Thiếu Tá Raake nhận lệnh tối ngày 9 tháng 5 năm 1940, sẵn sàng hành quân vào lúc 8 giờ sáng vào sáng hôm sau. Ông gọi tôi vào văn phòng.
"Sẵn sàng báo động vào lúc 5 giờ sáng," Ông nói. "Đây không phải là luyện tập. Đây là chuyện thật. Chúng ta tấn công Pháp vào ngày mai. Chuẩn bị các mệnh lệnh tối nay, đưa ra vào sáng mai. Người hạ sĩ quan đánh máy không được phép rời văn phòng cho đến khi báo động lúc 5 giờ sáng."
"Jawohl, thưa Thiếu Tá," Tôi trả lời. Mặc dù ngạc nhiên vì những thay đổi, tôi lập tức làm việc. Công việc của tôi, một sĩ quan phụ tá, phải chắc chắn các chi tiết phải rõ ràng và mọi việc đều đúng kế hoạch.
Tôi ra với Schwabenprinz trước khi báo động, kiểm tra các pháo đôi để chắc chắn bếp núc chuẩn bị và binh sĩ được đánh thức. Mọi thứ đều phải chính xác về thời gian, vì thời biểu xe lửa rất đúng giờ. Và đây là cuộc báo động toàn phần, chúng tôi không được để lại bất cứ vật gì.
Đúng giờ, các pháo đội đều tập hợp hàng ngủ và sẵn sàng hành quân. Chúng tôi đợi lệnh từ sư đoàn để tiến quân - nhưng chúng tôi không nhận được lệnh từ họ suốt ngày hôm ấy. Chúng tôi chỉ đợi. Qua radio, chúng tôi được biết là Nước Đức đã xâm lăng nước Pháp. Tôi nói chuyện suốt ngày với Thiếu Tá Raake và các chỉ huy pháo đội trong khi chờ lệnh. Chúng tôi nghĩ rằng vì số lượng quá lớn về binh sĩ, xe tăng, pháo tự hành, và các đơn vị khác quá đông trong cuộc tấn công nên chúng tôi phải đợi cho đến khi đến lượt mình.
Thiếu Tá Raake quả quyết rằng lần này cũng sẽ là chiến thuật blitzkrieg như ở Ba Lan. Wimmer thì chắc rằng chúng tôi sẽ phải lặp lại một cuộc chiến tranh hầm hố như thời chiến tranh thế giới. Đại Úy Witnauer, pháo đội trưởng pháo đội 2, và Đại Uý Wagner, pháo đội 3, đồng ý với Raake. Vì cả hai đều chưa đến 30, và không ai có nổi lo sợ của Wimmer.
Ngày hôm đó thật dài, chỉ ngồi và đợi lệnh hành quân. Văn phòng Raake, trung tâm đầu não của tiểu đoàn, luôn tấp nập với những hoạt động, các thiếu úy từ các pháo đội chạy lên chạy xuống để tìm tin tức mới nhất. Tất cả tin tức chúng tôi nhận được đều tích cực. Quân đội tiến đều đặn ở Luxembourg, Bỉ và Hà Lan. Tôi đi theo Raake vào buổi chiều đến các pháo đội trò chuyện với lính để coi tinh thần của họ đến đâu. Tinh thần của họ rất cao, nhất là với những tin tức có lợi, mặc dù cũng như chúng tôi, họ mệt mỏi chờ đợi và nôn nóng chờ đợi tiến quân. Nếu họ có sợ viễn cảnh chiến tranh, thì tôi không nhận thấy điều này. Họ chơi đùa, cứ như họ đang ở Plauen. Những sĩ quan dự bị chúng tôi trò chuyện với những người có kinh nghiệm để biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tất cả các sĩ quan trẻ đều chắc rằng cuộc tấn công Pháp sẽ tương tự như cuộc tấn công Ba Lan.
Cuối cùng chúng tôi cũng nhận được lệnh hành quân vào sáng hôm sau, 11/5/1940. Tôi hơi thất vọng lần nữa vì pháo binh - ngựa kéo thay vì pháo binh cơ động. Chúng tôi phía sau mặt trận ít nhất là một ngày hành quân, và với ngựa kéo, chúng tôi ngày càng tụt hậu xa hơn. Chúng tôi cột ngựa vào xe, súng và đi khoảng 25km đến ga xe lửa. Kế hoạch di chuyển đã được chuẩn bị từ các sĩ quan hành quân sư đoàn. Công việc của tôi là chỉ định vị trí các pháo đội vào các thời điểm cần thiết, pháo đội nào đi trước, và các công việc về hậu cần.
Mất khoảng 45 phút để lên tàu, vì chúng tôi đã làm công việc này khá thành thạo. Chúng tôi lên tàu ở ngoại ô Cologne. Với 3 pháo đội, cần 3 chuyến tàu lửa để di chuyển cả tiểu đoàn. Chúng tôi đi tàu chỉ 18 cây số, vượt qua sông Rhine. Chúng tôi được đi xe lửa vì chắc đường đường được giành cho xe tăng và pháo binh cơ giới. Chúng tôi xuống tàu ở Euskirchen, tây nam của Cologne, chúng tôi tiếp tục hành quân bộ đến biên giới Bỉ.
Chúng tôi thuộc Phương Diện Quân A, Tư lệnh là Đại Tướng von Rundsted; Tập Đoàn Quân 4, do Đại Tướng von Kluge tư lệnh, và Quân Đoàn 8 bộ binh (BB), tư lệnh là Tướng Heitz. Chúng tôi vào Bỉ ngày 13 tháng 5. Trung đoàn BB mà chúng tôi yểm trợ tiến phía trước chúng tôi, theo đội hình hành quân, vì chúng tôi phải sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Chúng tôi đi qua rừng Ardennes, địa hình đồi và cây cối rậm rạp. Chúng tôi hành quân liên tục 7 ngày trước khi được nghỉ ngơi một ngày.
Chúng tôi phải sẵn sàng tiến quân lúc 6 giờ sáng. Trong tiểu đoàn tôi, những người giữ ngựa, đầu bếp và sĩ quan trực nhật của các pháo đội phải dậy lúc 4:30 sáng. Giờ đó, trời còn rất tối. Buổi sáng sớm còn lạnh, và thường rất ẩm ướt vào sáng sớm vì sương hay mưa. Chim chóc cũng bị đánh thức khi đầu bếp nổi lửa nấu cà phê hay trà và 2 cái nồi thật lớn của bếp dã chiến. Đầu bếp bỏ tất cả những gì cần nấu vào trong nồi và nấu cho đến khi chúng tôi rời chỗ lúc sáu giờ. Và những cái nồi đó tiếp tục được nấu trên bếp di động trong khi hành quân.
Một ly trà nóng thường giúp tôi đẩy lùi cái lạnh buổi sáng. Binh lính bắt đầu dậy và vệ sinh cá nhân và làm cho khu vực sống lên và ánh sáng bình minh chậm chạp đẩy lùi bóng đêm. Mọi người đến các bếp kiếm trà hay cà phê, bánh mì, bơ và thịt nguội, thỉnh thoảng có Pate hay những món khác. Rồi thì tiếng xích, tiếng bánh xe nặng nhọc trên con đường ghập ghềnh, một ngày mới lại tiếp tục.
Sau 4 giờ hành quân, chúng tôi dừng lại cho buổi ăn chính trong ngày. Chúng tôi luôn dừng lại ở những nơi có nước cho ngựa, có khi chỉ là 1 khe nước nhỏ. Chúng tôi cho ngựa ăn uống và coi chúng có bị trầy sướt hay sưng tấy và kiểm tra móng trước khi ăn. Vì không có phản ứng của địch, nên bếp núc được bày ra và bữa ăn nóng được nấu lên. Chúng tôi có khoảng 45 phút để ăn. Đây là bữa ăn nóng duy nhất trong ngày, mặc dù đầu bếp có thể nấu soup cho buổi tối. Họ cũng chuẩn bị cà phê và trà cho lúc giải lao. Sau khi ăn trưa, chúng tôi tiếp đi đi cho đến 5-6 giờ chiều, hoặc cho đến khi chúng tôi đến được vị trí chỉ định. Tất nhiên, thời tiết thỉnh thoảng ảnh hưởng đến cuộc hành quân. Trung bình chúng tôi đi được 40 km mỗi ngày, nhưng thay đổi từ 20 đến 50 km tuỳ thời tiết và địa hình.
Sư đoàn chỉ định mục tiêu hàng ngày cho chúng tôi, họ chỉ cho chúng tôi nghỉ đêm ở những đâu. Nếu được, chúng tôi cố gắng đến một ngôi làng nào đó, nơi có nước uống và chỗ ngủ. Nếu không có làng mạc, chúng tôi ngủ giữa đồng hoặc cắm lều. Việc đầu tiên sau khi dừng quân là đặt khoảng 10-15 trạm gác (trong làng hay trong rừng thì đặt trạm gác nhiều, ngoài đồng trống thì ít hơn) và đặt súng ở những vị trí mà chúng tôi có thể chiến đấu hoặc di chuyển ngay nếu cần. Chúng tôi đặt súng hướng về phía mặt trận. Ngựa được cho ăn uống, rồi đến lượt chúng tôi.
Các pháo đội trưởng tập trung 185 binh sĩ của mình và cho biết tình hình mặt trận, phòng tuyến ở chỗ nào... Lúc đó thì đã 7:30 - 8 giờ, mọi người nói chuyện, nghỉ ngơi hoặc viết thư rồi đi ngủ. Các sĩ quan có túi ngủ (sleeping bag) binh lính có mền. Mọi người tự tìm những chổ thoải mái rồi đặt lưng. Sau 12 giờ di chuyển và thêm 1 giờ kiểm tra xung quanh, tôi ngủ một cách dễ dàng.
Khi trời mưa, chúng tôi cố gắng tìm nhà hay nông trại để ngủ nếu có làng mạc. Nếu ngoài đồng trống, cứ 4 người một nhóm, họ nối lều của họ với nhau và làm thành 1 cái lều đủ cho 4 người ngủ. Các pháo đội trưởng luôn luôn có lều riêng vì phải giữ những thiết bị, tài liệu khỏi bị ướt.
Chúng tôi không nghe được tiếng súng từ mặt trận, vì bây giờ chúng tôi cách xa mặt trận ít nhất lầ 2 ngày đường. Nhưng chúng tôi thấy những chứng tích để lại. Khi chúng tôi đi qua những bãi chiến trường - xác xe tăng cháy, cầu sập, xác thú vật. Cây gãy ngang mặt đường cứ vài trăm mét. Hầu hết đã được dọn qua một bên, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi phải dọn để lấy đường đi. Nơi cầu sập, công binh đã làm các cầu phao tạm.
Đến Bra, Bỉ, chúng tôi phải để con ngựa đầu tiên lại vì nó đã kiệt sức. Sau một đêm trong 1 công viên, sáng hôm sau chú ngựa không bước nổi nữa. Tôi tự hỏi lúc đó tại sao bác sĩ thú y Lutzow không bị kiệt sức như lũ ngựa. Ông ta phải đi với chúng tôi suốt ngày, ban đêm lại phải loay hoay lo cho chúng. Ông ngủ rất ít và tôi thường thấy ông vừa ngồi trên ngựa, vưa đi vừa ngủ giật trên đường hành quân.
Một người khác là những thợ rèn của các pháo đội. Lúc đầu không đến nổi nào, nhưng khi đến Bomal, Bỉ, chúng tôi vượt qua cầu phao qua sông Ourthe. Đến dốc cầu bên kia, một bánh xe súng bị gãy và chúng tôi phải dừng lại chờ cho đến khi họ sửa xong. Từ đở trở đi, các thiết bị bắt đầu hư hỏng thường xuyên, và chúng tôi phải dừng lại nhiều lần để cho các thợ rèn sửa chửa.
Bonsin, Bỉ, bụi và nóng. Phía nam của làng Houx, chúng tôi vượt sông Maas. Ngày 17 tháng 5, tiểu đoàn thám báo của sư đoàn bắt được bảy trăm tù binh. Ngày 18 tháng 5, chúng tôi được biết Brussels đầu hàng. Ở Osternerée, chúng tôi dừng lại trong một công viên rất đẹp trên đất của Vua Bỉ. Ở đây, ngày 19 tháng 5, cả sư đoàn chúng tôi được nghỉ ngơi 1 ngày. Mọi người tắm rửa, giặt giũ, viết thư. Nhiều người lăn ra ngủ suốt ngày. Chúng tôi tiếp tục hành quân ngày 20 tháng 5 và tiến vào Rance, Bỉ, nơi chúng tôi phải cưa những cây lớn ngã chặn đường để lấy đường đi. Chúng tôi đi qua nhiều xe tải chở đầy sĩ quan Pháp bị bắt làm tù binh.
Ngày 21 tháng 5, chúng tôi bắt đầu vào đất Pháp. Hôm đó, chúng tôi được lệnh bất ngờ tách ra khỏi Phương Diện quân A và nhập vào Tập Đoàn Quân Kleist (tên của Đại Tướng Kleist). Và chúng tôi đi thẳng đến sông Somme.
Đến bấy giờ, mọi việc đều giống như một buổi thao diễn đối với chúng tôi, ngoại trừ chúng tôi đi theo dấu của chiến tranh, đi qua những bãi chiến trường đã xảy ra vài ngày trước và thấy những gì còn lại của một trận chiến. Chúng tôi đã quen với bụi và mùi của thuốc súng và mùi xăng nhớt trong thao diễn, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi ngữi thấy sự chết chóc. Súc vậy chết khặp nơi, chúng là những nạn nhân của đạn, cối, pháo, bom. xác chúng này trương phình lên giữa đồng với chân chổng lên trời. Tôi được biết mùi thối rữa, bụi, thuốc súng, khói, xăng là mùi của chiến tranh. Đây là lần đầu tiên tôi hít phải mùi chiến tranh, và mùi này sẽ trở thành rất quen thuộc trong năm năm đến.
Lần đầu tiên nhìn thấy lính chết làm tôi bị kinh hoàn. Chúng tôi được huấn luyện đem đến cái chết nhanh và hiệu quả nhất, và tôi biết rằng người ta chết trong chiến tranh. Nhưng "biết" trong kiến thức hoàn toàn khác với thấy và trải qua nó. Chúng tôi có các sĩ quan trong trung đoàn bị chết ở Ba Lan, đương nhiên, chúng tôi cảm giác được tổn thất. Nhưng từ "bị giết" vẫn là một từ mang ý nghĩa "thụ động" nếu so sánh với ý nghĩa của nó khi thấy trước mặt mình là một cái xác máu me, không toàn thây, thối tha mà trước đây là một cơ thể sống khoẻ mạnh. Bây giờ là một xác ghê tởm, bất động nằm trên mặt đất.
Những người lính chết đầu tiên tôi thấy là lính Pháp - Marốc. Họ bị giết trong một nghĩa trang, và họ nằm ngổn ngang, tay chân họ trong những vị trí kỳ quái, mắt và miệng mở. Sự kiện mà tôi không thể nào quên được. Đây là những gì mà chúng tôi mang đến cho người khác và họ mang đến cho chúng tôi. Một điều khủng khiếp khi biết rằng đây là những gì mà chúng tôi sẽ thấy, sẽ làm hàng ngày cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Từ giây phút đó, cái chết luôn lảng vảng quanh chúng tôi bất cứ nơi nào chúng tôi đi. Tuy nhiên, chúng tôi đã được huấn luyện cho chiến tranh, và chúng tôi phải học cách chấp nhận kề cận với cái chết.
Chúng tôi hành quân từ Englancourt đến Guise, nơi đã bị tàn phá hoàn toàn. Xác xe tăng cháy nằm khắp nơi trên đường phố, và con đường ra khỏi thị trấn dốc và hẹp và bị tắc nghẽn vì đủ loại xe của Pháp bỏ lại. Chúng tôi vượt sông Oise ở Proix, sông đào Somme ở Morcourt, và đóng quân trong một nông trại lớn ở Omissy. Rồi tiếp tục đến Moislains, và từ đó đi Hénencourt.
Những cuộc tập dượt không chuẩn bị cho chúng tôi về những người tị nạn và những ngôi nhà bỏ trống. Nên chúng tôi không đi vào những thành phố lớn với ngựa và pháo, mà ở nông thôn. Các nông trại bỏ trống và chúng tôi thường gặp những người chạy nạn. Họ rời bỏ nhà cửa vì họ thấy chiến tranh đến gần họ. Vì họ không biết phải làm gì, họ hoảng hốt và bỏ chạy. Thật buồn khi nhìn họ: đàn bà, trẻ em, và những ông già trên xe đạp và xe bò chất đầy những gì họ có thể chở đi được, và họ không biết đi đâu. Người ta làm nghẽn đường bằng đủ loại xe cộ chất đầy các vật dụng. Đúng ra, chiến thuật tấn công blitzkrieg như một cơn lốc vượt qua rất nhanh, cách tốt nhất là cứ ở nhà và chờ cho mặt trận vượt qua. Chúng tôi luôn nói họ về nhà, chiến trận đã qua và không phải sợ hãi nữa, nhưng họ hình như cứ mê muội và không nhận thức được. tôi cảm thấy hối hận là chúng tôi đã phải làm như vậy đến với họ. Họ phải trả một giá khủng khiếp vì nước Pháp tuyên chiến với chúng tôi.
Chúng tôi kinh ngạc về tốc độ tiến quân của chúng tôi ở Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và miền Bắc nước Pháp. Ngày 25 tháng 5, chúng tôi đến gần sông Somme, nơi quân Pháp đã xây một phòng tuyến mới để chận chúng tôi lại. Toàn bộ xe tăng của chúng tôi đã tiến về bờ biển eo biển nước Anh khu vực Dunkirk với cuộc hành quân blitzkrieg, nhưng quân đội Đức vẫn chưa vượt qua sông Somme. Bây giờ đang tập trung một lực lượng lớn để tấn công phòng tuyến Pháp để tiến về Paris.
Đến sông Somme, Raake, Wimmer, Wagner, Witnauer, và tôi lên phía trước, cùng với bộ các sĩ quan chỉ huy bộ binh, để quan sát toàn bộ khu vực. Khu vực của chúng tôi được chỉ định trên bản đồ bởi các sĩ quan hành quân sư đoàn, nhưng các vị trí riêng biệt cho các đại đội bộ binh và các pháo đội không được phân bố cho đến khi các chỉ huy quan sát địa hình. Trung đoàn trưởng bộ binh, Đại Tá Haushofer, chỉ định từng vị trí cho mỗi tiểu đoàn, và mỗi pháo đội yểm trợ từng tiểu đoàn. Các chỉ huy pháo đội tìm nơi tốt nhất để đặt các vị trí quan sát và các vị trí tốt nhất để đặt súng trong khu vực của họ. Sau khi chọn các vị trí cho toàn bộ các đơn vị, chúng tôi gởi các hạ sĩ quan về để họ đưa súng vào vị trí.
Chúng tôi có vị trí khá tốt bên bờ sông cao phía bắc con sông. Tiện lợi hơn, có một con đường chạy dọc theo bờ sông. Phía bên kia, bờ sông thoai thoải, và chúng tôi có thể nhìn xa khoảng 4 - 5km. Quân Pháp chỉ bố trí vài tiền đồn trong khu vực chúng tôi thấy được, ẩn mình trong các vườn cây hay nhứng con rạch nhỏ chảy ra sông Somme. Ngôi làng Proyart được bố trí đầy giao thông hào. Tuyến phòng thủ chính của họ sâu khoảng 4 - 5km trên những ngọn đồi gần làng Villers Bretonneux. Địa hình cao hơn của chúng tôi và phòng tuyến của họ cách xa sông khoảng 5 km làm chúng tôi có thể tấn công dễ dàng hơn. Chúng tôi biết chúng tôi sẽ không gặp sự chống đỡ cho đến khi chúng tôi tiến đến tuyến phòng thủ gần làng Villers-Bretonneux.
Sông Somme rộng khoảng 100 mét ở chỗ chúng tôi. Binh lính đào giao thông hào rồi đào hầm. Chúng tôi không biết chúng tôi sẽ ở đây bao lâu, nhưng biết chắc sẽ là một trận đánh lớn và chúng tôi sẽ tiến lên, nên đoán sẽ ở đây khoảng vài ngày.Điều kiện sống ở đây còn hoang sơ hơn ở vùng núi Eifel, nhưng binh lính làm cho họ cố gắng thích nghi hoàn cảnh mới. Chúng tôi đặt bộ chỉ huy tiểu đoàn trong một ngôi nhà bỏ trống phía sau một mô đất. Tôi có thể ngủ trong nhà thay vì trong hầm.
Ở đây, chúng tôi bắn phát súng đầu tiên của cuộc chiến và tham dự cuộc giao chiến trực diện đầu tiên. Buổi chiều hôm sau, quân Pháp tấn công bằng một trận pháo. Tiếng nổ của đạn pháo lúc đầu nhói óc, nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy tôi làm quen với chúng khá nhanh. Cuộc đấu pháo của 2 bên dường như dài vô tận. Mặt đất như bùng nổ, mùi thuốc súng, đất đá văng cao, và những hoạt động cuống cuồng. các pháo thủ xung lên vì kích thích và cả vì sợ, dộng từng trái đạn về phía quân Pháp. Khi trận đánh ngưng, chúng tôi như choáng váng - vì mệt, vì kích động, và từ sự im lặng bất ngờ bao trùm ngay tiếp theo sau của những tiếng ầm vang của trận đánh. Chúng tôi cảm thấy đầu óc nhẹ hẫng.
Chúng tôi kiểm tra thương vong của các pháo đội và thấy mọi người đều hưng phấn cao độ. Tuy nhiên, chúng tôi có thương vong, Đại Uý Wagner, pháo đội trưởng pháo đội 3, bị thương nặng vì mảnh. Cứu thương băng bó ông rồi đưa về tuyến sau. Sau đó, khi tình hình vết thương cho phép di chuyển, ông ta sẽ được đưa về các bệnh viện ở Đức. Sĩ quan pháo đội của Wagner, Trung Úy Karl Schumann, thay thế ông làm pháo đội trưởng.
Chúng tôi kinh ngạc về tốc độ tiến quân của chúng tôi ở Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và miền Bắc nước Pháp. Ngày 25 tháng 5, chúng tôi đến gần sông Somme, nơi quân Pháp đã xây một phòng tuyến mới để chận chúng tôi lại. Toàn bộ xe tăng của chúng tôi đã tiến về bờ biển eo biển nước Anh khu vực Dunkirk với cuộc hành quân blitzkrieg, nhưng quân đội Đức vẫn chưa vượt qua sông Somme. Bây giờ đang tập trung một lực lượng lớn để tấn công phòng tuyến Pháp để tiến về Paris.
Đến sông Somme, Raake, Wimmer, Wagner, Witnauer, và tôi lên phía trước, cùng với bộ các sĩ quan chỉ huy bộ binh, để quan sát toàn bộ khu vực. Khu vực của chúng tôi được chỉ định trên bản đồ bởi các sĩ quan hành quân sư đoàn, nhưng các vị trí riêng biệt cho các đại đội bộ binh và các pháo đội không được phân bố cho đến khi các chỉ huy quan sát địa hình. Trung đoàn trưởng bộ binh, Đại Tá Haushofer, chỉ định từng vị trí cho mỗi tiểu đoàn, và mỗi pháo đội yểm trợ từng tiểu đoàn. Các chỉ huy pháo đội tìm nơi tốt nhất để đặt các vị trí quan sát và các vị trí tốt nhất để đặt súng trong khu vực của họ. Sau khi chọn các vị trí cho toàn bộ các đơn vị, chúng tôi gởi các hạ sĩ quan về để họ đưa súng vào vị trí.
Chúng tôi có vị trí khá tốt bên bờ sông cao phía bắc con sông. Tiện lợi hơn, có một con đường chạy dọc theo bờ sông. Phía bên kia, bờ sông thoai thoải, và chúng tôi có thể nhìn xa khoảng 4 - 5km. Quân Pháp chỉ bố trí vài tiền đồn trong khu vực chúng tôi thấy được, ẩn mình trong các vườn cây hay nhứng con rạch nhỏ chảy ra sông Somme. Ngôi làng Proyart được bố trí đầy giao thông hào. Tuyến phòng thủ chính của họ sâu khoảng 4 - 5km trên những ngọn đồi gần làng Villers Bretonneux. Địa hình cao hơn của chúng tôi và phòng tuyến của họ cách xa sông khoảng 5 km làm chúng tôi có thể tấn công dễ dàng hơn. Chúng tôi biết chúng tôi sẽ không gặp sự chống đỡ cho đến khi chúng tôi tiến đến tuyến phòng thủ gần làng Villers-Bretonneux.
Sông Somme rộng khoảng 100 mét ở chỗ chúng tôi. Binh lính đào giao thông hào rồi đào hầm. Chúng tôi không biết chúng tôi sẽ ở đây bao lâu, nhưng biết chắc sẽ là một trận đánh lớn và chúng tôi sẽ tiến lên, nên đoán sẽ ở đây khoảng vài ngày.Điều kiện sống ở đây còn hoang sơ hơn ở vùng núi Eifel, nhưng binh lính làm cho họ cố gắng thích nghi hoàn cảnh mới. Chúng tôi đặt bộ chỉ huy tiểu đoàn trong một ngôi nhà bỏ trống phía sau một mô đất. Tôi có thể ngủ trong nhà thay vì trong hầm.
Ở đây, chúng tôi bắn phát súng đầu tiên của cuộc chiến và tham dự cuộc giao chiến trực diện đầu tiên. Buổi chiều hôm sau, quân Pháp tấn công bằng một trận pháo. Tiếng nổ của đạn pháo lúc đầu nhói óc, nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy tôi làm quen với chúng khá nhanh. Cuộc đấu pháo của 2 bên dường như dài vô tận. Mặt đất như bùng nổ, mùi thuốc súng, đất đá văng cao, và những hoạt động cuống cuồng. các pháo thủ xung lên vì kích thích và cả vì sợ, dộng từng trái đạn về phía quân Pháp. Khi trận đánh ngưng, chúng tôi như choáng váng - vì mệt, vì kích động, và từ sự im lặng bất ngờ bao trùm ngay tiếp theo sau của những tiếng ầm vang của trận đánh. Chúng tôi cảm thấy đầu óc nhẹ hẫng.
Chúng tôi kiểm tra thương vong của các pháo đội và thấy mọi người đều hưng phấn cao độ. Tuy nhiên, chúng tôi có thương vong, Đại Uý Wagner, pháo đội trưởng pháo đội 3, bị thương nặng vì mảnh. Cứu thương băng bó ông rồi đưa về tuyến sau. Sau đó, khi tình hình vết thương cho phép di chuyển, ông ta sẽ được đưa về các bệnh viện ở Đức. Sĩ quan pháo đội của Wagner, Trung Úy Karl Schumann, thay thế ông làm pháo đội trưởng.
Chúng tôi kinh ngạc về tốc độ tiến quân của chúng tôi ở Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và miền Bắc nước Pháp. Ngày 25 tháng 5, chúng tôi đến gần sông Somme, nơi quân Pháp đã xây một phòng tuyến mới để chận chúng tôi lại. Toàn bộ xe tăng của chúng tôi đã tiến về bờ biển eo biển nước Anh khu vực Dunkirk với cuộc hành quân blitzkrieg, nhưng quân đội Đức vẫn chưa vượt qua sông Somme. Bây giờ đang tập trung một lực lượng lớn để tấn công phòng tuyến Pháp để tiến về Paris.
Đến sông Somme, Raake, Wimmer, Wagner, Witnauer, và tôi lên phía trước, cùng với bộ các sĩ quan chỉ huy bộ binh, để quan sát toàn bộ khu vực. Khu vực của chúng tôi được chỉ định trên bản đồ bởi các sĩ quan hành quân sư đoàn, nhưng các vị trí riêng biệt cho các đại đội bộ binh và các pháo đội không được phân bố cho đến khi các chỉ huy quan sát địa hình. Trung đoàn trưởng bộ binh, Đại Tá Haushofer, chỉ định từng vị trí cho mỗi tiểu đoàn, và mỗi pháo đội yểm trợ từng tiểu đoàn. Các chỉ huy pháo đội tìm nơi tốt nhất để đặt các vị trí quan sát và các vị trí tốt nhất để đặt súng trong khu vực của họ. Sau khi chọn các vị trí cho toàn bộ các đơn vị, chúng tôi gởi các hạ sĩ quan về để họ đưa súng vào vị trí.
Chúng tôi có vị trí khá tốt bên bờ sông cao phía bắc con sông. Tiện lợi hơn, có một con đường chạy dọc theo bờ sông. Phía bên kia, bờ sông thoai thoải, và chúng tôi có thể nhìn xa khoảng 4 - 5km. Quân Pháp chỉ bố trí vài tiền đồn trong khu vực chúng tôi thấy được, ẩn mình trong các vườn cây hay nhứng con rạch nhỏ chảy ra sông Somme. Ngôi làng Proyart được bố trí đầy giao thông hào. Tuyến phòng thủ chính của họ sâu khoảng 4 - 5km trên những ngọn đồi gần làng Villers Bretonneux. Địa hình cao hơn của chúng tôi và phòng tuyến của họ cách xa sông khoảng 5 km làm chúng tôi có thể tấn công dễ dàng hơn. Chúng tôi biết chúng tôi sẽ không gặp sự chống đỡ cho đến khi chúng tôi tiến đến tuyến phòng thủ gần làng Villers-Bretonneux.
Sông Somme rộng khoảng 100 mét ở chỗ chúng tôi. Binh lính đào giao thông hào rồi đào hầm. Chúng tôi không biết chúng tôi sẽ ở đây bao lâu, nhưng biết chắc sẽ là một trận đánh lớn và chúng tôi sẽ tiến lên, nên đoán sẽ ở đây khoảng vài ngày.Điều kiện sống ở đây còn hoang sơ hơn ở vùng núi Eifel, nhưng binh lính làm cho họ cố gắng thích nghi hoàn cảnh mới. Chúng tôi đặt bộ chỉ huy tiểu đoàn trong một ngôi nhà bỏ trống phía sau một mô đất. Tôi có thể ngủ trong nhà thay vì trong hầm.
Ở đây, chúng tôi bắn phát súng đầu tiên của cuộc chiến và tham dự cuộc giao chiến trực diện đầu tiên. Buổi chiều hôm sau, quân Pháp tấn công bằng một trận pháo. Tiếng nổ của đạn pháo lúc đầu nhói óc, nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy tôi làm quen với chúng khá nhanh. Cuộc đấu pháo của 2 bên dường như dài vô tận. Mặt đất như bùng nổ, mùi thuốc súng, đất đá văng cao, và những hoạt động cuống cuồng. các pháo thủ xung lên vì kích thích và cả vì sợ, dộng từng trái đạn về phía quân Pháp. Khi trận đánh ngưng, chúng tôi như choáng váng - vì mệt, vì kích động, và từ sự im lặng bất ngờ bao trùm ngay tiếp theo sau của những tiếng ầm vang của trận đánh. Chúng tôi cảm thấy đầu óc nhẹ hẫng.
Chúng tôi kiểm tra thương vong của các pháo đội và thấy mọi người đều hưng phấn cao độ. Tuy nhiên, chúng tôi có thương vong, Đại Uý Wagner, pháo đội trưởng pháo đội 3, bị thương nặng vì mảnh. Cứu thương băng bó ông rồi đưa về tuyến sau. Sau đó, khi tình hình vết thương cho phép di chuyển, ông ta sẽ được đưa về các bệnh viện ở Đức. Sĩ quan pháo đội của Wagner, Trung Úy Karl Schumann, thay thế ông làm pháo đội trưởng.
Sau khi Wagner bị thương, tôi bắt đầu coi cái chết một cách nghiêm trọng hơn. Rõ ràng là có thể là tôi, hay bất cứ ai, và mọi người đều có thể là người kế tiếp. Thật khó chịu khi thật sự nhận thấy mình không phải là bất tử.
Tối hôm ấy mưa rất lớn, và binh lính bỏ hố các nhân dựng lều trú mưa. Tôi cảm thấy may mắn khi khô ráo ngồi trong nhà và nghe tiếng mưa rơi trên mái mà không phải đội mưa. Pháo binh cơ giới của chúng tôi tiếp tục quấy nhiễu quân Pháp suốt đêm. Tình hình sáng hôm sau khá yên tỉnh ngoại trừ chúng tôi bắn pháo thăm dò về phía con đường và các vị trí quan trọng phía sau phòng tuyến địch - và pháo thăm dò của địch cũng làm như chúng tôi.
Ngày 28 tháng 5, quân Pháp tấn công chúng tôi lần nữa, lần này không chỉ pháo binh, mà còn máy bay cường kích và tiêm kích, và xe bọc thép. Pháo đến trước, và chúng tôi lập tức phản pháo. Tiếng súng bắn và tiếng động của chiến tranh lại nỗi lên, và sự kích thích lại đổ đến. Bỗng nhiên chúng tôi để ý đến các tiếng nổ xung quanh chúng tôi, làm đất đá bắn cao lên không, và mạnh hơn đạn pháo, và chúng tôi nhận ra vài chiếc máy bay Pháp đang ném bom vào vị trí chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục tác xạ, máy bay ném bom rồi khoảng 1 tá hay hơn máy bay tiêm kích tiếp tục bắn phá. Tiếng động cơ may bay làm thêm tiếng ầm vang và rối loạn của trận đánh. Sau đó, khoảng 20 xe bọc thép cố gắng tấn công chúng tôi, nhưng họ không đọ lại pháo binh nên nhanh chóng quay lui về phía Proyart. Chúng tôi đã bắn 361 viên đạn để chặn đứng cuộc tấn công. Chúng tôi tiếp tục bị pháo suốt đêm hôm hôm ấy, và chúng tôi trả lời bằng 3 loạt mỗi giờ. Chúng tôi đã quen với tiếng đạn pháo và cảm thấy không bình thường nếu không nghe chúng. Định nghĩa của từ "bình thường" thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong vài ngày.
Tôi nhận thấy chiến đấu vừa phấn khởi vừa sợ. Phấn khởi vì trong những tiếng bom đạn và các hoạt động làm chúng tôi sống trong trạng thái cao độ của sự kích thích. Sợ vì bất cứ lúc nào một tiếng nổ cũng có thể đưa chúng tôi vào thiên thu. Không ai biết một phút sau anh ta còn sống hay không.
Vì xe tăng của Pháp cũng như của chúng tôi đều đã đến eo biển Anh, nên các trận đánh chỉ có pháo binh, thỉnh thoảng có thêm không quân và xe bọc thép, và các toán tuần thám được tung ra khoảng trống giữa con sông và dãy đồi. Mục đích của các toán tuần thám là dò xét tình hình, bắt tù binh, và dọn sạch khu vực để quân Pháp không thấy chúng tôi xây cầu phao qua sông và cố phá việc xây cầu. Các cuộc tuần thám thay đổi quân số từ 5 người cho đến một đại đội 180 người, tuỳ vào mục đích của cuộc tuần thám. Từ tù binh, chúng tôi biết rằng đối đầu chúng tôi là Sư Đoàn Thuộc Địa Số 4 với các trung đoàn lính Senegalese và Sư Đoàn Bắc Phi Số 7 với Trung Đoàn 10 Ma Rốc và Trung Đoàn 3 Algerian.
Công việc của tôi là giữ liên lạc với các pháo đội, tiếp vận cho tiểu đoàn, chuẩn bị lệnh cho các pháo đội di chuyển nếu bộ binh chọc thủng phòng tuyến. Nếu bộ binh chọc thủng, pháo binh phải di chuyển theo để bộ binh không tiến ra khỏi tầm để chúng tôi có thể yểm trợ. Chúng tôi không di chuyển cả 3 pháo đội cùng một lúc, vì pháo binh phải luôn có sẵn bất cứ lúc nào để yểm trợ nếu địch tấn công vào bộ binh. Các pháo đội sẽ di chuyển từng đơn vị một, và BCH Tiểu Đoàn sẽ đi với pháo đội đầu để họ có thể tìm vị trí đặt súng ở nơi kế tiếp.
Trong thời gian này, chúng tôi đấu pháo với pháo binh Pháp. Chúng tôi bắn phá những mục tiêu quan trọng để quấy phá địch, không cho họ nghỉ ngơi, bắn vào đường xá, cầu cống và hệ thống thông tin liên lạc. Thỉnh thoảng, chúng tôi bắn khoảng 100 đến 150 quả đạn dọc theo một đoạn giao thông hào dài khỏang 2 cây số, hoặc chúng tôi bắn vào tuyến sau của địch để quấy phá. Hoặc bắn hú họa vào bất cứ chỗ nào, đôi khi cũng làm địch bị thiệt hại.
Chúng tôi ở sông Somme 9 ngày trước khi mở cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ Pháp. Khi chiến dịch vào Dunkirk chấm dứt với cuộc di tản của quân Anh và lực lượng tăng của chúng tôi rảnh rang cho các hoạt động sắp tới, chúng tôi chuẩn bị cuộc tấn công để chọc thủng phòng tuyến Pháp để tiến về phía Nam đến Paris.
Đêm 4 tháng 6 khá căng thẳng. Mọi người không ai ngủ được. Thiếu Tá Raake đến bàn trực nơi tôi làm việc và ngồi xuống. Ông mồi một điếu thuốc và hút một cách chậm chạp, rít vào thật sâu và từ từ nhả khói.
"Làm việc khuya hả Knappe", ông lên tiếng.
"Tôi phải làm xong mấy cái giấy tờ này."
"Bọn Pháp đào hầm như lũ chuột chùi," ông nói những gì đang suy nghĩ. "Và rõ ràng bọn chúng có hàng khối đạn pháo. Cuộc tấn công sẽ không dễ dàng. Tôi linh cảm bọn chúng biết được cuộc tấn công ngày mai cũng chúng ta."
"Chúng ta yểm trợ bộ binh hết mình," Tôi nói. "Chúng ta biết chính xác địch ở đâu, và chúng ta sẽ tập trung tác xạ vào những nơi đó." Tôi tin rằng cuộc tấn công sẽ thành công.
"Proyart được bảo vệ bằng những ngọn đồi chắn trước mặt. Quân Pháp sẽ bắn xuống quân ta từ những điểm cao đó, và lính Ma Rốc và Senegale là những người lính thiện chiến. Chúng ta sẽ sai lầm rất lớn nếu đánh giá thấp họ." Ông đứng lên và gạt tàn. "Chúc ngủ ngon Knappe, đêm nay sẽ rất ngắn và ngày mai sẽ rất dài." Nói xong, ông bước ra. Tôi hơi lo âu khi thấy ông ta lo sợ. Bình thường ông rất cứng rắn.
Làng Proyart là mục tiêu của bộ binh trong ngày đầu tiên. Chúng tôi khai hoả vào phòng tuyến Pháp lúc 5 giờ sáng. Chúng tôi biết chắc khoảng cách và có thể điều chỉnh bằng mắt thường để bắn bất cứ các mục tiêu nào. Chúng tôi biết đường xá phía sau tuyến địch, và chúng tôi biết những giao lộ và những chỗ quan trọng.
Khi bộ binh bắt đầu tấn công, chúng tôi chuyển làn đến các vị trí pháo binh và cối của địch. Chúng tôii biết các vị trí này từ các vị trí quan sát và từ máy bay trinh sát. Thiếu Tá Raake chỉ định từng mục tiêu cho các pháo đội và cơ số đạn bắn vào mỗi mục tiêu. Luftwaffe (không quân) cũng ném bom vào các vị trí quân Pháp. Bộ binh chiếm được các ngọn đồi trước Proyart, nhưng họ bị dừng lại vì sự bắn phá của pháo binh hạng nặng nên không thể chiếm Proyart. Khi không thể với đến mục tiêu của ngày đầu tiên, họ đào hầm trú ẩn; đương nhiên họ sẽ tấn công lại, nhưng đã mệt mỏi và quyết định tấn công vào sáng hôm sau. Chúng tôi phải biết các vị trí phòng thủ để khỏi bắn lầm. Chúng tôi tiếp tục giao chiến ác liệt suốt ngày hôm đó và suốt đêm.
Đến tối, tôi đang làm bản báo cáo các hoạt động trong ngày cho Raake, Đại Úy Wimmer bỗng nhiên bước vào văn phòng. Khuông mặt ông cho tôi thấy có việc gì đó không ổn.
"Chuyện gì vậy, thưa Đại Úy?"
"Rehberg, anh ta chết rồi. Tôi nghĩ phải cho anh biết tin này, vì anh ta lạ bạn của anh."
Tôi nghe những lời đó, nhưng ý nghĩa của chúng không thấm vào ngay. "Ý ông là sao?" Tôi hỏi ngớ ngẩn.
"Đồi 84, phía tây Proyart," Ông nói thêm, như điền vào một bản báo cáo. "một tay súng bắn tỉa đã bắn anh ta. Bọn Senegal thích nấp trên cây và bắn tỉa. Anh ta bị trúng đạn."
Những lời nói bắt đầu thấm. Tôi có cảm giác trống không lẫn bàng hoàng. Một sự thù hận tê tái dâng lên trong tôi. Wimmer vẫn đứng trong tư thế đau khổ, nhìn tôi với vẻ mặt đau đớn.
"Sau hơn hai mươi năm, tôi đã quên cảm giác như bây giờ." Ông nói. Rồi bất ngờ biến mất khỏi căn phòng nhanh chóng như khi bước vào.
Tôi làm xong bản báo cáo, mặc dù đầu óc của tôi không tập trung được nữa. Rồi bước ra ngoài trong bóng đêm, cố gắng làm dịu đi nỗi rối loạn trong tôi. Ánh chớp của đạn pháo, và tiển nổ tiếp theo ánh lửa khi các pháo đổi bắn trong đêm, hình như nhấn mạnh cái chết của Rehberg. Người ta bị giết trong chiến tranh, tôi tự nói. Nó sẽ xảy ra và tôi sẽ mất bạn bè trong chiến trận.
Tôi muốn nói chuyện với Raake về điều này. Có thể ông ta kinh nghiệm hơn và có thể giúp tôi thích ứng. Tôi vào nhà và bước vào văn phòng ông ta.
"Chuyện gì vậy Knappe?" Ông hỏi khi nhìn tôi.
"Thiếu Úy Rehberg đã chết rồi." Tôi buông giọng.
Ông nhìn thẳng vào tôi trong vài giây. "Tôi nghĩ là anh nên uống một chút gì đó." Ông vớ lấy cái tủ. Ông rót cho tôi một ly cognac và tôi uống một ngụm. Ngụm rượu mạnh thật hiệu nghiệm cho đầu óc tôi. Raake đốt thuốc lá và hút một hơi dài.
"Cái giá của chiến tranh rất cao," ông vừa nói vừa đúng dậy và bước đến cửa sổ, nhìn ra ngoài bóng đêm. "Nước Đức không thể lấy lại vị trí của nó trong lòng Châu Âu nếu không có chiến tranh, vì kẻ thù phía Tây chúng ta sẽ không cho phép điều đó. Chúng ta không thể chiến đấu mà không có thương vong." Ông quay lại và nhìn tôi. "Cuộc sống của Thiếu Úy Rehberg là một trong những cái giá mà chúng ta phải trả để tái lập cho nước Đức vị trí đứng đắn của nó ở Châu Âu."
"Tất nhiên." Tôi đáp. Trong 1 khoảnh khắc, Hình bóng Herr Hoffer lại thoáng qua đầu óc tôi. Ông ta, trong 1 phương diện nào đó, đã đoán trước cái chết của Rehberg.
"Tất cả chúng ta đều sẽ mất bạn bè trước khi cuộc chiến này chấm dứt. Có lẽ cách tốt nhất là đừng làm bạn với ai hết, nhưng điều đó sẽ không xảy ra. Chúng ta cần tất cả bạn bè đẻ có thể đương đầu với những gì ở phía trước. Chúng ta không thể dừng với người Pháp. Chúng ta chỉ phải chịu đựng mất mát như những con người thật sự."
"Ông nói đúng," tôi uống cạn ly rượu. "Cảm ơn Thiếu Tá."
Tôi nhỏ nước mắt cho bạn trong bóng đêm muôn trùng. Cái chết đã lảng vảng quanh đây. Nhưng đây là lần đầu tiên nó chạm đến tôi thật gần. Đại Úy Wagner bị thương nặng, nhưng ông ta còn sống để về nhà. Rehberg thì không bao giờ trở về. Vĩnh viễn. Anh đã biến mất trên mặt đất này. Là một người bạn, cái chết của anh đã mang đến một sự hủy diệt tàn bạo nhất với tôi trong cuộc chiến này. Đây không phải trò chơi, như những cuộc tập trận lúc trước. Chiến tranh có nghĩa là sự sống của những người bạn thân thiết bị hủy hoại trong tích tắc.
Xác của Rehberg được mang về trong đêm đó. Chúng tôi chôn anh vào 7 giờ sáng hôm sau, trong một nghĩa trang từ cuộc chiến trước. Tôi dự buổi tang lễ cùng với Wimmer và 15 người khác trong pháo đội. Xác của anh vẫn còn nguyên vẹn. Mặc dù đã 22 tuổi, anh trông trẻ hơn khi chết - Nếu như anh còn ở nhà, chắc hẳn đang tràn ngập sự sống của một thanh niên trẻ trung, thay vì phải nằm đây, một nạn nhân chiến tranh lạnh ngắt và tái nhợt. Cái chết trở thành 1 phần của tư tưởng tôi từ giây phút ấy. Thấy cái chết của những người lính Ma Rốc là một kinh nghiệm ghê gớm - nhưng đó là cái chết của kẻ thù. Khi các xác nằm trước mặt là ai đó bạn biết và làm việc chung với nhau, ai đó bạn thích và làm thân, ai đó mà cuộc đời chỉ vừa mới bắt đầu...
Đời lính không còn là những ngày vô tư như lúc đóng quân ở Plauen. Chúng tôi phải học cách chấp nhận và cố gắng vượt qua với các nhiệm vụ.Chỉ có 1 điều làm chúng tôi cảm thấy dễ chịu khi chúng tôi chôn Rehberg và vài người lính bộ binh khác trong nghĩa trang của cuộc chiến trước - những ngôi mộ trong nghĩa trang cho thấy cuộc chiến tranh trước tệ hại hơn nhiều. Chúng tôi có thể nhìn thấy hàng trăm người được chôn trong nghĩa trang này trong chiến tranh thế giới, và chúng tôi chỉ có vài người. Chiến thuật mới đem lại thương vong ít hơn. Dù sao, cảm giác này làm tôi thấy nhẹ nhàng đôi chút.
Rehberg được thay thế bởi Thiếu Úy Jaschke, một người nhỏ con và tóc vàng, mắt xanh lơ, và nước da khá đẹp. Và anh ta chứng tỏ là biết học hỏi và cầu tiến.
5:30 sáng hôm sau, chúng tôi mở màn bằng một cuộc tác xạ tập trung 15 phút vào Proyart. Rồi chuyển làn và bộ binh tấn công lại. Sĩ quan tiền sát theo dõi bộ binh và địch để điều chỉnh pháo vào tuyến quân Pháp. Chúng tôi tiếp tục bắn chặn vào tuyến sau, cầu cống, giao lộ, và các vị trí quan trọng. Nhưng quan trọng nhất là yểm trợ bộ binh.
Khi di chuyển qua sông Somme và tìm chỗ đặt súng, chúng tôi phát hiện quân Pháp đã đặt mìn trên đường nên chúng tôi phải tránh chúng. Trước khi pháo vào vị trí, chúng tôi được tin bộ binh đã chiếm Proyart, nên chúng tôi tiếp tục hành quân. Chúng tôi quay về hướng Nam, hướng Paris, và tiếp tục đội hình hành quân. Bộ binh bắt 314 tù binh Ma Rốc ở Proyart.
Trong 9 ngày chúng tôi ở sông Somme, quân Pháp đã đặt mìn các cầu về Paris, và bây giờ họ phá hủy chúng khi rút. Ngày 8 tháng 6, ở sông Avre, địch lợi dụng địa thế địa hình dễ phòng thủ phía bên kia bờ sông và dừng lại chiến đấu. Lần này, toàn trung đoàn pháo binh vào vị trí- tất cả 36 khẩu 105mm và 12 khẩu 150mm - tạo thành một rào lửa trên vị trí quân Pháp ở bờ bên kia. Địch rút lui, chúng tôi vượt sông qua các cầu phao.
Ở Sacy le Grand, chúng tôi tập trung ở sông Oise. Quân Pháp 1 lần nữa quay lại chiến đấu ở các vị trí phòng thủ thiên nhiên bên kia sông và các cầu bị phá hủy. Ở đây, chúng tôi đem vài khẩu pháo đến sát bờ sông và bắn thẳng vào cái ổ súng máy bên kia sông. Bộ binh tung ra các cuộc đột kích, tiếp đó thì đổ bộ qua bên kia sông. 9 giờ tối, công binh làm xong cầu phao, và chúng tôi đưa 1 pháo đội qua sông. Đêm hôm đó, sư đoàn bắt được một tin liên lạc của Tập Đoàn Quân só 4 Pháp ra lệnh cho quân của họ đoạn chiến. Chúng tôi ngừng bắn và để cho họ rút lui để tránh thương vong, quân Pháp để lại vài ổ súng máy và một số quân để chúng tôi nghĩ rằng họ vẫn còn ở đó. Khi chúng tôi đưa toàn bộ pháo binh qua sông, một cầu phao bị sập và chúng tôi phải dừng lại 4 giờ để công binh sửa cầu. Cuối cùng thì chúng tôi vượt hết qua cầu và tiếp tục hành quân về hướng Paris. Quân Pháp cho ngã rất nhiều cây cối cản đường để làm cuộc hành quân chậm lại. Bộ binh mất 12 người ở cuộc tấn công bên sông Oise.
Chúng tôi vào vị trí ở Verneuil và Fleuriné. Đêm 11 tháng 6, quân Pháp tấn công chúng tôi ở Senlis lúc 10 giờ đêm. Cuộc tấn công diễn ra suốt đêm và ngày hôm sau. Tiếng nổ liên lục của trận đánh - những âm thanh trộn với nhau, tiếng nổ của pháo binh và cối, tiếng giòn giã của súng máy, từng tiếng 1 của súng trường trộn lẫn vào nhau tạo thành âm thanh của một cơn giông tố - bây giờ hình như gắn liền với cuộc sống. Ba lần trong trận đánh, chúng tôi phải thay đổi vị trí quan sát vì vị trí bị pháo địch bắn phá dữ dội. Năm giờ chiều ngày 12 tháng 6, chúng tôi đưa các pháo đội về lại khu rừng phía Bắc của Senlis khi bộ binh rút lui và chấn chỉnh đội hình, và quân Pháp lập tức tấn công chúng tôi bằng không quân và pháo binh. 4 giờ chiều ngày 13 tháng 6, bộ binh mở cuộc tấn công thứ 2 vào Senlis. Pháo địch pháo mãnh liệt vào vị trí các pháo đội, vị trí quan sát bị súng máy của lính Senegal bắn từ các cây cao, và máy bay Pháp oanh tạc vào các vị trí phía sau. Chúng tôi rút tiền sát viên về một căn hầm lớn, và suốt đêm, vị trí cũ bị pháo binh Pháp trực xạ. Cuối cùng chúng tôi chiếm được Senlis và tiếp tục tiến về Paris. Đó là trận đánh dữ dội và đẩm máu, với thiệt hại nặng nề của cả 2 bên, nhưng đó là trận đánh lớn cuối cùng trên con đường đến Paris.
Ngày 14 tháng 6, từ 8 giờ đến 3 giờ chiều, chúng tôi hành quân một mạch 45km không nghỉ và vào vị trí gần sông Marne, trong một công viên tuyệt đẹp, khoảng 45km đông bắc từ trung tâm Paris. Chúng tôi có thể nhìn thấy tháp Eiffel từ công viên. Chúng tôi đã hành quân tổng cộng 800 km từ Overath đến Paris. Chúng tôi được nghỉ ngơi vài giờ để tắm rửa, nhu cầu quan trọng nhất của chúng tôi lúc này, vì bụi đất bám đầy sau những ngày chiến đấu.
Tuy nhiên, khoảng 9 tối thì có báo động và chúng tôi được lệnh di chuyển vào vị trí chỉ phía nam của Tremblay, sông đào Ourcq, nằm giữa chúng tôi và sông Marne. Paris đã tuyên bố mở cửa (nghĩa là quân phòng thủ sẽ không chống cự để thành phố không bị hư hại) ngày hôm trước, nhưng đơn vị Pháp trong khu vực sông đào là lính thủy vừa tòng quân để bảo vệ Paris đã không nhận được lệnh và tiếp tục chiến đấu. Cây cầu bắt qua sông đào chưa bị phá hủy, và lính thủy bảo vệ nó với súng máy.
Cây cối khá nhiều trong khu vực này, xen lẫn với những ngôi làng nhỏ. Con sông đào nằm ngay phía nam của một ngôi làng. Con đường chạy xuyên qua làng, hai bên là các cửa hiệu và nhà cửa. Khoảng 30 mét sau một khúc cua là cây cầu. Bộ binh bị ghim lại ở cây cầu vì súng máy của quân Pháp từ bên kia cây cầu bắn qua, con sông đào rộng khoảng 12 mét. Bộ binh cố gắng làm câm khẩu súng máy bằng đạn cối nhưng không thành công, họ yêu cầu pháo binh trợ giúp. Chúng tôi không thể bắn từ tuyến sau bằng sự điểu khiển của tiền sát viên, vì cây cối quá nhiều và khoảng cách quá ngắn. Cách duy nhất là đưa pháo lên tuyến trước và trực xạ vào vị trí súng máy, như chúng tôi đã làm ở sông Oise.
Tôi lên phía trước với bộ binh, và khi họ yêu cầu, tôi gọi một khẩu 105mm từ Pháo Đội 1 lên. Người chỉ huy bộ binh chỉ tôi căn nhà phía bên kia sông đào, ở đó khẩu súng máy đang bắn ra. Chúng tôi đi đến khẩu pháo và nói các pháo thủ chuẩn bị. Tôi phải lắp sẵn đạn vào súng, đẩy nó qua khúc cua (bây giờ chúng tôi đang ở sau một căn nhà), ngắm, và bắn vào ổ đại liên cách khoảng 25 mét. trước khi họ bắn vào chúng tôi. Đây không phải là việc của tôi, nhưng tôi muốn chắc là nó phải có hiệu quả. Bảy người chúng tôi đẩy khẩu súng. Khẩu đội trưởng là một thượng sĩ thay vì 1 trung sĩ như thường lệ, có lẽ vì người thượng sĩ cũng muốn chắc chắn. Họ đặt viên đạn vào buồng đạn, và tôi kiểm tra để biết chắc mọi việc đã sẵn sàng.
"Theo hướng dẫn của tôi, chúng ta sẽ đẩy khẩu pháo vòng qua góc đường, và tôi sẽ ngắm và hô lệnh bắn. Các anh nghe rõ không?" Tôi nhìn xung quanh, cả 6 người gật đầu.
"Lên!" Tôi ra lệnh.
Chúng tôi đẩy khẩu súng vòng qua góc tường nhà ở khúc cua. Ánh chớp của khẩu súng máy từ trong hầm ngầm của ngôi nhà bên kia sông đào khi chúng tôi nhắm và giật giây súng. Quân Pháp bắn chúng tôi trước, khi viên đạn được bắn đi, cả 7 chúng tôi đều nằm dài trên mặt đất. Tôi biết tôi bị trúng ở cổ tay trái, nhưng tôi cố nhìn qua bên kia sông đào xem chúng tôi có tiêu diệt khẩu súng máy không. Chỉ thấy khói bốc lên từ chổ đặt khẩu súng, và bộ binh đã tràn qua cầu.
Tôi bò đến chỗ nấp phía sau góc tường và kiểm tra vết thương. Một viên đạn đi vào phía sau bàn tay và đi ra chỗ cổ tay. Máu rỉ ra chỗ vết thương. Tôi cảm thấy tê; cơn đau sẽ đến sau. Tôi nhanh chóng kiểm tra thân thể. Mặc dù không bị trúng đạn chỗ nào khác, nhưng tôi tìm một lỗ bên thân áo, một qua tay áo, và một qua túi đựng bản đồ. Tôi cầu nguyện cảm ơn trời đất cho vết thương duy nhất này. Xạ thủ súng máy bắn khá hay, nhất là khi họ chỉ là thủy thủ! Và 3 pháo thủ khác cũng bị trúng đạn, may mắn là không ai chết.
Cây cầu đã mở, và sáng hôm sau sư đoàn vào Paris.