Trên đường Quan Thánh, ông Hạnh và bà Cán rảo bước trở về làng Thụy Khuê. Bà Cán đã đến mời ông Giao, bà ta chỉ biết ở Hà Nội có một ông lang ấy, song ông đi vắng.
Bấy giờ trời đã gần tối. Các đèn điện chiếu ánh lờ mờ lên những cây bàng trồng hai bên vệ đường cành lá giao nhau như cái cổng tò vò cao vót.
Thợ thuyền đi về làng rầm rập, cười đùa vui vẻ. Nhiều người quen biết bà Cán họ chào bà và hỏi thăm bà ân cần lắm. Rồi họ bắt đầu bình phẩm người nọ việc kia: nào oán giận ông đốc công ác, nào muốn bỏ nơi này xin làm nơi khác. Họ đem những câu chuyện ấy kể cho bà Cán nghe tưởng như bà ta có thể hiểu được.
Đối với những lời than phiền ấy, bà Cán chỉ có một Câu an ủi không đâu: "Thôi, việc ít người nhiều, có chỗ ăn, chỗ làm như thế là tốt lắm rồi!"
Bà Cán trả lời như thế là vì bà đã rõ những sự khốn khổ về nỗi thất nghiệp của bọn thợ thuyền lắm. Bà ta đã thấy nhiều người vì tức khí chốc lát, vì nghe lời xúi giục mà bỏ việc làm, rồi không có tiền để dành, chịu bao nỗi đắng cay đói khát.
Những sự quẫn bách của bọn anh em lao động, nhiều lần bà ta cũng chịu gánh chung một vài lần mà không hề hé môi than thở. Bọn lao động từ người làm thợ cho chí người làm cu ly biết bao là khách mua quà hoặc khách ăn cơm tháng của bà ta. Cố nhiên anh em cũng có đồng chịu đồng trả. Gặp những khi mất việc làm chẳng giúp được họ thì chớ, bà Cán nỡ đâu lại đòi nợ họ cũng chẳng có tiền đâu mà trả.
Vì thế bà ta nghe họ phàn nàn, oán trách, giận dữ mà lấy làm lo cho họ, mà lấy làm lo cho mình, nên luôn luôn vui cười vỗ về, khuyên dỗ:
- Thôi, ở đời biết nhịn nhục là hơn hết! Nhẫn nại là một tính tốt của những người đã từng trải cuộc đời, là khoa triệt lý rất sâu xa của bọn dân nghèo đói. Cho dẫu họ bị xử tàn ngược đến đâu, họ cũng chỉ đem lại cái tính nhẫn nại ra đối phó, hoặc yên lặng chẳng nghĩ ngợi gì, hoặc có cái tư tưởng sáo của cả một cái chủng tộc, để che đậy nhu nhược, tính nhu nhược cần phải có: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào!"
Phải, tránh voi chẳng xấu mặt nào mà nhiều khi lại khỏi mất "cái kiếm cơm áo" nữa. Bà Cán đã từng thấy sự chật vật của bọn lao động đứng trước sự sống, như cây rong mọc ở dưới hồ cố sức ngoi lên mặt nước.
Song tính vui cười hồn nhiên vẫn là tính căn bản của hạng người làm việc bằng chân tay. Nhưng sự phiền muộn chốc lát, họ quên ngay. Rồi người này nói đùa một lời, người kia pha trò một câu, họ lại thi nhau cười khanh khách. Một người hỏi bà Cán:
- Cái cô bé ở nhà là con bà đấy à?
Bà Cán đáp:
- Phải, con tôi đấy.
Một người nói đùa:
- Giống bà nhỉ, chắc khi bà còn trẻ, bà cũng đẹp như thế.
- Cô em đã có chồng chưa bà?
- Cháu nó sắp có con rồi đấy.
Ông lão Hạnh nghe bà Cán nhận cô chủ mình là con thì không bằng lòng, nhưng vì thấy trong bọn lao động nhiều người có dáng dữ tợn, nên ông ta chỉ yên lặng đi bên cạnh, không dám bàn chêm một câu.
Về đến nhà, bà Cán thấy có nhiều người xúm xít chung quanh giường Huy nằm, Mai chạy ra đón rồi thì thầm:
- Chị Diên, chị ấy mời Đốc tờ về chữa cho Huy đấy.
Bà Cán hoảng hốt:
- Ấy chết! Mời đốc-tờ rồi lấy tiền đâu mà trả?
- Quý hồ khỏi bệnh thôi bà ạ, còn tiền thì đã có ông Hạnh. Phải không ông?
Ông lão bộc đáp:
- Ý chừng cô nói tiền cầm nhà, phải không?
Mai cười:
- Lại còn tiền gì nữa?
Bà Cán ngẫm nghĩ:
- Thôi cũng được! Nhưng ông đốc-tờ nào thế?
Ông đốc-tờ là một trong số người quen biết của cô Diên, chị cậu Trọng. Cũng chẳng ân nghĩa gì, chẳng qua trên con đường đời, không tình, không cảm, gặp nhau một hôm, kẻ cần sống, người cần thỏa lòng dục. Rồi mỗi người một ngả, nào ai còn tưởng tới ai?
Sự ngẫu nhiên tất phải thế. Song đây lại không phải là một sự ngẫu nhiên. Lòng sốt sắng muốn cứu giúp kẻ khốn cùng trong buổi hoạn nạn khiến Diên ngồi moi óc cố tìm được một người quen biết làm nghề thầy thuốc. Không nhớ ra, nàng liền đi lục tới những bức thư của đám tình nhân, thì chợt vớ ngay cái danh thiếp của ông đốc Minh.
Trong lòng hớn hở, nàng trang sức cực kỳ diễm lệ rồi rời gian phòng nàng thuê ở một phố hẻo lánh dưới xóm chợ Hôm, để đến nhà ông thầy thuốc mà, vì bạn em, nàng muốn nối lại tình xưa.
Đến nơi thì may yừa gặp Minh sắp sửa ra đi. Nhác thấy nàng, Minh mỉm cười:
- Kìa em Diên! Nay không phải anh tìm đến em mà lại chính em tìm đến thăm anh. Chắc em có việc gì cần đến anh?
Diên cũng cười, đáp:
- Có thế!
- Em cần tiền?
- Không. Nhưng anh sắp đi đâu thế?
- Anh định đi chơi mát. Nhưng chả thấy mấy khi em đến thăm anh thì cố nhiên anh phải ở lại nhà để tiếp em.
- Không, ta cùng đi, cần lắm!
- Đi đâu mà gấp thế, hử em?
- Nhân tiện ô-tô của anh đã đánh ra kia rồi, tôi xin anh đi ngay cho. Cần lắm!
Diên kéo Minh lên ô-tô, và ghé tai bảo anh tài xế:
- Lên làng Thụy Khuê.
Lúc tới nơi, Minh mới rõ là Diên mời mình đi chữa bệnh. Chàng mỉm cười nói:
- Có thế mà làm bí mật quá. Lần này là lần đầu tôi gặp một cô mời đi chữa bệnh một cách ngộ nghĩnh như thế.
Xem mạch xong. Minh quay lại hỏi Diên:
- Em cô, phải không?
Diên chỉ mỉm cười không đáp. Chàng lại hỏi:
- Có phải cậu này học ở trường Bưởi mà cô thường nói chuyện với tôi không?
Diên ngắm Mai, không muốn nói dối liền đáp:
- Không, cậu Huy là bạn học Của em Trọng. Chị Mai đây là Chị Cậu.
Minh quay lại. Dưới ánh đèn dầu trong gian nhà tối, chàng như nhận ra một người quen.
Đăm đăm nhìn Mai, chàng nói:
- Quái! Tôi đã gặp cô ở đâu mà không nhớ ra.
Mai thì Mai nhớ đích xác rằng ông đốc là bạn Lộc, vì đã hai, ba lần nàng gặp Minh đến chơi với chồng nàng. Song nàng chỉ bẽn lẽn cúi đầu không đáp.
Minh vừa rửa tay vừa bảo Mai:
- Vậy Cậu này là em cô. Bệnh cũng không nặng lắm đâu, cô cứ yên lòng. Chắc vì cậu ấy lo phiền quá.
Mai trả lời:
- Vâng, em nó sắp thi.
- Phải cho cậu ấy nghỉ hẳn, chứ đừng nghĩ gì đến thi cử hết.... Cậu ấy hình như có tức tối điều gì...
Diên định kể lể câu chuyện buồn rầu:
- Vâng, chính thế....
Nhưng Mai vội lấy tay bấm, ra hiệu đừng nói, nên Diên im ngay.
Hôm sau, Mai lại giao trả gánh hàng quà lại cho bà Cán, vì ông đốc-tờ bắt Mai phái giữ phận sự khán hộ và luôn luôn săn sóc bên giường người ôm.
Bốn giờ chiều, Minh một mình đến Thụy Khuê không phải có Diên đưa đường nữa. Chàng mang theo đủ các thứ thuốc cần dùng và thăm bệnh ân cần lắm. Cũng như hôm trước, chàng đăm đăm nhìn Mai hỏi:
- Có phải tôi đã gặp cô mấy lần ở đâu....
Mai cúi đầu đáp:
- Thưa ông, tôi không nhớ.
Minh như chợt nghĩ ra:
- Ã, phái rối, ở nhà anh Lộc.
Mai mặt tái mét, Minh lại nói luôn:
- Một hôm tôi đến chơi anh Lộc.... anh Lộc đi vắng, cô ra mở cửa, rồi tiễn tôi ra tận cổng.
Mai phần tức giận Lộc, phần xấu hổ, phần sợ em nghe rõ, cuống quít, nhớn nhác nhìn quanh, hai giòng lệ từ từ chảy hai bên má. Minh xin lỗi:
- Cô tha thứ cho. Tôi vô tình.
Mai cất giọng run run khẽ nói:
- Xin ông làm phúc đừng nhắc đến chuyện ấy ở trước mặt em Huy.
Minh gạt:
- Tôi hiểu rồi:
Ky thực Chàng chẳng hiểu gì hết.
Từ đó, ngày ngày Minh đến Thụy Khuê thăm bệnh.
Cái thông minh tình tứ của chị em Mai như có nhiều lưu luyến một chàng thanh niên chưa từng nếm lạc thú của gia đình. Bây giờ thì không những chàng không hiểu gia thê, cùng hoàn cảnh của chị em Mai ra sao, mà chàng lại không muốn dò xét ra để hiểu nữa. Chàng chỉ biết có một điều là mỗi ngày ngồi nói chuyện trong một vài giờ với hai người có một tâm hồn là lạ, điềm đạm mà cảm động, khẳng khái mà dịu dàng.
Một hôm, Minh đến giữa lúc Huy đương ngủ. Trông quanh phòng không thấy Mai đâu, chàng rón rén bước ra hiên đi vòng ra vườn sau, thì gặp Mai đương ngồi trên chiếc chõng tre, gục đầu khóc nức nở. Chàng lại gần, hỏi:
- Cô có điều chi buồn rầu?
Mai giật mình đứng dậy, bỏ vào túi bức thư đương cầm ở tay, rồi lau nước mắt, gượng cười đứng dậy:
- Bầm.... Không... Tôi lo cho bệnh trạng của em Huy.
Minh cười:
- Không phải, bệnh cậu Huy đã bớt nhiều, mười phần đã bớt đến bay, tám, chắc cô cũng biết thế... Nếu cô muốn tôi hết lòng chữa bệnh thì cô không nên giấu giếm tôi điều gì.
Mai sợ hãi, chẳng đứng được, đưa bức thư cho Minh. Minh đỡ lấy tờ giây bản, mỉm cười:
- Thơ việt bằng chữ nho, thì tôi hiểu sao được?
Mai liền thuật câu chuyện cầm nhà cho ông Hàn Thanh, rồi nói tiếp:
- Thưa ông, vì ông Hạnh bảo cầm được nhà hai trăm bạc, và văn khế lại làm xong đâu đấy cả rồi, nên tôi mới dám mời ông đến chữa cho em, tôi vẫn biết thuốc tây đắt lắm. Nhưng xem cơ chừng này thì thực khó lòng mà xong xuôi được. Chẳng qua ông Hàn Thanh ông ấy chỉ bày mưu lập kế để định ức hiếp mà thôi, vì ông ấy bặt tôi đến tận nhà ông ấy, ông ấy mới giao tiền.
Nói tới đấy, Mai lại bưng mặt khóc:
- Tôi khổ sở quá!
Minh cười:
- Tưởng là gì! Nếu chỉ có thế thì không lo. Tôi cứ chữa cho. Rồi bao giờ có tiền, trả tôi cũng được.
Thực sự ngờ vực đã vẫn vơ trong trí nghĩ ông bác sĩ trẻ tuổi. Cái lối khóc lóc của gái, Minh đã thừa biết. Chàng vẫn muốn chữa giúp, nhưng chàng rất ghét cái trò giả dối kia. Lòng kính mến một trí thức thông minh bỗng biên đi để nhường chỗ cho lòng khinh bỉ đối với một cô gái hà tiện quen thói đi lừa.... Chàng lại đứng sát gần Mai cười mát, rồi lấy tay khẽ đập vào má nàng mà an ủi bằng một câu bỡn cợt:
- Thôi, em nín đi chóng ngoan!
Mai đứng phắt dậy, mặt tái mét, cất tiếng cự tuyệt:
- Ông không được hỗn. Tôi là gái có chồng.
Minh càng ngờ vực, chỉ cười mà không đáp lại. Mai nói tiếp:
- Tôi là vợ bạn ông... Tôi là vợ ông Lộc.
Minh hoảng hột, ngơ ngác:
- Xin lỗi bà... Tôi vô tình.. không biết.
Rồi chàng nói chữa:
- Thảo nào, tôi trông bà quen quen. Thì ra tôi gặp bà ở nhà anh Lộc.
Mai vẫn còn căm tức, đứng thở hổn hển. Minh lại hỏi:
- Nhưng vì đâu bà gặp nông nổi này? Vì cớ gì, anh Lộc lại để bà phải khổ sở đến thế này?
Mai gượng cười:
- Bây giờ ông đã biết tôi là ai thì tôi xin ông một điều, ông sinh phúc cho là ông đừng nói với ông Lộc biết rằng tôi ở đây, đừng nói cho ông Lộc biết rõ tình cảnh chị em tôi...
Minh ngẫm nghĩ rồi đáp:
- Xin vâng.
- Thưa ông, tôi có thể tin được lòng hào hiệp của ông không?
Minh ngần ngừ:
- Nhưng tôi muốn anh Lộc... ăn năn tội lỗi...
Mai ngắt lời:
- Không... Đó là điều bí mật chưa thể để ông biết được... Nhưng rồi ông sẽ rõ... Vậy tôi có thể tin ở lòng nghĩa hiệp của ông. Tính mệnh em Huy ở trong tay ông, nếu ông Lộc mà tìm đến đây thì bệnh Của em Huy không hòng cứu được nữa.
Minh mỉm cười:
- Câu chuyện bí mật lắm nhỉ...Vâng thì tôi xin giữ bí mật.