Lilo xin được hộ chiếu đi thăm tôi ở bệnh viện, và chúng tôi lập kế họach đưa cô và mấy đứa trẻ ra khỏi Đông Đức. Trẻ em không cần hộ chiếu để đi lại giữa Đông và Tây Đức, nhưng người lớn thì cần. Kế hoạch của chúng tôi là gởi Klaus qua trước, và tôi sẽ đánh điện cho Lilo là Klaus bị bệnh nặng và cô ta sẽ qua ngay. Theo kế hoạch, Lilo sẽ mang Alexander với cô.
Sau khi ra viện, tôi đi tìm Count Schwerin, người được thả 2 năm trước đây, đã tạo được một doanh nghiệp ở Bremen. Ông ta cho tôi làm ở chỗ ông ấy, và khi tôi có công việc và một chỗ ở, Lilo gởi Klaus sáng cho tôi. Vì tôi chỉ có phòng ngủ và Klaus phải đi học, tôi tìm được một gia đình cho tôi và Klaus ở cho đến khi Lilo và Alexander qua. Rồi theo kế hoạch, tôi gởi điện tín cho Lilo là Klaus bị bệnh nặng và cô cần phải đến ngay. Chính quyền Đông Đức từ chối cấp hộ chiếu cho đến khi cô trình giấy bác sĩ theo dõi bệnh tình của Klaus. Tôi tìm được một bác sĩ giúp tôi làm giấy chứng nhận, và Lilo được cấp hộ chiếu. Đến bấy giờ thì chính quyền Đông Đức đòi hỏi hộ chiếu cho trẻ em, và họ từ chối cấp cho Alexander. Nên Lilo phải gởi Alexander cho mẹ tôi khi cô đoàn tụ với chúng tôi ở Bremen.
Chúng tôi mất một năm để đưa được Alexander thoát khỏi Đông Đức. Mẹ tôi xin giấy hộ chiếu hàng ngày ở văn phòng từ lúc mở cửa cho đến khi đóng cửa trong suốt một năm cho đến khi bà xin được hộ chiếu. Họ cuối cùng tìm được một khe hở và cấp giấy cho họ để thoát bà già luôn rầy rà - Sự thật là tôi sinh ra ở Brunsbuttelkoog, Tây Đức. Cuối cùng, chúng tôi được xum họp.
Tháng 4 năm 1951, với chức trợ lý tài chánh cho chính phủ Tây Đức, tôi được đi học đại học ở trường đại học Rustersiel, gần Bremen. Một năm sau đó, tháng 4 năm 1952, chúng tôi sinh đứa con gái đầu, Sylvia.
Tháng 9 năm 1952, tôi đi học ở trường đại học Antioch ở Yellow Springs, Ohio theo chương trình trao đổi sinh viên. Trong năm học ở Antioch, tôi tìm được người bảo trợ tôi quay lại Mỹ. Tôi đã xác định là đưa tôi và gia đình đi càng xa Cộng Sản càng tốt, cả địa lý lẫn lý tưởng. Tôi về Bremen năm 1953 và nhận được bằng tốt nghiệp tháng 4 năm 1954.
Tôi quay lại Mỹ cuối tháng 6 năm 1954, cùng với gia đình, với hộ chiếu di dân. Một một thời gian ngắn làm công nhân xây dựng ở Yellow Springs, Ohio, tôi xin được việc ở một công ty đa quốc gia đầu năm 1955 và nghỉ hưu năm 1983 ở tuổi 66.
Số mạng của những người chính trong cuốn sách này:
Tướng Weilding chết năm 1955 ở nhà tù Butyrka, theo lời von Dufving.
Đại Tá von Dufving ở 10 năm trong nhà tù Nga và được tha năm 1955. Hai năm đầu ở Nga ông ở nhà tù Butyrka. Sau đó ở 2 năm trong nhà tù ở Orel, từ đó ông bị đi lao động ở trại Workuta, phía bắc của vòng Hàn Đới, năm 1949.Trên đường đến Workuta, ông gặp Raoul von Wallenberg, nhà ngoại giao Thuỵ Điển bị người Nga bắt ở tù sau chiến tranh (người Nga nói ông ta chết năm 1947(. Ở Workuta, người Nga rõ ràng muốn tù nhân chết, để họ ở trong thời tiết khắc nghiệt, làm việc khổ sai, không đủ thức ăn. Nó cũng tối vài tháng 1 năm và vô cùng chán nản. Như phép lạ, von Dufving sống sót sau gần 2 năm ở Workuta và sau đó được chuyển về một trại gần Stalingrad, và ông nhận được lá thư đầu tiên từ gia đình năm 1951. Ông trải qua phần còn lại của sự tù đày ở trại Asbest, trong rặng núi Ural, và được thả cuối năm 1955 sau khi Quốc trưởng Đức Konrad Adenauer đàm phán để thả số tù nhân còn lại để trao đổi cho việc tăng lên mối quan hệ giữa Tây Đức và Liên Xô. Ngày nay, von Dufving sống ở một thị trấn nhỏ gần Cologne.
Thiếu tá von Burkersroda sống ở Baden-Baden, Tây Đức.
Thiếu Tá Wolff là cha đở đầu của con gái tôi, Sylvia, nhưng chúng tôi bị mất liên lạc và tôi không nghe về anh ta sau nhiều năm.
Count Schwerin, bây giờ ở tuổi 90, di dân qua Canada và hiện nay sống ở Montreal.