Vương Tiễn, liền giục ngựa chạy ra tiếp đánh. Một mình Vương Tiễn đánh với hai
người, chưa đặng vài hiệp, Vương Tiễn đâm Tô Ngươn một mâu té nhào xuống
ngựa, Hàng Vinh vừa muốn bỏ chạy, rồi cũng bị Vương Tiễn đâm một mâu sau lưng
thấu tới trước bụng mà chết tươi. Tôn Tháo cả giận vỗ ngựa múa thương lướt tới.
Lúc ấy Vương Tiễn đánh luôn ba tướng, mà chẳng có lòng sợ chút nào, đánh vùi
một trận đến một trăm hiệp chưa định hơn thua.
Nói về Tôn Tháo hơn bảy mươi tuổi vì hôm qua khóc con quá độ tổn thương
ngươn khí, cho nên đánh hơn một trăm hiệp sức đà yếu chậm. Vương Tiễn thấy Tôn
Tháo chẳng đặng mạnh mẽ như ban đầu, thì có ý muốn đâm Tôn Tháo một mâu,
không ngờ Tôn Tháo hươi thương nhắm ngay mặt Vương Tiễn đâm tới, Vương Tiễn
dùng mâu hất mạnh quá làm cây thương ngả vẹt hai bên, Tôn Tháo trở thương không
kịp thì thấy mâu Vương Tiễn đã tới trước bụng, bèn la: "Không xong rồi". Thì cây
mâu xuyên từ bụng trước thấu sau lưng. Vương Tiễn hai tay vít Tôn Tháo nhào
xuống đất văng ra khỏi ngựa cách mười bước, gia tướng thấy chủ nhân chết thì xông
ra giật thây khiêng chạy về ải, dùng quan quách tẩm liệm cốt hài cha con Tôn Tháo
rồi bỏ thành, suốt đêm chạy về Dịch Châu.
Lúc Vương Tiễn đánh trống đắc thắng về dinh lãnh công. Nguyên soái biên vào
bộ công lao, qua ngày thứ, Chương Hàng truyền lệnh chúng tướng hãm thành, đến
nơi thì thấy cửa thành mở thành mở hoác, quân dân bá tánh người người đầu đội
hương đăng ra thành nghinh tiếp, đến trước ngựa Nguyên soái quỳ mọp xuống bẩm
rằng: "Chúng tôi là dân nước yên tình nguyện đầu hàng xin Nguyên soái mở ơn rộng
rãi như trời đất mà thứ dung tánh mạng". Nguyên soái nói: "Bọn ngươi có lòng mà
đầu ta, ấy cũng mạng trời xui khiến, bổn soái đâu nỡ tàn hại, chúng ngươi hãy đứng
dậy". Rồi sai Vương Tiễn dẫn năm trăm binh vào thành tra xét thì không có binh
phục chi cả, truyền lệnh đại binh kéo rốc vào thành, sai Yên Dịch đi rước Thủy
Hoàng rồi Nguyên soái dẫn chúng tướng ra thành nghinh tiếp, Thủy Hoàng vào
thành Yên Châu, lòng vui ý đẹp khao thưởng ba quân rồi để một vị phó tướng ở giữ
thành trì, qua ngày thứ khởi binh nhằm Bảo Dịch thành thẳng tới.
Nói về cách thành Yên Châu vài trăm dặm có một tòa quan ải là Bảo Dịch quan,
tướng giữ ải ấy là em thừa tướng nước Yên tên là Khuất Hưng, người ấy túc trí đa
mưu, ngày nọ thấy gia tướng Tôn Tháo chạy tới phi báo thì mới hay rằng cha con
Tôn Tháo đều tử trận hết và Yên Châu thành đã mất rồi, bèn nghĩ rằng, thành Yên
Châu chắc chắn như vậy, lại thêm cha con Tôn Tháo dõng quán ba quân còn không
giữ đặng thay, huống chi thành mồ côi nhỏ này tưởng khó mà giữ đặng, mới sanh
một kế, bèn truyền lệnh cho bá tánh nhân dân trong thành chẳng luận giàu nghèo
kíp tóm thâu vàng bạc của cải vận đem ra thành, dời qua Dịch Châu mà ở rồi truyền
cho quân sĩ sắm đồ đăng hỏa để bốn phía thành chờ sẵn, lại sai vài mươi quân núp
trong thành chờ chừng nào lửa ngoài thành cháy thì bốn phía đều đốt lên la hét trợ
oai, rồi Khuất Hưng dẫn binh ra thành mai phục còn trên thành thì cắm cờ giáo cho
nhiều đặng làm kế nghi binh.
Nói về binh Tần ngày ấy kéo tới thành cách mười dặm hạ trại an dinh, cha con
Vương Tiễn lãnh chỉ tới thành khiêu chiến đến nửa ngày cũng không thấy mộït người
trên thành đáp ứng phải trở về dinh bẩm lại Chương Hàng. Chương Hàng cùng quân
sư KimTử Lăng ra dinh mà coi một hồi rồi trèo lên gò cao dòm ngó trong thành. Kim
tử Lăng nói với Chương Hàng rằng: "Ấy là không thành kế vậy, Điện tây hầu, người
hãy bắc thang vào thành thám coi thê nào".
Vương Tiễn bèn lãnh năm trăm binh qua khỏi Điếu kiều tới bên thành bắc thang
rồi mỗi người cầm lấy một tấm bia che tên trèo tuốt lên thành thì thấy trên thành cờ
xí rất nhiều mà không có người ngựa chi cả, bèn xuống trong thành tìm kiếm bốn
phía khắp nơi cũng chẳng thấy ai rồi mở hoác cửa thành trở ra nghinh tiếp. Kim Tử
Lăng truyền lệnh chẳng cho quân vào thành bèn cùng Chương Hàng, Vương Tiễn
dẫn ít viên chiếu tướng đi tuốt vào thành coi khắp nơi. Kim Tử Lăng nói: "Yên
Tướng ắt là có mưu chi đây. Điện tây hầu phải đem một ngàn binh đóng tại thành
như có binh Yên đến thì không nên ra đánh, cứ ngăn giữ đường đi mà thôi, rồi sai
Triệu Cao lãnh năm trăm binh mai phục trên thành, dưới mỗi cây cờ thì đốt một lồng
đèn của tần coi chừng có binh Yên đến gần mà đốt lửa xô cây gỗ xuống chẳng nên
rượt theo". Rồi nói với Nguyên soái rằng: "Tôi tưởng có khi binh tướng của Yên đều
mai phục hai bên thành, ý muốn sai tướng tầm kiếm lại e rừng bụi khó kiếm, chi
bằng nhân kế nó mà mình ra kế, bức ngặt nó thì ắt lấy thủ cấp nó đặng". Nói rồi bèn
sai Võ an quân lãnh một ngàn binh mã qua Yên Châu nơi đường nhỏ mà mai phục
chờ cho binh mã của Yên đến bắt hết chẳng cho chạy thoát một người, bằng trái
lệnh cứ theo quân pháp trị tội, lại sai vài mươi đại tướng tuần do bốn phía thành mà
ngăn ngừa việc xảy đến. Truyền lệnh xong rồi quân sư cùng Nguyên soái vào dinh
chong đèn mà ngồi.
Nói rồi Khuất Hưng chờ đến canh ba dẫn binh lén về ải thám coi, xa xa ngó thấy
binh Tần đóng dinh trại bao vây chung quanh thành, rồi trèo lên gò cao mà coi thì
thấy trên thành đèn lồng treo vô số thì biết binh Tần đều có phòng bị, khó bề hạ thủ
bèn tính rằng: "Chỉ bằng ta đem binh đánh lấy Yên Châu lại mà ngăn cản đường đi
làm cho nó vận đem lương thảo không đặng, Yên binh thì giữ phía trước còn ta thì
ngăn phía sau, trong không lương thảo, ngoài không binh cứu chẳng lẽ nó chạy lên
trời mà đi cho được". Tính rồi chẳng đốt lửa phía dinh bèn im lìm kéo quân đi theo
đường nhỏ nhắm Yên Châu thẳng tới, đi chưa đặng vài dặm đường bỗng nghe pháo
nổ vang trời xông ra một đạo binh Tần kêu lớn rằng: "Yên tặc đi đâu đó vậy, có ta
Võ an quân chờ đây đã lâu". Khuất Hưng nghe liền quay ngựa chạy dài, Bạch Viên
giục ngựa kéo binh rượt theo. Khuất Hưng túng thế phải quày ngựa lại đánh, đánh
chưa mấy hiệp bị Bạch Viên đâm một thương té nhào xuống ngựa.
Ba tấc hơi còn mưu kế lạ,
Một mai thác xuống việc đều xong.
Bạch Viên giết đặng Khuất Hưng rồi bao nhiêu binh Yên đều cởi giáp đầu hàng.
Bạch Viên bêu thủ cấp Khuất Hưng rồi trở về dinh lãnh công.
Nói về binh Yên mai phục dưới hầm chờ không thấy ngoài thành động tịnh chi cả
bèn trèo thành chạy ra bị Triệu Cao bắt hết. Qua ngày thứ, Tử Lăng cho người tiếp
rước Thủy Hoàng vào thành.
Nói về vua Chiêu Vương nước Yên ngày ấy lâm triều, xảy ra binh ải Yên Châu
chạy về tâu rằng: "Ba cha con Thoại Lăng Quân đều tử trận, thành Yên Châu mất
rồi, nay quan quách đem về còn để ngoài thành, xin bệ hạ liệu định". Chiêu Vương
nghe tâu hãi kinh cứ như trên lầu té xuống, chẳng khác giữa biển chìm thuyền, khóc
rống lên một tiếng té xỉu trên ghế, hai bên tả hữu vội vàng phò cứu, giây lâu tỉnh lại
khóc mà nói rằng: "Thoại Lăng Quân hết lòng trung vì nước, ngày nay phải thác nơi
tay Tần tặc, như vậy thì giang san của trẫm không bảo toàn đặng". Nói rồi sa nước
mắt khóc ròng, chúng tướng ai ai cũng đều rơi lụy. Chiêu Vương truyền chỉ đem
quan tài cha con Đô úy vào thành, rồi sai người đến Tôn phủ thông báo, Chiêu
Vương buồn bực lui trào.
Nói về Yên Đơn công chúa ngày nọ đang ngồi vô sự thình lình giật chuyển tâm
kinh đứng ngồi không an, bèn nghĩ rằng: "Ngày nay có việc chi lạ như vầy kìa, hay
là có hung sự chỉ đây chăng?" Còn đang ngẫm nghĩ suy tính, bỗng thấy gia tướng
ngoài cửa hơ hải chạy vào quỳ xuống bẩm rằng: "Lão quý nhân ơi, không xong rồi.
đô úy thái lão gia cùng đại lão gia, nhị lão gia ở Yên Châu thành đều bị chết nơi tay
Tần là Vương Tiễn, nay quan quách đem về thành, lão quý nhân hãy ra cho mau mà
tiếp tang". Yên Đơn công chúa nghe nói thất kinh, hét lân một tiếng té xỉu xuống
đất.
Ấy là:
Kêu luôn ba tiếng khổ,
Ấm ức ngẹt ngang cổ.
Một mạng xuống suối vàng,
Thăm thẳm về địa phủ.
Thị nữ lật đật chạy tới đỡ dậy kêu réo om sòm.
Lúc ấy Cao phu nhân cùng Lý phu nhân đang ở trong phòng xảy nghe tin tức như
vậy thì khóc oà, vội vàng chạy ra đại đường, xem thấy Yên Đơn công chúa hôn mê
bất tỉnh, lật đật kêu người đem thuốc thang cấp cứu, giây lâu tỉnh lại khóc lóc nói
rằng: "Không nghe lời thiếp, người đã già cả tuổi tác rồi mà còn ỷ oai phong mạnh
mẽ gì, đến ngày nay bảo thiếp đừng buồn rầu sao cho đặng". Rồi day lại ngó Cao,
Lý, hai vị phu nhân nước mắt tuôn rơi cuồn cuộn thì càng thêm thảm thiết, nói rằng:
"Không dè nhà ta mắc lấy họa lớn như vầy, nay tuổi gần tám mươi như đèn ra giữa
gió mà không có chút con đặng nuôi dưỡng thân già ngày sau mai táng, nay mạng
già này ở lại làm chi".
Nói dứt lời đứng dậy vừa muốn đập đầu vào thềm mà tự vận. Cao, Lý hai vị phu
nhân lật đật ôm lại khóc, nói rằng: "Nếu lão quý phu nhân liều mình thì khiến cho
bọn tôi biết làm sao đặng, vả lại việc lớntrước mắt, quan cửu cũng chưa đem vào,
xin lão quý nhân tạm nguôi lòng sầu, đặng có lo toan việc lớn. Nói rồi đều khóc mùi
mà quỳ xuống đất. Lão phu nhân nghe mấy lời khuyên giải, thì đỡ hai vị phu nhân
đứng dậy, rồi dạy chúng gia nhân mặc đồ cư tang thọ chế, bèn cùng hai nàng dâu ra
nghênh tiếp quan cữu vào thành, đến phủ đô úy nơi giữa trung đường, để ba cái quan
cữu hình như chữ phẩm, dầu cho lòng dạ người có sắt đá đi chăng nữa, thì cũng phải
động lòng rơi lệ, rồi lão công chúa cùng hai nàng dâu và cả nhà đều cử ai. Trong
phủ đô úy náo nức chào rào dường như phiên giang đảo hải.
Nói về Yên Chiêu vương thảm sầu sanh bệnh về dinh an dưỡng bỗng thấy cung
quan chạy vào tâu rằng: "Chẳng biết việc chi, cả triều văn võ nổi chuông trống thỉnh
bệ hạ lâm triều". Chiêu Vương nghe nói vội vàng ôm bệnh ra triều, ngó thấy hai bên
văn võ thần sắc đều biến, không rõ cớ chi, bèn vội vàng hỏi rằng: "Chẳng hay chư
khanh có chuyện chi, gấp lắm mà đánh chuông thôi thúc trẫm ra triều?". Huỳnh môn
quan quỳ xuống tâu rằng: "Nay có ngũ thành binh sai người đến báo rằng: Binh Tần
đã qua sông Dịch Thủy rồi, vậy nên phải kinh động đến bệ hạ, xin bệ hạ liệu định".
Yên vương nghe tấu cả kinh, nói rằng: "Binh Tần làm sao mà nó đến mau lắm quá
vậy? Chưa đặng ba ngày đã thâu hết ba ải rồi, nay qua sông Dịch Thủy vậy có ai
dám đem binh ra đó mà ngăn cự chăng?" Nói ra một tiếng thì chúng tướng chẳng
khác nào như cá mắc câu, như chim bị bắn, đều lẳng lặng làm thinh. Yên vương
giậnlắm nói rằng: "Triều đình đặt quan tướng ra để phòng khi ấy ứng dụng, nay thấy
binh Tần đến thành thì co đầu rút cổ chẳng có một người dám đem binh ra ngăn cự,
nếu vậy thì dùng bọn ngươi mà làm chi?".
Lúc ấy có quan thừa tướng tên là Khuất Sảng bước ra tâu rằng: "Xin bệ hạ bớt
cơn lôi đình chi nộ, các quan nội triều có ai mà chẳng muốn hết lòng trung với nước,
ngặt vì không phải tay đối thủ với tướng Tần, song chết không tiếc gì, sợ e binh thua
nhục nước, tội ấy rất lớn". Chiêu vương nói: "Theo như lời thừa tướng phân thì nội
trào ta không có người đối thủ với tướng Tần, vậy thì khí số nước trãm hết rồi, thôi
thì ngự quan hãy đem văn phòng tứ bửu cho mau (là giấy viết mực, đồ của vua dùng
viết thư) đặng trẫm viết tờ biểu đem đến dinh Tần đầu hàng phứt đi cho rồi, thì bọn
ngươi khỏi chết, nhân dân không đồ thán". Khuất Sảng nghe nói cúi đầu tâu rằng:
"Xin bệ hạ chớ vội gấp, khi hôm tôi xem thiên văn, tuy nhà Tần đương hưng, song
nước ta cũng chẳng hề chi đâu, ngoài mộtt thắng ắt có cao nhân đến cứu". Chiêu
Vương nói: "Quả thiệt như lời thừa tướng thì may cho xã tắclắm; nay thừa tướng bảo
cử người nào ra thành nghinh địch". Khuất Sảng tâu rằng: "Như muốn ra thành cùng
Tần tướng đối địch thì tôi sợ e thua nhiều thắng ít, theo trí mọn tôi tưởng, nay tôi xin
tình nguyện lên thành mà phòng giữ binh Tần, bằng có điều chi sơ suất thì cả nhà tôi
nguyện cam chịu tội". Chiêu Vương y theo phong cho Khuất Sảng làm Ngũ thành
binh mã đại nguyên soái sớm đem binh ra thành ngăn giữ.
Nói về phó đô úy có vị tiểu anh hùng vốn là cháu bốn đời của Tôn võ, con Tôn
Long tên là Tôn Yên, tuổi vừa mười tám, mặt như dồi phấn, môi đỏ tựa son, mày
rồng mắt phụng, hai tay dài tới đầu gối, khi đứng ngồi mang khí tượng quân vương,
tuổi tuy còn trẻ sức mạnh ngàn cân vốn là sao Kim tinh trên thượng giới chuyểân theo
đầu thai, ngày sau đặng ngôi cữu ngũ (làm vua), ngày nọ đang lo rầu, ông cha mình
đều chết nơi tay Tần tặc không biết kế chi mà trả thù cho đặng, bỗng nghe gia tướng
báo rằng: "Binh Tần đã qua sông Dịch Thủy rồi". Thì lật đật bước lên nhà khách,
vừa muốn vào triều ra mắt thánh thượng đặng xin binh ra đánh. Yên Đơn công chúa
ngó thấy Tôn Yên thì sa nước mắt mà nói rằng: "Sao cháu không ở hậu đường ra đây
có sự chi?". Tôn Yên nói, cháu đang lo vì không kế trả thù cho tổ phụ, nay nghe gia
tướng báo rằng: "Binh Tần qua sông Dịch Thủy cho nên cháu đến đây cầu xin Tổ
mẫu (bà nội) đem cháu vào triều ra mắt chúa thượng, xin lãnh binh đánh giặc mà trả
cái thù chẳng đội trời chung".
Yên Đơn công chúa nghe nói nạt lớn rằng: "Thằng con nít chưa biết gì, ngũ còn
lăn lộn không hay mày dễ chẳng biết ông cha và chú mày, anh hùng mạnh mẽ là
dường nào, mà còn phải thác nơi tay Vương Tiễn thay, huống chi mày là đứa con nít
bé thơ muốn đòi ra trận mà chịu chết hay sao?. Còn chẳng đi vô cho rồi đi".
Tôn Yên nghe tổ mẫu nói lật đật quỳ xuống thưa rằng: "Cháu tuy còn nhỏ nhưng
mà còn võ nghệ tinh thông, nay cháu không ra mà báo cừu thì lấy ai thay thế cho
cháu". Công chúa nói: "Cháu tuy học tập võ nghệ tinh nhuần, song cũng chưa từng ra
chốn chiến trường". Tôn Yên nói: "Tổ mẫu không tin, vậy thì để cháu ra thí võ cho
tổ mẫu coi". Nói rồi xách thương ra trước thềm hươi múa, lúc đầu còn thấy mình đến
sau nghe thương bay vùn vụt chẳng thấy hìnhngười. Có thơ khen rằng:
Nhấp nhoáng hoa bay múa rất màu,
Sáng ngời chói mặt chạnh lòng sầu.
Nghề văn nghiệp võ gồm no đủ,
Sức đáng ngàn thoi vạn hộ hầu.
Tôn Yên múa một đường thương pháp ấy thiệt là cả nhà đều chóa mắt. Yên Đơn
công chúa cùng Cao, Lý phu nhân xem thấy trong lòng rất mừng thầm, đều khen
rằng: "Rõ ràng thiệt con nhà dòng tướng". Tôn Yên dừng thương lại rồi chạy vào
nhà, mặt không đổi sắùc, hơi thở chẳng mệt, bèn hỏi tổ mẫu rằng: "Đường thương ấy
có cự đặng Vương Tiễn chăng?"
Công chúa nạt rằng: "Mày há chẳng biết dòng họ Tôn duy còn có một mình mày
đó mà thôi sao? Vả lại bên ngoại mày là Chiêu Vương chẳng có con, hai bên cùng
đều nương cậy một mình mày đó mà thôi, nếu mày có sơ suất đến chi thì biết làm
sao đặng.' Bỗng thấy sau hậu đường chạy ra một đứa con gái mình mặc đồ tang kêu
nói rằng: "Lời nói của ca ca rất phải lắm, tôi cũng muốn ra mà trả cái thù ấy cho
đặng." Công chúa coi lại thì là tiểu thơ (nguyên tiểu thơ này là con của Tôn Hổ, vốn
là sao nguyệt bột tinh trên trời xuống phàm,học trò của bà Lê sơn lão mẫu, mỗi đêm
ngủ chiêm bao thấy truyền dạy võ nghệ, tuổi lên mười bốn học đặng đao mã tinh
nhuần thông thuộc binh thư) nhân thấy Yên Đơn công chúa chẳng cho Tôn Yên xuất
trận, thì bước ra nói rằng: "Phụ cừu bất cộng đái thiên (cừu cha chẳng đội trời chung)
nếu ca ca nay chẳng ra trận thì tổ mẫu cùng mẫu thân Lý ưng phải kiếm chước đặng
trả thù cho tổ phụ cùng phụ thân mới phải, huống chi ca ca võ nghệ cao cường, thì có
lẽ đâu chẳng chịu đi". Yên Đơn công chúa nói: "Mi là một đứa con gái bé thơ trong
buồng the có biết chi mà nói, thằng Vương Tiễn là học trò nước Ảo Ly quốc Vân
quan, động ông Hải triều thánh nhân, pháp thuật tinh thông và có bửu kiếm nên rất
lợi hại, lại thêm thương thác nơi tay nó, nay ta đâu khứng cho anh mày ra trận". Tôn
Yên nghe nói liền đứng dậy mà rằng: "Tướng Tần là Vương Tiễn nó đã giết ông tôi
và cha tôi, thìcừu ấy sâu như biển, nay không ra mà đánh với nó thì cũng chẳng làm
con người mà làm chi".
Tiểu thơ nói: "Ca ca nói rất phải, nếu ca ca chẳng ra mà trả thù, thì em cũng
nguyện ra mà đánh với nó". Yên Đơn công chúa giận nạt rằng: "Một đứa con nít yếu
đuối ma đòi ra trận làm chi". Tiểu thơ nói: "Tổ mẫu phân lời ấy sai rồi, xưa nay đàn
bà con gái lập công nên nghiệp cũng chẳng thiếu chi, như là Chung Thái Chơn bên
nước tề há không phải là đàn bà sao, mở mang nghiệp bá nhà Tề, các nuớc nghe
danh đều vỡ mật, tôi tuy bất tài nhưng cũng là học trò của bà Lê Sơn thánh mẫu, đao
pháp tinh thông, há đi sợ tướng của Tần sao?" Công chúa nói: "Mi chớ nói phách, mi
là một đứa con gái ở trong thâm khuê, thì có đâu lên núi Lê Sơn cho đặng mà học
tập võ nghệ". Thoại Hoa tiểu thơ bèn đem việc chiêm bao thấy bà Lê Sơn Thánh
Mẫu truyền dạy binh thư võ nghệ đã hai năm nay mà thuật lạimột hồi.
Công chúa cùng Cao, Lý phu nhân nghe nói thì có chí mừng, song chưa tin. Tiểu
thơ bèn dạy Liễu Hoàn vào hương phòng lấy một cặp bửu đao đem ra. Tiểu thơ tiếp
lấy rồi bước ra trước thềm hươi múa đao pháp rất tuyệt diệu. Tiểu thơ múa một
đường huê đao, rồi trở lại vào nhà khách hỏi tổ mẫu cùng bác và mẹ rằng: "Chẳng
biết đao pháp như vậy có dùng đặng chăng?" Chúng nhân đều ngó sững sờ. Công
chúa thấy hỏi thì nói rằng: "Thoại Hoa cùng Tôn Yên thương đao thảy đều tinh
thông song tuổi hai cháu còn thơ ấu lắm nên bà chẳng an lòng cho ra trận". Tiểu thơ
nói: 'Tổ mãu hễ nói đến người này cho là dở, người kia cũng cho rằng tệ, Nhưng mà
tôi có nghe cha tôi lúc sanh tiền có nói rằng:Tổ mẫu thủa nhỏ tuổi lên mười chín thì
đã ra trận giao phong, tưởng lại tuổi tôi cùng với tuổi bà lúc nọ cũng chẳng nhỏ hơn
bao nhiêu".
Tôn Yên nghe nói kêu lớn rằng: "Tổ mẫu lúc còn con gái thì cũng xuất binh, vả
lại tôi là dòng tướng môn chi tử, năm nay mười tám tuổi, há đi sợ người sao? Nếu tổ
mẫu mà chẳng cho tôi ra trận, thì không còn mặt mũi nào đứng trên dương thế, chi
bằng chết phứt cho rồi". Nói dứt lời bước tới vừa muốn đập đầu vào đá, Cao phu
nhân vùng nạt lớn lên. Tôn Yên nghe mẹ nạt thì chẳng dám liều mình. Cao phu nhân
bèn nói rằng: "Tức phụ (là dâu) nghĩ vì họ Tôn thường mang ơn nước, vả lại tôi
nhắm võ nghệ Tôn Yên thì cũng đủ tài sức mà ra trận đặng, chi bằng để cho nó đi
đặng làm cho rạng danh, các nước biết rằng họ Tôn ta cho đến con nít, bé thơ cũng
đều hết lòng trung với triều đình". Công chúa nghe nói không biết làm sao đặng,
túng phải nghe theo, bèn dạy đánh trống nhóm hết gia tướng lại rồi tuyển lựa người
đặng theo Tôn Yên ra trận.
Lúc ấy có tên tiểu gia tướng theo hầu Tôn Yên, tên là Ban Báo bước ra quỳ
xuống thưa rằng: "Ngày nay tiểu chủ ra binh, tiểu nhơn xin làm tiên hành đặng tiểu
chủ dẹp giặc".. Công chúa nạt rằng: "Thằng chết bầm, mi đòi ra trận mà làm chi,
nói cho rầy tai, mi thấy đi đây là trẻ nhỏ, ấu thơ nên bắt chườc ra mà làm rộn cho ta,
sao không đi xuống cho rồi". Ban Báo nghe quở thì le lưỡi, lắc đầu, lật đật đứng dậy
núp sau lưng Tôn Yên mà nhắc nhỏ, Tôn Yên ngó lại gật đầu. Ban Báo mừng rỡ rồi
đi tuốt.
Lúc ấy gia tướng trong phủ nghe trống đánh vang rần đều nai nịt vào nơi đại
thính hầu lịnh Yên Đơn công chúa ngó hết bốn phía thì thấy người người đều hùng
phong củ củ, khí võ ngan ngan, trong lòng cả mừng bèn nói rằng: "Ngày nay đô uý
gia cùng đại lão gia, nhị lão gia, đều thác nơi Yên châu hết, ta muốn vào điện tâu
cùng thánh thượng xin cho tiểu chủ chúng ngươi là Tôn Yên lãnh binh ra thành giáp
chiến cùng binh Tần, bọn ngươi đời đời đều nhờ ơn của họ Tôn ta rất nhiều, nên phải
hết lòng tận trung tận lực ngày sau ắt có trọng thưởng". Chúng gia tướng đều rập lên
một tiếng mà nói rằng: "Bọn tôi mang ơn nuôi dưỡng bấy lâu nay, xin tình nguyện
hết lòng bảo hộ tiểu chủ ra thành đánh giặc",