ột quả đào chín nâu mềm nhũn bị lôi ra từ thùng rác, đặt lên bàn để nó trở lại màu hông. Nó hồng và rắn chắc trở lại, được bỏ vào trong bị đem tới hiệu thực phẩm, bày lên quầy, được đem sắp vào thùng rồi mang gắn lại trên cái cây trổ hoa màu hồng nhạt. Trong thế giới này thời gian chạy giật lùi.
Một bà lão nhăn nheo ngồi gần như bất đọng trên ghế, mặt đỏ phù, mắt bà cụ đã lòa lắm, tai nghễnh ngãng, hơi thở khò khè như tiếng lá rơi xạc xào trên nền đa. Năm tháng trôi qua. Một đôi người đến thăm. Bà lão khỏe lại dần, ăn khỏe hơn và những vết hằn sâu trên mặt biến mất. Bà nghe tiếng người nói, tiếng ca nhạc. Những hình ảnh mờ nhạt nay đầm dần, thành ánh sáng, thành hình dạng cái bàn, chiếc ghế và khuôn mặt người. Bà ra khỏi nhà, đi những chuyến dã ngoại ngắn, ra chợ; thỉnh thoảng bà tới thăm một người bạn gái và ngồi uống li trà trong quán nước trước khi trời đẹp. Bà lôi que đan và sợi từ ngăn tủ dưới cùng ra đan. Bà mỉm cười khi hài lòng với việc mình làm. Một ngày kia chồng bà được khiêng vào nhà, mặt xám như tro. Sau vài giờ đôi má ông trở nên hồng hào, ông đứng lom khom, vươn người trò chuyện với bà. Ngôi nhà của bà trở thành nhà của hai người. Họ cùng ăn, kể chuyện vui và cùng cười. Họ di du lịch trong nước, tới thăm bạn bè. Mái tóc bạc của bà có thêm vài lọn nâu thẫm, giọng bà vang nhiều thanh âm mới mẻ. Bà đến trường trung học dự lễ bế giảng, bắt đầu giảng dạy môn lịch sử. Bà yêu quý học trò, sau giờ giảng bà còn thảo luận với chúng. Trong giờ nghỉ trưa và tối tối, bà đọc sách. Bà gặp bạn bè, thảo luận về lịch sử và thời sự. Bà phụ việc sổ sách cho cái hiệu thuốc nhỏ của chồng, đi dạo với ông dọc chân núi, ân ái với ông. Da bà trở nên mịn màng, mái tóc dài nâu tuyệt đẹp, ngực bà rắn chắc. trong thư viện đại học bà gặp chồng lần đầu tiên và đáp lại cái nhìn của ông. Bà tham dự các khóa học. Bà tốt nghiệp tú tài khiến bố mẹ và em gái bà khóc vì sung sướng. Bà sống trong nhà bố mẹ, cùng mẹ đi dạo cả tiếng đồng hồ trong những cánh rừng gần nhà, giúp mẹ rửa chén đĩa. Bà kể chuyện cho cô em; tối tối trước khi ngủ bà được nghe kể chuyện, bà bé bỏng trở lại. Bà lẫy. Bà được cho bú.
Một ông tuổi trung niên đang rời khỏi bục mọt lễ đường ở Stockholm, tay cầm tấm huy chương. Ông bắt tay chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, nhận giải Nobel Vật lí và lắng nghe bài diễn văn tán dương mình. Ông thoáng nghĩ đến giải thưởng được trao. Đầu óc ông nghĩ tới gần hai mươi năm sau, khi ông sẽ một mình làm việc trong căn phòng nhỏ, chỉ với giấy và cây bút chì.. Ông sẽ làm việc ngày đêm, sai tới sai lui, thùng rác đầy những chuỗi phương trình và hệ luận không dùng được. Thế nhưng một đêm nào đấy ông sẽ lại trở lại bàn làm việc, biết rằng mình đã tìm ra được điều gì đấy trong tự nhiên mà trước ông chưa ai nghĩ đến, rằng ông đã dám dấn thân vào trong rừng sâu và tìm ra ánh sáng, rằng ông đã năm bứt được những bí ẩn quý báu. Vào cái đêm hôm ấy tim ông sẽ rộn lên như trông trong lồng ngực, như thẻ ông biết yêu. Điều dự cảm về dòng máu rộng ràng kia, về cái thời ông sẽ trẻ, chưa nổi tiếng và không ngại sai lầm khiên ông choáng ngợp trong cái giây phút ông ngồi trên ghế trong lễ đường này ở Stockholm, thật xa giọng nói nhỏ của ông chủ tịch, người đang giới thiệu ông.
Một người đàn ông đứng bên huyệt của bạn mình, rải một nắm đát lên áo quan, cảm thấy mưa lạnh tháng Tư rơi trên mặt đất. Nhưng ông không khóc. Ông hướng về tương lai, nghĩ tới cái ngày mà hai lá phổi của bạn ông sẽ khỏe lại, cái ngày mà bạn ông không nằm liệt giường nữa, mà cười đùa, cái ngày hai người sẽ cùng uống bia, đi thuyền buồm và trò chuyện cùng nhau. Ông không khóc. Ông nôn nóng chờ đợi một ngày nhất định trong tương lai, cái ngày mà ông nhớ rằng hia người ngồi ăn bánh mì bơ tại một cái bàn thấp, đơn giản và ông sẽ nói về nỗi lo mình sẽ già và không được thương mến, bạn ông sẽ gật đầu thông cảm và mưa sẽ rơi trên kính cửa sổ.
Chúng ta hãy hình dung một thế giới trong đó người ta chỉ sống có một ngày thôi. Như thế thì nhịp tim hoặc hơi thở phải tăng nhanh đến độ một đời người vừa khít với một vòng quay của quả đát quanh cái trục của nó, hoặc trái đát sẽ hải quay thật chậm lại để một vòng quay của nó khớp với đời một người. Hai cách diễn giải đều được cả. Trong cả hai trường hợp thì người đàn ông và người đàn bà chỉ thấy một lần mặt trời mọc và một lần mặt trời lặn.
Trong thế giới này không ai thấy được bốn mùa thay đổi. ai sinh vào tháng Mười hai tại một nước châu Âu sẽ không bao giờ được thấy lan dạ hương, huệ, cúc tây, hoa tím núi Alps, hoa nhung tuyết, không bao giờ thấy lá cây thích ngả màu vàng rực, không bao giờ nghe tiếng dế gáy. Ai sinh vào tháng Mười hai thì sống cả đời trong lạnh léo. Ngược lại, ai sinh vào tháng Bảy sẽ không bao giờ được biết tuyết rơi trên má, không bao giờ thấy mặt trời đóng băng lấp lánh như pha lê, không bao giờ nghe tiếng giày ông lạo xạo trên tuyết mới rơi. Ai sinh vào tháng Bảy sẽ sống cả đời trong ấm áp. Sự đổi thay bốn mùa người ta chỉ còn biết qua sách vở.
Trong thế giới này, cuộc đời được hoạch định bằng ánh sáng. Ai sinh lúc mặt trời lặn sẽ sống nửa đầu cuộc đời trong bóng tôi, học những nghề trong nhà như dệt vải, làm đồng hồ, họ đọc nhiều, trở thành trí thức, họ ăn quá nhiều, sợ hãi bóng tối dày đặc bên ngoài, nghĩ rằng mình bị theo dõi. Ai sinh lúc mặt trời mọc sẽ học những nghề ngoài trời, như nghề nông hay xây nhà, thân thể họ cường tráng, họ xa lánh sách vở và những dự tính điên rồ, họ vui vẻ và tự tin, không sợ gì hết thảy.
Gặp khi ánh sáng thay đổi thì người sinh lúc mặt trời lặn cũng như lúc mặt trời mọc đều lúng túng như nhau Khi mặt trời mọc thì người sinh lúc mặt trời lặn sẽ bị choáng ngợp vì thình lình trông thấy cây côi, biển cả, núi non, mắt chói lòa vì ánh sáng, họ sẽ rút vào trong nhà, che cửa sổ lại, sống phần đời còn lại trong nhá nhem. Gặp khi mặt trời lặn thì người sinh lúc mặt trời mọc sẽ than vãn vì bầu trời vắng bóng chim muông, về những bóng tối phủ lên màu xanh của biển, vè những chuyển động như bị thôi miên của mây trời. Họ oán trách và không chịu học những nghề trong ngôi nhà tối tăm, họ nằm dài trên nền nhà nhìn lên, cố tìm những gì họ đã từng thấy.
Trong cái thế giới nơi đời người gói trọn trong một ngày, người ta cư xử rất thận trọng với thời gian, giống như mèo gắng phát hiện từng tiếng đọng nhỏ xíu trên trần nhà. Vì người ta không được để mất thời gian. sinh ra, đến trường, yêu đương, thành hôn, nghề nghiệp và tuổi già, tất cả những việc ấy phải vừa khớp với khoảng thời gian chuyển đổi duy nhất của ngày. Gặp nhau trên đường phố, người ta đưa tay lên mũ chào rồi lại vội vã đi. Gặp nhau trong nhà, người ta lễ phép hỏi thăm sức khỏe rồi lại chú tâm lo việc của mình. Những người tụ tập trong quán cà phê lo lắng theo dõi bóng mặt trời chứ không ngồi lâu. Thời gian quá ư quý báu. Cuộc sống là một trận tuyết rơi. Cuộc sống là một ngày mùa thu. cuốc sống là cái cạnh sắc nét phù du của bóng một cánh cửa khép lại. Cuộc sống là một cái giật chân, giật tay ngắn ngủi.
Rồi khi về già, dù sáng hay tối, người ta phát hiện rằng mình chẳng quen biết một ai. Họ không có thời giờ cho chuyện ấy. Bố mẹ đã qua đời lúc giữa trưa hay nửa đêm. các anh các chị đã dọn tới những thành phố xa xôi để chộp lấy những cơ hội phù du. Bạn bè thay đổi như bóng nắng. Nhà cửa, thành phố, chỗ làm, người yêu, tất cả được trù tính sao cho vừa khớp một đời diễn ra trong vòng một ngày. Về già người ta không quên biết họ. Đời anh bị phân thành những mẩu nhỏ của những con người. Đời anh tan rã thành những tình tiết vội vàng chẳng ai tham dự. Anh ngồi tước bàn ngủ, nghe tiếng nước chảy vào bồn tăm, tự hỏi bên ngoài lí trí của mình còn gì khác hiện hưu. vòng tay ôm của mẹ thật có không? Sự ganh đua lấy vui làm chính với người bạn học thật có không? Cái ngứa ngáy tình dục đầu tiên thật có không? có người tình không? Mọi thứ ấy giờ ở đâu? Chúng ở đâu, trong lúc anh ngồi đây trước bàn nghe tiếng nước chảy vào bồn tắm và mơ hồ cảm thấy ánh sáng thay đổi.
Nhìn bề ngoài nơi chốn và dáng vẻ của những dòng sông, cây cối, dinh thự, con người, tất cả dường như bình thường. Sông Aare uốn khúc về hướng Đông, tấp nập tàu thuyền chở khoai và củ cải đường. Những núi con của rặng Alps mọc chi chít lọai thông cành cong ngược lên trời, như nhũng chạc giá cắm nến, lủng lẳng quả. Những ngôi nhà ba tầng ngói đỏ, mái có cửa sổ, nằm lặng lẽ ở Aarstrasse, nhìn ra sông. Trên Marktgasse chủ các quán hàng mời chào khách khăn mùi xoa, đồng hồ loại tốt, cà chua, bánh mì chua và thìa là. Mùi thịt xông khói bay tỏa khắp đường. Một người đàn ông và một người đàn bà đứng trên chiếc bao lơn hẹp trên Kramgasse vừa tranh cãi vừa mỉm cười. Một cô bé từ từ đi qua khu vườn trên đường Kleine Schanze.Cánh cửa gõ màu đỏ cao vọi của nhà bưu điện hết mở lại đóng, hết mở lại đóng. Một con chó sủa.
Nhưng trong con mắt của một người bất kì nào đó, cảnh tượng diễn ra khác hẳn. Như một bà ngồi trên ghế băng bên bờ sông Aare sẽ thấy thuyền chạy với tốc độ cao, như thể chúng đang lướt đi trên giày trượt băng. Một bà khác lại thấy thuyền sao mà chậm chạp, mất cả buổi chiều mới qua hết khúc quanh trên sông. Một ông đứng trên Aarstrasse nhìn xuống sông, phát hiện ra rằng thoạt đầu thuyền chạy tới, rồi chạy lui.
Những sự trái ngược này cũng lặp lại ở chỗ khác. Ngay bây giờ đây, một ông bán thuốc trở về cửa hàng trên Kochergasse sau bữa ăn trưa. Ông thấy một cảnh như thế này: sau lưng ông có hai bà đi như chạy, tay vung vẩy, miệng liến thoắng khiến ông không hiểu họ nói gì; một ông luật sư băng vội qua đường để đến chỗ hẹ, đầu hết giật qua bên này lại qua bên kia, cứ như một con thú nhỏ; một quả bóng đứa nhỏ ném từ bao lơn bay vù trong không khi như đầu đạn, không nhận ra được. Những người cư ngụ trong ngôi nhà số 82 mà ông thoáng thấy qua cửa sổ bay trong nhà từ phòng này sang phòng khác, họ ngồi xuống, lùa bữa ăn vào miệng trong vòng một phút, biến mất rồi lại xuất hiện. Trên bầu trời những áng mây tụ lại, dạt ra rồi tụ lại theo nhịp thở của người.
Người thợ bánh mì bên kia đường cũng nhìn những cảnh tượng này. Ông thấy hai bà nọ thong thả đi trên đường, nói vài câu với ông luật sư rồi lại đi tiếp. Ông luật sư vào một căn hộ trong ngồi nhà số 82, ngồi vào bàn ăn trưa, ra đứng ở cửa sổ trên tầng một, bắt quả bóng đứa trẻ từ dưới đường tung lên.
Ngược lại, người thứ ba đứng dưới một cột đèn trên Krochergasse lại thấy cảnh tượng hoàn toàn bất động: hai người đàn bà, viên luật sư, quả bóng, đứa trẻ, ba chiếc thuyền trên sông và nội thất căn hộ được chụp lại như những bức tranh trong nắng hè rực rỡ.
Mỗi chuỗi sự kiện trong thế giới đó, nơi mà thời gian là ấn tượng của giác quan, đều được ghi nhận tương tự như thế.
Trong một thế giới mà thời gian là ấn tượng của giác quan như thị giác và thị giác thì một chuỗi sự kiện có thể được cảm nhận nhanh hay chậm, mơ hồ hay mãnh liệt, mặn hay ngọt, có nguyên do hay không, trật tự lớp lang hay tùy tiện... tùy thuộc vào điều kiện tiên khởi của người quan sát. Trong những quán cà phê trên Amthausgasse các triết gia ngồi tranh luận xem thời gian có thật hiện hữu bên ngoài sự cảm nhận của con người không. Ai nói được rằng một sự kiện diễn ra nhanh hay chậm, có nguyên do hay không, trong quá khứ hay trong tương lai? Ai nói được các sự kiện đó có hay không? Các triết gia ngồi lim dim mặt, so sánh mỹ-học-thời-gian của họ với nhau.
Một số ít người không có ý niệm thời gian từ khi mới sinh ra. Vì thế họ lại có một ý niệm về không gian rất mãnh liệt. Họ nằm trên bãi cỏ rậm nhưng lại được các thi sĩ và họa sĩ khắp thế giới hỏi đến không ngừng. Các thi sĩ và họa sĩ năn nỉ những người câm điếc về thời gian này tả chính xác thế đứng của cây cối trong mùa xuân, hình dạng lớp tuyết trên rặng Alps, góc chiếu của tia nắng rọi lên nhà thờ, vị trí sông rạch, địa điểm của rong rêu, hình dạng của một đàn chim. Nhưng những người câm điếc về thời gian này không thể nói ra điều họ biết, vì nói bao hàm một chuỗi từ được phát âm tuần tự theo thời gian.
Giả sử rằng con người sống hoài, sống mãi.
Lạ lùng sao dân cư mỗi thành phố sẽ phân chia thành hai nhóm: nhóm người-hiện-giờ và nhóm người-sau-này.
Những người-sau-này cho rằng chẳng vội gì tham dự các khóa học ở trường đại học hay học ngoại ngữ, đọc Voltaire hay Newton, lo thăng tiến trong công việc, hay yêu đương, lập gia đình. còn khối thì giờ cho những chuyện này. Mọi sự sẽ được thực hiện trong cái kho thời gian vô tận. Do đó cứ từ từ. Hấp tấp tất đưa đến sai lầm. Ai phản bác được cái lôgic này chứ? Người ta nhận ra những người-sau-này trong mọi cửa hàng, trên mọi con đường hóng mát. Họ có dáng đi ung dung và áo quần vừa vặn thoải mái. Họ thích thú đọc những tạp chí bầy ngổn ngang tình cờ thấy, ở nhà thì họ sắp xếp lạ bàn ghế hay thản nhiên bắt chuyện, tự nhiên như chiếc lá lìa cành. Những người-sau-này ngồi uống cà phê trong quán nước, bàn tính về những khả năng trong cuộc sống.
Những người-hiện-giờ ý thức rằng với một cuộc sống bất tận thì họ có thể làm tất cả mọi điều mà họ hình dung được. Họ làm đủ mọi thứ ngành nghề, kể không xiết, họ lập gia đình không biết bao nhiêu lần, không ngừng thay đổi lập trường chính trị. Ai cũng là luật gia, thợ nề, nhà văn, kế toán, họa sĩ, bác sĩ, nông dân. Những người-hiện-giờ thường xuyên đọc sách mới phát hành, tìm học những khái niệm và ngôn ngữ mới. Họ vào đời sớm và không bao giờ ngơi nghỉ hưởng thụ khả năng vô tận của cuộc đời. Ai phản bác được cái loogic này chứ? Rất dễ nhận ra những người-hiện-giờ. Họ là các chủ quán cà phê, là giáo sư, bác si, y tá, chính trị gia, những người hễ ngồi xuống là rung đùi, bất kể ở đâu. Họ trải qua một loạt cuộc sống, hăm hở gắng không bỏ lỡ một chút gì. Nếu hai người-hiện-giờ tình cờ gặp nhau ở cái trụ lục giác của hồ Zähringer thì họ sẽ làm một cuộc so sánh những cuộc đời họ đã từng trải qua, trao đổi thông tin và ngó đồng hồ. Nếu hai người-sau-này cũng gặp nhau ở đây thì họ sẽ ngẫm nghĩ về tương lai trong khi mặt họ dõi nhìn hình vòng cung của tia nước.
Người-hiện-giờ và người-sau-này có chung một điều: cuộc sống vô tận nên sẽ lắm họ hàng. Ông bà của họ sẽ không chết, các cụ cố cũng không chết, giống như các bậc sinh ra ông chú, bà bác... cứ thế đời đời kiếp kiếp. Đám người này sống để không ngừng góp ý, khuyên răn con cháu. Bọn con trai sẽ không bao giờ thoát khỏi cái bóng của các ông bố, đám con gái sẽ không bao giờ thoát ra khỏi cái bóng của các bà mẹ. Không một ai tự lập nổi.
Một ông muốn mở hàng, thấy cần hỏi ý cha mẹ, ông bà, các cụ cố - cứ thế mãi mãi, không dứt - để học hỏi từ những vấp váp của người đi trước. Bởi chẳng có việc nào thật sự mới cả. Việc gì thì cũng đều có bất cứ một bậc tiền bối nào đó trong dòng họ thử nghiệm rồi. Nói cho thật đúng thì việc gì cũng đều đã từng được thực hiện cả rồi. Song việc xin ý kiến có cái giá của nó: trong một thế giới như thế này thì sự thành công được nhân lên qua nhiều lần khuyên răn sẽ khiến cho tham vọng giảm đi một cách tương ứng.
Cô con gái muốn được mẹ khuyên thì lời khuyên này không chỉ là của riêng mẹ. Mẹ phải hỏi bà, bà phải hỏi cụ cố, cứ thế không dứt. Cũng như lũ con gái và con trai không tự quyết định được, chúng cũng không thể tìm được ở cha mẹ mình lời khuyên đáng tin cậy. Cha mẹ không phải là cái nguồn duy nhất cho lời khuyên chắc chắn, mà có đến cả triệu nguồn.
Nơi đâu mà mỗi hành động phải được kiểm tra cả triệu lần thì cuộc sống ở đó là cả một sự mò mẫm e dè. Những cây cầu xây đến giữa sông bỗng dưng khựng lại. Những tòa nhà xây cao chín tầng nhưng không có mái. Kho dự trữ gừng, muối, cá thu, thịt bò của người buôn thực phẩm thay đổi theo mỗi suy tính, mỗi lần hội ý. Những câu văn viết dở. Người ta từ hôn vài ngày trước lễ cưới. Trên đường phố họ quay nhìn tứ phía, xem có ai đang dõi theo mình.
Đó là cái giá của sự bất tử. Không ai hoàn toàn là mình. Không ai tự do. Dần dà có người rút ra kết luận rằng cái chết cho ta điều kiện duy nhất để mà sông. Khi chết con người thoát khỏi gánh nặng của quá khứ. Những linh hồn riêng lẻ này trầm mình ở hồ Bodensee trước mắt bà con quyến thuộc hay đâm đầu từ ngọn Monte Lema để kết liễu cuộc đời vô hạn của mình. Bằng cách này cái hữu hạn đã thắng cái vô hạn. Triệu mùa thu đã phải nhường không một mùa thu nào, triệu cơn mưa tuyết đã phải nhường không một cơn mưa tuyết nào, mà triệu lời cảnh cáo đã phải nhường không một lời cảnh cáo nào.
Giả sử rằng thời gian không phải là lượng mà là chất, như ánh trăng trong đêm trên các ngọn cây khi trăng lên vừa chớm hàng cây. Thời gian có đấy nhưng không đo được.
Ngay lúc này đây, vào một buổi chiều có nắng, một người đàn bà đứng ngay giữa quảng trường trước nhà ga chờ một người đàn ông. Cách đây ít lâu anh gặp cô trên chuyến xe lửa đi Fribourg, say mê cô và mong muốn được dẫn cô đi xem khu vườn trên Grosse Schanze. Cô cảm thấy, qua giọng nói khẩn khoản và đôi mắt kia, rằng anh tha thiết lắm. Thành ra cô chờ anh; không phải không sốt ruột nên cô đọc sách cho qua thời giờ. Một lúc sau, có thể là ngày hôm sau, hai người quàng tay nhau đi tới khu vườn nọ, nhàn tản qua những luống tuy líp, hồng, huệ và loa kèn, và họ ngồi thật lâu trên một ghế băng bằng gỗ tuyết tùng sơn trắng. Chiều xuống, qua sự thay đổi của nắng và bầu trời có ráng đỏ. Hai người theo một lối đi vòng vèo sỏi trắng leo lên một quán ăn trên đồ. họ đã ở bên nhau cả đời chưa, hay chỉ một khoảnh khắc thôi? Ai trả lời được?
Bà mẹ anh nhìn qua khung kính cửa sổ quán ăn thấy con trai ngồi đó với người đàn bà. Bà vặn vẹo đôi bàn tay và rên rỉ, vì bà muốn con trai mình ở nhà. Bà vẫn thấy con mình là một đứa bé. Chẳng lẽ thời gian đã trôi qua từ ngày con bà sống với cha mẹ, chơi trốn tìm với bố, xoa lưng mẹ trước khi đi ngủ? Qua khung kính cửa sổ quán ăn bà mẹ nhìn nụ cười thơ dại của đứa con ngưng đọng trong ánh nến lung linh và bà tin chắc rằng thời gian không hề trôi qua, rằng đứa con trai bé bỏng của bà vẫn còn thuộc về bà. Bà mẹ vặn vẹo đôi tay vào nhau đứng chờ ngoài quán, còn con trai bà nhanh chóng già đi trong vòng tay của người đàn bà kia.
Phía bên kia đường, ở Aarbergergasse, có hai ông đang cãi nhau vì một vụ giao thuốc men. Người nhận tức tối vì đây là loại thuốc có hạn sử dụng ngắn, đã hết hạn và kém hiệu nghiệm. Ông đã nghĩ là sẽ nhận được thuốc sớm hơn nhiều cơ, thậm chí còn ra nhà ga chờ mãi, còn bà lão tóc bạc ở số nhà 27 Spitalgasse cứ tới hỏi hoài mà lần nào cũng về tay không, trong khi ánh nắng trên rặng Alps đã nhiều lần thay đôi, những ngày ấm đã trở nên lạnh, rồi mưa. Người giao hàng, một ông mập lùn có ria mép, thấy mình bị xúc phạm. Ông đã đóng thùng số thuốc này tại hãng của mình ở Basel ngay khi nghe tiếng màn vải bạt ở các cửa hiệu được kéo lên. Ông đã mang thùng thuốc ra xe lửa, trong khi những áng mây vẫn lơ lửng nguyên tại chỗ như lúc làm xong đơn giao hàng. Ông còn có thể làm được gì hơn nữa chứ?
Trong một thế giới mà thời gian không đo được thì không có đồng hồ, không có lịch, không có những cuộc hẹn chính xác. Sự kiện này do sự kiện khác thúc đẩy, chứ không phải do thời gian. Người ta khởi công xây nhà khi công trường nhận được gỗ, đá. Chủ mỏ đá giao đá khi cần tiền. Ông luật sư rời khỏi nhà để bào chữa cho thân chủ trước tòa án liên bang khi con gái ông giễu cợt bố về cái đầu bắt đầu hói của ông. Việc học tập tại trường trung học ở Berne kết thúc khi cậu học trò thi đậu. Các chuyến tàu rời ga khi mọi chỗ trên tàu đều đã có người.
Trong một thế giới mà trong đó thời gian là chất thì người ta ghi nhớ sự kiện bằng cách nhớ đến màu sắc bầu trời, đến thanh âm tiếng gọi của người thủy thủ trên sông Aare, đến cảm giác sung sướng hay sợ hãi khi bước vào một căn phòng. Việc một đứa bé chào đời việc cấp bằng phát minh, việc hai người gặp nhau không phải là những thời điểm được xác định bằng giờ bằng phút. Đúng hơn, mọi sự kiện trượt trong không gian của tưởng tượng. Thời gian giữa hai sự kiện dài ngắn tùy theo lịch sử của các sự kiện tương phản, cường độ chiếu sáng, tương quan giữa ánh sáng và bóng tối, điểm nhìn của những người trong cuộc.
Có người thử định lượng thời gian, thử phân tích, chia cắt nó ra. Nó biến thành đá. Thân thể của nó cứng đơ ở góc đường, lạnh, cứng và nặng. Cuối cùng những pho tượng này bị chở đến người chủ mỏ đá; khi cần tiền, ông ta xẻ nó ra làm những phần đồng đều, bán cho người ta xây nhà.
Ở góc Kramgase và quảng trường Theater có một quán cà phê nhỏ với sáu cái bàn màu xanh; những cây dã yên màu xanh trồng trong chậu hoa trước cửa sổ nhà bếp; từ quán cà phê này người ta có thể thấy và nghe hết thành phố Berne. Thiên hạ kéo nhau qua những lối đi có mái vòm ở Kramgasse; họ trò chuyện, dừng lại đây đó mua áo quần, đồng hồ đeo tay và quế. Những chú bé tám tuổi ở ngôi trường trên Kochergasse đang vào giờ nghỉ, xếp hàng một theo thầy đi tới bờ sông Aare. Từ một nhà máy ở bờ sông bên kia khói chậm chạp bay lên. Từ những ống dẫn vào hồ đài phun Zhringer nước chảy kêu rọt rọt. Cái đồng hồ khổng lồ ở Kramgasse gõ một tiếng khi tròn mười lăm phút.
Nếu có khi nào đừng để tâm tới âm thanh và mùi vị của thành phố thì người ta có thể quan sát thấy đôi điều đáng chú ý. Ở góc Kochergassse có hai người đàn ông cố rời nhau mà không được, như thể họ sợ sẽ chẳng còn bao giờ được gặp nhau nữa. Họ chia tay, mỗi người đi một hướng để rồi ngay sau đó hối hả chạy ngược lại, ôm chầm lấy nhau. Ngay gần đấy có một à luống tuổi ngồi trên bờ tường bao bằng đá của đài phun nước, âm thầm nuốt nước mắt. Bà nắm chặt thành đá, chặt đến nỗi bàn tay bà trắng bệch, và tuyệt vọng đăm đăm nhìn xuống đất. Bà quá cố đơn như thể nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp và quen ai nữa. Hai người đàn bà mặc áo thun thong dong sánh vai nhau đi dọc Kramgasse, cười tươi đến nỗi không thể nào phí thì giờ, dù chỉ một thoáng, nghĩ tới tương lai.
Đây quả là một thế giới không tương lai. Trong thế giới này thời gian là một đường thẳng, nó chấm dứt trong hiện tại - trong thực tế cũng như trong đầu óc con người. Trong thế giới này không ai có thể hình dung về tương lai. Hình dung về tương lai cũng bất khả như nhìn thấy màu sắc bên kia giới hạn của tia cực tím: giác quan không cảm nhận được phần kế tiếp giới hạn thấy được của quang phổ.
Trong một thế giới không tương lai thì mỗi lần chia tay một người bạn là một lần chết, mỗi nụ cười là một nụ cười cuối cùng. Trong một thế giới không tương lai thì bên kia của hiện tại là hư vô và con người bám lấy hiện tại như bám vào một mỏm đá.
Kẻ nào không hề mường tượng được điều gì sẽ có thề xảy ra trong tương lai, kẻ ấy cũng không có khả năng cân nhắc hậu quả hành động của mình. Thế là họ hết dám làm gì, khác nào cơ thể tê liệt. Họ nằm cả ngày trên giường, rất tỉnh táo, nhưng sợ không dám mặc quần áo. Họ uống cà phê và xem những bức ảnh. Kẻ khác thì ngược lại, sáng sáng nhảy ra khỏi giường, hoàn toàn không bận tâm về việc mỗi hành động đều rơi vào cõi hư vô, việc họ không thể hoạch định được đời mình. Họ sống và ý thức trọn vẹn từng giây phút của khoảnh khắc hiện tại đang diễn ra. Lại có người lấy quá khứ thay vào chỗ của tương lai. Họ kể lể từng kỉ niệm, từng hành động đã thực thiện, từng nguyên nhân và kết quả của nó, và họ bị thu hút bởi các sự kiện đã đưa họ tới khoảnh khắc này như thế nào, khoảnh khắc cuối cùng của thể giới, điểm cuối của cái đường thẳng biểu diễn thời gian.
Ở cái quán nhỏ bày ngoài đường sáu cái bàn và những chậu hoa dã yên có một chàng trai ngồi uống cà phê, ăn bánh ngọt. Anh bình thản nhìn đường phố, thấy hai người đàn bà mặc áo thun cười nói, thấy người đàn bà đứng tuổi bên thành giếng, thấy hai người bạn không ngừng chia tay nhau. Trong lúc ấy một đám mây đen kéo qua thành phố. Nhưng chàng trai vẫn ngồi ở bàn. Anh chỉ có thể hình dung được hiện tại, mà hiện tại trong khoảnh khắc này là bầu trời âm u nhưng không mưa. Trong lúc ăn bánh uống cà phê, anh lấy làm ngạc nhiên rằng kết thúc của thế giới lại tối đen đến thế. Rồi mưa. Chàng trai đi vào trong quán, cởi áo khoác ướt và ngạc nhiên rằng thế giới kết thúc trong mưa. Anh nói chuyện với đầu bếp về món ăn, nhưng anh không chờ mưa tạnh, vì anh không chờ gì cả. Trong một thế giới không tương lai thì mỗi khoảnh khắc đều là chung cục của thế giới. Sau hai mươi phút, mây đen kéo đi, tạnh mưa, trời lại sáng. Chàng trai trở lại bàn và ngạc nhiên thấy rằng thế giới kết thúc trong ánh nắng.
Trong thế giới này, thời gian là một chiều kích trông thấy được. Như khi người ta nhìn ra xa chân trời, nơi mà nhà cửa, cây cối, đỉnh núi, là những thứ cho là các điểm mốc trong không gian, người ta cũng có thể nhìn về hướng khác, thấy ở đó sự sinh nở, đám cưới và đám tang, là những biển chỉ đường của thời gian, vươn dài vào tương lai xa lắc. Và cũng như người ta có thể quyết định ở nguyên tại chỗ hay chạy tới chỗ khác, người ta cũng có thể lựa chọn sự vận động của mình trên trục thời gian. Có người phải rời xa một khoảnh khắc dễ chịu. Họ cứ quanh quẩn ở một điểm thời gian, không bước quá một bước khỏi những gì quen biết. Kẻ khác thì lại thản nhiên phóng vào tương lai, không màng chuẩn bị cho diễn tiến nhanh lẹ của chuỗi sự kiện kéo qua.
Trong một căn phòng nhỏ của thư viện trường Đại học Bách khoa Zürich, một chàng trai và vị giáo sư đỡ đầu đang điềm tĩnh trao đổi về luận án tiến sĩ của anh ta. Lúc ấy vào tháng Mười hai, cái lò sưởi câm thạch đang cháy. Chàng trai và ông thầy ngồi trên ghế gỗ sồi êm ái bên chiếc bàn tròn đầy những tờ giấy chi chít phương trình. Công việc đang gặp khó khăn. Trong mười tám tháng qua, tháng nào an cũng gặp thầy trong căn phòng này, xin được ông góp ý và động viên, rồi lại làm việc một tháng ròng, để rồi trở lại với những câu hỏi mới. Ông thầy luôn giải đáp những câu hỏi của anh. Hôm nay ông cũng lại giải thích, cắt nghĩa. Trong khi ông thầy nói thì chàng trai ngó qua cửa sổ, nhìn tuyết bám trên cây thông trước tòa nhà và tự hỏi sau khi xong luận án mình sẽ xoay xở ra sao. Ngồi trên ghế, anh ta ngập ngừng tiến tới trong thời gian, chỉ tiến vài phút thôi vào tương lai và anh ta rùng trước cái lạnh và sự bất trắc. Anh ta bèn thoái lui. Bám lại khoảnh khắc này, bên lò sưởi ấm áp, được bao bọc trong sự giúp đỡ thân tình của ông thầy dễ chịu hơn nhiều. Tốt hơn cả, đừng nên lang thang trong thời gian. Thế là ngày hôm ấy chàng trai ở lại trong căn phòng nhỏ của thư viện. Các bạn anh ta đi ngang qua, nhìn vào, thấy anh chàng ở lại đây, họ bèn tiếp tục cuộc hành trình vào tương lai, mỗi người một tốc độ.
Trong căn nhà số 27 Viktoriastrasse có một thiếu nữ đang nằm trên giường. Cha mẹ cô cãi nhau lớn tiếng đến nỗi vang tới tận phòng cô. Cô bịt tai, đăm đăm nhìn một bức hình trên bàn ngủ, chụp cô hồi bé đang ngồi với cha mẹ trên bãi biển. Một cái tủ nâu màu hạt dẻ kê sát vách, trên nóc tủ để một chậu sứ. Lớp vôi xanh trên tường đã nứt và bong ra. Dưới chân giường cô là một cái va li đang mở, quần áo mới chất đầy một nửa. cô nhìn bức ảnh rồi nhìn ra ngoài thời gian. Tương lai vẫy gọi. Cô quyết định. Không đợi sắp xếp xong va li, cô chạy vội khỏi nhà, bỏ đi từ cái mốc này của đời mình, chạy thẳng vào tương lai. Cô chạy trước một năm, năm năm, mười năm, hai mươi năm, cuối cùng cô kéo phanh.
Nhưng vì cô chạy quá nhanh nên chỉ có thể ngừng lại được khi cô đã năm mươi tuổi. Các sự kiện vụt qua nhanh quá khiến cô chẳng kịp thấy gì hết. Một tay luật sư chớm hói đầu đã cho cô mang bầu rồi quất ngựa truy phong. Một năm chểnh mảng chẳng có gì đáng nhớ ở đại học. Một thời gian dài ở một căn hộ nhỏ tại Lausane. Một cô bạn ở Fribourg. Thỉnh thoảng cô về thăm cha mẹ tóc đã ngả màu sương tuyết. Căn phòng trong nhà thương, nơi mẹ cô qua đời. Căn phòng ẩm thấp, hôi mùi tỏi ở Zürich, nơi cha cô nhắm mắt. Một lá thư của đứa con gái đang sống bên Anh.
Cô nín thở. Cô nằm trên giường, cố nhớ về đời mình, đăm đăm nhìn bức tranh chụp cô hồi bé ngồi với cha mẹ trên bãi biển.
Hiện đang là sáng thứ Ba ở Berne. Trên Marktgasse người chủ lò bánh mì có những ngón tay chuối mắn đang lớn tiếng với một bà mua chịu từ lần trước, hắn vung tay trong khi bà nọ thản nhiên nhét gói bánh nướng khô mới ra lò vào túi xách. Trước tiệm bánh mì, một đứa nhỏ đi patanh theo một quả bóng bị ném xuống từ cửa sổ tầng một, tiếng giầy patanh kêu lục cục trên mặt đường đá. Ở phía Đông, cuối Marktgasse, nơi nối với Kramgasse, có một đôi trai gái đứng sát vào nhau dưới bóng một mái vòm. Hai người đàn ông tay kẹp báo đi ngang qua họ. Ba trăm mét về phía Nam, một cánh chim từ từ vỗ cánh bay qua sông Aare.
Thế giới đứng yên.
Miệng người chủ lò bánh mì há ra như cứng lại giữa chừng. Đứa bé sững lại khi đang chạy patanh, quả bóng lơ lửng trong không khí. Dôi trai gái dưới mái vòm biến thành những pho tượng. Hai người đàn ông cũng biến thành những pho tượng, cuộc đói thoại của họ gián đoạn, chẳng khác cần máy quay đĩa bị nhấc lên. Cánh chim đang bay cứng lại, treo lơ lửng trên dòng sông như một thứ trang trí sân khấu.
Một phần triệu giây sau, thế giới bình thường trở lại.
Người chủ lò bánh mì tiếp tục la lối như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đứa nhỏ tiếp tục chạy theo quả bóng. Hai anh chị kia sát lại bên nhau. Hai người đàn ông lại bàn cãi về giá thịt bò tăng. Con chim lại vỗ cánh, bay tiếp qua sông Aare.
Ít phút sau thé giới lại dừng. Rồi lại bình thường. Dừng. Bình thường.
Đó là thế giới gì vậy nhỉ? Trong cái thế giới này thời gian không liên tục. Trong thế giới đó thời gian ngắt quãng. Thời gian như một dây thần kinh: nhìn từ xa thì có vẻ liên tục, nhưng nếu nhìn gần thì nó đứt đoạn, có một khoảng cách li ti giữa các sợi. Một xung lực chạy qua một đoạn thời gian, bị ngắt quãng, ngừng lại, vọt qua khoảng trống chân không, tiếp tục chạy qua đoạn kề bên.
Những gián đoạn này của thời gian nhỏ li ti đến nỗi cần phóng đại một giây lên rồi chia làm một nghìn lần, mỗi phần lại chia thành một nghìn phần nữa mới có thể phát hiện ra được khoảng trống nọ. Sự gián đoạn này quá ngắn ngủi khiến khoảng cách giữa các đoạn thời gian hầu như không cảm nhận được. Sau mỗi lần thời gian bắt đầu lại thì cái thế giới mới giống y thế giới cũ. Vị trí và chuyển dịch của các đám mây, đường bay của lũ chim, dòng mạch của các cuộc chuyện trò và các tư tưởng có vẻ hệt như cũ.
Các đoạn thời gian nối với nhau gần như hoàn hảo, nhưng chỉ gần như thôi. Thỉnh thoảng chúng vẫn chệch đi nhưng không đáng kể. Chẳng hạn ngày thứ Ba có đôi nam nữ còn tre, trạc ba mươi tuổi, đứng dưới gốc một cột đèn đường Gerberngasse ở Berne. Họ quen nhau trước đây một tháng. Chàng yêu nàng tha thiết, nhưng bởi từng bị một người đàn bà khác bỗng dưng bỏ rơi khiến chàng đâm ra sợ hãi trước tình yêu. Với người mới này chàng phải chắc ăn mới được. Chàng quan sát kĩ gương mặt nàng, thầm cầu mong nàng cho mình thấy tình cảm thật của nàng, soi tìm từng dấu hiệu mơ hồ nhất, mọi thây đổi nhỏ nhất trên nét mặt nàng, vẻ ửng hồng khó thấy trên đôi má, nét long lanh trong đôi mắt.
Quả thật, nàng cũng đáp lại tình yêu của chàng, có điều không biết nói ra thành lới. Thay vào đó nàng mỉm cười với chàng mà không hề hay biết về nỗi lo sợ của chàng. Trong khi hai người đứng dưới cột đèn thì thời gian ngừng, rồi lại trôi. Sau cái sự ngừng rồi lại trôi đó thì hai mái đâu vẫn nghiêng như trước, nhịp đập trái tim nàng không thay đổi. Nhưng đâu đó trong đáy tâm hồn nàng mơ hồ một ý nghĩ mà trước không có. Nàng thử nắm bắt trong vô thức cái ý nghĩ mới này, và một thoáng lơ đãng xen vào nụ cười của nàng. Vẻ chao đảo rất mờ nhạt này, người ta không nhìn ra trừ phi thật xét nét, vậy mà chàng trai đeo đuổi tình yêu này đã nhận ra, coi đó như dấu hiệu muốn tìm. Chàng liền nói rằng không thể gặp lại nàng nữa, rồi quay về căn hộ nhỏ trên Zeughausgasse và quyết định dọn đi Zürich, bằng lòng với công việc trong một ngân hàng của ông bác. Còn nàng, từ cái cột đèn trên Gerberngasse, chậm chạp quay về nhà, tự hỏi tại sao chàng không yêu mình.