Từ đấy, Càn Long rũ rượi chẳng vui, suốt ngày âm thầm, rầu rĩ. Trong cung những người khác đều biết, nhưng Hòa Thân, Lưu Dung, Cửu Vương Vĩnh Nghi trong lòng còn biết rõ hơn ai. Song tất cả, đều vô kế khả thi.
Có một hôm, Hòa Thân mời Lưu Toàn sang phủ dự tiệc. Kể từ khi Lưu Toàn giúp Hòa Thân làm xong việc “trục xuất cung nữ", thì Hòa Thân chỉ còn việc nuôi dưỡng hai trang quốc sắc thiên hương Tuyết Hương và Chu Liên trong nhà, để đêm đêm hưởng lạc. Tất nhiên rằng Hòa Thân phải cảm ơn Lưu Toàn hết mức. Trong khi Lưu Toàn núp được vào bóng Hòa Thân nên thanh danh cũng ngày một lớn hơn. Xem ra cũng sắp trở thành sủng thần nên cạnh Càn Long đến nơi rồi.
Khi yến tiệc bày đặt đã xong, Hòa Thân liền mời Lưu toàn vào bàn. Lưu Toàn đâu dám ngồi trước, hai người co kéo, nhường nhịn một hồi lâu, Hòa Thân mới chịu ngồi “chiếu chủ”, còn Lưu Toàn ngồi khiếu khách", Chu Y Viên ngồi bên cạnh, và ba người bắt đầu ăn uống, nói cười.
Hòa Thân quan tâm hỏi:
- Tâm trạng đức vạn tuế gần đây có khá lên được chút nào không?
Lưu Toàn đáp:
- Xem ra...
Nói tới đây Lưu Toàn lắc lắc đầu.
Hòa Thân bèn nói:
- Xem ra cũng là phải thôi, một phi tử dung mạo như hoa như trăng như thế, bỗng dưng mất đi, ai mà chẳng đau lòng? Huống hồ đức vạn tuế lại là người trọng tình trọng nghĩa.
Vừa nói vừa lắc lắc đầu, uống rượu.
Lưu Toàn nói:
- Hòa đại nhân, cũng nên nghĩ ra một cách gì đấy, cho Hoàng thượng đỡ buồn.
Hòa Thân nói:
- Liệu tôi còn có cách gì đó thưa Lưu công của tôi, mà giả dụ là có đi chăng nữa, thì ở nơi triều chính toàn bàn với thánh thượng những chuyện quốc gia đại sự, chứ đâu có thể bỏ sang chuyện nhi nữ tình trường được!
Lưu Toàn đáp:
- Chuyện ấy có khó gì. Tôi sẽ có cách. Cho nên chỉ mong sao Hòa đại nhân cùng với Chu tiên sinh nghe ra được việc gì đó làm cho Hoàng thượng đỡ buồn thôi. Nếu không, những kẻ làm nô tì chúng ta, nhìn thấy vậy, cũng cháy lòng cháy dạ!
Khi nghe Lưu Toàn nói vậy, Hòa Thân vội đáp:
- Vâng! Vâng! Cần phải nghe ra được việc gì đó.
Tối đó, tiệc tàn, Lưu Toàn mặt đỏ ra về.
Sau khi tiễn Lưu Toàn ra về, Hòa Thân nói với Chu Y Viên:
- Chu tiên sinh, liệu có được cách gì không?
Chu Y Viên đáp:
- Có chứ!
Hòa Thân hỏi vội:
- Nói nghe?
Lại nói về vua Càn Long, đưa bọn cung na, thái giám đi chơi ở ngự viên giải sầu.
Vua Càn Long hỏi:
- Lưu Toàn, gần đây người có qua bên Hòa phủ không?
Lưu Toàn không giấu giếm:
- Nô tài có qua.
Càn Long nghe xong bèn hỏi:
- Hòa tể tướng có nói gì không?
Lưu Toàn đáp:
- Hòa tể tướng nói rằng, có điều muốn tâu với đức vạn tuế.
Càn Long gật đầu, nói:
- Ta hiểu rồi!
Ngày hôm sau, Càn Long liền giáng chỉ: "Hòa Thân hộ giá đi vườn Viên Minh". Hòa Thân rõ ngay ý tứ đó, nên đem kế hoạch Chu Y Viên ra thầm nghĩ lại một lần.
Tan buổi chầu, Hòa Thân bèn đi theo Càn Long sang vườn Viên Minh.
Ngày hôm đó, thu mới dịu dàng, trời trong óng ả.
Càn Long cũng thấy hài lòng. Hòa Thân hộ giá bên cạnh. Càn Long ngồi trong kiệu, Hòa Thân đi bên ngoài kiệu. Vua tôi hai người, người câu này, kẻ câu khác cùng tới vườn hoa.
Buổi trưa, thịnh yến được mở ngoài vườn Trường Xuân, vua Càn Long cho phép Hòa Thân cùng ngồi, xem cung nữ ca múa trước mặt. Bữa yến xong xuôi, bàn tiệc đã được dọn đi, Càn Long cầm một chiếc tăm vân vê nghịch ngợm trong tay. Hòa Thân tới chầu hầu, vua tôi, hai người bèn đi sâu vào trong vườn hoa.
Vua Càn Long đi thẳng vào việc trước:
- Trẫm muốn giải sầu một chút, nên tìm Hòa ái khanh đó!
Hòa Thân vội đáp:
- Thế là giết chết nô tài!
Vua Càn Long bèn hỏi:
- Có gì cứ nói.
Hòa Thân liền nói:
- Nô tài chợt nghĩ tới một chuyện.
Càn Long:
- Chuyện gì?
Hòa Thân:
- Đó là Lưu Gù, đã đưa ra một ý kiến thối tha, là sung quân phát phối đức vạn tuế. Vậy mà đức vạn tuế cũng lên tiếng chấp nhận, thần nghĩ, tốt nhất vẫn là cứ làm theo lời Lưu Gù. Bởi một lời đã nói, mà lời nói của đức vạn tuế là miệng vàng, lời ngọc, câu hứa giá ngàn vàng, đó là điều thứ nhất, thứ hai chứng tỏ rằng đức vạn tuế là một bậc thánh minh... Đã như vậy tại sao không đi Giang Nam một chuyến? Kẻ nô tài này sẽ ra lệnh ngay cho thợ thuyền đóng chiếc thuyền lớn, đi dọc theo sông đào, đức vạn tuế cứ thế mà đi, thẳng tới Hàng Châu.
Nói xong, Hòa Thân còn nhấn mạnh với vua Càn Long một câu:
- Sự phong tình của phía Bắc, làm sao sánh đi với phía Nam.
Càn Long nghe vậy, liền gật gật nói:
- Ngươi hãy mau đi thu xếp công việc. Trẫm sẽ tìm một cơ hội, tuyên chỉ là xong.
Vua tôi hai người bèn bàn bạc, việc Càn Long đi xuống Giang Nam, bước vào nơi son phấn yên hoa.
Vài hôm sau, giữa triều đình, sau khi đã bàn xong chính sự, vua Càn Long với sắc mặt vui tươi hớn hở nói với Lưu Dung:
- Lưu ái khanh!
Càn Long nói tiếp:
- Ý trẫm đã quyết, Lưu ái khanh cần trẫm phải lo toan đến việc quân, nên trẫm sẽ theo khanh đi Giang Nam một chuyến, để thực hiện lời đã hẹn. Lĩnh chỉ chứ?
Lưu Dung đáp:
- Xin lĩnh chỉ!
Nhưng trong lòng lại nghĩ:
“Ta đâu có nói rằng phải đi Giang Nam? Đi Giang nam thế này, có khác gì một chuyến đi du hí? Song Lưu Dung này còn dám nói gì?".
Càn Long liền nói:
- Bãi triều.
Nói xong, ngoắt người đi ngay.
Bãi triều mà Lưu Dung buồn rười rượi. Khi đó Cửu Vương Vĩnh Nghi chạy tới, kéo kéo Lưu Dung nói:
- Thôi đừng có phí công suy nghĩ vô ích, mặc xác ông ta.
Lưu Dung suy nghĩ một lát, nhưng cũng chẳng nói gì.
Lại nói về Hoàng hậu. Kể từ khi việc của Xuân San vỡ lở ra, bà bị Càn Long mắng cho một trận nên thân, lên lúc nào cũng rầu rầu buồn bã.
Không ngờ: ông trời có những gió mưa bất trắc. Con người có những họa phúc sớm chiều. Hoàng tử thứ mười bốn Vĩnh Lộ, hoàng tử thứ ba Vĩnh Kỳ, bỗng đột ngột sắc bệnh nặng, đều nhắm mắt, xuôi tay, chết cả. Hoàng lậu khóc lóc đến chết đi sống lại. Vua Càn Long trong lòng vốn đầy nhũng buồn phiền, nay lại tăng thêm đau thương mới.
Thật là:
Trăng lạnh, hoa rầu
Vừa thoát khỏi niềm đau vĩnh biệt
Chi tàn lan chết
Lại đắm mình trong tang tóc đớn đau
Tất cả những điều đó, đều được Hòa Thân ghi trong óc, nhớ trong lòng. Bụng nghĩ: "Hoàng hậu làm sao không đau thương cho được, cho nên tốt nhất là đi Giang Nam đưa bà cùng đi, chỉ thêm một chiếc xe phượng là xong. Lão mò tới cung Từ Ninh, nói điều đó với Hoàng hận, sau nhiều ngày đắm đuối trong đau thương, Hoàng hậu cũng nói:
- Ta cũng muốn đi ra ngoài để giải khuây. Tục ngữ ta đã có câu nói rất đúng là: "Trên trời có thiên đàng. Dưới hạ giới có Tô, Hàng". Phong cảnh ở Tô Châu, Hàng Châu thực đẹp, nhưng chẳng biết Hoàng thượng có chấp nhận cho không?
Hòa Thân nói:
- Việc này, thần xin tâu lại với Hoàng thượng cũng xong.
Mấy ngày sau, khi tìm được cơ hội, Hòa Thân nói với Hoàng thượng:
- Hoàng hậu mất con, đau thương lắm. Bà được lập chính vị cũng đã nhiều năm, vẫn chưa lần nào đề xuất cung, ngoạn cảnh. Cho nên, nên để Hoàng hậu cùng đi. Xưa nay người ta vẫn nói, thuyền đông, được đường. Đức vạn tuế thấy thế nào?
Càn Long thấy được tấm lòng thơm thảo của Hòa Thân, Càn Long nói:
- Thật quý hóa sự suy nghĩ chu đáo của khanh.
Sau đó, hai người quyết định ngày lên đường, và vẫn ra đi theo thế độ cũ của triều đình: Hoàng đế xuất cung đi tuần du, song cần có thêm một chiếc xe phượng cho Hoàng hậu.
Lại nói về, sau khi Hòa Thân lãnh mệnh của Càn Long, nên ngay lập tức đốc thúc đóng thuyền rồng, trang trí thật sang trọng. Nhìn là thấy ngay rằng, chiếc thuyền rồng đó thực chẳng khác gì một cung điện, trên thuyền đầy cung nga mỹ nữ, sắc màu rực rỡ, địch tiêu sênh phách, tiếng hát bỗng trầm. Hòa Thân lại chặt chẽ, chính xác ra lệnh cho các phủ, huyện, châu, ở các nơi chuẩn bị sẵn sàng nghênh đón, bố trí xây dựng những hành dinh, ly cung, trực chờ tiếp giá.
Càn Long lại ra dụ chỉ, viết: "Trẫm tuần du Giang Chiết, thăm hỏi an dân, ân trạch tràn trề, treo cao khánh điển".
Sau đó, Càn Long cùng với Hoàng hậu và các bậc đại thần, theo thủy lộ tuần du Giang Nam.
Lại nói về Lưu Dung kể từ hôm lĩnh chỉ tại triều đình biết rằng việc Càn Long tuần du Giang Nam, chỉ có mỗi một việc là đi tìm hoan lạc, chứ đâu phải là thăm viếng, thương sót dân tình, nên ngày ngày ông ủ rủ rầu rầu.
Một hôm, Văn Thừa, đã nhìn thấy hình dạng chiếc thuyền rồng trong kinh thành, nó thực sự huy hoàng tráng lệ chẳng khác gì một cung điện vậy. Bèn quay trở lại nói cho Lưu Dung biết, Lưu Dung nghe xong, nghĩ kỹ mới vỡ lẽ ra rằng mình đã vướng vào kế của Hòa Thân, vì Hòa Thân đã lấy cớ rằng Càn Long xuất cung đi tuần du. Chỉ một chuyến đi này, cũng sẽ tiêu phí không biết bao nhiêu công sức cùng tiền của các địa phương, và sẽ còn chồng chất thêm lên người dân vốn cùng cực không biết bao nhiêu đau khổ nữa...
Nghĩ tới đó ông thở dài thường thượt, rồi vùi đầu ngủ một giấc cũng thật dài, suốt cả một ngày không dậy.
Cho đến ngày lên đường, trong cung, pháo nổ đì đùng, nhạc tấu vang trời. Trong kinh thành đường sá được đắp lại bằng hoàng thổ, nước sạch tưới vẩy. Đại đội nhân mã chạy thông tới các châu phủ, tất cả rời xe, lên thuyền.
Khi vua Càn Long đã ngồi trong lòng chiếc thuyền rồng rồi, ngắm nhìn chung quanh, đều rất vừa lòng mãn ý. Không thể không cất lời khen:
- Đẹp lắm, thực sự là đẹp lắm vậy!
Mặt Hòa Thân không thể không sáng sủa hẳn lên, nói:
- Bẩm đức vạn tuế, quả là hồng phúc ngập trời vậy!
Nói xong, cả hai cùng cười lớn. Hòa Thân chỉ còn đợi Càn Long cất lời cho phép thuyền động mái chèo, rồi đi thẳng tới Giang Nam.
Không ngờ Càn Long lại hỏi:
- Hòa ái khanh, Lưu Dung đâu?
Hòa Thân nghe xong, mặt xịu xuống, đáp:
- Lưu đại nhân còn tiêu dao, lên thuyền ở phía sau.
Càn Long liền truyền chỉ nói:
- Mời ngay Lưu Dung cùng Cửu Vương Vĩnh Nghi tới đây.
Bọn Thái giám liền cho đi mời triệu Lưu Dung và Cửu Vương Vĩnh Nghi tới.
Chờ tới khi Lưu Dung cùng Cửu Vương Vĩnh Nghi bước vào thuyền rồng, vén áo quỳ xuống, Càn Long mới nói:
- Lưu ái khanh, khanh có biết trẫm cho gọi khanh là do việc gì không?
Lưu Dung và Cửu Vương nhìn nhau một lát, chẳng hiểu được là do việc gì, nên lắc đầu, nói rằng không biết.
Vua Càn Long liền cười, nói:
- Lưu đại nhân, khanh giải tội cho trẫm đi chứ!
Lưu Dung nghe xong mới tỏ nguồn cơn. Bèn nói:
- Thần không dám!
Vua Càn Long nói:
- Trẫm đi Giang Nam chuyến này, chẳng qua chỉ là vì Lưu ái khanh đã "xung quân phát phối" trẫm đó thôi, làm sao lại quên được?
Nói xong liền với tay lên long án lấy sợi dây chuyền cùng đôi vòng tay xuống, nói:
- Đây là gông và xiềng của trẫm. Lưu ái khanh, trẫm ra lệnh cho khanh phải thu hồi và cất giữ.
Nói xong, bèn nói với Hòa Thân:
- Khanh mời Lưu đại nhân lên tiếng, cho kịp lên đường!
Hòa Thân liền cầm lấy dây chuyền và vòng tay, rồi giao cho Lưu Dung. Lưu Dung trong lòng chẳng vui vẻ gì, nhưng chẳng còn cách nào khác, đành phải chạy ra ngoài mũi thuyền, hô to một tiếng:
- Nhổ neo!
Ngay lập tức âm nhạc nổi lên, cờ dương phấp phới, cùng với tiếng hiệu lệnh râm ran. Thuyền rồng khởi động.
Và mọi người trông thấy, trên mặt con sông đào, một đội thuyền lớn, quay mũi đi về hướng Nam.
Lưu Dung đúng ngoài mũi thuyền mà trong lòng tràn ngập những khổ đau.
Lúc đó Càn Long, cùng Cửu Vương và Hòa Thân bỏ ra khỏi khoang thuyền, và đã nghe ngay thấy tiếng hoan hô rộn rã bốn bên, nhân dân vui mùng hò hét nhảy múa,
Càn Long vui sướng, cầm lòng chẳng đậu, và Hòa Thân đã nói:
- Thật là cảnh tượng đại thái bình!
Vua Càn Long, Cửu Vương Vĩnh Nghi, Hòa Thân, Lưu Dung bốn người đứng thành một hàng, trong lòng mỗi người đều vần vụ một trận gió mưa riêng.
Càn Long nghĩ: Hương Phi mất, hai con cũng mất theo, lần này đi Giang Nam, cần phải hoan lạc, du hí cho thật đã đời trong khi sức lực thân hình còn cường tráng, khỏe mạnh.
Hòa Thân nghĩ: Đứng vững trên vị trí, phụ trách mọi bề, xả thân hầu hạ Hoàng thượng.
Điều nghĩ của Lưu Dung là: Chuyến tuần du Giang nam này, không biết rồi ra sẽ tiêu phí bao nhiêu tiền của chúng dân đây.
Chỉ có Cửu Vương Vĩnh Nghi là trong lòng chẳng có nghĩ ngợi gì nhiều, dù sao mình cũng đã được ra khỏi kinh sư, thì cũng có thể giải sầu được đôi chút.
Con thuyền lớn cưỡi sóng, lướt gió trực chỉ phương Nam.
Trong tay Lưu Dung vẫn còn cầm sợi dây chuyền vàng, và đôi vòng bạc. Cửu Vương lĩnh Nghi trông thấy, bèn nói:
- Lưu đại nhân, xin ngài chớ coi thường sợi dây chuyền vàng và đôi vòng bạc cầm trong tay. Ngày hôm nay ấy là, ngài chính là người cầm cán cân công lý của đã vạn tế đấy, ngài thay đức vạn tuế giữ gông giữ xiềng đó.
Ba người nghe nói vậy, đều cười lớn.
Hòa Thân nói:
- Thôi thôi, đừng có nhắc tới chuyện đó nữa. Hãy làm sao để đức vạn tuế có một chuyến đi cực kỳ vui vẻ, và giải được mối sầu. Ngài thấy thế có đúng không, Lưu đại nhân.
Trong lòng Lưu Dung nóng như lửa đốt, biết rằng chuyến đi Giang Nam lần này của Càn Long chính là do Hòa Thân bày đặt ra, nên chẳng vui vẻ gì đáp cộc lốc:
- Biết rồi!
Vua Càn Long sợ hai người lại sinh chuyện đấu khẩu, trong khi thuyền đã ra khỏi kinh thành, xung quanh đã là nhũng phong cảnh đồng ruộng, điền viên: Những ngôi nhà thôn quê, những ruộng lúa mạch, nhũng con chó, những đàn gà và sực nức hương thơm đồng ruộng, nên nói:
- Hãy ngắm nhìn phong cảnh thôi.
Hòa nhân vốn là một kẻ lắm lời, nhìn thấy trên bờ sông những chó, lợn, gà, vịt... thi hứng bất chợt nổi lên...
Bèn nói với Lưu Dung:
- Lưu đại nhân, tôi có một đôi câu đối.
Nói xong đọc liền:
Ngưu bão, lư bão, bão bất quá mã
Kê phi, áp phi, phi bết quá ưng
(Trâu chạy, lừa chạy, chạy chẳng vượt ngựa
Gà bay, vịt bay, bay chẳng vượt ưng)
Lưu Dung nghe xong, trong lòng càng thêm tức, bèn bực dọc, đọc một câu sâu cay:
Tường thượng lô vi, đầu trọng, cước khinh, cân để thiển.
Sơn gian trúc duẩn, chủy tiêm, bì hậu, phúc trung không
(Cò lau trên tường, đầu nặng, chân nhẹ, rễ nông choèn
Măng tre giữa núi, mỏ nhọn, da dầy, bụng rỗng không)
Một đôi câu đối đã vẽ nổi bật lên đến hết vẻ một tên Hòa Thân vô học, bất tài chỉ biết xum xoe nịnh bợ. Hòa Thân nghe xong vô cùng tấm tức, chợt nhìn thấy một con bò đang chạy rông trên đường, lại đọc tiếp:
Ngưu đầu thả hỷ sinh long giác
(Đầu bò lại muốn nảy sừng rồng)
Hòa Thân còn chưa dứt lời. Lưu Dung đã lập tức đọc ngay:
Cẩu chủy hà tăng trưởng tượng nha
(Miệng chó sao đòi mọc ngà voi)
Vế đối làm cho Hòa Thân chỉ còn biết tròn xoe mắt. Vua Càn Long nghe xong, liền tìm cách hòa giải giữa hai người, nói:
- Hai người các người làm sao lại cứ phải đấu khẩu như thế?
Hòa Thân nói một cách ấm ức:
- Bẩm đức vạn tuế, thực tình kẻ hạ thần chỉ muốn cùng Lưu đại nhân vui thú chuyện văn chương phong nhã, và không ngờ Lưu đại nhân lại chỉ thích châm chọc, làm đau lòng người khác. Lúc đó Cửu Vương Vĩnh Nghi cũng huých huých Lưu Dung, bởi cảm thấy Lưu Dung quá nóng.
Lưu Dung cũng thấy thế là không hay, đi ra khỏi kinh thành cần phải có sự bình an, êm thuận. Nên cũng nói:
- Thưa Hòa đại nhân, Lưu tôi cũng thật là có miệng mà vô tâm, nên gây lỗi, xin được tha thứ.
Vua Càn Long ngồi trên ghế rồng, cũng có vẻ bực tức, nên nói:
- Hai khanh Hòa, Lưu, đi tuần du Giang Nam kỳ này là do chính trẫm nghĩ ra, nó không hề liên quan tới ai cả, nếu ai có gì không bằng lòng, thì cứ việc nói thẳng.
Lưu Dung thấy Càn Long có vẻ khó chịu nên nói ngay:
- Thần không dám ạ.
Càn Long cũng nói:
- Thế thì được, vậy ngươi và Hòa Thân không được đấu khẩu nữa!
Lưu Dung vội vã quỳ sụp xuống nói:
- Thần lĩnh chỉ.
Hòa Thân cũng nói.
- Nô tài tuân mệnh.
Cửa Vương Vĩnh Nghi lúc này lại làm "ông già tốt bụng” nói:
- Tốt nhất vẫn là một bầu hòa khí.
Càn Long bèn cười nói với Hòa Thân.
- Người không đấu lại nổi với Lưu Dung đâu. Hồi đầu tiên, trẫm còn chịu thua Lưu Dung hai vạn lạng bạc đấy…
Nói xong, cả bốn người cùng cười lớn.
Chuyến tuần du lần này của Càn Long, ban đầu cũng thuận buồm xuôi gió. Chưa đến hai chục ngày, đã đến châu Tế Minh tỉnh Sơn Đông. Tất cả nhũng nơi Càn Long đi qua đều chu đáo, ân cần tiếp rước hết sức long trọng. Nhất là ở những nơi dừng chân, thì lại linh đình, trọn vẹn hơn ai. Tất cả những quan lại cùng những binh đinh ở những thành ấp mà Càn Long và Hoàng hậu lưu lại đều nhất loại được khen thưởng. Đến ngay Hòa Thân, Lưu Dung, Cửu Vương cũng được thưởng thêm tiền lộ phí.
Những trên những vùng dọc theo hai ven đường tuần du, vật giá đều gia tăng, đắt đỏ. Hòa Thân đem chuyện đó than phiền với Càn Long. Càn Long bèn truyền chỉ gia ân thưởng thêm, Hòa Thân được sáu trăm lạng bạc, và ngươi cấp dưới cũng đều được thưởng thêm theo thứ bậc.
Nay lại nói với việc Càn Long cưỡi thuyền rồng, đi theo sông đào tới châu Tế Ninh tỉnh Sơn Đông. Châu mục tế Ninh là Nhan Hy Thâm lại đi xuống nông thôn phát chẩn, mà lại phát chẩn bằng tiền thóc của mình, và đã hoàn toàn quên khuấy đi mất việc Hoàng đế Càn Long tuần du Giang Nam đi qua châu Tế Ninh.
Kết quả là ngự giá tới châu Tế Ninh, trên ngự đạo không hề có một sự đón tiếp, cung phụng nào. Càn Long xa sầm nét mặt. Hòa Thân vội vã xuống thuyền quát mắng:
- Giỏi thay cho thằng Tri Châu láo lếu này, dám mạo thị Hoàng thượng đến như thế này hử? Hương án không thèm bày đặt trên ngự đạo, cả một con đường rỗng tuếch ra như thế này, và chính bản thân hắn cũng không đến nghênh giá.
Hòa Thân không nén nỗi cơn phẫn nộ, đòi gông cổ tất cả gia đình châu mục lại.
Giữa lúc đó, mới thấy có một chiếc kiệu khênh tới phía Hòa Thân. Hòa Thân cũng cảm thấy bớt giận, tưởng rằng bọn họ đến đón rước. Không ngờ, khi chiếc kiệu vừa mặt xuống, người trong kiệu bước ra lại là Tuần phủ tỉnh sơn Đông.
Hòa Thân thấy tình hình nguy cấp, liền hất hàm hỏi:
- Các quan cấp dưới của anh đâu?
Tuần phủ giật mình hỏi lại Hòa Thân:
- Chưa tới ạ?
Hòa Thân nghe xong, nổi dóa lên nói:
- Làm sao anh lại hồ đồ thế được. Đức vạn tuế tới đây mà không một ai tới nghênh giá cả. Có thể nói chắc chắn rằng anh đã bỏ bê việc này, không thông tri cho các châu mục, cho nên chẳng thấy mống nào đến đón tiếp cả.
Tuần phủ nghe vậy cũng bàng hoàng hoảng hốt nói:
- Bẩm Hòa đại nhân, bỉ chức đã sớm có công văn gửi đi từ trước đây những một tháng rồi báo cho hắn biết sớm để chuẩn bị mọi mặt để nghênh giá nghênh loan, làm sao lại dám quên ạ?
Hòa Thân nói:
- Giả dụ như hắn có đi xuống nông thôn phát chẩn thì chính anh cũng phải biết thế nào là việc nặng, việc nhẹ, việc khoan việc gấp chứ. Nếu như hắn biết rằng: phàm là những công việc nghênh đón thánh giá, làm việc hoàng gia, không thể bê trễ được, thì hắn không dám để đức vạn tuế trơ vơ ở đây mà đi xuống nông thôn phát chẩn.
Tuần phủ Son Đông cũng nói:
- Bỉ chúc cũng không hề sai hắn đi phát chẩn. Việc phát chẩn, thực tình bi chức cũng không được biết một tí nào. Hắn cũng không gửi công văn báo lên trên, thật chẳng còn biết ra làm sao nữa.
Hòa Thân nghe Tuần phủ nói chính ông ta cũng không biết tới có việc phát chẩn cho dân, liền đe dọa Tuần phủ cùng với cái cười híp mắt:
- Một cái tên Tri châu bé leo teo, không báo công văn lên Phủ đài, đã dám mở kho ra mà phát chẩn cứu đói, thì e rằng tự cổ chí kim chưa bao giờ có. Ông anh lừa tôi, tôi biết đi lừa ai bây giờ đây? Thôi tự ông lên thuyền, rồi đích thân bẩm báo cho rõ ràng với Hoàng thượng vậy thôi!
Câu nói đó, đã làm cho Tuần phủ Sơn Đông sợ hãi đến té đái vãi cứt. Lại thấy Hòa Thân đe dọa, uy hiếp, cứng ngắt, chẳng có một chút tình cảm nào, nên đã vội vã ra lệnh cho người đi lôi ngay Nhan Hy Thâm về, rồi một mặt cũng đành liều mạng lên thuyền rồng. Hòa Thân thấy Tuần phủ dám bước lên thuyền rồng thật, cũng đành bước lên theo, vì sợ Tuần phủ ăn nói lung tung. khi ấy, vua Càn Long đang cùng Hoàng hậu nói chuyện trong khoang thuyền.
Khi nghe Thái giám báo:
- Tuần phủ Sơn Đông kiến giá!
Vua Càn Long bèn đáp:
- Cho vào.
Càn Long đang nghĩ tới chuyện Tri châu Tế Ninh Nhan Hy Thâm không tới tiếp giá, nên chẳng thể nói những lời tốt đẹp được. Giữa lúc đó Tuần phủ Sơn Đông đã bước vào khoang thuyền, sụp đầu bái lạy. Tiếp ngay sau đó là Hòa Thân cũng vào theo.
Vua Càn Long hỏi:
- Tri châu Tế Ninh đâu?
Tuần phủ Sơn Đông đang định nói, thì Hòa Thân đã xen vào, lên tiếng trước:
- Tri châu Tế Ninh dám coi thường Thánh thượng, đã không cung phụng, lại không đến nghênh giá. Kẻ nô tài này cũng vừa chất vấn Tuần phủ Sơn Đông xong.
Vua Càn Long hỏi:
- Nhan Hy Thâm đi đâu?
Hòa Thân lại cướp lời đáp:
- Nghe nói Nhan Hy Thâm xuống nông thôn, phát chẩn. Vậy mà vị Tuần phủ này lại giả vờ rằng mình chẳng biết gì, không hiểu duyên cớ bên trong ra làm sao.
Xin Hoàng thượng minh xét.
Càn Long nghe nhũng lời tâu đó của Hòa Thân, đang định lớn tiếng trách mắng Tuần phủ, thì chợt nghe thấy trên bờ có tiếng ồn nào, lại loáng thoáng có tiếng đàn bà khóc lóc. Bèn hỏi:
- Hòa Thân, có tiếng ai đang khóc đó?
Hòa Thân thò đầu ra ngoài khoang, quát to hỏi:
- Ai đang khóc lóc đó?
Từ bên dưới có tiếng đáp:
- Đó là mẹ của Nhan Hy Thâm do Tuần phủ Sơn Đông bắt tới, đang khóc...
Càn Long nghe vậy, đang cơn tức bực, giận dữ quát:
- Cho nó vào!
Lệnh vừa truyền ra, đã thấy một bà lão tóc bạc phơ phơ bị đẩy từ bên ngoài vào. Nước mắt vòng quanh, bà lão vội vã quỳ xuống nói:
- Thần thiếp họ Hà kiến giá!
Hoàng hậu vừa nhìn thấy một bà lão già nua, đèn nối lời ngay:
- Bà lão có phải là Thân mẫu của Tri châu Nhan Hy Thâm đó không?
Bà Hà đáp:
- Thưa phải.
Hoàng hậu lại hỏi:
- Thế con trai bà đi đâu?
Bà Hà đáp:
- Trước đây mấy hôm việc sông nước có chuyện hiểm nguy nên các thân sĩ địa phương có đề nghị mở kho cấp thời cứu đói. Con trai của thần thiếp Nhan Hy Thâm, vì phải chuẩn bị nghênh đón Thánh giá, đâu dám rời nhà ra đi, nhưng rồi cả đám nạn dân lũ lụt, đen như quạ, quỳ chật trước phủ đồng, van xin cứu nạn. Thần thiếp thấy nạn dân thật tình là ngắc ngoải thảm thương, nên bảo con trai phát thóc cứu đói, nhưng con trai của thần hiếp Hy Thâm chưa có giấy xuất của trên tỉnh gửi xuống, tâu có dám liều! Thần thiếp nhận thấy Hoàng hậu nhân từ, Hoàng thượng ân lớn, nên đã liều lĩnh một lần mở cho cứu đói, cho con trai thần thiếp là Hy Thâm, đi xuống nông thôn phát chẩn, đi nhanh, về nhanh. Nào ngờ đi đến tận hôm nay vẫn chưa về, vì thế mà làm lỡ hết cả tại lễ cung phụng, nghênh giá. Thần thiếp biết thế là đáng tội chết đến vạn lần, nên chỉ còn biết cúi đầu xin minh xét.
Nói xong, bà sụp lậy.
Hoàng hậu thấy bà lão tuổi già nua, nhưng ăn nói thông thuận, mạch lạc, đâu ra đấy, ứng đối có tình có lý, bất giác sắc mặt tươi lên nói:
- Người quả thật có tấm lòng phúc hậu. Người xưa đã từng nói: Nước không dân sao có Vua?". Đến hôm nay, về mặt nghi lễ, quả có điều sai sót, xong cũng nên miễn xá.
Nói tới đây Hoàng hậu liền quay lại nói với Càn Long:
- Xá cho hắn thôi!
Hòa Thân nghe nói vậy, liền tranh nói trước, không để Càn Long cất lời:
- Hoàng hậu nhân từ, cổ kim hiếm thấy!
Càn Long thấy Hoàng hậu xử sự hợp tình, cũng nói:
- Xá cho hắn vô tội!
Hoàng hậu liền bảo bà Hà đứng dậy. Bà Hà tạ ơn, rồi thới đứng lên. Chỉ còn có Tuần phủ Sơn Đông vẫn quỳ mọp tại đó, và không dám động đậy gì. Hoàng hậu thấy bộ dạng ông ta giống như một con khuyển, nên ra lệnh cho ông ta lui ra.
Vị Tuần phủ này đã nghe nhũng lời như thế, cũng như được hưởng ân huệ đại xá, nên khấu đầu cúi lạy mấy cái liền mới lui ra.
Lúc đó, Thái giám lại bảo:
- Tri châu châu Tế Ninh kiến giá.
Hoàng hậu hỏi:
- Có phải là Nhan Hy Thâm tới đó không?
Rồi truyền chỉ cho vào.
Nhan Hy Thâm chui vào khoang thuyền liền quỳ ngay xuống, lê bằng đầu gối về phía trước, hốt hoảng đến cả một câu: "Kẻ tiểu thần đáng tội chết!" cũng run rẩy không nói lên lời. Hoàng hậu thấy vẻ quá hoảng sợ của Nhan Hy Thâm, liền bật cười nói:
- Nhan Hy Thâm, người không nên quá hoang mang như thế, Hoàng thượng đã xá tội cho ngươi rồi. Thực ra cuộc tuần lâm tới đây cũng không cần phải tới sớm như vậy. Nhưng chẳng ai ngờ lại gặp gió thuận buồm xuôi, cho nên đã đến đây sớm hai ngày. Cứ tưởng nhà ngươi có thể kịp làm mọi việc, nào ngờ lại gây tội cho ngươi.
Nhan Hy Thâm nghe nói vậy tưởng chừng như được nghe những lời đại xá, mới yên tâm, thở phào nhẹ nhõm, rồi từ tốn tâu trình:
- Kẻ tiểu thần đi phát chẩn chống đói, và cứ tưởng rằng, công việc sẽ nhanh chóng làm xong, nào ngờ dân đói quá nhiều, nên để lỡ mất thời gian.
Vua Càn Long nghe vậy, bèn nói:
- Giao cho một tên tư lại nào đó đi phát, là xong.
Nhan Hy Thâm đáp:
- Bẩm tấu đức vạn tuế, kẻ tiểu thần này vốn biết những viên tư lại quen làm việc chân tay, mà việc phát chẩn, lại là một việc lành, việc thiện, chỉ sợ họ làm hỏng việc nên không thể không đích thân đi đốc thúc. Hôm nay trở về dinh, nghe tin đức vạn tuế đã đi tuần tới đây, mà không có mặt để cung nghênh hầu giá, và không thiết lập án mừng trên ngự đạo, thật là đắc tội, đáng chết muôn lần.
Nói xong, lại gục xuống lạy.
Vua Càn Long cũng thấy thương tình ông vì có tấm lòng ưu ái, trách nhiệm với dân, nên nói:
- Thôi đứng dậy đi!
Nhan Hy Thâm nói:
- Được ban ân đại xá, tiểu nhân thật xúc động đến rơi nước mắt.
Nói xong, lại lạy.
Hoàng hậu nói:
- Đứng dậy thôi. Mẫu thân nhà ngươi cũng đang ở đây.
Nhan Hy Thâm lạy tạ ơn thêm lần nữa, mới từ từ đứng dậy. Khi đó mới trông thấy mẹ mình đang đứng bên cạnh.
Hoàng hậu cho phép bà Hà ngồi, hỏi han bà Hà năm nay bao nhiêu tuổi, tình hình con cái ra sao, bà Hà đều nhất nhất tâu trình...
Hoàng hậu nói:
- Thôi ngươi về nhà đi thôi. Nên nhớ là phải luôn luôn dạy dỗ con cái yêu nước yêu dân, mới khỏi hổ danh hiền mẫu.
Bà Hà nói tuân chỉ.
Đến đây Hoàng hậu mới gọi cung nữ đỡ bà Hà, đưa bà xuống khỏi thuyền, rồi cũng cho Nhan Hy Thâm cùng trở về với mẹ.
Về sau, Nhan Hy Thâm được thăng tiến dần dần, làm lên đến Tuần phủ Hà Nam. Nay thôi không nói đến ông ấy nữa.
Vào tháng Hai, vua Càn Long ra khỏi Thái An, Sơn Đông vào địa giới tỉnh Giang Tô, vượt Hoàng Hà, vào tới Trực Lệ am. Tại đấy, Càn Long đi tuần duyệt việc đắp đập Cao Gia ở hồ Hồng Trạch, thưởng bạc nén rồi mới đi. Qua phủ Hoài An, tới Bình Sơn Đường, chùa Cao Mân ở Dương Châu, vượt sông tới chùa Kim Sơn, rồi lại qua phủ Chấn Giang, qua Tô Châu, đến Hàng Châu, vào tháng Ba, mới tới Giang Ninh.
Vào đầu tháng Hai, Càn Long xuống thượng dụ nói: Trẫm đi thăm hỏi phong tục, quan sát phong quang tuần du Giang, Chiết, thanh sạch mà đến, ân đức dồi dào. Càng nhớ tới tam Ngô, lưỡng Chiết nơi nhân tài tụ hội, Hoàng tổ Thánh tổ Nhân Hoàng thượng đã từng tuần thú nhiều lần, lễ nghĩa thấm nhuần rộng khắp. Luật lệ ít lời, xe loan đã tới, biết phải biết trái, ban ơn mưa móc".
Như thế cũng có nghĩa là, Càn Long đã lấy thêm người trong các cuộc thi cử của ba tỉnh: Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, lấy thêm 5 người ở các bậc đại học thuộc các phủ và châu, huyện, lấy thêm 4 người ở các bậc trung học, và ba người ở các bậc tiểu học.
Nhũng nơi Càn Long tuần du tới, dân địa phương phải tiếp đón linh đình, cực kỳ xa xỉ. Tất cả các nơi cung đến tổng cộng lại đâu chỉ là khoản bạc lớn hai, ba mươi vạn lạng. Ngay con số này cũng đã gấp tới 10 lần khi Khang Hy đi tuần thú phương Nam. Hoàng hậu khen thưởng vung vãi, cùng với sự cung phụng hào hoa của các địa phương, cũng hao phí một khoản cực lớn. Những khoản tiền "chính thúc chi dùng trong cung", cùng với các khoản tiền cắt xén, giảm chi khác, còn xa mới bù đắp nổi, vậy phải làm sao đây?
Hòa Thân bắt đầu động não. Hòa Thân nghĩ ngay đến những hiệu buôn muối lớn quần tụ ở vùng Lưỡng Hoài, nên tất nhất vẫn là quyên góp của các hiệu muối này, lấy tiền cung ứng cho Càn Long ăn chơi. Nhưng như vậy thì các chủ hiệu muối thu được nhũng lợi ích gì? Hòa Thân nghĩ: "Nói với Càn Long cứ thưởng thêm mười cân cho một dẫn (1) thì tất các chủ hiệu muối phải vừa lòng.
(1) Một dẫn là 200 cân Trung Quốc, và bằng 100 kg. ND.
Hòa Thân liền đi "bẩm báo" với Càn Long. Làm gì có chuyện Càn Long phản đối, đồng thời viết ngay và cho ban bố dụ chỉ:
“Thương nhân vùng Lưỡng Hoài, quyên góp kịp thời, số lượng khả quan. Các quan địa phương được phép lấy từ đây ra phục vụ cho công vụ. Nay thưởng cho đất muối Lưỡng Hoài, ngoài mức thuế đã định cho muối ăn, thì mỗi dẫn được tính thêm 10 cân, không nằm trong số muối tính thuế. Được hưởng vĩnh viễn ân huệ này”.
Những người buôn bán muối vùng Lưỡng Hoài thấy Càn Long thưởng thêm muối cho từng dẫn như thế, nên càng ra sức, tới tấp quyên góp, để cung cấp cho Càn Long ăn chơi. Các quan coi muối cũng mạnh mẽ quyên góp, giàu lên trông thấy, và cũng càng mạnh tay cung ứng cho các cuộc ăn chơi xa xỉ. Tham ô, hối lộ cũng từ đó mà càng thêm ráo riết trắng trợn.
Đích xác là:
Thiên tử tuần du buôn dân, quan,
Màu màu xa xỉ, đủ mà ham;
Gác tía đào mai, la liệt mọc,
Lồng lộng, huy hoàng xuống Giang Nam
Lại nói trong tháng Ba, cả đoàn tuần du của Càn long sắp đến Giang Ninh, do chính là Nam Kinh ngày nay. Khi ấy Hoàng đế và Hoàng hậu chia làm hai đường: Hoàng hậu thích phong cảnh Tây Hồ ở Hàng Châu, nên lưu lại ở đó một số ngày. Hoàng đế bèn quẳng Hoàng Hậu lại ở Hàng Châu cho Lưu Dung và Cửu Vương Vĩnh Nghi, còn mình cùng Hòa Thân đi trước tới Giang Ninh.
Trên đường đi, vua Càn Long nói với Hòa Thân:
- Hòa ái khanh ơi, Giang Ninh vốn là một nơi phong ảnh hữu tình, thế mà lần trước cũng chỉ ở lại được ít ngày.
Hòa Thân đã hiểu được lòng dạ của Càn Long muốn nên, nói:
- Lần này Hoàng thượng có thể ở lại lâu hơn, và thần xin lo toan hết sức chu đáo cẩn thận.
Càn Long bèn nói:
- Nghe nói ở vùng Tần Hoài này có loại thuyền hoa đăng thật tuyệt mỹ, vậy mà chẳng biết nó ra làm sao?
Hòa Thân nói:
- Xin đức vạn tuế cứ yên tâm.
Nói xong, Càn Long đưa Hòa Thân cùng cả đoàn tuần du vào thẳng thành Giang Ninh.
Tổng đốc thành Giang Ninh sớm đã cùng các quan văn võ tề tựu đông đủ cùng nghênh giá, chẳng cần nói kỹ làm gì.
Nay nói về việc Hòa Thân ngay tối hôm đó, cho gọi Tổng đốc Giang Ninh lại, và ra mật lệnh:
- Hoàng thượng đã được nghe từ lâu về thuyền hoa đăng ở Tần Hoài này, vì nó đã nổi tiếng khắp chín châu mười quận. Đại nhân cần phải hết sức cẩn thận chu đáo đấy.
Tổng đốc hiểu ý và bàn bạc mọi việc ngay. Rồi sau đó ngay tức khắc, cho người đi tìm kiếm một thuyền hoa vốn nổi tiếng là sang trọng, hào hoa nhất ở thành Giang Hộ tới, đồng thời cũng ngay trong đêm, lại đích thân lựa chọn những con gái đẹp trong tất cả các quán rượu, nhà hàng, rồi lại chọn thêm những ca kỹ vừa có sắc văn có tài đàn hát, tập trung tất cả lên chiếc hoa đăng ấy. Ông Tổng đốc bận rộn suốt đêm cho mãi tới sáng hôm sau. Rồi tiếp theo lại cố gắng lấy lại tinh thần để hầu hạ Hoàng đế chơi bời.
Cho đến tận tối, Càn Long mới cho viên Tổng đốc trở về nghỉ ngơi, bởi vì khi đó, Hòa Thân đã tìm hiểu rất đầy đủ mọi việc trên thuyền hoa, nên sau khi đã cho Tổng đốc trở về, bèn mượn danh nghĩa là "thăm hỏi phong tục quan sát phong quang", Hòa Thân chỉ đem theo hai tên tiểu đồng tâm phúc, dẫn Càn Long mặc áo thường dân đi vi hành.
Càn Long cũng đã sớm biết mọi chuyện, nên cũng không đem theo tùy tùng, chỉ ra lệnh cho một mình Hòa Thân đi hộ tống. Đi đến bờ sông Tần Hoài, đã thấy ngay đèn nến sáng trưng, giống như nơi bồng lai tiên cảnh.
Càn Long và Hòa Thân dừng chân bên bờ sông Tần Hoài, thấy người đi lại tấp nập, đông đúc, vô cùng náo nhiệt, tưng bừng. Trên phố dựng lên mấy chục cây đèn, bốn xung quanh chen chúc người mua bán. Nam nữ đi chơi hoa đăng, xanh liễu hồng hoa, ngựa xe như nước, tiếng người rộn rã.
Đúng là:
Trên sông Tần Hoài,rồng giỡn nước,
Đôi bờ đèn sáng, lơ lửng trăng
Phướn rũ, cờ bay, phấp phới, dập dờn,
Từng cặp, từng đôi khói hương cầu phước
Ngư long vờn cát,
Người già hiến sách cổ, của gia truyền
Xông hương, đeo giải,
Man, Di dâng vật lạ, tự bốn phương
Bờ sông, hội hè trống thúc,
Xóm thôn, đình đám xênh xang
Trò vui, bán hàng,
Trăm khéo, ngàn khôn...
Đèn lồng xách tay chen chúc,
Đèn treo, dãy dọc, hàng ngang
Bình trọ lưu ly, soi: Tốt tươi hoa nụ, diễm lệ mỹ nhân…
Bình phong vân mẫu, in: Suối khe róc rách, bát ngát ruộng đồng
Ngó sang Tây. Nhìn về Đông.
Một vùng cổ tích huy hoàng, nằm tròn trời phương Bắc,
Hội họa, thi thư lẫy lừng, chiếm trọn khoảng trời Nam
Vương tôn, công tử tấp nập đua chen,
Lầu gác, lan can ngập ngừng nhịp bước.
Sát cánh kề vai, gái lịch trai thanh
Trên đài cao, dáng tú, vẻ xinh.
Bánh trái Nguyên tiêu chất cao hàng thước,
Cùng nhón cánh hoa mai, chung cắm đôi nhành
Tuy chẳng phải bồng lai cực lạc,
Cũng là năm hòa cốc phong đăng.
Ngay khi đó Càn Long cùng Hòa Thân say sưa nhìn ngắm đến mịt mờ đôi mắt, bởi trước mặt quả thực là một thế giới hoa đua sắc thắm. Hòa Thân dẫn Càn Long bước tới một chiếc thuyền hoa đăng. Chỉ nhìn chiếc thuyền hoa đăng này cũng đã thấy đủ vẽ hào hoa của nó.
Trên thuyền có đủ mọi loại đèn lồng theo các tên hoa, và hai bên mạn thuyền đều là những cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Một lát sau, Càn Long và Hòa Thân đã rời bờ, bước lên thuyền. Trên thuyền là cả một dòng lượt là gấm hoa, là hoa nở đầu cành, là tiếng oanh thỏ thẻ.
Những cô gái cầm ca, thấy khách tới, cả đám cùng chạy lại, cúi đầu vấn an. Càn Long và Hòa Thân cũng chẳng biết tên thật của những mỹ nhân đó là gì, họ toàn xưng tên giả. Cả đám mỹ nữ ấy, đêm qua đã bị Tổng đốc tập trung vào một chỗ, họ toàn là nhũng ca kỹ nổi danh, hiểu nhiều biết rộng có vị khách nào mà chưa từng gặp gỡ. Họ nhìn Càn Iong và Hòa Thân, thấy vẻ mặt và phong thái ung dung cũng chẳng phải loại người thường, nên càng đặc biệt ân cần, càng cố phô bày sự khéo léo, thành thạo trong nghề nghiệp để làm vừa lòng Càn Long và Hòa Thân. Càn Long vừa ngồi, các cô kỹ nữ đã bâu kín xung quanh. Mắt rồng của Càn Long nhìn khắp bốn xung quanh, thấy cô này yểu điệu, cô kia yêu kiều, cô bên trái đặm đà, cô bên phải thanh tân. Ngay lập tức lòng rồng khoan khoái và ý xuân như tràn đầy lồng ngực. Càn Long lặng lẽ phẩm bình, lựa chọn. Nhưng mỹ nhân quả thật là quá nhiều, bèn nãy ra một cách, nói: Các nàng hãy nói qua về các loại đèn lồng trên thuyền này cho...
Càn Long đang định nói nết chữ,trẫm", thì đã thấy Hòa Thân cuống lên, liền ngừng lại, và nói chữa:
- Đúng rồi! Các nàng hãy nói về các loại đèn, cho khách được tỏ tường. Càn Long biết mình đã bị lỡ lời nên nhìn Hòa Thân tủm tỉm cười cười. Lúc đó, khuôn miệng anh đào của các mỹ nhân bắt ầu mấp máp, và những tiếng oanh vàng bắt đầu cất lên...
Khi đó lòng xuân của Càn Long và Hòa Thân đã chao đảo và chỉ còn nghe được rằng:
Đèn Gót sen, đèn Cao lâu một vùng châu ngọc,
Đèn Hoa sen, đèn Phù dung trải gấm, vóc ngàn vòng.
Đèn Hương cầu, tinh khiết trắng trong,
Đèn Tuyết hoa phất phơ, phơ phất,
Đèn Tú tài khiêm nhường, nhường bước, mang Khổng Mạnh di phong,
Đèn Nàng dâu, có tiết tháo của Mạnh Khương ngôn hạnh công dung,
Đèn Ông sư có bóng trăng liễu đi cùng,
Đèn Thông phán, có em gái nhỏ ngồi chung với thần Chung Húc,
Đèn Thầy bà đánh đuổi tà ma, có biết phe phẩy quạt lông,
Đèn Lưu Hải cõng chú cóc vàng, nghịch ngợm nuốt trôi sao Thất,
Đèn Lạc đà, đèn Sư tử, gầm gào, thồ ngọc ngà châu bái bạc nén, vàng ròng,
Đèn Voi, đèn khỉ, vào giữa Liên Thành, xộc thẳng tới những phòng bí mật bên trong,
Thỏa thích chơi bời, chơi bời thoả thích, ung dung...
Tiếng oanh thỏ thẻ, đã mô tả xong tất cả các loại đèn. Vua Càn Long và Hòa Thân cùng hoan hô nhiệt liệt, và các nàng kỹ nữ cùng xúm xít vui cười.
Càn Long bèn nói với Hòa Thân:
- Quả là sáp hương phương Bắc không thể nào bằng được son phấn phương Nam. Thấy thế nào?
Hòa Thân gạt đầu công nhận:
- Thưa vâng!
Tiệc rượu đã được bày ra. Càn Long ngồi quay mặt về hướng Nam, Hòa Thân ngồi quay mặt về hướng Bắc, nghi lễ vua tôi vẫn giữ được vẹn tròn. Còn hai phía Đông Tây dành cho kỹ nữ ngồi theo hàng lối.
Bữa tiệc thực phong phú, thịnh soạn, vua Càn Long, Hòa Thân cùng các nàng kỹ nữ chuốc chén, chéo kéo, và bắt đầu ngả ngớn, cợt nhả.
Vua Càn Long thấy cũng đã đến lúc rồi, liền đưa mắt... Hòa Thân ngoảnh ra ngoài nói:
- Cho chèo thuyền hoa ra giữa sông đi.
Tất cả đám mỹ nữ đều bảo thế mới là hay.
Đến lúc này, Hòa Thân lại nói:
- Các em, mỗi người hát một bài đi.
Vua Càn Long đế vào:
- Hay đấy!
Nói xong, bèn chỉ ba cô kỹ nữ, đã lọt được vào mắt rồng ngay từ đầu.
Ba cô gái mặt hoa da phấn cũng chẳng thẹn thùng gì, liền cầm ngay tỳ bà, đàn tranh và sáo, bắt đầu ca hát ngay trên chiếu rượu.
Càn Long nhìn ba cô gái tuyệt thế giai nhân, nói cũng không hết được vẻ kiều diễm của vườn lê, lại tài nghệ song toàn, khiến đôi mắt rồng đờ đẫn hẳn ra. Càn Long cầm ngay lấy giấy bút, đợi ba cô gái ca kỹ hát xong, khen hay, rồi đưa tờ hoa tiên cho Hòa Thân.
Đám kỹ nữ thấy vị quan khách này lại còn làm thơ, xô lại đòi xem. Cô gái giật được tờ hoa tiên, nói:
- Để em đọc cho chị em cùng nghe.
Tất cả ào lên bảo phải!
Cô gái kia bèn đọc:
Xiêm y, nhung lụa
Tóc đẹp, mây vờn
Miệng anh đào, mặt hạnh, má hồng,
Lưng thon mềm liễu rủ,
Lòng lan, thơm hương
Giọng ca thanh nhã,
Nghe như oanh chuyển cành êm
Làn điệu cổ truyền,
Âm thanh trời phú
Tiếng hát như mây bay, trùm quán Sở
Cao thấp cung thương, ngọc nhả, châu phun,
Trầm bổng nhịp nhàng, gió mưa vần vũ
Bài bản nồng nàn, mới từng câu từng chữ
Réo rắt, nhặt khoan...
Đám kỵ nữ nghe xong bài từ của Càn Long, nhất tề khen tuyệt vời. Có cô khen Càn Long là phong nhã, có cô nhận ngay Càn Long là hồng nhan tri kỷ. Vua Càn Long lòng rồng khoan khoái. Lúc đó trăng sáng vẫn trèo cao, đèn lửa trên bờ sông đã mờ nhạt bớt. Trong thuyền vẫn đầy những tiếng oanh thỏ thẻ, họ cùng hát một khúc hát say đắm nồng nàn, rồi lại cùng chung khúc hành vân.
Và Càn Long sớm đã bị những cảnh sắc diễm huyền trước mắt làm cho đắm đuối, phảng phất như thấy mình vào chốn tiên cung, và rồi không giữ nổi việc vuốt tóc, xoa má những cô kỹ nữ. Hòa Thân cũng thấy như hồn tiêu phách lạc, vào trong những trận mưa đầu mùa, quả thục rằng, con gái Tần Hoài đã đưa Hòa Thân vào một vùng mộng mơ hoan lạc không đâu có.
Lúc này Càn Long càng thêm đắm đuối, không chỉ còn là nữ say sắc mê men, mà đã vai ôm, má ấp, và đã cảm thấy như bước vào một giấc mộng lớn cùng với hướng ngát, ngọc mềm. Hòa Thân cũng không giữ nổi mình được nữa, và trong cái lòng phong nguyệt, cái trại yên hoa, đã hòa mình vào với làng son phấn.
Khi đã thấy Càn Long và Hòa Thân không còn giữ nổi mình được nữa, một cô kỹ nữ có nghề, liền tắt hết đèn nến bên trong, rồi nói:
- Em xin hát tặng hai vị quan khách một bài.
Nói xong, liền cất giọng trong trẻo hát.
Càn Long và Hòa Thân vốn là nòi phong lưu, làm sao lại không hiểu được những điều như thế, và ngay lập tức bước vào cuộc chơi.
Cô ca kỹ kia vẫn hát:
Cử chỉ ung dung
Xông xáo tận nhà, chiếm thế thượng phong
Ấp ôm như gió thế thoảng khắp
Dập dồn cho thổn thức trái tim hồng…
Cố lưu ly, hổ phách đậm nồng
Khe nhỏ, giọt rượu trân châu hồng
Phơ phất màn là, rèm lượt,
Đèn bạc nhấn chìm lời non nước…
Đừng làm phí mất trận xuân phong
Hát xong, những cô kỹ nữ ngồi không, vỗ tay khen hay, rồi thắp đèn. Vua Càn Long và Hòa Thân vội vã kéo vuốt lại áo quần. Thực ra đây chỉ là một mánh khóe của các cô kỹ nữ, hát một hồi, tối một lúc, thắp đèn lên, lại cười đùa chòng ghẹo, mà mục đích chỉ là kéo dài thời gian, giữ khách. Nhung Càn Long cũng như Hòa Thân đâu có tính đến chuyện về. Cho mãi tới tận nửa đêm, Càn Long và Hòa Thân mới chọn cho mình mỗi người một cô kỹ nữ, rồi đưa về khoang thuyền của mình ngủ.
Khi tỉnh giấc, mặt trời đã lên khá cao, cuộc tuần du của Càn Long và Hòa Thân, thực ra chỉ là một cuộc du chơi, hành lạc. Trong mắt, trong lòng chỉ có một chiếc thuyền hoa tuyệt đẹp, trang hoàng xa xỉ, du ngoạn giữa lòng sông. Càn Long và Hòa Thân cố kết ăn chơi đâu chỉ một ngày, nên đã lưu lại dưới thuyền thêm một ngày nữa, đến tối lại vui chơi hưởng lạc.
Mãi đến sáng sớm ngày hôm sau, vua Càn Long và Hòa Thân vẫn còn lưu luyến chưa muốn dời chân, nên vẫn còn ở lại trên thuyền uống rượu, tìm vui...
Hòa Thân chợt nghe thấy bên ngoài có tiếng ồn ào í ới, liền ra chỗ cuối khoang thuyền nhìn ra. Đã thấy từ xa có một chiếc thuyền đang bơi đến gần. Trên thuyền có một số người đang cãi cọ, ồn ã với những người chân sào. Hòa Thân nhô hẳn đầu ra ngoài, rồi hướng về phía những người chở thuyền khua khua tay.
Người ở thuyền bên kia, vừa trông thấy Hòa Thân đã định lên tiếng gọi. Hòa Thân sợ họ gọi lung tung, nên nói:
- Biết rồi, cứ về đi, rồi về ngay đây!
Những người ở thuyền bên kia vốn chẳng phải ai xa lạ, mà chính là mấy tên Thái giám cùng hai người thị vệ phụng mệnh của Hoàng hậu, về sông Tần Hoài tìm Hoàng đế.
Hòa Thân sớm đã đoán ra chuyện này, nhưng không thể ăn nói tùy tiện ở giữa lòng sông, cho nên chỉ ậm ừ trả lời cho xong chuyện. Nhũng người ở thuyền bên kia cũng không thể cứ réo gọi bừa bãi để tìm vua trên sông Tần Hoài này được như vậy sẽ chẳng thành một câu chuyện cười quá lố bịch hay sao? Nên họ chỉ đành ra về.
Hòa Thân vào trong khoang thuyền, nói nhỏ vào tai Càn Long. Lúc này Càn Long mới bảo các chân sào ghé dần thuyền vào bờ, rồi lên bờ về thẳng, nhưng lòng vẫn còn để lại nơi chiếc thuyền hoa đăng lớn, cùng với các nàng kỹ nữ.
Thì ra khi Hoàng hậu và Càn Long du ngoạn trên Tây Hồ ở Hàng Châu đã vô cùng tương đắc. Nên lúc Càn Long đã đi rồi, bà chẳng còn thấy có một chút hứng thú nào nữa, bà vốn đã bảo ở tại đây thêm dăm ba ngày, nhung không ngờ, hôm đầu tiên, khi Càn Long mới ra đi, ngay ngày hôm sau, bà cũng lại lên đường, thẳng về hướng Giang Ninh. Vài hôm sau, thuyền đã tới Giang Ninh, và đã nghe những người trong dinh và Tổng đốc nói rằng, Hoàng đế mới tới đây ngày hôm qua, nên bà vô cùng vui vẻ, phấn chấn. Nhưng khi vào đến ly cung, lại chẳng thấy Hoàng đế đâu, trong lòng bỗng trở nên khó chịu vô cùng. Và ngay lập tức sai Thái giám và thị vệ, tỏa đi tìm kiếm khắp nơi.
Tổng đốc nghe vậy, cũng cuống lên, bởi nếu để xảy ra chuyện gì, chắc chắn là Hoàng đế sẽ không tha tội, vì thế đã hăng hái xin đích thân đi tìm, với lý do rằng, thành Giang Ninh phức tạp, đường sá lại gập ghềnh, không được phẳng phiu như thành Bắc Kinh. Tổng đốc nói xong, bèn đem ngay Thái giám, thị vệ tới bờ sông, chỉ ra một chiến thuyền hoa đăng. Thái giám và thị vệ cũng hiểu ý ngay, bèn lấy thuyền bơi ra giữa sông.
Hoàng hậu thấy vua Càn Long đã trở về, cũng chẳng nói năng gì, mà chỉ đạo thái giám thị vệ chuẩn bị kiệu, rước giá trở về Hàng Châu ngay.
Vua Càn Long vừa có chuyến ăn chơi thoải mái trên sông Tần Hoài xong, không ngờ rằng vừa đặt chân về tới chốn ly cung gò bó này đã gặp ngay chuyện vụn vặt, cho nên đã nổi cáu ngay lên. Nói một cách lạnh lùng:
- Ngày mai trẫm hồi kinh.
Hoàng hậu nghe nói vậy, sững cả mười, nghĩ bụng: Tôi đi Hàng Châu, còn ông hồi kinh, như thế rõ ràng là hát ngược nhau rồi? Ông tuy là Hoàng đế, nhưng ông lại đi đắm chìm vào con sông Tần Hoài này mất rồi. Trong cung, ba nghìn cung nữ, có bao giờ ông đoái hoài tới đâu. Vậy mà khi gặp bọn ca kỹ trong làng son phấn này, là ông đã say mê lặn ngập vào đấy.
Trong lòng càng nghĩ càng tức, nên ngay tại đó, Hoàng hậu đã to tiếng đấu khẩu với Hoàng đế.
Càn Long vừa được chơi bời thích thú, mà trong lòng, xưa nay, vốn chẳng yêu thích lắm vị Hoàng hậu này, nên nghĩ: Đưa con cái con mẹ mặt vàng này đi Giang Nam, đâm ra xúi quẩy. Nên cũng đã nói toạc ra:
- Ta và Hoà ái khanh đi trên sông Tần Hoài, thì có gì mà ngươi phải tức tối.
Bà Hoàng hậu nghe Càn Long nói toạc ra một cách không giấu giếm như thế với mình, lại càng bực hơn.
Hoàng hậu vốn là một người có tính tình mạnh mẽ, tức bực không nhịn được, nên ngay lập tức cầm lấy chiếc kéo, cắt phăng hết mớ tóc mây của mình đi. Với người Mãn, việc cắt tóc là điều tối kỵ, cắt tóc đi tức là một hành động có tính chất đoạn tình đoạn nghĩa.
Càn Long thấy vậy, lại càng tự giận hơn, bèn quát:
- Tả hữu đâu, đưa Hoàng hậu về kinh sư ngay lập tức, không được chậm trễ.
Nói xong, đẩy cửa đi ra.
Vua Càn Long vì chuyện va vấp với Hoàng hậu, nên cũng chẳng còn lòng dạ nào mà lưu lại nơi đây, nên chỉ ở lại thêm vài ngày rồi cũng khởi giá hồi loan, dần dần đi về kinh sư.
Lại nói tới việc Hoàng hậu cùng Thái giám trở về kinh đô trước, ngày đêm khóc lóc thở than, lâu ngày, u uất thành bệnh. Con trai của Hoàng hậu, hoàng tử thứ mười lăm, tên là A Ca Ngung Diễm, ngày đêm ân cần, ấm lạnh chăm nom. Hoàng hậu chỉ còn biết cầm tay Hoàng tử khóc thương. Hoàng tử bèn hỏi han mọi chuyện thật tỉ mỉ. Nghĩ bụng: Khi Hoàng hậu cùng phụ hoàng ra đi, vui vẻ phấn chấn như thế, thế rồi không biết tại sao đến nỗi cắt sạch mái tóc cực đẹp đi, và dẫn tới bước tuyệt tình tuyệt nghĩa như vậy?
Hoàng hậu bắt Hoàng tử mười lăm là A Ca thề độc, mới đem chuyện Hòa Thân lôi kéo vua Càn Long xuống thuyền hoa, ở lại một mạch hai đêm liền trên sông Tần Hoài nói ra. A Ca Ngung Diễm nghe xong, thì nộ khí xung thiên trận lôi đình đùng đùng nổi dậy! Hoàng tử biết từ lâu rằng Hòa Thân chuyên quyền, lũng đoạn triều đình, chỉ có điều rằng phụ thân vẫn đang tại vị, còn mình chưa có quyền hành gì, nên cũng đành để mặc Hòa Thân. Song lần này, Hoàng tử A Ca hận thù, đã đem Hòa Thân khắc vào xương vào cốt mình, vả lại hiện giờ Hoàng hậu đang bệnh tình trầm trọng, nên chỉ đành khuyến Hoàng hậu an tâm tĩnh dưỡng.
Sau việc này khoảng một năm, Hoàng hậu thực tế là đã cạn khô cả máu lẫn nước mắt, bệnh tình càng ngày càng nguy kịch, Hoàng tử A Ca luôn luôn quỳ bên đầu giường, hết lòng chăm sóc, báo hiếu cho mẹ, và lập tức sai người đi báo mọi chuyện với Càn Long. Không ngờ vua Càn Long lại đang chuẩn bị đi săn mùa thu ở rừng Mộc Lan, sau khi nghe tin đó, chỉ ra lệnh cho A Ca Ngung Diễm ở nhà chăm sóc, cho thêm hai thái y tới thuốc thang, rồi cùng với tổng thần Hòa Thân đi Nhiệt Hà ngay.
Hoàng hậu nghe được tin đó, trong khi khí huyết đã chẳng còn gì, lại thêm giận dữ, hen suyễn kéo lên... Hoàng tử A Ca khóc cũng không thành tiếng nữa...
Hoàng hậu chìa tay, nắm lấy con trai, chỉ nói được mỗi một tiếng:
- Con!
Rồi nhắm mắt xuôi tay.
Hoàng tử A Ca Ngung Diễm khóc lóc đến chết đi sống lại.
Tin Hoàng hậu ốm bệnh chết, được các đại thần lưu lại kinh thành, cho đưa tin hỏa tốc tám trăm dặm đường đến thành Nhiệt Hà để minh tấu.
Càn Long hạ chiếu, viết rằng:
Căn cứ vào bản tấu trình của Vương đại thần làm việc tại kinh, được biết:
Hoàng hậu đã mất vào giờ Mùi, ngày 4 tháng này. Kể từ khi được sắc phong đến nay chưa có việc gì thất đức. Mùa xuân năm ngoái, trẫm cho cùng đi tuần hành Giang, Triết, chính vào lúc vui vầy, hoan hợp như vậy, thì tính khí Hoàng hậu bỗng thay đổi thất thường...
Khi ở Hàng Châu đã có những hành vi ngang trái, ngỗ ngược như điên nên trẫm đã ra lệnh đưa về kinh trước, để điều dưỡng trong cung. Nay đã hơn một năm, bệnh tình ngày càng trầm trọng, rồi qua đời.
Số phận Hoàng hậu phúc mỏng, không được thừa hưởng ân huệ của Thánh mẫu, cùng ân nghĩa lâu dài của trẫm. Cứ xét về mặt phạm thương mà nói, đáng phải phế truất ngay, đó cũng là cái lý đương nhiên. Song trẫm vẫn cho giữ nguyên danh hiệu, để tỏ lòng đặc biệt khoan dung, nhưng trong tang lễ không cần thiết phải làm theo đúng điển lễ Hiến Hiền Hoàng hậu. Tất cả mọi việc sẽ làm theo điển lễ của Hoàng quý phi. Giao việc này cho đại thần nội phu chu tất. Thông tri tuyên dụ cho trong ngoài đều biết!
Hoàng tử A Ca nhận được thượng dụ thật sự là khóc không nổi nữa. Hơn nữa, còn một việc khiến Hoàng tử càng thêm phẫn nộ, là trong thượng dụ lại còn nhắc tới mấy chữ "tính khí thay đổi thất thường", "hành vi ngang trái ngỗ ngược như điên", "đáng phải phế truất ngay, đó là cái lý đương nhiên". Tuy vua Càn Long đã không phế truất danh hiệu Hoàng hậu của bà, nhưng "mọi việc điển lễ” chỉ được phép "làm theo điển lễ của Hoàng quý phi".
Đường đường là một đấng Hoàng hậu của nước Thanh, điển lễ sau khi chết lại chỉ theo điển lễ của Quý phi, điều đó đối với Hoàng tử A Ca mà nói, là một sự đả kích không sao chịu đựng nổi...
Sau chuyến đi săn, vua Càn Long từ Nhiệt Hà về Kinh thì Cửu Vương Vĩnh Nghi, Lưu Dung và nhiều vị đại thần khác, liều lĩnh, toát mồ hôi mà nói lên sự bất bình, cũng như muốn giành lại danh nghĩa Mẫu nghi cho Hoàng hậu. Nhưng tất cả những sớ tấu đó đều bị Càn Long bỏ xó, không trả lời.
Hoàng tử A Ca cực kỳ bất mãn với cách thức nghi lễ của vua Càn Long đối với mẹ mình sau khi bà chết, thêm vào đó còn có cả lòng uất hận, nên tâm tư buồn nản, ngày ngày rầu rĩ chẳng vui.
Chỉ trong vòng nửa năm sau, có người trong cung đã nói ra rằng, người khởi thảo ra bộ thượng dụ đó, chính là Hòa Thân.
Khi Hoàng tử mười lăm, A Ca Ngưng Diễm nghe được tin đó, đã thực sự nghiến răng đến động trời động đất, chửi thầm "Thằng Hòa Thân kia, mày đã đưa phụ hoàng đi chơi gái qua đêm trên sông Tần Hoài, ta vẫn còn chưa tính sổ với mày, vậy mà mày lại thêm một lần nữa, tác oai tác quái, bầy đặt ra những âm mưu bỉ ổi trong tang lễ của mẫu thân ta. Thử hỏi, điều đó có gì hay cho mày chứ?”. Cũng ngay lúc đó, Hoàng tử đã quyết định: Ta lên ngôi ngày nào, thì ngay ngày đó, ta sẽ cho chém đầu tên gian tặc, là mày.