A. MŨI
I. TỔNG QUÁT VỀ MŨI
a) Các đặc ngữ về Mũi:
Về phương diện tác dụng của Ngũ Quan, Mũi chủ về phân biệt mùi vị nên được gọi là Thẩm biện quan . Trong số bốn cơ quan thâu nạp ngoại vật du nhập vào con người (thực phẩm, hình ảnh, mùi vị và âm thanh) thì mũi được mệnh danh là Tế Đậu (dòng sông có bến). Muốn đóng trọn vai trò của Tế đậu thì Mũi phải ngay thẳng, lỗ mũi phải thẳng và được che lấp gọi là dòng sông đầy nước. Ngược lại sống mũi xẹp gãy, lỗ mũi rộng trông rõ bên trong thì đượcví như dòng sông cạn nước trông rõ cả tới đáy.
Về mặt Ngũ Nhạc, Mũi giữ vai trò trung ương, làm chủ bốn núi còn lại. Muốn là chủ được bốn núi thì Trung Nhạc phải cao, dày, vững vàng và phối hợp nhịp nhàng với hình thể của Đông Tây Nam Bắc Nhạc. Quá cao và nhọn trong khi bốn Nhạc kia quá thấp và lệch thì gọi là cô phong, núi đứng trơ trọi một mình thì chủ về thành bại thất thường. Quá thấp hoặc lệch hãm thì gọi Trung Nhạc liệt thế, khiến cho tất cả các Nhạc lâm vào cảnh Quần sơn vô chủ chủ về số phận lênh đênh kết quả không ra gì.
Về mặt thuật ngữ chiêm tinh và thiên văn mệnh số, Mũi được đặt tên là Thổ tinh chủ về Phúc Lộc và Thọ. Đến lưu niên vận hạn về Thổ tinh thì mọi điềm tốt về Phúc Lộc Thọ sẽ hiện lên rõ rệt. Nếu Thổ tinh nhọn, nhỏ, lệch, lộ khổng thì đến khoảng thời gian đó sẽ khó tránh được nghèo khổ. Ngoài ra nó còn cho biết tâm địa người đó không d][cj ngay thẳng, trung hậu.
b) Các đặc thái của Mũi:
Dưới nhãn quan diện học, Mũi bao gồm luôn cả bên phải bên trái của sống Mũi tức là Lưỡng Quyền. Khi nói đến hạn kỳ ảnh hưởng của Mũi ta phải kể như các khu vực hữu quan đó thuộc về Mũi chứ không tách riêng làm Tam Nhạc.
Dựa theo cách cấu tạo của Mũi, tướng học chia Mũi làm các bộ phận nhỏ dưới đây:
- Sơn Căn: phần gốc Mũi nằm ở khoảng giữa hai đầu mắt.
- Tỵ Lương: phần sống Mũi bao gồm từ Sơn Căn xuống đến phần giới hạn của hai cánh Mũi.
- Phần trên của Tỵ Lương (kế tiếp với Sơn Căn) gọi là Niên Thượng; phần dưới gọi là Thọ Thượng
- Phần chót Mũi gọi là Chuần Đầu.
- Cánh Mũi bên phải gọi là Gián Đài; cánh bên trái gọi là Đình Úy.
- Khoảng chân của sống Mũi chạy dài từ đầu mắt phải tới Đình Úy gọi là Quang diện; từ đầu mắt trái tới Gián Đài gọi là Tinh xá.
Mũi là tấm ảnh thu gọn lại các cá tính tổng quát của con người bao gồm cả 3 mặt: trí, khí, lực tùy theo sự phát triển của 3 phần sau đây:
Ở đây sự dài ngắn được xác đinh theo khuôn mặt của cá nhân đó. Cách xác định khoa học nhất là đo chiều dài Mũi từ Sơn Căn đến Chuần Đầu rồi so sánh với chiều dài toàn thể khuôn mặt từ chân tóc tới cuối Cằm.
Nếu chiều dài Mũi bằng 1/3 chiều dài khuôn mặt thì coi như trung bình; trên tiêu chuẩn đó được coi là dài và dưới tiêu chuẩn đó được gọi là ngắn. (h122)
Trên thực tế cách đo trên rất khó thực hiện vì khuôn mặt gồ ghề rất khó đo. Do đó cách phổ thông nhất là lấy bề ngang của 3 ngón tay (trỏ giữa và áp út) duỗi thẳng và khít vào nhau làm tiêu chuẩn trung bình, bề dài của Mũi hoặc quá hoặc bất cập bề ngang nói trên sẽ cho ta biết là Mũi dài hay ngắn.
Đối với người có kinh nghiệm và năng khiếu về nhân tướng học thì mức độ cao thấp rộng hẹp của Mũi được nhân ra tưc khắc nhờ trực giác bén nhạy và kinh nghiệm của họ.
Tuy vậy ta cũng có thể dựa vào tiêu chuẩn sau đây để định mức cao thấp của Mũi đối với khuôn mặt (hay nói đúnghơn là cao thấp của Trung Nhạc với phần còn lại của Ngũ Nhạc).
Từ trung điểm của Mũi (từ Sơn Căn đến Chuần Đầu) ta kẻ một đường song song với mặt phẳng của trán. Nếu đường thẳng đó trùng khít với mặt phẳng của trán (mặt phẳng ở đây là mặt phẳng trung bình: chỗ bằng phẳng nhất. Trường hợp trán vát hoặc lồi thì lấy mặt phẳng đi qua trung điểm của trán làm chuẩn) thì là Mũi không cao, không thấp; không tiếp xúc với mặt phẳng trán là cao, chìm sâu dưới mặt phẳng trán là thấp (h123).
Độ rộng hẹp của Mũi có thể suy ra bằng cách so sánh độ ngang rộng nhất của hai cánh Mũi với bề ngang thực sự của khuôn mặt nhìn trực diện. Bề ngang chính diện của khuôn mặt coi như bao gồm trong khoảng hai đường thẳng song song kẻ từ hai điểm cuối cùng của cặp mắt. Nếu khoảng cách hai cánh Mũi quá 1/3 bề ngang thực sự của khuôn mặt thì coi Mũi thuộc loại rộng; dưới mức độ đó được coi là hẹp (h124)
II CÁC Ý NGHĨA CỦA MŨI
Tuy trong các sách tướng người ta thường nói “xem giàu nghèo bằng cách quan sát Mũi” vì Mũi là tài lộc tinh nhưng đó chỉ là cách nói khái lược, giản tiện. Thực ra Mũi cũng như các bộ phận quan trọng khác của khuôn mặt, ngoài đặc điểm chủ yếu là chủ về tài lộc còn giúp ta biết được nhiều khía cạnh khác nữa.
a) Tương quan giữa Mũi và Cá tính:
1- Tham lam, keo kiệt:
Hai cánh mũi đầy đặn cân xứng, lỗ Mũi nhỏ (được coi là nhỏ khi không để lọt vào đầu ngón tay út) là biểu hiện của tính tham lam; Gián Đài, Đình Úy càng nảy nở, Mũi càng đầy thì tính “háo tụ nhi bất ưng xả” càng phát triển; loại tính người như vậy bản tính tham lam, keo kiệt chỉ biết ăn của người.
Ngược lại Gián Đài và Đình Úy không rõ ràng, lỗ Mũi rộng là dấu hiệu của người hào phóng, coi rẻ tiên bạc vật chất. Mũi càng mỏng , càng dài thì cá tính trên càng rõ rệt.
2. Thông minh lanh lợi:
- Mũi có Sơn Căn cao, Sống mũi thẳng và không lệch
- Từ Sơn Căn lên đến Ấn Đường phía đầu Lông Mày co hai vệt như hình chữ bát hoặc ba vệt như hình chữ xuyên là dấu hiệu não bộ hoạt động tích cực, con người có khả năng tập trung cao độ.
- Lỗ mũi rộng có thể dùng đầu ngón tay thọc dễ dàng, lỗ mũi tự nhiên có sợi lông mọc ra ngoài là các dấu hiệu thông tuệ.
- Hai Cánh Mũi có thế chắc chắn cân xứng, và chân tay lanh lẹ là kẻ có tài mô phỏng khéo léo về kỹ thuật.
3. Lương thiện chính trực:
Dấu hiệu tổng quát là Mũi có mức độ dài, cao và rộng ở mức từ trung bình trở lên, Chuần Đầu tròn gãy Sống Mũi ngay ngắn, thẳng thắn, hai Cánh Mũi cân xứng và không lộ khổng. Mũi lớn thường là cát tướng nhưng quá lớn thì lại là “phản thường” biểu thị tính dục cuồng nhiệt, tâm địa cố chấp bướng bỉnh.
- Mũi dài lỗ mũi rộng, hình thế chắc chắn mạnh mẽ
- Sống Mũi và Cánh Mũi cứng rắn: ý chí kiên cường
- Sơn Căn cao nhưng thiếu bề ngang là kẻ có khả năng trí tuệ khá, tâm địa chính trực nhưng không khoan dung hay vạch lá tìm sâu nên dễ gây thù oán. Kẻ Mũi ngắn mà nhỏ thường thường thiếu khí phách và kiến thức nông cạn. Tuy vậy nếu chỉ nhỏ ngắn, trông có vẻ mảnh khảnh, mà cân xứng ngay thẳng, thì tâm địa vẫn là thiện lương vô hại.
Dấu hiệu tổng quát là hình dáng Mũi bất thường, đối nghịch lại với Mũi ngay thẳng.
- Mũi nhỏ mà ngắn, hình dạng ẻo lả là kẻ tâm địa nhu nhược, không dám làm điều gi nếu thấy hại cho mình, nếu lộ khổng nữa thì tâm địa bất chính
- Mũi mà Thân Mũi không thẳng (lệch: hoặc cong lên hoặc lõm xuống) lỗ mũi hướng lên là kẻ nội tâm nham hiểm, không trọng đạo nghĩa, bất kể danh dự miễn sao có lợi cho họ là được
- Thân Mũi nhỏ, sống mũi mảnh và lộ xương là trong tựa như sống kiếm là kẻ cố chấp thiếu tự trọng và nhẫn nại.
- Mũi hình cong lên như móc câu hoặc gập xuống như mỏ chim ưng mà Chuần Đầu nhỏ, nhọn là kẻ tính tình trí trá, gian hiểm, độc hiểm. Theo cổ tướng học đó là Mũi đại ác không nên giao du.
b) Tương quan giữa Mũi và Phú quý, bần tiện:
Phàm Mũi ngay thẳng kích thước trên trung bình trở lên và cân xứng có sắc nhuận trạch là loại Mũi thượng cách, không giàu thì cũng đủ ăn mặc.
- Bề ngoài Mũi có sống tròn, thẳng như ống trúc hoặc chóp Mũi rộng như túi mật treo là loại tướng quý và phú, từ trung vận trở về sau sẽ thành đạt lớn.
- Mũi lớn, đầy đặn Cánh Mũi rõ và dầy là tướng của kẻ giàu có
- Mũi cao trông chắc chắn là tướng quý hiển.
- Chuần Đầu tròn đầy, lỗ Mũi rộng cân xứng, sống mũi không gầy, là phúc tướng chủ về quý.
- Sơn Căn cao, nở gần ngang với Ấn Đường là tướng quý hiển
- Cánh Mũi cao tròn và cân xứng so với Thân Mũi thích nghi về hình thể là tướng quý; nếu hơi quá lớn thì là tướng phú kể từ trung vận.
- Mũi có nhiều lằn ngang dọc là tướng phá tài, rốt cuộc vãn vận sẽ khổ về tiền bạc
- Mũi mà cả thân mũi dù ngay thẳng nhưng quá gầy là tướng bần tiện
- Chuần Đầu nhọn, mũi trên nhỏ mà dưới to mà mỏng là tướng bần hàn.
- Lỗ Mũi quá lớn và lộ dù toàn thể các bộ vị khác có tốt thì cũng không bao giờ giàu có.
- Lỗ mũi quá nhỏ, cánh mũi quá dày (dù hình thể đẹp) thì cũng không giữ được của cải. Nếu mũi nhỏ mà có tướng trên thì suốt đời làm vẫn không đủ ăn.
c) Tương quan giữa Mũi và gia vận:
1. Vận tốt:
Phàm Mũi đầy đặn (trường hợp người bình thường, không qúa gầy) Sống Mũi cao mà hình dáng tổng quát của Mũi trong tỏa ra vẻ thanh tú là tướng được hưởng gia vận phồn vinh thư thái về vãn vận.
- Kẻ có Mũi ngay ngắn và đầy đặn, khí sắc Mũi tươi nhuận là kẻ có tình cốt nhục thắm thiết. Các loại Mũi Tiêm Đồng (ống trúc) hoặc Huyền Đảm (túi mật) thuộc về loại này.
- Chuần Đầu tròn, Sống mũi thẳng và gần như thông suốt tới Ấn Đường không gãy, không mập là tướng kẻ lấy được vợ hiền.
- Sống mũi ngay thẳng phần cuối Mũi nở rộng và đẹp, dáng vẻ thoải mái là tướng kẻ có lắm con và sau này được nhờ vả con cái.
2. Vận xấu:
Mũi có hình dạng thiếu tiêu chuẩn, lệch hãm hoặc bất thường là loại Mũi tượng trưng cho gia vận không được tốt lành
- Mũi bất kể tốt xâu mà có những lằn dọc rõ rệt là tướng của kẻ không người nối dõi, phải nuôi con người khác làm thừa kế. (hoặc số làm vợ người khác rồi nuôi con chồng làm con mình)
- Thân mũi gấp khúc nhiều đoạn là tướng cô độc, phá tài, tán gia sản. Ngoài ra loại mũi này còn tượng trưng cho cốt nhục tương tranh nếu phối hợp với chỉ dấu khác của Lông Mày và Mắt cùng một ý nghĩa trên)
- Sông mũi hoặc hai cánh mũi lệch là dấu hiệu của cha mẹ bất toàn. Mũi lệch về phía trái thì cha mất, lệch về phái phải thì mẹ mất.
- Mũi lớn mà trơ xương là dấu hiệu cốt nhục vô tình, trọn đời khó tránh được khốn khổ.
- Mặt nhỏ mà Mũi lớn không phối hợp tương xứng với các bộ vị khác (đặc biệt là Ngũ Nhạc và Mày Mắt) là tướng bất thông, dù sinh ở gia đình phú túc thì vãn vận cũng khó tránh được nghèo khổ. Đồng thời đấy cũng là dấu hiệu phu phụ bất hòa.
- Nhìn chính diện mà thấy sống mũi đặc biệt trũng hẳn xuống so với Lưỡng Quyền thì đấy là dấu hiệu gia vận không được tốt, chồng hoặc vợ sớm phải ly biệt.
- Mũi có nhiều nếp xếp nằm ngang thì đó là dấu hiệu chia ly chồng vợ vì tranh chấp lứa đôi (vợ hoặc chồng có tính trăng hoa)
- Trên sống mũi có nốt ruồi là cảnh vợ chồng con cái được thịnh vướng nhưng chỉ một thời gian là hết
- Trán thấp, Lưỡng Quyền trũng, Cằm lẹm mà chỉ có Mũi đặc biệt tốt thì có thể hưởng vinh hoa phú túc một thời gian ngắn rồi từ trung niên trở đi tàn lụi dần, đến già tay trăng cô độc.
- Bên trái của Mũi mà lõm, trong khi bên phải bình thường là dấu hiệu vô duyên với cha (và ngược lại).
- Sống mũi có gằn máu nổi lên rõ rệt là dấu hiệu từ trung vận về sau luôn luôn bị vùi dập, và sống trong cảnh cô độc
- Đặc biệt là đàn bà mà Sơn Căn hay Ấn Đường bị khuyết hãm thì trong khoảng trung niên sẽ có đại biến động khiến thân thể tổn thương, tiền tài hao phá.
d) Tương quan giữa Mũi và thọ yểu:
1. Dấu hiệu trường thọ:
Phàm Mũi cao, vững, ngay ngắn, sắc thái tươi nhuận thanh thản là dấu hiệu trường thọ.
- Mũi dài mà không cong, không lệch
- Sụn Mũi có khí thế cứng cáp
- Sống Mũi cao tròn, xương thịt tương xứng
- Hai cánh mũi nở nang và cân xứng, dáng vẻ mạnh mẽ
- Sơn Căn cao và nở nang thích nghi với toàn bộ của Mũi
- Sống Mũi đầy đặn dáng vẻ tươi tắn.
2. Dấu hiệu non yểu:
- Thịt mũi cơ hồ không có mà lại thấy sắc đen ám
- Thân Mũi có nhiều nốt ruồi đen là dấu hiệu đa bệnh, nội tạng suy nhược (càng là nốt ruồi sống càng dễ đoán)
- Thân Mũi trơ xương, hình dáng mũi cong lên như hình lưỡi câu là dấu hiệu chết bất ngờ ở quê người
- Thân Mũi không ngay thẳng hoặc gãy gập lại
- Hai bên cánh mũi nổi rõ những tia màu hồng (nếu mũi trắng nhạt) hoặc đỏ tía (nếu chỏm mũi màu hồng) là dấu hiệu dễ chết vì tim mạch
- Thân Mũi có chấm đen như dấu móng chim sẻ để lại trên đất ướt đó là dấu hiệu nội tạng có bệnh ngấm ngầm sẽ chết khi các bệnh đó phát ra.
- Sơn Căn thấp, lệch hoặc quá hẹp
III CÁC LOẠI MŨI ĐIỂN HÌNH TRONG TƯỚNG HỌC
Hổ dương tỵ hay còn gọi là Củng tỵ (vì thân mũi nảy nở và hơi cong vòng). Đặc điểm của Hổ dương tỵ là Mũi dài khác thường, thân Mũi lớn và cong đều đặn; ranh giới giữa Sống mũi, Gián Đài, Đình Úy không rõ rệt và gần như là cùng một khối. Trông ngang (trắc diện) thì Niên Thượng, Thọ Thượng cao hơn Chuần Đầu. Chuần Đầu tuy có thịt nhưng chỉ vừa phải kéo dài xuống phía Nhân Trung.
Mũi Hổ dương là loại Thẩm biên quan thành tựu chủ về phú hơn là quý. Phối hợp đắc cách với Lưỡng Quyền và các bộ vị khác Hổ dương tỵ là đại phú cách kiêm thiện cách.
Sơn Căn thấp, Niên Thượng và Thọ Thượng rất thấp. Chuần Đầu đặc biệt phát triển và tròn trịa; Gián Đài và Đình Úy phát triển nảy nở, phân biệt rất rõ so với thân mũi. Nhìn thẳng, toàn bộ Mũi phát triển về bề ngang ở khu vực phía dưới. Mũi sư tử đúng cách thì chỏm của Chuần Đầu và hai cánh mũi gần như ở trên một mặt phẳng thẳng góc với lỗ mũi; lỗ mũi lớn nhưng không lộ.
Cổ tướng học xếp mũi sư tử vào loại Mũi thành tựu. Hình dạng mũi chạy cách mà lại có long mày, mắt và thân thể mang các đặc tính tổng quát của Sư tử hình là loại tướng đại phú quý. Chỉ có Mũi sư tử đúng cách còn kỳ dư là phá cách thì chỉ ở mức bình thường.
Mũi có nét tướng đặc biệt sau đây:
- Sống mũi tròn cao, thẳng tắp và ăn thông một mạch từ Chuần Đầu đến tận chân trán (vì trán là biểu tượng thu gọn của trời nên mới có danh là Thông thiên)
- Chuần Đầu tròn và hình dáng vừa phải, và ngang bằng với hai cánh mũi.
- Hai cánh mũi không nở rõ
- Mũi không lộ khổng và có bề dài ít nhất từ trung bình trở lên, xương thịt thích nghi.
Mũi thông thiên thuộc loại Thẩm biện quan thành tựu. Phối hợp đắc cácnh với Bảo thọ quan và Giám sát quan, Mũi thông thiên là Mũi điển hình cho lọa tướng đại quý cách, quý hiển có thể lên đến tột đỉnh. Sách tướng cổ xưa nhận xét rằng kẻ có vị đến Ta công đều có Mũi thông thiên cả.
Nói chung về tổng quát chiều dài, Mũi vượn thuộc loại dưới mức trung bình so với khuôn mặt. Tuy nhiên về mặt chi tiết có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
- Sống mũi ngay thẳng.
- Bề ngang và bề dài của mũi dưới mức trung bình, lỗ mũi nhỏ nhưng không lộ
- Cánh mũi nhỏ và trễ xuống hơn phần Chuần Đầu
Mũi vượn được coi là bình phàm không tốt, không xấu nếu chỉ xét riêng về Mũi theo quy định của tướng thuật. Phối hợp với tướng hình phảng phất như khỉ vượn và có một vài nét đặc dị về cá tính như: lanh lợi nhưng hay cáu giận; hay tư lự; thích trái cây hơn rượu thịt, thì kẻ có mũi vượn là kẻ tinh ranh láu lỉnh, không thích đảm đương công việc chân tay có tính cách nặng nhọc. Kẻ như vậy chỉ thích ứng công việc tiểu công nghệ nhẹ nhàng, sự thành công nếu có cũng chỉ ở mức trung bình. Tuy vậy, mũi vượn đắc cách và thích ứng với Ngũ Quan không khuyết hãm là tướng đủ ăn mặc, không lo đói rét suốt đời.
Sơn Căn có bề rộng và hơi thấp
- Phần sống mũi (Niên Thượng và Thọ Thượng) khá cao và có bề rộng rõ rệt.
- Phần Gián Đài, Đình Úy, Chuần Đầu đều đặn, nở nang và có màu hồng nhạt
- Mũi không lộ khổng và có chiều dài trung bình.
Mũi khỉ được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu thuộc vào loại quý cách nhiều hơn là phú cách, tuy rằng thực tế thường kiêm cả hai với phần trội yếu là quý. Phối hợp với đắc cách Hầu tướng và thuần túy, Mũi khỉ là tướng đại phú quý, chủ về văn học hoằng đại, tài trí hơn người nhưng tính ưa sắc dục và ham tiền một cách kỳ lạ.
Mũi trâu nói chung nảy nở và đều đặn, Chuần Đầu trông tương tự như Mũi loài trâu; Sơn Căn lớn, rộng nhưng thấp; Sống mũi gồm Niên Thượng, Thọ Thượng không cao nhưng rắn chắc dài hơn mức trung bình.
Trong cổ tướng học Mũi trâu được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu và liệt vào loại phú cách.
Về cách phối hợp Mũi trâu cần đi đôi với hình dạng người thuộc thú hình như trâu, tê giác, kỳ lân mà lại có Miệng trâu phối hợp là kẻ được hưởng phúc lộc tự nhiên, buôn bán dễ thành danh lợi, hơn là cầu danh trên đường khoa hoạn.
Thân mũi ngay thẳng không lệch lạc, có độ dài trung bình (phần sống mũi). Chuần Đầu bằng phẳng (không nổi rõ Gián Đài, Đình Úy), đều đặn, sống mũi cao rộng, tạo thành hình dạng như thân ống trúc, tục gọi là Mũi dọc dừa. Đặc điểm chính của mũi ống trúc là Chuần Đầu đều và thẳng (hình thành góc thước thợ) và Sơn Căn hơi thấp
Mũi ống trúc được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu chủ về cả phú lẫn quý cách ở mức trung thừa (về phú quý thì thua mũi trâu, về quý thì thua mũi rồng, mũi thông thiên) thiên về văn cách hơn là võ cách.
Phối hợp với loại hình tướng danh cầm (hình Hạc, hình Phượng) và có các bộ vị khác tương ứng tốt đẹp hoặc không khuyết hãm, Mũi ống trúc chủ về sang cả, có danh vọng với đời, nhưng được danh mà kém về lợi. Ngược lại phối hợp đắc cách với loại thú hình như ngựa nai hoặc gia cầm như hình gà vịt chủ về giàu có từ trung vận trở đi, nếu không giàu cũng không bao giờ bị khốn đốn về cơm áo nhưng phần quý hiển bị giảm sút.
Về mật phẩm cách, bất kể phối hợp với hình chim chóc hay muông thú, kẻ có Mũi ống trúc mà Ngũ Quan không khuyết hãm là kẻ tính tình trung hậu, ngay thẳng, thường giữ được mứ trung dung trong xử thế.
Sống mũi hẹp nổi cao (đôi khi trơ xương) và cao gần bằng Chuần Đầu nhỏ nhọn dài và quắp xuống phía dưới Nhân Trung, khiến nhìn nghiêng toàn thể Mũi như mỏ chim ưng nên mới có danh xứng loại Mũi trên là Mũi chim ưng.
Theo tướng thư Mũi chim ưng bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu, nhưng sự bất thành tựu này, căn cứ vào hậu vận bất tường và tính nết ác độc chứ hoàn toàn không phải vì loại mũi này không thành đạt trên các lĩnh vực phú và quý hiển.
Kẻ có Mũi chim ưng mà thân mình mường tượng như sói, như rắn, như chồn lại thêm mắt sói là kẻ tâm tình cay độc, đối xử với đồng loại hạ thủ bất lưu tình, nhưng lại thông minh lanh lợi, cầu công danh dễ dàng thành công, chỉ hiềm là kết cuộc không được yên ổn.
Phối hợp với Ngũ Quan toàn hảo và thân hình khác muông thú kể trên, Mũi chim ưng giảm bớt phần quý hiển nhưng đồng thời sự độc hại cũng tiết giảm tới mức tối đa. Ngược lại, chỉ có Trung Nhạcđặc dị là ưng hình bốn Nhạc còn lại đều bị khuyết hãm thì mũi chim ưng biểu lộ các tính ty tiện, ác hiểm. Các kẻ mạt lưu trong xã hội thường thuộc vào loại hình tướng kể trên.
Hình dạng mũi dài, thiếu bề ngang, Sơn Căn và Niên Thượng thấp hẹp, Thọ Thượng và Chuần Đầu nổi cao và mảnh lưng như cá diếc, Gián Đài, Đình Úy không rõ và rất nhỏ, lỗ mũi che kín, Chuần Đầu ít thịt nhưng không nhọn.
Về mặt vận mạng, Mũi cá diếc bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu. Phối hợp Ngũ Quan không khuyết hãm, Mũi cá diếc chủ về sự thiếu thân tình của gia tộc nhưng đủ sống suốt đời vất vả, phải chật vật mới có miếng ăn, danh lợi dưới mức trung bình.
Mũi cá diếc đi đôi với các hình tướng thuộc loài chim không thích hợp bằng đi đôi với loại tướng thuộc loài thú vì tướng thú thường dễ phát phú sẽ bổ túc phần nào cho sự khiếm khuyết của Mũi trong việc mưu sinh thường nhật
Sơn Căn nhỏ, hẹp và thấp, Niên Thượng và Thọ Thượng cũng thấp và hẹp bề ngang nhưng phần Chuần Đầu, Gián Đài, Đình Úy rất lớn, tròn trịa nẩy nở, khiến cho hình dạng toàn thể loại mũi này trong giống như gốc tỏi mà Sống mũi là Thân, Chuần Đầu và hai Cánh mũi hợp thành củ nên mới có tên là Mũi củ tỏi.
Trong phép xếp loại mũi, mũi củ tỏi không bị coi là bất thành tựu nhưng cũng không được coi là Thẩm biện quan thành tựu vì nó, với phần ý nghĩa về vận mạng gia đình, tượng trưng cho kẻ không được may mắn về tình ruột thịt. Kẻ có Mũi củ tỏi tuy tâm địa vô hại nhưng thiếu tình huyenh đệ thắm thiết, có anh em cũng như không vì chẳng những không được nờ cậy mà còn bị điêu đứng vì cật ruột.
Nếu Ngũ Quan toàn hảo, mũi củ tỏi cho phép phỏng định là gia cảnh cá nhân bắt đầu vượng thịnh vào lúc trung niên trở đi.
Thịnh nang tỵ nghĩa đen là túi đựng đầy tiền. Ở đây Thịnh nang tỵ là một loại Mũi đặc biệt về hình dạng so với các loại mũi khác ở các điếm sau:
Sơn Căn cao nổi và rất rộng, Sống mũi cũng vậy. Chuần Đầu không co nhưng bề ngang xấp xỉ với thân mũi, còn Gián Đài, Đình Úy không đáng kể nên toàn thể Mũi trông tương tự như một túi đựng tiền thẳng băng từ trên xuống dưới dù nhìn theo trắc diện hay chính diện cũng vậy.
Thịnh nang tỵ đúng cách (mũi không lộ khổng) được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu. Nếu phối hợp đắc cách với thân hình đẫy đà thuộc loại thú, thanh âm trầm bổng, Ngũ Quan toàn hảo thì đó là loại vừa phú vừa quý
Hình dạng mũi trông thẳng thì ngay ngắn, nhưng Sơn Căn thấp, nở rộng, phần Sống mũi cao dần và đến Chuần Đầu thì tròn trịa, nẩy nở thành một cục tròn lớn trông như túi mật treo nên mới có danh xưng là Huyền đởm tỵ.
Mũi túi mật treo hình dạng phảng phất như Mũi sư tử nhưng khác ở hai chi tiết sau:
Chuần Đầu của Sư tử tỵ nỏ hơn Chuần Đầu của Huyền đởm tỵ. Phần Sống mũi của Sư tử tỵ uốn cong hơn phần Sống mũi của Huyền đởm tỵ
Gián Đài và Đình Úy của Sư tử tỵ nẩy nở như tách khỏi thân Mũi. Trái lại hai phần trên của Huyền đởm tỵ rất mờ nhạt, gần như lẫn hẳn vào thân mũi.
Về phương diện tướng học, Huyền đởm tỵ được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu bậc nhất, ngang hàng với Thông thiên tỵ và trên Sư tử tỵ. Nó chủ về song toàn lẫn thiện cách thượng đẳng nếu Ngũ Quan toàn hảo và phối hợp với hình tướng thuộc Kim, Mộc hay Thổ hình (kiêm hợp với các loại tướng thuộc về muông thú).
Phối hợp với Ngũ Quan toàn hảo và hơp với cầm tướng (tướng hình mường tượng chim) như Hạc hình tướng, Phượng hình tướng, phần quý trội hơn phần phú. Phối hợp toàn vẹn với thú tướng thì phú nổi hơn quý. Dù cho phối hợp với cầm tướng hay thú tướng, Huyền đởm tỵ đều là đặc trưng rõ rệt nhất của thiện cách (tính nết lương thiện, phẩm cách cao nhã)
Mũi thuộc loại ngắn, Sơn Căn thấp hẹp, Niên Thượng và một phần Thọ Thượng nảy nở về cả chiều ngang rồi phần cuối Thọ Thượng thu hẹp lại và kéo dài cho đến tận Chuần Đầu. Phần cuối Mũi gồm Chuần Đầu, Gián Đài, Đình Úy rất mỏng manh và yếu kém về lượng lẫn phẩm. Lỗ mũi có thể lộ hoặc kín tùy theo từng trường hợp nhưng đều xếp vào loại Cẩu tỵ cả.
Cẩu tỵ bị xếp vào loại Thẩm biện quan trung hòa, nghĩa là không hẳn là xấu nhưng cũng không lấy làm tốt.
Nếu mũi chó hợp cách mà không lộ khổng, phối hợp với các bộ vị khác của khuôn mặt đắc thế, loại mũi này tượng trưng cho cá tính tôn trọng nghĩa khí, ăn ở thủy chung. Về mặt vận mạng mũi chó không bị phá hãm và lồng trong bối cảnh tương đối cân xứng của khuôn mặt với thân hình, báo hiệu cuộc đời phải chăng, không túng thiếu nhưng cũng chẳng được an nhàn lâu dài.
Nếu mũi không bị lộ khổng, lỗ Mũi quá lớn, thì tuy về mặt tình nghĩa chung thủy không bị ảnh hưởng nhưng mạng vận lận đân hay tham nhũng.
Mũi này chia ra làm 2 loại:
Cả hai loại mũi trên đều là Phá cách nên bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu. Loại Phục ngâm tỵ (Tam khúc tỵ) tượng trưng cuộc đời long đong khổ sở, không mấy khi được thư thái. Loại Phản ngâm tỵ (Tam loan tỵ) tượng trưng cho gia vận bất tường: về gia cô độc và có thể bị tuyệt tự.
Thân mũi dài, nổi cao nhưng mảnh dẻ, không có bề ngang, khiến nhìn thẳng người ta chỉ thấy có Sống mũi mường tượng như thanh kiếm ghim vào thân cây (bằng phía lưỡi) chỉ còn nhìn thấy sống kiếm nên mới có biệt danh là Kiếm phong tỵ. Loại mũi này Chuần Đầu nhỏ hẹp không có thịt, Gián Đài, Đình Úy rất nhr và mỏng, lỗ mũi lộ.
Mũi sống kiếm là loại mũi rất xấu về cả phẩm cách lẫn mạng vận nên bị xếp vào loại Thẩm biện cách bất thành tựu và thuộc về loại mũi ác tướng.
Ngũ Quan đầy đặn, mặt mũi phương phi mà có Mũi sống kiếm là kẻ gian ác thâm hiểm, đầu óc cố chấp, vô tình vô nghĩa ngay cả đối với thân quyến cũng vậy.
Về mặt vận mạng, mũi sống kiếm không có gia vận an lành, anh em bạc tình khắc hãm vợ con và thường cô độc lúc tuổi già.
Hình dạng mũi rất nhỏ so với khuôn mặt, Sơn Căn nhỏ hẹp, Sống mũi gần như là lẫn sâu vào mặt phẳng của chính diện khuôn mặt, nên nhìn từ phía trước mặt gần như chỉ thấy Sơn Căn và Chuần Đầu chứ không thấy Sống mũi đâu cả. Trái lại với phần thân mũi hai Cánh mũi của Thiên tỵ ao nẩy nở rất rõ và lớn gần như các phần tương tự của Sư tử tỵ.
Thiên ao tỵ là loại mũi xấu bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu. Mặt mày sáng láng, cân xứng mà chỉ có mũi là Thiên ao tỵ thì thăng giáng thất thường, quanh năm tật bệnh, nghèo túng. Nếu tất cả Ngũ Quan đều lệch lạc là tướng chết yểu.
Nhìn một cách tổng quát so với khuôn mặt thì mũi rồng không lớn, không nhỏ. Nói khác đi là tương xứng với khuôn mặt. Đi sâu vào chi tiết mũi rồng có các đặc điểm sau đây:
- Thân mũi cao nhưng không thẳng tắp từ Sơn Căn đến Chuần Đầu như Tiềm đồng tỵ, trái lại nó hơi cong xuống ở phần Thọ Thượng.
- Chuần Đầu vừa phải, xương thịt tương xứng và cùng ngang hàng với Gián Đài Đình Úy.
- Gián Đài Đình Úy nổi rõ và khá lớn, đầy đặn, cân xứng.
Về phương diện vận mạng mũi rồng la loại cực tốt được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu chủ về thông minG, phú quý song toàn.
Tuy nhiên muốn đạt những điều kẻ trên thì mũi rồng phải ngay thẳng phối hợp thích nghi vớ Lưỡng Quyền cao rộng, trán vuông, Miệng rộng và Cằm nảy nở. Hoàn toàn đắc cách mũi rồng biểu tượng cho hậu vận phú quý cực phẩm. Nếu không hoàn toàn hợp cách cục toàn diện, mũi rồng bị chiết giảm thiểu đặc tính phú quý và đi đến chỗ hư không về hậu vận nếu Lưỡng Quyền bị khuyết hãm, Địa Các nhỏ hẹp và vẩu ra cao gần bằng thân mũi.
Mũi cọp nói chung hơi ngắn về chiều dài và rất lớn về bề ngang thân mũi ngay thẳng và cao hơn Sư tử tỵ; Chuần Đầu tròn lớn và ngang hàng với Gián Đài, Đình Úy.
Ngược lại với Sư tử tỵ, phần Gián Đài, Đình Úy của Hổ tỵ rất nhỏ nhưng nổi rõ, lỗ mũi nhỏ nhưng không lộm Sơn Căn khá cao và đặc biệt nảy nở.
Mũi cọp được xếp vào loại thẩm biện quan thành tựu và ở giữa thượng cách và trung cách về mặt vận mạng.
Nếu đi với hổ nhãn, hổ mi và hổ khẩu, kiêm cả Hổ hình đắc cách, mũi hổ chủ về phú quý cách của hạng người ưa tranh danh đoạt lợi như quân nhân, thương nghiệp gia , thể thao… Nói khác đi phú quý cách ở đây thiên về vật dục, thực tiễn hơn là về trí tuệ. (Các danh tướng thương gia hiển đạt đều có Hổ tỵ đi kèm với các bộ vị đắc cách như trên)
Về mặt phẩm cách, Mũi cọp thuộc laọi thiện tướng bậc trung hoặc tiểu tùy theo cách phối hợp với các bộ vị khác của khuôn mặt.
Nhìn thoáng qua hình dạng của mũi rất lớn so với khuôn mặt: Sơn Căn cao rộng nhưng trơ xương, Lưỡng Quyền vừa hẹp vừa thấp, hai bên thân mũi không có thịt; Gián Đài, Đình Úy cao nở về bề dài nhưng thiếu về bề ngang, lỗ mũi rộng và lộ; Chuần Đầu nhọn và rất cao nên khi nhìn vào, người ta chỉ thấy có Mũi mà dường như không thấy Đông Tây Nam Bắc Nhạc đâu cả (vì các bộ vị này quá nhỏ hẹp hoặc thấp) nên loại mũi này mới có tên là Cô phong tỵ.
Về mặt vận mạng, mũi chỏm núi bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu vì nó chủ về trung vận suy vị, tiền tài phá tán, thân quyến vô duyên. Tuy vậy về mặt phẩm cách, Mũi cô phong nếu không bị nghiêng lệch và được Giám sát quan tốtđẹp (nghĩa là mắt có tụ quang) chủ về phẩm tính thiện lương nhưng tínhtình lạnh nhạt không ưa giao thiện với ngoại nhân thíc cảnh tĩnh mịch.
Thân mũi dài, nhỏ và cao, Sơn Căn hẹp đầu mũi nhỏ nhọn và đặc biệt là lỗ mũi rất rộng và hướng lên phía trên, các phần Gián Đài và Đình Úy bị hở và rất mỏng manh hầu như không có.
Mũi lộ khổng bị xếp vào loại Thẩm biện quan bất thành tựu và liệt vào hạng bần tướng, nhất là từ khoảng 40 tuổi trở đi.
Về mặt vận mạng mũi lộ khổng dù có Đông Tây Nam Bắc Nhạc đắc cách hỗ trợ cũng chỉ thành đạt phần nào về đường khoa nạn nhưng phần nhiều hữu danh vô thực, hữu quý vô phú, luôn luôn nghèo túng. Thảng hoặc có tiền bạc thì cũng không bao giờ giữ được. Nếu Ngũ Quan đều ở mức dưới trung bình thì với mũi lộ khổng kẻ đó suốt đời túng thiếu, lưu lạc tha hương.
Mũi cheo thân thẳng, Sơn Căn, Niên Thượng Thọ Thượng đều nhỏ hẹp nhưng cao thẳng; Chuần Đầu nhỏ và nhọn như mũi lộ khổng; đích danh hai bên thân mũi cũng không có thịt tương tự như mũi lộ khổng.
Mũi cheo bị xếp vào loại Thẩm biện quang bất thành tựu vì các lý do sau:
Về mặt vận mạng loại mui này tán tài (dù phối hợp với các bộ vị toàn hảo) thì cũng lúc thông lúc bí, rốt cục vẫn không sao giữ được tiền của lâu bền; càng về già càng nghèo khổ. Tuy vậy nếu chỉ có Mũi cheo mà Tứ Nhạc còn lại không bị khuyết hãm thì chỉ nghèo túng từ buổi trung niên mà thôi, đường khoa hoạn không hoàn toàn bị bịt lối, chỉ bị ba đào mà thôi.
Về mặt đạo đức, loại mũi cheo này bị xếp vào loại bất lương, chủ về tâm tính bất trắc hiểm ác gian manh đối xử với người không chung thủy, tráo trở khôn lường.
Sơn Căn hơi hẹp, thân mũi thẳng, chạy thẳng một mạch từ Sơn Căn xuống đến Chuần Đầu, hơi tròn và ngang bằng với lằn mức của Gián Đài, Đình Úy. Hai bộ vị này nổi cao hợpvới thân mũi thành một khối duy nhất, chứ không phân ranh rõ rệt như mũi Sư tử, lỗ mũi hơi lộ.
Mũi đười ươi đúng cách thường đi đôi với loại mắt sâu sát gần chân mày và được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu.
Phối hợp đắc cách với loại hình tướng thuộc thú hình (khỉ, vượn…) và khuôn mặt vuông vức nảy nở, Ngũ Quan toàn hảo (về mặt tướng thuật) trông mường tượng như hầu loại(mày hơi thô, Môi trên hơi dày và cong lên đôi chút, thân hình vững chãi lanh lẹ). Mũi đười ươi chủ về tâm tính hào sảng, anh hùng, hậu vận đặc biệt quý hiển. Đây là loại mũi tốt nặng về thiện cách và quý cách còn phú cách chỉ ở mức trung bình
Hình thể mũi thanh lịch, dài và hơi cong xuống, không lớn, không nhỏ so với khuôn amựt; Gián Đài, Đình Úy hơi hẹp bề ngang và cung hàng với Chuần Đầu. Phần Chuần Đầu của Mũi nai bằng phẳng và hơi gấp xuống thành hình thước thợ nhưng đầy đặn, cân xứng, lỗ mũi không lộ.
Mũi nai được xếp vào loại Thẩm biện quan thành tựu.
Phối hợp đắc cách với hình nai và tính nai (như đi đứng mau lẹ một cách tự nhiên, mắt sáng được ánh mắt ngây thơ). Mũi nai chủ về phúc lộc tự nhiên mà có, không cần phải cạnh tranh. Về mặt phẩm tính, nếu Ngũ Quan bị khuyết hãm, mũi nai tiêu biểu cho cá tính lương thiện hồn nhiên, trọng nhân nghĩa và trung tín đối với bằng hữu. Đây là loại tướng Mũi thiện cách thượng thừa.
B. LƯỠNG QUYỀN
I. TỔNG QUÁT VỀ LƯỠNG QUYỀN
Lưỡng Quyền (hai xương gò má) là hai trong năm phần nổi cao của khuôn mặt được gọi là Ngũ Nhạc. Lưỡng Quyền là Đông Tây Nhạc, đóng vai trò hỗ trợ cho khí thế của trung ương là Mũi. Do đó trong phép xem tướng Mũi, người ta coi Lưỡng Quyền là hai thành phần bất khả phân ly của Mũi (quyền trái ứng năm 46 tuổi, quyền phải ứng năm 47 tuổi trong lưu niên vận hạn của Mũi). Mũi toàn hảo về quý cách mà không có Lưỡng Quyền toàn hảo đi kèm thì tính cách hiện thực cửa quyền uy do quý cách mang lại bị chiết giảm. Nếu Lưỡng Quyền bị lệch lạc, khuyết hãm thì cái tốt của loại Mũi quý cách chỉ là hư ảo. Mũi toàn hảo chủ về phú cách mà không có sự toàn hảo của Lưỡng Quyền thì đáng lẽ đại phú chỉ còn trung hay tiểu phú và phát bột tàn.
Về mặt cá tính, theo sự khảo sát của nhà tướnghọc Nhật Bản tên là Thạch Long Tứ Thị trong bộ Quan tướng học đại ý thì Lưỡng Quyền do vành tai và xương đỉnh dầu phát triển tạo ra. Do đó, theo nguyên tắc hỗ tương ảnh hưởng của cốt tướng học, Lưỡng Quyền biểu thị cơ năng tự tư tự lợi. Chỉ cần nhìn vào Lưỡng Quyền ta có thể biết qua đặc tính tự tư tự lợi của kẻ đó ra sao (tính tự tư tự lợi trên bao gồm cả cá tính cương ngạnh tự tôn). Vì vậy, Lưỡng Quyền phát triển thì tín tự tín và tự tôn cũng phát triển theo cùng một tỷ lệ. Kẻ có Lưỡng Quyền phát triển dám nói dám làm những hoài bão của mình.
Đi sâu vào chi tiết, ta thấy có những loại Lưỡng Quyền sau đây:
1. Quyền cao, thấp:
Theo Tề Đông Giã, tác giả bộ Tưởng mạng dàm kỳ, thì Lưỡng Quyền được coi là cao khí nó nằm ở khu vực phía trên đường thẳng chia mũi ra làm hai phần đều nhau (h148/1)
Ngược lại với quyền cao là quyền thấp khi vị trí của Lưỡng Quyền nằm ở phía dưới đường phân ranh tưởng tượng của mũi (h148/2)
Quyền cao tượng trưng cho tínhtự tin và tự tôn mạnh mẽ, các sự cốgắng của cá nhân trong vấn đề cạnh tranh nhằm nhiều đến khía cạnh tư tưởng, tinh thần hơn là lợi ích. Còn Quyền thấp thì ngược lại.
Về phương diện vận mạng, kẻ Quyền cao dễ thành đạ ước nguyện của mình bằng chính khả năng của bản thân, khuyết dụng mưu kế ty tiện được mọi người vị nể (đây chính là khía cạnh tiêu cực của uy quyền). Kẻ có Quyền thấp thì không đặt nặng danh dự hoặc không chuộng phẩm cách nên sự tranh đoạt và mưu sinh hay trá ngụy . Do đó, thường bị khinh rẻ và không có uy lực tinh thần đối với người khác.
2. Quyền rộng, Quyền hẹp:
Quyền rộng được coi là Quyền nở. Được coi là Quyền nở khidiện tích của Lưỡng Quyền khá rộng và nổi bật so với diện tích tổng quát của khuôn mặt. Muốn so sánh một cách thực tiễn và khoa học hơn khi trung tâm điểm của Quyền nằm ở trên đường ranh giới phân địn bề ngang thực sự của khuôn mặt thì loại Quyền đó thuộc loại Quyền rộng. Nếu trung tâm điểm đó lui dần vào phần diện tích thực sự của khuôn mặt thì cbị coi là hẹp.
Quyền rộng biểu thị ý chí đấu tranh và sự tự tin vững chắc kiên cường, đối xử với bằng hữu có tín nghĩa là nồng hậu. Ngược lại, kẻ có Quyền hẹp, tinh thần bạc nhược dễ bị kich động, thiếu kiên trì trong hành động, tâm tính âm hiểm, thiếu sự chung thủy cần thiết, kiến thức và độ lượng hẹp hòi.
Về mặt vận mạng Quyền tượng trưng cho Quyền thế, uy lực vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân đối với người xung quanh. Quyền rộng tượng trung uy tín sâu rộng nếu đi kèm với mũi chủ về quý cách. Quyền hẹp phối hợp với Mũi về quý cách biến quyền uy của quý cách trong thực tế trở thành hư ảo, hữu danh vô thực.
3. Quyền phẳng và nổi:
Ngoài hai đặc điểm ở trên ta còn phải phân biệt Quyền phẳng và Quyền nổi.
Quyền phẳng là bề mặt của Quyền tuy cao hơn các khu vực xung quanh (trừ mũi) của Trung Đình nhưng bằng phẳng một cách tương đối như nền của một đài cao. Ngược lại khi thay vào mặt phẳng đó bằng một mặt cầu (đôi khi phát triển quá độ thành nổi gồ lên như đồi núi hoặc như đỉnh của các tháp xây theo kiến trúc Hồi giáo – nền nhỏ, giữa phình rộng ra và trên cùng thu hẹp dần lại) thì được gọi là Quyền nổi.
Trong tướng học, Quyền phẳng mới tốt, miễn là nó phải cao hơn khu vực xung quanh vì nó tượng trưng cho ý chí bình ổn quân phân, quyền lực vững chãi. Quyền phẳng và rộng vợ con, ý chí kiên trì, chịu đựng dẻo dai, nhưng phản ứng thiên về phòng vệ hơn là gây hấn.
Quyền hẹp và nổi chủ về ương ngạnh, cố chấp và đôi khi trở thành mù quáng (tùy theo sự nổi cao của Lưỡng Quyền giống hình chỏm cầu hay hình chỏm của tháp Hồi giáo), phản ứng của loại người này là phá hoại hơn là xây dựng trong bất luận lãnh vực nào. Ở nữ giới kẻ có Lưỡng Quyền cao và nổi là kẻ có trượng phu tính, thích nắm toàn quyền trong gia đình, thích lấn hiếp chồng con, nhất là nó đi đôi với mũi cao và dài (Từ Hy thái hậu). Ngược lại, Mũi vừa phải, Quyền chỉ nở rộng chứ không nổi lại là tướng vượng phu (như mũi của bà Tống Mỹ Linh).
Về mặt vận mạng, loại Quyền nổi cao biểu thị sự bá đạo, đàn bà khắc chồng. Nếu các bộ vị khác đều khuyết hãm thì có thể đoán là nhiều lần khắc vợ hoặc khắc chồng.
Trong tướng học, Quyền cốt thuộc Dương, vị trí lý tưởng của nó phải là nằm ở khu vực Dương của khuôn mặt, tức là phần thượng diện theo đúng nguyên lý Âm Dương của tướng học. Loại Quyền lý tưởng này cao rộng, phẳng và phát triển đầy đủ về bề ngang, phần ngoại biên của Quyền ăn lan tới gần phía xương mang tai (dan hxưng là Thiên Thương). Vì vậy, loại Quyền này, tướng học gọi là Quyền sáp Thiên Thương chủ về quyền uy thực sự, ổn trọng, cá tính cao thượng, vị tha hơn là vị kỷ. Loại Mũi tốt thuộc loại phú cách và quý cách phải đi kèm với loại Quyền sáp Thiên Thương mới có thể phát huy lực và duy trì được phú quý lâu bền
C- PHỤ LUẬN VỀ MŨI VÀ LƯỠNG QUYỀN
Tề Đông Giã, một nhà tướng học nổi tiếng hiện nay của Trung Hoa đã bàn về Lưỡng Quyền như sau:
Mũi chủ về phần nhãn sự của con người, bất kể nam hay nữ khi nói đến tướng Mắt đều phải lấy Mũi làm căn bản trọng yếu để phán xét. Tùy theo sự tốt xấu, Mũi có thể tạm phân làm hai loại chính là Thượng cách và Hạ cách
a, Các loại Mũi thượng cách:
* Thiên cách: chủ về đức độ
* Phú cách: chủ về tiền của
* Quý cách: chủ về danh vọng, uy tín trong xá hội
Người đức độ cao dầy khiến mọi người phải nể phục và dễ phát sinh thiện cảm không tất nhiên phải là kẻ giàu có, sang trọng nhưng chắc chắn cuộc đời an lạc, bình dị, tốt lành.
Người có tướng Quý không bắt buộc phải là kẻ có dư tiền bạc nhưng danhvọng hiển hách trong một hay nhiều lãnh vực nào đó và trong một thời gian lâu mau không nhất định.
Kẻ Phú cách không hẳn là kẻ quý hiển hoặc lương thiện nhưng không bao giờ đói rách. Đặc điểm chính của kẻ phú cách là không mấy khi an lạc, bình ổn. Những kẻ phú cách bột phát (giàu có đột ngột) thường ít khi được chết lành nếu kẻ đó từ chỗ tay trắng từ lúc trung niên mà vãn niên trở thành đại phú, thường thường tâm cơ linh xảo, vi phú bất nhân, họ thường say mê với tiền bạc, coi rẻ đạo lý.
Do đó bàn về phúc tướng ta nên lấy Thiện cách đứng đầu, kế tiếp là Quý cách, còn Phú cách phải xếp vào loại cuối. Tại sao? Bởi vì đối với nhân quần xã hội, sau kẻ đức độ, kẻ tướng quý thường đem tài trí giúp ích được cho đời nhiều hơn là kẻ giàu, chỉ lo làm tên mọi giữ của, tìm mọi phương cách kiếm tiền, thậm chí đi đến chỗ bóc lột đồng loại.
Trong mỗi loại Thiện Quý Phú vừa kể trên, muốn cho chính xác ta lại chia thành ba đẳng cấp: thượng(đại), trung và hạ (tiểu). Ví dụ: đại quý, trung thiện, tiểu quý...
Thông thường trong phép xem tướng Mũi thì:
- Mũi ngay thẳng sáng sủa trong lành chủ về thiện
- Mũi ngay ngắn, đầy đặn, lỗ mũi nhỏ và không lộ chủ về giàu có
- Mũi cao, thanh nhã thuộc loại Thông thiên hữu thế chẳng hạn thì chủ về quý hiển (thường là nổi danh trong lĩnh vực chỉ huy trí tuệ)
Tuy nhiên những điều kiện kể trên chỉ là những nét đại cương, xét về toàn thể thì có dư nhưng đi vào chi tiết thì lại không đủ để phân loại thành từng thứ bậc của mỗi loại (đại, trung, tiểu). Muốn xác định thứ bậc ta cần phải xét đoán toàn bộ tướng người về đủ mọi mặt nhất là phải lượng định Tam Đình, Ngũ Nhạc và Ngũ Quan. Dựa vào các chi tiết trên, dan htướng gia về mặt tướng học đời Thanh Điểu Kim Ngao lão tiền bối đã xếp Mũi và Quyền của Quốc phụ Tôn Trung Sơn là đại quý, đại thiện nhưng vô phú, còn Viên Thế Khải thì đại quý, đại phú nhưng bất thiện
Trên kia, tuy nói trai gái đều lấy việc quan sát Mũi là căn cứ để định quý tiện, bần phú, nhưng cách áp dụng cho nam nữ có những đặc điểm dị biệt: Trong 3 loại tướng Mũi đợc xếp vào loại thượng cách và đặc biệt là loại quý cách của đàn ông và đàn bà khác hẳn nhau. Đàn ông lấy xã hội tính làm căn bản, nên Mũi cao dài, Lưỡng Quyền cao rộng là quý; còn đàn bà lấy đức hạn hiền đức làm đầu nên Quyền cao, trán rộng, mũi nở bị liệt vào loại “ Nữ đoạt phu quyền” tuy rằng có oai danh nhưng về đường gia đạo gặp sóng gió, tính tình khô khan, không gây hứng thú cho nam giới, nên những đặc điểm đó phải coi là Liệt cách.
Ngoài ra, tuy có Mũi quý mặc lòng mà thiếu Lưỡng Quyền tốt đẹp đi kèm thì cái quý đó giảm thiểu quá bán, đôi khi quý còn trở thành bại cách. Nhiều người mới bước chân vào nghề xem tướng học nghệ chưa tinh thường vấp phải nhược điểm này.
Đối với Mũi thuộc phú cách thì lại không thế, Mũi tốt mà Quyền xấu thì chỉ không thể trở thành đại phú hoặc giàu chứ không trở thành số chết đói.
Riêng đối với Mũi thuộc thiện cách thì Lưỡng Quyềndù xấu hay tốt cũng vô can vì nó không làm mất bàn chất Thiện của con người. Tóm lại Lưỡng Quyền tốt hay xấu chỉ làm tăng giảm tính chất Quý và Phú của Mũi chứ không ảnh hưởng đến thiện cách.
Ví dụ điển hình trong số danh nhân hiện đại của Trung Quốc. Quan sát chân dung Tổng thống Tưởng Giới Thạch lúc tuyên thệ nhậm chức năm 1944, ta thấy mũi của ông thuộc loại đại qúy cách vì hội đủ ba điều kiện chính yếu sau đây:
- Ngay ngắn, cân xứng
- Sống mũi cao và chạy tẳng một mạch từ Chuần Đầu đến Ấn Đường (Sơn Căn cao rộng và cao gần bằng Ấn Đường). Đó là loại Mũi được tướng học mệnh danh là Thông thiên tỵ
- Có khí thể, nghĩa là trong mạnh mẽ gân guốc vì Mũi khuyết lộ xương mà cũng không quá nhiều thịt khiến trở thành thô kệch.
Ngoài ra họ Tưởng còn có Lưỡng Quyền cực tốt phụ họa Quyền cao cân xứng và có bề thế, lan tới Thiên Thương, cặp mắt sáng quắc và uy nghiêm khiến người người nhìn thấy phái sinh lòng úy kỵ.
Tuy nhiên đứng về mặt Thiện cách và phú cách, Mũi của Tưởng chỉ được xếp vào loại trung thiện, trung phú.
Chỉ cần so sánh hai bức chân dung của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch dưới đây là thấy ngay sự phân biệt đó.
Tóm lại, về loại Mũi thượng cách, Mũi được xem là tốt khi nó ngay thẳng, không hãm phá, bằng phẳng, có khí thế quán Thiên Đình. Loại mũi tốt càng thêm đắc cách khi nó có thêm Ấn Đường rộng rãi, nổi cao ở trên và Miệng chữ Tứ đúng cách ở dưới. Đó là cách cục Thiên thừa bắc hải, Địa tải sơn hà được nói đến trong các cổ thư. Theo kinh nghiệm 30 năm xem tướng của Tề Đông Gia thì tướng Mũi đại quý kiêm đại phú khá nhiều, đại thiện kiêm đại quý cũng có nhưng hiếm; còn kiêm đại thiện, đại quý và đại phú thì chưa từng thấy bao giờ.
b, Các loại Mũi hạ cách:
- Ác tướng
- Tiện tướng
- Bần tướng
Trong mỗi loại ta cũng phân thành 3 thư bậc: Thượng, Trung và Hạ.
Đứng trên quan điểm phụng sự xã hội, Tề Đông Gia cho rằng loại ác tướng xấu nhất vì kẻ có loại mũi ác tướng thường bất đắc kỳ tử, không được chết lành. Ác tướng có thể không nghèo và cũng không phải vo danh tiểu tốt nhưng điểm đáng ghi nhận là kẻ ác tướng tâm địa hiểm độc, bất nhân vô nghĩa. Trong xã hội, kẻ nghèo khổ rất nhiều; kẻ vừa nghèo vừa hèn (ở đây có nghĩa là người vô danh, bạch đinh) khá đông đảo, còn kẻ ác rất ít. Có thể là kẻ nghèo hèn thường hay sinh tính làm bậy nhưng đó không phỉa là bản chất tiên thiên của họ. Trái lại kẻ ác sthì không thê, dù ở địa vị cao sang hay giàu có vào hàng thiên vạn hộ thì vẫn không thay đổi tính bất nhân bất nghĩa, và bản chât thiên phú của họ như thế rồi, do đó Tề Đông Giả xếp họ vào loại Tối hạ cách*
* Trên đây chỉ là những điều khái lược. Muốn xét đoán tâm tính mạng vận của một cá nhân ra sao, không thể chỉ căn cứ vào một bộ vị duy nhất mà đủ, dù cho đó là bộ vị quan trọng nhất là Mũi đi nữa. Hơn nữa phần luận đàm của Tề Đông Giả rất giản lược không đủ để phân biệt thế nào là ác, bần và tiện tướng. Do đó, chúng ta không nên quá bận tâm về tính cách ưu khuyết của một bộ vị về mặt lượng. Điều quan trọng nhất của phần tướng hình phải là tính chất về phẩm và sự thich nghi của nó lồng trong hình thể tổng quát của khuôn mặt.