tính liền bảo:
- A di đà Phật, cát nhân thiên tượng, thái tôn, ngài sắp tới gặp chuyện bị chèn ép, nên cẩn thận, nhung sau họa lui, phúc đến, sẽ được thăng tiến.
Pháp Tính nói sự thật, trái lại Chu Y Viên lại chưa cho là thế. Ông uống trà, từ biệt thiền sư, ra cửa mà đi. Ông cười thầm Pháp Tính, người đã nương cửa Phật, miệng còn nói “uyên ương", "thăng tiến", chưa quên được cõi trần, thế thì tu cũng hư danh thôi. Ông quay về phủ, có người đến báo:
- Tri phủ họ Trương đến thăm.
Trương Hoành Toại từ cửa sau bước vào, mặt mày tươi rói. Từ ngày, Trương nghe nói Chu Y Viên thụ mệnh xét lại vụ án chết người, lòng cũng chẳng ngại. Bởi nghe nói Chu Y Viên có nhiều từng trải. Hai người trước đây làm việc vốn chẳng ưa gì nhau, Trương sợ Chu Y Viên mượn cơ hội trả thù. ông ta vốn ở Thường Đức, lại đặc phái đi xem xét lại tình trạng của vụ án ở đất này, nhưng Chu Y Viên đã phòng ngừa người khác ra tay ngầm, thấy công việc khó khăn nên hành sự kín đáo, vừa mới dò xét đã chắc gì tìm ra được điều gì. Lại chuyện Chu Y Viên xét hỏi Hầu Tưởng Thị, lấy được văn tự, sự việc mới xét được cặn kẽ. Ông đem tình hình nói với Trương Hoành Toại, Toại lập tức ruột nóng như lửa, ngồi đứng không yên. Vốn là Trương Hoành Toại đã từng xét vụ án này, được Thường Quân khen ngợi, cho làm tri phủ. Chức "Thái Thú Hoành Đường" ngồi chưa ấm chỗ, Chu Y Viên đã tỏ rõ rằng Trương xét án sai. Đó không phải là chuyện gấp ư? Nếu đúng Hầu Thất Lang là hung thủ, Trương Hoành Toại chẳng những bẽ mặt, lại có đến bao nhiêu vị quan khác cũng bẽ mặt theo. Trương nghiến răng, mím lợi nói: “Chu Y Viên, người thật là lắm chuyện!". Trương quyết cùng Hạ Thanh đi một chuyến, từ Thường Đức vội khởi hành lên tỉnh, trước hết gặp Thường Quân. Trương mang theo cá bạc Động Đình, rùa vàng Quân Sơn, vịt bầu Vũ môn, vây cá, trà tuyết trên núi cao, bức thêu hoa cúc ở Lưu Dương, rất nhiều đặc sản. Thường Quân tiếp Trương, hàn huyên đôi câu, bảo:
- Chu Y Viên xét án cho hung thủ là Hầu Thất Lang. Việc này ra sao đây?
Trương Hoành Toại, trầm giọng như tự trách, nói:
- Bẩm đại nhân, Chu tri phủ cùng bỉ chức có mâu thuẫn, đã cùng tôi có lúc tranh cãi, tôi có quá lời nói lại ông ta, về sau cũng hối lại. Trương không nói hai người va chạm về việc gì, cũng không trách cứ gì lắm Chu Y Viên, cứ nói hàm hàm, hồ hồ, tự mình than trách: chẳng ngờ đến thế này...
Tuần phủ Thường Quân là một viên quan ậm ờ, cũng chẳng thèm hỏi giữa Trương và Chu có mâu thuẫn gì, chỉ nghe Trương Hoành Toại tự trách mình, liền khen tinh thần nghiêm khắc với mình của Trương, gật đầu nói:
- Thì ra thế à?
Trương Hoành Toại bám lấy Thương Quân nói:
- Chu tri phủ làm thế, chỉ sợ đâu chỉ nhằm vào tôi.
Rồi trong như muốn nói nữa lại thôi.
Thường Quân dẫu ậm ờ, nhưng nhắc đến chuyện quan trường lấn át nhau thì rất nhạy cảm, bèn bảo:
- Nói xem nào!
“Sâu vào tổ phượng, phương bay rồi", vốn là một câu nói chơi, nhưng lúc này hẳn có ý Trương Hoành Toại lúc này sẵn chủ ý, Trương biết Thưởng Quân học hành chẳng ra sao, cũng chẳng biết mẹo luật gì, dẫu câu thơ này, Thường Quân cũng chẳng hiểu mà cái câu “Sâu vào tổ phương, phương bay rồi, Đầu cắm cỏ xanh có bấy người, mưa lớn dội ào ngang dốc núi, Bạn bè nào có thấy thêm ai!” đó là câu thơ đùa, chê nhũng bác thích bốn chữ “Phong, hoa, tuyết, nguyệt", đến trẻ con cũng thuộc, chỉ có Thưởng Quân là không hiểu, nhung vừa nhắc qua, Thường Quân nghe qua cau mày lại.
Thực ra, Thương Quân nghe rất hiểu. Nguyên do là Tuần phủ Lý Nhân Bồi, Thường Quân đến thay ông ta. Thế chẳng là "Sâu vào tổ phượng, phượng bay rồi" ư? Thế ra ta là sâu, Lý Nhân Bồi là chim ư? Mình là Thường Quân chiếm sào huyệt của Lý ở Hồ Nam ư? Thường Quân thế là bừng bừng nổi giận, hiện ra sắc mặt, nói:
- Đừng có nói dông dài. Đúc vua bắt làm việc, ai mà chẳng phải nghe.
Dù Thường Quân có nói thế, Trương Hoành Toại đâu chịu làm thằng ngốc, Trương đi guốc trong bụng Thường Quân, nhưng Trương cáo từ lui ra. Cứ theo lễ mà nói thì các quan ở phủ, ở sảnh thấy các quan Tổng Đốc, Tuần Phủ, khi từ biệt phải vái Tổng Đốc, Tuần Phủ ba vái.
Tổng Đốc, Tuần phủ đứng dậy, không đưa tiễn, không phải vái lại đáp lễ. Lần này, Thường quân tiếp Truơn Hoành Toại tiễn ra tận ngoài, đó chính là lấy lễ đối với án sát, bố chính mà tiễn Trương. Trương Hoành Toại thấy thế, biết Thường Quân lấy lễ với quan cao đối với mình gã liền thấy mình có thể thẳng lưng để toan tính với Chu Y Viên.
Trường và Chu y Viên gặp nhau, đưa đẩy vài câu khách sáo, Trương cất lời nói trước:
- Nghe nói xem xét hung thủ ở huyện Gia Hòa, Chu đại nhân có cao kiến, tôi chưa được nghe.
Chu Y Viên biết Trương Hoành Toại muốn tranh cải, ông cũng biết Trương từng được Thưởng Quân cất nhắc, gần đây lại vinh thăng tri phủ Thường Đức, ông chưa vội bàn đến tội phạm, chỉ ôn tồn nói:
- Trương Đại nhân, tôi được tiếp việc xét xử vụ án Gia Hòa, cũng do cấp trên sai làm, không làm không được. Cũng chẳng hề có ý thay đổi gì, nhưng Hầu Kỷ Thiên lên tỉnh kháng cáo, nhất định cho thủ phạm là Hầu Thất Lang, tôi hỏi hắn có chúng cớ gì không, hắn nói Thất Lang trong ngục có viết văn tự, đem 17 mẫu ruộng tặng cho vợ Hầu Giác Thiên, xin Giác Thiên nhận làm hung thủ. Tôi đến Quế Dương xét hỏi, lấy được chúng cớ, thấy có việc ấy. Nếu như Trương đại nhân, có điều gì nghi ngờ về việc này, thì cứ hỏi, Hầu Thất Lang nếu không phải là hung thủ, tại sao lại đem ruộng tặng cho chị dâu!
Trương Hoành Toại nói:
- Anh em họ từng là ruột thịt sâu nặng, thấy anh phải đầy ra biên ải, tự mình giúp đỡ, thì có gì là lạ đâu! Vả lại cái văn tự ấy chắc gì Thất Lang đã viết!
Chu Y Viên không khỏi túc giận nhưng cố nén nói:
- Nghe Trương đại nhân nói, ý muốn trách Chu Y Viên này tạo chúng cớ, để chống lại ngài ư?
- Tục ngũ có câu: cơm trong âu cách gỗ đấy! Câu “Lòng người dấu sau da bụng, cơm trong âu cách gỗ" là một câu tục ngữ ở Hồ Nam, ý nói lòng người hay dở dói. Chu Y Viên nghe xong, mặt xầm xuống, ông biết Trương Hoành Toại có người đứng phía sau, liền nói:
- Trương đại nhân cũng biết câu tục ngũ ấy ư?
- Cái gì?
- Lấy lòng tiểu nhân để đo lòng quân tử!
Ta chẳng biết tiểu nhân là ai, cái vụ án dân sự này, thật đáng bực mình, không hóa thành có, người tạo ra chứng cớ, họ không phải là hạng tiểu nhân ư!
Hai người điều qua, tiếng lại, càng ngày càng gay gắt. Trương Hoành Toại nổi nóng bảo:
- Chu đại nhân, ta khuyên ông nên chấm dứt việc này đi!
- Ta chẳng sợ ai uy hiếp đâu!
Trương Hoành Toái cười nhạt, bảo:
- Không sợ ư? Thế thì quả là gan đấy, quả là gan đấy!
Nói xong, Trương phẩy tay áo đi ra, lên kiệu, bảo lính ”Về ngay dinh án sát".
Chu Y Viên thấy Trương Hoành Toại đùng đùng như thế, ngang ngược vô lối, không thể nhịn cơn tức được.
Thấy Trương Hoành Toại bỏ về dinh án sát, vẫn chưa tan cơn tức, ông hậm hực bước về phòng. Ông mài mục, giở giấy, viết một tờ tường trình, tự nói mình tài kém ít học, không thể gánh nổi trọng trách, xin thôi khỏi chức thẩm phán. Lưu Bỉnh Dụ tiếp Chu nói:
- Chu đại nhân, không muốn đấu đá, lui về cũng được, người được hoàng thượng phái đến xét vụ án này là Hòa Thân. Ông ta chẳng bao lâu sẽ tới, chẳng muốn thấy các vị tranh cãi nhau đâu!
Lưu phê chuẩn lời xin của Chu Y Viên. Chu sau khi giao lại công việc, lập tức quay về ích Dương. Dù ông đã thôi chức thẩm phán, nhưng mắt vẫn không rời chuyện trên tỉnh, xem động tỉnh ra sao.
Quả nhiên, Hòa Thân lại cùng Thường Quân đấu trí, sóng gió Trường Sa lại nổi dậy, càng ngày càng dữ, một loạt đám quan lại trong cơn gió thổi lá bay, rơi rụng hàng loạt.