hế giới sẽ chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng Chín 1907.Ai cũng biết cả.
Ở Berne cũng như mọi thành phố lớn nhỏ khác: một năm trước ngày tận thế các trường học đều đống cửa. Tương lai chỉ còn ngắn ngủi như thế thì học cho tương lai làm gì nữa? Đám trẻ, khoái tỉ vì được tự do mãi mãi, tha hồ chơi trốn tìm dưới các khung vòm trên Kramgasse, chạy nhong dọc Aarstrasse, ném đá lia thia hay vung tiền mua kẹo the, kẹo cam thảo. Bố mẹ chúng để mặc chúng muốn làm gì tùy thích.
Một tháng trước ngày tận thế các cửa hang đóng cửa. Quốc hội đình chỉ họp. Tòa nhà Bưu điện Viễn thông Liên bang trên Speichergasse vắng như chùa bà đanh. Nhà máy đồng hồ trên Laupenstrasse, nhà máy xay xát bên kia cầu Nydegg cũng đều thế cả. Buôn bán, sản xuất làm gì khi thời gian còn lại ngắn ngủi đến thế?
Trong những quán cà phê ngoài trời ở Amthausgasse người ta ngồi uống cà phê và trò chuyện thoải mái về đời mình. Bàng bạc một chút tự do. Như lúc này đây một cô gái mắt nâu nói với bà mẹ rằng hồi cô còn bé và bà mẹ làm thợ may thì họ có quá ít thì giờ dành cho nhau. Hai mẹ con định đi Luzern chơi một chuyến ngắn ngày. Trong thời gian ngắn ngủi còn lại hai mẹ con sẽ sống trọn vẹn hai cuộc đời. Ở bàn khác một ông nọ kể cho người bạn nghe về tay sếp đáng căm ghét; sau khi tan sở y đã bậy bạ với vợ ông trong quầy treo áo mũ của sở, lại còn dọa đuổi ông, nếu ông hay bà vợ làm khó dễ y. Nhưng bây giờ thì ông còn sợ gì nữa chứ? Ông đã trả đũa y và làm hòa với vợ. Hoàn toàn nhẹ nhõm, ông duỗi dài chân, đưa mắt ngắm nhìn rặng Alps.
Trong lò bánh mì trên Marktgasse, ông chủ lò vừa hát vừa dung những ngón tay chuối mắn đẩy bột vào lò. Dạo gần đây người ta lịch sự hơn hẳn trước khi đặt bánh mì. Họ mỉm cười trả tiền ngay vì tiền đang mất giá. Họ kể lể về chuyến đi picnic ở Fribourg, về chuyện của lũ con mà họ thú vị chăm chú nghe, về những chuyến đi dạo lâu ban chiều. Ý chừng họ chẳng mảy may bận tâm về việc thế giới sắp đến ngày tàn, vì số phận này chẳng phải của riêng ai. Một thế giới chỉ còn tồn tại có một tháng nữa thôi là một thế giới bình đẳng.
Một ngày trước tận thế phố xá đầy người cười nói. Những người vốn là hàng xóm của nhau mà trước đây chẳng hề chuyện trò nay chào hỏi nhau như bè bạn; họ cởi bỏ áo quần, vào tắm trong các hồ nước công cộng. Người khác nhảy xuống sông Aare. Sau khi bơi lội đến mệt phơ, họ lên nằm trên bãi cỏ rậm bên bờ sông đọc thơ. Một ông luật sư và một nữ nhân viên bưu điện chưa từng quen biết nhau nay vai sát vai đi trong vườn Bách thảo, mỉm cười ngắm hoa tím núi Alps, ngắm cúc tây và thỏa luận về nghệ thuật và màu sắc. Vị trí xã hội của họ còn quan trọng gì nữa? Trong một thế giới chỉ còn có một ngày nữa tồn tại thì ai chẳng như ai.
Trong bóng tối một con hẻm trên Aarbergerstrasse một cặp trai gái đứng tựa vào tường, uống bia với thịt xông khói. Rồi nàng sẽ kéo hắn về nha. Nàng đã có chồng, nhưng nhiều năm nay nàng mê đắm anh chàng này; vào cái ngày tàn này của thế giới nàng sẽ được thỏa mãn.
Một ít người chạy đôn chạy đáo trên đường phố, làm việc thiền hầu chuộc lại những hành động xấu xa ngày trước. Họ là những kẻ duy nhất cười gượng gạo.
Một phút trước khi thé giới tận thế, mọi người tụ tập trên khu đất của Viện Bảo tang Mỹ thuật. Tất cả - đàn ông, đàn bà, trẻ con - nắm tay nhau thành một vòng tròn khổng lồ. Không ai nhúc nhích. Không ai nói một lời.Hoàn toàn yên ắng đến nỗi ai cũng nghe được nhịp tim của hai người đứng bên phải và trái của mình. Đây là phút cuối cùng của thế giới. Trong sự yên tĩnh tuyệt đối của khu vườn, một đóa long đởm xanh được ánh sang chiếu vào từ bên dưới, nỏ bừng một thoáng để rồi tàn ngay theo đám hoa kia. Những chiếc lá hình kim của một cây thong phía sau Viện Bảo tàng khẽ rung khi một làn gió nhẹ thoáng qua. Xa xa, sau cánh rừng, dòng Aare loáng ánh mặt trời, làn da của nó gợn theo từng con sóng. Phía Đông, ngọn tháp giáo đường chính đỏ và mỏng manh chĩa thẳng lên bầu trời, những người thợ đục đá đã đẽo cho nó cái dáng mỏng mảnh như gân lá. Cao hơn nữa là rặng Alps với những đỉnh phủ kín tuyết, nơi mà hai sắc trắng và đỏ rực rộng lớn lặng lẽ quyện vào nhau. Một áng mây lơ lửng giữa khung trời. Một con chim sẻ vỗ cánh. Không một ai lên tiếng.
Vào giây cuối cùng thì như thể mọi người nắm tay nhau, cùng nhảy từ đỉnh Topaz xuống.Mặt đất gần lại và tận thế cũng gần lại theo. Khí lạnh ù ù thổi qua, thân thể không còn trọng lượng. Hàng dặm dài chân trời tĩnh lặng rộng mở. Từ phía dưới, mặt tuyết mênh mông ào ạt chạy ngược lên để ôm kín cái vòng tròn đỏ hồng của sự sống.
Bấy giờ là cuối buổi chiều. Trong một khoảnh khắc, vầng dương áp mặt vào một khe núi phủ tuyết của rặng Alps. Lửa mơn man băng tuyết. Nhưng tia nắng xiên xiên chuyển mình từ núi qua một mặt hồ hiền hòa, rải bong chiều lên một thành phố trong thung lung.
Dưới góc độ nào đấy thì đây là một thành phố như được đổ khuôn. Ở hai hướng Bắc và Tây, các loại thông, tùng và bách hình thành một vùng chuyển tiếp nhẹ nhàng, trong khi lên cao phía trên có hoa huệ lửa, hoa long đởm và các thứ hoa kèn. Trên những cánh đồng gần thành phố có đàn bò đứng gặm cỏ, từ sữa bò người ta làm ra bơ, phomat và sôcôla. Một nhà máy dệt loại nhỡ sản xuất tơ lụa, vải vóc. Có tiếng chuông nhà thờ đổ. Mùi thịt xông khói thơm lừng khắp mọi đường mọi ngả.
Nhìn kĩ hơn thì thành phố này gồm nhiều khu hợp lại. Một khu sống trong thế kỉ 15. Những tầng của các ngôi nhà dựng bằng đá không đẽo gọt được nối với nhau bằng cầu thang và hành lang nằm phía ngoài, gió thổi qua những đầu hồi thông thống.Rêu mọc đầy giữa những tấm đá phiến lợp nhà. Một khu khác cho thấy hình ảnh cả thế kỉ 18. Những viên ngói đỏ au chồng móc lên nhau trên những mái nhà thẳng hàng như kẻ chỉ. Một ngôi nhà thờ với cửa sổ hình bầu dục, tầng trên có hành lang và lan can bằng đá granit. Một khu nữa của thời hiện tại, với những đại lộ hai bên có lối đi mái vòm cho khách bộ hành, những ban công với chấn song sắt và những mặt tiền nhà bằng sa thạch nhẵn láng. Mỗi khu gắn với một thời khác nhau.
Vào buổi chiều này, trong những giây phút ngắn ngủi mặt trời nép mình vào cái hẻm núi trên rặng Alps thì có thể có ai đó dang ngồi trên bò hồ ngẫm nghĩ về kết cấu bề ngoài của thời gian. Về lí thuyết thời gian có thể trơn láng ha nhá, có gai hay mượt, cứng hay mềm, nhưng trong thế giới này ngẫu nhiên mà thời gian lại có cấu trúc bề ngoái dính nhơm nhớp. Có những khu phố dính liền với một thời điểm lịch sử, không thoát ra được nữa. Cũng có đổi ba người dừng lại ở một móc trong đời và không lìa bỏ được.
Ngay lúc này dây, tại một trong những ngôi nhà dưới chân núi, có một ông đang nói chuyện với người bạn về thời ông học trung học. Trên tường treo đầy bằng khen xuất sắc về các môn toán và lịch sử, còn trên kệ sách đầy những huy chương và cúp thể thao. Còn đây, trên bàn này là tấm hình chụp ông hồi là đội trưởng đội đánh kiếm, chung quanh là những thanh niên bạn ông, giờ đã tốt nghiệp đại học thành kĩ sư, thương gia và lập gia đình cả rồi. Đấy, trong cái tủ áo kia, là những món trang bị của ông thời hai mươi năm trước: áo khoác chẽn của người đánh kiếm, quần vải tuýt nay đã chật rồi. Bạn ông, kẻ đã bỏ công cả năm trời để giới thiệu ông với những người bạn khác, lịch sự gật đầu trong lúc âm thầm ráng tìm chút không khí để thở trong căn phòng bé tẹo này.
Tại ngôi nhà khác, có một ông ngồi một ình trước cái bàn được bày biện cho hai người. Mười năm trước ông ngồi đối diện với người cha, lúc áy ông không nói nổi rằng mình thương cha, lúc ấy ông cố moi tìm một giây phút cha con gần gũi thời thơ ấu, nhớ lại những chiều tối cha ông, một người ít nói, ngồi một mình với quyển sách; lúc ấy ông không nói nổi rằng mình thương cha, ông không nói nổi rằng mình thương cha. Trên bàn bày hai cái đĩa, hai cái li, hai cái nĩa như ở buổi chiều tối cuối cùng ấy Ông định ăn nhưng không nuốt nổi, mà khóc nức nở. Ông chưa từng nói rằng mình thương cha.
Tại ngôi nhà khác có một bà mẹ đang âu yếm ngắm hình cậu con trai trẻ trung, mỉm cười tươi rói. Bà viết thư gửi cho con về một địa chỉ đã lâu không còn nữa và tưởng tượng ra những bức thư trả lời vui vẻ của con. Khi cậu con gõ cửa, bà không đáp. Khi cậu con mặt mày xị ra, mắt đờ dẫn ngước nhìn lên cửa sổ phòng bà, kêu xin tiền thì bà bưng tai làm điếc. Khi cậu con bước đi như mê muội, để lại mấy chữ năn nỉ được gặp thì bà quẳng thư đi, không đọc. Tối tối, khi cậu con đứng trước cửa nhà bà thì bà đi ngủ sớm. Sáng ra bà ngắm nhìn ảnh con rồi viết những bức thư đáng kinh ngạc gửi về một địa chỉ đã không còn nữa.
Một cô gái lỡ thì nhìn thấy trong tấm gương phòng ngủ, trên trần lò bánh mì, trên mặt hồ và trên bầu trời gương mặt một chàng trai đã một thời yêu cô.
Thảm kịch của thế giới này là không ai hạnh phúc, bất kẻ người ấy có rơi vào khoảnh khắc khổ đau hay sung sướng. Thảm kịch của thế giới này là mỗi người đều cô đơn. Bởi một cuộc sống trong quá khứ không thể có phần trong hiện tại. Ai mắc kẹt trong dòng chảy thời gian thì sẽ mắc kẹt trong cô đơn.
Tản bộ qua Marktgasse ta sẽ thấy một cảnh tượng lạ kỳ. Những trái anh đào nằm thẳng thớm trong các hiệu trái cây, những cái mũ chồng lên nhau ngay ngắn trong tiệm mũ, những chậu hoa xếp đối xứng gọn gàng trên các bao lơn, trên sàn tiệm bánh mì không vương một mẩu vụn, trên sàn phòng chứa lương thực không dính một chút sữa. Tất cả ngăn nắp, đâu vào đấy.
Khi các thực khách vui vẻ rời quán ăn thì các bàn ăn được dọn kĩ càng hơn trước. Khi một luồng gió nhẹ thổi qua đường phố thì gạch lát đường được quét sạch bong, rác với bụi gom sang hai bên lề đường. Khi những ngọn sóng xô lên bờ thì bờ lại tái hiện như thuở ban sơ.Khi lá lìa cành thì chúng xếp thành dội hình chữ V như bọn chim. Khi mây tạo nên những khuôn mặt thì những khuôn mặt này mãi còn đó. Khi khói từ ống lò xỉ vào một căn phòng thì muội khói chỉ bềnh bồng nơi một góc phòng thôi khiến không khí trong phòng vẫn trong lành. Những bao lơn phơi nắng gió thì màu vôi lại càng thêm bóng lộn vớ thời gian. Tiếng sấm khiến bình vỡ lại lành, những mảnh vỡ trở về chỗ cũ, gắn liền với nhau như xưa. Mùi hương một chiếc xe kéo chở quế để lại càng thêm thơm nồng với thời gian, thay vì phai nhạt.
Bạn có thấy những chuyện kia lạ lùng không?
Trong cái thế giới đó thì trình tự của thời gian gắn liền với sự tăng tiến của trật tự. Trật tự là quy luật của tự nhiên, là xu hướng phổ quát, là chiều hướng của vũ trụ. Nếu thời gian là một mũi tên thì nó hướng về phía trật tự. Tương lai nghĩa là lớp lang, tổ chức, kết hợp, tăng cường, còn quá khứ có nghĩa ngẫu nhiên, hỗn mang, tan rã và phân tán.
Các triết gia đã khẳng định rằng chỉ qua việc hướng tới trật tự mà thời gian mới thật có ý nghĩa. Bằng không thì tương lai cũng chẳng khác gì hơn những màn chọn phứa từ nghìn quyển tiểu thuyết và lịch sử thì cũng mù mờ như lớp sương mù tối tối vẫn tụ trên các ngọn cây.
Trong một thế giới như thế thì con người nằm trên giường trong những ngôi nhà không dọn dẹp của họ, chờ cho sức mạnh của thiên nhiên quét đi lớp bụi trên bệ cửa sổ và xếp giầy mình vào tủ cho ngăn nắp. Người không trật tự trong sinh hoạt có thể cứ đi picnic trong khi lịch sinh hoạt có thể được tự động sắp xếp, tự bố trí giờ hẹn và tự giải quyết việc chi trả qua tài khoản. Cứ việc thoải mái tống son moi, lược thư vào xách tay rồi chúng sẽ được xếp chỗ ngăn nắp đâu ra đấy. Không cần phải làm vườn, nhổ cỏ. Hết giờ làm, bàn giấy sẽ tự động dọn dẹp. Áo quần tối lăn lóc trên sàn nhà thì sáng sán được vắt lên ghế. Nhưng chiếc vớ lạc đâu mất giờ tự đọng thò ra.
Tới thăm một thành phố vào mùa xuân người ta sẽ lại thấy một cảnh lạ lùng khác. Vào mùa xuân người ta chán ngắt việc giữ gìn trật tự ngăn nắp. Vào mùa xuân người ta cố tình bỏ mặc nhà cửa tiêu điều. Người ta quét rác vào trong nhà, phá gãy ghế, đập vỡ kính cửa sô. Vào mùa xuân, trên Aarbergerstrasse và mỗi đường phố có dân cư đều có tiếng gọi nhau, la hét, cười nói. Và mùa xuân, người ta gặp nhau vào những lúc không hẹn trước, đốt rụi lịch sinh hoạt, ném bỏ đồng hồ, chè chén suốt đêm. Chuyện bê tha này kéo dài cho đến mùa hè, khi người ta tĩnh trí lại và quay về với trật tự.
Có một chốn mà nơi đó thời gian đứng yên. Ở đấy hạt mưa lơ lửng trong không khí, con lắc đồng hồ chỉ lắc qua một phía, những con chó nghếch mõm sủa câm lặng, khách bộ hành đứng như chết cứng trên những con đường bụi bặm, chân co lại như bị cột dây. Trong phòng ốc lơ lửng mùi thơm ngào ngạt của chà là, xoài, ngò và hạt thìa là.
Khách nhàn du đến nơi này, từ phương nào đi chăng nữa, thì bước chân cũng đều dần chậm lại, khoảng cách giữa các nhịp tim cứ lớn dần, hơi thở chậm đi, thân nhiệt giảm, suy nghĩ chậm chạp cho đến khi tới được cái trung tâm bất động, để rồi đờ người như chết cứng. Bởi vì đây là tâm điểm, của thời gian. Từ đây truyền đi những vòng tròn đồng tâm. Ngay tại tâm điểm thì hoàn toàn tĩnh lặng, nhưng càng xa tâm điểm thì tốc độ truyền càng lớn.
Những ai hành hương tới tâm điểm thời gian mới được chứ? Đó là các ông bố bà mẹ cùng con cái và những kẻ yêu nhau.
Bởi thế ta thấy ở cái nơi thời gian đứng lặng kia các ông bố bà mẹ ôm con trong một vòng tay cứng đờ, không bao giờ dứt. Cô bé xính xắn mắt tóc vàng sẽ không bao giờ ngưng nở nụ cười đương hiện ra trên gương mặt cô lúc này, không bao giờ mất đi sắc hồng trên đôi má, không bao giờ mỏi mệt, má không bao giờ nhăn, không bao giờ bị thương, không bao giờ quên những điều bố mẹ dạy bảo, không bao giờ biết xấu xa, không bao giờ nói với bố mẹ rằng cô không thương yêu họ, không bao giờ rời khỏi căn phòng trông ra biển, không bao giờ ngưng ôm bố mẹ như cô đang ôm bây giờ.
Ở cái nơi thời gian ngưng đọng ấy người ta thấy cả những đôi tình nhân hô nhau dưới bóng những ngôi nhà, vòng tay ôm cứng đơ, không bao giờ dứt. Nàng hay chàng sẽ không bao giờ rụt tay khỏi chỗ của nó hiện giờ, sẽ không bao giờ trả lại chiếc xuyến màng đầy kỉ niệm, sẽ không bao giờ rời khỏi người mình yêu, sẽ không bao giờ phải tự hy sinh bản thân, sẽ không bao giờ quên chứng tỏ tình yêu của mình, không bao giờ ghen tuông, sẽ không bao giờ yêu người khác, sẽ không bao giờ quên giờ phút đam mê này.
Nên biết rằng trên những pho tượng - người này chỉ có một thứ ánh sáng màu đỏ cực yếu soi rọi, vì tại tâm điểm thời gian ánh sáng yếu đi đến mức gần như không có, khi những rung đọng của ánh sáng bị hãm trong khe núi dài bất tận để chỉ còn là những tiếng vọng thì cường độ của nó giảm xuống bằng ánh đom đóm lặp lòe mờ nhạt.
Những người không hoàn toàn ở trong cái trung tâm bất động kia thì vẫn vận động, nhưng với tốc độ của sông băng. Một lần kéo lược chải đầu có thể dài cả năm, một nụ hon cả nghìn năm. Để đáp lại một nụ cười thì thế giới bên ngoài đã qua được mấy mùa. Trong lúc đứa bé được dịu dàng ôm thì ngoài kia đã dựng xong mấy cây cầu. Trong lúc người ta nói lên một lời từ biệt thì ở ngoài kia có bao thành phố đã tàn lụi và rơi vào lãng quên.
Thế những kẻ từ đó quay trở ra thế giới bên ngoài thì sao? Trẻ con lớn nhanh như thổi, chúng quên đi vòng tay bố mẹ ôm kéo dài cả trăm năm mà chúng nghĩ chỉ kéo dài có vài giây. Chúng trưởng thành, sống xa bố mẹ, ở nhà riêng, học sống tự lập, đau ốm rồi già đi. Chúng trách móc bố mẹ vì cứ muốn giữ rịt chúng bên mình, chúng nguyền rủa thời gian đã làm cho chúng nhăn, giọng chúng khàn.
Những kẻ yêu nhau từ trung tâm nọ trở về không gặp lại người xưa nữa. Vì trong khi họ ở tại đó thì cả cuộc đời đã ua rồi. Giờ đay họ vận động trong một thế giới mà họ không còn nhận biết được nữa. Những kẻ yêu nhau từ cái trung tâm nọ trở về tuy vẫn còn ôm nhau dưới bóng những tòa nhà, nhưng vòng tay của họ sao mà trống trải, vô tình. Họ nhanh chóng quên những lời thề thốt mất cả trăm năm mới nói xong mà họ thấy như chỉ vài giây thôi. Họ ghen tuông ngay cả với những kẻ lạ hoắc, trút lên đầu nhau những lời lẽ đầy oán hận, mất đi sự nồng nàn, ho chia tay trở nên già nua và cô đơn trong một thế giới mà họ không hiểu được.
Có người bảo rằng nên tránh xa cái tâm điểm thời gian. Cuộc sống tuy là một chuyến đi nặng trĩu nỗi buồn đấy, nhưng chịu đựng nó là cả một sự cao thượng. Người khác không đồng ý với quan niệm này.Họ thích được vĩnh viễn hài lòng hơn, cho dù sự vĩnh viễn này xơ cứng, giống như con bướm ướp khô đựng trong hộp.
Chúng ta hãy thử hình dung một thế giới không có thời gian.Chỉ có hình ảnh.
Một đứa bé ngồi bên bờ biển, như bị đại dương thôi miên ngay cái nhìn đầu tiên. Một thiếu phụ đứng trên bao lơn trong buổi sáng sớm, tóc xõa, bộ áo ngủ bằng lụa xộc xệch, hai bàn chân trần, môi chưa tô son. Mái vòm gần đài phun nước Zahringer trên Kramgasse, sa thạch và sắt thép. Một người đàn ông ngồi trong căn phòng làm việc tĩnh lặng, tay cầm tấm hình một người đàn bà, nét mặt ông lộ vẻ đau khổ. Một con chim ưng săn cá sải rộng cánh lượn trên bầu trời, lồng ánh lên trong nắng. Một cậu bé ngồi trong căn phòng trống vắng, tim đập như trống, chẳng khác nào cậu đang ở trên sân khấu. Những vết chân trên tuyết trên một hòn đảo vào mùa đông. Một chiếc thuyền trên sông đêm, ánh đèn mờ mờ xa xa như mọt ngôi sao nhỏ màu đỏ trên bầu trời đen thẳm. Một tủ thuốc gia đình được khóa lại. Một chiếc lá thu đỏ, vàng, nâu, mỏng mảnh trên mặt đất. Một thiếu phụ, ở ngay cạnh nhà ông chồng đã li dị, đứng nép trong bụi cây chờ người chồng cũ vì bà có chuyện muốn nói. Một trận mưa xuân lay phay, một lân đi dạo, lân cuối cùng đối với chàng thanh niên tại cái hành phố chàng yêu mến. Bụi bám trên bậu cửa sổ. Một quầy hàng gia vị với các màu vàng, xanh, đỏ trên Marktgasse. Ngọn Matterhorn tuyết phủ nhọn hoắt chọc lên nền trời xanh thẳm; thung lũng xanh mượt; những cái chòi trên núi. Lỗ chân kim. Hạt sương trên lá, trong vắt lấp lánh màu. Một bà mẹ nằm khóc trên giường, mùi thơm húng quế trong không khí. Một chú bé đạp xe trên đường Kleine Schanze, môi nở nụ cười sung sướng khôn tả. Một ngọn tháp cầu nguyện cao, hình bát giác, bao lơn lộ thiên, trang nghiêm với những cờ, phướn chung quanh. Hơi nước bốc lên từ bặt hồ buổi sớm mai. Một ngăn kéo bàn để ngỏ. Hai người bạn trai ngồi trong quán cà phê, ánh đến chiếu lên mặt một người, còn người kia khuất trong bóng tối. Một chú mèo rình con ruồi trên kính cửa sổ. Trong ngân hàng, một thiếu phụ trẻ đọc thư, đôi mắt xanh ưa những giọt lệ vui. Một cánh đồng rộng, bốn mặt trồng thông và tuyết tùng.
Những tia nắng chiều xiên qua cửa sổ. Một thân cây to bị đổ, rễ đâm lên trời, vỏ cây và những cành to còn xanh. Một cánh buồm trắng no gió, căng phồng như cánh một con chim trắng khổng lồ. Trong một quán ăn chỉ có ông bố và người con trai, ông bố buồn rầu đăm đăm nhìn khăn trải bàn. Một ô cửa sổ hình bầu dục trông ra bãi cỏ, một cái xe gỗ con, những con bò xanh, nâu trong nắng chiếu. Một cái chai vỡ trên sàn nhà, chất lỏng màu nâu đọng ở các kẽ, một người đàn bà mắt đỏ. Một ông lão làm bữa ăn sáng cho thằng chắt, thằng bé nhìn một cái ghế già sơn trứng qua cửa sỏ. Một quyển sách quăn góc bởi đọc nhiều nằm trên bàn cạnh ngọn đèn tù mù. Gió đánh tan lớp bọt trắng do sóng vỡ để lại trên mặt nước. Một thiếu phụ tóc ướt nằm trên trường kỉ, nắm tay một người đàn ông mà cô sẽ không gặp lại nữ. Một đoàn tàu với những toa màu đỏ chạy trên một cây cầu đá có những nhịp cong thanh thoát, bên dưới là dòng sông, xa xa nhà cửa như những chấm nhỏ. Những hạt bụi lơ lửng trong tia nắng xuyên qua cửa sỏ. Làn da cổ mỏng đến nỗi nhìn thấy được nhịp máu đập. Một người đàn ông và một người đàn bà trần truồng ôm nhau. Bóng cây màu xanh lúc trăng tròn. Một ngọn núi cao thoai thoải mọi phía luôn phơi mình trước gió mạnh. Bánh mì bơ với thịt xông khói và phomát. Một đứa nhỏ co rúm người vì bỉ bố tát tai, còn ông bố nhăn nhó giận dữ vì không hiểu nổi đứa bé. Một khuôn mặt lạ trong gương, hai bên thái dương đốm bạc. Một thanh niên tay cầm điện thoại hốt hoảng trước cái tin mới nghe. Một tấm hình gia đình, bố mẹ còn trẻ và bình thản, những đứa con đỏm dáng, mỉm cười. Một ánh đèn nhỏ xíu tuốt đằng xa le lói qua đám cây rậm rạp. Màu đỏ khi mặt trời mọc. Một cái vỏ trứng, trắng, mỏng mảnh, còn nguyên vẹn. Một cái mũ xanh bị sóng đánh lên bờ. Những bồng hồng trôi dưới chân cầu, phía sau ẩn hiện dường nét một tòa thánh. Mái tóc đỏ của người yêu, cuồng dại, buông thả, đầy hứa hẹn. Những cánh hoa xanh của một bông huệ người thiếu nữ cầm trên tay, Một căn phòng với bốn bức tường, hai cửa sổ, hai giường, một bàn mọt ngọn đèn, hai con người với khuôn mặt nóng hực, những giọt lệ. Nụ hôn đầu. Những hành tinh bềnh bòng trong vũ trụ, những đại dương, sự yên ắng. Một hạt sương cuộn tròn. Một chiếc cọ sơn màu vàng.
Cứ nhìn những quầy hàng chen chúc trên Spitalgasse là rõ. Những người mua lưỡng lự đi hết quầy này sang quầy khác để xem bán những món hàng gì. Chỗ này bán thuốc lá, thế quầy nào có hạt cải? Chỗ kia bán củ cải đường, thế chỗ nào có cá tuyết? Chỗ này có sữa dê, còn đâu có lá nguyệt quế? Họ không phải là những khách du lịch lần đầu dừng chân ở Berne. Không ai nhớ được rằng hai ngày trước đã mua sôcôla ở quầy 17 của một khách thương tên Ferdinand, hay mua thịt xông khói ở quầy "Món ngon" mang số 36 của ông Hof. Phải tìm lại món ngon của mỗi quầy. Có người cầm tấm bản đồ cái thành phố họ đã sống cả đời, họ nhờ nó dắt đường, chỉ lối từ vòm cung này sang vòm cung khác trên con đường họ đã từng đi nhiều năm ròng. Có người mang theo sổ ghi chú để lẹ làng ghi lại những gì phát hiện kẻo lại quên bẵng mất. Họ làm thế bởi vì trong thế giới này người ta không có trí nhớ.
Hễ tan sở, tới giờ về nhà thì ai nấy đều tìm trong sổ địa chỉ xem mình cư ngụ ở đâu. Ông hàng thịt, kẻ trong một ngày của đời đồ tể chỉ cắt được vài tảng thịt không thật ngon cho lắm, xác định rằng mình ngụ ở số nhà 29 Nageligasse. Ông buôn chứng khoán, người có trí nhớ tồi đã buôn được vài vụ ngon lành, tìm thấy trong sổ địa chỉ răng mình ngụ tại số nhà 89 Bundesgasse. Về tới nhà, mỗi ông lại tự gặp vợ và lũ con đứng đón ở cửa, ông tự giới thiệu, giúp dọn ăn, đọc cho lũ con vài câu chuyện. Tương tự như thế, mỗi bà đi làm về gặp một ông chồng, lũ con, cái trường kỉ, đèn đóm, những tấm thảm và những món hàng sứ.
Khuya đến, hai ông bà không nán lại nói về những chuyện trong ngày, chuyện học hành của con cái, chuyện tài khoản. Mà họ lại mỉm cười nhìn nhau, cảm thấy máu rần rật, thấy ngứa ngáy giữa hai đùi như khi mới quen nhau mười lăm năm trước. Họ tìm thấy đường về phòng ngủ, vấp phải những tấm ảnh gia đình mà họ không nhận ra và trải qua đêm trong hoan lạc. Bời chỉ thói quen và hồi ức mới khiến thể xác giảm niềm khao khát. Còn không có tri nhớ thì đêm nào cũng là đêm đầu tiên, sáng nào cũng là sáng đầu tiên, nụ hôn nào, ve vuốt nào cũng là nụ hôn đầu tiên, ve vuốt đầu tiên.
Một thế giới không hồi ức là thế giới của hiện tại. Quá khứ chỉ hiện hữu trong sách vở, văn kiện, quyển sách ghi chép đời mình. Đọc nó mỗi ngày, anh ta có thể một lần nữa biết được bố mẹ là ai, dòng dõi cao sang hay kém cỏi, học hành giỏi giang hay dốt nát và trong đời đã làm nên trò trống gì. Không có quyển sách về đời mình, con người chỉ là một bức ảnh chụp trong nháy mắt, một bức ảnh hai chiều, một bóng ma. Trong những quán cà phê phủ lá cây trên đường Brunngasshalde, người ta nghe tiếng hét đau khổ của một ông vừa đọc thấy mình trước kia đã giết người, nghe tiếng thở dài của một bà phát hiện ra rằng một ông hoàng đã từng theo đuổi mình, nghe tiếng khoe khoang của một bà khác đọc thấy trong quyển sách về đời mình rằng mười năm trước bà là người đỗ hạng cao nhất của trường đại học. Khi màn đêm đổ xuống, có người ngồi ở bàn đọc quyển sách đời mình, còn người khác vội vã ghi lại những việc trong ngày trên trên những trang giấy trắng.
Theo thời gian, Quyển sách Cuộc đời dày đến nỗi người ta không thể nào đọc từ đầu đến cuối được nữa. Người ta đành phải chọn lựa. Những ông già bà cả chọn đọc, hoặc những trang đầu để biết thời trẻ mình là ai, hay phần cuối để biết sau này mình thành ai.
Có người hoàn toàn thôi không đọc nữa. Họ từ bỏ quá khứ. Họ rút ra kết luận rằng quá khứ họ giàu hay nghèo, có học hay ngu dốt, tự kiêu hay nhún nhường, si tình hay chưa hề yêu... đều không quan trọng, chỉ như làn gió nhẹ thoảng qua trên tóc mà thôi. Những người như thế nhìn thẳng vào mắt anh và cái xiết tay họ thật mạnh mẽ. Họ bước đi thoải mái như thời thanh niên. Họ đã học được cách sống trong một thế giới không hồi ức.
Tảng sáng. Một làn sương như màu cá hồi, được hơi thở của dòng sông thúc đẩy, bềnh bồng qua thành phố. Mặt trời đợi phía bên kia cầu Nydegg, phóng những cái gai đổ trên Kramgasse, lên cái đồng hồ khổng lồ đo thời gian, soi rọi mặt dưới của các ban công. Những âm thanh buổi sáng sớm lan tỏa trên đường phố như mùi thơm bánh mì. Một đứa bé thức giấc gọi mẹ. Tấm bạt che nắng khẽ kẽo kẹt khi người thợ làm mũ đến cửa hiệu trên Marktgasse. Một chiếc tàu chạy bằng hơi nước rền rĩ trên sông. Dưới một mái vòm có hai thiếu phụ đang thì thầm tâm sự.
Trong lúc thành phố trỗi dậy từ màn sương và bóng đêm, người ta trong thấy một cảnh tượng lạ lùng. Chỗ này, một chiếc cầu cũ mới chỉ xong phân nửa. Chỗ nọ, một ngôi nhà bị bốc khỏi móng. Chỗ này, một con đường ngoặt về hướng đông mà không rõ vì sao. Chỗ nọ, một cái trường kỉ chình ình ngay giữa một cửa hàng thực phẩm. Những cửa sổ kính màu bên dưới của ngôi giáo đường chính tòa thể hiện những đề tài tôn giáo, còn những cửa kính phía trên lại thấy hình ảnh rặng Alps vào mùa xuân. Một người đàn ông đang mạnh bước tới trụ sở Quốc hội bỗng dưng dừng lại, hai tay ôm đầu, kêu lên khích động rồi rảo bước quay ngược lại.
Đây là một thế giới của những kế hoạch đổi thay, của những cơ hội bất chợt, của những viễn ảnh không hề chờ đợi. Vì trong thế giới đó thời gian trôi không đều đặn mà thất thường, cho nên con người có được những cái nhìn đột biến vào tương lai.
Một bà mẹ bỗng có viễn ảnh về nơi con trai mình sẽ sống nên dọn nhà đến đấy để được gần con. Một nhà xây dựng thấy trong tương lai việc buôn bán sẽ tập trung ở đâu nên xây đường về hướng ấy. Một cô gái thoáng thấy mình sẽ làm người bán hoa nên quyết định không học lên đại học. Một chàng trai thấy được người vợ mình sẽ cưới nên quyết định chờ. Một luật gia thấy mình sẽ khoác áo chánh án ở Zürich nên từ chức ở Berne. Nếu biết trước tương lai thì tiếp tục hiện tại còn có gì ý nghĩa?
Với những ai thấy được viễn ảnh thì thế giới này là của thành công chắc chắn. Không một kế hoạch nào được thực thi nếu nó không giúp thăng tiến tiền đồ, không chuyến đi nào được thực hiện nếu nó không dẫn đến thành phố của định mệnh, không tình bạn nào nảy nở nếu nó không tồn tại trong tương lai. Sẽ không một đam mê nào gặp thất bại.
Với những ai chưa có được viễn ảnh thì thế giới này là một thế giới của sự không chắc chắn đến mức người ta phải chịu thua. Làm sao có thể ghi danh ở đại học khi không biết về nghề nghiệp tương lai? Làm sao dám trao thân gửi phận cho một người đàn ông khi không chắc hắn có chung thủy với mình? Những con người ngay dành phần lớn nhất trong ngày cho việc ngủ và ngóng chờ viễn ảnh.
Vì thế không ai dám mạo hiểm trong cái thế giới được thoáng thấy tương lai này. Ai thấy được tương lai thì chẳng cần mạo hiểm nữa, còn ai chưa biết tương lai thì cứ trông chờ viễn ảnh, mà không mạo hiểm.
Có một số người thấy được tương lai bèn làm đủ mọi cách để chối từ nó. Một người đến Neuchâtel nhận chân chăm sóc vườn tược trong viện bảo tàng sau khi thây mình là luật sư ở Luzern. Một chàng trai cùng với ông bố thực hiện một chuyến đi sôi nổi bằng thuyền buồm sau khi viễn ảnh cho thấy chẳng bao lâu nữa ông bố sẽ mất vì bệnh tim. Một thiếu nữ sẵn sàng quan hệ tình ái với một người, dù nàng đã được thấy rằng mình sẽ lấy người khác. Những con người này đứng trên bao lơn vào lúc hừng đông, tuyên bố rằng tương lai thay đổi được rằng có thể có cả nghìn tương lai. Tuy nhiên, cuối cùng người làm vườn ở Neuchâtel chán lương ít nên thành luật sư ở Luzern. Ông bố kia chết vì bệnh tim và người con trai tự trách mình rằng đã không ép bố nằm nghỉ ngơi. Cô giá kia sẽ bị người yêu phụ rẫy, rồi cô lấy một người khác và y sẽ để mặc cô với nỗi đau khổ của mình.
Ai là người may mắn hơn trong cái thế giới của thời gian đột biến này? Những người thấy được tương lai và chỉ sống một cuộc đời? Hay những người không thấy được tương lai nên chờ để sống đời mình? Hay những người muốn chối từ tương lai nên sống cả hai cuộc đời?
Nếu thình lình bị tống vào trong thế giới này thì một người đàn ông hay một người đàn bà sẽ phải né tránh nhà cửa. vì mọi thứ đều vận động. Nhà cửa, những căn hộ có gắn bánh xe sẽ lắc lư trên quảng trường trước nhà ga hay phóng những ngõ ngách của Marktgasse, trong khi những người cư trú trong nhà gọi ra ngoài qua cửa sổ trên tầng hai. Bưu điện không tọa lạc trên Postgasse nữa mà chạy ào ào trên đường ray, như xe lửa, qua thành phố. Cả tòa nhà Quốc hội cũng không còn đứng cố định trên Bundesgasse nữa. Không gian đầy tiếng động cơ gầm rú và giao thong ồn ào. Sáng ra, một người ra khỏi cửa nhà, rảo bước xuống đất chạy theo tòa nhà mà ông làm việc trong đó bàn giấy của ông chuyển động trên những đường tròn, rồi phóng về nhà khi tan sở. Không ai ngồi với một quyển sách dưới một gốc cây, không ai nhìn những con sóng trên hồ, không ai nằm trên bãi cỏ rậm ngoài trời. Không ai đứng yên.
Tại sao cứ phải chú ý đến vận tốc? Vì thời gian trong thế giới này trôi qua chậm hơn đối với những ai đang vận động. cho nên ai cũng di chuyển với vận tốc cao để tiết kiệm thời gian.
Hiệu ứng vận tốc mới chỉ được phát hiện sau khi sáng chế ra động cơ đốt trong và bắt đầu có sự giao thông nhanh lẹ. Ngày 8 tháng Chín năm 1889, ông Randolph Whig ở Surey phóng cái xe mới chở bà mẹ vợ tới Luân Đôn. Ông rất thú vị vì chỉ mát có nửa thời gian thôi, hai ngươi mới vừa trò chuyện đấy mà thoắt đã đến nơi rồi. Nên ông quyết định quan sát hiện tượng này kĩ hơn. Sau khi nghiên cứu của ông được công bố thì không còn ai đi chậm nữa cả.
Vì thời gian bây giờ là tiền bạc, nên chỉ riêng những tính toán về tài chính thôi cũng đủ khiến mỗi cơ quan môi giới, mỗi nhà máy, mỗi cửa hàng thực phẩm luôn sẵn sàng chạy cho gấp để được lợi thế hơn những kẻ cạnh tranh. Cho nên những tòa nhà này được trang bị những cỗ máy có sức mạnh khổng lồ không bao giờ ngừng nhỉ. Động cơ và trục quay của chúng gầm rú khủng khiếp hơn cả những thiết bị và con người làm việc trong những tòa nhà ấy.
Việc buôn bán nha cửa cũng theo xu hướng như thế, không chỉ mặt bằng và bố trí phòng ốc mới giữ vai trò quan trọng mà cả vận tốc nữa. vì ngôi nhà càng di chuyển nhanh bao nhiêu thì đồng hồ trong đó càng chạy chậm hơn bấy nhiêu, khiến người ở trong ấy sẽ càng có nhiều thời giờ hơn. Tùy vận tốc mà một ngày người ở trong ngôi nhà nhanh có thể được lợi hơn hàng xóm nhiều phút. Cái trò mê say điên cuồng tốc đọ này diễn ra cả ban đêm, vì ngay trong giấc ngủ người ta vẫn có thể được thêm hay mất đi thời gian quý báu. Đêm đêm đường hố được chiếu sáng để những ngôi nhà di động kia có thể tránh được những vụ đụng nhau tai hại. Đêm đêm người ta mơ tới vận tốc, tuổi xuân và sự thăng tiến.
Song có một sự thật mà con người trong cái thế giới cao tốc không hề lưu ý tới: theo sự lặp thừa lôgic thì hiệu ứng này chỉ luôn là tương đối mà thôi. Vì khi hai người đi qua mặt trên đường phố thì người này thấy người kia chuyển động, giông như một người đứng trong xe lửa thấy cây cối chạy qua cửa sổ. Khi hai người đi qua mặt nhau trên đường phố thì người này thấy thời gian của người kia trôi chậm hơn. Ai cũng nghĩ rằng người kia được lợi về thời gian. Điều này khiến người ta phát điên lên được. Và người ta sẽ lại càng dễ điên hơn nữa, vì mình càng đi qua mặt tay hàng xóm nhanh hơn bao nhiêu thì xem ra hắn lại càng chuyển động nhanh hơn bấy nhiêu.
Thất vọng và nản chí, một số người thôi không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa. Họ hạ mành mành xuống thành ra không biết mình, hàng xóm và những kẻ cạnh tranh vận động nhanh đến mức nào. Sáng sáng thức dậy họ tắm, ăn bánh với thịt nguội, ngồi vào bàn làm việc, nghe nhạc, trò chuyện với con cái, hài lòng với cuộc sống của mình.
Có người tuyên bố rằng chỉ có chiếc đồng hồ khổng lồ trên tháp mới chỉ đúng thời gian, chỉ nó mới trong trạng thái bất động. Người khác lại chỉ ra rằng chiếc đòng hồ khổng lồ này cũng vận động, nếu quan sát nó từ sông Aare hay từ một đám mây.