Hửu Bạch tưởng chết rồi,nay sống lại,
Ngục tử hình, Tiết Bình Như mang tội.
Tướng phủ đèn hoa, mừng thọ, tiệc vui.
Hôm đó, trong tướng phủ, Hòa Thân bầy tiệc lớn, thết đãi đồng liêu.
Trên dưới, khắp nơi trong tướng phủ đều treo đèn, kết hoa. Thọ đường được thiết lập tại đại sảnh của Hòa Phủ. Chính giữa đại sảnh đặt một bức tượng ông Thọ, xung quanh đèn nến, lò hương tỏa khói, sực nức hương thơm.
A hoàn, đầy tớ từng đoàn từng lũ, bưng bê nhũng món sơn hào hải vị, đưa đến từng bàn.
Khách khứa rầm rập tiến vào, theo gót nhau mà tới. Có người dâng mã não, có người biếu trân châu xếp thành chữ "Thọ”, có người khênh từng súc lụa là gấm vóc.
Hòa Thân mặc một bộ quần áo mới, nét mặt tươi cười hớn hở, đón tiếp tân khách. Đón chào khách mới, liên tục đáp lễ cùng với những lời: Không dám! Gia nhân Hòa Thân cũng bận tíu tít. Còn Hòa Thân nụ cười tươi nở, gần như không kịp khép miệng lại.
Lưu Dung cũng tới dự, Văn Thừa và Tưởng Kỳ khênh một vật trên phủ lụa. Lưu Dung không cho phép ai đó mở ra, Hòa Thân cũng không hỏi cái gì, chỉ nói:
- Lưu đại nhân quang lâm, Hòa tôi thực không xứng! Xin mời! Xin mời!
Khi thấy khách khứa đến cũng đã khá đủ đầy, Hòa Thân đưa mắt một cái, yến tiệc liền bắt đầu. Lập tức tiếng người huyên náo hẳn lên, thi cốc đấu rượu ầm ầm. Lưu Dung lẳng lặng chẳng nói gì, cũng không ứng thù với ai, chỉ vùi đầu vào ăn, uống.
Bỗng nhiên, Chu Y Viên tiến vào, nói to với Hòa Thân:
- Bẩm Hòa đại nhân, có đoàn dân chúng tới mừng thọ.
Hòa Thân sớm đã biết đó là chuyện gì, liền đáp:
- Mời vào! Mời vào!
Đó là Tống Hữu Bạch đưa Già Lưu, cùng một số người hàng xóm, đến biếu Hòa Thân chiếc "tán vạn dân", để cảm ơn việc đã lật ngược vụ án Tống Hữu Bạch, làm rõ đến từng chân tơ kẽ tóc.
Tống Hữu Bạch bức lên nói:
- Tiểu sinh xin cảm tạ Hòa đại nhân đã làm rõ đến chân tơ kẽ tóc, công minh phá án. Tiểu sinh thực đã được sống lại từ trong cõi chết, thực là cảm ơn bất tận.
Hòa Thân vui vẻ khà khà nói:
- Đâu có, đâu có. Đó là đức vạn tuế thương sót dân tình.
Nói đi nói lại một hồi, với những lời khiêm tốn, có điều không hề nhắc một chữ tới Lưu Dung.
Tống Hữu Bạch quay người, vẫy tay gọi người tiến lên. Lập tức có hai người khênh lên một bức hoành phi, Tống Hữu Bạch chạy lại, nhấc tấm lụa hồng điều phủ ở nên ra. Trên bức hoành có bốn chữ "Tần Kính Cao Huyền", (gương Tần treo cao). Mọi người thấy, đều nắc nỏm khen.
Sau khi đã trao tặng lễ vật xong, Tống Hữu Bạch dẫn cả đoàn người lui ra ngoài. Khi đó Già Lưu bỗng túm lấy Tống Hữu Bạch nói:
- Kia là ngài Lưu Dung, Lưu đại nhân, nếu như không có ngài thấu hiểu cho nỗi oan uổng của anh, tâu trình lên với Hoàng Thượng, thì đâu anh có được ngày hôm nay.
Tống Hữu Bạch cũng sớm biết được tác động của Lưu Dung, nên đã chạy ngay lại nói:
- Xin cảm tạ ơn cứu mạng của Lưu đại nhân.
Nói xong, cúi xuống, lễ mấy lễ liền. Lưu Dung vội vã nâng Tống Hữu Bạch dậy, nhìn nhìn anh, thấy anh rõ ràng là một người tuấn tú tài hoa, nên nói:
- Cuộc thi mùa thu đã tới gần, công tử hãy gắng công đèn sách, sớm ngày trúng cử.
Những điều đó đã nói đúng vào tâm khảm của Tống Hữu Bạch nghe mà hởi lòng hởi dạ, lại cúi người lễ tạ.
Lưu Dung vội vã ngăn lại, Tống Hữu Bạch dùng dằng mãi mới đi được.
Chúng kiến cảnh ấy, Hòa Thân chỉ biết bĩu môi, mà chẳng dám nói gì, và hết sức khẩn khoản mời mọc mọi người ăn, uống. Nhũng con người đó cũng đã người này câu này, người kia câu khác, tán tụng, tâng bốc Hòa Thân, làm cho Hòa Thân như bay bổng lên tận trời xanh.
Bỗng từ ngoài cửa có tiếng hô vang:
- Đức Vạn Tuế giáng lâm.
Hòa Thân chợt nghe mà giật mình, mọi người cũng lập tức câm miệng hến. Lưu Dung cũng thấy trong lòng lặng đi.
Ngay sau đó đã thấy các quan Thái Giám đứng làm hai hàng, vua Càn Long ăn mặc thường phục, bước vào Hòa phủ. Hòa Thân líu díu, ba bước dồn thành hai bước, vội vàng quỳ xuống:
- Nô tài chậm trễ tới nghênh giá, thật là có tội, có tội.
Vua Càn Long nói:
- Đứng dậy đi!
Hòa Thân đúng dậy nói tiếp:
- Đức Vạn Tuế giáng lâm, thực là nhà tranh được soi sáng. Nô tài thực tình không dám, không dám...
Vua Càn Long nói:
- Hôm nay là ngày vui mừng của nhà ngươi, văn vỏ bá quan đều ở đây. Trẫm làm sao lại không tới cho được!
Nói xong liền cười lớn.
Hòa Thân nói:
- Tạ ơn đức vạn tuế. Tạ ơn đức vạn tuế!
Vua Càn Long ngồi xuống, nói:
- Ta ban cho người ngọc Như ý đây.
Hòa Thân sì sụp bái lậy, sung sướng đến phát khóc lên được. Các đại thần đều hết lời chúc tụng.
Vua Càn Long đưa mắt, nhìn thấy, bên cạnh đó dựng chiếc “tán vạn dân", và một bức hoành phi "Tần kính cao quyền", hỏi:
- Hòa ái khanh, nhũng vật này từ đâu đưa đến biếu đây?
Hòa Thân đem việc Tống Hữu Bạch đem biếu bức hoành, nói lại tất cả.
Vua Càn Long bèn nói:
- Trong vụ án này, Hòa ái khanh xét xử giỏi lắm!
Mọi người lại cùng phụ họa theo.
Vua Càn Long lại nói:
- Chư vị ái khanh, từ nay về sau phải quan tâm tới dân tình, thương sót bách tính.
Các quần thần đều hô:
- Lời dạy dỗ của đức vạn tuế, thật sáng suốt.
Càn Long lại nói:
- Hôm nay là ngày mừng thọ của khanh, nên chư vị ái khanh ở đây không nên gò bó, cứ ăn uống vui vẻ như cũ đi.
Lưu Dung thấy việc ăn uống cũng đã hòm hòm, bèn đứng lên nói:
- Hoa đại nhân, còn tôi vẫn chưa dâng lễ vật đây.
Hôm nay tôi cũng có một món lễ bạc, xin Hòa đại nhân đừng chê, cười.
Nói xong, liền bảo Văn Thừa khênh lễ vật tới.
Lưu Dung chỉ vào món lễ vật nói:
- Đây là một bức hoành phi, xin mời xem!
Nói xong, ông đi tới, nhấc tấm lụa điều phủ bên trên ra. Từ Hòa Thân đến vua Càn Long và cả các quan đại thần đều dài cổ ra nhìn. Nhưng chỉ nhìn thấy bốn chữ sơn son thếp vàng lớn: "Thận Từ Tuần Chí”.
Hòa Thân xem xong đã cảm thấy có cái gì đó vuơng vướng rồi, nhưng không dám nói gì cả, mà chỉ đứng ngây tại đó.
Cuối cùng lại chính vua Càn Long hỏi trước:
- Lưu ái khanh, ta xem chữ nghĩa trên bức hoành phi này, có vẻ như không phải là những lời mùng thọ. Trong này chắc có ẩn ý gì đây. Ngươi xem có nên nói ra không?
Lưu Dung đáp:
- Đức vạn tuế anh minh. Lời lẽ trên bức hoành phi này của thần, rõ ràng là được xuất phát từ tình cảm.
Càn Long nhắc:
- Người cứ nói tiếp đi.
Lưu Dung nói:
- Xin nói trước tới hai chữ "Tuần Chí". Chí hướng của Hòa đại nhân là to lớn, xa xôi, với chim bằng chim hạc trong lòng. Hôm nay đã phá được vụ án chiếc ví, rửa mối oan cho Tống Hữu Bạch, cho nên có hai chữ “Tuần Chí".
Lưu Dung nhìn ra bốn xung quanh: Hòa thân đang trợn tròn mắt nhìn ông, lão ta không vui, nhưng cũng không dám tức, vua Càn Long thì nheo nheo cặp mắt, đang có ý lắng nghe, còn mắt của các đại thần lúc nhắm, lúc mở, suy nghĩ, đoán định: Lưu gù đang định bán ra thứ thuốc gì trong cái hồ lô của mình đây?
Khi Lưu Dung thấy mọi người bốn xung quanh đang có ý lắng nghe, nên nói tiếp:
- Còn hai chữ “Thận Từ', chẳng qua chỉ là có ý mong ao Hòa đại nhân mỗi khi xử án, nên suy nghĩ cẩn thận ra lần trước khi định án.
Hòa Thân vội nói:
- Vâng vâng, vâng vâng.
Lưu Dung cứ vờ như không nghe thấy, và nói tiếp:
- Thí dụ như trong vụ án chiếc ví đó, Hòa đại nhân đã phán cho Tống Hữu Bạch vô tội, đúng là vui và mừng. nhưng Tiết Bình Như có thật là hung thủ hay không, hình như còn có nhiều điều đáng nói!
Hòa Thân nghe tới đó, thì sự không vui cuối cùng cũng phải bật lộ ra, lão sa sầm nét mặt nói:
- Ý tứ của Lưu đại nhân, thật tình, Hòa tôi, không hiểu được. Mong sao được nghe những lời thật minh bạch của Lưu đại nhân.
Lúc này, Lưu Dung quay mặt về phía Càn Long nói:
- Thánh thượng vừa răn dạy rằng: "Từ nay về sau phải quan tâm tới dân tình, thương xót bách tính". Lời của đức vạn tuế thật anh minh sáng suốt, đúng đến vô cùng. Ngày hôm qua lại có một bà cô của Tiết Bình Như đưa theo một dân phụ, ngăn kiệu của tiểu thần, kêu oan nói rằng vào đúng cái đêm mà ông Mạnh Bật Khoa bị giết chết đó, thì anh ta lại ngủ chung phòng với người dân phụ đó. Nếu những điều họ nói là thật, thì cái án giết người của Tiết Bình Như, còn có một nẻo rẽ nữa rồi.
Hòa Thân nghe xong nhũng lời đó, mới thật sự chuyển lo thành vui, và không nén được tiếng cười lớn, nói:
- Cái người dân phụ kia tôi có biết, tên gọi là Lư Hồng Ngọc, nó là tình nhân của Tiết Bình Như đã từ lâu, có đúng thế không?
Lưu Dung đáp:
- Đúng vậy!
Hòa Thân càng thêm đắc ý, nói:
- Chúng đã là tình nhân của nhau từ lâu, mà Lư thị kia lại vừa mới ở góa, nên có thể nói, bọn chúng là gian phu dâm phụ. Thưa Lưu đại nhân, hai tên gian phu dâm phụ này kết hợp lại với nhau rồi cùng khai, liệu có tin được không?
Nói xong, lại cười tít và nhìn Lưu Dung.
Lưu Dung điềm nhiên nói:
- Gian phu dâm phụ, thông cung, để lừa dối quan lớn, đó là điều có thật. Nhưng đúng từ góc độ tổng thể của vụ án chiếc ví này mà xét, thì còn bốn điểm xin đủ phép thỉnh giáo Hòa đại nhân. Hòa Thân nói như không.
- Xin mời!
Lưu Dung nói:
- Đây là điểm thứ nhất: Có phải rằng Tiết Bình Như đã khai rằng: hắn đã đánh rơi mất chiếc ví không?
Hòa Thân đáp:
- Đó chẳng qua chỉ là điều dối trá. Thưa Lưu đại nhân của tôi.
Lưu Dung nói:
- Một khi đã có lời khai rằng: Đánh rơi mất, thì nên điều tra cho rõ ràng ai là người nhặt được?
Lưu Dung nói xong, đăm đăm nhìn Hòa Thân, chờ phản úng.
Hòa Thân không ngần ngại nói:
- Thưa Lưu đại nhân, làm thế để làm gì?
Lưu Dung tiếp tục hỏi:
- Tên Tiết Bình Như này giết ông Mạnh Bật Khoa, tất phải có hung khí, vậy thì hung khí đó đâu?
Câu hói đó làm Hòa Thân luống cuống. Nhung Hòa Thân đâu có phải là người chịu tắc họng trước mặt mọi người:
- Về điều này, Hòa tôi cũng đã tính toán kỹ rồi: Giết người xong, dứt khoát hắn phải vứt hung khí đi, lẽ nào lần lại đem về nhà, rồi đem đặt lên bàn hỏi cung...
Nói xong, Hòa Thân cười nhạt.
Lưu Dung không thèm để ý tới sự chống đỡ đó của hoa Thân, vẫn kiên nhẫn nói:
- Thưa Hòa đại nhân, đây là điểm cuối cùng...
Vua Càn Long vẫn lắng nghe sự khôn khéo đấu trí với nhau giữa Lưu Dung và Hòa Thân, và cảm thấy rất thú vị. Đối với vua Càn Long mà nói, ngài không thể rời bỏ Lưu Dung, và cũng không thể không gắn bó với Hòa Thân. Hòa Thân làm việc khiến ngài vừa lòng, vì Hòa Thân biết tới biết lui. Lưu Dung làm việc khiến ngài yên tâm, vì Lưu Dung là người mẫn cán, năng nổ. Nghĩ tới đây, vua Càn Long bèn xen vào:
- Lưu Dung nói tiếp đi!
Lưu Dung thấy được hoàng thượng ủng hộ, nên vững dạ hơn, và nói tiếp:
- Đây là điểm cuối cùng, đồng thời cũng là điều quan trọng nhất.
Hòa Thân nghe vậy mà thấy lặng người đi, bởi ai đã biết được điều này là điều gì đây.
Lưu Dung lại hỏi:
- Tiết Bình Như vào lừa dối gian dâm với Văn Nuơng bằng con đường nào vậy?
Hòa Thân nghĩ ngợi một lát, rồi đáp:
- Bằng con đường vượt tường, vào sân sau!
Lưu Dung hỏi tiếp:
- Rồi ra bằng đường nào?
Hòa Thân:
- Rồi lại từ sân sau, vượt tưởng mà ra.
Lưu Dung:
- Văn Nương bị cưỡng gian, có kêu cứu không?
Hòa Thân:
- Không kêu!
Lưu Dung:
- Sau việc đó, có phải Văn Nương đã tặng cho anh ta một chiếc ví không? Và bảo anh ta phải tìm người đến mối lái, cưới xin.
Hòa Thân:
- Vì tưởng nhầm rằng đó là Tống Hữu Bạch, nên đành nhẫn nhục. Nghĩ rằng: Gạo đã thành cơm rồi.
Lưu Dung:
- Xin hỏi thêm Hòa đại nhân của tôi rằng: ông Mạnh Bật Khoa, cha của Văn Nương ngủ ở nhà nào?
Hòa Thân:
- Ở nhà trên phía sân trước.
Hòa Thân nói xong, mới chợt hiểu ra rằng, mình đã lỡ lời, và cũng tự cảm thấy mình đã có những sơ hở nào đấy.
Lưu Dung vẫn bình thản tiếp tục hỏi:
- Thưa Hòa đại nhân, tên Tiết Bình Như này, đã từng đi lại ở nhà Văn Nương, và cũng đã từng làm đã chuyện bậy bạ một hai lần mà Văn Nương vẫn không kêu cứu, hai nữa Văn Nương ở trong sân sau, còn cha cô ta lại ở phía sân trước, làm sao mà Tiết Bình Như lại đi nhầm vào sân trước, để giết chết ông Mạnh Bật Khoa được?
Lưu Dung túm chặt "thắt lưng", không cho Hòa Thân xen lời vào:
- Văn Nương nghe động tĩnh, khi ông Mạnh Bật Khoa bị giết hại, mới từ sân sau chạy lên, chứ không phải là do Văn Nương kêu cứu, khiến ông Mạnh Bật Khoa nghe thấy, rồi mới từ sân trước, chạy xuống sân sau. Sự khác nhau gang tấc đó, chẳng hay Hòa đại nhân có suy đoán, xem xét, cho ra không?
Nói xong, Lưu Dung không còn nói thêm gì nữa.
Hòa Thân nghe xong những lời bắt bẻ đó, mồ hôi toát ra. Bên mép cũng giật giật mấy cái, mà không nói đó một câu nào. Các quan đại thần cũng đều câm như thóc.
Vua Càn Long nghe tới đây, ho khan mấy tiếng. Ngài biết rằng, vụ án này vẫn chưa được Hòa Thân xét xử cho thật công minh. Ngài thở dài trong lòng nghĩ: - "Hòa Thân ơi là Hòa Thân. Việc làm mà tùy tiện sơ hở dấn thế ư!”
Nghĩ như vậy, nhưng lại đã nghe những lời bắt bẻ của Lưu Dung, cũng thấy khó có thể bác bỏ đi đã nên đã nói bằng giọng nhẹ nhàng, hòa giải:
- Lưu ái khanh!
Lưu Dung quỳ xuống đáp:
- Có thần.
Vua Càn Long thực sự cũng biết nên nói như thế nào, nhưng lại nghĩ:
- Hòa Thân ơi là Hòa Thân, ngươi bảo ta nói thế nào cho phải đây!
Suy nghĩ thêm một lát, rồi ngài mới chậm rãi nói:
- Xem ra, Lưu ái khanh cũng đã có kế hoạch của mình rồi vậy. Cho nên Lưu ái khanh cũng phải bỏ công sức vào đây thôi.
Lưu Dung bối rối đáp:
- Ý của thần không phải là như thế.
Vua Càn Long nói:
- Trẫm biết. Ngươi cũng chính là vì người đàn bà kia đến tận nhà ngươi kêu oan, nên ngươi nghĩ cách giúp họ thôi mà.
Lưu Dung:
- Đức vạn tuế thật là thấu hiểu lòng người.
Càn Long nói:
- Trẫm thử tính thế này xem sao, trẫm đã sai Hòa thân làm khâm sai để thẩm tra vụ án này, nhưng xem ra Hòa Thân vẫn chưa làm xong, có phải thế không Hòa ái khanh?
Hòa Thân sớm đã hiểu ra như thế, vội quỳ, nói:
- Xin đức vạn tuế minh xét.
Vua Càn Long ném một quả nho vào miệng, nhai xong, mới nói:
- Khi đã chưa xét xong, thì cứ xét tiếp đi. Nhưng trẫm bổ sung thêm người cho khanh. Lưu ái khanh!
Lưu Dung:
- Có thần.
Càn Long nói:
- Ngay ngày mai, ngươi phối hợp với Hòa Thân cùng xét xử lại vụ án chiếc ví này. Nhưng Lưu ái khanh chẳng cần phải có mặt nơi cung đường. Nên trẫm cũng chẳng phải viết thêm thánh chỉ nữa.
Lưu Dung biết rõ rằng, đây là Hoàng Thượng đã cho Hòa Thân hạ đài, và bắt Lưu Dung phải làm việc ở sau màn. Và Lưu Dung cũng không thể cướp công của Hòa Thân được và cho rằng cách thức này của Càn Long là cốt giữ thể diện cho Hòa Thân, rồi lấy mình đắp vá và nhũng chỗ khiếm khuyết của Hòa Thân, rõ ràng là một sách lược vạn toàn, nên Lưu Dung tạ ơn nói:
- Tạ ơn kế hoạch vẹn toàn này của đức vạn tuế... Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Tất cả các đại thần đều cúi đầu vái lậy.
Trong lòng Hòa Thân cũng thấy chua sót, chỉ còn biết trách mình sơ suất, và giận Lưu Dung lắm chuyện. Trong lòng chửi thầm Lưu Dung: Lưu Dung ơi Lưu Dung, mày là một con chó ngày!
Vua Càn Long thấy tất cả đại thần đều khấu lậy, liền nói sang chuyện khác:
- Này chư khanh! Rượu nguội mất rồi!
Nói xong, nâng cốc rượu của mình lên, ép mọi người cùng uống. Đến lúc ấy không khí mới lại bốc lên, Hòa Thân cũng làm ra bận rộn phía sau mặt rồng, để vớt vát lấy chút thể diện.
Bữa tiệc mừng thọ, vì có Càn Long đến dự, chẳng dám bỏ ra về trước, nên nó đã kéo đến nửa đêm mới xong.
Ngày hôm sau, từ triều đình trở về, Hòa Thân ngồi rèm kiệu, vâng theo chỉ lệnh, tới phủ nha Thuận Thiên mà trong dạ tràn đầy buồn phiền chán nản. Lưu Dung lai phải đổi sang ngồi kiệu thường, mặc quần áo dân thường, do phu kiệu khiêng đi, và vào phủ nha Thuận Thiên bằng cửa ngách, rồi vào thẳng thư phòng của Thuận thiên Phủ Doãn nghỉ ngơi.
Hòa Thân đi một chiếc kiệu lớn do 6 người khiêng, lầm rầm, rộ rộ tới nha phủ. Phủ Doãn Lưu Quế nghe tin, vội ra mở rộng cửa chính, cúi người nghênh đón, Hòa nhân cũng chẳng thèm để ý tới ông ta, mà chỉ vòng vòng tay, rồi đi thẳng vào đại đường.
Vừa ngồi xuống ghế xong, là đưa mắt nhìn bốn xung manh, nhưng không thấy Lưu Dung đâu, bèn hỏi:
- Lưu đại nhân đã tới chưa?
Lưu Quế hơi giật mình, nói:
- Dạ đã, hiện đang chờ ngài ở phòng sau đấy ạ.
Hòa Thân tức giận mắng:
- Đồ khốn, sao không nói từ sớm.
Rồi “chát" một tiếng, đập mạnh miếng gỗ lệnh xuống bàn làm cho Lưu Quế sợ giật nẩy mình. Hòa Thân phất ống tay áo, đi ra khỏi đại đường, và chạy thẳng xuống thư phòng ở phía đằng sau.
Còn chưa tới cửa phòng, đã cất cao giọng nói:
- Ôi Lưu đại nhân, Lưu đại nhân của tôi, ngài đến mà chẳng đánh động cho tôi một tiếng, để cho tôi ngồi đợi trên đại đường cũng khá lâu rồi đó.
Nói xong liền vái chào sát đất.
Lưu Dung ngồi trong phòng trà nghe thấy Hòa Thân tới liền đứng dậy, khi nghe Hòa Thân nói vậy, vội vã quẳng chén trà, lao ra cửa, đỡ Hòa Thân dậy.
Hòa Thân vốn biết tới biết lui, nên mưa chẳng đến mặt bao giờ, nói:
- Lưu đại nhân, mọi sự là Hòa tôi trông cả vào một mình ngài đó!
Nói xong, cười hi hi ôm chầm lấy Lưu Dung, thân mật, xin nhường đường đi trước.
Lưu Dung đâu có chịu. Hai người lại khiêm tốn nhừơng nhau một hồi lâu. Nhưng rồi cuối cùng cũng đều cảm thấy không cần thiết phải đa sự như vậy, vì thực tế là điều không cần thiết, nên cùng tự động đi vào trước thành ra hai người lại va vào nhau cái thịch, rồi chẳng còn ai đi vào nữa.
Hai người nhìn nhau cả cười một lúc.
Đến đây lại là Hòa Thân chìa tay mời trước, Lưu Dung bèn bước trước vào thư phòng, Hòa Thân bước vào sau.
Hòa Thân nói:
- Lưu đại nhân, ngài xem bây giờ nên thẩm vấn Tiết Bình Như như thế nào?
Lưu Dung phảy phảy tay, nói:
- Không cần thiết! Theo tôi, bây giờ ta hãy thay đổi mặc quần áo khác, đi đến nhà Văn Nương xem nhà của họ ra sao. Có sự gì, trở về ta bàn lại. Ngài thấy sao?
Công việc đã đến thế, Hòa Thân đành thỉ gật đầu đồng ý.
Ngay lập tức, Lưu Dung, Hòa Thân, Lưu Quế cùng một đám nha dịch, bỏ quần áo nhà quan, mặc quần áo nhà dân, đi ba chiếc kiệu nhỏ, đến ngõ Tuy An Đức.
Còn chưa tới ngõ đó, Lưu Dung đã bảo dừng kiệu. Vì Lưu Dung e rằng nếu quá rầm rộ, rồi nhỡ tin đi điều tra để rửa oan cho Tiết Bình Như lộ ra ngoài, và nếu quả là có tên hung thủ ở đây, hắn sẽ chạy trốn mất. Vì thế mà cả ba người đều không mặc áo nhà quan, và cũng không xuống kiệu bên trong ngõ, mà xuống kiệu ngay từ tên ngoài đầu ngõ, rồi lặng lẽ đi vào, đến nhà Văn Nương.
Đến từ cổng nhà Văn Nương, nha dịch (đã giả trang thành người hầu), lên tiếng gọi cổng:
- Văn Nương mở cổng nhá!
Một lát sau, Văn Nương ra mở cổng. Văn Nương mặc tang phục trên người. Văn Nương tinh mắt, mới nhìn đã nhận ra ngay rằng, đây chính là Hòa Thân đại nhân, người đã ngồi hỏi cung trên cung đường hôm trước, cô vội quỳ xuống lậy và nói:
- Tiểu nữ xin kính chào tể tướng.
Hòa Thân đặt một ngón tay lên miệng, nói:
- Đừng nói năng gì cả.
Nói xong, tất cả mọi người đi hàng một vào trong cổng. Lưu Quế bèn giới thiệu nói:
- Đây là Lưu Dung đại nhân. Hôm nay Hòa đại nhân cùng với Lưu đại nhân, đến nhà cô để tận mặt xem xét nhà cửa ra sao. Nên cô đừng có nói gì to tiếng.
Nói xong, lại hỏi:
- Trong nhà có người hầu không?
Văn Nương đáp:
- Chỉ có chị Hồng Ngọc sợ con cô đơn, nên đến đây ở tạm với con thôi.
Lưu Quế nói:
- Nếu vậy, cứ mời ra đây, cùng nói một thể.
Nghe xong, Văn Nương liền đi vào trong sân sau. Gọi Hồng Ngọc ra. Hồng Ngọc thấy Hòa đại nhân và Lưu đại nhân đều cùng ở đây, thì mặt bỗng dưng đỏ lựng hẳn lên, và lạy chào. Lễ xong, Văn Nương dẫn Hòa Thân, Lưu Dung và Lưu Quế cùng đi vào sân sau.
Lưu Dung hỏi:
- Cái anh Tiết Bình Như giả mạo là Tống Hữu Bạch vào đây, thì vào bằng đường nào?
Mặt Văn Nương cũng đỏ lên, chỉ vào một chỗ nói:
- Vào theo lối này!
Lưu Dung đi tới chỗ đó, và hỏi:
- Rồi cũng từ đây mà đi ra?
Nói xong, ông đúng ngắm nhìn bức tường thấp, đắp bằng đất. Mạt Văn Nương càng đỏ hơn, gật đầu. Lưu Dung nhìn thấy ở chân tường có rất nhiều đất mới.
Lưu Dung hỏi tiếp:
- Văn Nương, khi cha cô mất, tình hình lúc đó ra sao?
Văn Nương bèn đưa mọi người ra sân tự nói:
- Tiểu nữ nghe thấy có tiếng quát mắng ở sân trước này, không biết là có chuyện gì, nên khoác vội chiếc áo chạy lên nhà, thì thấy cha tiểu nữ, kêu lên một tiếng thảm thiết. Tiểu nữ vẫn lao lên, thì nhìn thấy có một bóng đen đang sờ soạng ở cổng, tiểu nữ tưởng rằng trộm, nên kêu to:
- Cứu tôi với!
Lúc đó, cái bóng đen kia đã mở được cổng và loáng một cái đã biến mất, không còn thấy đâu nữa. Tiểu nữ nhìn lại, thì thấy trong tay cha tiểu nữ có cầm chiếc ví ấy, định nói gì đó, nhưng không nói được và đầu đã ngoẹo ra...
Đến đây, Văn Nương không nói thêm được gì nữa.
Lưu Dung suy nghĩ một lát, rồi hỏi:
- Tên hung thủ ấy đang mở cổng
Văn Nương gật đầu.
Lưu Dung nói với Hòa Thân:
- Hòa đại nhân, cô ấy nói như thế, có nghĩa rằng đấy không phải là Tiết Bình Như. Nếu không, hắn chạy lên cổng trước làm gì. Nhưng cái tên hung thủ này, đã vào theo lối nào?
Nói xong, ông quan sát khắp xung quanh sân trước. Sân trước có một bức tường cao, xây bằng gạch. Lưu Dung sai nha dịch tới chân tường xem xét. Nha dịch xem xét rất kỹ lưỡng nhưng chẳng thấy có gì lạ. Lưu Dung bèn quay người, thấy cửa phòng của cha Văn Nương, ông chỉ vào đó hỏi:
- Có phải dây là phòng của ông Mạnh Bật Khoa không?
Văn Nương gật đầu.
Lưu Dung bước tới, đứng nhìn, ông thấy trước cửa ra vào nhà ông Mạnh Bật Khoa có hai chiếc vò gốm, vốn đã để đó từ lâu rồi, một lớn một nhỏ.
Lưu Dung bèn nói với bọn nha dịch:
- khênh ra.
Nha dịch chạy lại, nhấc chiếc vò nhỏ ra. Chẳng thấy được gì, mà chỉ là một đám đất ẩm ướt. Lưu Dung lại nói:
- Khênh cả chiếc vò to ra.
Bọn nha dịch chạy lại vần cái vò, trong khi đang vần cái vò to đó, chợt nghe thấy tiếng leng keng.
Lưu Dung hỏi:
- Cái gì vậy?
Bọn nha dịch cúi xuống nhặt lên một vật, nói:
- Thưa Lưu đại nhân, đây là một chiếc thoa bằng bạc!
Nói xong, đưa trình cho Lưu Dung, Lưu Dung xem xét một lát rồi đưa cho Hòa Thân.
Hòa Thân cũng ngắm nghía một lát, rồi nói:
- Đây chẳng qua chỉ là một chiếc thoa bằng bạc của những người đàn bà thông thường, chẳng có gì đáng chú ý.
Lưu Dung lại xem xét lại chiếc thoa bạc, rồi hỏi:
- Văn Nương, cô có biết được gì về vật này không?
Văn Nương cầm lấy xem, rồi lắc đầu, nói:
- Chưa hề nhìn thấy bao giờ ạ.
Lư Hồng Ngọc chạy lại, xem xét một lát, rồi nói:
- Đây có thể là chiếc thoa bạc của bà Tiết đánh mất đây.
Lưu Dung hỏi:
- Mất ra làm sao?
Lư Hồng Ngọc đáp:
- Bà Tiết bảo, nó bị Hai Hỗn cướp mất.
Lưu Dung nghe xong, bèn bảo mấy tên nha dịch:
- Hãy đi cùng với cô Lư, mời bà Tiết tới đây, ta hỏi chuyện.
Mấy người nha dịch chạy ra, đứng đợi Lư Hồng Ngọc, và Lư Hồng Ngọc cùng đi với họ.
Văn Nương mở cửa phòng, mời Hòa Thân, Lưu Dung, lưu Quế vào phòng, cô đi chọn trà ngon, đun nước thật lôi, pha xong đưa trà lên mời.
Nay lại nói, chỉ một lúc sau, đã thấy tiếng kẹt cổng, văn Nương vội vàng mở cửa. Bà Tiết bước vào đầu tiên, vừa vào cửa đã hỏi ngay:
- Nào đâu, đưa tôi xem xem nào...
Rồi trực tiếp nhận lấy chiếc thoa bạc từ tay Lưu dung, nhìn một lát rồi nói:
- Đúng là của tôi rồi, nhưng làm sao nó lại ở đây?
Hòa Thân bèn hỏi:
- Bà ơi, đừng có vội, cứ từ từ mà nói.
Nguyên là ở đầu phía đông của ngõ này, có một tên vô lại tên gọi là Tô Nhị, nhưng vì hỗn hào, nên mọi người đều gọi hắn là Hai Hỗn. Bố theo nghề buôn bán, nên suốt ngày phải bôn ba, chạy vạy ở bên ngoài, còn bà mẹ lại có tên là "cái siêu thuốc” nằm liệt quanh năm ngày tháng, nên cũng chẳng quản được Hai Hỗn. Bà đã qua đời năm ngoái, bố hắn có trở về nhà một lần, lo liệu mọi việc xong xuôi, rồi lại đi. Hàng xóm láng giềng đều bảo:
- Buôn bán cái gì, rõ ràng là có vợ bé ở đâu đó rồi.
Nhưng chuyện này cũng chẳng nhắc tới làm gì.
Nay lại nói việc Hai Hỗn, ăn không ngồi rồi ở nhà, chỉ trong vòng chưa đến hai năm trời đã tiêu sạch sành sanh mấy trăm lạng bạc bố để lại cho. Tất cả đều dồn vào chuyện gái điếm và cờ bạc. Đến khi trong tay không còn một đồng xu, mới đem cuốn sổ nợ mà bố hắn để lại đã từ lâu ra xem, và đã thấy bên dưới tên bà Tiết có viết: Còn nợ năm trượng vải trắng. Rồi lại tiếp tục giở đến những trang khác, trang khác nữa, chẳng còn gì khác. Hắn gấp cuốn sổ nợ lại, cài cửa rồi đi ra phố. Ai ngờ vừa đi ra khỏi cửa đã gặp ngay bà Tiết. Hắn giữ bà Tiết lại nói:
- Này bà, bà còn nợ bố tôi tiền năm trượng vải trắng.
Bà Tiết nghe xong, cũng không cãi, và nói:
- Đúng vậy đấy, nhung độ này tiền nong của chúng tôi cũng gay go quá. Ngày mai tôi về quê, thu hoạch mất mẫu hẹ, rồi ngày mai bán được, thì ngày mai trả, ngày kia bán được, thì ngày kia sẽ trả. Tôi không nói dối đâu.
Nói xong, bà bỏ đi.
Hai Hỗn nghe xong, tỏ vẻ khó chịu, nghĩ: Hôm nay không giục, bà cũng sẽ chẳng nói gì, vậy mà vừa mới giục đã liếu láu ngay rằng, ngày mai trả, cái con mụ già này... Nghĩ thế, hắn chợt ngẩng đầu lên đã nhìn ngay thấy chiếc thoa bằng bạc, cài trên mớ tóc đằng sau gáy bà. Thế là hắn chạy theo mấy bước, giật ngay lấy chiếc thoa, nói:
- Này bà, khi nào bà bán được hẹ, khi ấy tôi sẽ trả lại cho bà chiếc thoa bạc này.
Nói xong, hắn quay người bỏ đi.
Bà Tiết cuống lên nói vội:
- Anh Hai, đừng có gây rắc rối cho tôi nữa. Dứt khoát đến ngày kia, tôi sẽ trả đủ cho anh, đưa trả lại cho tôi chiếc thoa đi.
Tên Hai Hỗn đó đâu có chịu nghe, khật khưỡng bước đi. Bà Tiết lại sợ mất sĩ diện, nên chẳng dám co kéo với hắn ở ngoài đường ngoài phố, nên bỏ về nhà.
Nghe đến đây, Lưu Dung hỏi:
- Vậy bà có chuộc được cái thoa về không?
Bà Tiết nghe xong liền nói:
- Bẩm Lưu đại nhân, Hòa đại nhân, tôi lại xin nói tiếp thực tình, đầu đuôi câu chuyện...
Bà Tiết thấy khát khô cổ, bèn bước lên, bê lấy chén nước chè đang đặt trước mặt Hòa Thân uống cạn. Uống xong, đặt chén xuống, lau miệng, rồi mới nói tiếp:
- Vào cái hôm Hai Hỗn bắt đi của tôi cái thoa ấy. Tôi nghĩ cần phải chuộc nó về. Hôm sau, tôi dậy thật sớm, lúc còn chưa tới canh tư tôi đã dậy, về quê. Đám rau hẹ đó của tôi ở tận dưới quê xa, vừa đi vừa về phải tới hơn trăm dặm đường. Tôi đi theo lối cửa Tây, cái cửa này xưa nay chỉ để áp giải tù nhân, và khênh xác người chết đi qua. Chứ nhũng người bình thường chẳng ai dám đi qua cửa ấy. Nhưng tôi lại nghĩ, ôi, cái thân già này sợ gì, đi lối cửa Tây sẽ gần được khối đường, cho nên tôi đi theo lối cửa Tây. Không ngờ khi sắp đi tới chỗ miếu Quan Đế, bỗng nhiên tôi nhìn thấy một bóng người tù trong miếu Quan Đế đi ra. Tôi hãi quá, trốn sang một bên. Nghĩ bụng: Không biết ai thế nhỉ, giữa canh ba khuya khoắt, chui vào miếu Quan Đế để làm gì. Tôi mới cố mở to mắt mà nhìn, Hòa đại nhân, Lưu đại nhân, các người có biết đó là ai không?
Hòa Thân và Lưu Dung cùng hỏi:
- Ai vậy?
Bà Tiết lại thấy khát, bèn bưng chén trà đặt từ mặt Lưu Dung lên, uống.
Lưu Dung cuộc nói:
- Bà Tiết nói nhanh lên, tôi đang đợi nghe bà nói đây!
Bà Tiết nói:
- Thì vội gì! Tôi vừa mới gặp nó đây này...
Lưu Dung hỏi:
- Ai thế?
Bà Tiết đáp:
- Chính cái thằng Hai Hỗn ấy.
Lưu Dung và Hòa Thân nhìn nhau một lát.
Bà Tiết lại nói:
- Ngày hôm kia, tôi đã bán được đám rau hẹ, cầm tiền đi tìm Hai Hỗn, nhưng thằng Hai Hỗn lại giở trò tài bậy bạ với tôi, nó bảo đánh rơi mất đâu rồi ấy. Một lát sau, hắn lại nói: Số bạc ấy không đủ trả nợ. Tôi hỏi: tao lại không đủ. Hắn nói: Còn phải trả cả lãi nữa, mà là lãi cao. Nghe hắn nói xong, tôi nghĩ: Cái đồ thối thây nhà chúng mày, moi đâu ra lãi cao. Tao không trả cho mày món tiền này nữa thì mày làm gì tao. Tao nợ là nợ từ khi bố mày còn sống, bây giờ trả cho mày, thế là tử tế lắm rồi, nếu không, cút mẹ mày đi...
Tôi bới móc cho nó một hồi, nhưng sau cũng sợ nó tức, nổi hung lên. Nên ai cũng bỏ về nhà.
Lưu Dung nghe xong nói:
- Bà Tiết, chúng tôi mời bà về phủ nha, để làm chúng, bà thấy sao?
Bà Tiết đáp:
- Đi thì đi.
Đi bốn, về năm, một đoàn kiệu nhỏ quay về phủ.
Lại nói tới việc khi đoàn kiệu đã về đến phủ, Lưu Dung nói với Hòa Thân:
- Trận đánh tiếp theo là của Hòa đại nhân đấy.
Hòa Thân từ đầu đã chẳng nói gì nhiều, nhưng đến đây, không thể không khâm phục cái lão Lưu gù này.
Hòa Thân, Lưu Dung, Lưu Quế, ba người vào phòng và uống trà, nói chuyện. Bỗng nhiên ngoài đại đường xôn xao, ầm ĩ hẳn lên. Rồi một tên nha dịch chạy ra phòng sau, báo tin:
- Bẩm, bẩm Lưu đại nhân, Hòa đại nhân, Lưu đại nhân: bẩm đã tìm thấy ở miếu Quan Đế hung khí giết người và quần áo vấy máu.
Cả ba người hơi sững ra, nhung Lưu Dung cũng đã có tính toán trước cả rồi, nên chẳng nói thêm gì cả.
Hòa Thân nghĩ:
- Hung thủ đã túm được rồi, nhung không biết liệu có mọc thêm cành thêm nhánh ra nữa không đây?
Nghĩ thế, rồi nói với Lưu Dung:
- Lưu đại nhân, ngài xem có nên bắt thẳng Hai Hỗn về đây không?
Lưu Dung nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Chúc Hòa đại nhân cờ khai đắc thắng, mã đáo thành công!
Nói xong, vòng vòng hai tay lại.
Hòa Thân nghe xong, cũng vòng tay, nói:
- Hòa tôi xin đi đây.
Nói xong, quay người, đi theo lối cửa ngách, lên đại đường. Lên đại đường rồi, vội chụp lấy bút, viết trát hỏi tốc, ném cho nha dịch, bảo chúng đi bắt Hai Hỗn về cung đường, bọn nha dịch chạy đi như bay như biến.
Chẳng bao lâu sau, nha dịch đã bắt được hai Hỗn đưa về cung đường, bọn nha dịch báo:
- Bẩm đại nhân, đã bắt được Tô nhị tức Hai Hỗn về rồi.
Hòa Thân nhìn xuống dưới cung đường, thấy Hai Hỗn mắt ty hý, một mí, lấm la lấm lét. Nên thấy trong lòng cùng đã có cách, và chậm rãi hỏi:
- Quỳ dưới kia có phải là Tô Nhị không?
Hai Hỗn trả lời ngay.
Hòa Thân nói:
- Có một dân phụ, họ Tiết, báo rằng, anh cướp của bà ta một chiếc thoa bằng bạc, có đúng vậy không?
Thực ra, Hai Hỗn cũng chẳng biết tại sao mình lại bị bắt, nên vô cùng hoang mang, lo sợ. Nay nghe ông quan ngồi trên cung đường hỏi thế, bèn nghĩ: Liệu có đúng chỉ là việc mình cướp chiếc thoa của bà Tiết hay không. Nếu quả chỉ có thế, thì cũng chẳng có chuyện gì.
Nên nói:
- Dạ có, bẩm đại nhân. Nhung không phải là cướp, mà là bài thế vào khoản tiền nợ mua vải.
Hòa Thân vẫn nói chậm rãi:
- Vậy sau khi bà Tiết mang tiền đến chuộc, anh vẫn không trả lại chiếc thoa cho bà ta.
Tô Nhị cũng đã có tính toán, nên đáp:
- Dạ, tại số tiền đó không đủ.
Anh đòi bao nhiêu?
Tô Nhị đáp:
- Hai lạng bạc.
Hòa Thân:
- Hai lạng bạc, anh mới trả lại chiếc thoa?
- Vâng
Hòa Thân nói:
- Dẫn bà Tiết vào!
Một lát sau, bà Tiết đã có mặt tại cung đường:
- Bà già kẻ cắp gặp nhau đây!
Hòa Thân nói:
- Bà Tiết, có phải bà đã nói rằng: Chiếc thoa bằng bạc của bà đã bị Tô Nhị cướp đi phải không?
- Dạ! Đúng thế ạ!
- Bà còn nhớ để kiểu dáng chiếc thoa đó của bà không?
- Đó là chiếc thoa của mẹ Tiết Bình Như để lại, cho tôi, coi như một kỷ vật.
Hòa Thân không thể chịu thêm được cái cách nói lôi thôi lòng thòng của bà già này nữa, nên vội vã cầm chiếc thoa vẫn để trên bàn lên, hỏi:
- Có phải nó đây không?
Bà Tiết đáp:
- Làm sao lại không phải!
Hòa Thân hỏi Tô nhị:
- Anh còn nói được gì nữa đây? J
Hai Hỗn thấy Hòa Thân cầm chiếc thoa bạc đó trong tay giật bắn mình, nói lúng búng:
- Kẻ tiểu nhân...
Hòa Thân thúc thêm:
- Cái gì?
- Kẻ tiểu nhân này đã đánh rơi mất ạ!
Hòa Thân hỏi:
- Rơi ở đâu?
- Kẻ tiểu nhân này không rõ.
Hòa Thân lại đem chiếc ví ném ra, hỏi:
- Chiếc ví này, anh để vào đâu?
Hai Hỗn chợt nhìn, đã sũng sờ cả người, vội nói:
- Con nhặt... không... con không biết.
- Anh không biết... Vậy bản quan nói cho anh biết: Anh nhặt được chiếc ví, rồi định đem đi lừa đảo chuyện dâm đãng với cô Văn Nương, không ngờ, không biết đường nên đi nhầm, và đã vấp phải ông Mạnh Bật Khoa ở sân trước anh sợ quá, nên đã giết chết ông Mạnh Bật Khoa. Trong lúc luống cuống anh đã đánh rơi cả chiếc thoa bạc, rồi chuồn ra miếu Quan Đế, ở đó có một cái ao, anh tắm, để rửa vết máu dính trên người, rồi vội vã quấn quần áo vào với hung khí, đem nhét liều vào bên dưới khám thờ Quan Đế.
Nói xong, Hòa Thân, đập "chát" miếng gỗ lệnh xuống bàn quát:
- Đem vật chứng lên đây!
Ngay lập tức, bọn nha dịch đem bộ quần áo thấm máu cùng với một chiếc kéo vứt lên cung đường, Hai Hỗn tức Tô Nhị ngây người, bạc ngay mặt ra, và run cầm cập.
Lâu lắm mới bật ra được một tiếng:
- Xin khai!
Hòa Thân nói:
- Khai ra hết sự thực.
Số là, vào buổi tối hôm đó, Hai Hỗn cùng với lũ bạn mèo hoang chó dại, kéo nhau tới quán rượu ngoài phố uống say bét nhè, rồi chia tay nhau ở ngã tư đầu phố. Hai Hỗn đi về nhà mình. Khi sắp về tới nhà, bỗng thấy bụng dạ nôn nao, rồi bắt đầu nôn ọe. Nôn thốc tháo ra được, cũng thấy nhẹ người, nhưng chân tay bải hoải, muốn nghỉ một lát, thế rồi ngủ luôn đi mất. Nửa đêm gió lạnh dồn về, mới tỉnh lại, đầu váng, miệng khát, bèn nghĩ tới cái giếng ở giữa ngõ, nên đi vào đó uống nước.
Không ngờ, mới đi đã mấy bước, đã trông thấy một bóng người lướt qua, nhìn kỹ thì ra đó là Tiết Bình Như ở hẻm Nam. Làm sao mà Tiết Bình Như lại lén lút như thế. Hai Hỗn cũng biết ngay rằng: Từ lâu Tiết Bình Như đã dan díu với Lư Hồng Ngọc, nhưng hôm nay hắn mới bắt được, nên đã nghĩ ra một ý xấu. Hắn nghĩ: Hãy cứ đợi cho hắn vào trong nhà cái đã, ta vào bắt quả tang.
Một cô quả phụ, một thằng đàn ông chưa vợ, để ta bắt quả tang, thế nào cũng moi được hơn chục lạng bạc chi dùng. Nghĩ tới đó, cơn say đã tan hết, miệng cũng chẳng còn thấy khát nữa. Nhưng lại bất chợt trông thấy, Tiết Bình Như đã đem giấu giếm cái gì đó vào trong đống gạch vỡ trước cổng nhà Lư Hồng Ngọc, sau đó Tiết Bình Như, dưới ánh trăng mờ, mới đi gõ nhè nhẹ vào cổng, cổng chỉ mở ra một lát cái khe, Tiết Bình Như tụt ngay vào trong đó.
Hai Hỗn vội vã bước tới tới cổng nhà Lư Hồng Ngọc, việc đầu tiên là bới bới đống gạch vỡ, liền thấy ngay chiếc ví tiền, đem nhét ngay vào trong túi cho rằng sẽ có lúc dùng tới. Sau đó Hai Hỗn mới rút chiếc thoa bạc đã cướp được từ mớ tóc trên đầu xuống, lạch cạch, lạch cạch cậy then cài cổng, cánh cổng bật mở, hắn nhón chân, đi thật nhẹ, đến sát cửa nhà Lư Hồng Ngọc. Hắn dừng lại, vì còn muốn nghe những lời dâm đãng ở bên trong, sau đó vào bắt cũng chưa muộn.
Không ngờ, lúc đó lại là lúc Lư Hồng Ngọc đang to tiếng, nói lại đầu đuôi tất cả việc Tống Hữu Bạch đến cưỡng dâm Văn Nương như thế nào. Lòng dạ Hai Hỗn chợt thấy vui mừng như bắt được của, hắn nghĩ: Thì ta cũng đi lừa một chuyến chứ sao, rồi rút chiếc ví từ trong túi áo ra, chạy sang nhà Văn Nương nằm ngay ở xế bên kia đường. Hắn lại rút chiếc thoa bạc ra, nhưng cổng nhà Văn Nương cài rất chặt, nên không làm sao cậy cái then ra được. Hắn biết rằng, then cửa còn có cài chốt bên trong. Hắn ngước nhìn lên bức tường cao. Thường ngày Hai Hỗn cũng thích tập tành tý côn quyền, chỉ có điều là khi tập, khi bỏ. Nhưng dù sao cũng có được chút sức khỏe, nên hắn chạy vài bước, vượt lên tường tay bấu được mép tường, rồi cố một hơi, leo lên được mặt tường. Hai Hỗn đi trên mặt tường, nhưng chẳng thấy chỗ nào thả chân tới được, nhưng lại sợ thời gian quá dài, sẽ có người trông thấy, trong lòng cũng thấy sờ sợ, nên đành liều nhảy “phịch” một cái xuống đất. Vào được sân, hắn tức tốc chạy tới phòng của ông Mạnh Bật Khoa, mà cứ ngỡ rằng đấy là phòng của Văn Nương.
Lại nói về Mạnh Bật Khoa, tuy tai có chút nghễnh ngãng, nhung lúc đó đang đi giải, từ trong phòng nghe thấy một tiếng "phịch", không nghĩ ra đó là tiếng gì, đợi khi đi giải xong, bèn chạy ra xem. Lúc đó, Hai Hỗn đang cầm chiếc ví trong tay, đứng bên ngoài cửa, nói:
- Văn Nương ơi, trái tim của anh ơi. Anh là Tống Hữu Bạch đây. Chiếc ví này là tín hiệu, em mở cửa ra nào!
Mạnh Bật Khoa nghe những lời nói đó, nỗi giận dữ bùng lên, gân cất nổi lên giần giật. Nghĩ: Thì ra cái bọn cuồng đồ chó chết này, định đến chiếm đoạt con gái ta.
Nói xong bèn rút từ cửa sổ ra một chiếc kéo, mở cửa xông ra. ông nhìn ngay thấy Hai Hỗn một thằng chó chết, nổi tiếng khắp phố. Ông quát:
- Mày!
Khi Hai Hỗn thấy một người đàn ông xông ra cửa, cũng sững người, quay người bỏ chạy. Ông Mạnh Bật Khoa trong khi lửa giận đang bốc lên đầu, đâu có chịu buông tha, ông lao tới tóm lấy tóc Hai Hỗn, Hai Hỗn lấy tay gạt tay ông ra, làm cho chiếc thoa bạc văng ra phía xa kêu lên một tiếng "xoảng". Ông Mạnh Bật Khoa vẫn không chịu buông tha cho hắn. Hai Hỗn thấy khó thoát được thân, bèn quay người lại, cướp lấy chiếc kéo trên tay ông Mạnh Bật Khoa, quay ngược mũi kẻo đâm thẳng vào người ông Mạnh Bật Khoa, trong khi ông Mạnh Bật Khoa vẫn lao người tới, thế rồi, đôi mắt ông trợn ngược lên, lùi về phía sau hai bước, ngã vật ra trên mặt đất.
Hai Hỗn cũng cuống lên, chạy ra mở cổng, nhưng mở không được, hắn chợt nghĩ tới cánh cổng có chốt ngầm, nhưng cổng lại tối đen như mực, nên phải mò mẫm đi tìm chỗ đinh chốt. Khi đó, Văn Nương đã chạy ra, Hai Hỗn càng luống cuống, nhưng cũng đã mò được đinh chốt, và mở được cổng, rồi "xoạt" một tiếng biến ngay vào đêm tối.
Ngay khi đó, Hai Hỗn cũng chưa biết đối phó ra sao, nà trên người, trên tay, trên mặt, và cả tên chiếc kéo đang cầm ở tay nữa đều vấy máu. Đột nhiên hắn nghĩ tới, ở dưới chân thành phía Tây, cách đây không xa, có một cái ao tù, nước thối, tốt nhất là hãy tới đấy rửa ráy đi cái đã. Nghĩ tới đó, hắn liền chạy bay biến tới đó, rửa chân tay mặt mũi xong, rồi đem bộ quần áo vấy máu, cùng với cả chiếc kéo, cuốn lại, nhìn ra bốn xung quanh, thấy bên kia có miếu Quan Đế, bèn đi sang, đẩy cánh cửa miếu ra, đem bộ quần áo vấy máu nhét xuống bên dưới khám thờ, rồi mau chóng chuồn về nhà.
Hòa Thân nghe xong, liền hỏi:
- Tô Nhị, ta hỏi, tội ngươi giết chết Mạnh Bật Khoa có oan không?
Hai Hỗn nghĩ: Người ta đã khai hết cả rồi, còn hỏi gì nữa. Nên hắn nói:
- Không oan ạ!
Hòa Thân cười nhạt:
- Mày đã làm hại Tống Hữu Bạch, làm cho Tiết Bình Như chịu biết bao nhiêu đau khổ điêu đúng...
Nói xong, rút xoạch chiếc thẻ lệnh khảo đã trong ống thả ra, quăng xuống giữa cung đường quát:
- Đánh bốn mươi hèo, kẹp tay hai lần.
Hai Hỗn nghe vậy liền kêu lên:
- Bẩm lạy quan lớn, con đã cung khai hết cả rồi, việc gì còn phải tra khảo nữa ạ?
Hòa Thân nói:
- Ngươi không giết người nhưng Tiết Bình Như đã phải chịu bốn mươi hẻo, không đánh mày như đánh chó là không được, lôi nó đi, đánh!
Bọn nha dịch xông tới, lôi Hai Hỗn ra khỏi cung đường bắt đầu hành tội, khiến Hai Hỗn kêu cha kêu mẹ, máu thịt tơi bời, rồi lại bị kẹp tay hai lần, sau đó mới lôi lên cung đường.
Hòa Thân hạ lệnh xiềng chân Hai Hỗn, rồi giam xuống ngục tử hình. Một mặt ra lệnh ngay lập tức phóng thích Tiết Bình Như.
Dặn dò mọi thứ xong, bèn quay về thư phòng của phủ nha. Lưu Dung sớm đã biết mọi tin tức, nên vừa thấy Hòa Thân bước vào, đã đứng lên thi lễ:
- Chúc mừng Hòa đại nhân! Chúc mừng Hòa đại nhân.
Hòa Thân vội vàng đáp lễ, nói:
- Đa tạ Lưu đại nhân đã chỉ giáo cho.
Nói xong lại vái tạ sát đất.
Lúc này, Lưu Quế đã cho mở cổng chính, chuẩn bị kèn sáo tiễn đưa. Hòa Thân cùng với Lưu Dung đi ra khỏi thư phòng, còn Lưu Quế vẫn lẽo đẽo theo sau. Hòa Thân xéo mắt nhìn, nói với Lưu Quế:
- Lưu Quế ơi!
Lưu Quế vội đáp:
- Hạ quan có mặt.
Hòa Thân nói tiếp:
- Đợi đấy mà chờ phán xét thôi!
Nói xong, đi với Lưu Dung, không thèm ngoảnh đầu lại.
Lưu Quế, thật đúng là thịt xuống rã rời thành từng mảnh, giống như có một chậu nước tuyết giội lên đầu, ngay lập tức thấy tâm can truất lạnh.
Hòa Thân và Lưu Dung đi qua cổng chính ra ngoài, và thấy bà Tiết, kéo theo Tiết Bình Như chạy tới.
Cả hai người cùng nói:
- Cảm tạ Thanh Thiên đại lão gia!
Hòa Thân và Lưu Dung cùng đáp lễ, rồi cười hà hà lên kiệu. Đúng như bài ca dao truyền lại:
Hòa Thân đâu phải Bao Công,
Xử án lại xử vô cùng giản đơn.
Lưu Dung xem xét thiệt hơn,
Bình Như oan uổng, hàm ơn bao đời