Quân Lưu Bàn nhanh chóng tiến lên, tranh thủ trước quân Trương Lãng chạy tới Âm Sơn.
Lúc này mặt sau bỗng có một khoái mã chạy nhanh như bay tới. Quân Lưu Bàn lập tức cảnh giác, nhưng người trên ngựa ghìm cương chiến mã, móng ngựa ở trên không trung đạp lung tung. Ánh mắt Lữ Mông cực kỳ bình tĩnh nhưng cố tình làm bộ ra vẻ sốt ruột.
Lữ Mông cất cao giọng nói:
- Ta mang đến lệnh của thái thú, mau dẫn ta đi gặp Lưu tướng quân!
Binh sĩ thấy người trên lựng ngựa mặc đồ tướng quân Lưu Biểu, không dám chậm trễ, lập tức dẫn gã đi gặp Lưu Bàn.
Lưu Bàn đang cùng mấy tướng tài giục ngựa đi tới, sau lưng từ xa truyền đến thanh âm:
- Lưu tướng quân hãy dừng bước!
Lưu Bàn ghìm chiến mã, ngừng lại, vẻ mặt khó hiểu. Binh sĩ của lão thì vẫn tiến tới trước.
Lữ Mông giục ngựa tiến lên, rất nhanh đã tới trước mặt Lưu Bàn.
Lữ Mông không đợi Lưu Bàn đặt câu hỏi, lộ ra vẻ không kiêu ngạo không nóng nảy nói:
- Bẩm tướng quân, thuộc hạ là nha tướng của Hàn quận thủ, cố ý đưa văn thư của quận thủ đại nhân đến, xin đại nhân xem qua.
Lưu Bàn nhận lấy văn thư, sau đó đánh giá Lữ Mông. Thấy gã da trắng bóc, khuôn mặt tuấn tú mà có phần nho nhã, nhưng nhìn gã mặc nhung trang, hiển nhiên là chim non mới ra chiến trường.
Lưu Bàn không mấy nghi ngờ, hỏi:
- Đã xảy ra chuyện gì?
Lữ Mông lắc đầu nói:
- Mạt tướng không biết.
Lưu Bàn thấy không hỏi ra được gì thì mở văn thư trong tay, nhìn lướt qua.
Lão bỗng vô cùng tức giận nói:
- Hay cho Hàn Huyền! Ỷ mình nắm chính quyền Trường Sa thì làm xằng làm bậy! Hoàng Trung là người chính trực, sao có thể làm việc khinh lương bức nữ như vậy!
Lưu Bàn con ngươi xoay tròn, quay lại nói với thuộc hạ của mình:
- Các ngươi dẫn binh đi tới như kế hoạch, ta mang kỵ binh đội quay về Trường Sa một chuyến đón Hoàng Trung ra, để hắn dẫn các ngươi chi viện Âm Sơn huyện. Bổn tướng quân và Hàn Huyền cùng phòng thủ Trường Sa thành.Phó tướng không dám cãi lời Lưu Bàn, lĩnh ba ngàn bộ binh tiếp tục tiến lên.
Lưu Bàn dẫn năm trăm đội kỵ binh theo đường cũ trở về Trường Sa.
Trong lúc này từ đầu tới cuối Lữ Mông không nói câu nào.
Lưu Bàn dẫn theo đội kỵ binh vội vã chạy đi, mắt thấy Trường Sa thành đã hiện một góc, không tới nửa canh giờ là đến nơi. Lúc này vừa mới quẹo một cái thì lão bỗng cảm giác thân thể ngã nghiêng, ngựa sút móng, tốc độ lật ngửa nhanh đến lão không thể khống chế được. Cùng lúc đó, tiếng chiến mã hí liên tục, có người bùm bùm té xuống đất. Sau đó có vài kỵ binh phút chốc không thể khống chế ngựa, ngựa bị binh sĩ đằng trước ngã xuống vướng víu, cũng bị té ngã ầm ầm.
Có binh sĩ kinh hô:
- Là chông sắt!
Lưu Bàn ở trên mặt đất cực kỳ chật vật lăn mấy vòng, sắc mặt xanh mét. Lão biết mình đã trúng mai phục.
Chông sắt sau này được gọi là trát mã đinh, một cây đinh bên trên có bốn mũi nhọn. Ba mũi đầu chĩa xuống, một mũi thì hướng lên trên. Nếu chỉ một trát mã đinh thì không tính cái gì, nhưng ngàn cái, vạn cái trải ra thì sẽ thương tổn cực lớn đối với kỵ binh. Lúc này dù là ban ngày nhưng mặt đất trải một tầng cỏ khô, thêm vào Lưu Bàn lo lắng an toàn của Hoàng Trung, trong phút chốc không để ý tình hình nên mới trúng quỷ kế của Hàn Sơn.
Lưu Bàn vừa đứng lên thì tùy tay rút ra phối kiếm, phát hiện có mấy trăm người áo đen lặng lẽ xuất hiện quanh người mình. Mỗi người mặc đồ cực kỳ quái lạ, đao trong tay rõ ràng không phải binh khí bình thường. Người mặc gấm da báo, ai cũng sát khí đằng đằng. Họ không ra tiếng cũng không gào la đánh giết, chỉ im lặng xông lên.
Lưu Bàn nhanh chóng tụ tập quân đội, để đám lính trước tiên kết thành đội hình. Nhưng tốc độ của đối phương nhanh đến vượt qua lẽ thường, nhân mã tán loạn chưa kịp thành hình thì đối phương đã xông vào, đầu mâu chỉ hướng Lưu Bàn. Tuy Lưu quân có lòng muốn né nhưng không một ai rút lui, rút đao giơ thương nghênh đón.
Lưu Bàn thầm giật mình, nhìn tốc độ và động tác của đối phương rõ ràng cao hơn thuộc hạ binh sĩ của mình một bậc.
Có một người áo đen càng lợi hại hơn đám người đó, trường đao trong tay lóe tia sắc lạnh lãnh liệt. Mỗi xẹt qua là có binh sĩ hét thảm ngã xuống đất.
Lưu Bàn vung trường kiếm xông lên, tức giận quát:
- Các ngươi là ai!?
Không ai đáp lại, chỉ có binh khí không ngừng va chạm, binh sĩ hét thảm.Trong lúc Lưu Bàn nói chuyện thì đã bị Hàn Sơn quấn lấy. Hắc Ưng Vệ thì hiện ra khí thế nghiền nát, lực lượng bạo tạc. Dù là đơn độc đấu hay đánh hội đồng đều chiếm ưu thế áp đảo. Trừ mấy binh sĩ thấy tình hình không may chuẩn bị chuồn êm đi thì tất cả Lưu quân tham gia chiến đấu không chết cũng bị thương.
Huyết chiến trên đường, tiếng hét thảm không dứt.
Lưu Bàn bị trường đao của Hàn Sơn áp chế chặt chẽ, dù lão có ra chiêu thay đổi thế nào thì binh khí của đối phương như mọc con mắt theo sát. Từng đao chỉ hướng chỗ hiểm của lão. Nếu không phải Lưu Bàn có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, từng vô số lần chạy trốn khỏi bàn tay tử thần, chỉ sợ lão đã thành oan hồn dưới đao của Hàn Sơn.
Lưu Bàn vốn không có lòng muốn ứng chiến, bên cạnh tiếng kêu thảm của binh sĩ khiến lòng lão đau như đao cắt. Đây chính là binh sĩ mình mang đi từ Du huyện, ai không phải là thân trải qua trăm trận? Nhưng sự việc đến nước này, họ ở trong tay đối phương dễ dàng như xắt rau, làm sao không khiến lão trái tim băng giá?
Hàn Sơn nhân lúc Lưu Bàn thấy sợ thì trường đao nắm chặt sơ hở, từ chính giữa phá đường lẻn vào. Đao phong dấy lên từng điểm sáng, dưới ánh mặt trời khá là chói mắt. Tiếng đao xé gió, đao khí mạnh mẽ chém ra.
Bây giờ Lưu Bàn cực kỳ bình tĩnh, trong tay múa mưa kiếm, thân thể tránh sang bên.
Hàn Sơn hừ lạnh một tiếng:
- Bỏ xe giữ soái, Lưu Bàn, cuối cùng ngươi khó tránh khỏi cái chết!
Lúc nói chuyện thì đao phong của Hàn Sơn đã tới trước mặt lão. Tuy nhiên, đao ở giữa không trung cứng rắn đổi chiêu, xẹt qua vòng bảo vệ đối phương cho rằng hoàn mỹ, một đao chém xéo vào.
Lưu Bàn mặt vàng như đất, trơ mắt nhìn đao phong sắc bén ập đến, lão không có chút năng lực tránh né.
Trường đao chém vào xương, cảm giác đau tê tái truyền khắp người. Lưu Bàn suýt chút hôn mê bất tỉnh, máu đỏ thẫm chảy ra từ cánh tay lão.
Có không ít binh sĩ ở bên cạnh Lưu Bàn sốt ruột hét to:
- Lưu tướng quân!
Hàn Sơn lạnh lùng nói:
- Toàn bộ diệt khẩu, trốn một tên sẽ không thể quay về báo cáo cho Hàn đại nhân.