Bộ Lễ sớm đã bàn định về nghi lễ này và sẽ tổ chức một lễ lớn đặc biệt long trọng và cao sang, cao sang long trọng hơn cả lễ đại thọ của vua Khang Hy.
Vào ngày lễ đại thọ đó, các nước vùng biên thùy xa xôi đều có sứ giả đến cống hiến, Lạt Ma của Tây Tạng, các liên minh ở Mông Cổ, các bộ lạc ở Tây Vục, đều sai sứ dâng biểu chúc mùng.
Vua Càn Long ngự trên điện Thái Hòa nhận lễ mừng. Vua Càn Long tuy đã bát tuần, nhưng vẫn còn rất quắc thước, ngồi trên kim loan ngọc điện nhìn trong ngoài sụp lậy, nghe vạn tiếng tung hô. Lễ xong. Các lễ quan lại dắt dẫn các hoàng tử, hoàng tôn, hoàng tằng tôn, hoàng huyền tôn lần lượt vào hát múa chúc mừng đúng với lễ nghi.
Trong và ngoài cung đình, mở đại yến ba ngày. Càn Long lại có đặc chỉ miễn tiền thuế thóc thuế, để cho cả nước vui chung.
Lại nói về việc Tổng đốc Lưỡng Quảng, Chu Khuê chỉ yêu quý mỗi một mình Hoàng tử thứ mười lăm Ngung Diễm, trong số tất cả các hoàng tử của nhà vua, bởi ông cho rằng Hoàng tử Ngung Diễm là người có tư chất thông minh, đồng thời lại có cả một trái tim nhân từ, nên thường vẫn có thư từ đi lại. Chu Khuê là một người làm thơ hay, bạn đồng liêu vẫn thường hay sao chép thơ ông để giữ làm kỷ niệm.
Vua Càn Long cho rằng Chu Khuê là một người quả quyết trong công việc, chữ nghĩa kiến thức cũng khá, nên cũng muốn cất nhắc ông, điều về Kinh nhậm chức Đại Học sĩ giúp việc cho mình. Nhưng giữa Hòa Thân và Chu Khuê vốn có hiềm khích với nhau, nên khi nghe tin Càn Long định đề bạt Chu Khuê, thì Hòa Thân rất lo lắng, nghĩ: Nếu như con người này mà về triều, chắc chắn sẽ làm hỏng hết đại sự của ta, và trở thành hòn đá buộc chân.
Khi quay về phủ, lòng âu sầu buồn bã. Chu Y Viên thấy vậy, nên hỏi Hòa Thân có sự gì. Hòa Thân đem chuyện đó nói lại tất cả. Chu Y Viên nghe xong cũng chẳng nói năng gì, và bỏ đi. Chẳng mấy lúc sau, đã quay trở lại, trong tay cầm một nắm thư từ.
Hòa Thân hỏi:
- Cái gì đó?
Chu Y Viên bèn đáp:
- Đây là chứng cứ để diệt Chu Khuê.
Hòa Thân vội vã cầm lấy xem, tất cả đều là nhũng bài thơ, đã được sao chép ngay ngắn, sạch sẽ, bèn hỏi:
- Thi văn vô tội, sao diệt được nên?
Nói xong, liền trả lại cho Chu Y Viên. Chu Y Viên cầm lấy, rồi rút từ trong đó ra một tờ, nói:
- Bẩm quan lớn, cái này khác hẳn với sự xướng họa thông thường. Đây là Chu Khuê viết riêng cho Hoàng tử mười lăm A Ca. Và chính đây là chứng cứ đã mồi chài nịnh nọt Hoàng tử mười lăm A Ca như thế nào.
Hòa Thân vội vàng cầm lấy, đọc trong lòng chợt cả mừng. Ngay hôm sau, khi tìm được cơ hội liền đem bài thơ trình báo với Càn Long...
Càn Long giận dữ, phán ngay:
- Thế này mà là xướng họa ư, rõ ràng chỉ là kiếm chác ân huệ mà thôi.
Càn Long xưa nay vốn sợ nhất là sự câu kết giữa các đại thần ở biên cương viễn xứ với các hoàng tử trong triều, huống hồ đây lại chính là loại thơ ca mang đậm nét sự nịnh nọt, xin xỏ, nên lập tức hạ chỉ miễn chức tổng đốc của Chu Khuê với một lý do khác, và giáng chức xuống làm Tuần phủ An Huy.
Ít ngày sau, A Ca Ngung Diễn cũng đã biết chuyện Chu Khuê bị giáng chức, đã có người báo cho A Ca Ngung Diễm tất cả nhũng bí mật nằm trong vụ này. Khiến Hoàng tử giận dữ đến nghiến răng, nghiến lợi, nhưng cũng đành chịu, chẳng biết xoay trở ra sao.
Cuối năm thứ năm mươi chín đời Càn Long, sau buổi chầu sớm, Càn Long đặc biệt ban ân cho tất cả các đại thần, có một cuộc gặp gỡ với Càn Long trong thư việc phía Nam, các đại thần đều băn khoăn không biết có sự việc gì. Thư viện phía Nam là nơi vua Càn Long thường đọc sách và viết lách, đồng thời cũng là nơi vua cùng các quan Văn học Đại học sĩ đàm đạo, bình luận thi họa. Việc các quan chờ chỉ ở đây, là một việc có ý nghĩa sâu sắc. Điều đó cũng có nghĩa là có một hoạt động gì đó phi chính thúc, nhưng tập hợp tất cả các đại thần về đây, quả là một việc hiếm thấy.
Trong khi chờ đợi, các đại thần bắt đầu dự đoán:
- Nhà vua gọi cánh mình tập trung ở thư phòng này không biết có việc gì thế nhỉ? Hay là ban yến?
Một người khác lại đoán:
- Thư viện phía Nam này toàn là nhũng phòng nhỏ, làm sao mà ban yến được? Chẳng lẽ mỗi người bưng một bát rồi tùy ý đứng đâu ăn thì đứng.
Có một vị quan võ nói:
- Chắc là Ngài muốn cùng xướng họa với các đại thần!
Một vị quan văn nheo mắt liếc nhìn vị quan võ kia, rồi nói một cách châm biếm:
- Loại thơ này làm sao mà ngâm cho đặng, nó làm gì có đất dụng võ!
Vị võ quan vênh cái bộ mặt đỏ của mình lên nói:
- Ai mà chẳng biết, song cứ thấy gì ngâm nấy, nghĩ gì thì cứ đặt ra như thế chứ còn làm sao nữa.
Vị quan văn kia liền trêu chọc thêm:
- Thưa quan lớn, vậy thì xin quan lớn ngâm cho nghe một bài thơ xem sao.
Vị quan võ đáp ngay:
- Hôm qua, tôi có viết cho con a hoàn một bài đấy!
Tất cả mọi người khuyến khích ông ta:
- Thế thì đọc đi, đọc đi!
Vị võ quan liền cất giọng ngâm:
“Một tấm khăn thơm treo trước ngực mềm".
Ngay lập tức tiếng cười bung ra, chỉ xuýt nữa là cả cái mái nhà của thư viện phía Nam bị sụp xuống.
Các đại thần ồn ào, huyên náo một lúc, đã thấy một chiếc kiệu khênh bằng vai, vua Càn Long tới, lúc đó mới bắt đầu yên tĩnh lại, rồi nối đuôi nhau đi vào trong thư viện, người nọ chen người kia, đứng chật ních ở trong đó.
Vua Càn Long ngồi ở giữa, đưa mắt nhìn khắp các quan đại thần một lượt, rồi nói bằng giọng rất xúc động:
- Các vị ái khanh, nay trẫm đã bát tuần có dư năm năm lẻ. Trẫm tính rằng, sang năm, sẽ nhường ngôi cho Hoàng tư thứ mười lăm A Ca. Các vị ái khanh, có điều gì cần bàn không?
Lời vua Càn Long vừa dứt, cả gian phòng lớn bỗng như chết lặng hẳn đi, không ai đám ho he một tiếng nào. Việc nhường ngôi, là việc to lớn, nay ăn nói lung tung, có khác gì tự đi vác đá đập vào đầu mình.
Càn Long thấy tất cả các vị đại thần chẳng ai nói năng gì, bèn hỏi:
- Lưu ái khanh, ngươi có nói gì không?
Lưu Dung suy nghĩ một lát, rồi lại cân nhắc thêm một lúc nữa, mới rành rẽ nói từng chữ một:
- Thánh thượng Khang Hy với việc truyền ngôi cũng đã làm dần dần.
Càn Long nghe xong, thấy rõ Lưu Dung là một tay khôn vặn, nói mà chẳng nói gì. Nhưng lúc đó Càn Long lại nghe thấy tiếng khóc thút thít ở trong phòng.
Càn Long quay đầu ngó nhìn, chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Hòa Thân một con người quyền khuynh thiên hạ, Càn Long chợt thấy ấm lòng, hỏi:
- Hòa ái khanh, làm sao mà khóc?
Đến lúc này Hòa Thân mới ngẩng đầu lên, mắt đã nhìn ngay thấy đức vạn tuế đã bát thần lẻ năm tóc trắng như sương, nên lại càng thêm núc nở, thổn thức, nói:
- Khởi bẩm đức vạn tuế.
Nói tới đó, Hòa Thân mới lấy lại được tinh thần, ngó lên nhìn đúc vạn tuế, nói:
- Đại lễ nhường ngôi, ngày xưa, trong lịch sử cũng đã từng có, nhưng thực ra cũng chẳng có bao nhiêu vinh dự. Duy chỉ có Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuần truyền cho Ngu mới được coi như một thịnh điển thấm nhuần rộng khắp. Nhưng khi vua Nghiêu truyền ngôi, cũng đã có bẩy mươi ba năm làm Hoàng đế. Vua Thuấn đã từng làm người tầm thường trong ba chục năm, ba mươi năm tại vị, nhưng lại phải qua hơn ba mươi năm nữa, mới chính thức giữ ngôi. Tuổi tác của vua Nghiêu vua Thuấn thời đó, cũng đã tới trên dưới một trăm năm. Mà nay, tinh thần của Thánh thượng vẫn dồi dào, sau này chắc hẳn còn thọ hơn vua Nghiêu vua Thuấn. Nếu như cứ ở ngôi một vài chục năm nữa, rồi mới truyền ngôi cho Thái tử cũng hẳn là chưa muộn...
Hòa Thân lại nói:
- Huống hồ, trong bốn biển của trời đất, ai ai cũng coi Thánh thượng như phụ mẫu. Nếu đức vạn tuế ở ngôi thêm một ngày, trăm họ sẽ được hưởng thêm một ngày thái bình, và xã tắc càng thêm an thái. Tất cả các quan văn võ trong triều, đều được thấm nhuần ân đức của Hoàng thượng, nếu Thánh thượng ở ngôi thêm một ngày, văn võ bá quan cũng lại được thấm nhuần ân đức thêm một ngày. Nhũng kẻ nô tài này được gần kề ơn mưa móc,
nên càng mong được Hoàng thượng mãi mãi chở che. Đến như loài khuyển mã còn có lòng tuyến chủ, lẽ nào mà kẻ nô tài này lại chẳng bằng loại khuyển mã kia sao?
Nói xong lại rơi nước mắt, cúi lạy.
Càn Long nghe những lời bàn luận của Hòa Thân, thật đúng là thấu đáo vẹn toàn. Trước đây, vua Càn Long muốn làm một việc gì Hòa Thân thường gàn quải (1), vậy mà nay lại ngược lại, thành tâm ngăn cản.
(1) Có lẽ thiếu mất chứ không. Không gàn quải mới đúng các việc Hòa Thân đã làm để phò Càn Long (N.D.)
Vua Càn Long nghĩ: "Hòa Thân thực là một bề tôi trung thành", nhưng lại cố kiết nói:
- Hòa ái khanh, ngươi mới chỉ biết có một, mà chưa biết đến hai. Khi trẫm lên ngôi là hai mươi lăm tuổi, khi ấy trẫm đã thề với trời đất rằng, nếu được tại vị tròn sáu mươi năm, trẫm sẽ truyền ngôi cho con thừa kế. Thực là không muốn vượt quá con số sáu mươi năm của Hoàng tổ. Như thế cũng là đã được thừa hưởng cái ơn của trời đất phù hộ độ trì, sang năm đã là năm giáp tý đầu giáp, ý nguyện của trẫm như thế cũng đã là đầy đủ lắm rồi, làm sao mà còn dám dấn thân vào những năm tháng của con giáp mới này. Hoàng tử Vĩnh Liễn, chẳng may mất sớm. Nay duy còn có Hoàng tử thứ mười lăm Ngung Diễm, thực là một người thiên tư thông tuệ, xứng đáng với trẫm. Trẫm cũng tôn trọng gia pháp, thành lệ của tổ tiên, đã viết một mật hàm, cất sau bộ hoành chính Đại Quang Minh, để truyền ngôi cho Hoàng thái tử Ngung Diễm, giũ gìn ngôi báu. Nếu như Hoàng tử còn bỡ ngỡ trong việc lên ngôi, hoặc có điều gì dẫn tới rắc rối phức tạp, khi ấy trẫm vẫn còn đương sống, cũng có thể kịp thời giáo dục, hướng dẫn, nên người chẳng phải âu lo nhiều.
Nghe xong nhũng lời phán bảo đó của Càn Long, Hòa Thân không dám nói thêm nửa tiếng. Cùng các đại thần lui ra.
Về đến phủ, Hòa Thân lập tức đi liên hệ khắp mọi, rồi cùng Thạc Lễ thân vương Vĩnh ân cùng đứng tên viết một bản tấu, khẩn cầu Càn Long tạm thời chưa thoái vị.
Hòa Thân cũng tìm tới Lưu Dung. Lưu Dung đọc xong bản tấu, nói:
- Ôi cũng là một tấm lòng đau khổ!
Nói xong, ông cũng cầm bút ký tên.
Tấu đi tấu lại, vua Càn Long lại đem việc đã minh thệ cùng trời đất khi mới lên ngôi nói lại một lần, đồng thời hạ lệnh cho bộ Lễ, lấy năm sau là năm Gia Khánh nguyên niên, rồi định ra nghi lễ.
Hòa Thân nghe xong, biết rằng tình thế đã thay, nhưng cũng chỉ đành buồn rầu thúc thủ, không còn biết xoay trở ra sao.
Việc Càn Long thoái vị, nhường ngôi thế là đã quyết định xong. Bộ Lễ định ra quy chế nhường ngôi. Nhưng vì quy chế này vẫn còn khiếm khuyết, nên thực tế bộ Lễ cũng rất khó tiến hành. Nói là khiếm khuyết, bởi trong điển lễ đời nhà Thanh chưa từng có loại đại lễ này. Bộ Lễ đành chỉ tìm hiểu, tham khảo các điển lễ cổ, rồi chế biến lại cho hợp thời, và cũng biết rằng, đại lễ này cần phải hết sức long trọng đường hoàng, mới có thể làm vừa lòng, vừa mắt Càn Long. Cho nên phải mất tròn một tháng, mới định xong đại lễ nhường ngôi, ghi chép tấu lên, xin vua Càn Long xét phán. Vua Càn Long thấy thể chế như thế là trang nghiêm long trọng, hạ chiếu cho phép cứ thế mà làm.
Thủ tục tiến hành đại lễ nhường ngôi, trước hết qua Càn Long sách phong cho Ngung Diễm là Hoàng thái tử, đồng thời truy phong cho mẫu thân của Hoàng thái tử là Hiếu Nghi Hoàng hậu, vị trí ở dưới Hiếu Hiền Hoàng hậu, và lấy ngày Nguyên Đán năm Gia Khánh nguyên niên làm ngày chính thức cử hành đại lễ.
Hòa Thân thấy rằng đến giờ phút ấy, đại thế của mình đã qua đi. Song không thể không liều lĩnh, đến chúc mừng Hoàng thái tử Ngung Diễm.
Hòa Thân cho khênh theo vô số lễ vật, đến nơi ở của Hoàng thái tử. Hoàng thái tử nghe tin Hòa Thân tới chúc mừng, thấy lòng mình đã nảy sinh đầy ác cảm liền nghĩ: “Thân mẫu ta chết trong tay hắn, nếu như hắn không dẫn Càn Long đi xuống sông Tần Hoài, làm sao mẫu thân ta lại bị ngã bệnh nặng như thế. Sau khi mẫu thân ta qua đời, tang lễ chỉ được như một quý phi. Ý chỉ này cũng là từ tay Hòa Thân mà ra. Tên Hòa Thân ác nghiệt kia, hôm nay lại còn dám vác mặt đến đây mà chúc tụng sao, thật là một kẻ vô xỉ, mặt dầy”.
Ngung Diễm vừa nghĩ vừa đứng lạnh lùng trên bậc thềm.
Lúc đó đã thấy Hòa Thân cúi đầu cụp mặt đi tới. Hòa Thân bước tới trước mặt Thái tử nói:
- Kẻ nô tài này xin kính mừng điện hạ.
Thái tử chỉ cất lên một tiếng:
- Ừ
Rồi không nói thêm gì nữa.
Hòa Thân bị cụt hứng, nhưng vẫn cố mặt dầy mày dạn nói tiếp:
- Thái tử điện hạ thiên tư thông minh, chính trực, nhân từ, sau này lên ngôi chắc chắn sẽ là một vị vua hiền đức, một vị minh quân. Thật đúng là phúc khí của muôn dân, phúc khí của cả kẻ nô tài này vậy!
Nói xong, bèn cười khanh khách, cúi đầu sát đất, nhưng lại ngước mắt lên nhìn Thái tử. Không ngờ rằng, Thái tử vẫn đứng đó, chằm chằm nhìn Hòa Thân, không nói một câu, và mặt lạnh như một khối băng.
Hòa Thân làm quan đã bao nhiêu năm, nhưng gặp phải cái thảm cảnh này thì đây là lần thứ nhất. Hòa Thân thấy lạnh toát cột sống, biết rằng đại sự thế là tiêu rồi. Nhưng con người đứng trước con người, cái miệng lại không thể không mở ra. Gã nghiến răng lại nghĩ: Đã không nói thì ta nói, đã không làm thì ta làm, còn anh, mặc xác anh muốn dọc ngang thế nào cũng mặc. Nghĩ xong, liền cười nói:
- Thưa điện hạ, nô tài nghe tin rằng sang năm điện hạ sẽ lên ngôi báu, thật là một điềm vui. Đó cũng chính là phúc khí của nô tài, cho nên nô tài đến đây chúc mùng trước.
Nói xong dâng ngọc như ý.
Thái tử giả như không nghe thấy, không cầm ngọc như ý mà chỉ đăm đăm nhìn Hòa Thân, như một người xa lạ chưa từng quen biết bao giờ.
Lúc đó Hòa Thân thấy rợn người, tâm thần rối loạn, chân tay không biết làm gì và để vào đâu.
Hoàng thái tử nói:
- Không cần! - Nói xong, đi vào trong nhà - Hai chữ ấy, làm cho Hòa Thân không dám để lễ vật lại, nên đành phải khênh về, biết thế này, chẳng nên mang lễ đến làm gì. Nghĩ tới đó, Hòa Thân buồn rũ rượi, lên kiệu quay trở lại. Những người khênh lễ vật cũng không dám đặt xuống, nhung khi thấy Hòa Thân đã lên kiệu, nên cũng vội vã ra theo ngay phía sau.
Thấy có sự lộn xộn, Hòa Thân quát to:
- Đồ khốn kiếp chúng mày, đi theo tao làm gì?
Nói xong, "phạch" một tiếng, buông rèm kiệu, và chỉ loáng một cái đã về đến phủ.
Chớp mắt đã tàn đông, rồi qua đêm trừ tịch, đó là ngày đầu tiên của Gia Khánh nguyên niên. Vua Càn Long ra ngự tại điện Thái Hòa, cử hành đại lễ nhường ngôi, đích thân trao ấn báu cho Hoàng thái tử. Hoàng thái tử cung kính quỳ nhận, rồi dẫn đầu các thân vương, đại thần cung chúc Thái thượng hoàng vạn thọ vô cương. Lễ chức xong Thái thượng hoàng Càn Long liền lui vào cung.
Hoàng thái tử lên ngôi, xưng đế, tiếp nhận sự chúc tụng của triều thần. Rồi theo chiếu thư truyền ngôi của Thái thượng hoàng miễn thuế tiền, thuế thóc cho toàn quốc đồng thời xuống chiếu đại xá. Ngày đó nơi kinh sư phồn hoa, vô cùng náo nhiệt, điều đó khỏi phải nói nhiều. Lễ truyền ngôi đã xong, trong ngoài mở tiệc, tiếng tung hô, ầm vang khắp cung đình. Một số ngày sau, phụng mệnh của Thái thượng Hoàng đế, Gia Khánh sách lập Đích Phi Hỷ Tháo lạp Thị làm Hoàng hậu. Lại qua một số ngày nữa. Vua Gia Khánh đặt tiệc Thiên Tẩu ở cung Ninh Thọ mừng Thái thượng hoàng. Trong kinh thành, hân hoan nối tiếp những hân hoan, tiếng hoan hô vang vọng khắp kinh thành.
Đông qua hè tới, thoáng chốc đã hai năm.
Hôm đó, xuân tàn hè tới, không khí thật say đắm lòng người. Sau buổi triều sáng, Gia Khánh truyền chỉ hạ lệnh cho Cửu vương Vĩnh Nghi, Lưu Dung chờ hầu chỉ tại Đông Noãn các. Hòa Thân nghe được tin này, trong lòng không tránh khỏi nỗi tân toan. Ngày xưa, mỗi khi Càn Long truyền chỉ, ngươi quỳ xuống lĩnh chỉ bao giờ cũng là Hòa Thân, khiến các quan đại thần ai ai cũng phải nghiêng đầu kính trọng. Vậy mà hôm nay...
Lưu Dung và Cửu Vương đến Đông Noãn các, thấy trong sân trong vườn, cây cối mọc xanh tươi rườm rà. Dưới bóng cây có một chiếc kỷ cùng ba chiếc ghế. Chỉ một lát say Thái giám đưa đường để vua Gia Khánh đi vào. Từ khi Hoàng đế mới lên ngôi, không khí trong triều sôi nổi, ai ai cũng có cách nhìn mới, lối nghe mới.
Cửu Vương và Lưu Dung vội vàng quỳ lạy Hoàng thượng. Vua Gia Khánh thấy vậy vội bước nhanh lên một bước, nâng hai vị đại thần dậy, nói:
- Nhị vị lão ái khanh, trẫm coi như cánh tay đắc lực của trẫm, đứng đậy đi.
Vua Gia Khánh cho hai người ngồi, rồi vung tay một cái, bảo Thái giám lui ra, cài cửa. Ba người ngồi trò chuyện.
Cửu Vương hỏi:
- Thưa đúc vạn tuế, thánh giá Thái thượng hoàng có được an khang không?
Vua Gia Khánh cười đáp:
- Vẫn khỏe, có điều là bát tuần lẻ tám rồi.
Cửu Vương và Lưu Dung gật đầu hiểu ý, rồi cả hai nói:
- Chúc Thái thượng hoàng vạn thọ vô cương.
Vua Gia Khánh nói:
- Tốt lắm!
Rồi từ từ nói tiếp:
- Nhị vị lão ái khanh, trẫm có mấy việc muốn hỏi hai người. Ngày mồng ba tháng chín, trẫm đội ơn phụ hoàng, được sách phong là Hoàng thái tử, trong khi mọi việc còn chưa công bố, mà Hòa Thân đã đem dâng trẫm ngọc như ý trước, các khanh có biết không?
Cửu Vương và Lưu Dung đều lắc đầu.
Vua Gia Khánh lại hỏi:
- Việc trên đường tuần hạnh Giang Nam giữa Hiếu Nghi hoàng hậu với Phụ hoàng, rồi đột nhiên Phụ hoàng cho đưa Hoàng hậu về Kinh trước, hai khanh có biết cặn kẽ không?
Cửu Vương và Lưu Dung lại lặng lẽ lắc đầu.
Vua Gia Khánh lại hỏi:
- Sau khi Hiếu Nghi hoàng hậu mất, tờ thượng dụ là do tay ai viết?
Các bức thượng dụ xưa nay bao giờ cũng là do các đại thần viết ra trước, điều đó chẳng có gì phải để ý.
Lưu Dung biết là thượng dụ từ tay ai mà ra, nên đáp:
- Là Hòa Thân đại nhân.
Vua Gia Khánh chơi lạnh lùng nói:
- Hòa đại nhân, hắn là Hòa đại nhân của nhà nào thế nhỉ?
Sau một lát suy nghĩ thêm Gia Khánh lại nói:
- Hòa Thân đã nhiều năm gánh vác việc triều đình, hắn lộng quyền thế nào các quan đại thần đều biết hết, nhưng ai cũng chỉ biết tức mà không dám nói. Công ơn của Phụ hoàng đối với Hòa Thân nặng như núi, nhưng Hòa Thân lại chẳng biết giữ mình, lấy của công co kéo thành của riêng. Phụ hoàng cho hắn là làm kiệm bộ Hộ, thế là hắn tập trung quyền bính vào một mình tay hắn, mà lại hống hách, càn rỡ, không cho các quan trong bộ được tham gia bàn bạc một điều gì. Từ đó dẫn tới việc quốc khố hao hụt thâm thủng. Những điều trẫm nói đều là tội của Hòa Thân, trẫm không nói sai đâu.
Nói xong, tâm trạng Gia Khánh trở thành rất nặng nề. Vĩnh Nghi cũng đã định nói một cái gì đó, nhưng lại thấy sức mình không đủ, nên thôi không nói nữa.
Vua Gia Khánh nói tiếp:
- Trẫm ra mật lệnh cho hai khanh, bắt đầu từ ngày hôm nay, nếu nghe thấy bất cứ tội lỗi nào của Hòa Thân, bất kể là hư thực, tất cả đều phải tấu trình, những lời đơn sai, trẫm sẽ không hỏi tội, gác nó lại là xong thôi.
Vĩnh Nghi nghe nói thế, liền nói:
- Bẩm đức vạn tuế, nô tài có một việc, không biết có nên nói ra đây không
Nói xong, liền đưa mắt nhìn Lưu Dung.
Lưu Dung chậm rãi nói:
- Nên chứ!
Vua Gia Khánh hỏi ngay đó là việc gì.
Vĩnh Nghi bèn đem việc Hòa Thân chiếm đoạt cung nữ của nhà vua nói lại.
Gia Khánh nghe xong, liền đập long án nói:
- Kỷ cương của triều đình không chỉnh đốn không xong.
Lại nói về Hòa Thân, kể từ khi vua Gia Khánh lên ngôi Hòa Thân vừa mừng lại vừa lo. Hôm đó Lưu Toàn sang phủ, Hòa Thân liền nhờ hắn sắp xếp thời gian, để để vào cung bệ kiến Thái thượng hoàng. Lưu Toàn thu xếp rất nhanh. Hôm đó Hòa Thân vào điện Dưỡng Tâm nơi ở của Càn Long. Vừa bước vào cửa Hòa Thân đã thấy ngay vị Thái thượng hoàng trên đầu chỉ còn lơ thơ mấy sợi tóc bạc, răng đã lung lay hết, và tai điếc mắt hoa. Trong lòng Hòa Thân cảm thấy thật đắng cay, bèn quỳ xuống, lê bằng đầu gối về phía trước, kêu lên một tiếng:
- Thái thượng hoàng!
Vua Càn Long hình như có nghe tiếng nói, nhưng lại chẳng nghe để rõ ràng, nên hỏi:
- Ai đó?
Hòa Thân bò tới gần hơn, rồi cất tiếng nói to hơn:
- Nô tài là Hòa Thân, bái kiến Thái thượng hoàng.
Đến lúc đó, vua Càn Long mới nghe rõ, nói:
- Là ngươi đấy ư! Sao đã lâu chẳng thấy tới đây?
Hòa Thân biết Càn Long đã lẫn, nên nói:
- Nô tài vào cung không dễ.
Vua Càn Long nghe rõ câu đó, nói:
- Hình như người mắc quá nhiều tội lỗi thì phải.
Câu nói này đã đánh trúng vào chỗ đau nhất của Hòa Thân, nên lòng thấy bi thương, bật khóc, nói:
- Thái thượng hoàng sẽ còn sống ngàn thu, vạn tuổi.
Càn Long nghe xong, xua xua tay, nói:
- Chẳng được đâu! Đức Khổng Tử đã dậy: "Già mà không chết thì thành giặc!”, năm nay đã bát tuần lẻ tám rồi còn gì, nếu còn muốn sống đến thiên thu vạn đại, thì rõ ràng là một trò cười.
Nói xong, Càn Long cười, hỏi:
- Công việc vẫn thuận lợi chứ?
Trong cung, Hòa Thân đâu dám nói nhiều, nên nói:
- Cũng được đội ơn công đức của đức vạn tuế.
Càn Long cười nói:
- Gia Khánh không thích ngươi! Nhưng ngươi cứ yên tâm, chỉ cần một câu nói của ta, thì cái sinh mệnh của ngươi vẫn còn.
Hòa Thân thôi khóc, và thấy cũng chẳng điều gì để nói nữa, nên lui ra.
Ra khỏi cửa cung, lại gặp Lưu Dung vào triều. Hòa Thân biết Lưu Dung vào triều là chỉ có mỗi một việc gặp đức vua, nên tỏ vẻ châm biếm. Lưu Dung cũng biết rằng, Hòa Thân vào cung chỉ là để gặp Càn Long, nên hỏi:
- Thánh giá của Thái thượng hoàng ra sao?
Hòa Thân đáp:
- Khỏe lắm!
Nói xong cười khanh khách, bỏ đi cùng với trận cười đó được kéo dài ra.
Tháng Giêng, năm thứ tư niên hiệu Hàm Phong, vua Càn Long ngã bệnh, vua Gia Khánh chầu trục ở điện Dưỡng Tâm, vì vua Càn Long đã hôn mê suốt cả ngày. Hôm đó, vua Gia Khánh hầu hạ cả ngày bên cạnh Càn Long, còn các viên Thái y trong cung tấp nập ra ra vào vào. Vua Gia Khánh cũng biết rằng vua Càn Long đã vào tuổi bát tuần lẻ chín rồi, ắt sẽ có một ngày sẽ về chầu trời. Cho nên Gia Khánh lại càng chu đáo chăm nom Càn Long hơn, thái độ vô cùng hiếu lễ.
Chẳng may, tuổi thọ của vua Càn Long đã tận, bệnh tình kéo dài tới ngày thứ tư thì đột ngột trở thành trầm trọng hơn. Các Ngự y cũng dành phải bó tay, và thế là Càn Long vĩnh viễn ra đi. Vua Gia Khánh gào khóc đến vỡ trời nứt đất.
Buổi chiều vua Gia Khánh mặc áo tang lên triều, nói một cách nghiêm trang:
- Hôm nay ai là người lãnh ban quân cơ đại thần.
Hòa Thân đáp:
- Là nô tài.
Vua Gia Khánh nói:
- Viết chỉ đi, lệnh cho các đại thần Lạt Ma cùng các công chúa ở Mông ở Tạng, đã từng lên đậu thì về kinh chịu tang, những người chưa bị bệnh đậu mùa, tất cả đều không cần về. Viết xong phát đi. Đi ngay đi!
Hòa Thân liền đi đến phòng quân cơ lòng dạ hoang mang nghĩ: Đã biết mình là lãnh ban đại thần, vậy mà tòn sai mình đi làm cái việc vặt này, và tách hẳn mình ra. Lại nghĩ, mình sẽ chẳng về, mà cứ ở lại đây. Nghĩ xong liền gọi Chương Kinh tới.
Chương Kinh hỏi:
- Có việc gì ạ, thưa đại nhân.
- Viết chỉ! Vua Càn Long băng hà lệnh cho các công chúa các đại thần Lạt Ma ở Mông ở Tạng, nhũng người đã lên đậu, và cả những người chưa lên đậu đều không phải về kinh chịu tang. Đi thôi!
Hòa Thân lầu bầu, đã lên đậu với chưa lên đậu thì có gì khác nhau cơ chứ.
Anh chàng Chương Kinh cũng lấy làm lạ, nghĩ: Đã không gọi về kinh tất cả thì còn phân biệt đã lên đậu với chưa lên đậu làm gì nhỉ! Nên hỏi lại Hòa Thân một câu, nhung Hòa Thân không đáp, mà còn quát lên:
- Viết chỉ, viết xong gửi ngay đi.
Nói xong ngồi lỳ trong phòng tức giận một mình.
Chương Kinh đem tờ thượng dụ "những người đã lên đậu, hoặc chưa lên đậu đều không phải về kinh" đem đến trình cho Hòa Thân, Hòa Thân dùng cái tẩu thuốc gõ gõ chỗ đóng dấu, Chương Kinh đóng dấu xong rồi đi. Nói chung trong nội đình đã thấy dấu của ban quân cơ, thì đóng dấu tiếp ngay. Nếu không dấu của Thái giám sẽ trở thành sự kiểm tra dấu ấn của nhà vua.
Chương Kinh đi rồi, Hòa Thân vẫn ngồi lì ở đó, vừa tức vừa buồn.
Không ngờ ở trong triều, vua Gia Khánh nhìn ngược ngó xuôi vẫn chẳng thấy Hòa Thân đâu, bèn bảo Thái giám:
- Đi xem xem, Hòa Thân đã viết chỉ xong chưa.
Ý của Gia Khánh bảo Thái giám đi xem Hòa Thân viết xong chỉ chưa, nếu viết xong rồi, thì gọi Hòa Thân trở lại đây. Nhưng Thái giám lại hiểu khác, cho rằng, đi xem xem, nếu chỉ viết xong rồi thì đem về cho ta xem. Hoàng thượng xem chỉ đó là lẽ tất nhiên.
Thái giám đi ra khỏi triều đường, đã nhìn ngay thấy Chương Kinh đang cầm bức thánh chỉ đó, liền gọi lại, nói.
- Đưa đây cho tôi, Hoàng thượng đang cần đọc đấy!
Chương Kinh ở ban quân cơ, liền đưa ngay cho Thái giám, dặn:
- Thánh thượng xem xong, đem trả lại cho tôi.
Thái giám trình bức Thánh chỉ đó lên Hoàng thượng.
Vua Gia Khánh thực tình cũng chẳng biết đó là chuyện gì nên tiện tay mở ra đọc, Gia Khánh nhìn thấy rõ ràng trên Thánh chỉ viết: "Đã và chưa bị bệnh đậu mùa đều không cần về Kinh". Ngay lập tức vua Gia Khánh vô cùng giận dữ, nhưng lại không để lộ ra bên ngoài một tí nào, nói với Thái giám:
- Gọi Hòa Thân tới đây.
Hòa Thân vén rèm bước vào, quỳ xuống.
Vua Gia Khánh nói bằng giọng nghiêm khắc:
- Hòa Thân, ngươi đã biết tội của ngươi chưa?
Hòa Thân đâu có biết rằng, bức thánh chỉ đã trở về nằm trên long án của Gia Khánh, bèn thấp giọng nói:
- Quả thực là thần không biết!
Gia Khánh bèn cầm tờ Thánh chỉ trên long án lên, hỏi:
- Hòa Thân, cái này có phải người khởi thảo không?
Hòa Thân nhìn lên, biết là lôi thôi to rồi, mồ hôi "ào” một cái, tóat ra, đầu cúi xuống.
Gia Khánh lại hỏi:
- Thác mệnh viết chiếu thì mắc tội gì...?
Hòa Thân không dám ho he một câu nào nữa.
Vua Gia Khánh bỏ mặc Hòa Thân tại đó, quay ra nói với các đại thần:
- Vừa rồi, nói tới giặc giã ở các lộ, đâu chỉ có một mình Vĩnh Bảo tô son trát phấn, biến bại thành thắng để trình về. Mà ngay ở Kình cũng có nhiều thị vệ muốn xuất kinh để vào tiến quân hiệu lực, nhưng khi đã vào tiến quân hiệu lực rồi lại không chịu khai khẩn điền địa, làm giàu nhanh chóng. Cho nên, các cấp quan lại sớm đã hình thành sự tự thị, làm hao tổn quân phí. Đó là bung bít dối vua!
Hòa Thân ngay lập tức nhận ngay thấy cái chết đã đến với mình, qua những lời nói đó của vua Gia Khánh nên không lạnh mà cũng run.
Vua Gia Khánh nói tiếp:
- Lưu Dung, Vĩnh Nghi, sau buổi triều, về chờ chỉ ở Đông Noãn các. Hai người có thể về ngay bây giờ để viết chỉ...
Các quan đại thần không ai dám nói một câu, mà lần lượt đi hàng một ra ngoài.
Vua Gia Khánh đi một chiếc kiệu mềm tới Đông Noãn các. Yên vị xong, Vĩnh Nghi và Lưu Dung vào lạy.
Gia Khánh nói ngay:
- Đứng dậy mà nói.
Hai vị đứng ở hai bên vua.
Gia Khánh nói:
- Trong triều đình, Hòa Thân thác mệnh viết chiếu, đáng ghép vào tội gì?
Cửu Vương Vĩnh Nghi nói:
- Tội chết.
Gia Khánh lại hỏi:
- Hoàng khảo vừa mất, trên mình trẫm đang mang đại tang, liệu có thích hợp với một tội chết như vậy không?
Cửu Vương không dám nói gì nữa. Lưu Dung thư thả nói: Dung dưỡng tội lỗi một ngày, di hại cả đời! Cho nên làm ngay vẫn hơn.
Ngay lập tức vua Gia Khánh nói:
- Lưu ái khanh nói đúng.
Rồi truyền ngay cho tả hữu, sai bộ quân thống lãnh cùng với bộ Hình đi bắt Hòa Thân.
Hòa Thân tan chầu về nhà, lòng rối như tơ vò. Về phủ vừa ngồi yên chỗ, các bà thê, các nàng thiếp liền vây quanh lấy, hỏi han về việc phát tang Thái thượng hoàng như thế nào.
Đột nhiên mười mấy người gồm thị vệ, quân bộ, xông vào Hòa phủ. Lúc đó Trương Thiên Hoành đang ở ngoài sân, nên quát to:
- Bọn này to gan, dám xông vào tướng phủ.
Vị Thống lãnh kia đâu có thèm để ý tới Trương Thiên Hoành, mà lại nói to hơn:
- Có Thánh chỉ tới, hãy đi tìm chủ ngươi đến nghe đọc.
Trương Thiên Hoành nghe xong cứ ớ cả người, vội vã vào thông báo.
Hòa Thân vừa thay xong áo, lại nghe có Thánh chỉ tới, lại bảo thê, thiếp giúp mình mặc triều phục vào, rồi thê, thiếp lánh mặt hết đi. Quan Tuyên chiếu đứng lên đầu hàng, Hòa Thân quỳ bên dưới, và nghe quan Tuyên chiếu đọc:
“Hòa Thân dối vua, tự tung tự tác, tội trạng nặng nề. Nay cách chức, bắt giao cho bộ Hình xét xử nghiêm minh! Khâm thử".
Hòa Thân nghe xong mấy lời thượng dụ đó quả là hồn bay phách lạc lên trời, trong khi còn đang tìm cách trì hoãn, cả đám thị vệ đã xông vào, mặt lạnh như tiền, kéo nghiến đi. Ra đến ngoài cổng, ấn vào trong một chiếc kiệu, rồi lấy chiếc xích sắt vắt qua đỉnh kiệu một vòng, coi như tội phạm đã bị khóa.
Phân đội quân bộ, chia nhau canh gác khắp các nơi trong nhà như cửa trước, cửa sau, cửa ngách, cửa bên. Rồi lại điều động tuần tiêu, chuẩn bị khám nhà, tịch thu gia sản.
Hòa Thân vừa bị lôi đi, thì trong gia đình nhà họ Hòa, từ bà vợ già đến các bà thê, thiếp, rồi các ông phò mã đến các cậu ấm cô chiêu... bắt đầu nháo nhào, nhốn nháo, chỉ biết ôm nhau mà khóc. Họ chỉ còn biết đi nhờ công chúa thứ mười, đứng ra cứu giúp. Tất cả người nhà họ Hòa, từ già đến trẻ, nhất tề quì xuống, xin công chúa ra ơn.
Con trai Hòa Thân, phò mã Phong Thân cũng quỳ gối ở đó, để xin công chúa ban ân đức, và cũng không còn tính đến danh nghĩa vợ chồng, mà chỉ biết giập dầu như giã tỏi trên mũi đôi hài thêu của công chúa:
- Tính mệnh của cha tôi là nằm trong tay của công chúa.
Cả nhà khóc lóc như một tổ ong bị vở.
Công chúa thứ mười nâng mọi người dậy, nhưng chẳng có ai chịu đứng dậy cả. Nên công chúa thứ mười đành phải đi nâng mẹ chồng trước. Bà vợ Hòa Thân, ôm lấy đùi công chúa và khóc lóc càng thảm thiết hơn.
Công chúa thứ mười, chẳng có biện pháp nào khác, cuối cùng chỉ cùng với một số người vào cung van xin Thượng hoàng, hãy tạm thời thả cho Hòa Thân trở về, rồi từ đó mới nghĩ ra được cái kế lâu dài gì đấy. Đến lúc ấy mọi người mới từ từ đúng dậy, lan bộ mặt thê thảm đầy nước mắt.
Công chúa thứ mười cũng nghĩ tới chỗ ngày thường, ông bố chồng Hòa Thân đối đãi tử tế với mình, nên cũng không khỏi rơi nước mắt, nên ngay lập tức đem theo bốn cô thị nữ, đi kiệu vào cung. Các thị vệ, nhìn thấy chỉ có công chúa, cũng không tiện ngăn cản, nên cứ để công chúa đi thẳng.
Vua Gia Khánh nghe tin đã bắt giam Hòa Thân, cũng thấy yên tâm. Nhung chỉ để một chốc, lại thấy chị ruột mình là công chúa thứ mười vào kiến giá, nên cũng biết ngay rằng đây chỉ là việc xin xỏ cho Hòa Thân, nên đâm ra ảo não hơn. Nhưng bà chị ruột mình, không thể không gặp. Công chúa thứ mười vừa thấy Gia Khánh, liền quỳ hai gối xuống khẩn cầu:
- Xin đức vạn tuế hãy nghĩ tới cái tình xưa, khi Hoàng khảo còn sống, đã đối xử với Hòa Thân như thượng khách. Thứ hai nữa là để cho gia đình nhà chị của em được đoàn viên, ba nữa, chồng chị, em cũng còn phải gọi bằng anh rễ. Bốn nữa Hòa Thân cũng còn có công với giang sơn xã tắc này, cho nên dù thế nào đi chăng nữa cũng không thể xử chém Hòa Thân được.
Gia Khánh nói:
- Gia đình nhà Hòa Thân không bị truy cứu, còn Hòa Thân thì không thể miễn xá được.
Nói xong, Gia Khánh đi ra khỏi điện. Công chúa chẳng còn cách nào khác, nên đành về phủ để bàn bạc thêm.
Ngay hôm sau, bách quan tập hợp.
Vua Gia Khánh thiết triều, quan tuyên chiếu đọc rõ ràng minh bạch:
Hòa Thân được hưởng đại đặc ân của Thái thượng hoàng, đã đề bạt từ một thị vệ lên tới Đại học sĩ. Làm việc ở ban Quân cơ đã nhiều năm, được tắm gội ơn mua móc đã nhiều, không lấy gì mà so sánh được. Trẫm đã đích thân sai làm việc quan trọng, vậy mà để xảy ra sự sai sót quá nghiêm trọng. Do đơn giản sử dụng trọng thần, có việc con con giao đến ba năm vẫn chẳng nghĩ ra được điều gì, điều đó không thể không sinh ra tai biến. Nay Hòa Thân tội trạng nặng nề, đồng thời qua việc thống kê của chư vị đại thần, thực tế là ghi chép không sao cho hết được. Đúng vào ngày thục hiện di chiếu đồng thời cũng là ngày cách chức Hòa Thân, bao nhiêu tội trạng, người người đều biết. Trừ việc giao cho Vương công, đại thần thẩm định tại kinh, còn cần thông dụ cho các đốc, phủ cần thống kê ra các khoản mà Hòa Thân tham ô, ăn của đút. Tội trạng này sẽ tính ra sao còn tùy vào từng khoản, là bao nhiêu.
Các nơi thực hiện tấu này.
Thánh chỉ vừa truyền, các quan đại thần đều vỗ tay sung sướng, không ai là không tán thưởng, những bản tấu tới tấp bay về coi như một vùng tuyết trắng tinh từ xa bay tới. Có tấu tố cáo Hòa Thân đã dám tự sửa chữa son phê, có tấu tố cáo Hòa Thân chiếm dụng cung nữ của vua, có tấu lại tố cáo trong nhà Hòa Thân có cất giấu những cấm vật không được phép tàng trữ trong nhà. Có tấu tố cáo Hòa Thân tiết lộ nhũng điều cơ mật. Ngoài ra còn nhiều việc khác như can thiệp vào những việc không phải của mình, tham lam, coi thường kỷ cương phép nước, cấu kết thành bè đảng, làm hại, chiếm tiền bạc của những người dân lương thiện không biết bao nhiêu mà kể, tổng cộng các tội trạng lại, có tất cả 20 đại tội.
Vua Gia Khánh căn cứ vào nhũng bản tấu đó giao cho bộ Hình xét hỏi về hai mươi tội đó. Nhưng Hòa Thân rất ngoan cố giảo quyệt, có chết cũng không chịu nhận tội nào. Cuối cùng không còn cách nào khác, nên đành phải mang chứng cứ của từng sự việc ra, và với những chứng cớ không thể chối cãi đã đó, Hòa Thân mới bắt đầu chịu cúi đầu nhận tội.
Hội thẩm của bộ hình là Cửu Vương Vĩnh Nghi, đã đem mọi việc đầu đuôi trình lại với Gia Khánh. Gia Khánh bèn hạ chiếu, tiếp tục cử Cửu Vương Vĩnh Nghi làm khâm sai, kiểm tra và tịch thu tài sản của Hòa phủ.
Cửu Vương tới Hòa phủ, liền lấy cái phòng sau của tiền đường, làm phòng ngủ để tiến hành tra xét.
Nhưng khi nhìn thấy phòng ốc của Hòa Thân, tất cả đều làm bằng gỗ Nam, kiểu cách lại giống với cung Ninh Thọ, còn sự hoa lệ lại chẳng kém gì vườn Viên Minh, trang trí toàn đều là loại đồ cổ rất quý hiếm, về số lượng còn nhiều hơn trong Đại Nội đến một, hai lần. Tiếp đó là Thị vệ đưa những nhà giám định cổ vật tới, ghi chép từng món một.
Bao gồm:
Những đồ trang sức trên đầu đều bằng vàng ròng có ba ngàn sáu trăm năm mươi bảy món. Đông châu có tám trăm chín mươi tư hạt. Trân châu một trăm bay mươi chín chuỗi, hạt rời năm hộc. Hồng Bảo thạch đính trên chóp mũ, bảy mươi ba viên. Lông chim màu xanh gài mũ các bà, mười một ống, lông chim màu phi thúy tám trăm ba mươi lăm ống. Hạt Kỳ Nam Hương sáu trăm chín mươi tám chuỗi. Bát lớn bằng vàng rồng năm mươi đôi. Bát Ngọc mười đôi. Ấm vàng bốn đôi. Bình vàng hai đôi. Chìa khóa vàng bốn trăm tám mươi chiếc. Chậu vàng một đôi, ống nhổ vàng một đôi. Cường thủy tinh năm đôi. San hô hai mươi bốn cây; Ngọc mã một chiếc, cốc bạc bốn nghìn tám trăm chiếc. Đũa San hô bốn nghìn tám trăm bộ. Ngà voi khảm vàng bốn nghìn tám trăm bộ. Ấm bạc tám trăm chiếc. Ấm giỏ phỉ thúy hình trái dưa một chiếc.
Da báo xali tám mươi tấm. Da chồn hai trăm sáu mươi tấm; da cáo xanh, ba mươi tám tấm, da cáo đen một trăm hai mươi tấm, da cáo huyền mười tấm, da cáo trắng mười tấm. Da cáo xám ba trăm tấm. Da sư tử biển ba mươi tấm. Da báo biển sáu chục tấm. Da rái cá Tây Tạng năm mươi tấm. Gấm vóc bốn nghìn bảy trăm ba mươi cuộn. Lụa lĩnh năm nghìn một trăm cuộn. Lụa thêu tám mươi ba cuộn. Dạ ngoại Tinh Hồng bốn mươi ba tấm. Vải sang phương tây ba mươi tấm. Các loại vải khác bốn mươi chín bó, vải Cát Bá ba mươi bó. Các loại áo da một nghìn hai trăm chiếc. Mũ Ngự dùng sợi ngang hai chiếc. Áo dệt rồng vàng hai chiếc. Áo làm lễ Hy Yên màu tương hai chiếc.
Đồ chơi bằng ngọc trắng sáu mươi tư chiếc, đồng hồ Tây các loại bảy mươi tám chiếc. Tủ gương pha lê thay quần áo mười chiếc. Tủ gương loại nhỏ ba mươi tám chiếc. Các vật bằng đồng, bằng thiếc vân vân có hơn bảy nghìn ba trăm thứ. Bạc hoa văn có một triệu không trăm bảy mươi lăm nghìn lạng. Vàng ròng có tám vạn ba nghìn bảy trăm lạng, tiền sâu nghìn chuỗi. Phòng ốc có một nghìn năm trăm ba mươi gian. Một vườn hoa, văn tự nhà đất năm hòm; giấy vay nợ hai hòm. Nhiều vật linh tinh khác chưa tính.
Tổng cộng bao gồm: một trăm linh chín hạng mục. Ngoài mục thứ 26, vàng bạc và tiền ra, thì ngay lúc ấy, khi đánh giá tính ra bạc, đã lên tới hơn hai trăm hai mươi ba triệu tám trăm chín mươi ngàn lạng bạc. Ngoài ra hạng mục thứ 83, vẫn còn chưa kịp đánh giá. Nhưng cứ theo cách tính toán như trên thì cũng vào khoảng tám chín trăm triệu lạng. Tự cổ tới giờ, bất kể là Vương Khai hay Thạch Sùng nào cũng không bằng được một phần mười gia sản của Hòa Thân. Nói ngay đến các vị vua trong ngoài nước cũng không có được một gia tài to như thế.
Vua Gia Khánh xem qua, biết được gia sản của Hòa Thân là như thế, bất chợt thấy giật mình, ngồi rũ trong thư phòng. Kể ngay trong Đại Nội cũng không thể giàu có đến như thế. Lập tức ban chiếu tuyên bố hai mươi đại tội của Hòa Thân.
Chiếu viết:
Ngày mồng ba tháng 9 niên hiệu Càn Long thứ sáu mươi, trẫm đội ơn Hoàng khảo phong cho làm Hoàng thái tử, trong khi việc này còn chưa công bố, mà sáng ngày mồng hai Hòa Thân đã tìm trẫm dâng ngọc như ý trước để dựa dẫm sau này. Đó là đại tội thứ nhất.
Cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa tả đơn Viên Minh, rồi đi qua điện Chính Đại Quang Minh, tới sơn khẩu Thọ Sơn Đó là đại tội thứ hai.
Đi kiệu vào thẳng Đại Nội, rồi cho kiệu đi thẳng vào cửa Thần Vũ. Đó là đại tội thứ ba.
Lấy cung nữ xuất cung làm thiếp, đó là đại tội thứ tư.
Tùy ý áp đặt mọi việc với các lộ quân, mang đầy tính lừa dối, đó là đại tội thứ năm.
Thánh thể của Hoàng khảo không được khỏe, Hòa Thân không có một chút lo lắng nào, mà còn cười nói như không, đó là đại tội thứ sáu.
Hoàng khảo vì bệnh tật nên khi phê chương tấu, có những nét chữ không ngay ngắn, Hòa Thân tự quyết định là xé đi chép lại. Đó là đại tội thứ bảy.
Được kiêm một phần công việc của bộ Hộ, nhưng đã đem tập trung mọi quyền lực ở bộ này về tay mình, để công việc xảy ra sai xót hàng loạt, cấm không cho các vị quan khác bàn bạc. Đó là đại tội thứ tám.
Năm kia Khuê Thư tấu về rằng: Hai nơi Tuần Hóa và Quý Đức định nổi lên khống chế Thanh Hải, Hòa Thân bóc bỏ, trả về, rồi giấu giếm đi. Đó là đại tội thứ chín.
Đức Hoàng khảo băng hà trẫm ra dụ các công chúa ở Mông Cổ chưa từng bị lên đậu thì không phải về kinh, vậy mà Hòa Thân viết dụ: nhũng người đã lên đậu cũng không phải về. Đó là đại tội thứ mười.
Đại học sĩ Tô Lăng vì thính lực đã hỏng, nhưng là chỗ thân tình với em trai hắn là Hòa Lâm, nên giấu đi không tấu, Đãi Lang Ngô Tỉnh Lan, Lý Hoàng, và Thái Bộc Tư Khanh vẫn dạy học tại nhà, giữ nguyên phẩm cấp bổng lộc, điều khiển nền học chính. Đó là đại tội thứ mười một.
Danh sách ban quân cơ, tùy tiện xé bỏ. Đó là đại tội thứ mười hai.
Theo như ghi trong gia sản, đều là lấy trộm gỗ Nam Mộc, cách thúc xây dụng lại làm theo mẫu cung Ninh Thọ, vườn hoa cây cảnh lại giống như vườn hoa bồng lai Viên Minh, nói chung là không có gì khác nhà vua. Đó là đại tội thứ mười ba.
Làm phần mộ ở Tô Châu chưa được phép mà đã đào móng, xây hầm, dân chúng gọi là Hòa Lăng. Đó là đại tội thứ mười bốn.
Những vòng hạt trân châu cất giấu trong nhà, có tới mấy trăm chuỗi, số lượng ấy lớn gấp nhiều lần trong đại nội, nhũng hạt châu đính trên mũ lớn hơn nhiều lần hạt châu trên mũ nhà Vua. Đó là đại tội thứ mười lăm.
Những viên bảo thạch đính trên mũ, nhưng không dùng tới, vẫn có hàng nhiều chục viên, những khối đá bảo thạch thật lớn, đếm không xuể, hơn hẳn nhà vua. Đó là đại tội thứ mười sáu.
Vàng bạc quần áo tàng trữ tới hàng ngàn hàng vạn. Đó là đại tội thứ mười bảy.
Số vàng nhét giấu trong khe tường lên tới hơn hai vạn sáu nghìn lạng, rồi trong kho riêng cũng cất hơn sáu nghìn lạng vàng nữa, bạc chôn trong hầm dưới đất cũng lên tới hơn ba triệu lạng. Đó là đại tội thứ mười tám.
Mở tiệm cầm đồ ở Thông Châu, Kê Châu, lời lãi lên tới hàng chục vạn lạng, tranh chấp với dân. Đó là đại tội thứ mười chín.
Đút lót cho Lưu Toàn số bạc lên tới trên mười vạn lạng, đồng thời trong đó còn có cả những chuỗi hạt trân châu đeo tay, đeo cổ rất lớn. Đó là đại tội thứ hai mươi.
Những đại tội của Hòa Thân được đem ra công bố, các đại thần trong ngoài kinh đều kinh ngạc tới mức há miệng trợn mắt, rồi tới tấp yêu cầu ghép Hòa Thân vào tội phản nghịch. Nhưng vua Gia Khánh cũng còn muốn giữ thể diện cho cha mình là vua Càn Long, và cũng thương Hòa Thân được tính vào hàng Hoàng thân, không nhẫn tâm ghép tội chém đầu, mà ban ân cho được tự tử.
Sau khi Hòa Thân thi hành án, vua Gia Khánh thấy tinh thần phấn chấn, cần phải làm một công việc mới nào đó.
Thật đúng là:
Tham ô, hống hách xưa chưa thấy
Một chết phải râu sạch nợ đời,
May mà dính tý “Hoàng thân” đấy!
Nếu không, gan nát với xương phơi