Ngày an táng, kinh thành giới nghiêm, toàn thành Bắc Kinh không gặp một ai điểm lục tô hồng, cả kinh sư mang sắc màu ảm đạm.
Hòa Thân theo sau quan quách, tiễn đưa.
Khi xong công việc, từ Dịch Châu trở về, Hòa Thân chân rúc, lưng đau, mệt mỏi rã rời, nên xin hoàng đế cho nghỉ ngơi ít bữa. Hoàng đế Càn Long cũng biết rằng Hòa thân vất vả vì công việc, thương sót ông ta, liền cho phép nghỉ một tháng. Hòa Thân sung sướng vì được mấy ngày thanh nhàn.
Lại nói về một hôm, Hòa Thân cưỡi ngựa đi ra ngoài thành. Thấy đồng ruộng ngoại thành Bắc Kinh kề nhau thẳng tắp, tràn đầy sức sống ấm no. Đi không xa, rồi theo một lối ngoặt, cả một hồ nước mênh mang đã hiện ra trước mắt. Ngoảnh nhìn về phía Tây, là cả một giải núi chùa chiền lấp ló giữa tùng xanh bách biếc, cao thấp kề nhau, đỏ màu lửa đỏ, trắng màu tuyết trắng, xanh màu xanh chàm, biếc màu lục biếc, lại có cả một cánh rừng phong xen vào giữa, đẹp như một bức tranh thủy mặc to lớn của Triệu Thiên Lý người đời Tống.
Trong khi Hòa Thân còn đang xuýt xoa ca ngợi, chợt nghe từ xa vang lại một hồi chuông chùa. Cúi đầu nhìn xuống, nào ngờ mặt nước hồ phẳng lặng trong sáng như một tấm gương soi. Ngọn núi xa nghiêng bóng xuống hồ, trông rõ ràng như thực. Những đền đài, cây cối, cũng sáng long lanh. Trên ngọn núi này còn có cả một khu chùa, nhung đã bị một lớp lau lách gần như phủ kín. bây giờ lại chính là lúc thưởng hoa, nên cả một vườn hoa mang theo hơi nước trong ánh tà dương, đẹp như một tấm thảm nhung màu hồng màu sắc thật tuyệt vời.
Hòa Thân lại nghĩ, cảnh sắc tuyệt vời như thế này, tại sao lại chẳng có ai tới đây thưởng thức. Nên đã thúc ngựa đi vòng theo mép hồ, muốn lên xem khu chùa nằm sâu bên trong khu núi kia. Hòa Thân phóng ngựa đi lên trước, Trương Thiên Hoành cũng giục bọn tiểu đồng phóngngựa đuổi theo. Trên con đường đó, đã không có biết bao nhiêu người phải dạt vào tránh ở ven đường, có những người do gồng gánh cồng kềnh, không tránh kịp, hàng hóa đổ tung tóe hết.
Khi Hòa Thân đã phóng ngựa tới chân núi, bèn xuống ngựa, thả cho ngựa ăn cỏ, chỉ cầm chiếc roi ngựa thôi. Đứng đợi Trương Thiên Hoành cùng bọn tiểu đồng tới, Hòa Thân ngoái nhìn bên dưới, khắp nơi. Khi bọn Trương Hoành tới, Hòa Thân bảo bọn họ:
- Bọn các anh cứ đứng đợi ở đây, mình lên núi xem một chút.
Nói xong bước lên núi theo những bước dài. Mới đi được một đoạn ngắn, đã nhìn thấy chỗ để xe bên đường, những chiếc xe ngựa của hậu cung, trong lòng chợt lấy làm lạ. Nghĩ: thôi mặc xác họ, và rồi bước tiếp, đi lên. Đi được một lát nữa, mới nhìn thấy một cửa vào núi cũ kỹ mục nát, bên trên cũng có một câu đối loang lỡ, trên trán cửa cũng viết qua quýt mấy chữ: “Cỗ Linh Giới Tự” (Chùa Cỗ Linh Giới).
Qua cửa đó, Hòa Thân vẫn bước lên, nhưng lại không có đường. Quay nhìn về phía Nam, mới trông thấy những đường đi lễ chùa, đang lần bước đi ngược lên núi. Hòa Thân chợt hiểu ra rằng, đường mà ông ta đi lại là đường ngách của chùa Linh Giới, đường chính lại nằm ở bên phía Nam kia, và cũng hiểu được tại sao xe ngựa của hậu cung lại đỗ bên đó.
Hòa Thân đang băn khoăn về chuyện ngựa xe của hậu cung làm sao lại lên đến tận ngôi chùa cổ, nơi núi hoang vắng vẻ này để làm gì. Vừa nghĩ, Hòa Thân vừa dấn bước đi lên. Nhưng càng đi càng không có đường, ngôi chùa lại nằm ngay ở đầu mỏm núi kia. Hòa Thân hơi hối hận thấy rằng chẳng nên đi mò một mình, trong khi không biết đường.
Trên đầu Hòa Thân đã rơm rớm mồ hôi, và giữa lúc hơi bối rối, bỗng chợt nhìn thấy một cửa nhỏ, chìm lẫn trong đám lau lách cao ngập đầu người. Cánh cửa hững hờ nửa như mở, nửa như đóng, nên đã vội vã chạy tới. Đẩy thử, cửa không khóa, liền lách ngay người vào.
Hòa Thân thấy sờ sợ, hối hận rằng đáng lý ra mình phải mang Trương Thiên Hoành đi theo. Nhưng đã lỡ đến thế này mất rồi cũng đành liều lĩnh một phen, đi tiếp. Bên trong cửa này có một đường hầm rất hẹp, vừa dài vừa tối đi một đoạn, hình như có một lối rẽ đột ngột. Do bụng to, người béo, Hòa Thân chỉ đành sờ soạng nghiêng người, ven theo một bên vách hầm mà đi.
Bỗng nhiên, Hòa Thân phải đột ngột dừng chân, vì nghe thấy ở đâu đó có tiếng người. Hòa Thân nín thở, lắng nghe tỉ mỉ phân biệt được rằng: tiếng người con gái thì thào rung rẩy, thỏa mản rên rỉ, còn người đàn ông thở hổn hển, hỳ hục như một con sói đang thi sức mạnh. Hòa Thân đã không nghe thì thôi, nhưng đã nghe rồi làm sao mà chịu đựng, nín nhịn, mặc cho người khác làm bậy được, Hòa Thân nghe ngóng ở chân vách hầm. Rồi lớn tiếng quát to:
- Kẻ nào làm bậy ở đây vậy?
Tiếng của hai người nam nữ kia cũng đột ngột nín thít. Hòa Thân vội vàng hỏi tiếp:
- Các người đang làm bậy làm bạ ở góc nào vậy?
Hỏi vậy, nhưng tự mình cũng không dám động cựa gì. Thấy vẫn im lặng như tờ, và cũng không có tiếng bước chân đi, bất giác Hòa Thân cũng phát hoảng lên. Và quát một câu nữa:
- Hãy vác mặt ra đây xem nào!
Trên vách tường của đường hầm hẹp chỉ có chính tiếng của Hòa Thân ong ong vang vọng. Lặng lẽ, im ắng một lúc lâu, Hòa Thân cũng không dám đánh tiếng, nhưng vẫn cố lắng nghe thêm một lúc nữa, biết rằng chẳng còn tiếng gì, mới dám thở mạnh, trong lòng tự bảo, hãy quay về thôi.
Phải một lúc lâu sau, mới mờ mờ ảo ảo, nhìn thấy một đốm sáng ẩn ẩn hiện hiện ở phía xa, rồi lại phải mò mẫm tiếp trong khoảng thời gian nhai giập miếng trầu, mới nhìn thấy lối ra. Thì ra trong con đường hầm này vốn có một con đường vòng với hai lối rẽ, khiến cho người ở trong hầm khó mà tìm được cửa ra. Chui ra được khỏi con đường hầm, Hòa Thân mới khoan khoái thở một hơi thật dài.
Hòa Thân đưa mắt nhìn bốn xung quanh, ngay bên cạnh cửa đường hầm này, là những cây thanh hao mọc cao hàng trượng, Hòa Thân chợt thấy lạnh toát người. Ngước nhìn lên cao, ở trên đó còn có một tòa điện thờ đứng chênh vênh, cô đơn, ngoảnh nhìn xuống dưới, lại thấy có điện thờ nằm dưới đó, thế là Hòa Thân lại phải tìm đường đi xuống.
Nay lại nói về con đường hầm dài này, nó vốn được đục theo lòng một trái núi nhỏ, và khuôn theo thế uốn lượn của trái núi, dài độ mười trượng, ở giữa có một khoảng đất trống, rộng, trông giống như một điện thờ. Có một đường đi thẳng, thông tới điện thờ trên cao. Đường hai bên, phía đông và phía tây, chọn theo thế vu hồi, gặp nhau. Điện thờ trên cao, vốn là một pháo đài của một thành lũy biên ải thuộc đời nhà Minh. Vào giữa đời Minh nó trở thành hoang phế, hủy bỏ, song con đường hầm này, vẫn là nơi cất giữ lương thảo và binh khí. Về sau, đời ta xây chùa trên giải núi này. Lấp cửa khẩu con đường hầm đó đi, qua ngày lâu tháng dài, nó lại bị những người hiếu kỳ moi ra, rồi dần dần, nó trở thành chuyện bí mật mà công khai ở khu chùa này.
Sau nữa, đã có nhũng nhà sư đưa khách hành hương tới làm chuyện bậy bạ. Người ta cũng đã lại bịt đi mấy lần, nhưng chỉ được một thời gian, nó lại bị moi ra. Dần dần chẳng còn có ai quản nữa. Song những chuyện đó, tỉ có những người trong chùa biết, nếu có cũng chỉ thêm có ông sư cụ biết. Sư cụ thấy rằng nó cũng chưa làm bại hoại danh dự của chùa, nên cũng tạm thời bỏ đấy.
Lại nói Hòa Thân vừa đi vừa ân hận, nhưng đồng thời một nỗi dục vọng đam mê, không biết từ đâu tràn tới bừng bừng nổi lên trong người. Quan vừa đi vừa nghĩ tới việc bậy bạ của đôi nam nữ kia, rồi bụng bảo dạ, thế là ở đây lại có “hầm khoái lạc", "hầm thần tiên”. Cứ vừa nghĩ như thế vừa lần đường đi xuống chẳng mấy lúc mà đã tới phía sau cửa chính điện. Sau đó mới thực đi vào đường chính.
Khu chùa này, bốn xung quanh đều xây lầu các bằng gạch, lầu các xây thành ba lớp: Lớp trên cùng là Thí Viện tả lâm, lợp ngói vẩy cá, hàng vạn viên, nằm ở bên trái, bên phải trèo tới phía đông thành nối với hàng loạt những công sự trên mặt thành. Nhìn xa ra bốn phía, đều là cảnh núi non, khói mây mờ mịt, một dòng nước biếc. Lớp giữa, tất nhiên phải có đường lên trên, xuống dưới, hai bên có một số bậc đá lên xuống, cũng phải tới mấy chục bậc. Lớp dưới, là một cái vòm động hình vành trăng, và là con đường chính vào ra.
Hòa Thân vừa xuống tới cửa vòm động lớp dưới, đã chợt nghe thấy tiếng lanh canh của đồ trang sức, rồi bất chợt hiện ra hai cô gái điểm trang cực kỳ xinh đẹp, và thấy trong mũi mình sực núc mùi hương, chẳng phải hương lan, chẳng phải hương xạ, thơm vào tận tâm can. Tất nhiên Hòa Thân phải dừng chân, đứng đó nhìn ngắm.
Nhìn kỹ mới thấy, một cô chừng mười bốn, mười lăm tuổi, trên người mặc một chiếc áo dài bằng lụa bạch, bên ngoài mặc chiếc áo cộc tay bằng gấm nhị làm chính hiệu, tóc trên đầu tết hình búi tó, giữa đỉnh đầu cài một bông thược dược, phía dưới mặc một chiếc quần bằng nhiễu xanh, xung quanh thêu hoa, cười tươi hơn hớn, kiều diễm đến như hoa hải đường cũng không thể nào sánh nổi. Còn cô kia, tuổi tác có nhỉnh hơn, thật đúng là nguyệt thẹn hoa hờn, tiên giáng phàm trần. Dáng vẻ yêu kiều ấy, sắp lướt ngang qua, đã làm cho ánh mắt của Hòa Thân lóe sáng long lanh. Song khi họ gần tới, trước mặt, Hòa Thân không thể không, cố nén lòng mình, lánh mặt sang một bên đường, nhường cho hai cô gái đi qua. Bốn con mắt của hai cô gái cũng tròn xoe nhìn sang Hòa Thân. Hòa Thân lại cảm thấy làn sóng mắt ấy đang như lướt sang người mình, và một sợi tơ tình hình như đã dành cho quan lớn mang theo. Đi theo họ ra khỏi vòm động, bước ra sân, rồi khi sắp tới nơi chính điện, cái ngoảnh đầu nhìn lại của cô gái tuyệt sắc giai nhân đó đã làm đảo lộn hết cả thể xác lẫn tinh thần của Hòa Thân.
Hai cô gái biến mất, đôi chân của Hòa Thân như bị đóng đinh tại chỗ. Đứng một lát, rồi mới từ tốn bước đi. Bất giác, Hòa Thân chập chờn nhớ lại, quần áo màu sắc trên người cô gái đẹp, đó là một chiếc áo đơn, nhiễu vân bức, màu lam nhạt, bên dưới là một chiếc váy bằng nhiễu màu hồng nhạt, có gấp nhiều nếp, búi tóc gọn trên đầu, cài một bông hoa trà trắng thơm ngát, tựa hồ như muốn khoe tươi cùng cảnh núi non xuân sắc.
Không gặp thì thôi, nhưng đã gặp, Hòa Thân bao giờ chịu bỏ. Quan đứng từ xa, nhìn bóng dáng hai người con gái đi xa dần. Quan đứng tần ngần suy nghĩ, ngây ngất vọng theo, và ra đến phía sau chính điện, lối có cầu thang leo lên tầng thứ ba. Quan thấy vui ngầm vì chẳng một ai có thể nhìn thấu được tâm sự của quan lúc này, liền bước lên cầu thang, tựa mình vào lan can nghĩ ngợi: "Cái con bé mười bốn, mười lăm đó, thật là đẹp nhất trần gian, tất cả các lầu xanh ở vùng này, không thể nào có được vưu vật ấy. Biết bao giờ mới gặp lại được nàng, để lại được hưởng thụ cái nhìn tha thiết của cặp mắt long lanh ân huệ ấy. Thôi, hãy cứ coi như, mình, Hòa Thân đã được hưởng một diễm phúc trong cõi đời này. Song dù sao cũng phải hỏi cho ra thân thế cuộc đời này".
Nghĩ vậy quan bước lên tầng thượng, rồi bước vào đại điện. Sư cụ đang ngồi tụng kinh, vừa nhìn thấy Hòa Thân với y phục nhà quan trên người, biết ngay đây là một vị có quyền cao chức trọng. Nên đã vái chào, nhường chỗ ngồi trên.
Sư cụ nói:
- Thưa quan khách, chắc đến đây có việc công?
Hòa Thân nói:
- Tôi chỉ làm phiền Hòa Thượng thôi, tôi xin được hỏi, hai cô gái vừa đi xuống đó, vốn là người ở đâu vậy.
Sư cụ đáp:
- Họ là thị nữ hầu cận của Thái Hậu.
Hòa Thân nghe xong, hơi ngạc nhiên hỏi:
- Sao họ lại ăn mặc kiểu thường dân?
Sư cụ đáp:
- Điều đó bần tăng không biết. Có điều rằng...
Hòa Thân hỏi gấp:
- Có điều rằng...sao?
Sư cụ đáp:
- Nghe nói, khi Thái Hậu còn tại thế, người chỉ tin các quẻ thẻ ở chùa này. Mấy ngày nữa sẽ là ngày dương thọ của Thái Hậu, Thái Hậu băng hà rồi, nhưng nghi thức nhà Phật còn chưa làm.
Hòa Thân gật gật đầu, nói:
- Hôm khác sẽ còn đến làm phiền Hòa Thượng.
Sư cụ nói:
- Xin quan khách cho biết quý tính đại danh.
Hòa Thân đáp:
- Vài hôm nữa sẽ nói tỷ mỹ hơn... nói xong, đứng dậy đi ngay.
Tối hôm đó, Hòa Thân ngồi uống rượu trong phòng ngủ, có hai cô gái nhan sắc cực kỳ xinh đẹp ngồi hầu, một cô châm thuốc, một cô đấm đùi.
Hòa Thân nói:
- Gọi Trương Thiên Hoành đến đây.
Một lát sau, Trương Thiên Hoành được gọi tới:
- Bẩm quan lớn có việc gì dạy bảo!
- Có phải rằng anh đã kết nghĩa kim lan với đại khái Giám Lưu Toàn, ngươi hầu cận gần cận của Thái hậu không?
Trương Thiên Hoành, nhận có.
Hòa Thân hỏi:
- Sự giao thiệp hằng ngày của hai người ra sao?
Trương Thiên Hoành đáp:
- Không có chuyện gì không nói.
- Thế thì tốt!
Hòa Thân đứng dậy, nói tiếp:
- Một vài hôm nữa, anh hãy dẫn Lưu Toàn về phủ, nói rằng ta có việc quan trọng cần nhờ giúp đỡ.
Trương Thiên Hoành vâng, rồi quay người định đi ra.
- Khoan!
Hòa Thân trầm ngâm một lát, cảm thấy rằng có một số chuyện cần phải cho Trương Thiên Hoành nói trước với bên đó để tránh sự khó nói của chính mình. Nên nói:
- Anh nên hỏi trước Lưu Toàn xem cô cung nữ chiều nay lên chùa xin thẻ đó là ai, tên là gì? Thái giám trả lời thế nào, thì tự anh, anh sẽ biết.
Trương Thiên Hoành thưa vâng, rồi lui ra.
Hòa Thân bèn cho gọi mưu sĩ Chu Y Viên tới, bảo chuẩn bị một ngân phiếu mười vạn lạng. Chu Y Viên, thưa vâng, rồi định lui ngay. Hòa Thân thấy rằng những công việc chính đã làm xong, bèn nói:
- Sư gia này, ông nên lên giường hút một điếu thuốc đi.
Chu Y Viên nhìn hai cô thị nữ xinh như mộng, bèn lên giường, cầm lấy điếu, bắt đầu hút. Hòa Thân lại cho nhớ tới cái động khoái lạc, đã đi qua lúc ban ngày, liền kể lại cho Chu Y Viên nghe. Chu Y Viên nghe xong phá lên cười sằng sặc, nói:
- Sao tướng công lại không thể tìm khoái lạc ở đấy.
Hòa Thân lại chợt nhớ tới hai cô cung nữ, và ước ao rằng, giá như được hành lạc ở nơi chùa chiền ấy, thì quả là một sự khoái lạc thật. Nghĩ tới đó Hòa Thân cũng phá lên cười sằng sặc.
Ngay lại nói đến đoàn ngựa của cung cấm ở chùa Linh Giới. Số là khi Hoàng Thái Hậu còn tại thế, một lần đi Tây tuần, lễ Phật ở Ngũ Đài Sơn, trên đường đi, có dừng chân tạm nghỉ ở nơi này, Hoàng Thái Hậu thấy bốn xung quanh đều là nơi non nước hoang vu, nhưng lại có cảnh trí đẹp, nên vô cùng thích thú rồi sai các nữ quan vào xin cho bà một quẻ thẻ.
Ngôi chùa nhỏ thấy Hoàng Thái Hậu giáng lâm, cũng đẳng biết xoay trở theo cung cách nào cho phải, và cũng chẳng có được một sự chuẩn bị trước nào, nên cũng đành chỉ bê cái ống thẻ vẫn dùng cho khách hành hương bình thường ra, tất cả mọi người đọc kinh, khấn khứa rồi một cung nữ rút thẻ cho Hoàng Thái Hậu. Không ai ngờ ứng, cô đã rút được quẻ thẻ tốt nhất: "Thượng thượng tiêm".
Bọn cung nữ quay về báo cho Hoàng Thái Hậu biết, Hoàng Thái Hậu cũng cực kỳ vui mừng. Cuộc Tây tuần Ngũ Đài Sơn thành ra cực kỳ may mắn. Khi trở về, đường về lại đi qua chùa Linh Giới này, lại sai các nữ quan ghé vào chùa xin cho bà một quẻ thẻ khác. Nào ngờ các nhà sư ở chùa Linh Giới lại chỉ bê ra chiếc ống đựng thẻ cũ kỹ nứt vỡ lần trước. Kết quả là, khi có cung nữ rút lẻ lại rút được quẻ “Thượng thượng tiêm", tốt nhất.
Hoàng Thái hậu bèn truyền chỉ, thưởng cho chùa Linh Giới một bộ kinh Bà La Mật, một chiếc ngọc như ý, một đôi bát mã não. Phút chốc, chùa Linh Giới trở lành nơi linh thiêng, người ta làm thêm một số thẻ dài hơn trước, mà toàn là loại thẻ tốt: thượng tiêm, không có thẻ trung, hạ tiêm. Nhưng tất cả vẫn bỏ vào chiếc ống thẻ bằng tre cũ kỹ ngày xưa, lại sai tất cả các sư ni suốt ngày ngồi rút thẻ, làm cho những chiếc thẻ mới, mau chóng trở thành thẻ cũ, cốt sao, ngươi nơi cung cấm không phát hiện được sự gian trá ấy.
Quan huyện sở tại nghe được tin đó, lập tức mò tới tận nơi, bỏ tiền ra tu sửa xây dựng lại, hương khói lập tức nghi ngút hưng thịnh hẳn lên. Nhưng từ đó về sau Thái hậu lại đến đây rất ít.
Trước khi Hoàng Thái Hậu qua đời, ngài bỗng nhiên lại nhớ đến ngôi chùa nhỏ bé này. Ngài có dặn dò bọn cung nữ rằng, sau khi ngài qua đời thì ngày mồng 7 tháng 7 đầu tiên, cung nữ phải đến chùa Linh Giới, rút lấy một quẻ thẻ, nhưng không được xem nhìn gì, mà cả ngày đêm cúng bái tụng kinh ở điện Lạt Ma cho vong linh ngài được siêu độ, sớm được về nơi thiên giới. Vì những lần đi xin thẻ trước đây đều do cung nữ đi, nên lần này cũng phải do cung nữ đi làm, cấm Thái Giám không được nhúng tay vào việc này.
Hai lần đi xin thẻ kỳ trước đều do một cung nữ tên là Xuân San đi làm. Xuân San biết rằng đây là lần được nhất cô ta có thể đi ra khỏi cung cấm, nên không những cố giữ chặt lấy việc này, mà còn đề nghị cho hai cung nữ xưa nay vốn chỉ biết cung cúc vâng lời đi theo. Hai cô cung nữ này tên gọi là Tuyết Hương và Chu Liên.
Xuân San tuổi tròn mười tám, vô cùng xinh đẹp, rất chủ động quả quyết trong công việc; Hai lần lên chùa xin thẻ kỳ trước, không một ai hay rằng, cô ta đã tống tình, chim ngay một nhà sư trẻ. Nhà sư kia tên là Tú Viễn, rất cao lớn, đẹp trai. Xuân San đã lấy mắt ngó lòng, lấy lòng ngỏ thân. Còn nhà sư Tú Viễn đã lấy thân đọc mắt, lấy mắt nhìn lòng. Hai người đã hiểu hết ý nhau. Chỉ chờ cơ hội trong lần sau.
Cô Xuân San này chỉ suốt ngày tưởng nhớ tới Tú Viễn, còn Tú Viễn cũng chỉ suốt ngày tưởng nhớ tới Xuân san. Tú Viễn cũng đã từng xem xét tỷ mỹ biết rằng ở đại điện lớn thứ hai là vô cùng kín đáo, khó bị ai phát giác thì chỉ có vào "động Khoái Lạc" mà thôi. Tuy cũng đã từng đưa "con nhang" vào trong động này, làm chuyện lăng nhăng, cũng đã từng có được cả đêm hành lạc, nhưng chẳng may, đấy chỉ là những cô gái quê và đám đàn bà lộn chồng.
Mùa thu năm nay, tấm lòng cung cấm cũng đã tới đây. Tú Viễn lập tức nắm vững lấy cơ hội này, chui vào trốn dưới án thờ của đại điện lớp thứ hai, bụng nghĩ, tất cả là nhờ ở duyên phận mà thôi. Quả nhiên khi xe ngựa từ nơi cung cấm đến dừng lại. Đầu tiên là Thái Giám vào tuyên chỉ:
- Tất cả các nhà sư tụng kinh niệm phật ở đại điện lớp thứ nhất, đại điện lớp thứ hai và lớp thứ ba cấm tất cả các nhà sư ra vào. Đồng thời phải khóa cửa để không có ai ra vào được.
Một nhà sư và ba viên Thái Giám, vào đại điện lớp thứ ba, đi lục soát tất cả các ngóc ngách, thấy không người nào, mới cho Tuyết Hương và Chu Liên vào trong cửa cót két đóng lại, và bập khóa. Lại một nhà sư dẫn ba Thái Giám vào đại điện lớp thứ hai, lại lục soát các ngóc ngách không thấy có ai, mới cho Xuân San vào trong. Cửa được khóa bằng một chiếc khóa to. Trong chính điện lập tức vang lên tiếng tụng kinh.
Một phiên đạo tràng, phải dài tới một canh giờ (hai tiếng đồng hồ, ND). Xuân San quỳ tại đó. Xuân San thấy hối hận vì chỉ có một mình mình vào đại điện lớp thứ hai này, vì đã kiên quyết để Tuyết Hương và Chu Liên ở lại đại điện lớp thứ ba, cho thuận tiện mình mình. Không ngờ cái tên đại Thái Giám Lưu Toàn dẫn đầu đoàn kia, lại độc ác khóa cửa lại, và kế gian phải chờ đến lúc rút thẻ mới thực hiện được. Xuân San bậm môi, nghiến răng tức giận. Nhung cô lại chẳng nghĩ rằng: Vốn là một cung nữ, làm sao mà có tự do được, thôi thì cũng đành vậy mà thôi, nghĩ tới đây nước mắt cô tuôn rơi lã chã.
Lại nói tới việc nhà sư Tú Viễn kia náu mình bên dưới án thờ, thấy Xuân San bỏ vào đại điện chỉ có một mình, rồi còn lập tức khóa lại, thì thấy vui mừng không tả. Lại nghĩ, nếu như bị Xuân San kêu lên, sự việc bị bại lộ hoàn toàn, thì chắc chắn đầu sẽ lìa khỏi cổ. Nhung khi nghe thấy trống tụng kinh vang lên, chợt thấy không còn biết sợ là gì nữa, nên đã phủi bụi trên người, rồi chui từ dưới gầm án thờ ra.
Xuân San mới đầu nghe tiếng lịch kịch trong gầm án thở, cũng sợ hết hồn, cho rằng có rắn chuột gì đó. Nhung khi nhìn thấy một người chui ra, ngoảnh mặt lại, thì lại là con người đẹp trai Tú Viễn, lòng xuân rối loạn bời bời, và hai người ôm chầm lấy nhau.
Nhưng họ vẫn sợ bên ngoài cửa nhỡ mà Thái Giám qua khe cửa nhòm vào, nên hai người cùng chui vào gầm án thờ nằm với nhau và bắt đầu cùng nhau làm chuyện mây mưa.
Vì thế có thơ rằng:
Việc này thích hợp chốn rừng mơ
Không thể đưa vào đại điện chùa
Nếu như ngậm miệng mà hoan lạc
Tiếng lạ đâu vang dưới án thờ.
Từ đó về sau, mỗi lần Xuân San tới chùa, Tú Viễn liền dẫn Xuân San vào động khoái lạc, mạnh dạn, hùng hục làm tới.
Nhưng lần này, trong khi Tú Viễn, Xuân San đang làm chuyện ấy, đã bị tiếng quát của Hòa Thân làm gián đoạn nửa chừng, hai người chạy biến mất. Cô Xuân San vội vã về quỳ mọp ở đại điện lớp thứ hai, một lát sau, cửa mở. Hai chú tiểu, khênh ống thẻ đã để phủ một lớp lụa trắng tiến vào, đi sau là sư cụ và ba vị Thái Giám.
Xuân San bình tĩnh, định thần lại, nói với Thái Giám:
- Hãy gọi Tuyết Hương và Chu Liên vào đây.
Một lát sau, Tuyết Hương và Chu Liên bước vào, và mỗi người quỳ một bên Xuân San.
Cả ba người cùng vái lạy ống thẻ cho đến khi xong lễ Tuyết Hương và Chu Liên cầm lấy bốn góc của tấm lụa trắng, Xuân San thò tay vào trong, rút ra một tấm thẻ: Tuyết Hương và Chu Liên, bọc ngay tấm thẻ đó vào, giao cho Xuân San.
Xuân San bưng tấm thẻ trúc ấy, cùng với các Thái Giám, đi ngang qua mặt các nhà sư, ra ngoài. Tuyết Hương và Chu Liên đi sau Xuân San. Các nhà sư đúng nhìn họ đi xa rồi mới tản di.
Lại nói, vì Tuyết Hương và Chu Liên đi hơi chậm chân một chút, trong khi lần xuống các bậc đá, nên mới trông thấy Hòa Thân. Vì Hòa Thân vừa ở một khúc ngoặt nhô ra, nên các Thái Giám đã đi cách xa Tuyết Hương và Chu Liên tới mấy bước chân, nên đều không trông thấy Hòa Thân, mà mấy vị Thái Giám chỉ trông thấy có một bóng người, nên đâu có biết rằng, con người kia là Hòa Thân, Hòa đại nhân quyền khuynh triều đình và thiên hạ!
Lại nồi đến chuyện hai cung nữ Tuyết Hương và Chu Liên về nơi cung cấm, đến tối, thắp ngọn đèn lưu ly kiểu Tây, ngồi trong nhà trò chuyện. Trên bàn đặt một chậu bích đào, hoa tươi khoe sắc, lung linh dưới ánh đèn. Hai ngươi thêu thùa vừa dốc bầu tâm sự.
Tuyết Hương hỏi:
- Chị Liên này, chị thấy không, làm sao một mình thị Xuân San lại dám quỳ ở trung điện như thế nhỉ. Hãi chết!
Chu Liên nói:
- Có gì mà phải hãi với sợ.
Tuyết Hương:
- Em cứ cảm thấy nó là lạ thế nào ấy.
Chu Liên nói:
- Chị cũng có nghĩ như vậy, nhưng cái là lạ ấy là cái gì thế nhỉ.
Tuyết Hương nói:
- Nếu như có một người ở đâu đó chui ra, thì sợ đến chết mất.
- Chẳng có chuyện ấy đâu, mà nếu có, thì có cái gì mà sợ
Chu Liên nói tiếp:
- Tuyết Hương này, em có nhớ nhà không?
- Nhớ! Em mới tới đây chưa đủ hai năm, mà ngày nào cũng thấy nhớ nhà. Bao giờ được ra khỏi cung cấm thì sướng quá.
Chu Liên nói:
- Đừng có bao giờ nghĩ thế, nếu muốn ra khỏi cung, nhỉ có nằm mà ra thôi. Hơn nữa, nếu như được ra khỏi cung cũng chẳng ma nào thèm lấy mình làm vợ đâu!
Tuyết Hương hỏi:
- Tại sao?
Chu Liên nhìn từ nhìn sau, thấy không có ai, mới nói:
- Bởi vì mình là người của Hoàng Thượng.
- Nhưng mình đâu có nghĩ tới Hoàng thượng!
Chu Liên nói như đinh đóng cột:
- Thì thế đấy!
- Em thấy chị Xuân San rất thích ra ngoài cung cấm. Khi Thái Hậu còn sống, bao giờ cũng thích theo Thái Hậu ra ngoài. Bây giờ Thái Hậu mất rồi, chẳng còn có ai yêu quý chị ấy nữa.
Chu Liên nói bằng giọng đượm buồn:
- Dù rằng Thái Hậu còn sống cũng chẳng ra làm sao, vì rồi từ sau cũng chỉ là chết già trong cung cấm!
Tuyết Hương nói:
- Chị thấy cái người đàn ông mà ta gặp hôm nay đó, thế nào, xem ra cũng thấy ra dáng ra phết.
Chu Liên nói:
- Biết đâu đấy, có khi em được xuất cung, em lại lấy đứng cái lão ấy cũng nên!
- Nếu có lấy lão, cả hai chị em mình cùng lấy.
Tuyết Hương nói xong, liền cùng với Chu Liên cười phá lên.
Ngày hôm sau Thái Giám Lưu Toàn, người đứng đầu các Thái Giám, người hầu cận gần nhất với Hoàng Thái Hậu, đến Hòa phủ. Hòa Thân đang ngồi chờ, khi thấy Lưu Toàn tới, lập tức bước nhanh hơn bước, ra khỏi phòng, đón:
- Ôi Lưu Công, không ra xa đón được thật thất lễ, xin tha thứ.
Đúng trước Hòa Thân, ông Lưu kia cũng không dám bỗ bã, nên nói:
- Tôi đến vấn an Tể Tướng đây!
- Không dám, không dám!
Hòa Thân và Trương Thiên Hoành đón, đưa Lưu Toàn vào trong phòng.
Gọi dâng trà, mời chào, rồi phân ngôi chủ khách, Hòa Thân tiếp Lưu Toàn, nói chuyện vãn một hồi. Lưu Toàn cũng nói thật sung sướng vinh dự khi được đến làm quý khách của Hòa phủ.
Tiếp đó, khéo léo dẫn Hòa Thân vào đề, và nói sang chuyện chính. Hòa Thân thấy cũng đã đến lúc khó nói, nên đưa Lưu Toàn vào trong phòng kín, lại phân ngôi thủ khách. Trương Thiên Hoành ngồi ở cuối bàn.
Khi đó, lũ a hoàn bưng chè lên, Hòa Thân phẩy tay, bảo bọn a hoàn đi ra. Rồi cười hì hì nói với Lưu Toàn:
- Lưu Công ạ, nói chuyện ở đây tiện hơn.
Vừa nói vừa rút từ dưới ủng ra, tờ ngân phiếu một trăm nghìn lạng bạc kia, đứng lên nâng bằng hai tay đưa cho Lưu Toàn, nói:
- Ở đây, tôi xin ngỏ trước một chút lòng của mình.
Nói xong đưa cho Lưu Toàn.
Lưu Toàn đâu có chịu nhận ngay, đưa đẩy còn chán, cho đến khi Lưu Toàn chịu nhận tờ ngân phiếu, đưa mắt liếc nhìn thấy con số những mười vạn chợt giật mình kinh hãi. Nghĩ bụng: Việc này, giúp được cũng phải giúp, không giúp được cũng vẫn phải giúp đây. Nhưng cái việc định chiếm đoạt cung nữ của ông Tể Tướng, thực tế là đẩy Lưu Toàn vào đường cùng. Đã là thể chế của triều đình, làm sao có thể vòng vèo, vượt qua được?
Từ lúc đưa xong tờ ngân phiếu cho Lưu Toàn, đôi mắt của Hòa Thân nhìn chòng chọc vào Lưu Toàn không chớp. Lòng dạ của Lưu Toàn đều đã hiện cả lên mặt, và đều đã bị Hòa Thân nhìn, đọc thấy hết. Cho nên Hòa Thân nói:
- Lưu Công ơi, xin ông cứ an tâm, việc làm được thì làm, việc khó làm đạp bỏ.
Nói xong, ha ha cười.
Lưu Toàn thấy Hòa Thân còn ăn nói lấp lửng, bèn nói toạc móng heo ra:
- Có điều là, một người cung nữ không mắc sai lầm, sẽ không bao giờ được xuất cung, còn người cung nữ mắt sai lầm phải xuất cung, e rằng sẽ phải nằm mà ra.
Hòa Thân nghe xong, bật cười lớn, một là để che giấu thực trạng của nội tâm mình, thứ hai là cảm thấy loại ngươi loại Lưu Công này, đứng trước một tấm ngân phiếu mười vạn lạng, thì chẳng qua cũng chỉ là một thứ nô lệ mà thôi. Vì thế Hòa Thân càng đắc ý. Nhìn rõ được tim đen của Lưu Toàn, nghĩ bụng: Việc này thành thì thành, việc gì phải phí lời vô ích. Đợi Lưu Toàn nói xong, với đầy nỗi rối ren khó gở, Hòa Thân bèn thân mật, làm yên lòng Lưu Toàn.
Trương Thiên Hoành cũng hùa thêm vào. Cuối cùng thì cũng làm rách toang được bầu không khí khó thở ra, nên ba người bắt đầu cuộc nói vui vẻ hơn. Nói tới việc mất mát tổn thất trong hậu cung, khi nói tới cái chết của Hoàng Thái Hậu, nói tới sự tốt bụng của Hoàng Thái Hậu, nước mắt Lưu Toàn bỗng nhiên tuôn rơi lã chã. Hòa Thân thấy khi đã nắm chắc được thời cơ rồi, và coi Lưu Công như người đến phủ bàn công việc, nên đã cho làm sẵn một bữa tiệc mời.
Cuối cùng Hòa Thân nói:
- Thưa Lưu Công, bản quan có cho làm vội một bữa rượu nhạt, mời Lưu Công dùng tạm.
Lưu Toàn chợt nghe lại còn có cả cơm rượu, thấy bàng hoàng sợ hãi, bèn từ chối đòi về. Nhung Hòa Thân đâu có chịu thế, lại còn Trương Thiên Hoành cũng cố níu kéo. Thấy chẳng thể từ chối được, nên Lưu Toàn đành ở lại.
Hòa Thân dẫn Lưu Toàn vào phòng khách. Trên bàn đã được bày la liệt các món ăn quý giá, mỹ tửu tỏa hương. Hòa Thân mời Lưu Toàn ngồi ngay vào bàn tiệc và bắt đầu cùng ăn uống, ngoặc tay, đổi cốc, vui vẻ phá trời.
Tiệc tàn, Lưu Toàn dùng khăn nóng lau mặt, rồi xin cáo từ. Hòa Thân không giữ nữa, bèn nói với Trương Thiên Hoành:
- Đưa tiễn Lưu Công về nhà.
Chỉ một lát sau, trong hoa phủ đã có người đem số đồ dùng, trang sức bằng vàng bạc để sẵn trên hai chiếc bàn, đóng hết vào các quả đựng thức ăn tổng cộng là hai mươi chiếc quả, và gọi phu kiệu chờ sẵn.
Khi Lưu Công lên kiệu về nhà, theo ngay sau là hai mươi chiếc quả đựng thức ăn để khiêng đi. Quả thực Lưu Công cũng vô cùng oai vệ: hai vò rượu, hai chiếc bình bạc, mươi cốc màu bạc, đôi ống nhổ bạc, một đôi đũa ngà. Tất cả thong dong, khuệnh khoạng đi vào đại nội.
Hôm đó, Hòa Thân từ triều đình trở về phủ, chẳng có việc gì phải làm, bèn gọi Trương Thiên Hoành đến bảo:
- Anh hãy đi gọi một số đào kép đến đây, hôm nay thư nhàn, ta muốn nghe hát trong vườn hoa sau nhà.
Trương Thiên Hoành hỏi:
- Bẩm quan lớn, ngài có biết ở kinh thành có gánh hát nào là gánh hát hay không ạ?
Hòa Thân nghĩ một lát rồi nói:
- Gánh Di Hồng khá đấy, trong gánh ấy có một cô đào, tên gọi Sở Ngọc, phấn son vào, trông kháu lắm...
Suy nghĩ thêm một lát, lại nói:
- Gánh Xuân Đài cũng khá lắm. Anh đi tìm họ đi, nhưng trước khi đi, hãy hỏi qua Chu tiên sinh cái đã, ông ấy thuộc loại người trong cuộc, nên hiểu biết rành rẽ lắm!
Trương Thiên Hoành bèn đi tìm Chu Y Viên bàn thêm. Chu Y Viên là người rất thích nghe hát, hý khúc, đàn địch cái gì cũng lầu thông. Khi biết Hòa Tể Tướng thích nghe hát, liền nói với Trương Thiên Hoành, nếu cần tìm thì tìm gánh Y La, trong gánh có một đào non vừa đào tạo xong, tên là Hải Đường Hồng, ai nhìn cũng phải say mê đắm đuối. Sau đó, Y Viên bèn viết địa chỉ của gánh hát, rồi cần đến tìm ai, viết lên giấy đầy đủ cho Thiên Hoành, Trương Thiên Hoành liền cầm giấy ấy ra đi.
Chỉ một lát sau, Trương Thiên Hoành đã trở về, bảo rằng gánh đó mới dỡ rạp, đi rồi, họ đi Hàng Châu chẳng còn ai ở đó nữa. Chu Y Viên nghe xong, trầm ngâm nghĩ ngợi một lát, rồi lại lấy giấy bút, viết tên gánh hát, tên chủ gánh, nói với Trương Thiên Hoành:
- Đến đây!
Trương Thiên Hoành lại cầm giấy ra đi.
Nửa canh giờ sau, Trương Thiên Hoành đã trở về, nói với Chu Y Viên:
- Họ sẽ đến ngay bây giờ.
Chu Y Viên nghe nói, rất phấn khởi, bèn dặn dò Trương Thiên Hoành, bầy yến tiệc ở vườn hoa sân sau.
Trương Thiên Hoành sau khi thu xếp xong mọi việc trong vườn hoa sân sau, bèn ra sân từ mời Hòa Thân tới. Hòa Thân đưa theo Chu Y Viên cùng ra vườn hoa sân sau. Trong vườn hoa non bộ, núi giả, so le cao thấp, bố trí đâu ra đấy rồi cây cỏ hoa lá đan xen gọn ghẽ, đúng là một nơi cảnh chí đẹp tuyệt vời. Ông chú gánh hát, đứng trước mặt, chỗ Hòa Thân và Chu Y Viên phân ngôi chủ khách ngồi xong đâu đấy, mới đưa tờ chương trình tới trình. Hòa Thân chẳng hiểu gì về hý khúc hát xướng, liền đưa lại cho Chu Y Viên. Chu Y Viên bèn hỏi người chủ gánh, đào chính là ai. Người chủ gánh, luống cuống, lôi ra một đứa trẻ, nói:
- Chào Tể Tướng đi.
Đứa bé cúi đầu làm lễ.
Hòa Thân hỏi:
- Tên là gì?
Đứa bé đáp:
- Tên là Thu Hồng ạ!
Hòa Thân lại hỏi:
- Học hát mấy năm rồi?
- Mới nửa năm.
Lúc đó Chu Y Viên đã đọc xong tờ chương trình, đã chọn vở "Thê Phượng lâu”. Lại đưa tờ chương trình cho Hòa Thân, Hòa Thân cũng chẳng thèm đọc, nói với Thu Hồng:
- Hát đi!
Thu Hồng liền hát:
Hồng tan bay trên nước
Mai nhỏ đậu đầu cành
Khi ấy, ai tô mày nhạt?
Theo cánh mai, thanh xuân cũng phai dần,
Hồng nhạn bay về, người biền biệt.
Từ chia ly bữa trước.
Mày ngài chẳng võ chẳng chăm.
Trong khi Thu Hồng hát, Hòa Thân quay sang nói chuyện với Chu Y Viên.
Hòa Thân nói:
- Lưu Công có tới đây. Chỉ nói cung nữ xuất cung như thế nào. Nếu như cung nữ có sai phạm, phi bị đánh đòn, thì đi đầy. Biết tính sao bây giờ?
Chu Y Viên đã sớm nghĩ tới việc này. Nhưng ông ta lại không nghĩ như thế. Nên nói với Hòa Thân:
- Thưa ngài, theo tôi, trước hết phải làm như thế này.
Hòa Thân hỏi ngay:
- Làm thế nào?
- Cái chùa Linh Giới ấy, cứ đem tiền bạc ra là có thể sai khiến được. Tốt nhất là cứ bảo Lưu Công sai cung nữ tới đó lần nữa, đến lúc ấy...
Hòa Thân lắng nghe, thấy cũng có lý. Không nói gì, nhưng ngồi nghĩ…
Trong khi đó Thu Hồng vẫn hát.
Hoa lê nát tan.
Hoa mại phai ra.
Lòng buồn ly loạn bên sông cửa.
Hồng hồ điểm. khắc lậu canh tàn.
Chàng hỡi chàng,
Thếp vì chàng thêu đôi uyên ương
Mà đôi tay run rẫy... hỡi chàng...
Hòa Thân bèn quát lên một tiếng:
- Bay đâu!
Trương thiên Hoành bèn từ phía sau nhao lên.
Hòa Thân nói:
- Thưởng!
Thu Hồng lĩnh bạc, bái tạ.
Lại thêm một đào mới. Chủ gánh hát giới thiệu:
- Bẩm Tể Tướng, đây là Xuân Hồng.
Hòa Thân chẳng hỏi han gì, chỉ nói:
- Hát đi!
Đào Xuân Hồng bắt đầu hát.
Hòa Thân nói với Chu Y Viên:
- Sư gia, theo tôi, sư gia nên đến trước chùa Linh Giới một lần, xem xem có điều gì đáng ngại không, và xem xem ta nên thi hành kế sách nào cho tiện. Sư gia có lẽ phải gian nan mất hai hôm đấy chờ sư gia về, ta sẽ bàn thêm.
Đối với Chu Y Viên làm gì có chuyện không vâng lời, nên nói:
- Đi là đi thôi, tôi nghĩ nên mang theo một cái gì đó. Sáng mai tôi đi sớm.
Sau đó Hòa Thân rời chỗ ngồi, nói:
- Các anh cứ nghe tiếp đi! Ta về phòng đây.
Chu Y Viên đứng dậy, đưa tiễn Hòa Thân ra về, rồi lại ngồi xuống tiếp tục nghe hát, nhưng thực ra đang nghĩ đến việc đi tới chùa Linh giới như thế nào.