Khả năng biết cách trì hoãn sự thỏa mãn là tận cùng của nghệ thuật quyến rũ – trong khi chờ đợi, nạn nhân sẽ bị bắt làm nô lệ. Những Người Đàn Bà Đỏm Dáng là những chủ nhân cừ khôi nhất trong trò chơi này, luôn biết hòa âm tới-lui giữa hy vọng và thất vọng. Họ thả mồi là nhưng lời hứa – hy vọng được thỏa mãn dục vọng, hạnh phúc, danh tiếng, quyền lực – tất cả đều mong manh khó nắm giữ, nhưng rồi lại làm mục tiêu của họ càng thêm quyết tâm theo đuổi chúng. Những Người Đàn Bà Đỏm Dáng bản thân họ hoàn toàn đầy đủ: Họ không cần đến bạn, họ dường như chỉ nói thế, và việc họ luôn chăm chút sắc đẹp thì thật lôi cuốn đến quái đản. Bạn cứ muốn chinh phục họ nhưng thật ra chính họ mới là người nắm giữ quân bài. Chiến thuật của Người Đàn Bà Đỏm Dáng là không bao giờ cho bạn được thỏa mãn hoàn toàn. Hãy bắt chước cách thay đổi nóng-lạnh của Người Đàn Bà Đỏm Dáng và bạn sẽ giữ được nạn nhân bị quyến rũ dưới gót giày mình.
Tính khí thất thường
Mùa thu năm 1795, thành phố Paris bị gắn liền với một sự phù phiếm lạ lùng. Cuộc Cách Mạng Pháp chấm dứt để bước sang một giai đoạn Ngự trị của sự Kinh hoàng. Âm thanh tiếng máy chém đã hết. Paris thở phào nhẹ nhõm và bắt đầu những bữa tiệc điên cuồng cùng những lễ hội bất tận.
Chàng thanh niên Napoleon Bonarparte, 26 tuổi, chẳng mấy hứng thú với những cuộc chơi bời đó. Napoleon đã khẳng định được tên tuổi của mình là một vị tướng sáng chói và táo bạo. Ông đã giúp dập tắt những cuộc nổi loạn ở các tỉnh thành. Thế nhưng, tham vọng của ông không chỉ dừng lại ở đó mà ông còn cháy bỏng ước muốn chiếm lĩnh các lãnh thổ mới. Vào tháng 10/1975, ông cảm thấy lúng túng khi Josephine de Beauharnais, một góa phụ 36 tuổi, ghé thăm phòng làm việc của ông. Josephine có phong cách rất Tây, rất gợi cảm và lã lướt (bà vịn vào thế ngoại lai, đến từ một hòn đảo thuộc nước Martinique). Mặt khác, Josephine có tiếng là một người đàn bà sống buông tuồng và Napoleon tin chắc là bà đã có chồng. Đã vậy lúc Josephine mời ông đến dự một trong những buổi tiệc dạ hội hàng tuần thì ông gật đầu liền.
Tại buổi tiệc, Napoleon cảm thấy hoàn toàn mất lý trí vốn có của mình. Tất cả các nhà văn lớn và những danh hài nổi tiếng đều tề tựu đông đủ, đồng thời có vài quý tộc còn sống sót – bản thân Josephine cũng là một nạn nhân thoát khỏi chém đầu trong gang tấc. Đám phụ nữ thật nổi bật, có người còn đẹp hơn cả chủ nhân nữa. Thế nhưng cánh đàn ông lại tụ quanh Josephine, bị hút hồn bởi vẻ duyên dáng và phong cách đế vương của bà. Đôi khi Josephine bỏ mặc cánh đàn ông để đến bên Napoleon, chính việc gây chú ý đó đã nâng lên cái tôi của Napoleon.
Napoleon bắt đầu đến thăm Josephine nhiều hơn. Có khi bà phớt lờ ông để ông phải ra về trong giận hờn. Vậy mà qua ngày hôm sau, một lá thư nồng nàn do Josephine viết cho ông lại khiến ông ù chạy tới gặp bà. Sau đó ông đã dành hết thời gian ở cạnh Josephine. Chính nét mặt đôi lần sầu muộn, những dòng nước mắt hay những cơn giận của Josephine càng làm cho ông thêm quyến luyến, không muốn xa rời. Tháng 3/1976, Napoleon kết hôn với Josephine.
Hai ngày sau lễ cưới, Napoleon ra đi để dẫn đầu một chiến dịch của miền Bắc nước Ý chống lại Áo. Từ nơi xa ông viết thư về cho vợ: “Em luôn ở trong suy nghĩ của ta. Trí tưởng tượng của ta mệt nhoài khi phải đoán xem giờ này em đang làm gì. Các lính dưới trướng ông đều nhận thấy sự phân tâm này: Ngài rời khỏi cuộc họp sớm hơn, dành nhiều thì giờ viết thư hơn, hay ngồi nhìn chằm chằm vào tấm hình thu nhỏ của Josephine mà ông đeo trước cổ. Napoleon ở trong tình trạng này là do khoảng cách không thể chịu đựng nổi giữa ông và vợ, do một chút lạnh lùng mà lúc đó ông đã khám phá ra được ở Josephine: Bà ít viết thư hơn, những lá thư không còn mùi mẫn như xưa và cũng không thèm đến Ý với ông. Napoleon nhanh chóng kết thúc cuộc chiến để có thể trở về bên bà.
Giao chiến với quân thù với một nhiệt huyết không như xưa, ông bắt đầu có sai sót. Ông viết: “Ta sống vì em, Josephine à! Ta chiến đấu để đến gần em, ta tự giết bản thân để chạm được tới em.” Những lá thư của ông ngày càng mùi mẫn và dâm tà hơn. Một trong những người bạn của Josephine đã trông thấy thư của hai người: “Chữ viết khó mà giải mã được, lối chính tả không vững, văn phong kỳ dị và bị rối bời… Vị trí nào dành cho một người phụ nữ – đang ở thế chiếm lĩnh đằng sau sự hân hoan chiến thắng của toàn quân đội.
Thời gian trôi qua, Napolen nài nỉ Josephine đến Ý nhưng bà viện ra vô vàn lý do. Tuy vậy, cuối cùng bà cũng đồng ý đến, rời Paris đến Brescia, nơi ông đang đóng quân. Tuy nhiên dọc đường đi do gặp phải quân thù nên bà đã đổi hướng đến Milan. Napoleon đi khỏi Brescia, đang ở chiến trường. Lúc quay trở về bà vẫn không ở đó, ông đã trách móc kẻ thù Wumser và thề trả thù. Một vài tháng tới, có vẻ ông đang đeo đuổi hai mục tiêu với chung ý chí: Wumser và Josephine. Vợ của ông không bao giờ ở chỗ bà phải ở: “Ta đến Milan, chạy vội tới nhà em, gạt bỏ hết mọi thứ qua một bên để được ôm em trong vòng tay. Em lại không ở đó!” Napoleon giận dữ và ghen tuông. Nhưng ông cũng đuổi kịp Josephine, cùng đi chung với bà trong cỗ xe đen kịt trong lúc tướng lĩnh nổi khùng: Cuộc họp bị bỏ dở, mệnh lệnh và chiến lược có sao làm vậy. Sau này ông viết cho bà: “Không có người đàn bà nào lại chiếm lĩnh hoàn toàn trái tim của một người khác như vậy.” Thời gian hai người bên nhau quá ngắn ngủn. Trong suốt chiến dịch kéo dài tròn một năm, Napoleon chỉ dành 15 đêm bên cô dâu mới.
Sau này Napoleon nghe đồn rằng Josephine có người tình lúc ông đang ở Ý. Tình cảm dành cho bà nguội nhạt và ông đã có rất nhiều tình nhân. Vậy mà Josephine chẳng thèm lo lắng về mối đe dọa đó – mối đe dọa sẽ mất sức hút trong mắt ông; chỉ vài giọt nước mắt, một chút diễn xuất nhỏ, bản thân tỏ ra lạnh lùng thì ông lại là nô lệ cho bà. Năm 1804, ông tấn phong bà làm Hoàng Hậu, và chỉ cần bà hạ sinh một hoàng tử là làm hoàng hậu đến suốt đời. Lúc Napoleon nằm hấp hối trên giường, từ cuối cùng ông thốt ra là “Josephine”.
Trong suốt cuộc Cách Mạng Pháp, Josephine suýt phải mất đầu trên máy chém. Chính kinh nghiệm xương máu đó đã khiến bà có hai mục đích trong đầu: Sống một cuộc đời thoải mái và tìm một người đàn ông có thể cung phụng tốt nhất. Ngay từ đầu bà đã để mắt đến Napoleon: Một người trẻ tuổi với tương lai sáng lạng. Khuất sau vẻ ngoài bình tĩnh của ông, Josephine đã nhận thấy ông sống thiên về tình cảm và nhiệt huyết năng nổ, nhưng điều này không dọa nạt được bà mà chỉ lộ ra sự yếu đuối và bất an của ông mà thôi. Napoleon dễ thành nô lệ. Lúc đầu Josephine điều chỉnh theo tâm trạng của ông, mê hoặc ông bằng nét nữ tính của bà, bằng ánh nhìn và phong thái để tạo sự ấm áp cho ông. Napoleon muốn chiếm lấy Josephine. Và một khi đã khơi lên được ước muốn đó, quyền năng của bà nằm ở việc trì hoãn lại sự thỏa mãn đó, rút lui khỏi ông, khiến ông tức giận. Thật ra việc hành hạ mèo vờn chuột này tạo cho Napoleon một khoái cảm. Ông khát khao được chinh phục tinh thần tự do của bà như thể bà là một kẻ thù trên chiến trường.
Con người vốn dĩ rất kiên trì. Một cuộc chinh phục quá dễ thì không giá trị bằng một cuộc chinh phục khó khăn. Chúng ta chỉ thật sự hứng thú bởi cái bị từ chối, bởi cái không sở hữu đầy đủ. Sức mạnh quyến rũ lớn nhất của bạn chính là khả năng khi bạn quay đi để những người khác phải đuổi theo, trì hoãn sự thỏa mãn của họ. Hầu hết con người ta đều tính toán sai lầm và đầu hàng quá sớm, họ lo ngại người kia sẽ mất đi hứng khởi, hay rằng cho họ cái họ muốn tức là ban cho họ quyền lực. Sự thực thì ngược lại: Khi bạn làm thỏa mãn cho một ai đó thì bạn đã qua được giai đoạn đầu và bạn tự khai mở cho mình một khả năng là anh ta hay cô ta sẽ mất đi sự thích thú. Hãy nhớ là: Lòng tự tôn rất quan trọng trong tình yêu. Hãy làm cho các mục tiêu của bạn lo sợ rằng bạn có thể rút lui, rằng bạn có thể không mấy thích thú và bạn khơi lên sự bất an sẵn có của họ, nỗi sợ hãi của họ là khi bạn biết họ rõ thì bạn sẽ nhàm chán. Sau đó, khi đã làm họ không mấy chắc chắn về bạn và về bản thân họ, đốt cháy hy vọng của họ, khiến họ lại cảm giác khát khao nữa. Cháy bỏng và lạnh lùng – hai tính cách làm hài lòng qua lại, làm gia tăng hứng thú và giữ lại sự khởi đầu về phía bạn. Chớ bao giờ để cho mục tiêu bạn chọn tức giận; nó chắc chắn là một dấu hiệu của việc trở thành nô lệ.
Con gái muốn duy trì lâu dài quyền lực thì phải khiến người mình yêu phát ốm.
OVID
Người đàn bà đỏm dáng nhưng lạnh nhạt
Năm 1952, nhà văn Truman Capote, gần đây thành công trong giới văn học và xã hội, hầu như ngày nào cũng nhận được rất nhiều lá thư của người hâm mộ từ tay một người đàn ông trẻ tên là Andy Warhol. Anh ta là một người in hình cho những người thiết kế giầy dép, những tạp chí thời trang và đã làm ra những bản phác thảo xinh xắn và có phong cách. Ông đã gửi một vài bản cho Capote với hy vọng là vị tác giả này sẽ gộp chúng vào một trong những cuốn sách của ông. Capote không hề đáp lại. Một ngày kia, Capote đi về nhà và thấy Warhol đang nói chuyện với mẹ mình (ông sống chung với mẹ). Và hằng ngày Warhol đều gọi điện thoại tới. Cuối cùng Capote kết thúc mọi chuyện: “Anh ta có vẻ như một trong những con người tuyệt vọng mà bạn biết không có thứ gì tình cờ xảy đến. Chỉ là một sự tuyệt vọng, một kẻ thua cuộc bẩm sinh.”
Mười năm sau, Andy Warhol, một họa sỹ có nhiều hoài bảo, đã có một sô triển lãm tại phòng tranh Stable ở Manhatan. Trên bốn bức tường là một dãy những những bức tranh in lụa được vẽ theo hình súp đóng hộp của hãng Campell và chai Coca-Cola. Tại buổi khai trương và bữa tiệc sau đó, Warhol đứng qua một bên, nói ít, nhìn chăm chú một cách thẳng thừng. Điều trái ngược giữa Warhol và những họa sĩ đàn anh, những họa sĩ theo trường phái trừu tượng – hầu hết là những tay hám gái, ham uống rượu, đầy hung hăng và ồn ào, những kẻ ăn to nói lớn đã thống trị giới nghệ thuật trong 15 năm qua. Một sự thay đổi từ Warhol – một người hay làm phiền Capote – và cả những người kinh doanh tác phẩm nghệ thuật và những khách quen. Những người phê bình đều bó tay và bị tác phẩm của Warhol hớp hồn; Họ cũng không thể đoán ra làm cách nào mà các họa sĩ cảm nhận được các chủ đề của Warhol. Vị trí của Warhol là gì? Warhol đang cố diễn đạt điều gì? Khi hỏi thì ông nói: “Tôi thích gì thì vẽ đó” hay “Tôi thích súp”. Các nhà phê bình phát điên lên với những lý giải của họ: “Làm nghệ thuật như kiểu Warhol chỉ cần thiết khi sống bám vào bí ẩn của thời gian”. Buổi triển lãm thành công to lớn, tạo lập ra hình ảnh của Warhol đi tiên phong trong một phong trào mới: Phong trào nghệ thuật tranh pop.
Năm 1963, Warhol mướn một gác xép lớn ở Manhattan, ông gọi đó là Phân Xưởng và sớm trở thành nơi dành cho đám tùy tùng: Một lũ ăn theo, các nam diễn viên và các nghệ sĩ có tham vọng. Đặc biệt vào ban đêm, ở nơi này, Warhol có thể đi tản bộ hay đứng trong góc. Người ta sẽ tụ tập chung quanh Warhol, tranh giành cho được sự chú ý của Warhol, tung ra những câu hỏi và ông ta sẽ trả lời theo cách vô thưởng vô phạt. Nhưng không ai có thể đến gần Warhol, bằng thể xác hay tinh thần, vì Warhol không cho phép. Đồng thời, nếu Warhol đến bên bạn mà không nói với vẻ bình thường “A, xin chào!” thì bạn thật thảm thương. Nếu Warhol không thèm đếm xỉa tới bạn có nghĩa là bạn đã bị cho ra rìa.
Đam mê trong công việc điện ảnh, Warhol chọn những người bạn của ông cho những bộ phim. Để hiệu quả, Warhol đưa họ một mẫu người nổi tiếng theo kiểu mì ăn liền (nổi tiếng trong 15 phút của họ – câu nói của Warhol). Chẳng mấy chốc mà người ta tranh nhau để được phân vai. Ông cho những người phụ nữ ăn mặc đẹp vào những vai ngôi sao nổi tiếng Edie Sedgewick, Viva, Nico. Chỉ cần bám theo Warhol và chịu hợp tác là sẽ trở thành người nổi tiếng. Phân xưởng đã trở thành nơi để gặp mặt và các ngôi sao như Judy Garland và Tenessee Williams sẽ đến dự tiệc ở đó, kề vai sát cánh với Sedgewick, Viva, và người Bô-hê-miêng có địa vị thấp kém hơn mà ông mới kết bạn. Người ta bắt đầu đánh xe Limo chở Warhol đến dự tiệc của họ; chỉ một sự hiện diện của ông cũng đủ biến xã hội thành một phông nền – dù ông ta sẽ đi qua trong im lặng và về sớm.
Năm 1967, Warhol được mời đến thuyết trình ở các trường đại học khác nhau. Ông ta ghét phải nói, đặc biệt là nói về nghệ thuật của chính ông. Ông thấy: “Càng ít nói bao nhiêu thì càng hay bấy nhiêu.” Nhưng vì người ta trả tiền hậu hĩnh nên ông không thể nói không. Giải pháp của ông khá đơn giản: Nhờ nam diễn viên Midgette hóa thân thành ông. Midgette tóc đen, da rám nắng, có một phần máu là người da đỏ. Midgette không hề giống tí tẹo nào Warhol. Nhưng Warhol cùng những người bạn lấy phấn trang điểm khuôn mặt Midgette, xịt ít màu bạc lên mái tóc nâu, cho đeo kính đen và mặc quần áo Warhol. Vì Migette không hề biết tí gì về nghệ thuật nên trả lời câu hỏi của đám sinh viên cũng ngắn gọn và kỳ dị như Warhol vậy. Việc đổi vai đã thành công. Warhol vẫn là một hình tượng. Khán giả nghe thuyết trình ngồi xa để có thể bị lừa là sự có mặt của Warhol và không ai đến gần để lật tẩy sự giả dối này. Ông vốn rất khó truy bắt. Lúc đầu trong cuộc sống, Warhol bị đau khổ vì những cảm xúc phúc tạp: Ông mong muốn danh vọng nhưng bản chất ông lại thụ động và hay xấu hổ. Sau này ông nói: “Tôi luôn có một mâu thuẫn bởi vì tôi xấu hổ và tôi hay trầm tư. Mẹ tôi luôn bảo rằng: “Con không được tự cao nhưng hãy để mọi người chung quanh biết tới.” Lúc đầu Warhol cố gắng làm cho bản thân hung hăng hơn, ráng sức để thỏa mãn và có tình cảm. Nhưng không mang lại hiệu quả. Sau mười năm vô dụng, Warhol thôi nỗ lực và đầu hàng chính tính thụ động của mình – chỉ để khám phá quyền lực và mệnh lệnh.
Warhol bắt đầu đi theo tiến trình này trong tác phẩm nghệ thuật của ông, các tác phẩm đã thay đổi chóng mặt đầu những năm 60. Những bức vẽ mới về các hộp súp, những con tem màu xanh lá cây, những hình ảnh được nhiều người biết đến không gây tổn hại gì trong ý nghĩa; thật ra ý nghĩa của các bức tranh tuy khó hiểu nhưng lại làm gia tăng sự thích thú. Sự lạnh lùng lôi kéo bạn. Chính sự biến đổi trong nghệ thuật đã làm cho Warhol cũng tự biến đổi bên trong chính mình: Giống như những bức tranh ông vẽ, ông trở nên một bề mặt tinh khiết. Ông tự huấn luyện bản thân biết lùi lại, biết uốn lưỡi ba tấc trước khi nói.
Thế giới có đầy những con người biết nỗ lực, những con người luôn tạo cho mình một sức ép trước bất kỳ công việc gì. Có thể họ đạt được chiến thắng trước mắt, nhưng khi họ ở đỉnh vinh quang thì ngày càng có nhiều người muốn đánh bại họ. Họ không chừa lại chút khoảng không nào nên chẳng thể có sức hút nổi. Người đàn bà đỏm dáng tỏ vẻ lạnh lùng tạo nên khoảng hở khó truy bắt rồi làm người khác phải theo đuổi. Sự lạnh nhạt của họ thật ra chẳng phải là sự lạnh nhạt theo đúng nghĩa của nó mà điều đó truyền đi một thông điệp ngầm là họ thật sự thoải mái và rất thích gần gũi với mọi người, sự im lặng của họ tạo cho bạn nhu cầu muốn họ nói chuyện. Sự dè dặt, vẻ ngoài bất cần đến người khác của họ chỉ khiến chúng ta muốn làm cái gì đó cho họ, khát khao có được một dấu hiệu dù là nhỏ nhất để người đó nhận biết được và có sự quý mến. Những Người đàn bà đỏm dáng nhưng lạnh lùng có lẽ đang phát điên lên để ứng đối – không bao giờ cam kết điều gì nhưng cũng không nói tiếng không lần nào, không cho phép đến gần – nhưng chúng ta thấy bản thân cứ đi về phía họ, bị ghiền bởi vẻ lạnh lùng của họ. Hãy nhớ là: Quyến rũ là một quy trình thu hút con người, khiến cho họ phải đeo đuổi để sở hữu bạn. Tỏ vẻ xa xôi để người ta phải phát khùng lên để giành được sự quý mến nơi bạn. Con người, cũng giống như tự nhiên, ghét sự tách biệt, mà khoảng cách về mặt tình cảm và sự im lặng khiến họ ra sức lấp đầy khoảng trống trải đó bằng những lời nói và sự nóng bỏng của chính họ. Giống trường hợp của Warhol, đứng lùi lại và nhìn họ đấu đá nhau.
Những phụ nữ tự kiêu có được sự mê hoặc lớn đối với cánh đàn ông. Sức quyến rũ của một đứa bé nằm trong giới hạn về tính tự kiêu của nó, tính tự lập cùng với việc không tiếp cận được nó, ngay như sức hút của một loài động vật nào đó không liên quan đến chúng ta, chẳng hạn như loài mèo… Cứ như thể chúng ta ghen tị với sự vui sướng – một vị trí sinh lực không thể chiếm được mà bản thân chúng ta đã từ bỏ.
Đặc điểm nổi bật
Theo quan niệm phổ biến, Những Người Đàn bà đỏm dáng là những người hay đùa cợt, là những chuyên gia trong việc gợi lên ước muốn bằng một vẻ ngoài khêu gợi hay một thái độ lả lướt. Nhưng sự cần thiết thực sự của những Người Đàn bà đỏm dáng thật ra chính là khả năng đánh bẫy tình cảm và giữ nạn nhân của họ lại sau bước khởi đầu đã kích lên điều ham muốn. Đây là kỹ năng đã xếp họ trong hàng ngũ những người đi quyến rũ có hiệu quả nhất. Sự thành công của họ có vẻ hơi kỳ dị, vì họ là những sinh vật sống xa cách và lạnh lùng; bạn nên biết rõ một người thì bạn sẽ cảm nhận được cái lõi bên trong của sự lãnh đạm và sự tự yêu bản thân của Người Đàn bà đỏm dáng. Điều này có vẻ hợp lý khi bạn trở nên ý thức được phẩm chất bạn sẽ thấy qua việc làm thao túng của các Người Đàn bà đỏm dáng này và mất đi hứng thú nhưng thông thường thì ta thấy điều ngược lại. Sau nhiều năm, Napoleon cũng đã ý thức rất rõ cách Josephine thao túng ông. Thế mà ông, người đi chinh phục các quốc gia, một người đa nghi này lại chẳng thể rời bỏ được bà ta.
Để hiểu được quyền lực kỳ lạ của Người Đàn bà đỏm dáng, trước hết bạn phải hiểu được tài sản quan trọng trong tình yêu và ước muốn: Bạn càng đeo đuổi một người thì bạn càng khiến họ phải chạy xa bạn. Gây chú ý quá nhiều chỉ thú vị được trong chốc lát, nhưng làm nhiều quá sẽ dẫn đến bội thực và cuối cùng trở nên đáng sợ. Nó báo hiệu sự yếu đuối và cái túng thiếu, một mối liên kết chán phèo. Chúng ta thường mắc sai lầm thế nào, nghĩ đến sự hiện diện cố chấp sẽ tái bảo đảm. Nhưng Người Đàn bà đỏm dáng có một sự hiểu biết thấu đáo về tính năng động đặc biệt này. Những bậc thầy biết rút lui có lựa chọn, họ ám chỉ đến sự lạnh lùng, đôi khi vắng mặt để khiến nạn nhân họ mất thăng bằng, để ngạc nhiên và hứng thú. Sự rút lui của họ khiến họ thần bí và ta lại thêu dệt trí tưởng tượng về họ. (Mặt khác, quá thân mật có thể hủy hoại hình ảnh chúng ta xây dựng nên). Một lần xa cách là để dàn xếp cho những cảm xúc tiến triển xa hơn; thay vì làm cho chúng ta tức giận thì xa cách làm ta thấy bất ổn. Có lẽ họ thật sự không thích điều đó, có thể chúng ta mất đi hứng thú. Khi tính tự kiêu của chúng ta đang lâm nguy thì chúng ta lại chịu thua Người Đàn bà đỏm dáng chỉ để chứng tỏ là chúng ta vẫn còn ham muốn. Hãy nhớ là: Bản chất của Người Đàn bà đỏm dáng không nằm ở chỗ khiêu khích hay cám dỗ mà nằm ở các bước lùi sau đó – rút lui về mặt tình cảm.
Để chấp nhận quyền lực của Người Đàn bà đỏm dáng, bạn cần phải hiểu thêm một tính cách nữa: Tính kiêu căng. Sigmud Freud đã phân loại “phụ nữ kiêu kỳ” là một típ người có tác động lớn đến cánh mày râu (hầu hết thường bị ám ảnh bởi vẻ ngoài của cô gái). Freud lý giải: Khi còn bé, chúng ta bỏ ngang qua giai đoạn kiêu kỳ – đó là sự cực kỳ khoái trá. Dè dặt và nép mình một cách hài lòng, chúng ta có rất ít cái túng thiếu tâm linh của người khác. Rồi sau đó, chúng ta bị hòa mình vào trong xã hội và được chỉ dạy học cách chú ý đến những người khác – tuy nhiên, chúng ta lại lén lút ước ao có được những ngày đầu đầy đê mê. Người phụ nữ kiêu kỳ làm cho cho một người đàn ông nhớ về thời kỳ đó và khiến anh ta phát ghen. Có lẽ gặp người con gái đó sẽ hồi phục lại cảm giác sống khép mình đó.
Một người đàn ông cũng bị kích thích bởi sự không lệ thuộc của Người đàn bàn đỏm dáng – anh ta muốn được là người làm cô gái phải bị lệ thuộc, để dập tắt tính xốc nổi của cô nàng. Mặc dù, cũng có thể cuối cùng anh chàng đó sẽ thành nô lệ của cô ta, tạo cho cô sự chú ý không ngớt để có được tình yêu của cô, và rồi thất bại. Bởi vì những người Người Đàn bà đỏm dáng không thiếu thốn tình cảm; cô ta tự cung cấp được. Và điều này chính là điều quyến rũ đáng ngạc nhiên. (Thái độ chỉ biết đến bản thân bạn thôi thì bị người khác đọc thấy một cách tinh tế và vô tình.) Kháng cự lại lòng tự trọng, sự tự tin và sự tự phụ rất có sức hút. Bạn càng ít cần đến người khác thì người ta lại càng kéo đến bạn. Hiểu được tính quan trọng của điều này đều có mối liên hệ hết và bạn sẽ thấy sự thiếu thốn của bạn dễ đè nén. Nhưng cũng chớ lẫn lộn giữa sự yêu thích mình với tính kiêu kỳ đầy quyến rũ. Nói dông dài về bản thân mình chính là sự thiếu hấp dẫn nhất, không hề bộc lộ ra sự tự phụ mà lộ ra cái bất ổn.
Theo truyền thống thì người ta thường nghĩ Người Đàn bà đỏm dáng là phụ nữ, và dĩ nhiên là chiến lược qua nhiều thế kỷ là một trong những thứ vũ khí mà phụ nữ dùng để làm nô lệ ước muốn của đàn ông. Một mánh khóe của Người Đàn bà đỏm dáng chính là sự rút lui mặt khoái cảm, và chúng ta nhận thấy phụ nữ dùng đến mánh này qua nhiều lịch sử: Một gái điếm nổi tiếng ở thế kỷ 17, Ninon de l’Enclos được tất cả những người đàn ông vượt trội nhất của nước pháp ham muốn, nhưng chỉ đạt được quyền năng thực sự khi cô nàng nói rõ là sẽ không ngủ với một người nào nữa theo công việc của cô. Điều này khiến cho những người hâm mộ cô thất vọng, điều cô đã biết làm sao để tệ hơn bằng việc yêu thích nhất thời một người đàn ông, ban tăng anh ta được tiếp xúc với cơ thể cô trong vài tháng, rồi đem anh ta quay trở lại đám người không được thỏa mãn. Nữ hoàng Đệ Nhất của Nước Anh đã phát huy hết mức tinh Người Đàn bà đỏm dáng, chủ tâm khơi lên ham muốn của những cận thần mà không ngủ với ai hết.
Đã từ lâu quyền lực xã hội của người phụ nữ, tính coquette từ từ áp dụng chon nam giới, đặc biệt là những bậc thầy quyến rũ có tiếng của thế kỷ 17 và 18, những người này ganh ghét quyền lực của nữ giới. Một nhà quyến rũ sống ở thế kỷ 17, de Duc de Lauzun, một bậc thầy trong việc gây hứng thú cho phụ nữ, rồi đùng cái tách khỏi họ. Phụ nữ điên cuồng vì ông. Ngày nay, Dạng người đỏm dáng thì không còn thuộc vào giới nào nữa. Trong một thế giới mà cản trở sư đối đầu trực diện, trêu đùa, lạnh lùng, và tách rời có lựa chọn là một quyền năng gián tiếp mà phải xuất chúng lắm mới có thể ngụy trang được chin1hy sự hung hăng của nó.
Người Đàn bà đỏm dáng trước hết phải gây được hứng khởi cho mục tiêu chú ý của họ. Sự thu hút có thể là một thần tượng, có thể gợi cảm, hay bất cứ cái gì mà có thể gây được chú ý. Đồng thời, Người Đàn bà đỏm dáng cũng gửi đi những dấu hiệu để kích thích những phản hồi trái ngược, làm cho mục tiêu của họ cắm sâu hơn vào trong sự bối rối. Trong một cuốn tiểu thuyến về lấy tên các vị anh hùng của nhà văn người Pháp Marivaux thế kỷ 18 có tựa đề: Marianne là một Người Đàn bà đỏm dáng hoàn chỉnh nhất. Đi lễ thì cô mặc đồ trang trọng, nhưng mái tóc hơi rối bùi như không buồn chải đầu. Giữa buổi lễ, cô tỏ vẻ để ý đến lỗi nhỏ này và bắt đầu sửa tóc lại, để lộ cánh tay trần lúc sửa lại tóc, Những việc làm kiểu này, trong nhà thờ ở thế kỷ 18 chưa hế có, nên mọi ánh mắt của đấng mày râu đều nhìn chằm chằm vào cô. Sự căng thẳng này thì có sức mạnh nhiều hơn là cô ta ở bên ngoài hay ăn mặc lòe loẹt. Hãy nhớ là: Lả lướt tự nhiên sẽ để lộ mục đích quá rõ ràng. Tốt hơn hết là cứ lập lờ và thậm chí mâu thuẫn, rối bời đồng lúc với việc bạn kích thích.
Người lãnh đạo tâm linh cao vói nhất, Jiddu Krishnamurti, là một Người Đàn bà đỏm dáng vô tình. Được những người theo thuyết thần trí tôn sùng nhữ là “Người Thầy của thế giới”, Krishnamurti cũng là một người ăn mặc diêm dúa. Ông yêu thích cách mặc quần áo thanh lịch và nét đẹp của ma quỷ. Trong cùng lúc, ông sống độc thân, và ghê tởm bị người ta chạm vào. Vào năm 1929 ông đã khiến các người theo thuyết thần trí phải hết hồn khi tuyến bố ông không phải là thần thánh hay bậc thầy gì ráo
Biểu tượng
Cái bóng. Con người không thể chụp tới nó. Cứ đuổi theo cái bóng của bạn thì nó sẽ trốn chạy; quay lưng lại nó thì nó sẽ đi theo bạn… cái bóng cũng là một phần đen tối của một cá nhân, phần khiến họ nên huyền bí. Sau khi đã cho chúng ta sự hài lòng,cái bóng rút lui làm cho ta khao khát nó quay lại, giống như đám mây khát khao ánh nắng mặt trời.
Điểm yếu
Người Đàn bà đỏm dáng đối mặt với một mối nguy hiểm hiển nhiên: Họ đùa giỡn với nhiều cảm xúc đa dạng. Mỗi lần quả lắc đong đưa thì từ tình yêu chuyển sang lòng thù hận. Chính vì thế mà Người Đàn bà đỏm dáng phải chuẩn bị khá kỹ lưỡng mọi thứ. Họ không thể để vắng mặt quá lâu, những cơn giận phải nhanh chóng được theo sau bởi những nụ cười. Những Người Đàn bà đỏm dáng có thể giữ cho những nạn nhân của họ mắc bẫy tình trong môt thời gian dài, nhưng qua quá nhiều tháng, nhiều năm thì tính năng động của nó có thể dần mệt mỏi. Giang Thanh, sau này được gọi là Mao phu nhân, đã dùng đến các kỹ năng của một Người Đàn bà đỏm dáng để bắt cóc trái tim của Mao Trạch Đông, nhưng sau 10 năm trời tranh cãi, những giọt nước mắt và sự lạnh lẽo trở nên khó chịu hơn, và khi mà sự khó chịu đó mạnh hơn tình yêu, thì Mao có thể rởi bỏ. Josephine, một Người Đàn bà đỏm dáng quá ư xuất sắc, có thể thay đổi để thích nghi,, bằng việc dùng trọn một năm trời mà không chơi trò xa cách hay rút lui khỏi Napoleon. Thời gian là mọi thứ. Mặt khác, mặc dù, Người Đàn bà đỏm dáng khơi dậy lên những tình cảm mãnh liệt, việc chia tay chỉ là tạm thởi thôi. Người Đàn bà đỏm dáng là những người thích: Sau thất bại của kế hoạch sã hội, Mao kêu gọi the Great leap forward, Madame Mao có thể lập lại quyền lực của bà dối với người chồng.
Người Đàn bà đỏm dáng lạnh lùng có thể kích thích một lòng căm thù sâu sắc đặc biệt. Valerie Solena là một phụ nữa trẻ rơi vào bùa yêu cảu Andy Warhol. Cô ta đã viêt ra một kịch bản khiến ông buồn cười, và cô tạo ra ấn tượng là anh ta có thê dựng nó thành một bộ phim. Cô ta tưởng tượng mình nổi tiếng. Cô cũng liên quan đến phong trào cảu phái nữ, và khi đó tháng 7/1968, Warhol đùa cợt cô, cô thẳng tiến trút cơn giận đang sôi sực lên cánh đàn ông và bắt ông ta ba lần, suýt giết chết ông.
Trong khoảng thời gian trung bình, con tàu nguy nga của chúng tôi, với lực đẩy của làn gió mạnh, đã nhanh chóng tiến gần đến hòn đảo của Mỹ Nhân Ngư. Nhưng giờ đây cơn gió dịu hẳn, nguồn sức mạnh nào đó làm những cơn sóng trở nên phẳng lặng êm ả và khắp nơi bao trùm một bầu không khí yên tĩnh như tờ. Rời chỗ ngồi của mình, thủy thủ hạ cánh buồm, và ném nó vào khoang tàu, rồi họ cùng ngồi xuống cầm mái chèo và nhịp nhàng khua nước bằng những mái chèo bằng gỗ thông bóng láng. Trong khi đó, tôi lấy một khoanh sáp ong lớn, dùng gươm cắt nhỏ và nhào bóp nó thật mạnh. Chẳng mấy chốc sáp ong trở nên mềm dẻo và âm ấm trong làn nắng của chúa tể Mặt Trời. Tôi gọi từng thủy thủ lại, nhét sáp ong vào tai họ. Sau đó tôi bảo họ trói chặt tay và chân tôi vào cột buồm. Cột xong, họ lại ngồi xuống và tiếp tục khua mái chèo trong dòng nước đen ngòm. Chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình êm ả của mình. Khi chúng tôi vừa mới đi trong tiếng gọi của biển cả thì các nàng Mỹ Nhân Ngư cũng phát hiện ra rằng con tàu đang tiến lại gần khu vực văng vẳng giọng hát du dương của họ. Họ cất giọng hát, “Lại gần đây, hỡi người hùng Odysseus lừng lẫy, sự đơm hoa kết trái của tinh thần thượng võ vùng Achaea. Hãy ghé thuyền vào nghỉ ngơi để thưởng thức giọng hát của chúng em. Chưa có thủy thủ nào lái thuyền vượt qua vùng nước này mà không lắng nghe giọng hát du dương tuôn chảy từ bờ môi chúng em…” Giọng hát ngọt ngào lướt êm qua mặt nước, lọt vào tai tôi, và trái tim tôi trỗi lên niềm khát khao được nghe giọng hát đó quá đỗi đến nỗi tôi gật đầu và cau mày ra hiệu cho thủy thủ thả tôi ra.
Homer, tác phẩm “Cuộc hành trình mạo hiểm”, Quyển XII, E.V. Rieu dịch Khó ai có thể cưỡng lại sức quyến rũ của Cleopatra; có một sự lôi cuốn mãnh liệt qua dáng vẻ và giọng nói, kết hợp với sức mạnh đặc biệt trong tính cách của nàng. Sự hấp dẫn lan tỏa qua từng lời nói và cử chỉ của nàng, khiến những kẻ quanh nàng trở nên say đắm. Giọng nói của nàng đem đến niềm khoái cảm thuần túy; nó tựa như một loại nhạc cụ đa thanh âm, giúp nàng có thể truyền tải ngôn ngữ đến với mọi người.
Plutarch, tác phẩm “Những vị tướng thành Rome”, Ian Scott-Kilvert dịch. Sự hấp dẫn tức thời của một bài hát, giọng nói, hay mùi hương. Sự hấp dẫn của con báo với mùi hương thơm ngát… Theo những người La Mã và Hy Lạp cổ đại, con báo là loài động vật duy nhất tỏa ra mùi hương. Nó sử dụng mùi hương này để thu hút và bắt con mồi. Nhưng cái gì trong hương thơm có thể quyến rũ được con mồi?… Yếu tố gì trong bài hát của những nàng Mỹ Nhân Ngư có thể lôi cuốn chúng ta, hay trong vẻ đẹp của khuôn mặt, trong chiều sâu của vực thẳm biển sâu…? Sự quyến rũ nằm trong hình thức bề ngoài thuần túy, chứ không hề nằm trong những dấu hiệu biểu hiện và ý nghĩa của chúng. Đôi mắt quyến rũ chẳng có ý nghĩa gì, chẳng qua chỉ là ánh mắt nhìn chằm chằm, cũng như khuôn mặt trang điểm cũng chỉ là vẻ bề ngoài… Mùi hương của con báo cũng là một thông điệp vô nghĩa – đằng sau mùi hương đó con báo cũng chỉ là con vật vô hình, hệt như người phụ nữ sau lớp hóa trang. Mỹ Nhân Ngư cũng vô hình. Con người luôn say mê thích thú trước những gì được che đậy.
Jean Baudrillard, Quyến rũ
Chúng ta bị lóa mắt trước vẻ trang điểm của người phụ nữ, bởi dung mạo bên ngoài
Tất cả vàng bạc và nữ trang: Thể hiện quá ít về bản chất của những gì chúng ta đang ngắm
Có phải đây là con người thật của cô ta không?
Và (bạn có thể hỏi) con người thật ở đâu giữa lớp vẻ hào nhoáng phong phú bề ngoài
Thế chúng ta có thể tìm thấy đối tượng mà mình say mê không? Con mắt bị đánh lừa
Bởi sự ngụy trang khéo léo của Tình Yêu.
Ovid, “Phương thuốc của Tình Yêu”, Peter Green dịch Anh ta đang lùa đàn gia súc của mình trên vùng núi Gargarus, đỉnh núi cao nhất của dãy Ida, khi ấy nam thần Hermes, cùng với các nữ thần Hera, Athene và Aphrodite trao cho anh ta quả táo vàng cùng với thông điệp của thần Zeus: “Paris, vì ngươi vừa đẹp trai lại vừa khôn ngoan trong chuyện tình ái, Zeus ra lệnh cho ngươi hãy đánh giá xem ai là nữ thần đẹp nhất”.
Paris thở dài, “Thôi đành vậy. Nhưng trước hết tôi cầu xin những nữ thần thua cuộc đừng bực mình với tôi. Tôi chẳng qua cũng chỉ là người trần mắt thịt, nên rất có thể phạm sai lầm”. Tất cả các nữ thần đều đồng tình và chờ đợi sự quyết định của anh ta. Khi ấy Paris hỏi Hermes, “Chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá họ như vầy có đủ chính xác không? Hay họ nên cởi hết xiêm y?”
“Qui luật của cuộc thi là do ngươi quyết định,” Hermes trả lời với một nụ cười bí hiểm.
“Khi ấy, liệu các nữ thần có thuận lòng cởi xiêm y không?” Hermes bảo các nữ thần làm như vậy, và tế nhị quay lưng lại.
Chẳng mấy chốc Aphrodite đã sẵn sàng, nhưng Athene cứ khăng khăng đòi cởi mỗi cái đai thắt lưng nổi tiếng và tuyệt đẹp, có thể khiến cho mọi người yêu say đắm bất kỳ người nào đeo nó. Aphrodite nói một cách ác ý, “Tốt thôi, ta sẽ làm như vậy, với điều kiện là ngươi phải cởi bỏ cái mũ sắt trên đầu ngươi ra – trông ngươi thật xấu xí nếu không có chiếc mũ”.
“Nào bây giờ nếu nàng đồng ý, tôi sẽ phải đánh giá từng người một,” Paris thông báo “…lại đây hỡi nữ thần tuyệt đẹp Hera! Mời hai nữ thần kia lui ra ngoài trong chốc lát được không?”
“Hãy ngắm nhìn ta một cách tận tường,” Hera nói, nhẹ nhàng xoay người một vòng và để lộ thân hình tuyệt mỹ của nàng, “và hãy nhớ rằng nếu ngươi chọn ta là người đẹp nhất, ta sẽ giúp ngươi trở thành lãnh chúa toàn bộ vùng đất châu Á, và trở thành người đàn ông giàu có nhất trên đời”.
“Hỡi nữ thần của tôi ơi, tôi không bị mua chuộc đâu… Rất tốt, cảm ơn. Giờ đây tôi đã nhìn thấy tất cả những gì cần thấy. Nào đến lượt người khác… xin mời nữ thần xinh đẹp Athene!”
“Ta đây,” Athene lên tiếng, chân tiến về phía trước một cách có chủ đích. “Nghe này, Paris, nếu ngươi đủ khôn ngoan, hãy để ta đạt giải thưởng, ta sẽ giúp ngươi trở thành kẻ bất khả chiến bại trong mọi cuộc chiến, cũng như thành người đàn ông đẹp trai nhất và khôn ngoan nhất trên trái đất”.
“Tôi là một kẻ chăn gia súc hèn mọn, không phải là người lính chiến,” Paris nói… “Nhưng tôi hứa sẽ xem xét công bằng về nguyện vọng của nàng. Xong rồi. Giờ đây, nàng có thể tự do mặc xiêm áo và đội mũ vào. Thế nữ thần Aphrodite đã sẵn sàng chưa?”
Aphrodite bẽn lẽn tiến lại gần anh ta, và Paris mặt đỏ bừng bừng vì nàng ta tiến đến sát người anh ta đến nỗi họ gần như chạm vào nhau.
“Xin hãy ngắm nhìn ta một cách chu toàn, đừng bỏ sót thứ gì… ngay khi ta vừa nhìn thấy ngươi, ta tự nhủ lòng mình: ‘Không thể tả xiết, sao lại có chàng trai trẻ đẹp nhất trong số đàn ông xuất hiện trên đỉnh Phrygia nhỉ? Tại sao anh ta lại uổng phí cuộc đời nơi vùng núi hoang vu này để lùa đàn gia súc ngu ngốc?’. À, tại sao ngươi là Paris? Tại sao không chuyển đến sống trong một thành phố và hưởng một cuộc sống văn minh? Ngươi mất mát gì mà không cưới một người như nàng Helen của thành Sparta, người cũng xinh đẹp như ta và chẳng kém phần nồng nhiệt?… Bây giờ ta khuyên ngươi nên dạo một vòng quanh Hy Lạp,con trai Eros (Thần Ái Tình) của ta sẽ hướng dẫn cho ngươi. Một khi ngươi đến được thành Sparta, ngươi sẽ thấy rằng Helen yêu ngươi say đắm”.
“Thế nữ thần có dám thề điều đó không?,” Paris hỏi một cách phấn khởi. Aphrodite đã thề, và Paris, không cần đắn đo suy nghĩ nữa, trao liền cho nữ thần này quả táo vàng.
Robert Graves, Thần thoại Hy Lạp, tập I Ta có thể so sánh nàng con gái xinh đẹp này với ai, thật may mắn nếu đó không phải là những nàng Mỹ Nhân Ngư, mà bằng sức hút nam châm của mình đã lôi cuốn những con tàu về phía họ? Vì vậy, ta tưởng tượng rằng chính Isolde đã mê hoặc những suy nghĩ và trái tim vốn cứ ngỡ rằng bản thân chắc chắn không bao giờ bị lay động bởi tình yêu. Và quả thật, hai hình ảnh này – những con tàu lênh đênh phiêu bạt và những suy nghĩ lan man lạc lối – đã thể hiện một sự so sánh rõ nét. Cả hai hiếm khi nào đi theo một con đường thẳng tắp, thường xuyên neo đậu tại những bến cảng xa lạ, và lênh đênh trên những ngọn sóng nhấp nhô. Tương tự, những ham muốn vớ vẩn và niềm khao khát tình yêu tùy tiện cũng trôi dạt giống như một con tàu lênh đênh vô bờ bến. Nàng công chúa trẻ trung quyến rũ này – Isolde nhã nhặn và e lệ – đã lôi cuốn những suy nghĩ thoát ra khỏi những trái tim nơi cất giữ chúng một cách thiêng liêng, y hệt như lực hút nam châm đã kéo con tàu về phía giọng hát của những nàng Mỹ Nhân Ngư. Nàng hát một cách công khai lẫn kín đáo, làm xao xuyến từ đôi tai, ánh mắt cho đến trái tim. Bài hát mà nàng hát công khai tại đây hay ở những nơi khác đều bằng chất giọng ngọt ngào du dương và nhẹ nhàng, ngân vang khắp vương quốc khiến bất kỳ ai nghe thấy cũng rung động tâm hồn. Nhưng bài hát bí ẩn nằm trong chính vẻ đẹp kỳ lạ của nàng – bài hát ẩn chứa một điệu nhạc mê ly thánh thót qua từng ánh mắt, lắng đọng trong bao tâm hồn quý tộc và bằng phép mầu nhiệm, đã bất ngờ tóm lấy những suy nghĩ, giam cầm chúng, và trói buộc chúng cùng với nỗi khát khao.
Gotteried von Strassburg, Người hát rong, A.T. Hatto dịch Niềm say mê với những bức tượng và tranh họa, thậm chí còn quan hệ tình ái với chúng chỉ là ảo ảnh trong trí tưởng tượng của con người thời xa xưa, nổi bật nhất là vào thời Phục Hưng. Giorgio Vasari, viết trong phần mở đầu của tác phẩm “Tiểu sử về nghệ thuật” trong di tích cổ, đã kể tường tận về việc con người dám vi phạm luật lệ, lẻn vào những ngôi đền vào ban đêm và làm tình với những bức tượng Thần Vệ Nữ. Vào sáng hôm sau, khi những linh mục bước vào nơi thánh đường tôn nghiêm đã phát hiện ra dấu vết của sự ô nhục còn sót lại trên những bức tượng cẩm thạch.
Lynne Lawner, Cuộc đời của những nàng gái điếm Sau khi gặp nạn ngoài biển khơi, vào lúc tỉnh dậy Don Juan thấy mình bị trôi giạt vào một bãi biển; và trước mắt anh là một thiếu nữ xinh đẹp.
TISBEA: Hãy tỉnh dậy, hỡi anh chàng đẹp trai nhất trong tất cả đàn ông, và tỉnh lại với chính con người thật của chàng.
DON JUAN: Nếu như biển cả đã nhấn chìm cuộc đời ta thì chính nàng là người cứu sống ta. Nhưng biển cả thật sự đã cứu sống ta để được chết trong tay nàng. Ôi biển cả đã dày vò ta hết lần này đến lần khác, vì khó lắm ta mới thoát khỏi biển nước mênh mông thì nay lại gặp phải nàng – chính là nàng. Tại sao ta lại phải nhét kín tai mình bằng sáp ong, trong khi nàng giết chết ta bằng đôi mắt? Trên biển cả ta còn le lói tia hy vọng sống sót nhưng kể từ nay, ta sẽ chết vì tình.
TISBEA: Hơi thở chàng đang nhịp nhàng trở lại. Chàng từng chịu nhiều đau khổ, nhưng ai đoán biết được những đau khổ mà chàng sắp đem đến cho em?…Em tìm thấy chàng ướt sũng ngay dưới chân em, và giờ đây toàn thân chàng đã được hong khô bên ánh lửa. Chàng hong khô mình khi người ướt sũng, nhưng rồi chàng sẽ làm gì khi người khô ráo trở lại? Chàng hứa sẽ đem đến cho em ngọn lửa nồng ấm;Cầu Chúa phù hộ mong chàng đừng dối gạt em.
DON JUAN: Hỡi người tình kiều diễm của ta, hẳn Chúa trời nên nhấn chìm ta trước khi ta bị thiêu rụi bởi nàng. Có lẽ tình yêu rất khôn ngoan nên đã ép ta uống bụng nước no nê trước khi ta cảm nhận được bàn tay nóng ấm của nàng. Nhưng ngọn lửa tình của nàng quá nóng bỏng đến nỗi dầu ta đang ở trong nước vẫn bị thiêu rụi như thường. TISBEA: Chàng vẫn còn lạnh lắm phải không?
DON JUAN: Bởi hầu như ngọn lửa đang bị nàng nắm giữ.
TISBEA: Chàng khéo ăn khéo nói quá!
DON JUAN: Nàng thấu hiểu cõi lòng ta biết dường nào!
TISBEA: Cầu Chúa phù hộ mong chàng đừng dối gạt em.
Tirso De Molina, Gã ăn chơi ở thành Seville, Adrienne M. Schizzano và Oscar Mandel dịch
Hài lòng với thành công đầu tiên của mình, tôi quyết định lợi dụng sự hòa giải vui vẻ này. Tôi gọi họ là vợ yêu quý, bạn đồng hành trung hành, hai con người được được Thượng đế ban xuống để mang niềm hạnh phúc đến cho cuộc sống của tôi. Tôi tìm cách khiến họ kiêu hãnh và khơi dậy trong họ những niềm khao khát về sức mạnh mà tôi biết, nguồn sức mạnh giúp tôi xua tan bất kỳ ý nghĩ nào trái với kế hoạch của tôi. Người đàn ông tài ba này – kẻ biết làm thế nào để truyền từng chút hơi nóng của tình yêu vào trong cảm nhận của người đàn bà tiết hạnh đoan chính nhất này – thì tin chắc rằng chẳng mấy chốc anh ta sẽ là người chủ tuyệt đối của trí óc và cơ thể của cô ta; bạn không thể suy nghĩ khi bạn không thể giữ bình tĩnh và thấu tình đạt lý; và hơn thế, những nguyên tắc của sự không ngoan dù đã được khắc sâu trong tâm trí, nhưng vào lúc đó vẫn bị xóa bỏ khi trái tim chỉ khao khát mỗi niềm khoái cảm – niềm khoái cảm có quyền năng ra lệnh và buộc trái tim con người phải tuân theo. Nhưng đàn ông từng trải trong tình trường này hầu như lúc nào cũng thành công – thành công ở nơi mà anh ta chỉ là một người nhút nhát bẽn lẽn và nơi những cuộc tình tan vỡ… Khi tôi đưa hai người đàn bà của mình vào trạng thái phóng túng buông thả mà tôi muốn, tôi đã bộc lộ một niềm khao khát háo hức hăm hở hơn; mắt họ rạng rỡ; tôi tiếp tục vuốt ve âu yếm họ; và rõ ràng, sự cưỡng lại của họ trỗi lên trong giây lát ngắn ngủi, sau đó họ đã làm theo những gì tôi khao khát. Tôi đề nghị rằng lần lượt từng người sẽ theo tôi đi vào căn buồng hấp dẫn bên cạnh, nơi tôi muốn họ thật sự cảm thấy ngưỡng mộ. Cả hai vẫn giữ im lặng.
“Các em do dự ư?” Tôi nói với họ. “Anh sẽ thấy ai trong số hai em là người gắn bó với anh hơn. Người nào yêu anh hơn sẽ là người đầu tiên đi theo người yêu của mình – người mà em ao ước được chứng tỏ tình cảm của mình…”
Tôi biết rằng nàng là người con gái khắt khe về đạo đức, đồng thời tôi cũng nhận ra rằng sau vài sự phản kháng yếu ớt, đến lúc này nàng hoàn toàn đầu hàng, phó mặc cho tôi muốn làm gì thì làm. Người con gái này cũng có vẻ bằng lòng mãn nguyện như bao người đàn bà mà tôi từng trải qua trước đây; nàng quên mất rằng nàng đang phải chia sẻ tôi [cùng với quý bà Renaud]…
[Đến lượt quý bà Renaud bước vào]… quý bà Renaud đã đáp lại bằng sự rung động mạnh mẽ thể hiện rõ cảm giác mãn nguyện của mình, và chỉ rời khỏi đó sau khi liên tục nói rằng: “Đúng là người đàn ông tuyệt vời! Đúng là người đàn ông tuyệt vời! Thật ngạc nhiên biết bao! Giá mà anh ta là người tình chung thủy thì bạn đã có thể vui vẻ biết bao lần với anh ta rồi!”
Đời tư của Công tước Thống chế Richelieu, F.S. Flint dịch Những thành công nổi tiếng của anh ta trên tình trường, thậm chí còn vang dội hơn cả giọng nói kỳ diệu lôi cuốn của người đàn ông nhỏ thó, đầu hói với chiếc mũi thô kệch này, trải dài theo anh ta là một đoàn người bị mê hoặc – những người phụ nữ giàu có với nỗi đau khổ dằn vặt. D’Annunzio đã thành công trong việc khôi phục lại huyền thoại của nhà thơ lãng mạn người Anh – Byron: Khi anh ta đi ngang qua những người phụ nữ ngực căng tròn, với dáng đứng hệt như đang chờ đợi danh họa nổi tiếng Boldoni vẽ – những công nương và diễn viên, những quý bà Nga quyền uy và thậm chí cả những người vợ thuộc tầng lớp trung lưu vùng Bordeaux – tất cả đều tự nguyện dâng hiến cuộc đời cho anh ta.
Philippe Jullian, Ông hoàng thẩm mỹ: Bá tước Robert de Montesquiou, John Haylock và Francis King dịch.
Tóm lại, không gì ngọt ngào bằng cảm giác chiến thắng trước sự Phản Kháng của một Người Đẹp; trong đó tôi ấp ủ Tham Vọng của Kẻ Chiến Thắng, người liên tục bay từ Chiến Thắng này đến Chiến Thắng kia, và có thể không bao giờ cho phép đặt bất kỳ giới hạn nào đối với những Ước Muốn của mình. Không gì có thể cản trở được Sự Mãnh Liệt của những Khát Vọng trong tôi; Trái Tim tôi dành cho cả Thế Giới; và giống như Alexander Đại Đế, tôi có thể mong ước vươn đến những Thế Giới Mới, nơi có thể mở rộng những Cuộc Chinh Phục Tình Ái của mình.
Moliere, Don John hay Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng, John Ozell dịch. Trong số nhiều cách thức vận dụng hiệu quả tác động của Don Juan lên đàn bà, thì cách thức của người anh hùng có sức hấp dẫn mạnh mẽ này xứng đáng được xem là nổi bật nhất, vì nó minh chứng cho một sự thay đổi kỳ lạ trong cảm giác của chúng ta. Don Juan không phải là người hấp dẫn mạnh mẽ đối với phụ nữ cho đến thời đại La Mã, và tôi dám chắc rằng nó chính là một đặc điểm do chính người phụ nữ tưởng tượng ra đã khiến anh ta nổi tiếng như vậy. Khi phụ nữ lên tiếng khẳng định điều đó và thậm chí nó còn là chủ đề thống trị trong văn chương, Don Juan đã tiến hóa dần thành mẫu người lý tưởng của phụ nữ hơn là của đàn ông… Ngày nay Don Juan chính là giấc mơ của người đàn bà về một người tình lý tưởng – phù du nhất thời, nồng nhiệt, và liều lĩnh. Anh ta đem đến cho người phụ nữ một khoảnh khắc khó quên, một sự tán dương cao quý về thú nhục dục mà cô ta thường không thấy ở chồng mình – những người chồng luôn cho rằng đàn ông thì thô tục và đàn bà thì tâm linh. Như số mệnh an bài, Don Juan cũng có thể là giấc mơ của vài người đàn ông; nhưng được làm vui lòng anh ta lại chính là giấc mơ của bao phụ nữ.
Oscar Mandel, Huyền Thoại về Don Juan, Nhà hát Don Juan. Nếu thoạt đầu một cô gái chẳng tạo ấn tượng sâu sắc gì với ai thì thông thường cũng chẳng có ai thèm muốn cô ta. Nhưng một khi cô ta biến mình thành người tình lý tưởng thì bất kể người đó từng trải bao nhiêu, anh ta vẫn bị chinh phục như thường.
Soren Kierkegaard, Nhật Ký của Kẻ Quyến Rũ, Howard V. Hong và Edna H. Hong dịch
Một người tình lý tưởng sẽ cư xử một cách tao nhã dù là vào buổi bình minh hay cũng như vào bất kỳ lúc nào khác. Anh ta kéo lê thân mình ra khỏi giường với một vẻ mặt buồn bực. Người phụ nữ thúc giục anh ta, “Đi nào, anh bạn, trời sáng rồi. Anh không muốn ai đó nhìn thấy anh ở đây chứ”. Anh ta thở dài, như thể muốn nói rằng đêm qua không đủ dài và rằng anh ta cảm thấy vô cùng đau khổ khi phải rời đây. Hơn nữa anh ta cũng chẳng buồn kéo quần lên. Thay vào vào đó, anh ta tiến gần đến người phụ nữ và thì thầm điều gì đó chưa kịp nói vào tối qua. Thậm chí khi đã mặc quần áo chỉnh tề rồi, anh ta vẫn cứ nấn ná không chịu cột khăn thắt lưng.
Vào lúc này anh ta đã vén rèm lên, và đôi tình nhân đang đứng kề nhau cạnh cửa sổ, trong khi đó anh ta vẫn cứ tỉ tê rằng anh ta cảm thấy kinh hãi biết bao khi nghĩ đến ngày mai – khi mà họ phải xa nhau rồi. Sau đó anh ta đi trốn. Người phụ nữ nhìn dõi theo anh ta, và khoảnh khắc chia tay vẫn đọng mãi trong ký ức của cô như là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong đời.
Quả thật, sự quyến luyến của người phụ nữ nào đó với người đàn ông phụ thuộc phần lớn vào sự tao nhã lãng mạn của buổi tiễn biệt. Khi anh ta nhảy ra khỏi giường, chạy hối hả quanh phòng, vội vã cột chặt dây thắt lưng quần, xăn tay áo, nhét đồ dùng cá nhân vào phía trước ngực áo choàng – khi ấy chắc chắn người phụ nữ sẽ bắt đầu căm ghét anh ta.
Quyển sách gối đầu của Sei Shonagon, Ivan Morris biên dịch. Trong suốt những năm đầu thập niên 1970, nhằm chống lại một nền chính trị hỗn loạn, bao gồm sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sự sụp đổ của tổng thống Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate, phong trào “thế hệ hôm nay” nổi dậy – và [Andy] Warhol đã hiện diện ở đó để dựng lên tấm gương soi cho họ. Không giống như những kẻ chống đối quá khích nhằm thay đổi xã hội thối nát vào những năm thập niên 1960, những “cái tôi” vị kỷ của phong trào này phải hoàn thiện bản thân, và luôn “giữ mối liên lạc” với cảm giác của bản thân. Họ rất chăm chút đến hình thức bề ngoài, sức khỏe, phong cách sống, và tài khoản ngân hàng của mình. Andy đã phục vụ cho tính vị kỷ và kiêu căng của họ bằng cách tự nguyện làm một họa sĩ vẽ chân dung. Vào những năm cuối thập kỷ này, anh ta được quốc tế công nhận như là một trong những họa sĩ ảnh chân dung hàng đầu của thời đại…
Warhol đã tặng cho khách hàng của mình một sản phẩm vô cùng mỹ mãn: Một bức chân dung tuyệt vời, và tôn vinh vẻ đẹp, do chính tay một danh họa nổi tiếng vẽ. Ban tặng một vóc dáng đầy quyến rũ, thậm chí cho cả những người nổi tiếng có khuôn mặt đẹp nhất, anh ta đã biến đổi chủ thể của mình, để họ xuất hiện trong vẻ bên ngoài đẹp mê hồn; thể hiện khuôn mặt của họ như anh ta nghĩ rằng họ muốn được thấy và được nhớ như thế. Bằng cách tinh lọc những đặc điểm tốt đẹp của người đang được vẽ qua bức tranh lụa và cường điệu nhân cách hoạt bát lôi cuốn của họ, anh ta cho phép họ bước đến mức độ sinh tồn hoang đường và riêng biệt hơn. Người ta có thể sở hữu sự giàu có và quyền lực trong cuộc sống hằng ngày, nhưng việc đặt mua một bức chân dung do Warhol vẽ chắc chắn cho thấy người được vẽ cũng có ý định đảm bảo danh tiếng được lưu truyền. Tranh chân dung của Warhol không phải là những tài liệu mang tính hiện thực về những khuôn mặt đương thời vì chúng là những hình tượng của người phác họa đang chờ đợi sự ngưỡng mộ của thế hệ tương lai.
David Bourdon, Warhol
Trong suốt những thế kỷ này phụ nữ đã phụng sự như tấm gương soi với năng lực thần kỳ có thể phản chiếu hình tượng người đàn ông với kích cỡ gấp hai lần bình thường.
Virginia Woolf, Căn phòng riêng
Ngày kia một cậu bé chào đời như là kết quả của mối tình giữa nam thần Hermes và nữ thần tình ái Aphrodite, và cậu bé được nuôi dưỡng bởi những nữ thủy thần trong hang động thuộc dãy Ida. Nhìn vẻ bề ngoài cậu bé trông rất giống cha và mẹ của mình. Ngay cả cái tên Hermaphroditus của cậu cũng là sự kết hợp giữa tên của họ. Ngay khi tròn 15 tuổi, cậu ta đã rời bỏ ngọn đồi nơi sinh ra và dãy Ida nơi cậu lớn lên để đi đây đi đó đến những miền đất xa xôi, tận hưởng niềm vui tuyệt đối… Cậu đi mãi đến tận những thành phố của nước Lycia, và tiếp tục đến ở nhờ nhà những cư dân thuộc vùng Caria cư ngụ gần đó. Tại đây, cậu ta phát hiện ra một hồ nước với làn nước trong đến mức cậu có thể nhìn thẳng xuống tận đáy… Dòng nước trong suốt như pha lê, và bờ hồ phủ đầy cỏ xanh mơn mởn. Nữ thần sông núi Salmacis đang cư ngụ ở đó… Nữ thần thường nhặt hoa rơi, và một lần khi đang tham gia thú vui tiêu khiển này thì bất chợt nàng bắt gặp chàng trai Hermaphroditus này. Ngay cái nhìn đầu tiên, nữ thần đã khao khát được sở hữu cậu ta… Nàng cất lời gọi cậu ta, “Hỡi cậu bé đẹp trai, chắc chắn chàng xứng đáng được xem như một vị thần. Nếu vậy, phải chăng chàng là Thần Ái Tình?…Nếu chàng đã đính ước với người con gái khác rồi, hãy để ta chôn vùi tình yêu của ta dành cho chàng tận đáy trái tim; nhưng nếu chàng chưa từng hẹn ước với ai, ta nguyện làm người con gái của lòng chàng, và cầu mong chúng ta sẽ sống trọn đời hạnh phúc bên nhau”. Nữ thần không nói gì thêm, nhưng chàng trai đỏ bừng hai má vì cậu ta chẳng biết tình yêu là gì. Thậm chí cả người cậu đỏ rựng lên: Hai gò má trông như hai quả táo chín, treo lơ lửng trong một vườn cây đầy nắng. Nữ thần cũng thoáng chút sắc đỏ thẹn thùng ẩn dưới sự rạng rỡ của nàng… Nữ thần liên tục đòi hỏi những nụ hôn như chị với em, và cố gắng choàng cánh tay của nàng quanh cái cổ trắng ngà của cậu ta. Cậu ta thét lên, “Ngừng lại đi, nếu không tôi sẽ chạy thật xa, rời bỏ nàng và nơi đây mãi mãi”. Salmacis hoảng vía vội nói, “Hỡi chàng trai xa lạ, ta xin nhường lại chỗ cho chàng, ta hứa không quấy rầy chàng nữa”, rồi nàng ta quay lưng giả vờ như bỏ đi… Khi đó, cứ ngỡ rằng chỉ còn một mình và không bị ai để ý, cậu thong thả đi tản bộ, rồi cậu ngồi trên bãi cỏ xanh um và nhúng những ngón chân của mình vào làn nước gợn lăn tăn – sau đó cậu ta nhúng chìm cả bàn chân ngập cho đến mắt cá. Không thể cưỡng lại sự cám dỗ bởi làn nước mát lạnh, cậu ta nhanh chóng cởi bỏ quần áo bên ngoài, để lộ thân hình trẻ trung của mình. Nhìn thấy cảnh đó, Salmacis bị mê mẩn ngay tức khắc. Nàng nung nấu khát vọng được sở hữu vẻ đẹp thoát y của cậu ta, và đôi mắt nàng ngời sáng hệt như mặt trời rực lửa… Khi ấy, nàng ta ao ước được ôm chầm lấy cậu ta, và cảm thấy rất khó để kiềm chế cơn cuồng loạn của mình. Hermaphroditus, vỗ lòng bàn tay vào người, rồi lao nhanh vào dòng suối. Đầu tiên cậu ta giơ một cánh tay lên, sau đó giơ tiếp cánh tay kia, và thân hình của cậu ta lấp lánh trong làn nước trong veo, y như thể có ai đó đã đặt một bức tượng màu ngà hay những bông huệ trắng trong cái ly thủy tinh trong suốt. “Ta đã thắng rồi! Chàng đã thuộc về ta!”, nữ thần mừng rỡ hét lên, đồng thời vứt bỏ quần áo của mình, và lao vào giữa dòng nước. Cậu ta kháng cự lại, nhưng nàng ta đã ôm chầm và tranh thủ hôn cậu ta trong khi cậu ta đang cố sức giãy nãy. Rồi nàng luồn tay bên dưới, vuốt ve bờ ngực miễn cưỡng của cậu bé mới lớn, và đu chặt vào người cậu ta, khi thì bên này khi thì bên kia. Cuối cùng, bất chấp cả mọi nỗ lực của cậu ta để thoát khỏi vòng tay của nữ thần, nàng ta vẫn cứ quấn chặt vào cậu ta, giống hệt như một con rắn đang bị tha bổng lên không trung bởi vua của loài chim: Khi bị treo lơ lửng từ mỏ của chim ưng, con rắn cuộn tròn quanh đầu và móng vuốt của con chim và dùng cái đuôi cản trở đôi cánh đang đập của nó… “Chàng có thể phản kháng, hỡi chàng trai tinh ngịch của ta, nhưng chàng không thể thoát khỏi tay ta đâu. Chàng chính là món quà mà các vị thần đã ban tặng cho ta, và chẳng gì có thể ngăn cách chàng khỏi ta, hay bắt ta từ bỏ chàng”. Lời cầu nguyện của nàng đã nhận được ân huệ từ các vị thần vì khi họ nằm xuống cùng với nhau, cơ thể họ quyện vào nhau, và hai người hòa thành một. Hệt như một người làm vườn khi chiết ghép một cái cành vào thân cây, sau đó trồng xuống đất, họ sẽ thấy chúng hợp nhất với nhau và cùng nhau phát triển. Vì vậy, khi tay chân của họ ghì chặt với nhau, nữ thần và chàng trai không còn là hai người riêng rẽ, mà đã hợp nhất thành một thể duy nhất, mang bản chất lưỡng giới, mà không thể gọi là đàn ông hay đàn bà, mà dường như là cả hai, mà cũng chẳng thuộc giới tính rõ ràng nào.
OVID, Sự biến hình, Mary M. Innes dịch Tính cách thích ăn diện, theo quan điểm của nhiều người thiếu suy nghĩ, thậm chí không phải là một sở thích thái quá trong hình thức bề ngoài và vẻ lịch lãm của quần áo và trang sức. Đối với những người thích ăn diện thật sự, những điều này chỉ là biểu hiện cho nhân cách quý phái ưu việt của anh ta…Chuyện gì sau đó, phải chăng đây chính là niềm say mê đã biến thành một tín ngưỡng, và tạo nên những kẻ “thích ăn diện” độc tài khôn khéo? Vậy nguyên tắc bất thành văn mà đã hình thành nên một đẳng cấp quá kiêu căng ngạo mạn này là gì? Trên tất cả, nó chính là một nhu cầu tha thiết để có được sự mới lạ, nhưng vẫn nằm trong ranh giới rõ ràng của quy ước xã hội. Đó cũng chính là niềm thích thú được đem đến sự ngạc nhiên, và sự mãn nguyện tột độ cho những người chưa bao giờ biết đến cảm giác ngạc nhiên.
Charles Baudelaire, Người thích ăn diện, Richard Davenport-Hines biên tập
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như năng lực chính trị, tài hùng biện, sự thông minh, và hoài bão cao quý, Alcibiades đã sống một cuộc đời trong sự giàu sang xa hoa tột độ, chứng nghiện ngập, sự ăn chơi trác táng và thái độ xấc xược. Anh ta ăn mặc giống như đàn bà, thường đi dạo ngang qua khu chợ trong chiếc áo choàng tím dài lê thê, và tiêu xài xả láng. Anh ta đã cho người cắt bỏ tầng trên của con tàu chiến 3 tầng để anh ta có thể ngủ thoải mái hơn, và dùng dây thừng để treo móc chăn màn, còn hơn là vứt vung vãi trên ván sàn thô cứng. Anh ta còn có một cái khiên bằng vàng, và được trang trí với hình tượng của thần Ái Tình cầm trong tay tia chớp, chứ
không phải những hình vẽ cổ xưa. Những người đàn ông có vai vế trong xã hội Athens bấy giờ nhìn tất cả những biểu tượng này với vẻ ghê tởm và phẫn nộ. Và họ cảm thấy rất bực mình trước những hành vi vô tổ chức và khinh xuất ngạo mạn của anh ta – những hành vi mà dường như đối với họ rất ghê tởm và thể hiện thói quen của một kẻ độc tài tàn bạo. Cảm giác của mọi người đối với anh ta được thể hiện khéo léo trong những lời của Aristophanes – nhà viết hài kịch Hy Lạp cổ – như sau: “Họ khao khát anh ta, họ căm ghét anh ta, không không thể làm gì nếu không có anh ta…”
Sự thật rằng sự tài trợ của anh ta đối với công chúng, sự hào phóng không gì sánh nổi của anh ta đối với tiểu bang, danh tiếng của dòng họ, khả năng hùng biện và sức mạnh thể chất và vẻ điển trai của anh ta… Tất cả kết hợp lại với nhau khiến người dân Athen sẵn sàng tha thứ cho mọi hành động khác của anh ta, đồng thời họ không ngừng tìm ra những lời ngụy tạo cho sự trụy lạc của anh ta, và che giấu nó bên dưới tinh thần trẻ trung vui vẻ và hoài bão đáng kính của anh ta.
Plutarch, Cuộc đời của Alcibiades. Những thăng trầm của dân chúng Athens: Cuộc đời của chín nhân vật nổi tiếng ở Hy Lạp, Ian Scott-Kilvert dịch Luồng ánh sáng tỏa rực rỡ từ phía xa – hắt lên sự hấp dẫn của một người đàn ông trong chiếc váy lót của phụ nữ, trong nhật ký của Abbé de Choisy – một trong những người “ái nam ái nữ” nổi tiếng trong lịch sử, người mà chúng ta sẽ nghe nhiều hơn ở phần sau. Abbé, một giáo sĩ tại Paris, là một kẻ giả trang liên tục trong lớp quần áo của phụ nữ. Anh ta sống vào thời vua Louis XIV, và là một người bạn tốt của em trai của Louis, cũng là một người có niềm say mê điên cuồng với quần áo phụ nữ. Một tiểu thư trẻ tên Charlotte đã yêu anh ta say đắm, cảm thấy vô cùng phấn khởi và bỏ nhiều công sức để được ở cùng anh ta, và khi cuộc tình của họ trở thành một mối quan hệ yêu đương bất chính, Abbé đã hỏi Charlotte về việc cô ta đã bị chinh phục như thế nào…
“Em đứng đây mà không hề ý thức rằng mình đang đứng trước một người đàn ông. Em chẳng thấy gì ngoài một người phụ nữ đẹp tuyệt trần, và tại sao lại ngăn cấm em yêu anh? Váy áo của phụ nữ thật hữu ích và hiệu quả biết dường nào! Ẩn sau lớp váy áo đó vẫn là trái tim của một người đàn ông – trái tim đã gây rung động mạnh mẽ đối với bao phụ nữ, thì mặt khác, tất cả vẻ quyến rũ của phái đẹp cũng cuốn hút chúng em, và ngăn cản chúng em cảnh giác đề phòng.”
C.J. Bulliet, Thần vệ nữ Castina
Beau Brummell được xem như lập dị và bệnh hoạn trong niềm say mê mà anh ta dành cho lễ rửa tội hằng ngày. Cứ mỗi sáng anh ta bỏ ra tới năm tiếng trong toilet để ngắm nghía chải chuốt, một tiếng để kéo lần lần chiếc quần da hoẵng bó sát của mình, một tiếng với người thợ cắt tóc và hai tiếng để thắt và gấp nếp một loạt cà vạt bằng hồ bột cho đến khi nào anh
ta thấy hài lòng. Nhưng trước khi làm những chuyện này, anh ta đã bỏ ra hai tiếng để ngâm mình trong sữa tắm, nước và nước hoa Cologne… với sự hăng hái và lòng nhiệt tâm. Beau Brummell nói rằng anh ta chỉ sử dụng bọt rượu sâm banh để đánh bóng đôi giày da của mình vốn được sản xuất từ vùng Hesse của nước Đức. Anh ta sở hữu 365 hộp đựng quần áo chỉ phù hợp trong mùa hè, mà hoàn toàn không thể mặc nổi vào mùa đông. Đôi găng tay vừa khít vì anh ta giao việc cắt may cho hai công ty – một chuyên cắt may cho những ngón tay và một chuyên cắt may cho riêng ngón tay cái. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, có những người cũng hoàn toàn không thể chịu nổi sự độc tài trong thói quen trau chuốt của chính mình. Một người tên Boothby đã tự tử và để lại một lá thư tuyệt mệnh nói rằng anh ta không còn có thể chịu đựng nổi sự nhàm chán của việc cài khuy áo vào rồi lại mở khuy áo ra.
Trò chơi của trái tim: Hồi ký của Harriette Wilson, Lesley Blanch biên tập Phong cách quý phái mà [Người Thích Ăn Diện] đã hình thành để có thể trở thành một hoàng thân thật sự là do Người Thích Ăn Diện học hỏi được từ chính phụ nữ, những người dường như được sinh ra để đảm nhận vai trò này. Chính phần nào nhờ vào phong cách và phương pháp này của người phụ nữ mà Người Thích Ăn Diện có thể nổi bật hẳn lên. Và dĩ nhiên anh ta đã khiến phụ nữ tán thành và ủng hộ sự xâm lấn phẩm chất này… Người Thích Ăn Diện có gì đó giả tạo và lưỡng giới trong tính cách bản thân, chính điều này đã làm cho anh ta có năng lực quyến rũ vô hạn.
Juies Lemaitre, Những người đương thời Tuổi tác có một sự thu hút lớn và thường gây bối rối cho nam giới. Bất cứ khi nào họ thất vọng với những gì xung quanh họ thì điều này thường xảy ra. Họ quay về quá khứ và hy vọng rằng lúc này họ sẽ chứng tỏ sự thật về giấc mơ cháy bỏng của thời kỳ vàng son của họ. Họ có thể sẽ bị thu hút bởi thời thơ ấu của mình được hiện diện đối với họ bởi ký ức không quá vô tư như là một thời kỳ hạnh phúc vô biên của họ.
Sigmund, tuyển tập tâm lý học, quyển 23 Khi Hermes được sinh ra ở Mount Cyllene, mẹ của anh ta Maia đặt anh ta trong một dây đai trên cái quạt nhưng anh ta lớn lên thành một cậu bé một cách nhanh chóng đến ngạc nhiên khi bà ta quay trở lại tìm một chuyến phiêu lưu. Đến Pieria, nơi Apollo đang chăn một đàn bò, anh ta quyết định trộm chúng. Tuy nhiên, sợ bị phát hiện ra bởi dấu chân của chúng, anh ta nhanh chóng làm một số giầy từ vỏ cây sồi ngã và cột chúng lại bằng cỏ được bện chặt vào chân của đàn bò mà anh ta sẽ dẫn đi vào buổi tối dọc theo con đường. Apollo phát hiện ra mất bò nhưng chính sự lừa dối của Herme đã phản bội lại anh ta và mặc dù anh ta đi xa đến Pylus về hướng Tây và sẽ đến Onchestus ở hướng đông nhưng cuối cùng anh ta bắt buộc thưởng cho việc bắt được tên trộm. Silenus và những thần rừng của anh tham lam phần thưởng nên đã chia ra các hướng khác nhau để đi theo dấu vết của tên trộm nhưng trong một thời gian dài họ vẫn không tìm ra tên trộm. Cuối cùng, một nhóm người trong họ đi ngang qua Arcadia, họ nghe được âm thanh bị nghẹn lại y như là họ chưa bao giờ nghe trước đây và có một người con gái đẹp tên Cyllene từ cửa hang nói với họ rằng có một đứa trẻ có tài nhất gần đây đã được sinh ra ở đó mà cô đang chăm sóc cho đứa bé như một người y tá: Đứa bé đã tạo nên một nhạc cụ khéo léo từ vỏ của một con rùa và một số lòng bò mà đứa bé dùng nó để ru mẹ ngủ. Thần rừng nhìn vào hai da sống được kéo ra từ hang và hỏi: “Đứa bé lấy ruột bò từ ai?” Cyllene hỏi: “Ông buộc tội đứa trẻ nghèo đó là tên ăn trộm à? Họ đã có những lời khó nghe qua lại với nhau. Vào lúc đó, Apollo đến và đã phát hiện ra diện mạo của tên ăn trộm bằng cách quan sát cử chỉ của một con chim cánh dài. Bước vào hang, anh ta đánh thức Maia và nói với cô ta một cách gay gắt rằng chắc Hermes đã giữ những con bò trộm. Maia chỉ vào đứa bé vẫn được quấn trong sợi dây đay của anh ta và giả vờ ngủ. Maia thét lên: “Thật là một việc đỗ thừa ngu xuẩn”. Nhưng Apollo đã nhận ra hai da sống. Anh ta nhấc Hermes lên và mang anh đến Olympus và đã đỗ lỗi cho anh ta là người ăn trộm, đưa cho anh ta coi hai cái da sống như là bằng chứng. Zeus miễn cưỡng tin rằng con trai nhỏ của anh ta là một tên ăn trộm, khuyến khích bé trai bào chữa tội nhưng Apollo sẽ không bị cản ngăn và cuối cùng Hermes trở nên yếu ớt hơn và bối rối. Anh ta nói: “Tốt lắm, nếu đến đây với tôi, anh sẽ có đàn bò”. Tôi chỉ giết có 2 con bò nhưng tôi đã cắt ra và chia thanh 12 phần tượng trưng cho sự hy sinh của 12 vị thần”. Apollo hỏi: “Mười hai vị thần nào?”. Hermes từ tốn trả lời: “Người hầu của ông, thưa ông”. “Tôi không ăn quá phần của tôi mặc dù tôi rất đói và đã nướng phần còn lại”. Hai vị thần [Hermes và Apollo] trở về Mount Cyllene, nơi Hermes chào đón mẹ anh ta và tìm một thứ gì đó mà anh ta đã cất giấu dưới tấm thảm da cừu. Apollo hỏi: “Anh để gì ở đó vậy?” Hermes trả lời bằng cách chỉ cây đàn lia mới được làm bằng vỏ rùa và đàn một điệu trầm bổng bằng miếng gảy đàn mà anh ta cũng vừa mới khám phá ra đồng thời ca tụng quý tộc, trí thông minh và rộng lượng của Apollo mà anh ta đã từng được ta thứ. Anh ta đã đưa Apollo niềm hạnh phúc và sung sướng đến Pylus, chơi đàn bằng tất cả mọi cách và ở đó đã trả lại cho anh ta đàn gia súc còn lại mà anh ta đã giấu trong hang. “Có một sự giao kèo”. Apollo la lên. “Anh giữ đàn bò và tôi chơi đàn lia. Hermes nói “Đồng ý”. Và họ đã bắt tay với nhau… Apollo đã đưa đứa bé trở lại Olympus và kể cho Zeus nghe tất cả mọi chuyện đã xảy ra. Zeus cảnh báo Hermes rằng từ nay trở đi anh ta cần tôn trọng quyền sở hữu về bài hát và không được nói dối một cách thẳng thừng. Nhưng anh ta không thể không cười: Anh nói: “Dường như bạn là một vị thần nhỏ khéo léo, có tài hùng biện và thuyết phục”. Hermes nói: “Hãy làm cho tôi trở thành sứ giả của anh”.“Và tôi sẽ chịu trách nhiệm an toàn cho tất cả những tài sản thiêng liêng và chẳng bao giờ nói dối mặc dù tôi không thể hứa luôn luôn hoàn toàn nói thật”. Zeus mỉm cười nói rằng: “Không mong đợi ở anh điều đó”. Zeus đưa cho anh ta một nhóm người của sứ giả với những dây ruy băng trắng cần được tôn trọng. Một cái nón tròn chống mưa và một đôi dép bằng vàng có cánh sẽ đưa anh ta cuốn nhanh theo chiều gió.
Robert Graves, Thần thoại Hy Lạp, Quyển 1 Một người đàn ông có thể gặp một người phụ nữ và cảm thấy sốc vì cô ta quá xấu. Sau đó nếu cô ta ngây thơ và chân thật, sự thể hiện của cô có thể làm anh ta bỏ qua những khuyết điểm về ngoại hình của cô. Anh ta bắt đầu thấy cô quyến rũ. Trong đầu anh ta xuất hiện ý nghĩ rằng cô ta có thể đáng yêu và một tuần sau đó anh ta sống trong hy vọng. Một tuần sau đó, anh ta rơi vào thất vọng và tuần sau nữa anh ta trở nên mất trí.
Stendhal, Tình yêu, Gilbert và Suzanne Sale dịch Khuynh hướng thoát ly “địa lý” đã trở nên vô hiệu quả qua lộ trình không gian. Những gì còn lại là khuynh hướng thoát ly “cách mạng” – một tiến trình đi xuống trong sự phát triển của một người, quay về khái niệm và xúc cảm của “thời thơ ấu vàng son” được xác định rõ như là “quay về thời thơ ấu, thoát ly đến một thế giới riêng của khái niệm về thời thơ ấu. Trong một xã hội có quy định nghiêm ngặt, nơi mà cuộc sống tuân theo luật lệ được quy định một cách chặt chẽ, sự thôi thúc thoát khỏi nhiều thứ “được thiết lập và áp dụng cho tất cả” cần phải được cảm nhận một cách mạnh mẽ… Và sự hoàn hảo nhất của họ [những diễn viên hài kịch] thực hiện điều này một cách hoàn hảo nhất. Đối với anh ta [Chaplin] thực hiện nguyên tắc này thông qua biện pháp khéo léo của anh ta đưa cho khán giả một hình ảnh trẻ con để họ có thể bắt chước, tác động tâm lý người xem bằng tính trẻ con và quyến rũ họ vào “thời vàng son” của thiên đường tuổi thơ.
Serget Eisenstein, Cậu bé Charlie, theo ghi chú của một đạo diễn phim. Hình như có được sự khôi hài là có được một hệ thống thói quen tiêu biểu. Trước hết là về mặt tình cảm: Thói quen khôi hài. Tại sao người ta nên tự hào về tính khôi hài? Có hai lýdo như sau: Thứ nhất, khôi hài bao hàm thời thơ ấu và tuổi trẻ. Nếu một người khôi hài thì người đó sẽ có một điều gì đó thuộc về sức sống và hạnh phúc của tuổi trẻ… Tuy nhiên, có một sự ám chỉ sâu sắc hơn. Khôi hài là sự tự do. Khi một người khôi hài, anh ta ngay tức thì coi thường những quy luật bắt buộc anh ta, trong công việc, về mặt đạo đức, trong gia đình hay trong cuộc sống cộng đồng… Những gì làm tổn thương ta là những quy luật đó không cho phép chúng ta tạo ra thế giới mà chúng ta muốn. Tuy nhiên, những gì chúng ta thật sự ao ước là tạo ra thế giới của chính chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta có thể làm điều đó dừ ở mức độ thấp nhất thì chúng ta vẫn cảm thấy vui vẻ. Bấy giờ bằng sự khôi hài chúng ta tạo ra thế giới của riêng mình…
Tiến sĩ H.A Overtreet, Ảnh hưởng tính cách con người Tất cả lại im lặng. Genji trượt qua cửa mở và thử lại. Họ đã không đóng cửa. Một tấm rèm đã được treo bên trong và trong ánh sáng mờ nhạt anh ta có thể làm một cái gương và những đồ đạc khác thì bị vứt bỏ một cách bừa bãi. Anh ta làm theo cách của mình và đến bên cạnh cô ta. Cô ta tự mình sắp xếp lại một chút. Mặc dù lờ đi cảm giác phiền phức, cô ta vẫn giới thiệu anh ta cho một người có tên là Chujo cho đến khi anh ta đồng ý. Cử chỉ của anh ta thì quá thuyết phục đến nỗi quỷ quái và yêu ma không thể nào chối cãi lại được. Cô ấy quá nhỏ nhắn đến nỗi anh ta có thể nhấc cô lên một cách dễ dàng. Khi cô đi ngang qua cửa đến phòng anh thì anh ta đến bên Chujo đã được gọi đến trước đó. Anh ta gọi tên cô trong sự ngạc nhiên. Cũng ngạc nhiên, Chujo nhìn anh ta chăm chú trong bóng tối. Mùi nước hoa trong chiếc áo choàng của anh ta giống như một đám khói nói cho cô ta biết anh là ai. [Chujo] đi theo sau nhưng Genji lại không đến theo yêu cầu của cô ta. Đóng nhẹ cửa lại, anh ta nói:“Đến gặp cô ta vào buổi sáng”. Cô luôn nghĩ về những gì mà Chujo và người khác đang suy nghĩ. Genji phải cảm thấy thương tiếc cho cô ta. Tuy nhiên, những lời ngọt ngào được nói ra và tất cả các cách có thể chinh phục một người phụ nữ. Người ta có thể nghĩ rằng anh ta đã tìm ra nhiều hứa hẹn để an ủi cô…
Marusaki Shikibu, Câu chuyện về Genji, Edward G.Seidensticker dịch Thật ra có những người yêu thích sự kháng cự nhiều hơn là sự phục tùng; và những kiêu người này vô tình lại yêu thích một bầu trời đủ kiểu, lúc thì rực rỡ, lúc thì đen xịt rồi bị những tia chớp khuấy động, đến một màu xanh quang đãng trong tình yêu. Chúng ta hãy nhớ là Josephine đang ứng phó với một người đi chinh phục và tình yêu của cô tựa như cuộc chiến. Bà không đầu hàng mà để bản thân bị chinh phục. Nếu bà trở nên mềm yếu hơn, đáng yêu hơn, ân cần hơn nhiều thì có lẽ Bonarparte không yêu bà đến thế đâu.
Imbert De Saint, Trích trong cuốn: Hoàng hậu josephine: Người yêu dấu của Napoleon. Philip W.Sergent.
Coquette biết cách làm vui sướng chứ không phải cách yêu. Vì vậy mà đàn ông yêu họ như điếu đổ.
Pierre Marivaux
Một sự vắng mặt, lời từ chối đi ăn tối; một sự khó chịu không ý thức đều được phục dịch hơn tất cả các loại mỹ phẩm và quần áo đép nhất trên thế giới.
Cũng có hằng đêm, đối với những người lạ một mối nguy hiểm – thật ra không giống tình yêu hay hôn nhân, nhưng cũng không được đánh giá thấp nó. Ý tôi là không được chê bai Việc tỏ vẻ đạo đức trước đám người xấu xa tội lỗi
Điều đó sẽ thêm thắt vào nét duyên chở chúng đi đến bến.
Nhưng để vạch trần bọn gái điếm đột lốt
Couleur de Rose, không trắng cũng không đỏ rực. Nó là sự lãnh đạm cảu bạn, không ai có thể nói tiếng không và ai sẽ nói tiếng Có
Trên bờ chắn gió, đến lúc gió bắt đầu thổi Rồi thấy trái tim bạn sụp đổ vì bị mỉa mai
Điều này là đúng trong một thế giới buồn khổ do tình cảm và hàng năm gửi vài tên Werter xuống cỗ quan tài nhưng dù vậy chỉ là sự tán tỉnh ngây ngô.
Khi thời điểm đến thì nữ thần đó hạ sinh một đứa bé, đặt tên là Narcisus… Đứa bé của thần Cephisus đến tuổi 16 và có thê được coi là đàn ông. Nhiều quý bà và các cô bé trẻ yêu say đắm chàng, Nhưng cơ thể trẻ trung mềm mại của chàng lại chứa chấp một niềm tự hào quá cố chấp đến nỗi không có chàng trai hay cô gái nào dám chạm đến chàng. Một ngày kia trong lúc đang dụ con nai ngơ ngác đi vào bãy thì một nữ thần nói nhiều nhìn thấy, nàng ta không thể im lặng được trong khí có người khác đang nói, nhưng nàng cũng không tự mình cất tiếng trước. Tên nàng là Echo (nũ thần tiếng Vang) và nàng hầu như luôn cất tiếng đáp lại… Cho nên khi nàng gặp dược Narcissus đi lang thang một mình trên dường làng, Echo đã đem lòng yêu thương và nàng bí mật đi theo sau bước chân chàng. Càng đi theo gần chàng hơn thì Echo càng hăng say hơn, không biết đã bao lần Echo muốn tâng bốc chàng,để đến gần chàng với sự vui thích. Chàng trai, tình cờ đi khỏi đám bạn trung thành mà lớn tiếng cất giọng: “Có ai ở đây không?” Echo đáp: “Có ạ!” Narcisuss vẫn đứng ngạc nhiên, mắt nhìn tứ phía… chàng nhìn đằng sau, và khi không có ai xuất hiện lại hét lớn: “Tại sao lại tránh mặt ta?”. Nhưng những gì chàng nghe được chỉ là tiếng vọng lại những gì chàng vừa nói. Chàng vẫn ngoan cố hỏi, bị đánh lừa bởi điều cho là giọng nói của một người khác: “Ra đây đi, chúng ta hãy gặp nhau” Echo đáp lại: “Chúng ta hãy gặp nhau” Nàng lại không bao giờ sẵn lòng đáp lại bất kỳ âm thanh nào. Để nói những lời đẹp hơn, nàng từ trong rừng đi ra và choàng hai tay ra ôm lấy cổ người nàng yêu: Nhưng chàng lại trốn chạy, vừa chạy vừa la hét: “Không được ôm nhau! Ta sẽ chết trước lúc nàng chạm vào ta. Bị khinh thường, nàng ẩn mình trong rừng sâu, che giấu khuôn mặt xấu hổ trong những tán lá và kể từ buổi gặp đó, nàng sống một mình trong những hang động. Tuy nhiên tình yêu của nàng vẫn mãi ghi chặt trong tim và càng gia tăng vì nỗi đau bị khước từ… Narcissus đã đùa giỡn với sự yêu thương của nàng, đối xử với nàng giống y như cách chàng đã làm với những linh hồn của Nước, và rừng rậm và cả những chàng trai hôm mộ chàng. Một trong những mà chàng đã coi khinh, họ giơ tay lên cầu nguyện: “Cầu cho chàng biết yêu người khác như chúng tôi đã yêu chàng! Chàng cũng không thể có dược người chàng yêu!” Narcissus nghe thấy và ban tặng lời cầu nguyện chính đáng… Narcissus mệt mỏi vì đi săn trong ngày nóng nực, nằm xuống dưới đây (bên cạnh một bể nước sạch! Vì chàng vị nét đẹp nơi đây cuốn hút và dòng suối cũng mê hoặc chàng. Trong khi đang kiếm cách làm dịu cơn khát, thì một cơn khác nữa lại đến và khi chàng uống nước thì chàng lại bị chính hình ảnh phản chiếu của mỉnh hóp hồn, Chàng yêu trong hy vọng mỏng manh, bị nhẩm lẫn với giữa cái bóng và cơ thể thật thụ. Bản thân bị cuốn hút, chàng vẫn nằm đó bất động, nhìn đăm đăm giống như một bức tượng được tạc bằng đá cẩm thạch. Vô tình chàng tự khát khao, và chàng chính là vật thể của chính sự đồng tình, tìm kiếm nhanh chóng, bản thân chàng tự khơi lên ngọn lửa chàng đã đốt cháy. Đã bao lần chàng mơ hồ hôn lên bể nước quý giá này, không biết bao lần chàng đã quơ tay xuống dưới đáy sông khi chàng cố chụp cho được cổ của người chàng nom thấy. Chàng không biết đang nhìn vào cái gì, nhưng lại bị thiêu cháy bởi cái nhìn, và thấy hứng khởi khi bị chính hình ảnh của mình đánh lừa cặp mắt. Tôi nghiệp chàng trai dại khờ,sao cứ phải bắt cho được hình ảnh thoáng qua, hình ảnh luôn trốn tránh mình cơ chứ? Điều bạn đang đi kiếm thì không hề tồn tại: Nó chỉ thứ bên lề và bạn sẽ mất điều bạn yêu dấu. Cái bạn thấy chỉ là một sự phản chiếu bóng của chính bạn; bản thân nó không là gì hết. Nó tự đến với bạn và kéo dài trong lúc bạn ở đó, bạn đi thì nó đi, nếu đi thì bạn…
Chàng ngả đầu mệt mỏi xuống cánh đồng xanh ngát, và thần chết đóng cặp mắt chàng lại, cặp mắt mà luôn được ngường mộ bởi vẻ đẹp. Cho dù chàng đã dược nhận vào nơi trú ngụ của cái chết, nhưng chàng vẫn mãi ngắm nhìn mình dưới dòng nước Styx. Chị em gái của chàng, nữ thần Suối, khóc than chàng, và cắt tóc để thương nhớ chàng. Nữ thần khu rừng cũng than khóc chàng, và Echo hát điệp khúc tang thương cho chàng. Giàn thiêu, ngọn lửa bập bùng, và quan tài đang được chuẩn bị, nhưng thân thể chàng không biết tìm ở đâu. Thay vì là xác chết của chàng, họ phát hiện ra một bông hoa, xung quanh lá màu trắng nằm giữa màu vàng. Ích kỷ là một trong những phẩm chất để khơi lên tình yêu.